Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

khảo sát thành phần loài cua đồng họ parathelphusidaen phân bố ở địa bàn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

-----------

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI CUA ĐỒNG HỌ
PARATHELPHUSIDAEN PHÂN BỐ Ở ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.s NGUYỄN VĂN THƯỜNG

2014


KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI CUA ĐỒNG HỌ PARATHELPHUSIDAE
PHÂN BỐ Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nguyễn Phương Thảo
Lớp Quản Lý Nguồn Lợi Thủy Sản K37
Email:
Abstract
Freshwater crabs is one of the most important invertebrates. Besides, providing the
nutrients for human, they has also an essential role in the ecosystem. However, the
research on freshwater crabs distributed in Pathelphusidae family are limited.
Therefore, this study was undertaken to determine the species composition and
describe morphology characterization of crabs that distributed in Can Tho city. This


research was conducted in the period of December to November 2014. The results
showed that there were 3 crab species in Parathelphusidae family, distributed in Can
Tho. They were Guinothusa beauvoisi (Rathbun, 1902), Sayamia germaini (Rathbun,
1902) and Esanthelphusa dugasti (Rathbun, 1902), distributed in Guinothusa,
Sayamia và Esanthelphusa genus.
Keyword: Parathelphusidae, freshwater crabs, Can Tho, species composition.
Title: Surveying of the freshwater crab species composition that distributed in Can
Tho city.
Tóm tắt
Cua nước ngọt là một trong những loài động vật không xương sống quan trọng nhất.
Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho con người, chúng còn có vai trò thiết
yếu trong các hệ sinh thái. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về cua nước ngọt
thuộc họ Pathelphusidae vẫn còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện
nhằm xác định thành phần loài cũng như mô tả đặc điểm hình thái của các loài cua
thuộc họ Pathelphusidae phân bố ở địa bàn thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu được tiến
hành từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2014. Kết quả cho thấy, có 3 loài cua thuộc họ
Parathelphusidae phân bố ở Cần Thơ là Guinothusa beauvoisi (Rathbun, 1902),
Sayamia germaini (Rathbun, 1902), Esanthelphusa dugasti (Rathbun, 1902) lần lượt
thuộc 3 giống là Guinothusa, Sayamia và Esanthelphusa.
Từ khóa: Parathelphusidae, cua nước ngọt, Cần Thơ, thành phần loài.
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Cua nước ngọt là một trong những động vật không xương sống quan trọng nhất ở vùng
nước nội địa châu Á. Chúng được chú ý không chỉ bởi số lượng loài mà còn bởi môi
trường sống. Các loài này có thể sống ở các vùng núi cao, sông suối lớn, vùng đất thấp
hay cả ở những vùng nước hẹp. Hầu hết cua nước ngọt là những loài ăn xác bã và ăn
động vật. Một vài loài có vai trò quan trọng trong sinh thái và kinh tế (Yeo et al.,
2008). Ở Việt Nam, cua đồng là một trong những món ăn quen thuộc, ngoài việc có
giá trị cao về dinh dưỡng, thịt cua đồng có tính hàn nên là món giải nhiệt rất tốt vào
những ngày trời nắng. Có rất nhiều món ngon được chế biến từ cua đồng được nhiều
gia đình ưa thích như: canh cua rau đay, cua đồng rang me, bún riêu cua, lẩu cua, cua

sữa, cua đồng rang muối ớt,…
1


Hơn nữa trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón hóa học cùng với việc khai thác quá mức mà không có ý thức bảo vệ của
người dân nên trong những năm gần đây nguồn lợi cua đồng tự nhiên ngày càng khan
hiếm. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lợi cua đồng là nhiệm vụ vô cùng cần thiết và cấp
bách.
Trong nghiên cứu “Định loại động vật không xương sống nước ngọt phía Bắc Việt
Nam”, Đặng Ngọc Thanh và ctv. (1980) đã phát hiện có 4 loài cua thuộc họ
Parathelphusidae và chỉ thuộc 1 giống Somanniathelphusa. Năm 2001, Đặng Ngọc
Thanh và Hồ Thanh Hải đã mở rộng nghiên cứu họ này trên toàn lãnh thổ Việt Nam và
xác định có 6 loài thuộc 2 giống Siamthelphusa và Somanniathelphusa.
Tuy là một trong những đối tượng phổ biến nhưng tính đến nay việc nghiên cứu về
thành phần loài cua thuộc họ Parathelphusidae ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Do
đó, việc nghiên cứu thành phần loài cua đồng họ Parathelphusidae không chỉ có giá trị
về mặt khoa học, mà nó còn mang ý nghĩa thực tiễn phục vụ công tác bảo vệ và quản
lý nguồn lợi thủy sản trong các thủy vực tự nhiên. Đề tài “Khảo sát thành phần loài
cua đồng thuộc họ Parathelphusidae phân bố ở địa bàn thành phố Cần Thơ” sẽ đáp ứng
được các yêu cầu trên.
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được thành phần loài và mô tả nhận dạng các loài cua thu được ở địa bàn
thành phố Cần Thơ, làm cơ sở phục vụ cho công tác định hướng bảo vệ và phát triển
nguồn lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác định được thành phần loài, mô tả đặc điểm hình thái các loài cua họ
Parathelphusidae thu được.
- Điều tra sự phân bố của cua đồng họ Parathelphusidae phân bố ở một số loại hình
thủy vực trên địa bàn Thành phố Cần Thơ (sông, ruộng lúa, kênh, mương vườn..).

1.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2014 đến tháng 11/2014
2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
- Mẫu cua được thu ở các chợ ở thành phố Cần Thơ như: chợ Xuân Khánh, chợ Cái
Răng, chợ Tầm Vu, chợ Trần Việt Châu.
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ: dùng kính lúp, thước kẹp, thước đo để quan sát và đo các mẫu vật.
Máy chụp hình để chụp các loài cua thu được và các phần phụ bộ.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Thu mẫu: mẫu sau khi thu được bảo quản tốt, chuyển về phòng thí nghiệm để bảo
quản và phân tích.
- Xác định các chỉ tiêu hình thái:
2


* Các chỉ tiêu đo: Chiều dài lớn nhất vỏ đầu ngực Lc (mm), chiều rộng lớn nhất vỏ
đầu ngực lc (mm) (Hình 1), các đốt bụng con đực (VII, VI, V, IV, III) (Hình 2).
* Các chỉ tiêu cấu tạo hình thái: gờ thượng vị (GE: epigastric), gờ sau ổ mắt (GO:
post-orbital) (Hình 1), chân giao vĩ 1 con đực (G1: Gonopod 1) (Hình 3).

Hình 1: Cấu tạo vỏ đầu ngực
Hình 2: Phần bụng con đực
(Naiyanetr, 1994)

Hình 3: Chân giao cấu 1 (G1) con đực
(Yeo, 2004)

2.3 Tài liệu định loại

Theo tài liệu định loại:
- Guinothusa, A new genus of Indochinese freshwater crab (Decapoda,
Gecarcinucidae) (Yeo and Ng, 2010).
- Introduction of an Indochinese freshwater crab Sayamia germaini (Crustacea,
Brachyura, Gecarcinucidae) to Taiwan: morphological and molecular evidence (Shih
et al., 2011).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Cua nước ngọt có hệ thống phân loại như sau:
Giới : Animanila
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Pleocyemata
Phân bộ: Brachuyra
3


Tổng họ: Gecarcinucoidea
Họ: Parathelphusidae
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 loài cua thuộc họ Parathelphusidae xuất hiện ở
thành phố Cần Thơ, đó là loài Guinothusa beauvoisi (Rathbun, 1902) thuộc giống
Guinothusa, loài Sayamia germaini (Rathbun, 1902) thuộc giống Sayamia và giống
Esanthelphusa cũng gồm 1 loài là Esanthelphusa dugasti (Rathbun, 1902)
* Họ Parathelphusidae (Colosi, 1920)
- Đặc điểm hình thái: Tua của hàm dưới gồm 2 phần và vùng thùy dưới trán có hình
tam giác với phần đáy hướng lên. Mép trước-bên có 2 đến 3 gai ở sau gốc ổ mắt (Hình
4). Bụng con đực có hình chữ T và mảnh (Hình 5). Chân bơi đầu tiên rất ngắn, có 2
đoạn cuối hợp nhất lại, mảnh và có đỉnh hình xoắn ốc (Hwang and Mizue, 1985).


Hình 4: Cấu tạo vỏ đầu ngực

Hình 5: Phần bụng con đực

(Naiyanetr, 1994)
3.1 Giống Guinothusa (Bott, 1968)
Các loài cua thuộc giống này có chân giao cấu 1 (G1) của con đực cong và hướng vào
trong (Yeo and Ng, 2010) (Hình 6).

Hình 6: Chân giao cấu 1 (G1) con đực
(Yeo and Ng, 2010)

* Loài 1: Guinothusa beauvoisi (Rathbun, 1902)
- Tên địa phương: cua sông.
- Các đồng danh (Synonyms):
Potamon (Parathelphusa) beauvoisi Rathbun, 1902
Potamon (Parathelphusa) beauvaisi Rathbun, 1905
Siamthelphusa paviei Bott, 1968
Siamthelphusa phimaiensis Naiyanetr, 1978
Siamthelphusa beauvaisi Naiyanetr, 1988
Siamthelphusa beauvoisi Ng, 1988
Heterothelphusa beauvoisi Ng & Naiyanetr, 1993
4


- Kích thước: + Rộng : 1,06 – 2,0 cm (đực) ; 2,04- 2,07 cm (cái)
+ Dài: 0,86 – 1,59 cm (đực); 1,55 – 1,58 cm (cái)
- Số mẫu phân tích: 23 mẫu
- Đặc điểm hình thái:

Loài này thường có màu nâu đất và trên cơ thể có các chấm đen.
Vỏ đầu ngực gần ngũ giác. Bề mặt vỏ đầu ngực tương đối phẳng, xuất hiện một
số vùng trũng, đặc biệt là ở vùng mang (Hình 8).
Gờ thượng vị ở phía trên, tách riêng biệt và cách khá xa với gờ sau ổ mắt. Gờ
sau ổ mắt ngoằn ngoèo, hơi nghiên và chạy dài đến răng trên mang.
Mép ngoài của gốc ổ mắt lồi. Mép trước bên có 3 răng, các răng này mở rộng
và có hình tam giác. Răng thứ nhất nhỏ và ngắn, răng thứ hai lớn hơn và có mép ngoài
hơi lồi.
Rãnh đầu nông. Rãnh bán nguyệt sâu. Hai bên rãnh bán nguyệt không gồ cao.
Phần trên và dưới rãnh chữ H nhô cao.
Bụng gồm 7 đốt. Con đực có đốt VII với đỉnh bầu tròn, 2 cạnh bên của đốt VI
gần như song song. Đốt V và IV có dạng hình thang (Hình 9).
Chân giao vĩ G1 con đực hơi cong và đỉnh tương đối tù (Hình 10). G2 có ngọn
mảnh, thẳng, dài.

Hình 7: Loài Guinothusa beauvoisi

(Yeo and Ng, 2010) (a)
Mẫu thu (b)
Hình 8: Cấu tạo vỏ đầu ngực của loài Guinothusa beauvoisi

5


Hình 9: Cấu tạo phần bụng con đực loài Guinothusa beauvoisi

Hình 10: Chân giao cấu 1 (G1) con đực loài Guinothusa beauvoisi

Loài này trước đây có tên khoa học là Siamthelphusa beauvoisi (Ranthbun, 1902) và
thuộc giống Siamthelphusa (Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001). Gần đây, loài

này được xếp vào giống Guinothusa (Yeo and Ng, 2010). Giống Guinothusa có đặc
điểm hình thái bên ngoài rất giống với giống Siamthelphusa (Bott, 1968), phân bố ở
Thái Lan và phía bắc Peninsular Malaysia (Yeo and Ng, 2010). Tuy nhiên, Yeo và Ng
(2010) đã cho thấy sự khác biệt giữa hai giống này. Hình dạng G1 là đặc điểm chính
để phân biệt chúng. G1 của các loài cua thuộc giống Guinothusa thường cong vào bên
trong (Hình 6). Trong khi đó, giống Siamthelphusa có G1 thẳng và tương đối hướng ra
ngoài, phần ngọn của G1 tương đối tròn và ngắn (Hình 11). Loài này có đặc điểm bên
ngoài rất khác biệt với hai loài còn lại trong nghiên cứu này. Cụ thể, loài
Siamthelphusa beauvoisi có vỏ đầu ngực hình ngũ giác, gờ sau ổ mắt chạy dài đến gai
trên mang và cách khá xa với gờ thượng vị. Ngoài ra, chúng còn có các chấm đen phân
bố trên khắp cơ thể. Trong ba loài phân bố ở Cần Thơ, thì loài này có kích thước nhỏ
và số lượng ít nhất. Chúng không phải là loài có giá trị kinh tế hay nguồn cung cấp
thức ăn cho người dân.

Hình 11: Chân giao cấu 1 (G1) con đực (giống Siamthelphusa)
(Naiyanetr and Ng, 1990)

6


Về phân bố, loài Guinothusa beauvoisi được phát hiện trên sông Cần Thơ. Bên cạnh
đó, trong công trình nghiên cứu giống cua nước ngọt mới ở vùng Ấn Độ - Trung Quốc,
Yeo và Ng (2010) cũng đã công nhận loài này phân bố ở miền Nam Việt Nam. Ngoài
đồng bằng Nam Bộ (Việt Nam), chúng còn phân bố ở Thái Lan (Đặng Ngọc Thanh và
Hồ Thanh Hải, 2001).

3.2 Giống Sayamia (Bott, 1968)
Các loài cua thuộc giống này có gờ sau ổ mắt chạy liên tục đến gai trên mang (Hình
12) và phần gốc chân giao cấu 1 (G1) của con đực không mở rộng (Naiyanetr, 1994)
(Hình 13).


Hình 12: Cấu tạo vỏ đầu ngực
Hình 13: Chân giao cấu 1 (G1) con đực
(Naiyanetr, 1994)

* Loài 2: Sayamia germaini (Rathbun, 1902)
- Tên địa phương: cua đồng
- Các đồng danh (Synonyms):
Potamon (Parathelphusa) germaini Rathbun, 1902
Potamon (Parathelphusa) neisi Rathbun, 1904
Somanniathelphusa germaini Rathbun, 1902
- Kích thước: + Rộng: 2,1 – 6,2 cm (đực), 2,1 – 5,9 cm (cái)
+ Dài: 1,5 – 5 cm (đực), 1,8 – 4,7 cm (cái)
- Số mẫu phân tích: 90 mẫu
- Đặc điểm hình thái:
Màu sắc thường gặp của loài này là: tím, xám tím, đen, nâu đất…
Vỏ đầu ngực gồ cao. Trên mai có các chấm vàng.
Thùy thượng vị nhô rõ, gờ thượng vị sắc, hơi xiên và không liên tục tới gờ sau
ổ mắt. Gờ sau ổ mắt hơi cong và uốn lượn cho đến gai trên mang.
Rãnh đầu xuất phát từ điểm giữa của gờ sau ổ mắt chạy đến rãnh bán nguyệt.
Rãnh bán nguyệt hơi sâu. Rãnh chữ H chia phần mặt thân cua thành hai phần lồi.
Phần bụng cua gồm 7 đốt. Đốt VII con đực có dạng hình chuông và có chiều
rộng bằng với đốt VI. Chiều rộng đốt VI nhỏ dần cho đến đốt V (Hình 16).
G1 con đực có phần ngọn dài, dày và đỉnh có mấu hơi cong (Hình 15). G2 con
đực có phần ngọn mảnh, dài và thẳng.
7


Mẫu thu (a)


(Shih et al., 2011) (b)
Hình 14: Loài Sayamia germaini

(Shih et al., 2011) (a)
Mẫu thu (b)
Hình 15: Chân giao cấu 1 (G1) con đực của loài Sayamia germaini

Hình 16: Phần bụng con đực của loài Sayamia germaini

Trước đây, Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2001) xác định loài này có tên khoa
học là Somanniathelphusa germaini. Tuy nhiên, theo Shih et al., (2011) thì loài này là
loài Sayamia germaini. Sayamia là giống cua mới, có quan hệ rất gần với giống
Somanniathelphusa. Do đó, phải dựa vào đặc điểm của gờ sau ổ mắt và chân giao cấu
1 (G1) của con đực để phân biệt hai giống này. Giống Sayamia có gờ sau ổ mắt chạy
liên tục đến gai trên mang (Naiyanetr, 1994) (hình 12) và phần gốc chân giao cấu 1
(G1) của con đực không mở rộng (Shih et al., 2011) (hình 13). Khác với giống
Sayamia, giống Somanniathelphusa có gờ sau ổ mắt không chạy liên tục đến gai trên
mang (hình 4) và phần gốc chân giao cấu 1 (G1) của con đực mở rộng (Naiyanetr,
1994) (hình 17). Loài này là loài có giá trị kinh tế, có số lượng lớn và kích thước lớn
nhất trong ba loài cua thu được ở Cần Thơ. Loài Sayamia germaini có điểm đặc biệt là
có gờ sau ổ mắt uốn lượng cho đến gai trên mang, vỏ đầu ngực có dạng hình thang và
có màu sắc đa dạng nhất trong ba loài thu được.

8


Hình 17: Chân giao cấu 1 (G1) con đực (giống Somanniathelphusa)

Qua điều tra, loài Sayamia germaini thường phân bố trên ruộng lúa hay mương vườn.
Ngoài miền Nam Việt Nam, loài này còn phân bố ở các nước lân cận như: Thái Lan,

Campuchia, bắc Peninsular Malaysia và Tây Nam Đài Loan (Rathbun, 1902, 1905;
Ng, 1988; Ng and Naiyanetr, 1993; Naiyanetr, 1994; Yeo and Ng, 1999; Ng et al.,
2008). Ngoài ra, chúng còn phân bố ở Nhật Bản (Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải,
2001).
3.3 Giống Esanthelphusa (Naiyanetr, 1994)
Giống này gồm các loài cua có gờ sau ổ mắt mảnh, ngắn, đoạn cuối của gờ này kết
thúc trước vị trí bắt đầu của rãnh đầu (Naiyanetr, 1994) (Hình 19).
* Loài 3: Esanthelphusa dugasti (Rathbun, 1902)
- Tên địa phương: cua giang
- Các đồng danh (Synonyms):
Potamon (Parathelphusa) dugasti Rathbun, 1902
Somanniathelphusa sinensis dugasti Bott, 1968
Somanniathelphusa dugasti Naiyanetr, 1975
Esanthelphusa dugasti Naiyanetr, 1994
Sayamia dugasti Ng and Kosuge, 1995
- Kích thước: + Rộng: 2,2 – 3,7 cm (đực), 2,4 – 3,6 cm (cái)
+ Dài: 1,9 – 3,2 cm (đực), 2,1 – 2,9 cm (cái)
- Số mẫu phân tích: 90 mẫu
- Đặc điểm hình thái:
Loài này thường có màu tím, nhưng đôi khi cũng xuất hiện một số cá thể màu
nâu.
Vỏ đầu ngực gồ cao, rộng hơn dài. Trên mai có các chấm tròn.
Vùng trên mang phẳng, tương đối phình ra ngoài. Vùng sau vùng trên mang có
các vân ngắn và xéo.
Thùy thượng vị nhô rõ, tách biệt với gờ thượng vị và không kéo dài đến gai trên
mang. Gờ thượng vị sắc, hơi xiên.
Rãnh đầu nông nhưng phân biệt rõ ràng và không chạy dài đến gờ sau ổ mắt.
Phần phía ngoài của gờ sau ổ mắt không chạy đến trung điểm của ổ mắt hay bắt đầu
của rãnh đầu, mà nó tương đối cong và chạy cho đến phần gốc của răng thứ nhất trên
mang (Hình 19).

9


Phần bụng cua gồm 7 đốt. Đốt VII con đực có dạng hình chuông và có chiều
rộng bằng với đốt VI (Hình 20).
G1 con đực có ngọn ngắn, mảnh và phần ngọn cong dạng móc câu (Hình 21).
G2 con đực có phần ngọn có dạng sợi mảnh và dài thẳng.

Hình 18: Loài Esanthelphusa dugasti

(Naiyanetr, 1994) (a)
Mẫu thu (b)
Hình 19: Vỏ đầu ngực của loài Esanthelphusa dugasti

(Naiyanetr, 1994) (a)
Mẫu thu (b)
Hình 20: Phần bụng con đực của loài Esanthelphusa dugasti

(Naiyanetr, 1994) (a)
Mẫu thu (b)
Hình 21: Chân giao cấu 1 (G1) con đực của loài Esanthelphusa dugasti

Trong nghiên cứu “Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam”,
Đặng Ngọc Thanh và ctv. (1980) cho rằng loài này là loài Somanniathelphusa dugasti.
Tuy nhiên, Naiyanetr (1994) xác định loài này có một số đặc điểm của gờ sau ổ mắt và
rãnh đầu để xếp vào giống Esanthelphusa. Giống Esanthelphusa và giống
Somanniathelphusa đều có gờ sau ổ mắt không chạy liên tục đến gai trên mang. Tuy
10



nhiên, các loài cua thuộc giống Esanthelphusa có gờ sau ổ mắt kết thúc trước điểm bắt
đầu của rãnh đầu (Hình 19). Trong khi đó, giống Somanniathelphusa gồm các loài cua
có gờ sau ổ mắt kết thúc sau rãnh đầu (Naiyanetr, 1994) (Hình 4). Ngoài ra, loài này
rất giống với loài Esanthelphusa nimoafi, một loài mới được phát hiện ở Thái Lan
(Yeo, 2004). Esanthelphusa nimoafi có phần ngọn G1 ngắn hơn và to hơn, đỉnh G1
rộng hơn và không cong vào bên trong nhiều như loài Esanthelphusa dugasti (Yeo,
2004). Loài Esanthelphusa dugasti cũng có dạng hình thang nhưng có kích thước nhỏ
và số lượng không nhiều như loài Sayamia germaini. Loài này có gờ sau ổ mắt đứt gãy
và kết thúc trước điểm bắt đầu của rãnh đầu. Ngoài ra, phía sau trung điểm của ổ mắt
còn xuất hiện một rãnh chạy đến phần gốc của răng thứ nhất trên mang. G1 có dạng
móc câu cũng là đặc điểm chủ yếu để nhận dạng loài này.
Về phân bố: chúng là những loài sống trên các ruộng lúa. Loài này thường đào hang để
thích nghi ở những môi trường có bùn. Ngoài ra, chúng còn sống trong các mương
vườn, đặc biệt là những khu vực nước sạch. Ở Việt Nam, loài này sống ở các vùng núi
Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh
Hải, 2001). Ngoài Việt Nam, loài Esanthelphusa dugasti còn phân bố ở Thái Lan và
Lào (Yeo, 2004).
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 KẾT LUẬN
- Qua khảo sát đã phát hiện được 3 loài cua đồng xuất hiện ở địa bàn thành phố Cần
Thơ, đó là các loài Guinothusa beauvoisi (Rathbun, 1902), loài Sayamia germaini
(Rathbun, 1902) và loài Esanthelphusa dugasti (Rathbun, 1902).
- Qua khảo sát, loài Guinothusa beauvoisi sống ở các dòng sông, nơi có nguồn nước
trao đổi thường xuyên. Hai loài còn lại là Sayamia germaini và Esanthelphusa dugasti
được phát hiện ở trên các cánh đồng và mương vườn. Ở Cần Thơ, loài Guinothusa
beauvoisi có kích thước rất nhỏ và số lượng rất ít. Loài Esanthelphusa dugasti có kích
thước không lớn và số lượng ngoài tự nhiên tương đối ít. Cả hai loài này đều không có
giá trị kinh tế cao. Trong khi đó, loài Sayamia germaini là loài có giá trị kinh tế nhất,
do có kích thước và số lượng lớn ngoài tự nhiên.
4.2 ĐỀ XUẤT

Tiếp tục khảo sát thành phần loài cua họ Parathelphusidae ở các tỉnh khác thuộc Đồng
Bằng Sông Cửu Long nhằm cung cấp thêm các dữ liệu khoa học về thành phần loài
cua này ở khu vực Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung, từ đó đề ra các biện pháp
bảo vệ nguồn lợi cua họ Parathelphusidae.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001. Động Vật Chí Việt Nam. Nhà xuất
bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. Trang 55-70.
2. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật
không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật
Hà Nội. 419 – 424.
11


3. Hwang, J.J., and K. Mizue, 1985. Fresh-water crabs in Taiwan. Bull. Fac. Fish.
Nagasaki Univ. 57, 1 – 21.
4. Naiyanetr, P., 1994. On three new genera of Thai ricefield crabs allied to
Somanniathelphusa Bott, 1968 (Crustacea: decapoda: brachyura:
parathelphusidae). Raffles Bulletin of Zoology 1994 42(3): 695:700.
5. Naiyanetr, P., and P.K.L, Ng., 1990. Siamthelphusa holthuisi spec. Nov., A new
species of Gecarcinucoid freshwater crab (Crustacea: Decapoda: Brachyura)
from Thailand. Zoologische mededelingen. 17: 235-239.
6. Ng, P.K.L., 1988. The Freshwater crabs of Peninsular Malaysia and Singapore.
Shing Lee Publishers LTD., Singapore.
7. Ng, P.K.L., and P. Naiyanetr., 1993. New and recently described freshwater
crabs (Crustacea: Decapoda: Brachyura: Potamidae: Gecarcinucidae and
Parathelphusidae) from Thailand. The Nationaal Natuurhistorisch Museum,
Leiden. 284, 46 pages.
8. Ng, P.K.L., Daniele, G. và Peter J.F.D., 2008. Systema brachyurorum: Part I.
An annotated checklist of extant Brachyuran crabs of the world. The raffles
bulletin of Zoology 2008, 17: 1-286.

9. Rathbun, M.J., 1902. Description des nouvelles especes de Parathelphusa
appartenant au Museum de Paris. Bulletin du Museum National d’Histoire
Naturelle, Paris. 3: 184-187.
10. Rathbun, M.J., 1905. Les crabes d’eau douce. Novelles Archives du Museum
d’Histoire Naturelle, Paris. 4 (7): 159-323.
11. Shih, H.T., J-Y. Shy, T. Naruse, H-T. Hung, D.C.J. Yeo, and P.K.L. Ng, 2011.
Introduction of an Indochinese freshwater crab Sayamia germaini (Crustacea,
Brachyura, Gecarcinucidae) to Taiwan: morphological and molecular evidence.
The raffles bulletin of zoology. 59 (1): 83-90.
12. Yeo, D.C.J., 2004. A new species of Esanthelphusa (Crustacea: Brachuyra:
Parathelphusidae) from Laos and a redescription of Potamon (Parathelphusa)
Dugasti Rathbun, 1902. The raffles bulletin of zoology. 52 (1): 219-226.
13. Yeo, D.C.J., and P.K.L. Ng., 1999. The state of freshwater crab taxonomy in
Indochina (Decapoda: Brachuyra). In: Schram, F.R. & J.C. von Vaupel Klein
(eds), Crustaceans and the Biodiversity Crisis, Proceedingof the 4th
International Crustacean Congress, 1998, vol. I. Brill. Leiden, The Netherlands.
Pp 637-646.
14. Yeo, D.C.J., and P.K.L. Ng, 2010. Guinothusa, A new genus of Indochinese
freshwater crab (Decapoda, Gecarcinucidae). Koninklijke Brill NV, Leiden.
353-366.
15. Yeo, D.C.J., P.K.L. Ng., N. Cumberlidge, C. Magallhaes, S.R. Daniels, and
M.R. Campos, 2008. Global diversity of crabs (Crustacea: Decapoda:
12


Brachuyra) in freshwater. In: Balian, E.V., C. Leveque, H. Segers, K. Martens
(eds). Freshwater Animal Diversity Assessment. Hydrobiologia 575: 275-286.

13




×