Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

điều tra hiện trạng canh tác và định danh một số chủng nấm gây bệnh thán thư trên xoài (mangiferae indica l ) tại huyện châu thành a, tỉnh hậu giang bằng kỹ thuật pcr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN TRỌNG TUẤN

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ
ĐỊNH DANH MỘT SỐ CHỦNG NẤM GÂY
BỆNH THÁN THƯ TRÊN XOÀI (Mangiferae
indica L.) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG BẰNG
KỸ THUẬT PCR

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ
ĐỊNH DANH MỘT SỐ CHỦNG NẤM GÂY
BỆNH THÁN THƯ TRÊN XOÀI (Mangiferae
indica L.) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG BẰNG
KỸ THUẬT PCR


Cán bộ hướng dẫn:
ThS. LÊ PHƯỚC THẠNH

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN TRỌNG TUẤN

MSSV: 3113513

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ ĐỊNH DANH MỘT SỐ
CHỦNG NẤM GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN XOÀI
(Mangiferae indica L.) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG BẰNG
KỸ THUẬT PCR”
Do sinh viên Nguyễn Trọng Tuấn (MSSV: 3113513) thực hiện và đệ nạp.
Kính trình Hội Đồng chấm Luận Văn Tốt Nghiệp.

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Th.S. Lê Phước Thạnh

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Ngày……tháng……năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Tuấn

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: Nguyễn Trọng Tuấn

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 01/03/1993

Dân tộc: Kinh

Email:
Họ & tên cha: Nguyễn Trọng Kha
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Cẩm Châu
Quê quán: ấp Phú Hoà, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang


2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
-

Từ năm 1999 – 2004: Học sinh Trường tiểu học “A” Phú Hữu.
Địa chỉ: xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

-

Từ năm 2004 – 2008: Học sinh Trường THCS Vĩnh Lộc.
Địa chỉ: xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

-

Từ năm 2008 – 2011: Học sinh Trường THPH Vĩnh Lộc.
Địa chỉ: xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

-

Từ năm 2011 – 2015: Sinh viên ngành Bảo vệ thực vật khoá 37, Khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Địa chỉ: Đường 3/2, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

iii


LỜI CẢM ƠN
 Kính dâng:
Cha mẹ cả đời vất vả vì chúng con lòng biết ơn chân thành và thiêng
liêng nhất.
 Chân thành biết ơn:

Thầy Lê Phước Thạnh đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ
em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Chí Cương cùng các thầy/cô Khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những
kiến thức khoa học, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học
tại trường.
 Chân thành cảm ơn:
Các anh/chị trong phòng thí nghiệm bệnh cây, Bộ môn Bảo vệ thực
vật đã nhiệt tình giúp đỡ, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện
tốt các thí nghiệm của đề tài.
Anh Trần Văn Bé Năm, phòng thí nghiệm sinh học phân tử, Viện
Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em tiến hành các thí nghiệm đề tài.
Bạn Huỳnh Hữu Lý, Trần Đỗ Dự, Lê Phát Nam đã luôn quan tâm,
giúp đỡ tôi trong quãng thời gian thực hiện đề tài này.
Các anh/chị Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang đã nhiệt tình giúp đỡ trong những ngày điều tra và thu mẫu tại địa
bàn.
 Thân ái gởi về:
Các bạn lớp Bảo vệ thực vật K37 cùng toàn thể các bạn sinh viên
Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng lời chúc tốt đẹp nhất.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ............................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v

DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................. ix
TÓM LƯỢC .......................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................ 2
1.1 Giới thiệu sơ lược về cây xoài....................................................................... 2
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố ................................................................................ 2
1.1.2 Đặc điểm thực vật ................................................................................... 2
1.1.3 Một số yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh trong canh tác xoài ................. 3
1.2 Một số côn trùng gây hại trên xoài ................................................................ 6
1.2.1 Xén tóc đục thân ..................................................................................... 6
1.2.2 Côn trùng đục ngọn, cành non ................................................................ 6
1.2.3 Rầy hại bông xoài ................................................................................... 7
1.3 Một số bệnh hại quan trọng trên xoài ............................................................ 8
1.3.1 Bệnh thán thư (Anthracnose) .................................................................. 8
1.3.2 Bệnh đốm đen vi khuẩn (Bacterial black spot) ..................................... 10
1.4 Phân loại và đặc điểm của nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên
xoài……..…………………………………………………………………….. 11
1.5 Phương pháp sinh học phân tử để định danh loài nấm Colletotrichum ...... 15
1.5.1 Tầm quan trọng của phương pháp phát hiện và định danh nấm bằng sinh
học phân tử ..................................................................................................... 15
1.5.2 Xác định nấm bệnh bằng kỹ thuật PCR ................................................ 16
1.5.3 Một số công trình định danh nấm Colletotrichum bằng kỹ thuật
PCR……. ………………………………………………………...………… 17
v


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................... 19
2.1.Phương tiện ................................................................................................. 19
2.1.1.Thời gian và địa điểm ........................................................................... 19

2.1.2.Phương tiện và vật liệu ......................................................................... 19
2.2.Phương pháp ................................................................................................ 20
2.2.1. Điều tra kỹ thuật canh tác xoài, thu mẫu bệnh thán thư, mẫu đất ....... 20
2.2.2. Phân lập và đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm Colletotrichum
spp. trên xoài .................................................................................................. 21
2.2.3. Khảo sát sự phát triển khuẩn lạc và khả năng tạo bào tử của các chủng
nấm Colletotrichum spp. ................................................................................ 22
2.2.4. Xác định tên loài của các chủng Colletotrichum spp. phân lập được bằng
kỹ thuật PCR .................................................................................................. 23
2.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 25
3.1 Ghi nhận tổng quát ...................................................................................... 25
3.1.1 Tình hình chung khu vực điều tra ......................................................... 25
3.1.2 Tổng quát kết quả phân lập và định danh nấm Colletotrichum ............ 26
3.2 Hiện trạng canh tác và sử dụng nông dược trên xoài tại huyện Châu Thành
A, tỉnh Hậu Giang năm 2014............................................................................. 26
3.2.1 Cây giống .............................................................................................. 26
3.2.2 Đất trồng ............................................................................................... 28
3.2.3 Loại hình canh tác ................................................................................. 31
3.2.4 Kỹ thuật canh tác .................................................................................. 32
3.3 Phân lập và định danh nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên xoài bằng
kỹ thuật PCR ..................................................................................................... 41
3.3.1 Kết quả phân lập các chủng nấm Colletotrichum trên xoài ở huyện Châu
Thành A, tỉnh Hậu Giang ............................................................................... 41
3.3.2 Kết quả định danh một số chủng nấm Colletotrichum bằng kỹ thuật
PCR…………….………………………...………………………………….44
3.4 Kết quả tuyển chọn chủng nấm Colletotrichum có độc tính mạnh ............. 50

vi



3.4.1 Đánh giá khả năng gây bệnh của 29 chủng nấm Colletotrichum đã phân
lập ………. ..................................................................................................... 50
3.4.2 Đánh giá khả năng tạo bào tử và hình thành khuẩn lạc của các chủng nấm
Colletotrichum đã phân lập ............................................................................ 55
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 58
4.1 Kết luận ....................................................................................................... 58
4.1.1 Kỹ thuật canh tác .................................................................................. 58
4.1.2 Sâu bệnh hại xoài .................................................................................. 58
4.1.3 Phân lập và định danh nấm Colletotrichum: ......................................... 58
4.1.4 Kết quả tuyển chọn dòng nấm: ............................................................. 58
4.2 Đề nghị ....................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 60
PHỤ CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 64
PHỤ CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 68

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1

Tên bảng
Liều lượng phân hữu cơ cho cây xoài ở các
lứa tuổi (Nguyễn Bảo Vệ, 2014)

Số Trang
5


1.2

Liều lượng vôi cần bón cho xoài ở các độ
tuổi (Nguyễn Bảo Vệ, 2014)
Mức độ kháng đối với bệnh thán thư của
một số giống xoài ở một quốc gia (vùng
lãnh thổ) (Nelson, 2008)
Thang đo cấp độ bệnh và sự mô tả vết bệnh
thán thư theo từng thang đo (Cai et al.,
2009)
Công thức phản ứng PCR
Một số thông tin chung về các hộ trồng xoài
tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

5

1.3

2.1

2.2
3.1
3.2

3.3

3.4
3.5

3.6

3.7

Tỉ lệ (%) sử dụng các loại thuốc trừ bệnh
của các nông hộ trồng xoài ở huyện Châu
Thành A, Hậu Giang
Phân bố các mẫu nấm Colletotrichum thu
thập được trên địa bàn huyện Châu Thành
A, Hậu Giang
Danh sách các chủng nấm đã được định
danh bằng kỹ thuật PCR
Cấp bệnh trên trái xoài ở các thời điểm 6, 7,
8, 9, 10, 11 ngày sau khi chủng nấm
Colletotrichum spp. ghi nhận theo thang đo
của Cai et al., (2009)
Mật số bào tử của các chủng nấm
Colletotrichum spp. ở thời điểm 10 NSNC
Đường kích khuẩn lạc của các chủng nấm
Colletotrichum spp. ở thời điểm 10 NSNC

viii

14

22

24
26
39

41


44
52

55
56


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1

Tựa hình

Trang
Hình dạng các thành phần cấu trúc của loài nấm C.
12
gloeosporioides (Dạng hữu tính: Glomerella cingulata) (A)
Ổ nấm với gai cứng trên bề mặt vết bệnh, (B) Cuống bào tử
đính, (C) Bào tử đính, (D) Thể quả nang, (E) Nang chứa bào
tử, (F) Bào tử nang và (G) Đĩa áp. (Ploetz, 2003)

1.2

Hình dạng các thành phần cấu trúc của loài nấm C. acutatum
(Dạng hữu tính: Glomerella acutatum) (A) Ổ nấm với gai
cứng trên bề mặt vết bệnh, (B) Cuống bào tử đính và gai
cứng, (C) Bào tử đính và (D) Đĩa áp (Ploetz, 2003).

13


3.1

Tỉ lệ (%) về nguồn gốc cây giống của các hộ trồng xoài ở
huyện Châu Thành A, Hậu Giang.
Tỉ lệ % chiều rộng mặt liếp chia theo 3 nhóm kích thước tại
các vườn xoài tại huyện Châu Thành A, Hậu Giang.
Lên liếp theo kiểu thông thường của nông dân (Nguyễn Bảo
Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
Phần trăm (%) các tỉ lệ rộng liếp/rộng mương tại các vườn xoài
huyện Châu Thành A, Hậu Giang.
Tỉ lệ (%) các hộ trồng xoài có pH đất vườn đạt (5,5-7,0) và
không đạt (<5,5) yêu cầu tại huyện Châu Thành A, Hậu Giang.
Tỉ lệ (%) các vườn có và không có bờ bao ngạn tại huyện Châu
Thành A, Hậu Giang.
Tỉ lệ (%) các loại hình canh tác xoài ở huyện Châu Thành A,
Hậu Giang.
Tỉ lệ (%) các khoảng cách trồng xoài tại huyện Châu Thành A,
Hậu Giang
Tỉ lệ (%) các kiểu trồng xoài tại huyện Châu Thành A, Hậu
Giang
Tỉ lệ (%) lượng đạm được nông dân bón cho các vườn xoài ở
thời kỳ cho trái tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Tỉ lệ sử dụng các loại phân bón lá/chất kích thích sinh trưởng
của các nông hộ trồng xoài ở huyện Châu Thành A, Hậu
Giang.
Tỉ lệ (%) các thời điểm phun thiourea sau khi tưới
paclobutrazol của các hộ trồng xoài ở huyện Châu Thành A,
Hậu Giang.
Liều lượng sử dụng Thiourea của nông dân tại huyện Châu

Thành A, Hậu Giang.
Vết đục của xén tóc đục thân trên cành xoài

27

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14

ix

28
28
29
30
31
31
32
33
34

35
36
37
37


3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30

Cây xoài bị xén tóc đục thân gây hại nặng và đang chết dần
Vết bệnh thán thư trên lá xoài
Vết bệnh đốm đen vi khuẩn trên trái xoài
Khuẩn lạc chủng nấm Col.CTA.HG.5 ở thời điểm 10 ngày sau
nuôi cấy (A: mặt trên; B: mặt dưới)
Khuẩn lạc chủng nấm Col.CTA.HG.13 ở thời điểm 10 ngày
sau nuôi cấy (A: mặt trên; B: mặt dưới)

Khuẩn lạc chủng nấm Col.CTA.HG.10 ở thời điểm 10 ngày
sau nuôi cấy (A: mặt trên; B: mặt dưới)
Khuẩn lạc chủng nấm Col.CTA.HG.31 ở thời điểm 10 ngày
sau nuôi cấy (A: mặt trên; B: mặt dưới)
Các dạng đĩa áp của các chủng nấm thuộc loài C. acutatum
Các dạng đĩa áp của các chủng nấm thuộc loài C.
gloeosporioides
Các dạng bào tử của nấm C. gloeosporioides
Các dạng bào tử của nấm C. acutatum
Các dạng khuẩn lạc của nấm C. gloeosporioides ở thời điểm
10 NSNC (A): Mặt trên khuẩn lạc; (B): Mặt dưới khuẩn lạc
Các dạng khuẩn lạc của nấm C. acutatum ở thời điểm 10
NSNC (A): Mặt trên khuẩn lạc; (B): Mặt dưới khuẩn lạc
Vết thương trên trái xoài của nghiệm thức đối chứng ở thời
điểm 11 NSKC
Vết bệnh thán thư trên trái xoài của chủng Col.CTA.HG.4 và
Col.CTA.HG.29 ở thời điểm 7 NSKC
Vết bệnh thán thư trên trái xoài của chủng Col.CTA.HG.4 và
Col.CTA.HG.29 ở thời điểm 11 NSKC

x

38
39
40
42
43
43
43
45

46
47
48
49
50
53
54
54


Nguyễn Trọng Tuấn, 2014. “Điều tra hiện trạng canh tác và định danh một số chủng
nấm gây bệnh thán thư trên xoài (Mangiferae indica L.) tại huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang bằng kỹ thuật PCR”. Luận văn tốt nghiệp đại học, ngành Bảo vệ
thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Cán
bộ hướng dẫn: Th.S Lê Phước Thạnh.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác và định danh một số chủng nấm gây
bệnh thán thư trên xoài (Mangiferae indica L.) tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang bằng kỹ thuật PCR” được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2014 nhằm
tìm hiểu và đánh giá thực trạng canh tác xoài của nông dân tại địa phương, từ đó,
xác định các yếu tố canh tác chính ảnh hưởng đến tình hình bệnh thán thư trên xoài.
Kết hợp với khâu điều tra, đề tài còn tiến hành thu mẫu bệnh thán thư để phân lập
và định danh một số chủng nấm gây bệnh để làm cơ sở cho các khuyến cáo phòng
trị bệnh đạt hiệu quả.

Qua quá trình điều tra, thực trạng canh tác xoài của nông dân được ghi
nhận như sau:
- Về tình trạng sử dụng giống, có 100% nông hộ sử dụng giống xoài Cát
Hòa Lộc để canh tác. Trong đó, số hộ chỉ tự để giống 68,75% nông hộ.

- Về khâu thiết kế mương liếp: chiều rộng liếp biến động từ 3,5 – 12 m, chiều
rộng mương thay đổi từ 2 – 6 m. Tỉ lệ rộng liếp/rộng mương thay đổi từ 0,88 đến
3,2. Tỉ lệ này cho biết hiệu quả sử dụng đất vườn. Số hộ có tỉ lệ rộng liếp/rộng
mương hợp lý theo khuyến cáo (1,1 - 2,4) chiếm đa số 78,13%.
- Về bờ bao chống lũ: các vườn có bờ bao chiếm đa số với tỉ lệ khá cao
65,63%, còn các vườn không có bờ bao chiếm 34,37%.
- Về khoảng cách trồng, 93,75% các hộ có khoảng cách trồng xoài đúng theo
khuyến cáo (5 - 8 m).
- Về pH của đất vườn, 93,75% nông hộ có giá trị pH thấp hơn khuyến cáo
(pH < 5,5).
- Về bón vôi xử lý đất, có 50% nông hộ không bón vôi.
- Về tình hình sử dụng phân hữu cơ: 100% nông dân trồng xoài không bón
các dạng phân hữu cơ hoai mục cho cây.

xi


- Về tình hình sử dụng phân hóa học: có đến 87,1% nông hộ bón thiếu đạm,
96,77% nông hộ bón thiếu lân và 100% nông hộ bón thiếu kali.
- Về tình trạng xử lý ra hoa nghịch vụ, có đến 100% vườn xoài đang trong độ
tuổi cho trái tiến hành xử lý cho cây ra hoa trong mùa mưa ở ĐBSCL. Thời gian
xử lý dao động từ tháng 6 - 11 dl, đây là khoảng thời gian thường hay có mưa, trời
âm u, ít nắng nên bệnh có điều kiện gây hại nặng.
- Về côn trùng gây hại xoài: xén tóc đục thân loài côn trùng gây hại bổ biến
nhất. Có 96,88% các hộ trồng xoài bị gây hại bởi loài này. Nông dân không có biện
pháp thật sự hữu hiệu để phòng trị, nên 100% nông hộ tiến hành phòng trị bằng
việc bắt thủ công kết hợp với tiêm thuốc trừ sâu vào đường đục.
- Về bệnh hại: 100% các vườn xoài đều bị nhiễm bệnh thán thư. Trong đó,
các vườn có tỉ lệ diện tích nhiễm từ 50% trở lên chiếm tỉ lệ khá cao 71,88%. Ngoài,
thán thư, bệnh xì mũ trái cũng xuất hiện và gây hại quan trong, có 34,38% nông hộ

gây hại bởi bệnh này.
Song song với mảng điều tra thực trạng canh tác xoài, mảng phân lập và định
danh các chủng nấm đạt được kết quả như sau: 29 chủng nấm Colletotrichum đã
được phân lập, trong đó có 7 chủng đã được định danh đến loài bằng kỹ thuật PCR,
bao gồm 5 chủng Col.CTA.HG.1, Col.CTA.HG.2, Col.CTA.HG.6, Col.CTA.HG.8
và Col.CTA.HG.9 là loài C. gloeosporioides, còn 2 chủng Col.CTA.HG.3,
Col.CTA.HG.4 là loài C. acutatum.
Để tuyển chọn chủng nấm độc tính mạnh nhất trong 29 chủng phân lập được,
thí nghiệm đánh giá khả năng gây bệnh của nấm đã được thực hiện. Hai chủng
Col.CTA.HG.4 và Col.CTA.HG.29 được ghi nhận có chỉ số bệnh lớn nhất ở thời
điểm 11 ngày sau khi chủng bệnh, có khác biệt ý nghĩa với 14 chủng khác, nhưng
không khác biệt ý nghĩa với 12 chủng còn lại. Vậy khả năng gây bệnh của các
chủng nấm nhìn chung là tương đương nhau. Về khả năng tạo bào tử, ghi nhận ở
thời điểm 10 ngày sau nuôi cấy, chủng nấm Col.CTA.HG.10 có mật số bào tử lớn
nhất, đạt 1,17x108 bào tử/đĩa petri và khác biệt ý nghĩa với các chủng còn lại. Về
kích thước khuẩn lạc, ghi nhận ở thời điểm 10 ngày sau nuôi cấy không có chủng
nấm nào có kích thước vượt trội mang ý nghĩa thống kê.

xii


MỞ ĐẦU
Xoài là loại cây ăn trái nhiệt đới được trồng trên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ
trên thế giới và nhu cầu về sản lượng ngày càng gia tăng. Năm 2012, Việt Nam là
nước đứng hạng thứ 13 trên thế giới về sản lượng xoài, đạt 775.942 tấn trái với diện
tích trồng xoài cả nước là 73.690 ha (Smith, 2014). Riêng ở Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL), diện tích trồng xoài là 43.000 ha chiếm trên 49% diện tích trồng
xoài cả nước và năm 2010 đưa ra thị trường khoảng 562.850 tấn trái (Viết Anh,
2011). Cùng với nhiều loại cây ăn trái khác, xoài cũng là loại cây đặc sản có giá trị
kinh tế cao và được trồng rộng rãi ở các tỉnh như Đồng Tháp, Tiền Giang, An

Giang, Hậu Giang và Cần Thơ. Tiềm năng thương mại của xoài rất lớn, Việt Nam
đã xuất khẩu xoài sang các nước như Hồng Kông, Australia, Singapore và đã mở
rộng thêm thị trường EU, Nga, Trung Quốc, Campuchia với xoài Cát Hòa Lộc, Cát
Chu (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
Hiện nay, tình trạng xử lý ra hoa xoài nghịch vụ rất phổ biến trong nông dân
nên tình hình sâu, bệnh hại trên xoài diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là bệnh thán
thư. Bệnh đang xảy ra và gây hại rất nghiêm trọng vào mùa mưa (mùa nghịch) và
rất khó phòng trị. Bệnh thán thư trên xoài do các loài nấm Collecotrichum spp. gây
ra. Các nghiên cứu của Ploectz (2003), Naqvi (2004), Cooke et al., (2009), Honger
(2014) cho rằng hai loài nấm C. acutatum và C. gloeosporioides là tác nhân chính
gây ra bệnh. Các đặc điểm hình thái học của hai loài này khá biến động nên khó
phân biệt chúng nếu chỉ dựa vào tiêu chí hình thái học, nhưng với phương pháp
sinh học phân tử sẽ giúp định danh chính xác hai loài này. Theo một nghiên cứu đã
công bố của Jayasinghe & Fernando (2009), hai loài nấm C. acutatum và C.
gloeosporioides có mức độ phản ứng với thuốc trừ nấm carbendazim là khác nhau.
Cụ thể là, loài nấm C. acutatum không bị mẫn cảm với thuốc trừ nấm gốc
carbendazim, còn loài C. gloeosporioides có tính mẫn cảm cao với loại thuốc trừ
nấm này. Do đó, việc điều tra khảo sát để đánh giá hiện trạng canh tác xoài của
nông dân là rất quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân của việc bùng phát và gây
hại của các loại dịch hại này. Đồng thời, việc xác định tên loài nấm gây ra bệnh
thán thư trên xoài cũng góp phần hỗ trợ phòng trị bệnh thán thư. Chính vì thế mà
đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác và định danh một số chủng nấm gây bệnh
thán thư trên xoài (Mangiferae indica L.) tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang bằng kỹ thuật PCR” được thực hiện.

1


CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu sơ lược về cây xoài

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố
Cây xoài có tên khoa học là Mangifera indica L. thuộc họ Đào lộn hột
(Anacardiaceae). Xoài có nguồn gốc từ Ấn Độ chạy dài đến Miến Điện và được
trồng hơn 4.000 năm nay (Paull & Duarte, 2011). Cây xoài được canh tác rộng rãi
trên 80 quốc gia thuộc vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới với sản lượng khoảng 30,7
triệu tấn trong năm 2010, chiếm 50% sản lượng cây ăn trái nhiệt đới (Fao, 2010
trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.1.2 Đặc điểm thực vật
1.1.2.1 Rễ
Phần lớn rễ tập trung trong phạm vi cách gốc 2 m trở lại ở tầng đất 1,25 m,
riêng rễ cái có thể ăn sâu từ 6 - 8 m. Trong những năm đầu bộ rễ phát triển nhanh
hơn các bộ phận khác trên cây, đến năm thứ 5, 6 rễ ăn sâu xuống đến 5,5 m (Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.1.2.2 Thân và tán lá
Xoài là cây thân gỗ, mọc rất khỏe. Thân thường cao 10-12 m, tán có độ rộng
tương đương hoặc rộng hơn nhiều (Nguyễn Hoàng Anh, 2009). Theo Nguyễn Bảo
Vệ và Lê Thanh Phong (2011), tỉ lệ giữa chiều cao cây và chiều rộng tán cho biết
sự phát triển cân đối của cây, hầu hết các giống đều tập trung trong khoảng từ 0,9
- 1,3.
1.1.2.3 Lá
Lá thuộc dạng đơn nguyên hình lưỡi mác thuôn, màu xanh đậm, có độ dai.
Khí khẩu có ở hai mặt lá, nhưng mặt dưới nhiều hơn (Singh, 1968 trích dẫn bởi
Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011). Lá non ra trên các chồi mới, mọc đối
xứng, một chùm có từ 7 - 12 lá. Khoảng 2 tuần sau khi mọc, lá non phát triển đầy
đủ kích thước, nhưng đến khoảng 35 ngày là mới chuyển xanh hoàn toàn (Nguyễn
Hoàng Anh, 2009).
1.1.2.4 Hoa
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), điểm sinh trưởng của hoa
xoài nằm ở chỗ cuối của chồi non sinh ra từ nách lá. Hoa xoài thường mọc thành
chùm ở ngọn cành. Chùm hoa to, dài khoảng 30 cm, nhưng cũng có trường hợp

hoa ra từng cành nhỏ chen với lá ở ngọn cành (Nguyễn Hoàng Anh, 2009). Một
chùm hoa xoài có cả hai loại hoa: đơn tính và lưỡng tính. Mỗi hoa mang từ 0 - 2
bao phấn hữu thụ và 0 - 6 bao phấn bất thụ. Tỉ lệ hoa lưỡng tính thay đổi tùy giống
và điều kiện thời tiết (Trần Văn Hâu, 2009).
2


1.1.2.5 Trái
Trái xoài có hình trứng đến thuôn dài, chiều dài trái từ 8 - 10 cm, rộng trái từ
6 - 7 cm, thịt trái có màu vàng, từ vàng nhạt đến vàng, hơi đỏ, hoặc màu hơi lục
giống vỏ trái, có mùi thơm dễ chịu, ở một vài loại trái có mùi hôi. Giữa trái có hột,
vỏ bao hột rất cứng, hình dạng và kích thước tùy giống (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2011).
1.1.3 Một số yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh trong canh tác xoài
1.1.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng cho sự ra hoa và phát triển của trái xoài là dao động quanh
33oC và còn khoảng thuận lợi để cây xoài sinh trưởng dinh dưỡng là trong khoảng
từ 25 - 270C (Galán Saúco, 2009 trích dẫn bởi Paull & Duarte, 2011).
Theo Trần Thế Tục (2000), nhiệt độ thích hợp để canh tác xoài là từ 24 - 26oC,
tháng lạnh nhất không dưới 15oC.
Tuy nhiên, nhiệt độ cao (46oC), hoặc nhiệt độ thấp (5 - 10oC) xoài cũng có
thể chụi đựng được. Thời gian lạnh kéo dài sẽ làm cây bị rụng lá, rụng hoa, ảnh
hưởng đến sự phát triển của trái (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.1.3.2 Lượng mưa và ẩm độ không khí
Lượng mưa khoảng 1000 mm/năm và phân bố đều giữa các tháng trong năm
là thích hợp nhất, có thể trồng mà không cần tưới. Giới hạn 500 – 1.500 mm/năm
cũng được xem là điều kiện khá tốt khi quyết định trồng xoài. Ngoài giới hạn này
phải có những biện pháp điều chỉnh ẩm độ cho thích hợp. Vùng có lượng mưa thấp
(250 - 300 mm/năm) vẫn trồng được nếu có điều kiện tưới. Còn vùng có lượng mưa
cao (hơn 1500 mm/năm) xoài vẫn mọc tốt nhưng ra lá nhiều, hoa ra ít và nhiều sâu

bệnh (Vũ Công Hậu, 2000).
Lượng mưa và ẩm độ cao là điều kiện để nấm bệnh phát triển, đặc biệt là xì
mủ trái và thán thư. Tỷ lệ đậu trái trên cây bị ảnh hưởng nếu mưa đúng vào lúc
hoa nở, vì mưa nhiều làm giảm sự hoạt động của côn trùng, do đó sự thụ phấn khó
thành công. Vì vậy, mùa khô là thời điểm ra hoa tốt nhất (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2011).
1.1.3.3 Gió
Gió là nguyên nhân gây nên rụng hoa, rụng trái, vì vậy khi quy hoạch vườn
chuyên canh xoài nên lưu ý đến điều này. Tác hại rất lớn của gió bảo ảnh hưởng
mạnh đến vùng trồng xoài chuyên canh như Philippine, đây là quốc gia phải chịu
nhiều thiệt hại do gió xoáy làm giảm sản lượng. Khu vực ĐBSCL có vận tốc gió
trung bình dưới 3 m/giây, hiếm khi có trung tâm bảo đi qua, nên không cần phải
lập vành đai chắn gió cho xoài (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
3


1.1.3.4 Đất
Xoài mọc tốt trên đất có sa cấu từ nhẹ tới nặng. Tốt nhất là đất sét pha cát hay
đất thịt thoát thủy tốt. So với những loại cây ăn trái nhiệt đới khác, xoài là loại cây
ăn trái chịu úng tốt nhất, vì nhờ vào sự thành lập rễ khí sinh trên thân ngay chỗ mặt
nước ngập. Sau 5 tháng cho ngập nước ở 3 giống xoài Châu Hạng Võ, Bưởi và Cát
Hòa Lộc cho thấy xoài Châu Hạng Võ thành lập rễ khí sinh sớm và nhiều hơn hai
giống xoài kia, nên chiều cao và số lá của xoài Châu Hạng Võ cũng cao hơn, nghĩa
là xoài Châu Hạng Võ chịu ngập tốt hơn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Vĩnh Thúc, 2003,
trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
Cây xoài chịu đựng phèn trong đất tương đối khá, nhiều giống xoài mọc tốt ở
đất phèn Đồng Tháp Mười, Bán Đảo Cà Mau của ĐBSCL (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2011).
Theo Vũ Công Hậu (2000) độ pH đất thích hợp cho xoài là từ 5,5 đến 7,5.
Ngoài ra, xoài còn có thể chịu được độ mặn của muối trong nước từ 0,04 - 0,05%.

1.1.3.5 Nước
Cây xoài là loại cây chịu hạn tốt nhưng để đảm bảo sản lượng thương phẩm
thì phải cung cấp đủ nước tưới. Vùng ĐBSCL có mực nước ngầm cao nên không
sợ thiếu nước vào mùa khô (Vũ Công Hậu, 2000).
Nhu cầu tổng lượng nước trung bình cung cấp cho 1 ha xoài/năm khoảng
11.000 m3, kể cả lượng mưa. Sau khi thu hoạch, tưới thường xuyên để duy trì độ
ẩm cho đất, tưới nước đủ ẩm để rễ dễ phát triển và hạn chế rụng trái non vào mùa
khô (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.1.4 Phân bón
Cây xoài là một loại cây phản ứng mạnh với phân bón, có thể phục hồi nhanh
chóng sau một thời gian dài kiệt quệ do thiếu dinh dưỡng (Ruchle, 1951 trích dẫn
bởi Vũ Công Hậu, 2000).
Theo Vũ Công Hậu (2000) rễ xoài ăn sâu và rộng phân bố nhiều ở độ sâu 15
cm cách mặt đất, còn lại chủ yếu ở độ sâu từ 30 - 60 cm. Do đó phải bón nông,
càng ít động đến rễ càng tốt.
Quy trình bón phân cho xoài (Vũ Công Hậu, 2000):
- Bón vào hố trước khi đặt cây: mỗi hố bón 20-25 kg phân chuồng hoai mục,
2,5 kg super lân, 1 kg kali clorua trộn với lớp đất mặt theo tỷ lệ phân/đất mặt
khoảng 1/3.
- Bón cho cây non năm thứ nhất: 170 g ure, 112 g super lân, 114 g kali clorua.
Năm thứ hai bón một lượng gấp đôi năm nhất. Năm thứ ba bón gấp 3 lần
năm nhất và cứ như thế cho đến năm thứ 10.
4


Gần đây, nghiên cứu của Phan Huỳnh Anh (2013) đã cho thấy công thức bón
phân N : P2O5 : K2O= 1,3-1,4 : 1,1 : 1,4-1,6 kg/cây/năm cho năng suất cao nhất và
giữ nguyên phẩm chất trái ở cả 3 độ tuổi của cây xoài Cát Hòa Lộc: <15, 15-30,
>30 năm.
Thời gian bón nên chia làm 2 lần bón trên năm: Lần 1 là khi bắt đầu mùa mưa

và lần 2 vào lúc vừa thu hoạch quả xong (Nguyễn Hoàng Anh, 2009). Còn theo
Trần Thế Tục (2000), hai thời điểm bón phân cho xoài là trước khi cây ra hoa và
sau khi thu hoạch trái.
Về nhu cầu phân hữu cơ cho xoài, Nguyễn Bảo Vệ (2014) đã khuyến cáo bón
phân hữu cơ cho cây xoài như sau:
Bảng 1.1: Liều lượng phân hữu cơ cho cây xoài ở các lứa tuổi (Nguyễn Bảo Vệ,
2014)
Hữu cơ
(kg/cây/năm)
20-30
20-30
20-30
30-40

Tuổi cây
Năm thứ nhất
Năm thứ hai
Năm thứ ba
Thời kỳ cho quả

Về nhu cầu vôi, Nguyễn Bảo Vệ (2014) cũng đã khuyến cáo bón với hàm
lượng như sau:
Bảng 1.2: Liều lượng vôi cần bón cho xoài ở các độ tuổi (Nguyễn Bảo Vệ, 2014)
Vôi
(g/cây/năm)
200-300
200-300
200-300
300


Tuổi cây
Năm thứ nhất
Năm thứ hai
Năm thứ ba
Thời kỳ cho quả

1.1.5 Một số biện pháp xử lý ra hoa
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), nhiều phương pháp xử lý
cho xoài ra hoa đã được áp dụng như:
Xông khói: phương pháp này được áp dụng ở Philippines. Hiệu quả của việc
xông khói phụ thuộc vào từng giống xoài và thời gian áp dụng. Việc xông khói có
hiệu quả cao trong điều kiện thời tiết khô ráo, có nắng.
Khoanh nhánh hay thân (tạo vết thương trên thân): Kết quả cho thấy khấc trên
thân 60 - 75 ngày trước khi phun Nitrate kali sẽ làm tăng tỉ lệ ra hoa và thu hoạch
5


sớm hơn đối chứng 23 ngày, nhưng sự sinh trưởng dinh dưỡng của cây bị khấc kém
hơn đối chứng.
Xử lý hóa chất: Sử dụng các chất ức chế quá trình sinh tổng hợp GA, làm
giảm sự sinh trưởng của cây như: Chlormequat chloride, Paclobutrazol. Sau một
khoảng thời gian sau đó, dùng Thioure và Nitrate kali để phá miên trạng cho xoài
ra hoa đồng loạt.
1.2 Một số côn trùng gây hại trên xoài
1.2.1 Xén tóc đục thân
 Phân loại:
Tên khoa học: Plocaederus ruficornis (Newman)
Họ: Cerambycidae
Bộ: Coleoptera
 Tập quán sinh sống và cách gây hại:

Thành trùng thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn vào đầu mùa mưa khi vừa
trưởng thành.Thành trùng cái đẻ trứng trong các cháng ba của cây, trong các vết
nức hay vết thương ở trên thân cây. Ấu trùng khi mới nở ăn vỏ cây thành những
đường ngoằn ngoèo không đều nhau. Càng lớn ấu trùng ăn càng nhiều và gây ra
tiếng động rất dễ nghe thấy. Sau đó chúng đục vào thân do các vết bệnh trên thân
và đục dần lên. Đôi khi không có điểm thích hợp để đục vào, ấu trùng di chuyển
dần xuống phía dưới gốc và đục vào bên trong làm thành những đường hầm ngoằn
ngoèo bên trong thân, các đường này chứa phân do chúng thải ra (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
 Biện pháp phòng trị:
Không nên chặt hay lột vỏ cây để kích thích cây ra trái vì sẽ tạo nơi thuận tiện
cho thành trùng cái đến đẻ trứng. Có thể dùng bẩy đèn để bắt bớt thành trùng.
Thường xuyên thăm vườn cây và nếu phát hiện thấy cây bị hại nhưng nhẹ thì có
thể dùng cây xoi lỗ xong nhét thuốc trừ sâu dạng hột vào bên trong thân cây, sau
đó trét đất lại (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
1.2.2 Côn trùng đục ngọn, cành non
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), tại ĐBSCL có 6 loài côn trùng gây hại
bằng cách ăn phá trong ngọn, chồi, cành non của cây xoài. Trong đó có 2 loài thuộc
Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) và 4 loài thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera). Hai loài
thuộc Bộ cánh vẩy là Chlumetia transversa (Walker) và Dudua aprobola
(Meyrick). Còn trong 4 loài thuộc Bộ Cánh cứng thì có 2 loài gây hại quan trọng
là Vòi voi 1 và Vòi voi 2 đều chưa định danh.
Dưới đây là thông tin mô tả về 2 loài đã được định danh là Chlumetia
transversa (Walker) và Dudua aprobola (Meyrick):
6


 Chlumetia transversa (Walker)
- Phân loại
Họ: Noctuidae

Bộ: Lepidoptera
 Dudua aprobola (Meyrick)
- Phân loại
Họ: Tortricidae
Bộ: Lepidoptera
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), cách gây hại và biện pháp phòng trị của
cả hai loài này tương tự nhau.
- Tập quán sinh sống và cách gây hại:
Thành trùng đẻ trứng vào ban đêm, trứng được đẻ rãi rác từng cái một trên
chồi non, lá non. Sâu mới nở thường đục ngay vào gân chính, cuống lá non hoặc
chồi non, sau đó sâu chui dần xuống thân xoài non. Chồi bị hại sau đó sẽ bị héo,
khô. Nếu sâu tấn công trên bông sẽ làm bông bị khô và rụng. Trong quá trình gây
hại, sâu cũng được ghi nhận ăn cả lá non (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
- Biện pháp phòng trị:
Vào giai đoạn ra đọt rộ, quan sát chồi, nếu thấy sâu và chồi héo, cần loại bỏ
ngay để diệt sâu hiện diện trong cành non. Khi bị nhiễm có thể sử dụng các loại
thuốc hóa học để phòng trị, có thể sử dụng các loại thuốc gốc lân hoặc gốc cúc tổng
hợp. Điều quan trọng là nên sử dụng thuốc luân phiên để trành tình trạng sâu quen
thuốc (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
1.2.3 Rầy hại bông xoài
Ở đồng bằng sông Cửu Long, thành phần rầy gây hại trên bông gồm ít nhất
ba loài, trong đó quan trọng nhất là Idioscopus nitidulus và Idiocopus clypealis (Lê
Thị Sen, 2000).
Idioscopus nitidulus và Idiocopus clypealis (Mango leafhopper) thuộc chi
Idioscopus, họ Cicadellidae, Bộ Hemiptera, lớp Insecta (CABI, 2012).
 Đặc điểm hình thái
Cả hai loài rầy có hình dạng tương tự nhau, đầu tròn, rộng, cơ thể có dạng
cái nêm. Thành trùng có màu xanh nâu hay xanh nhạt, dài 4 mm, ấu trùng dài 0,9 3,8 mm. màu biến đổi từ trắng đến xanh và đen. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, kích
thước 0,86 x 0,30 mm (Lê Thị Sen, 2000).
 Tập quán gây hại

7


Ấu trùng và thành trùng tập trung chích hút nhựa từ bông xoài. Những bông
xoài bị gây hại nặng có thể bị chuyển màu nâu đen rồi khô, ảnh hưởng đến hình
thành trái, ngoài ra rầy còn tiết ra chất dịch ngọt hấp dẫn sự tấn công của nấm bồ
hóng. Rầy đẻ trứng vào hoa hoặc cành cây xoài (CABI, 2012). Một con cái có thể
đẻ 100 - 200 trứng (Lê Thị Sen, 2000). Cả hai loài Idioscopus nitidulus và
Idiocopus clypealis đều có thời gian ủ trứng 5 – 6 ngày, ấu trùng có 4 tuổi thời gian
tương ứng 7 - 10 ngày (I. nitidulus) và 9 – 12 ngày (I. clypealis). Thành trùng sống
4 - 7 ngày (I. nitidulus) và 3 - 6 ngày (I. clypealis) (Hiremath and Thontadayrya,
1991; trích dẫn bởi Lê Thị Sen, 2000).
 Biện pháp phòng trị
Sau thu hoạch cần tiến hành vệ sinh vườn, cắt tỉa cành nhánh cho thông
thoáng nhằm hạn chế sự gây hại của rầy. Trước giai đoạn ra hoa từ 1 đến 2 tuần có
thể sử dụng bẩy đèn để thu hút thành trùng. Ở những vùng thường xuyên bị nhiễm
rầy, nên phun thuốc hóa học phòng trừ rầy vào giai đoạn hoa vừa nhú.
1.3 Một số bệnh hại quan trọng trên xoài
1.3.1 Bệnh thán thư (Anthracnose)
1.3.1.1Triệu chứng
Trên xoài, bệnh thán thư là bệnh quan trọng nhất, ảnh hưởng đến cây trồng
bằng cách làm hư hại phát hoa, tạo ra những đốm nâu, đen trên lá, và đặc biệt là
gây ra những đốm màu nâu đến đen lõm vào phần thịt trái khi nó gần tới giai đoạn
chín (Agrios, 2005).
Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây.
Trên lá: Vết bệnh lúc đầu là các chấm đen nhỏ. Sau đó, các vết bệnh này lan
ra và liền lại thành mảng lớn, nâu đen và khô lại. Phần diện tích bị bệnh này thường
bị rách và có thể tách rời khỏi phần mô khỏe. Chồi non mới mọc rất dễ bị bệnh.
Trên hoa: Vết bệnh ban đầu cũng là các chấm đen nhỏ phân bố không đều.
Sau đó, vết bệnh lan rộng và liền lại là nguyên nhân làm các hoa rơi rụng.

Trên trái: Bệnh có thể phát triển từ lúc trái non mới hình thành, tạo ra những
đốm đen và làm rụng trái. Trái phát triển đến đường kính khoảng chừng 4 – 5 cm
thì sự xâm nhiễm của mầm bệnh chậm lại hoặc không tạo ra vết bệnh cho đến khi
trái chín. Các vết bệnh lan ra, hình dạng bất định, hình thành các vùng trũng nâu
đen và mềm trên bề mặt trái chín. Trong điều kiện ẩm độ không khí cao, tại các
vùng trũng này sẽ mọc các khối sợi nấm. Vết bệnh cũng có thể xuất hiện ở phần
cuống trái. Bào tử nấm từ các vết bệnh khác trên cây có thể bị rửa trôi đến bám lên
bề mặt của trái. Bào tử cũng tồn tại trong các giọt nước trên bề mặt trái, sau đó nẩy
mầm xâm nhiễm và phát triển vết bệnh suốt trong quá trình chín của trái. Các giọt
8


nước này cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh khác tấn công gây hại
(Cooke et al., 2009).
1.3.1.2Tác nhân
Theo Ploetz (2003) có 3 chủng nấm có quan hệ gần gũi đã được phân loại gây
bệnh thán thư trên xoài:
- Nấm Colletotrichum gloeosporioides Penz & Sacc: Đây là loài nấm sinh sản
vô tính. Giai đoạn sinh sản hữu tính nấm có tên khoa học là Glomerella
cingulata.
- Nấm C. gloeosporioides var minor: Đây là loài có quan hệ gần gũi với loài C.
gloeosporioides Penz & Sacc nhưng bào tử đính có kích thước nhỏ hơn. Theo
Honger (2014), loài C. gloeosporioides var minor chỉ được ghi nhận xuất hiện
ở Australia.
- Nấm C. acutatum: Đây là loài nấm sinh sản vô tính. Giai đoạn sinh sản hửu
tính nấm có tên khoa học G. acutata.
1.3.1.3Biện pháp quản lý
 Biện pháp cánh tác:
Cắt tỉa cành bệnh, tạo tán lá thông thoáng để hạn chế sự lây lan, phát triển của
mầm bệnh. Nấm C. gloeosporioides dễ dàng xâm nhiễm và gây bệnh khi có vết

thương trên mô cây. Do đó, phải vệ sinh dụng cụ cắt tỉa và tránh các hành động làm
tổn thương không cần thiết (Vũ Triệu Mân, 2007).
 Biện pháp hóa học:
Áp dụng thuốc trừ nấm vào giai đoạn bông và trái để làm giảm thiệt hại do
bệnh. Nếu phòng trị bệnh trước khi cây ra hoa sẽ tăng khả năng đậu trái (Jeffries et
al., 1990 trích dẫn bởi Ploetz, 2003).
Sử dụng Mancozeb với nồng độ 200 g/100 lít nước để phun vào giai đoạn ra
hoa để bảo vệ phát hoa. Nếu trời mưa, việc phối trộn Mancozeb với Prochloraz sẽ
hiệu quả hơn. Đối với công tác bảo quản trái sau thu hoạch nên áp dụng nhúng quả
vào dung dịch nước nóng có chứa benomyl trong 5 phút (Vũ Triệu Mân, 2007).
Nước được sử dụng để nhúng xoài có nhiệt độ khoảng 55oC nhúng trong 5 phút,
còn khi áp dụng thêm thuốc trừ bệnh (benomyl hoặc imazalil) trong nước thì nên
giảm nhiệt độ của nước xuống khoảng 52-53oC (Ploetz, 2003).
Phòng trị bệnh thán thư trên các giống xoài mẫn cảm với mầm bệnh và trong
môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh cần phải áp dụng thuốc trừ
nầm theo định kỳ. Chọn đúng thời điểm và số lần phun thuốc là rất quan trọng trong
việc kiểm soát bệnh thán thư. Nên bắt đầu phun thuốc khi phát hoa xoài vừa nhú
cho đến khi trái có đường kính khoảng 2,5-5 cm (Nelson, 2008).
9


 Biện pháp sinh học:
Theo nghiên cứu của Admasu, W. & ctv (2013), các loài nấm Trichoderma
spp. và vi khuẩn vùng rễ Bacillus spp. thể hiện khả năng đối kháng tích cực với
nấm C. gloeosporioides trên môi trường PDA. Kết quả này hứa hẹn sẽ tìm ra một
biện pháp phòng trừ sinh học có triển vọng đến với bệnh thán thư trên xoài.
1.3.2 Bệnh đốm đen vi khuẩn (Bacterial black spot)
1.3.2.1Triệu chứng
Trên lá: Vết bệnh có màu nâu đến đen, hơi lồi lên bề mặt lá và có độ nhớt.
Vết bệnh lan rộng với dịch nhựa cây và vi khuẩn. Thông thường, vết bệnh bị giới

hạn bởi gân lá. Bệnh có thể xuất hiện trên các đọt non, tán lá trưởng thành và các
phần bị tổn thương của cây. Bao quanh vết bệnh là viền vàng và có thể trở nên xám
và theo thời gian có thể bị tách khỏi phiến lá. So với vết bệnh thán thư, vết bệnh vi
khuẩn có màu tối hơn và nhiều gốc cạnh rõ nét, thường có độ nổi so với bề mặt lá.
Bệnh còn tấn công cuống lá và cành non. Các vết bệnh gần nhau có thể liền lại và
phá hủy một diện tích lớn của lá.
Trên trái: Ban đầu vết bệnh thường xuất hiện từ các khí khổng bất kỳ, đẫm
nước tạo ra các đốm bởi sự xâm nhiễm của giọt vi khuẩn. Các vết bệnh li ti này
nằm sát nhau và nhìn có vẻ giống vết chích của ruồi đục trái gây ra. Vết bệnh không
ăn sâu, gây biến dạng bề mặt trái và làm giảm phẩm chất của trái. Tổn thương do
vết bệnh gây ra trên trái có ảnh hưởng quan trọng nhất về phương diện kinh tế
(Cooke et al., 2009).
1.3.2.2Tác nhân
Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. mangiferaeindicae gây ra
(Cooke et al., 2009; Ploetz, 2003). Đây là loại vi khuẩn gam âm, hình que, có 1 roi
ở một đầu và có kích thước khoảng 0,4 – 0,5 x 1,0 – 1,5 µm (Ploetz, 2003).
1.3.2.3Biện pháp quản lý
 Biện pháp canh tác
Thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn và sử dụng cây giống sạch bệnh rõ
nguồn gốc sẽ giúp ngăn ngừa bệnh. Tuyển chọn những trái sạch bệnh để tránh bệnh
lây lan đảm bảo hiệu quả kinh tế (Prakash et al., 1994 được trích dẫn bởi Naqvi,
2004).
 Biện pháp hóa học
Trong suốt mùa mưa, cần áp dụng thuốc trừ vi khuẩn để khống chế bệnh. Tập
trung phun thuốc đúng thời điểm mang trái để bảo vệ trái (Ploetz, 2003).

10


Hai loại hoạt chất streptocycline ở nồng độ 300 ppm và copper oxychloride ở

nồng độ 0.3% cho hiệu quả phòng trị bệnh vi khuẩn trên xoài. Phun Bavistin (1.000
ppm) định kỳ hàng tháng cũng có hiệu quả làm giảm thiệt hại của bệnh. Ngoài ra,
Bavistin (1000 ppm) cũng được tiêm vào thân cây xoài khoảng từ 3 - 5 năm tuổi
cho thấy hiệu quả phòng trị bệnh (Naqvi, 2004).
 Biện pháp sinh học
Vi khuẩn Bacillus coagulans có hiệu quả đối kháng với vi khuẩn
Xanthomonas campestris pv. Mangiferaeindicae. Đây là loài vi khuẩn có tiềm năng
trong việc phòng trị bệnh đổm vi khuẩn trên xoài. Bên cạnh loài vi khuẩn trên, hai
loài vi khuẩn B. subtilis và B. amyloliquifaciers còn cho hiệu quả đối kháng cao
hơn và có triển vọng phát triển một biện pháp phòng trị sinh học hiệu quả đối với
bệnh này (Naqvi, 2004).
1.4 Phân loại và đặc điểm của nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên xoài
1.4.1 Đặc điểm các loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên xoài
*Colletotrichum gloeosporioides:
Đây là loài nấm có phổ ký chủ rộng nhất trong chi Colletotrichum. Gây ra
bệnh trên nhiều loại cây trồng quan trọng như: bơ, sầu riêng, mít, ổi, đu đủ, măng
cụt, mẵng cầu xiêm, chôm chôm, na, vải, xoài.
Trên môi trường PDA, khuẩn lạc có màu từ trắng đến xám tối. Bào tử đính
trong suốt, đơn bào, hình trụ vởi hai đầu dạng tù tròn hoặc hình elip với hai đầu
tròn hẹp dần về đỉnh và có kích thước dao động trong khoảng 7 - 20 x 2,5 - 5 µm.
Bào tử nang cũng có dạng đơn bào, trong suốt nhưng hình cong và có kích thước
dao động trong khoảng 14 - 20 x 5 - 6 µm. Gai nấm có màu nâu, kích thước dao
động trong khoảng 4 - 8 x 200 µm, bao gồm từ 2 đến 5 tế bào.
Bào tử đính có vai trò rất quan trọng trong việc lây nhiễm bệnh. Nhiệt độ 25
o
- 30 C và ẩm độ cao là điều kiện cần thiết cho sự nẩy mầm và xâm nhiểm của bào
tử (Ploetz, 2003).

11



×