Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Pháp luật về các hình thức khuyến mại và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 76 trang )

VŨ BẰNG THƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬT KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

VŨ BẰNG THƯƠNG
2013 - 2015

HÀ NỘI – 2015

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
VŨ BẰNG THƯƠNG


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ ĐÌNH VINH
HÀ NỘI – 2015

ii


LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả, các số liệu trong luận văn
là trung thực, không sao chép của công trình khác đã được công bố. Nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2015
Tác giả

Vũ Bằng Thương

iii


LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại Viện Đại học Mở Hà Nội, để hoàn thành
luận văn " Pháp luật về các hình thức khuyến mại và thực tiễn thi hành trên

địa bàn thành phố Hà Nội", tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của các cá
nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Đình Vinh đã
hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại
cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong hai năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau
đại học, Viện Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2015
Tác giả

Vũ Bằng Thương

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 3

5. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 4
8. Đóng góp của Luận văn ....................................................................................... 5
8.1. Đóng góp về mặt lý luận ................................................................................... 5
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ................................................................................ 5
9. Kết cấu của Luận văn .......................................................................................... 5
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI VÀ PHÁP
LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI ...................................................... 7
1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của hoạt động khuyến mại và pháp luật về
khuyến mại .............................................................................................................. 7
1.2. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của khuyến mại ................................................. 10
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 10
1.2.2. Đặc điểm pháp lý của khuyến mại ............................................................... 11

v


1.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về các hình thức khuyến mại theo quy định của
pháp luật hiện hành................................................................................................ 12
1.3.1. Các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật hiện hành................ 12
1.3.2. Các nguyên tắc khi thực hiện khuyến mại .................................................... 26
1.3.3. Các hình thức khuyến mại bị cấm ................................................................ 28
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC
KHUYẾN MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................... 38
2.1. Thực trạng tình hình hoạt động khuyến mại trên địa bàn thành phố Hà Nội .... 38
2.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về khuyến mại từ thực tiễn áp
dụng tại địa bàn thành phố Hà Nội......................................................................... 47
2.2.1 Nhiều quy định của pháp luật còn mập mờ, khó áp dụng .............................. 48
2.2.2. Một số quy định của pháp luật còn bất hợp lý .............................................. 48

2.2.3. Các quy định về chế tài còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm. ... 50
2.3. Những hạn chế, bất cập trong công tác thực thi pháp luật và quản lý nhà nước
về các hình thức khuyến mại. ................................................................................ 50
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU LỰC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI ... 53
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về các hình
thức khuyến mại .................................................................................................... 53
3.1.1. Yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và môi trường kinh
doanh đồng bộ. ...................................................................................................... 53
3.1.2. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. ................................................................ 54
3.1.3. Yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng. ................... 55
3.2. Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về các hình
thức khuyến mại. ................................................................................................... 55
vi


3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
các hình thức khuyến mại ...................................................................................... 56
3.3.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về các hình thức khuyến mại ............. 56
3.3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về các hình thức khuyến
mại. ....................................................................................................................... 61
3.3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của người tiêu dùng trong hoạt động khuyến
mại ........................................................................................................................ 63
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 68

vii


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường, quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp được pháp
luật ghi nhận và bảo vệ. Các thương nhân được tự do lựa chọn ngành nghề, hình
thức và phương thức tổ chức hoạt động kinh doanh. Từ đó, việc các doanh nghiệp
trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh có sự cạnh tranh lẫn nhau, tranh giành
thị trường là điều không thể tránh khỏi. Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp
sử dụng mọi giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ
như: Tuyên truyền, giới thiệu, khuyếch trương hàng hóa, dịch vụ, tổ chức việc bán
hàng có giảm giá, phát quà tặng... Các hoạt động này được gọi chung là xúc tiến
thương mại.
Khuyến mại là một trong những hình thức xúc tiến thương mại phổ biến
nhất được thương nhân lựa chọn. Khuyến mại là cách thức ngắn nhất và đơn giản
nhất để đưa sản phẩm, dịch vụ thâm nhập vào thị trường. Khuyến mại kích thích
nhu cầu mua sắm một sản phẩm, dịch vụ nào đó và qua đó tăng cường cơ hội bán
hàng, cung cấp dịch vụ cho thương nhân. Bên cạnh đó khuyến mại còn góp phần
định hướng cho người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nhận biết được xu hướng tiêu
dùng lành mạnh, tiếp cận được những sản phẩm có uy tín, chất lượng.
Khuyến mại nếu được áp dụng phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức
kinh doanh sẽ góp phần tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thương nhân, thúc
đẩy thương mại phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động khuyến mại lành
mạnh thì cũng có không ít thương nhân vì lợi ích của mình mà thực hiện những
hành vi khuyến mại trái pháp luật, vi phạm đạo đức và chuẩn mực kinh doanh.
Những hành vi khuyến mại không lành mạnh đó sẽ làm méo mó hoạt động thương

1


mại, làm xấu môi trường kinh doanh và xâm hại quyền lợi của các đối thủ cạnh

tranh và người tiêu dùng.
Hiện nay, hoạt động khuyến mại đang diễn ra hết sức đa dạng, phong phú và
phức tạp tại các trung tâm lớn mà thành phố Hà Nội là một ví dụ. Cùng với việc
đem đến bức tranh sôi động cho kinh tế của các địa phương này và cả nước nói
chung, các hoạt động khuyến mại cũng đang chứa đựng nhiều bất cập, thậm chí
vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật và sự quản lý của nhà nước, đe doạ đến trật tự
quản lý kinh tế và quyền lợi của các thương nhân làm ăn chân chính và người tiêu
dùng. Tình hình đó có nguyên nhân từ những quy định bất cập của pháp luật, cộng
với sự lung túng, buông lỏng quản lý của các cơ quan có thẩm quyển. Xuất phát từ
lý do đó, tác giả đã chọn đề tài "Pháp luật về các hình thức khuyến mại và thực
tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội" để làm Luận văn thạc sỹ Luật học
của mình, với mong muốn góp phần làm sáng tỏ những cơ sở lý luận và thực tiễn,
những bất cập của pháp luật thực định về các hình thức khuyến mại và thực tiễn thi
hành trên địa bàn một trong những trung tâm kinh tế của cả nước. Từ đó đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý cũng như nâng cao năng lực thực
thi pháp luật về khuyến mại trên địa bàn Hà Nội và cả nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về các hình thức khuyến mại là một vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn, do vậy đã thu thút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhà khoa
học, nhà quản lý và các sinh viên. Thời gian qua đã có một số công trình nghiên
cứu, bài viết về đề tài này được công bố như: TS. Nguyễn Thị Dung (2007), Pháp
luật về khuyến mại – Một số vướng mắc về lý luận và thực tiễn, Tạp chí Luật học
số7/2007; Bùi Thị Keng (2008), Những hình thức pháp lý để xúc tiến thương mại,
Luận văn thạc sĩ luật học; Nguyễn Thanh Tú (2009), Tìm hiểu pháp luật khuyến mại
ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận và
thực tiễn pháp lý về các hình thức khuyến mại, nhưng ở bình diện chung nhất mà

2



không gắn với một địa bàn cụ thể nào. Mặt khác, các công trình nghiên cứu đó đều
đã được thực hiện khá lâu nên những thông tin và vấn đề nghiên cứu không còn
mang tính cập nhật. Với việc thực hiện đề tài này, tác giả gắn việc nghiên cứu lý
luận và thực tiễn pháp lý về hoạt động khuyến mại với thực tế tại một địa bàn cụ thể
là thành phố Hà Nội, nơi được cho là hội tụ tất cả các sắc thái của hoạt động khuyến
mại hiện nay. Vì vậy, đề tài này có tính mới và không trùng lặp với các đề tài
nghiên cứu đã được công bố trước đây.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp lý về hoạt động khuyến mại
nói chung, gắn với thực tế tại địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn sẽ nêu lên những
vấn đề tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức
khuyến mại cũng như thực tiễn thi hành các quy định đó. Trên cơ sở đó, Luận văn
đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực
thi hành pháp luật về khuyến mại trong thực tiễn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài, Luận văn đặt
ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các hình thức khuyến mại và pháp
luật về các hình thức khuyến mại dưới góc độ khoa học pháp lý của Việt Nam và
các nước nói chung.
- Phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về các hình
thức khuyến mại và thực tiễn áp dụng tại địa bàn thành phố Hà Nội;
-Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật về các hình thức khuyến mại cũng như nâng cao hiệu lực thi hành
trong thực tiễn.

3



5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống lý luận pháp lý; các quy định
của pháp luật hiện hành về các hình thức khuyến mại và thực tiễn thi hành pháp luật
về các hình thức khuyến mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Những vấn đề lý luận pháp lý về cá hình thức khuyến mại dưới góc độ khoa
học pháp lý các nước và Việt Nam;
- Hệ thống pháp luật thực định về các hình thức khuyến mại được quy định
trongLuật thương mại năm 2005, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết luật Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại,
Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại;
- Thực tiễn thi hành pháp luật về các hình thức khuyến mại trên địa bàn Hà
Nội kể từ khi Luật Thương mại 2005 được ban hành cho đến nay.
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ thống các quan điểm, học
thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan
điểm, chính sách về thương mại nói chung, về hoạt động khuyến mại nói riêng của
Đảng và Nhà nước ta được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và hệ thống
phápluật của Nhà nước.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp:
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, lý thuyết hệ thống, quy nạp, diễn dịch,
lôgic,... kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn. Các phương pháp được sử
dụng nhằm làm rõ nội dung cơ bản của đề tài nghiên cứu, bảo đảm tính khoa học và

4



lôgic giữa các vấn đề được nêu ra. Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa, phát triển các
kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài nhằm làm rõ
những vấn đề chính của luận văn.
8. Đóng góp của Luận văn
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về các hình thức khuyến
mại ở Việt Nam, đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật về các hình thức khuyến
mại trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn góp phần làm phong phú thêm các
quan điểm, nhận thức và các luận cứ khoa học, thực tiễn về các vấn đề thuộc đối
tượng nghiên cứu của đề tài.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu
lực thi hành pháp luật về các hình thức khuyến mại ở Việt Nam; tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để thúc đẩy các hoạt động thương mại, góp phần
phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị tham khảo đối với các nhà
nghiên cứu, nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách, pháp luật và hoàn thiện
các quy định hiện hành về các hình thức khuyến mại của thương nhân cũng như
trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực thi của các quy định này. Ngoài ra,
Luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy pháp
luật về cạnh tranh.
9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về các hình thức khuyến mại và pháp luật về các hình
thức khuyến mại

5



Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về các hình thức khuyến mại trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thi hành
pháp luật về các hình thức khuyến mại

6


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI VÀ
PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI

1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của hoạt động khuyến mại và pháp luật về
khuyến mại
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, hàng hóa được đưa ra thị trường với
một khối lượng lớn và ngày càng đa dạng, phong phú, hoạt động thương mại ngày
càng trở nên sôi động, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn làm cho vấn đề tiêu thụ
hàng hóa trở thành vấn đề sống còn và là mối quan tâm hàng đầu đối với các thương
nhân. Hoạt động xúc tiến thương mại chỉ hình thành trong cơ chế thị trường khi mà
có nhiều thương nhân cùng có khả năng cung cấp một loại hàng hóa, dịch vụ còn
người tiêu dùng có quyền lựa chọn để mua hàng hoá hoặc dịch vụ phù hợp với nhu
cầu của mình.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thông qua các chỉ tiêu kế hoạch,
Nhà nước là người quyết định cả ba khâu: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và
sản xuất cho ai. Trong lĩnh vực thương mại, hoạt động mua bán sản phẩm (bao gồm
cả việc mua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất), việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất
và vấn đề giá cả của sản phẩm, dịch vụ đều do Nhà nước quy định và được diễn ra
theo kế hoạch. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nhà nước độc quyền về thương mại, việc
mua bán theo chỉ tiêu và địa chỉ định sẵn, việc hạch toán kinh doanh chỉ là hình
thức và tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp bị triệt tiêu. Khi mà người sản

xuất biết được sản phẩm của mình đã có người mua, thậm chí ngay cả khi sản phẩm
đó chưa được sản xuất ra, khi mà các doanh nghiệp thương mại luôn biết chắc chắn
rằng hàng hóa của mình kinh doanh là bán được thì họ không cần phải quan tâm
hiệu quả của quá trình kinh doanh, không cần tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Việc
nghiên cứu nhu cầu khách hàng, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến
7


lược xúc tiến để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng trở nên không cần thiết
đối với các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp không cần thiết
phải tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, không cần thiết
phải thực hiện quảng cáo, khuyến mại...
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu bước ngoặt ở Việt Nam, đặc
biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế từ chỉ huy, tập trung quan liêu, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh
nghiệp tự hạch toán và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Vì vậy,
các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh, giành giật để tìm kiếm cơ hội kinh doanh nếu
không thì họ sẽ bị loại khỏi thị trường. Xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược nghiên cứu thị trường, phân tích hành vi và
nhu cầu của người tiêu dùng, tìm mọi cách để tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch
vụ. Ngoài việc thực hiện tốt khâu sản xuất, sản phẩm đảm bảo đạt chất lượng tốt thì
cần phải thu hút sự quan tâm và kích thích nhu cầu sử dụng hàng hóa và dịch vụ của
khách hàng. Ngày nay, hàng hóa và dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều, cùng chủng
loại và chất lượng tương đối ngang nhau, vì vậy chúng mang đến cho khách hàng
nhiều sự lựa chọn. Do đó, các thương nhân cần phải tạo ra sự khác biệt giữa sản
phẩm của mình với sản phẩm của các thương nhân khác, đó chính là cơ sở để khách
hàng lựa chọn sản phẩm của mình trong số hàng loạt các sản phẩm tương tự. Điểm
khác biệt đó chính là những lợi ích nhất định mà các thương nhân dành cho khách
hàng thông qua các chương trình khuyến mại. Chương trình khuyến mại được thực

hiện dưới nhiều hình thức như là giới thiệu sản phẩm, tặng hàng mẫu, giảm giá sản
phẩm, mua hàng có thưởng...
Nói tóm lại, khuyến mại luôn là một hoạt động ưu tiên trong chiến lược kinh
doanh của các thương nhân và đó chính là xu thế phổ biến hiện nay trong cộng đồng
các thương nhân bất kể tính đặc thù của các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác
nhau.

8


Cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình kinh doanh, kéo theo sự gia
tăng mạnh mẽ số lượng các thương nhân tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường đưa ra nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, pháp
luật thương mại nói chung và pháp luật khuyến mại nói riêng trở nên có vị trí quan
trọng. Văn bản đầu tiên điều chỉnh về hoạt động xúc tiến thương mại được ban hành
ngày 01/8/1994 là Quyết định số 390/TTg ban hành quy chế về hội chợ, triển lãm
thương mại. Tiếp đó là Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994 quy định về hoạt
động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, những văn bản này đều là
những văn bản dưới luật và chưa điều chỉnh hết các hành vi xúc tiến thương mại.
Tiếp theo là Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994 quy định về hoạt động quảng
cáo trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, những văn bản này đều là những văn bản
dưới luật và chưa điều chỉnh hết tất cả hành vi xúc tiến thương mại, hoạt động đang
diễn ra mạnh mẽ và có nhiều hình thức đa dạng trong môi trường kinh doanh. Luật
Thương mại năm 1997 ra đời đánh dấu sự phát triển cao hơn vì nó đã bổ sung thêm
nhiều hình thức hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là hình thức khuyến mại
được đưa vào điều chỉnh ở một văn bản pháp lý cao hơn. Nhằm đáp ứng nhu cầu
điều chỉnh của hoạt động thương mại, ngày 05/5/1999 Chính phủ ban hành Nghị
định số 32/1999/NĐ-CP về hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội
chợ triển lãm thương mại. Khi các quan hệ thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ
và phức tạp thì lúc này các văn bản hiện hành không còn phù hợp để điều chỉnh các

vấn đề mới phát sinh do đó những văn bản mới ra đời là một tất yếu, vì vậy, Luật
Thương mại năm 2005 ra đời nhằm điều chỉnh những vấn đề mà Luật Thương mại
năm 1997 chưa kịp điều chỉnh.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính cạnh tranh của các thương nhân, bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nhiều văn
bản pháp luật liên quan cũng được ban hành để điều chỉnh vấn đề này. Cụ thể là
Luật Cạnh tranh năm 2004, Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính
phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Pháp lệnh Bảo
vệ người tiêu dùng năm 1999 được thay thế bằng Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm
9


2010, Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thương mại , đã được thay thế bằng Nghị định số 06/2008/NĐ-CP
ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Thông tư liên tịch
số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06/7/2007 của Bộ Thương mại và Bộ Tài chính
hướng dẫn một số điều về khuyến mại và hội chợ triển lãm thương mại quy định tại
Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Hiện nay, có rất nhiều văn bản điều chỉnh về hoạt động xúc tiến thương mại
nói chung và hoạt động khuyến mại nói riêng. Tuy còn chưa thực sự hoàn chỉnh
nhưng các văn bản nói trên đã góp phần điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh
trong lĩnh vực hoạt động khuyến mại, làm cho hoạt động cạnh tranh càng lành mạnh
hơn, góp phần đưa nền kinh tế phát triển. Đồng thời, các văn bản pháp luật này
đang không ngừng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế.
1.2. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của khuyến mại
1.2.1. Khái niệm

Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 đưa ra định nghĩa về khuyến mại
như sau:“Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc
tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định”.
Như vậy, khuyến mại là cách thức, biện pháp thu hút sự quan tâm của khách
hàng đối với hàng hoá, dịch vụ do thương nhân cung cấp thông qua việc dành cho
khách hàng những lợi ích nhất định, bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hoặc
lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Thông qua việc dành tặng
các lợi ích cho khách hàng sẽ tác động đến tâm lý, nhu cầu và quyết định mua hàng,
sử dụng dịch vụ của khách hàng nhằm giúp thương nhân tiêu thụ được hàng hóa,
10


dịch vụ của mình. Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi ích vật chất nhất định
để tác động tới thái độ và hành vi mua bán của họ là đặc trưng của khuyến mại để
phân biệt với các hình thức xúc tiến thương mại khác.
1.2.2. Đặc điểm pháp lý của khuyến mại
1.2.2.1. Về chủ thể:
Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại phải là thương nhân. Theo quy định
của Luật Thương mại 2005, mọi thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện
việc khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ do mình cung cấp. Ngoài ra, thương
nhân cũng có thể thực hiện dịch vụ khuyến mại đối với hàng hoá, dịch vụ do thương
nhân khác cung cấp thông qua hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có
nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại. Trong trường
hợp này, thương nhân thực diện dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác phải đáp
ứng những điều kiện nhất định do pháp luật quy định.
1.2.2.2 Về cách thức xúc tiến thương mại:
Thương nhân sẽ đạt được mục đích kích thích nhu cầu mua sắm, sử dụng
dịch vụ của khách hàng bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái cạnh tranh,

phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thương trường và điều kiện kinh tế dành cho
khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là những lợi ích
vật chất như tặng quà, tặng hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá … hoặc là
lợi ích phi vật chất như tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa,
nghệ thuật... Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc các trung
gian phân phối như các đại lý bán hàng.
1.2.2.3 Mục đích của khuyến mại:
Mặc dù khuyến mại cũng có mục đích xúc tiến việc bán hàng và cung ứng
dịch vụ như các hình thức xúc tiến thương mại khác nhưng để thực hiện mục đích
này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử

11


dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới, kích thích trung gian
phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt
mua… thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch
vụ liên quan.
1.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về các hình thức khuyến mại theo quy
định của pháp luật hiện hành
1.3.1. Các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật hiện hành
1.3.1.1. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải
trả tiền
Đây là hình thức khuyến mại mà thương nhân tung hàng mẫu, dịch vụ mẫu
tặng cho khách hàng dùng thử miễn phí để tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận trực
tiếp với sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp, qua đó giúp khách hàng làm quen với
sản phẩm, dịch vụ của mình, đồng thời thăm dò phản ứng của khách hàng về các
sản phẩm, dịch vụ đó. Đưa hàng mẫu cho khách hàng dùng thử còn là một chiêu
quảng cáo hiệu quả mà thương nhân sử dụng để chứng minh với khách hàng về chất
lượng hàng hoá của mình so với các thông tin mà doanh nghiệp đã công bố.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2006/NĐ-CP, hàng mẫu đưa cho
khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá, dịch
vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị
trường. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ
nghĩa vụ thanh toán nào. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo
hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng
của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên
quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu. Khi phát hàng mẫu, cung ứng dịch
vụ mẫu cho khách hàng thì phải phát kèm với những chỉ dẫn sử dụng, những tính
năng, công dụng, khuyến cáo từ nhà sản xuất để không gây nhầm lẫn dẫn đến nguy
hiểm cho người tiêu dùng, làm mất hình tượng tốt về sản phẩm cũng như thiệt hại
cho nhà sản xuất.
12


Hàng mẫu là phiên bản nhỏ hơn sản phẩm thực tế, chưa một lượng vừa đủ
để người tiêu dùng có thể đánh giá được các tính chất của sản phẩm. Thông thường
hàng mẫu có khối lượng nhỏ hơn so với khối lượng thực tế của sản phẩm, ví dụ: sữa
rửa mặt, dầu gội đầu, kem đánh răng... Nhưng đối với những loại sản phẩm có kích
thước và khối lượng nhỏ như: nước giải khát, xà phòng cục, cà phê hòa tan, mì ăn
liền.... thì thương nhân có thể sử dụng chính sản phẩm thực tế do mình cung cấp để
làm hàng mẫu khuyến mại.
Về phương thức thực hiện khuyến mại, hàng mẫu có thể được phát cho mọi
khách hàng tại địa điểm công cộng như tại các hội chợ, triển lãm… Hàng mẫu cũng
có thể được trao đến tận tay các khách hàng mục tiêu mà thương nhân nhắm tới.
Thậm chí hàng mẫu còn được thương nhân phát cho khách hàng của đối thủ cạnh
tranh để họ so sánh với các sản phẩm cạnh tranh mà họ đang sử dụng.
Việc đưa hàng mẫu, dịch vụ mẫu cho khách hàng dùng thử là cách thức
khuyến mại đem lại hiệu quả cao, nhưng cũng là hình thức khuyến mại có chi phí
tốn kém. Do vậy, khi sử dụng hình thức khuyến mại này đòi hòi thương nhân phải

có một tiềm lực về tài chính sản phẩm, dịch vụ khuyến mại phải có một dung lượng
thị phần đáng kể trên thị trường. Việc phát hàng mẫu phải duy trì thường xuyên,
liên tục trong một khoảng thời gian nhất định thì mới đem lại hiệu quả, nếu không
thì việc khuyến mại sẽ giảm tác dụng và gây lãng phí cho thương nhân.
1.3.1.2. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền
Thương nhân được phép tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng
không thu tiền để thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại. Tặng quà được thực hiện
đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của thương
nhân. Hàng hóa, dịch vụ dùng làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương
nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác. Việc luật
pháp cho phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để phát tặng vừa là
để tăng tính hấp dẫn của việc khuyến mại, vừa khuyến khích sự liên kết của các
thương nhân trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát huy lợi thế của mỗi

13


bên. Việc tặng quà trong trường hợp này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua
sắm, sử dụng dịch vụ mà thương nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng
hóa, dịch vụ của nhau.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 37/2006/NĐ-CP, thương nhân thực hiện
chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng
dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá, tặng cho khách hàng, dịch vụ
không thu tiền và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến
việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó. Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì hàng hóa dùng
tặng kèm nên sử dụng hàng hóa do chính hãng của doanh nghiệp tự sản xuất. Hàng
hóa tặng kèm phải độc đáo, gây ấn tượng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của
người tiêu dùng, đặc biệt hàng hóa tặng kèm phải làm nổi bật sản phẩm chính, khi
thấy nó khiến người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm chính.

Hạn mức tối đa về giá trị quà tặng hàng hóa, giá trị dịch vụ mà thương nhân
dành cho khách hàng không bị hạn chế. Nhưng theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định
37/2006/NĐ-CP thì tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà
thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá
50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại. Quy định này có mục đích
vừa bảo đảm tính chủ động cho thương nhân thực hiện khuyến mại, vừa ngăn ngừa
hành vi bán phá giá nhằm cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc tặng hàng
hóa cho khách hàng.
Về phương thức thực hiện của hình thức khuyến mại này cũng rất đa dạng,
phong phú. Hình thức tặng hàng hóa, quà tặng kèm là hình thức khi khách hàng
mua một sản phẩm được tặng kèm thêm một món hàng nhưng giá không đổi. Ví dụ:
mua dầu gội đầu được tặng kèm dầu xả tóc, mua bột giặt được tặng kèm nước xả
quần áo, mua kem đánh răng tặng ly, mua (đổi) bình ga được tặng tạp dề nấu bếp....

14


Dưới đây là một ví dụ về khuyến mại bằng hình thức tặng quà:
Từ ngày 04/05/2015 đến 31/07/2015, Công ty Việt Nam Suzuki dành nhiều
quà hấp dẫn cho tất cả các khách hàng mua xe Suzuki tại đại lý chính thức của
Công ty Việt Nam Suzuki trên toàn quốc. Mua xe Suzuki Impulse 125Fi và xe Suzuki
Axelo 125 được hỗ trợ 500.000 VNĐ tiền lệ phí trước bạ và tặng áo thun GP, mua
xe Suzuki Raider R150 được tặng 01 nón bảo hiểm thể thao và áo thun GP, mua các
dòng xe khác được tặng áo thun....1.
Ngoài ra, việc triển khai các dịch vụ hậu mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng
cũng là một phương thức khuyến mại được các thương nhân quan tâm áp dụng.
Dịch vụ hậu mãi là các hoạt động sau bán hàng để xử lý các vấn đề phát sinh liên
quan đến sản phẩm, qua đó đảm bảo sự hài lòng của khách hàng trong việc tiêu
dùng sản phẩm. Các dịch vụ hậu mãi tương đối đa dạng, bao gồm hướng dẫn sử
dụng, lắp đặt, kiểm tra miễn phí, bảo hành, bảo dưỡng, đại tu và sửa chữa sản phẩm

trong các trường hợp trục trặc, bị hỏng. Trong nhiều trường hợp, hậu mãi bao gồm
việc nhận lại hàng hóa khi khách hàng cho rằng sản phẩm đó không phù hợp với
nhu cầu của họ.
Dưới đây là một ví dụ về dịch vụ hậu mãi:
Kể từ ngày 1/7/2015 – 10/7/2015, HKbike chính thức triển khai "Ngày hội
Tân trang" quý III/2015 trên phạm vi toàn quốc. Trong 10 ngày tân trang, khi mang
xe đạp điện của HKbike đến bất cứ showroom nào thuộc hệ thống đại lý phân phối
của hãng này, người dùng sẽ được hưởng gói dịch vụ tân trang bao gồm: bảo
dưỡng, thay thế phụ tùng trực tiếp tại showroom, tra dầu, thay ốc, nâng yên, đánh
bóng, cân chỉnh phanh, tăng xích, kiểm tra nguồn điện, bơm lốp, lau bóng, rửa xe

1

Chương trình khuyến mại: Vút gió ngày hè, truy cập
ngày 17/7/2015.

15


tại các địa điểm được các đại lý bố trí sẵn,... Toàn bộ những dịch vụ chăm sóc xe
đạp điện này đều được miễn phí.2
Theo quy định của pháp luật thì hình thức hàng mẫu và tặng hàng hóa chủ
yếu chỉ được phân biệt với nhau ở hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Thương
nhân chỉ có thể sử dụng hàng hóa mà mình đang bán hoặc sẽ bán trên thị trường để
làm hàng mẫu. Trong khi đó, hàng hóa, dịch vụ dùng để tặng có thể là hàng hóa,
dịch vụ do thương nhân khác kinh doanh. Trong trường hợp thương nhân dùng hàng
hóa, dịch vụ do mình kinh doanh để khuyến mại, sẽ không có tiêu chí cụ thể để
phân biệt giữa hình thức hàng mẫu và hình thức tặng quà. Vì vậy, các cơ quan có
thẩm quyền cần phải ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về cách phân biệt giữa
hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu không phải trả tiền và hình thức

tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo
việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
1.3.1.3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng
dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông
báo hay còn gọi là hình thức giảm giá.
Giảm giá là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với
giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp dụng
trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng ký hoặc thông báo. Đây là một
hình thức xúc tiến thương mại khá phổ biến, thường được tổ chức nhân dịp khai
trương, sinh nhật cửa hàng, siêu thị hay những ngày lễ lớn trong năm. Tùy theo
doanh nghiệp thực hiện khuyến mại mà mức giảm giá có thể là giảm theo tỷ lệ phần
trăm hay giảm theo một giá trị nhất định. Chẳng hạn, nhân dịp khuyến mại sản
phẩm giảm 20%, các sản phẩm khác giảm 30% so với các sản phẩm trước đó; tất cả
các sản phẩm đều đồng loạt giảm 500.000 đồng trong một thời gian nhất định...
2

Chương trình khuyến mại "Ngày hội Tân trang", truy cập ngày 17/7/2015.

16


Hình thức khuyến mại giảm giá có tác dụng thúc đẩy sự tiêu thụ đối với mặt hàng
hóa cần tăng doanh số hoặc hàng hóa tồn đọng. Trong trường hợp này, thương nhân
chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận bằng việc giảm giá bán để kích thích sức
mua của khác hàng đối với mặt hàng này. Đây là hình thức hấp dẫn khách hàng vì
nó đánh vào tâm lý tiêu thụ của họ, khách hàng có thể nhận thấy lợi ích bằng cách
so sánh giá cả chênh lệch trước và trong thời gian khuyến mại.
Dưới đây là một ví dụ về khuyến mại bán hàng giảm giá:
Từ ngày 18/7 đến 19/7/2015, khi tới tham quan và mua sắm tại các gian
hàng Nine West , khách hàng sẽ được giảm 50% một số sản phẩm trong BST hè

2015, giảm 15% toàn bộ hàng nguyên giá.3
Khi khuyến mại theo cách thức này, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, chống hành vi bán phá giá, luật pháp thường có quy định giới hạn mức độ
giảm giá đối với từng đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Việc giới hạn này là cần thiết để
đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp xúc tiến thương mại, của người tiêu dùng, khách
hàng và của thương nhân khác. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 37/3006/NĐCP, mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được
vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Không
được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng
hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể. Không được giảm giá bán
hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp
giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá
hoặc quy định giá tối thiểu. Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng
cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90
(chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt
quá 45 (bốn mươi lăm) ngày. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này
để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ. Thương nhân không được lợi dụng hình thức
3

Chương trình khuyến mại truy cập ngày 20/7/2015.

17


khuyến mại giảm giá để đẩy giá lên cao rồi khuyến mại hạ giá nhằm trục lợi, cũng
như không dùng hình thức khuyến mại này như một công cụ nhằm cạnh tranh
không lành mạnh bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.
1.3.1.4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng
dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
Hình thức khuyến mại này thường được sử dụng trong kinh doanh thương
mại khi khách hàng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ với một số lượng nhất định sẽ

được phát phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, cung
ứng dịch vụ phát hành nhằm khuyến khích mua hàng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
một cách thường xuyên với số lượng lớn. Phiếu mua hàng tạo cho người tiêu dùng
có cơ hội mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ với giá ưu đãi; phiếu mua hàng, phiếu
dịch vụ chỉ có giá trị thanh toán không thể quy đổi thành tiền.
Dưới đây là một ví dụ về khuyến mại bằng hình thức bán hàng hoá, cung cấp
dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng:
Với mục đích tri ân khách hàng nhân dịp khai trương siêu thị thứ 8 Trần Anh
Thanh Xuân, Trần Anh gửi tặng 500.000 phiếu mua hàng trị giá lên đến
3,000,000đ. Chương trình áp dụng: Cho tất cả các khách hàng có hóa đơn mua
hàng và được nhận phiếu mua hàng tại hệ thống siêu thị Điện máy Trần Anh từ
ngày 19/7 đến 31/8/2013, Đơn hàng dưới 1,000,000đ: Mỗi đơn hàng tặng kèm 1
phiếu mua hàng. Đơn hàng trên 1,000,000đ: Số phiếu mua hàng tặng kèm được
tính theo phương thức sau: Đơn hàng trên 1,000,000đ đến 2,000,000đ tặng 2 phiếu.
Đơn hàng 2,000,000đ tặng kèm 2 phiếu. Đơn hàng trên 2,000,000đ đến 3,000,000đ
tặng 3 phiếu…. Phát miễn phí số lượng không hạn chế phiếu mua hàng cho khách
hàng thăm quan Trần Anh Thanh Xuân từ 9-10h từ ngày 26/7 đến 2/8. Quý khách
hàng có thể sử dụng phiếu ưu đãi để mua hàng tại hệ thống siêu thị Điện máy-Máy

18


×