Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

MỐI QUAN hệ GIỮA ANH – PHÁP – mỹ TRƯỚC NGUY CƠ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI lần THỨ HAI BÙNG nổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 44 trang )

ZRS
/>MỐI QUAN HỆ GIỮA ANH – PHÁP – MỸ TRƯỚC NGUY CƠ CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ HAI BÙNG NỔ.
Trang
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài...……….…….……………….…………...……………………2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……….….…………....………………………………3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu….…………....………………………….…….3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu….………….…………………………………4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu…….……………………….………...4
6. Đóng góp của đề tài…………………….…..….…..….………………….……….4
7. Bố cục của đề tài…….……...…………….……………………………….………4
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Những nhân tố chủ yếu chi phối mối quan hệ giữa Anh - Pháp -Mỹ
trước nguy cơ thế chiến bùng nổ
1.1 Sự tan rã của hệ thống Vécxai – Washinston………………………………….5
1.2 Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chính sách đối
ngoại của Liên Xô…………………………………………………………………7
1.3 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933…………………..…...12
1.4 Tình hình của ba nước Anh, Pháp, Mỹ trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX.
1.4.1 Tình hình của nước Anh trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX…………13
1.4.2 Tình hình của nước Pháp trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX……...…16
1.4.3 Tình hình của nước Mỹ trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX………….18
Chương 2: Mối quan hệ Anh – Pháp – Mỹ trước chiến tranh thế giới lần thứ II
2.1 Chính sách đối ngoại của Anh - Pháp - Mỹ…………………………………..20
2.2 Mối quan hệ giữa ba nước Anh, Pháp và Mỹ trước nguy cơ chiến tranh thế giới
lần thứ 2 bùng nổ……………………………….…………………….…………..24
2.2.1 Sự hình thành trục đế quốc Anh - Pháp - Mỹ……………………………....24
2.2.2 Thái độ của Anh – Pháp – Mỹ đối với các bên tham chiến………………...26
2.2.2.1 Thái độ của Anh – Pháp – Mỹ đối với phe phát xít……………..………..26


2.2.2.2 Thái độ của Anh – Pháp – Mỹ đối với Liên Xô…………………………..27
C. PHẦN KẾT LUẬN…………………………………….…...…………...……..29
1


TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………...31
PHỤ LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc cùng với thất bại của phe liên
minh Đức - Áo - Hung…Hệ thống hòa ước Vecxai - Woasinhton được thiết lập để
giải quyết những hậu quả của chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thiết lập một trật
tự thế giới mới sau chiến tranh. Tuy nhiên, bản thân của hệ thống hòa ước Vecxai –
Woasinhton cũng chứa đựng trong nó những mâu thuẫn lợi ích gay gắt giữa các
nước đế quốc và cục diện của thế giới tư bản cuối những năm 30 của thế kỷ XX.
Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng kinh thế giới 1929 - 1933 đã có những tác động
mạnh mẽ đến các quốc gia trên thế giới, nó tàn phá nặng nề và gây ra những hậu quả
chính trị - xã hội tai hại nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Để giải quyết những
vấn đề này, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã chọn lựa một trong hai
con đường: Đó là con đường phát xít hóa và con đường cải cách kinh tế, xã hội một
cách ôn hòa, chủ trương tiếp tục duy trì hệ thống Vecxai - Woasinhton. Hai su
hướng trên đã đưa đến sự ra đời của hai khối đế quốc độc lập: khối đế quốc phátxít
(Đức, Italia, Nhật Bản) và khối đế quốc dân chủ (Anh, Pháp, Mỹ). Cùng với sự ra
đời của hai khối đế quốc trên là sự xuất hiện của Liên Xô với đường lối đối ngoại
hòa bình, chống chiến tranh, chống phátxít đã không phù hợp với tham vọng của hai
khối đế quốc nêu trên. Tình hình này đã tạo nên cục diện ba lực lượng chính trị với
ba đường lối đối ngoại khác nhau, nó phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc của quan
hệ quốc tế trước khi thế chiến II bùng nổ. Đó là tính chất tối phản động của giai cấp
tư sản độc quyền Đức cũng như tính chất hai mặt của Anh – Pháp – Mỹ. Đi cùng
với sự cầm quyền của chủ nghĩa phátxít là ý đồ gây chiến để phân chia lại thế giới.

Những hoạt động xâm lược ngày càng ráo riết của khối phátxít Đức, Italia và Nhật
Bản đã đụng chạm đến lợi ích của ba nước Anh, Pháp, Mỹ. Đều này đã làm cho mâu
thuẫn giữa hai khối đế quốc ngày càng trở nên gây gắt hơn.
Như vậy, đứng trước tình hình thế giới đang có những biến chuyển xấu, mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc diễn ra ngày càng sâu sắc, chiến tranh thế giới lần thứ
2


II đứng trước nguy cơ bùng nổ thì thái độ của ba nước Anh, Pháp, Mỹ là như thế
nào? và mối quan hệ giữa Anh - Pháp - Mỹ trong thời kỳ này ra sao là những điều
mà tác giả đang thắc mắc và muốn tìm hiểu để làm sáng tỏ vấn đề đề này.
Vì thế tác giả quyết định chọn đề tài “Mối quan hệ giữa Anh - Pháp - Mỹ trước
nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ” làm bài tiểu luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài: “Mối quan hệ giữa Anh – Pháp Mỹ trước nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ” nhưng chủ yếu các công
trình này đều tập trung nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của vấn đề, chứ chưa có công
trình khoa học nào hoàn chỉnh.
Trong cuốn giáo trình “Lịch sử thế giới hiện đại” của PGS.TS Lê Văn Anh (chủ
biên), PGS.TS Hoàng Thị Minh Hoa, ThS. Đinh Thị Lan, TS. Bùi Thị Thảo đã trình
khái quát về quan hệ quốc tế trước khi chiến tranh bùng nổ (1919 - 1939) và sự tan
rã của hệ thống Vecxai – Woasinhton.
Trong cuốn “Lịch sử thế giới hiện đại” quyển I Đỗ Thanh Bình (chủ biên),
Nguyễn Công Khanh, Ngô Minh Oanh, Đặng Thanh Toán. Nhà xuất bản đại học sư
phạm (10/2008) đã trình về chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Anh, Pháp,
Mỹ trong giai đoạn 1919 – 1939.
Ngoài ra ở nước ta còn có một số bài được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu lịch
sử cũng đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, do mục đích của các công trình cho
đến nay vẫn thiếu vắng một công trình trình bày một cách hệ thống về mối quan hệ
của ba nước Anh - Pháp - Mỹ trước nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Mặc
dù vậy những công trình trên là nguồn tư liệu quý báu để tác giả tham khảo và hoàn

thành đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Mối quan hệ giữa Anh - Pháp - Mỹ
trước nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
3


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích: Trình bày có hệ thống về mối quan hệ giữa Anh - Pháp - Mỹ trước
nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ.
4.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm
vụ cơ bản sau đây:
 Trình bày khái quát về những nhân tố chủ yếu chi phối mối quan hệ giữa Anh Pháp - Mỹ trước nguy cơ thế chiến bùng nổ.
 Làm rõ mối quan hệ Anh – Pháp – Mỹ trước chiến tranh thế giới lần thứ II.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu: Gồm những công trình đã được công bố liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về sử học là cơ
sở phương pháp luận của đề tài.
 Để thực hiện đề tài tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic,
và các phương pháp nghiên cứu cụ thể của bộ môn như: phân tích, tổng hợp, đối
chiếu, so sánh…để rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
6. Những đóng góp của đề tài
 Cung cấp hệ thống tư liệu về mối quan hệ giữa Anh - Pháp - Mỹ trước nguy cơ
chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ.
 Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu tham khảo cho những nhà khoa
học và những ai quan tâm về vấn đề này. Giúp người đọc nhận thức rõ bản chất của
chủ nghĩa đế quốc đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm trong vấn đề
ngoại giao hiện nay. Góp phần củng cố nền hòa bình thế giới và ngăn chặn những

nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến thế chiến lần thứ III.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục còn có phần nội dung đề
tài gồm có hai chương:
Chương 1: Những nhân tố chủ yếu chi phối mối quan hệ giữa Anh – Pháp – Mỹ
trước nguy cơ thế chiến bùng nổ.
Chương 2: Mối quan hệ Anh – Pháp – Mỹ trước chiến tranh thế giới lần thứ II bùng
nổ.
4


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Những nhân tố chủ yếu chi phối mối quan hệ giữa Anh - Pháp - Mỹ
trước nguy cơ thế chiến bùng nổ
1.1

Sự tan rã của hệ thống Vécxai – Washinston
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội

nghị hòa bình ở Vecxai (1919 - 1920) và Woasinhton (1921 - 1922) để phân chia
quyền lợi và phạm vi ảnh hưởng của mình. Một trật tự thế giới mới được thiết lập
mang tên hệ thống hòa bình Vecxai - Woasinhton. Tuy nhiên bản thân hệ thống này
lại mang đến nhiều lợi ích nhất cho các nước thắng trận (Anh, Pháp, Mỹ). Do vậy,
sự ổn định của chủ nghĩa tư bản từ 1924 - 1929 do hệ thống Vecxai - Woasinhton
mang lại chỉ là tương đối, tạm thời và có điều kiện: Về kinh tế đó là thời kì tạm
phục hồi và phát triển giữa 2 chu kì. Về mặt quan hệ quốc tế, các nước thắng trận
trong thế chiến thứ nhất chưa đi đến chỗ chia rẽ triệt để và nước Đức bại trận chưa
kịp khôi phục lực lượng quân sự của mình. Đó là điều kiện thống nhất ổn định tạm
thời trong phe tư bản chủ nghĩa. Khi điều kiện cho sự thống nhất không còn nữa_tức
là khi Đức đã khôi phục lại được lực lượng của mình, mâu thuẫn tiềm tàng giữa các

nước đế quốc đã phát triển đến mức sâu sắc không thể điều hòa được nữa, mâu
thuẫn căn bản của chủ nghĩa tư bản là khả năng của sự sản xuất tư bản và khuôn khổ
hạn chế của thị trường đã trở nên gay gắt. Khi tất cả các mâu thuẫn đó đạt đến một
giới hạn nhất định trong sự phát triển của nó thì sự thống nhất, ổn định sẽ tan vỡ và
mở ra một thời kỳ mới của khủng hoảng kinh tế và chính trị. Đại hội VI của quốc tế
cộng sản 1928 dự báo trước rằng: “những mâu thuẫn riêng biệt phát triển trên nền
tảng của những thay đổi căn bản trong cơ cấu của hệ thống kinh tế thế giới không
thể không dẫn đến một sự bùng nổ mới” [6,tr143].
Vào cuối năm 1929, đúng như lời dự đoán của đại hội VI, thế giới tư bản chủ
nghĩa đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế mới, sâu sắc và nghiêm trọng chưa
từng có trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng kinh tế này đã chấm
dứt thời kỳ ổn định của chủ nghĩa tư bản cùng với ảo tưởng về một kỷ nguyên hoà
bình của thế giới. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mỹ (24/10/1929) đã nhanh
5


chóng tràn sang châu Âu, bao trùm toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa, để lại những
hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Hàng trăm triệu người (công
nhân, nông dân và gia đình của họ) bị rơi vào vũng lầy đói khổ. Hàng ngàn cuộc
biểu tình lôi cuốn trên 17 triệu công nhân ở các nước tư bản tham gia trong những
năm 1929 - 1933. Ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc cũng bùng lên mạnh mẽ. Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trở nên cực
kỳ gay gắt. Trước tình hình đó, giai cấp tư sản các nước đế quốc đã tìm mọi phương
thuốc để cứu chữa nhưng tất cả đều vô hiệu. Do vậy, đã hình thành những xu hướng
khác biệt nhau trong việc tìm kiếm con đường phát triển giữa các nước tư bản chủ
nghĩa. Các nước không có hoặc có ít thuộc địa gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên
liệu và thị trường đã đi theo con đường phát xít hoá chế độ chính trị, thiết lập nền
chuyên chính khủng bố công khai nhằm cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm
trọng của mình. Các nước Italia, Đức, Nhật Bản là điển hình cho xu hướng này.
Trong những năm 1929 - 1936, giới cầm quyền các nước nói trên đã từng bước phá

vỡ những điều khoản chính yếu của hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và tích cực chuẩn
bị chiến tranh để phân chia lại thế giới. Trong khi đó các nước Anh, Pháp, Mỹ...đã
tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những cải cách kinh tế - xã hội, duy trì nền
dân chủ tư sản đại nghị, đồng thời chủ trương duy trì nguyên trạng hệ thống Vécxai
- Oasinhtơn. Vì thế quan hệ giữa các cường quốc tư bản trong thập niên 30 chuyển
biến ngày càng phức tạp.
Như vậy, với sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: Một bên là Đức, Italia,
Nhật Bản với một bên là Anh, Pháp, Mỹ và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối
này đã phá vỡ hệ thống thỏa hiệp tạm thời Vecxai - Oasinhtơn dẫn tới sự hình thành
của ba lò lửa chiến tranh.
Lò lửa chiến tranh thứ nhất xuất hiện ở Viễn Đông với việc đế quốc Nhật xâm
lược Đông Bắc rồi Hoa Bắc Trung Quốc. Lò lửa chiến tranh thứ hai và thứ ba là ở
châu Âu và Italia. Với sự ra đời của ba lò lửa chiến tranh trên đã đánh dấu sự tan vỡ
của hệ thống Vécxai – Oasinhton trên phạm vi thế giới và báo hiệu một cuộc chiến
tranh thế giới mới sắp nổ ra.

6


1.2 Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chính
sách đối ngoại của Liên Xô
1.2.1

Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của

Liên Xô
Trải qua những năm chiến tranh và nội chiến kéo dài đã làm cho tình hình kinh
tế, xã hội Liên Xô bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Những thiệt hại vật chất trong
chiến tranh và nội chiến lên đến hàng chục tỉ rúp, nhà máy, xí nghiệp, cầu đường bị
tàn phá, đất đai bị bỏ hoang lên tới 20 triệu ha. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó

khăn, những mặt hàng tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày không đáp ứng đủ. Bên
cạnh những khó khăn về mặt kinh tế, từ năm 1921, lại nảy sinh những khó khăn về
mặt chính trị: “Chính sách cộng sản thời chiến” không còn phù hợp nữa, nông dân
bất mãn với chính sách trưng thu lương thực thừa, không còn hào hứng sản xuất,
công nhân thất nghiệp giảm sút một nửa so với trước chiến tranh, bọn phản cách
mạng đã lợi dụng những khó khăn kích động những bất mãn trong lòng quần chúng
và gây rối loạn nhiều hơn. Nghiêm trọng hơn là cuộc nổi loạn ở Crongxtat một nơi
có truyền thống cách mạng vào ngày 28/2/1921.
Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng Boncheviste nhân dân Xô Viết
từng bước vượt qua khó khăn và thử thách, phát huy những thuận lợi, khắc phục
những khó khăn và đã đặt được những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Về kinh tế
Nhờ có đường lối đúng đắn của NEP công cuộc khôi phục kinh tế tiến triển
nhanh chóng. Năm 1922, được mùa lớn thành thị đã đủ lương thực, thực phẩm, công
nhân trở lại nhà máy. Cũng trong năm 1922, công cuộc khôi phục kinh tế đã hoàn
thành cơ bản, sản xuất nông nghiệp 87%, công nghiệp 75%, trong đó công nghiệp
nặng chiếm 81%. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Năm 1926, sản xuất công
- nông nghiệp đạt xấp xỉ trước chiến tranh. Giao thông vận tải, đặc biệt là nghành
đường sắt được khôi phục và phát triển nhanh chóng, số lượng hàng hóa được
chuyển đi khắp nơi đạt 80% so với trước chiến tranh.

7


Thương nghiệp đã có những chuyển biến mới, giao lưu hàng hóa các địa phương
đã tăng lên, chu chuyển nội thương bằng 70% so với trước chiến tranh, thành phần
kinh tế nhà nước và hợp tác xã chiếm đến 87%. Sau khi khắc phục những khó khăn
cơ bản của nền kinh tế, chính phủ và nhân dân Xô Viết tiếp tục bắt tay vào thực hiện
công cuộc công nghiệp hóa và đã nhanh chóng thu được những thắng lợi mới: năm

1927, sản lượng điện đã tăng 2 lần so với năm 1913. Đến năm 1928, sản xuất chiếm
54% tỉ trọng công nghiệp. Sang năm 1929, công cuộc công nghiệp hóa đã giải quyết
được 3 vấn đề cơ bản là vốn tích lũy, nền công nghiệp nặng có thể sản xuất lấy
những máy móc thiết yếu. Vấn đề nâng cao năng suất lao động, số vốn đầu tư lên
đến 3,4 tỉ rúp gấp 4 lần so với năm 1926.
Giữa năm 1930, công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã thu hút hơn 10 triệu nông
hộ tham gia chiếm 40% nông hộ cả nước. Năm 1931, phong trào tiến thêm bước nữa
và những nông trang tập thể, nông trường quốc doanh chiếm 2/3 diện tích deo trồng.
Cuối năm 1932, công cuộc tập thể hóa nông nghiệp hoàn thành.
Cùng với tập thể hóa nông nghiệp Đảng và nhà nước Liên Xô thực hiện kế hoạch
5 năm lần thứ nhất và thứ hai, các kế hoạch này đều hoàn thành trước thời hạn. Đến
mùa hè năm 1937, sản xuất đã vượt 48% so với năm 1929. Tổng sản lượng công
nghiệp đã vượt Anh, Pháp, Đức cộng lại, đứng đầu châu Âu và đứng thứ 2 thế giới
sau Mỹ. Đến năm 1937, công cuộc tập thể hóa công nghiệp đã hoàn thành trong cả
nước, chiếm 93% tổng sản lượng.
Mặc dầu trong mấy năm đầu gặp rất nhiều khó khăn nhưng Liên Xô cũng đạt
được những thành tựu to lớn: Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp là hơn 100 tỉ
rúp so với hơn 42 tỉ rúp năm 1913. Đến năm 1941 tổng sản lượng công nghiệp của
Liên Xô đã đạt tới 86% vượt mức năm 1942 và trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm
này sản lượng công nghiệp tăng bình quân 13% năm.
Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác đã có những bước phát triển đáng kể,
đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập quốc dân lên
128 tỉ rúp năm 1940 so với 96 tỉ rúp năm 1937, quỹ tiền lương tăng 1,5 lần.
Về chính trị – xã hội
8


Cuối năm 1922, toàn thể lãnh thổ Xô Viết được giải phóng. Lúc này công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố quốc phòng đòi hỏi các dân tộc trong đất
nước Xô Viết phải liên minh chặt chẽ hơn về mọi mặt. Tháng 12/1922, trên cơ sở tự

nguyện của các dân tộc Liên Bang cộng hòa XHCN Xô Viết được thành lập (Liên
Xô). Đầu 1924, hiến pháp Liên Xô được thông qua thay cho hiến pháp 1918.
Năm 1936 hiến pháp mới được thông qua thay thế cho hiến pháp năm 1924,
phản ánh những kết quả xây dựng chủ nghĩa xã hội, kế hoạch 5 năm đã đánh dấu
Liên Xô bước đầu đã xây dựng nền móng xã hội chủ nghĩa.
Cơ cấu giai cấp trong xã hội Liên Xô cũng có sự biến chuyển lớn lao và nhanh
chóng, tất cả các giai cấp bóc lột đều bị xóa bỏ. Trong xã hội Xô Viết chỉ còn lại 2
giai cấp cơ bản là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ
nghĩa, trình độ văn hóa công nông ngày càng nâng cao, sự nhất trí về chính trị và tư
tưởng giữa họ là nền tảng cho xã hội _ xã hội chủ nghĩa.
Về văn hóa- giáo dục, khoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật
Đến năm 1937, Liên Xô đã thanh toán xong nạn mù chữ và phổ cập giáo dục
cấp 1 bắt buộc và phổ cập cấp 2 ở thành phố. Số lượng học sinh từ 8 triệu 1913 lên
28 triệu 1937, số sinh viên từ 120 ngàn lên 542 ngàn năm học 1940- 1941, cả nước
có 3,5 triệu học sinh phổ thông và khoảng 80 vạn sinh viên. Đầu năm 1937, đội ngũ
trí thức Xô Viết đã lên đến 10 triệu người và có nhiều đóng góp xuất sắc trên nhiều
lĩnh vực khoa học - kỷ thuật, xây dựng kinh tế văn hóa cũng như bảo vệ tổ quốc.
Trên lĩnh vực khoa học – kỹ thuật cũng đạt được nhưng thành tựu rực rỡ
 Về khoa học tự nhiên: phát hiện lý thuyết về cấu trúc nguyên tử.
 Khoa học vũ trụ, thuyết về hoạt động thần kinh cao cấp và về lai tạo giống cây
trồng.
Khoa học xã hội cũng phát triển không ngừng. Những năm 1929 - 1939 được
xem là thời kỳ hoàng kim của văn học Xô Viết với những tác phẩm nổi tiếng:
“Sông Đông êm đềm”, “Đất và hoa”, “Con đường đau khổ”, “Người Mẹ”…Trên
lĩnh vực sân khấu điện ảnh cũng như báo chí cùng đều đạt những kết quả to lớn.
Về quốc phòng an ninh
9


Trên cơ sở công nghiệp hóa chính quyền Xô Viết đã xây dựng nền công nghiệp

quốc phòng mới hiện đại không thua kém các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, Liên
Xô đã chế tạo được xe tăng, máy bay và phát triển công nghiệp hàng không, các xí
nghiệp quốc phòng được hưởng các chế độ ưu tiên đặc biệt. Bên cạnh đó chính phủ
Xô Viết đã tổ chức lại lực lượng vũ trang cho đất nước và xây dựng quân đội theo
nguyên tắc mới, chính quy hóa và hiện đại hóa hơn: Năm 1924, có 63 trường Lục
quân, 32 trường không quân, 14 trường đại học quân sự chính quy và nhiều trường
học khác đào tạo cán bộ sĩ quan chỉ huy.
Mặc dầu phải ra sức xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng nhưng Đảng và
chính phủ Xô Viết đã đề ra nhiều biện pháp sáng kiến hòa bình, kêu gọi Anh, Pháp
phối hợp hành động xây dựng hệ thống an ninh tập thể. Nhưng do theo đuổi chính
sách thù địch với Liên Xô nên các nước này không bắt tay hợp tác với Liên Xô.
Đứng trước tình hình chiến tranh thế giới đang đến gần mà không có khả năng
cứu vãn, chính phủ Liên Xô cũng phải thi hành những chính sách ngoại giao chủ
động của mình.
Tháng 8/1939, Liên Xô ký với Đức hiệp ước không tấn công nhau có thời hạn 10
năm. Hiệp ước Xô – Đức đã tạo cho Liên Xô có thời gian để củng cố lại lực lượng
quốc phòng và chuẩn bị lực lượng tốt hơn về mọi mặt. Làm thất bại âm mưu xâm
lược của chủ nghĩa đế quốc trong việc mượn bàn tay của chủ nghĩa phát xít để tiêu
diệt Liên Xô.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu nói trên, trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội, đặc biệt là sau khi Lênin qua đời. Giới lãnh đạo Liên Xô đã vấp phải
những sai lầm nghiêm trọng như: nhà nước nắm độc quyền kinh tế, chế độ bao cấp
quá độ, nguyên tắc tập trung dân chủ và nền pháp chế chủ nghĩa xã hội bị vi phạm,
xuất hiện tình trạng chuyên quyền, độc đoán, quan liêu,… đã để lại những hậu quả
nặng nề và lâu dài cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô về sau.
Như vậy, trải qua những khó khăn gian khổ Liên Xô từ một nước nông nghiệp
đã trở thành một cường quốc công nghiệp hùng mạnh. Nhờ vậy, đã đủ sức đối mặt
với thử thách cực kỳ lớn lao của thế giới trong những năm 1930-1940, đánh bại
10



được chủ phát xít, phá thế bao vây cô lập của chủ nghĩa đế quốc, uy tín và vị thế
quốc tế của Liên Xô ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.
1.2.2 Chính sách đối ngoại của Liên Xô
Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước Xô Viết non trẻ đã tuyên bố với thế giới một
chính sách đối ngoại hòa bình trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ giữa các quốc gia. Nhà nước Xô Viết tuyên bố “chiến tranh đế
quốc là tội ác lớn nhất chống lại loài người” [4,tr28]. Đối với các nước láng giềng
gần gũi trong những năm 1921-1922, nhà nước Xô Viết đã công nhận và ký kết các
hiệp ước hữu nghị, thiết lập quan hệ ngoại giao với Apganixtan, Iran, Na Uy, Áo,
Tiệp Khắc…chính phủ Liên Xô còn tuyên bố xóa nợ trước đây cho ba nước láng
giềng Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Apganixtan.
Đến giữa năm 1920, với những cố gắng của Liên Xô đã có trên 20 nước thiết
lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Riêng Mỹ đến năm 1933 mới công nhận và
thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Trong những năm chiến tranh thế giới sắp
nổ ra, tháng 12/1933, Liên Xô đã chủ động đề nghị thiết lập một hệ thống an ninh
tập thể gồm tất cả các nước châu Âu để ngăn chặn hành động xâm lược của chủ
nghĩa phát xít. Bằng hàng loạt các hành động cụ thể của mình như: Gia nhập Hội
Quốc Liên (9/1934), ký hiệp ước chi viện lẫn nhau giữa Pháp và Tiệp Khắc…
Mặc cho thiện chí và những hành động thực tế của Liên Xô nhằm tập hợp lực
lượng chống phát xít, các nước đế quốc Anh, Pháp vẫn thi hành “chính sách hai
mặt” của mình. Đến giữa tháng 4/1939, khi Đức tấn công Tiệp Khắc thì chính phủ
Anh, Pháp mới chấp nhận lời đề nghị của Liên Xô ngồi vào bàn đàm phán để ngăn
chặn chủ nghĩa phát xít nhưng cũng không có kết quả. Trước tình hình đó Liên Xô
buộc phải kí “Hiệp ước không xâm phạm” với Đức.
Hiệp ước này đã làm phá sản Hiệp ước Munich của các nước phương Tây và tạo
điều kiện cho Liên Xô có đủ thời gian hòa hoãn, tích cực chuẩn bị lực lượng cho
cuộc chiến tranh chống Đức sớm muộn gì cũng xảy ra. Như vậy, nhờ chính sách
ngoại giao kiên quyết và khôn khéo trong thời kỳ giữa 2 cuộc chiến tranh, Liên Xô
đã đập tan được âm mưu thù địch của 2 khối đế quốc và phát xít. Góp phần duy trì

nền hòa bình và bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Có thể nói rằng: đây
11


là những thắng lợi to lớn về đường lối đối ngoại của Liên Xô và nâng cao vị thế của
Liên Xô trên trường quốc tế.
1.3 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất
trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “thừa”, bởi vì
sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ
nghĩa tư bản 1924 - 1929 đã dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa vì sức mua của quần
chúng đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản.
Ngày 24/10/1929, cuộc khủng hoảng đi vào lịch sử nước Mỹ cũng như thế giới
tư bản chủ nghĩa với cái tên “Ngày thứ năm đen tối”. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ
nước Mỹ sau đó làn rộng ra toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa, chấm dứt thời kỳ ổn
định và tăng trưởng kinh tế, dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, hàng hóa ế thừa.
Cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm và gây nên những hậu quả vô cùng to lớn về kinh
tế, chính trị và xã hội chưa từng thấy trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
Sản lượng công nghiệp của nước Mỹ giảm 50%, trong đó gang, thép giảm xuống
76%, ô tô giảm 80%, sắt 70.4%, 11.500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị
phá sản [7,tr109]. Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ. Để nâng cao giá hàng hoá
và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá : cà phê, sữa, lúa mì,
thịt, ...v.v...thà đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán hạ giá. Cuộc khủng
hoảng lan rộng đến các nước tư bản chủ nghĩa khác. Ở Anh, sản lượng gang năm
1931 sụt mất 50% , thép cũng sụt gần 50% , thương nghiệp giảm 60% [7,tr115]. Ở
Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930 và kéo dài đến năm 1936, sản
lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập quốc
dân 30% [7,tr118]. Ở Đức, đến năm 1932, sản lượng công nghiệp giảm 77%. Ở các
nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, ... đều có khủng hoảng kinh tế.
Để bù đắp cho những thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế ở chính quốc, các

nước đế quốc đã tăng cường bóc lột, vơ vét thuộc địa, trút hậu quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế xuống đầu nhân dân các nước bị áp bức. Do đó, làm cho mâu thuẫn
giữa các nước đế quốc với nhân dân các nước thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt,
phong trào giải phóng dân tộc ngày càng bùng nổ quyết liệt. Mặt khác, cuộc khủng
12


hoảng kinh tế đã làm cho các nước đế quốc Đức, Ý, Nhật…bất mãn với trật tự
Vecxai – Woasinhton . Đây là những nước ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị
trường nên muốn tìm một lối thoát bằng hình thức thống trị mới. Đó là thiết lập chế
độ độc tài phát xít_nền chuyên chính khủng bố công khai của các thế lực phản động
nhất [1,tr107].
Những khó khăn, nan giải về kinh tế làm cho quan hệ giữa các nước tư bản trong
thời kỳ này có những chuyển biến phức tạp. Cuộc cạnh tranh giành giật nguyên liệu
và thị trường tiêu thụ hàng hóa ngày càng quyết liệt. Mâu thuẫn giữa các tập đoàn
đế quốc ngày càng trở nên gay gắt. Trên trường quốc tế đã hình thành 2 khối đế
quốc độc lập: một bên là Anh, Pháp, Mỹ với một bên là Đức, Ý, Nhật.
Như vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 không chỉ mang đến những tác
động vô cùng to lớn đối với các nước đế quốc mà nó còn gây ra những ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với nhân loại. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho mâu thuẫn giữa
các nước đế quốc lên đến đỉnh điểm, không thể dung hòa, là tác nhân quan trọng
dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II.
1.4 Tình hình của ba nước Anh, Pháp, Mỹ trong những năm 20, 30 của thế
kỷ XX
1.4.1 Tình hình của nước Anh trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX
Về kinh tế
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Anh là một trong những nước thắng trận và
là nước có nhiều thuộc địa nhất. Tuy vậy nền kinh tế nước Anh bị giảm sút rõ rệt do
hậu quả của chiến tranh mang lại. Anh bị mất 70 tàu buôn, do vậy nền ngoại thương
giảm sút, chỉ bằng 1/2 trước chiến tranh. Nợ nhà nước tăng lên gắp 12 lần so với

năm 1914. Từ địa vị chủ nợ Anh đã trở thành con nợ của Mỹ với 5.6 tỉ đôla. Năm
1920, sản lượng công nghiệp Anh giảm sút 32.5% so với năm 1913, xuất khẩu giảm
44%, nhập khẩu giảm 39%. Nhiều nhà máy xí nghiệp bị phá sản, nạn thất nghiệp
tràn lan nhất là các nghành đóng tàu và luyện kim [2,tr182].
Đến năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế đã lan đến Anh nhưng không nghiêm
trọng như ở Mỹ và các một số nước tư bản khác do nền kinh tế Anh trước đây vốn
đã phát triển chậm chạp. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng lần này cũng lan ra mọi lĩnh
13


vực. Ngoại thương _ nền kinh tế quan trọng của nước Anh giảm 60%, công nghiệp
năm 1932 giảm 20% so với năm 1929. Các nghành sản suất khác như gang, thép
giảm 1/2 so với năm 1932…[1,tr119].
Trước tình hình đó, chính phủ phải đưa ra một chương trình “tiết kiệm hết sức
nghiêm ngặt” nhưng sự phục hồi và phát triển kinh tế vẫn yếu ớt trong những năm
tiếp theo. Năm 1937, tổng sản lượng công nghiệp mới đạt 124% so với năm 1929.
Nước Anh dần đánh mất vị trí của mình, bị tụt lại phía sau Mỹ, Đức, Ý.
Về chính trị - xã hội
Cuộc khủng hoảng kinh tế này đã tác động tiêu cực đến tình hình chính trị - xã
hội của nước Anh: xã hội rối ren, công nhân thất nghiệp, người dân không có việc
làm kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội khác. Hình thức chính quyền trong mấy
năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất là chính phủ liên hiệp gồm Công đảng,
Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do. Tháng 5/1918, Đảng Tự do chính thức bị phân liệt,
98 thành viên của Đảng Tự do dần dần phản đối chính phủ, phản đối chính sách hợp
tác với Đảng Bảo thủ của Lôi Gioóc. Từ đây, vị trí của Đảng tự do suy giảm không
cứu vãn nổi. Đảng Bảo thủ trở thành ngọn cờ tập hợp giai cấp hữu sản. Tháng
1/1919, chính phủ chỉ gồm Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do do Lôi Gióoc đứng đầu.
Trong bối cảnh đó Công đảng cũng phát triển nhanh: trong cuộc tuyển cử 1992
được 162 ghế (năm 1918 được 60 ghế) [2,tr182].
Đến tháng 10/1922, chính phủ cánh cấp tiến của Đảng Tự do Lôi Gióoc cầm đầu

sau vụ Cớcdơn và những chính sách đối nội phản động buộc phải từ chức. Chính
phủ của Đảng Bảo thủ do Bônna Lâu cầm đầu lên nắm chính quyền [2,tr182]. Chính
phủ này tiếp tục thi hành những chính sách đối nội và đối ngoại phản động, nhất là
chính sách chống Nga Xô Viết nên đã gây ra sự bất bình mạnh mẽ trong lòng quần
chúng nhân dân.
Đến năm 1923, Đảng Bảo thủ mất uy tín và Công đảng do Ramsay Macponald
đứng đầu lên nắm chính quyền. Đây là chính phủ Công đảng đầu tiên sau 24 năm
thành lập ở Anh. Tuy nhiên, chính phủ Công đảng chỉ cầm quyền 1 năm, vào cuối
năm 1924, đảng Bảo thủ lại nắm quyền trở lại. Lý do cho sự “ra đi” đó là Công
đảng chưa có kinh nghiệm lãnh đạo đất nước và sự hợp sức chống phá của 2 Đảng
14


Bảo thủ và Tự do. Nhưng từ đây trên chính trường Anh, vị trí của Công đảng đã lớn
mạnh hơn trước, thay thế vị trí của Đảng Tự do, giữ vai trò đảng đối lập với đảng
cầm quyền. Đều đó chứng tỏ sự thất bại phần nào của giới bảo thủ Anh trước trình
độ giác ngộ ngày càng cao của nhân dân lao động.
Từ năm 1925, nước Anh bước vào giai đoạn ổn định về chính trị, đảng Bảo thủ
vẫn nắm chính quyền. Chủ trương khôi phục kinh tế bằng cách đánh vào quyền lợi
của người lao động, có lợi cho giới chủ. Bất bình với chính sách của chính phủ cắt
giảm tiền lương, thợ mỏ Anh đã tổ chức đình công từ ngày 5/5/1926. Lúc đầu số
người bải công lên đến 2,5 triệu người, khi cao điểm lên đến 5 triệu người. Công
nhân các nước Đức, Bỉ, Hà Lan…cũng đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ khiến cho
chính phủ Anh phải ban bố “tình trạng đặc biệt”.. Chính phủ đã thông qua đạo luật
“xung đột giữa chủ và lao động” cấm bãi công và ủng hộ bãi công, nâng giờ làm
việc của công nhân từ 7h lên 8h và giảm lương của công nhân. Do lực lượng của
Công đoàn suy yếu, phái ôn hòa nắm quyền lãnh đạo Công đoàn chủ trương hợp tác
chứ không đối kháng với chính quyền tư sản nữa [2,tr184].
Chính phủ Anh muốn thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách trút gánh nặng
lên người lao động. Lương công nhân bị hạ thấp, đồng bảng hạ giá. Đây là thời kỳ

chính quyền chuyển từ tay chính phủ Công đảng thứ 2 (1929-1931) sang chính phủ
dân tộc (liên hiệp giữa đảng Bảo thủ, Công đảng và tự do quốc gia). Trong năm
1931-1935, Baldowin đứng đầu (1935-1937) [1,tr186].
Đến năm 1936, nước Anh có sự cố ngai vàng: Vua George qua đời, người kế vị
là một phụ nữ người Mỹ nên phải rời bỏ ngai vàng. Tháng 5-1937, George IV lên
ngôi và tại vị 15 năm. Cũng trong thời gian này, Bandouy từ chức thủ tướng do tuổi
già, kế vị ông là Neville Chamberlain (người của đảng Bảo thủ). Đảng Bảo thủ
chiến đa số với 432 ghế trong quốc hội. Tuy nhiên, Công đảng dần được phục hồi
với 145 ghế và lãnh tụ mới là Attlee Clemen. Tính chất của Công đảng từ đó trở đi
thay đổi so với cương lĩnh ngày đầu thành lập [1,tr186].
Đối với phong trào công nhân, chính quyền Anh chủ trương đàn áp: ra các đạo
luật chống nổi dậy (1935), phạt những người tuyên truyền chống chiến tranh, luật về
trật tự xã hội (1936), hạn chế tối đa quyền dân chủ như tự do biểu tình, hội họp.
15


Trong khi đó chính quyền lại nới lỏng cho chủ nghĩa phát xít, thậm chí cho thành
lập “Liên hiệp phát xít Anh” với mưa đồ thiết lập nền chuyên chính kiểu phát xít
Đức, Italia. Tuy nhiên, do truyền thống dân chủ ở Anh mà chủ nghĩa phát xít đã
không có đất phát triển. Đến cuối những năm 30, chính phủ Sămbeclanh đã lao vào
con đường sản xuất vũ trang, cưỡng sức toàn dân tham gia quân đội, chuẩn bị cho
chiến tranh.
1.4.2 Tình hình của nước Pháp trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX
Về kinh tế
Việc Đức bại trận trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm cho Pháp trở
thành cường quốc bá chủ ở lục địa châu Âu. Theo hòa ước Vecxai, Pháp lấy lại
được 2 tỉnh Andát và Loren, được quyền khai thác vùng lòng chảo hạt Xarơ và một
bộ phận thuộc địa của Đức ở châu Phi, củng cố chế độ bảo hộ của Pháp ở Marốc,
được nhận tiền bồi thường chiến phí của Đức…Đó là những điều kiện thuận lợi cho
Pháp khôi phục lại nền kinh tế, phục hồi sản suất ở vùng Đông Bắc, xây dựng khu

công nghiệp mới ở miền Trung, miền Nam và Tây Nam nước Pháp…Tuy nhiên,
Pháp vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh
mang lại. Tổng thiệt hại nói chung đến 20 tỉ Ph.răng.
Cách mạng Nga thành công, Pháp đã mất nguồn nguyên liệu quan trọng do nước
Nga cung cấp (55% đường sắt, 75% than), Pháp phải vay nợ Mỹ 4 tỷ USD [1,tr102].
Trong nông nghiệp, ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, tư sản rất nhiều nhưng vẫn
còn hình thức sở hữu ruộng đất trung bình và nhỏ.
Trong những năm 1924-1929, nước Pháp có nhiều thay đổi lớn trong việc khôi
phục, tái thiết nền công nghiệp, mở rộng thị trường, đẩy mạnh khai thác các nguồn
nguyên liệu…Các nghành công nghiệp hàng không, hóa chất, ôtô…cũng phát triển.
Pháp trở thành một nước công nghiệp thực sự, đứng hàng thứ 4 thế giới.
Từ cuối năm 1935, cuộc khủng hoảng diễn ra muộn ở Pháp và kéo dài đến 1935.
Thoạt đầu là ngân hàng, tiếp theo là công nghiệp lâm vào khủng hoảng. Sản lượng
công nghiệp giảm 1/3, trong đó nặng nề nhất là công nghiệp nhẹ: 130 xí nghiệp dệt
bị phá sản, ngoại thương giảm 3/5. Trong nông nghiệp có 2 nghành chính là lúa mỳ
16


và trồng nho đều bị giảm sút. Thu nhập nông phẩm của nông dân năm 1934 còn 17
tỉ Phrăng (so với 44,8 tỉ Phrăng năm 1929) tức là giảm 2,7 lần [2,tr193].
Thu nhập quốc dân giảm 1/3, khủng hoảng kinh tế là cho quá trình tập trung tư
bản tăng lên. Trong khi 1 vạn chủ xí nghiệp nhỏ và 10 vạn tiểu thương phá sản thì
200 nhà tư bản tài chính chi phối hoàn toàn nền kinh tế, chính trị trong nước. Số
lượng công nhân thất nghiệp rất đông: năm 1935 có 1/2 triệu người thất nghiệp toàn
phần và 50% công nhân thất nghiệp một phần. Hơn vạn 10 vạn tiểu thương bị phá
sản.
Về chính trị
Từ tháng 11/1919, phái hữu của “khối Quốc gia” lên nắm chính quyền,
Cơlêmănsơ làm thủ tướng. Sau đó là Pôn Đêsamam, Minlơrăng. Chủ trương giải
quyết các vấn đề Đức theo hướng có lợi cho mình. Thi hành chính sách chống Nga

và đàn áp các phong trào đấu tranh của công nhân pháp cũng như nhân dân các
nước thuộc địa.
Các tổ chức phát xít như Đảng “Đoàn kết nước Pháp”, “Thập tự lửa”, được
thành lập và ráo riết hoạt động. Tổ chức “Thập tự lửa” với danh nghĩa hội cựu chiến
binh lôi kéo quần chúng chưa giác ngộ với các khẩu hiệu “bảo vệ nền cộng hòa”,
“bảo vệ dân tộc”. Tổ chức ám sát thủ tướng Pháp Pôn Đume, đổ tội cho gián điệp
Liên Xô, làm cớ chống Liên Xô nhưng đã thất bại. Sau đó cuộc tuyển cử đã đưa
“khối tả’’ lên nắm chính quyền do Eriô đứng đầu nhưng đã sụp đổ sau 3 tháng cầm
quyền.
Trong những năm 1933-1934, các chính phủ liên tiếp bị sụp đổ. Thừa vụ bê bối
Savitski bọn phát xít Pháp, được sự hỗ trợ của Hitle tìm cách cướp chính quyền..
Đảng Xã hội Pháp chấp nhận lời đề nghị của Đảng Cộng sản tổ chức cuộc bãi công
chung vào ngày 12-2-1934 để chống lại chủ nghĩa phát xít. Tháng 5-1934 mặt trận
nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh được thành lập. Ngày 2-5-1935,
hiệp định tương trợ Pháp – Liên Xô được ký kết.
Đến thắng 5/1936, chính phủ của Mặt trận lên nắm chính quyền do Lêông Blum
đứng đầu. Dưới áp lực của quần chúng nhân dân chính phủ này đã thi hành 1 số
17


chính sách tiến bộ: quốc hữu hóa một bộ phận công nghiệp chiến tranh, ổn định
ngân hàng, xuất tín dụng để giải quyết các vấn đề xã hội….Đối với Đông Dương,
chính phủ Pháp rút bớt quân, ban hành Luật Xã hội, cải cách chế độ lao động, cử
phái đoàn Gôđa sang đều tra tình hình thuộc địa.
Về xã hội
Do khủng hoảng của cuộc kinh tế, đời sống của nhân dân lao động khó khăn hơn
trước. Công nhân nhiều lần đứng dậy bãi công đòi quyền sống, ủng hộ cách mạng
tháng Mười Nga. Xã hội Pháp trở nên rối ren, giai cấp tư bản lũng đoạn ngày càng
gia tăng các hoạt động chống phá chính phủ.
1.4.3 Tình hình của nước Mỹ trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX

Về kinh tế
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất với những chính sách khôn ngoan có lợi cho
mình, Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Năm 1919, hàng hóa Mỹ xuất sang
châu Âu đạt 8 tỉ USD. Chỉ trong 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng
69%. Năm 1928, Mỹ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt sản lượng
các cường quốc Anh, Pháp, Nhật, Đức, Ý cộng lại. Vốn đầu tư Mỹ ra nước ngoài
đạt 6,4 triệu USD. Dự trử vàng chiếm tới 1/3 thế giới. Mỹ trở thành trung tâm công
nghiệp, thương mại tài chính quốc tế [1,tr104].
Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy bùng nổ ở nước Mỹ.
Cuộc khủng hoảng gây ra những hậu quả hết sức trầm trọng bắt đầu từ lĩnh vực tín
dụng sau đó lan ra các lĩnh vực khác. Trong những năm này, 13 vạn công ty bị phá
sản, 1 vạn ngân hàng bị đóng cửa, sản lượng thép giảm 76%, sắt giảm gần 80%, ô
tô cũng gần 80%. Tổng sản lượng công nghiệp chỉ đạt 53,8% so với năm 1929.
Trong nông nghiệp, diện tích deo trồng bị thu hẹp, nông sản năm 1932 chỉ bằng ½
năm 1929. Tính chung vào năm 1932, thu nhập người dân Mỹ giảm ½ , nạn thất
nghiệp lên đến hàng chục triệu người. Để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng
tổng thống F.Rudơven đã thực hiện đề án “chính sách mới” của mình. Chính sách
mới của F.Rudơven đã đưa tình hình kinh tế của nước Mỹ khỏi cơn nguy kịch của
cuộc khủng hoảng, góp phần cho phép nước Mỹ duy trì chế độ dân chủ tư sản, tạo ra
18


1 sự bảo vệ nhất định đối với người lao động. Tuy nhiên chính sách này cũng gây ra
sự phẫn nộ cho giới đại tư bản tài chính, đại kinh doanh và một số mục tiêu tham
vọng của các giai cấp này.
Về chính trị
Dưới thời của Tổng thống Uynsơn tăng cường bóc lột công nhân và dân trại,
khuyến khích công nghiệp chiến tranh để chạy đua vũ trang, chính sách phân biệt
chủng tộc, đàn áp phong trào công nhân, mở các phiên tòa xét xử những người cộng
sản. Nhiều vụ tàn sát người da đen đã diễn ra ở Omaha, Elaine và nhất là ở Chicagô.

Ngày 27/7/1919, tại Chicagô, bọn phân biệt chủng tộc đã giết chết 38 người, làm bị
thương 520 người da đen khác nhằm ngăn chặn gia đình của họ gia nhập các nghiệp
đoàn.
Đến năm 1928, Hoover ứng cử viên của Đảng Cộng hòa trúng cử Tổng thống,
nhiều người Mỹ tin rằng ông ta sẽ làm được đều mà ông ta nói: “Chúng ta sẽ đi đến
chỗ xóa sách nạn nghèo đói hơn bất cứ nước nào trên thế giới” [6tr109]. Nhưng khi
Hoover cầm quyền được mấy tháng thì cuộc khủng hoảng nổ ra gây cho nước Mỹ
những hậu quả vô cùng to lớn.
Đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 1932, Đảng Cộng hòa đưa Hoover ra ứng cử
còn Đảng Dân chủ đưa F.Rudơven ra ứng cử. Khi ứng cử F.Rudơven đưa ra đề án
“Chính sách mới” đã đánh bại Tổng thống Hoover_người của Đảng Cộng hòa. Từ
năm 1933, khi trở thành người đứng đầu Nhà Trắng, F.Rudơven bắt đầu thực hiện
chính sách của mình. Tích cực can thiệp vào cuộc chiến, biến đạo luật “trung lập”
thành một danh từ trống rỗng. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ đã chính thức tuyên chiến
sau sự kiện Trân Châu cảng (7/12/1941).
Về xã hội
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất nước Mỹ có những đều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên, vào giữa năm 1920
những đều kiện ấy đã chấm dứt vì nhu cầu hàng hóa và sức mua của người dân Mỹ
giảm sút. Tình trạng khủng hoảng này đã làm cho đời sống nhân dân lao động Mỹ
ngày càng khổ cực, số người thất nghiệp ngày càng gia tăng, phong trào đấu tranh
19


của công nhân diễn ra mạnh mẽ. Năm 1919, ở Mỹ đã có hơn 4 triệu công nhân bãi
công.
Đến năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở nước Mỹ đã làm cho tình hình
xã hội nước Mỹ trở nên rối ren, đời sống của người dân lao động khổ cực vô cùng,
nạn thất nghiệp ngày một gia tăng. Đứng trước nạn thất nghiệp và nghèo đói lan
tràn, phong trào của công nhân Mỹ bùng nổ và phát triển. Những năm 1929 – 1934,

số người tham gia bãi công lên tới 3,5 triệu người. “Các cuộc đi bộ vì đói” đầu tiên
có tính chất toàn quốc đã diễn ra của hàng chục vạn công nhân thất nghiệp ở
Oashinhton. Để xoa diệu người dân chính quyền của F.Rudơven đã ban hành đạo
luật về cứu tế xã hội. Đạo luật này phần nào đã giải quyết được việc làm cho người
lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Chương 2: Mối quan hệ Anh – Pháp – Mỹ trước chiến tranh thế giới lần thứ
II
2.1 Chính sách đối ngoại của Anh – Pháp – Mỹ trước nguy cơ thế chiến II
bùng nổ
2.1.1 Chính sách đối ngoại của Anh trước nguy cơ thế chiến II bùng nổ
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất nền kinh tế nước Anh suy giảm thì các nước
ngoài châu Âu như Mỹ, Nhật không chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, vươn lên
mạnh mẽ. Vị thế bá chủ của nước Anh bị lung lay. Anh buộc phải nhân nhượng Mỹ
tại hội nghị Vécxai và hội nghị Oashinhton. Anh cùng các nước đế quốc can thiệp
vào nước Nga Xô Viết nhưng thất bại. Đến ngày 8/8/1919, Anh kí hiệp định hòa
bình, công nhận nền độc lập của Apganixtan. Trong thời kì Công đảng nắm chính
quyền, chính phủ của đảng này đã công nhận Liên Xô và có dự định ký kết với Liên
Xô. Tháng 7/1922, Anh được Hội Quốc Liên trao cho quyền ủy trị đối với Palextin,
kiểm soát tư pháp, đối nội, đối ngoại và đóng quân ở nước này.
Đến năm 1926, Anh thành lập Khối Cộng đồng Anh. Chính phủ Anh tiếp tục
chính sách câu kết với Mỹ nâng đỡ Đức, dùng Đức làm công cụ để tấn công Liên
Xô. Năm 1927, chính phủ Bảo thủ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Nhưng
đến năm 1928 khi Công đảng trở lại cầm quyền, chính phủ Anh 1 lần nữa tái lập
quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đến tháng 11/1931, chính phủ Anh ban bố “Quy
20


chế Wesminster” công nhận quyền tự do của các nước tự trị trong các lĩnh vực đối
nội và đối ngoại. Mặt khác, Anh dùng chính sách bảo hộ thuế quan, ưu đãi buôn bán
trong nội bộ đế quốc, chống lại sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác, đã tạo cơ

hội cho giới tư bản lũng đoạn Anh phát triển, song lại tăng thêm mâu thuẫn với các
nước đế quốc khác.
Nhìn chung trong những năm trước chiến tranh, mâu thuẫn giữa nước Anh với
các nước phát xít Đức, Ý, Nhật ngày càng gia tăng nhưng chính phủ Anh vẫn tiếp
tục duy trì chính sách ngoại giao bảo thủ, mù quáng, lạnh nhạt với Liên Xô và ve
vãn khối phát xít. Giới cầm quyền Anh trước sau đều cự tuyệt lời đề nghị từ phía
Liên Xô về một hệ thống an ninh chung, đều mà chính người dân Anh trong cuộc
trưng cầu dân ý ngày 27/6/1935 mong muốn. Còn đối với Đức: năm 1935, Anh ký
với nước này hiệp ước Hải quân mà thực chất là dung túng cho Đức phát triển lực
lượng hải quân với quy mô lớn. Chính phủ Anh tuyên bố cái gọi là “không can
thiệp” mà thực chất là khuyến khích cho hành động xâm lược của Đức, Ý, Nhật và
hướng ngọn lửa chiến tranh về phía Liên Xô. Tuy nhiên, do vai trò của Liên Xô nên
Anh đã nhiều lần thay đổi thái độ. Năm 1934, Anh đề nghị Liên Xô gia nhập Hội
Quốc Liên và năm sau Anh cử phái đoàn do ngoại trưởng Antonio Eden sang
Matxcơva đàm phán với I.V. Stalin và V.M. Môlôtôp. Song từ năm 1936, Anh lại
tìm mọi cách để gây ra cuộc chiến tranh Xô – Đức.
Đến ngày 29/9/1938, Anh ký với Đức Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau. Câu
tuyên bố của Thủ tướng N. Sămbéclanh với người Anh: “Tôi sẽ mang lại hòa bình
cho các bạn” trở thành lời hức hẹn dối trá. Có thể thấy rằng chính những hiệp định
này là đỉnh cao của chính sách đối ngoại phản động của nước Anh trong giai đoạn
này nhằm thức đẩy Đức tấn công Liên Xô.
2.1.2 Chính sách đối ngoại của Pháp trước nguy cơ thế chiến II bùng nổ
Tháng 11/1919 Cơlêmăngxô lên làm thủ tướng, chính phủ Pháp tìm mọi cách để
giải quyết vấn đề Đức theo hướng có lợi nhất cho mình. Nhưng các nước Anh, Mỹ
lại không muốn làm yếu Đức thêm nữa. Do vậy, chính phủ Pháp thi hành chính sách
chống Nga: cùng Anh, Mỹ can thiệp vũ trang chống Nga Xô Viết, liên minh với một
số nước khác bao vây kinh tế Nga. Đồng thời thực hiện chính sách đàn áp thuộc địa.
21



Tuy nhiên, những chính sách đối ngoại này của Pháp không thu lại nhiều kết quả:
Pháp phải rút quân khỏi vùng Rua và thất bại trong âm mưu chống Liên Xô.
Năm 1924, Liên minh cánh tả do Đảng Xã hội là nòng cốt lên cầm quyền. Chính
phủ này ban bố lệnh ân xá…rút quân khỏi vùng Rua, chấp nhận kế hoạch Đaoxơ,
đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô…Tuy nhiên, những hành động thiên hữu (ký
hiệp ước Lôcácnô với Đức) đã làm suy giảm uy tín của nước Pháp trên trường quốc
tế.
Ngày 27/7/1929, sau khi Bơriăn lên cầm quyền, ông ta muốn thành lập khối liên
minh các nước Tây Âu dưới sự lãnh đạo của Pháp. Nhưng kế hoạch không thực hiện
được do vấp phải sự chống đối của người dân trong nước và không được 1 số nước
tư bản chủ yếu ủng hộ, đặc biệt là Anh, Mỹ [1,tr121]. Tuy nhiên sự kiện này đánh
dấu thời kỳ phản động của giới cầm quyền ở Pháp trước khi cuộc khủng hoảng kinh
tế nổ ra. Đến tháng 11/1932, chính phủ của Eriô ký hiệp ước không xâm phạm với
Liên Xô. Tuy nhiên, đến tháng 9/1938, Pháp cùng với Anh, Đức, Ý ký hiệp ước
Muních đã gây ra những làn sóng phản kháng mạnh mẽ từ phía Đảng Cộng sản và
đông đảo quần chúng nhân dân Pháp. Do những hành động phản bội của giới cầm
quyền Pháp, đến đây nền chính trị Pháp đi vào thời kỳ phản động. Cùng với Anh và
Mỹ làm ngơ trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa phát xít và hướng cuộc chiến tranh về
phía của Liên Xô
2.1.3 Chính sách đối ngoại của Mỹ trước nguy cơ thế chiến II bùng nổ
Ngày 8/1/1918, Tổng thống Mỹ Uynxơn đưa ra kế hoạch 14 điểm với nội dung
chủ yếu là quyền tự quyết cho các dân tộc, các nước tham chiến phải giải trừ quân
bị, thành lập một tổ chức quốc tế có khả năng giải quyết các xung đột giữa các nước
trên thế giới bằng con đường ngoại giao hòa bình. Ngoài ra, kế hoạch này cũng đặt
ra nhiều điều kiện tiên quyết với Đức để bắt đầu đàm phán, các dân tộc bị Áo –
Hung và Thổ Nhĩ Kỳ thống trị có quyền tự quyết nếu họ muốn tách ra thành các
quốc gia độc lập. Về sau, trong ngày độc lập 4/7/1918, Uynxơn nói rõ và gọn hơn
mục tiêu của Mỹ trong chiến tranh. Tiếp đó, Tổng thống Uynxơn vượt Đại Tây
Dương sang dự Hội nghị Pari.
22



Đến năm 1921, Warren G.Hardinh người của Đảng Cộng hòa lên làm Tổng
thống. Chính phủ của Warren G.Hardinh chủ trương trở lại chủ nghĩa cô lập truyền
thống, không tham gia Hội Quốc Liên để khỏi bị ràng buộc. Tháng 8/1921, Mỹ ký
hiệp ước riêng lẻ với Đức, để bày tỏ sự không hài lòng với hiệp ước Vécxai, tổ chức
hội nghị Oashinton đưa lại nhiều lợi ích cho Mỹ. Tại châu Âu Mỹ đề ra kế hoạch
Đaoxơ, rồi Yơng đưa lại sự phục hồi của chủ nghĩa phátxít Đức.
Đến thời của Tổng thống F.Rudơven thì chính sách đối ngoại của Mỹ cũng có
những thay đổi lớn. Đối với Mỹ Latinh F.Rudơven tray thế “Chính sách chiếc gậy
lớn” can thiệp vũ trang thô bạo bằng “Chính sách láng giềng thân thiện” mềm dẻo
hơn. Trên tinh thần đó, năm 1934, chính phủ Mỹ đã thương lượng với Cuba và ký
kết hiệp ước hủy bỏ “Tu chính án Platt” chấm dứt các cuộc xâm lược vũ trang vào
Cuba, Haiti, Đôminit, ký với Panama Hiệp ước về kinh đào hạn chế sự kiểm soát
của Mỹ đối với kinh đào này, ký Hiệp ước thương mại với các nước Mỹ La Tinh,
hứa hẹn trao trả độc lập. Một ví dụ điển hình là chính sách với Mêxicô. Theo Hiến
pháp Mêxicô, chính phủ này quốc hữu hóa các công ty dầu lửa của Mỹ. Thay vì đưa
quân can thiệp trước đây, F.Rudơven chỉ đề nghị Mêxicô một khoảng bồi thường
tượng trưng. Tuy Mỹ có thiệt thòi về tài chính, song đổi lại họ được sự ủng hộ quý
báu của láng giềng trong tương lai. Thực chất của “Chính sách láng giềng thân
thiện” là một biểu hiện sớm của chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà Mỹ sẽ sử dụng
phổ biến trong tương lai, nhằm đối phó lại với các cuộc đấu tranh chống Mỹ và
củng cố địa vị của nước Mỹ ở khu vực Mỹ La Tinh. Thậm chí tại Hội nghị ở
Bêunốt, Tổng thống Mỹ kêu gọi các nước Tây bán cầu cùng đoàn kết chống lại
nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Trước sau, chính sách này nhằm duy trì sự bốc lột
của Mỹ, thu lợi nhuận cho các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
Để thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới sau này, F.Rudơven đưa ra “Chính
sách nhằm đúng từ xa” [4,tr129]. Sau 15 năm theo đuổi chính sách chống nước Nga
Xô Viết, rồi Liên Xô, chính phủ Mỹ do F.Rudơven đứng đầu đã công nhận và thiết
lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Tiếp đó Mỹ ký kết các hiệp định thương mại

với Liên Xô, thúc đẩy thương mại giữa hai nước. Những động thái này cho thấy mặt
tích cực của chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 30. Mặt khác nó xuất
23


phát từ quyền lợi của Mỹ, nhưng về thực chất thì chính phủ Mỹ vẫn theo đuổi chính
sách “chống cộng” truyền thống của mình.
Đối với các vấn đề nóng bỏng quốc tế nửa sau thập niên 30, chính phủ Mỹ vừa
muốn dùng bàn tay các nước phát xít Đức, Ý, Nhật để chống Liên Xô, đồng thời lại
liên minh với Anh, Pháp chống khối đế quốc phátxit. Mục đích của Mỹ là cho các
nước đánh nhau, bán vũ khí cho cả hai bên, Mỹ ở giữa hưởng lợi. Đó là chính sách 2
mặt có phần thiếu trách nhiệm trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đang
đe dọa nền hòa bình và an ninh thế giới. Hàng loạt các đạo luật (1935 và 1934) được
ban bố để Mỹ giữ vai trò trung lập: cấm bán vật liệu chiến tranh và cấm cho các
nước tham chiến vay tiền, cấm công dân Mỹ đi du lịch trên tàu của các nước tham
chiến. Các nước muốn mua hàng không bị cấm của Mỹ thì phải trả tiền mặt và tự
chở lấy (Luật Cash và Carry). Đối với cuộc giao tranh ngoài biên giới Mỹ: làm ngơ
trước hành động xâm lược của phát xít Ý ở Bắc Phi, của Nhật ở Trung Quốc, từ chối
lời đề nghị của Liên Xô lập liên minh chống Phát xít. Do đó, chính phủ Mỹ phải
chịu một phần trách nhiệm trong việc kí kết hiệp ước Muynich (9/1938), khuyến
khích đến dung túng cho chủ nghĩa phátxít phát động chiến tranh thế giới.
2.2 Mối quan hệ giữa ba nước Anh, Pháp và Mỹ trước nguy cơ chiến tranh
thế giới lần thứ 2 bùng nổ
2.2.1 Sự hình thành trục đế quốc Anh - Pháp - Mỹ
Mặt dầu giới cầm quyền các nước tư bản phương Tây cố tình xoa dịu mâu thuẫn
với các nước phát xít để hướng cuộc chiến tranh về phía Liên Xô, nhưng mâu thuẫn
giữa họ là không thể hòa hoản và xoa dịu nổi. Quy luật phát triển không đồng đều
và quy luật cạnh tranh đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước này ngày một gia tăng,
đặc biệt là giữa Anh và Đức.
Các công ty độc quyền Đức đã thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của các công ty độc

quyền Anh trên các thị trường than và thép ở Hà Lan, Bỉ, Hy Lạp…Đến cuối năm
1937, Đức đã tăng cường vị trí của mình ở các nước Đông Nam Âu và củng cố vị trí
của mình ở vùng Trung và Cận Đông, đặc biệt là Thổ.
Về phía mình, Anh cố chống lại Đức bằng cách liên hiệp với Pháp, tổ chức phản
công ở Đông Nam Âu và Trung Đông bằng cách cho vay và gây áp lực đối với giới
24


thống trị các nước này. Quan hệ giữa Anh và Đức vì thế mà diễn ra ngày một căng
thẳng, đặc biệt là khi Đức đòi lại các thuộc địa bị giao cho các nước thắng trận sau
chiến tranh thế giới thứ nhất: Tây Nam Phi, Camarum, Tôgô [4,tr166].
Bên cạnh đó mâu thuẫn giữa Mỹ và Đức cũng trở nên gây gắt, mâu thuẫn này
bắt nguồn từ sự cố gắng làm bá chủ thế giới của cả 2 nước. Các nước phát xít tấn
công vào các vị trí kinh tế của Mỹ ở Viễn Đông và Thái Bình Dương. Đều này
không tránh khỏi việc thúc đẩy Mỹ ngày càng xích lại gần với Anh và Pháp hơn.
Đưa 3 nước này đi đến một liên minh chính trị quân sự tạm thời do Mỹ lãnh đạo.
Mâu thuẫn giữa Pháp và Đức là do ý muốn thanh toán hệ thống hòa ước Vécxai
Oashinhton, thống trị lục địa châu Âu. Ở Rumani, Tiệp Khắc, Thổ, Balan cuộc đấu
tranh ngầm giữa các công ty độc quyền Pháp và Đức không ngừng diễn ra. Các liên
minh của Pháp ở châu Âu có nguy cơ bị sụp đổ. Những kế hoạch thuộc địa của Đức
đe dọa các thuộc địa của Pháp ở châu Phi cũng gây ra sự đe dọa cho giới cầm quyền
Pháp.
Mâu thẫu giữa Anh, Mỹ với Nhật cũng ngày càng gây gắt do âm mưu của Nhật
muốn độc chiếm Trung Quốc, gạt bỏ quyền lợi của Anh, Mỹ ở Trung Quốc và Đông
Nam Á. Hồng thiết lập quyền bá chủ của Nhật ở Thái Bình Dương và Viễn Đông.
Đồng thời mâu thuẫn giữa Pháp, Anh với Ý cũng gia tăng do tham vọng của Ý
muốn biến Địa Trung Hải thành “cái hồ của Ý” [4,tr166]. Chiếm các tỉnh của Pháp
như Nixơ, Xavoa và đất đai của Pháp ở Bắc Phi và những thuộc địa của Anh ở
Trung Đông và châu Phi.
Đến tháng 10/1936, ngoại trưởng Ý là Xianô bay sang Đức tiến hành đàn phám

với các nhà lãnh đạo Đức về “chính sách chung của 2 nước”. Sau cuộc đàm phán,
ngày 1/11/1936 Mútxôlini tuyên bố sự tồn tại của “Trục Béc lin - Rô ma”. Cũng
trong tháng đó, Đức đã ký với Nhật hiệp định chống Quốc tế cộng sản. Một năm
sau, ngày 6/11/1937, theo đề nghị của chính phủ Đức, Ý cũng chính thức gia nhập
“hiệp định chống Quốc tế cộng sản”. Như thế là đã hình thành nên 1 “Trục tam
giác Béclin – Rôma – Tôkiô”.
Trước sự hình thành “Trục tam giác Béclin – Rôma – Tôk ô” thì giới thống trị
của ba nước Anh - Pháp - Mỹ cũng phải đưa ra những lời tuyên bố chống chủ nghĩa
25


×