Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Những vấn đề pháp lý về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

VŨ MINH HẢI

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

VŨ MINH HẢI

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY



HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Những vấn đề pháp lý về bảo hiểm
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường” là do bản thân
tự thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để
làm sản phẩm của riêng mình. Những nội dung trong luận văn này là do tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên hướng dẫn, TS. Vũ Thị
Duyên Thủy. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được
trích dẫn và nêu rõ nguồn trong phần tài liệu tham khảo. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
Học viên

Vũ Minh Hải


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình viết luận văn, học viên đã được sự quan tâm, giúp đỡ
của các thầy cô giáo ở Viện Đại học mở Hà Nội, Đại Học Luật Hà Nội, sự
động viên và tạo điều kiện của bạn bè, người thân trong gia đình. Học viên
bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với sự quan tâm, động viên, giúp đỡ đó.
Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn khoa học
TS. Vũ Thị Duyên Thuỷ về sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo và những ý kiến
đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thành đúng kế hoạch.
Vì điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa

học còn hạn chế nên luận văn sẽ không ừánh khỏi những thiếu sót. Tác giả
mong nhận được những ý kiến đóng góp nhiệt tình để có thể hoàn thiện hơn
nữa đề tài nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác thực tế cũng như những
nghiên cứu khoa học sau này.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.. 10
1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường...................... 10
1.2. Chủ thể được bồi thường do ÔNMT ........................................................ 21
1.3. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ...... 22
1.3.1. Hình thức của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường ............................................................................................................ 25
1.3.2. Đối tượng, phạm vi và sự kiện bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm môi trường ................................................................................... 26
1.3.3. Thời hạn bảo hiểm ................................................................................ 29
1.3.4. Mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.......................................................... 29
1.4. Pháp luật bảo hiểm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ........... 31
1.5. Các yếu tố chi phối đến pháp luật và thực thi pháp luật bảo hiểm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ....................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG..................................... 35
2.1. Thực trạng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi

trường ............................................................................................................... 35
2.1.1. Thực trạng các quy định pháp luật về thiệt hại và xác định thiệt hại do
ÔNMT ........................................................................................................... 36
2.1.2. Thực trạng pháp luật về xác định hành vi làm ÔNMT và môi trường bị ô
nhiễm ............................................................................................................. 40
2.1.3. Thực trạng pháp luật về xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi làm
ÔNMT và thiệt hại xảy ra ............................................................................... 43
2.2. Thực trạng quy định về hình thức của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm môi trường ...................................................................... 45


2.2.1. Quy định về hình thức của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm môi trường ........................................................................................ 45
2.2.2. Quy định về đối tượng, phạm vi và sự kiện bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.......................................................... 50
2.2.3. Quy định về thời hạn bảo hiểm ............................................................. 54
2.2.4. Quy định về mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ......................................... 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG . 58
3.1. Những yêu cầu và định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.............................. 58
3.1.1. Hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển thị trường bảo hiểm ........................................................................ 58
3.1.2. Hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam bảo
vệ môi trường và cải cách tư pháp .................................................................. 59
3.1.3. Việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm môi trường phải đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về các loại hình
bảo hiểm khác ................................................................................................ 61
3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ....................................... 62
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
môi trường ..................................................................................................... 62
3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm môi trường ............................................................................. 64
3.3 Các giải pháp hỗ trợ việc thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hiểm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ....................................... 68
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Ý Nghĩa

1

BLDS

Bộ luật Dân sự

2

BVMT


Bảo vệ môi trường

3

BTTH

Bồi thường thiệt hại

4

ÔNMT

Ô nhiêm môi trường

5

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

6

QCKTMT

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

7

MT&TN


Môi trường và tài nguyên

8

TN&MT

Tài nguyên và môi trường


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình tồn tại và phát triển của loài người là quá trình đấu tranh để
cải tạo và hòa hợp với thiên nhiên. Quá trình đó chịu sự tác động của thiên
nhiên theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Sự tác động tiêu cực của thiên
nhiên như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán… , là những thiên tai có thể gây ra
những thiệt hại đối với đời sống của con người, gây nên những hậu quả cho
con người, tài sản của họ và gây ra những thiệt hại cho môi trường. Trước
thực trạng trên, bên cạnh những biện pháp mang tính phòng ngừa nhằm hạn
chế hoặc loại trừ những nguyên nhân gây ra những thiệt hại này, con người
(đặc biệt là Nhà nước) còn thực hiện những biện pháp nhằm giúp đỡ những tổ
chức, cá nhân gặp rủi ro khắc phục các hậu quả như sự cứu tế, cứu trợ của
Nhà nước, xã hội; lập các quỹ dự phòng để bù đắp các tổn thất và bảo hiểm
nhân thọ hoặc phi nhân thọ cho những trường hợp này.
Bên cạnh đó, hoạt động của con người cũng có thể gây ra những thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho những người khác và những thiệt hại
chung cho chất lượng môi trường sống. Theo nguyên tắc chung của pháp luật
dân sự thì tổ chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về
tính mạng sức khỏe, tài sản của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường cho
người bị thiệt hại. Thiệt hại xảy ra có thể gây ra những tổn thất vượt quá khả
năng tài chính của người có trách nhiệm bồi thường và nếu hậu quả không

được khắc phục kịp thời, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bị
thiệt hại cũng như người có trách nhiệm bồi thường. Bảo hiểm trách nhiệm
dân sự là một cơ chế đảm bảo chắc chắn cho việc bồi thường thiệt hại, khắc
phục kịp thời những thiệt hại về tài chính đối với cả người bị thiệt hại và
người có trách nhiệm bồi thường.

1


Trong lĩnh vực môi trường, tổ chức, cá nhân có hành vi làm ô nhiễm
môi trường gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe cho tổ chức cá nhân
khác và/hoặc gây thiệt hại cho môi trường thì phải bồi thường thiệt hại. Thực
tế chỉ ra rằng, thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra thường là
nghiêm trọng và rất lớn, nhiều trường hợp, như trường hợp xảy ra sự cố môi
trường, thì số lượng thiệt hại là đặc biệt lớn với phạm vi rất rộng và liên quan
đến nhiều người. Từ đây xuất hiện nhu cầu bảo hiểm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm môi trường với tư cách là một loại hình bảo hiểm trách
nhiệm dân sự.
Vấn đề bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đã
được Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định (Điều 134). Sau 9 năm thi hành
Luật bảo vệ môi trường 2005, quy định bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về môi trường trên thực tế hầu như không được thực thi. Một trong những
nguyên nhân có thể là do chưa có những quy định hướng dẫn để thực hiện vấn
đề này hoặc là chưa có sức ép buộc một số nhóm chủ thể phải tham gia bảo
hiểm hoặc do doanh nghiệp bảo hiểm chưa có sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường…..
Vấn đề bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường tiếp
tục được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định
19/2015/NĐ-CP. Việc tìm hiểu, đánh giá và từ đó khuyến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có

giá trị thực tiễn cao, góp phần thực thi có hiệu quả quy định của Luật Bảo vệ
môi trường 2014.
Do đó, việc xem xét các vấn đề lý luận, đánh giá các quy định hiện
hành về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường có
giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

2


Từ những lý do trên đây, em xin chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý
về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường”
làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Với kinh nghiệm và kiến thức pháp luật còn nhiều hạn chế nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được quý thầy cô đóng góp ý kiến
để đề tài được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy có hiệu quả thị trường bảo hiểm
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế những
rủi ro cho cả bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường đã đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các luật gia, cũng như
những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực quản lý môi trường. Ở các
mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số công trình và tài liệu đề cập đến
vấn đề này, như:
- Giáo trình: Giáo trình Luật Môi trường của Trường Đại học Luật Hà
Nội (1999 đến năm 2014); Giáo trình Luật Môi trường của Viện Đại học mở
Hà Nội, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009
- Luận án: luận án tiến sĩ luật học của Vũ Thu Hạnh về “Xây dựng và
hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại
Việt Nam” năm 2004; Lưu Ngọc Tố Tâm, Pháp luật kiểm soát ÔNMT biển
trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Hà nội, 2012

- Đề tài nghiên cứu khoa học:
Đề tài "Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường" do Viện
nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2002; Vũ Thu
Hạnh (Chủ nhiệm đề tài), Trách nhiệm BTTH do hành vi vi phạm pháp luật

3


môi trường gây nên ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,
Trường đại học luật Hà Nội, Hà nội 2007; Vũ Thu Hạnh (chủ biên) Cơ chế
BTTH do ÔNMT, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012; Bùi Đức Hiển (chủ
nhiệm đề tài), Trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT gây ra, Viện Nhà
nước và Pháp luật, Hà Nội, 2012
- Các bài viết trên tạp chí: Vũ Thu Hạnh, BTTH do ô nhiễm, suy thoái
môi trường, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2007; Phạm Hữu Nghị và Bùi
Đức Hiển, Các quy định pháp luật về thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm môi trường gây ra và định hướng xây dựng, hoàn thiện, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 1/2011; Nguyễn Thị Bảo Nga, Các quy định pháp
luật về bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do hành vi làm ô nhiễm
môi trường gây ra: Thực trạng và kiến nghị, tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
12/2013; Nguyễn Đức Long Trách nhiệm BTTH trong lĩnh vực môi trường
theo Hiến pháp và tác động của nó tới quá trình hoàn thiện pháp luật môi
trường, Tạp chí Luật học, số 6 /2014
Pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường dường như chưa được quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về pháp
luật bảo hiểm trách nhiệm nói chung và pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về môi trường, do ô nhiễm môi trường nói riêng còn rất ít:
- Giáo trình: Giáo trình Bảo hiểm của PGS, TS. Nguyễn Văn Định,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, năm 2008
- Luận án: Cho tới thời điểm này, chưa có luận văn, luận án nào về

pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc pháp
luật bảo hiểm trách bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Mới chỉ có
một vài luận án có liên quan như: Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
ở Việt nam, Luận án tiến sĩ tài chính - ngân hàng của Nguyễn Thanh Nga,

4


Học viện tài chính, Hà nội, năm 2015, “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo
hiểm tài sản tại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, của Nguyễn Thị Thủy,
trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, 2009
- Đề tài nghiên cứu: Chuyên đề: Bước đầu nghiên cứu về bảo hiểm
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường của Nguyễn Văn Phương
trong Trách nhiệm BTTH do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên ở
Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường đại học luật Hà
Nội, Hà nội 2007.
- Sách: Bảo hiểm và pháp luật kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam của
TS. Phạm Văn Tuyết, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007
- Các bài viết trên tạp chí: Theo rà soát của tác giả thì chưa có bài viết
nào trực tiếp về lĩnh vực của đề tài.
Bài viết có liên quan: Các yếu tố chi phối các quy định của pháp luật
trong bảo hiểm tài sản của Nguyễn Thị Thủy, Tạp chí Khoa học pháp lý, số
04/2006; Phí Thị Quỳnh Nga, Những bất cập của điều khoản loại trừ trách
nhiệm bảo hiểm trong luật kinh doanh bảo hiểm, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp 10/2006
Cho tới thời điểm này, hầu như chưa có công trình nghiên cứu trực
tiếp nào về pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
môi trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu một số vấn đề về cơ
sở lý luận của pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
môi trường và đánh giá về thực trạng các quy định pháp luật hiện hành và đưa

5


ra được những giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
đặt ra.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Đánh giá và xem xét một số nội dung lý luận về pháp luật bảo hiểm
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường như: Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, khái niệm bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường và pháp luật bảo hiểm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường và bước đầu xác định cấu trúc
pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi cũng như
các yếu tố chi phối đến pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm môi trường
- Đánh giá nội dung pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm môi trường, bao gồm những ưu điểm và hạn chế của các quy
định hiện hành.
- Xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hiểm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Các quan điểm khoa học đã được các tác giả công bố trong các
công trình nghiên cứu về bảo hiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường nói chung, bảo hiểm

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường nói riêng, cả trong
nước và quốc tế.

6


- Hệ thống quy định pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến
bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường theo Luật
Bảo vệ môi trường 2014, Bộ luật dân sự 2005, Luật kinh doanh bảo hiểm năm
2000, 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho đến hiện nay.
5. Phạm vi nghiên cứu
Với yêu cầu về dung lượng, luận văn được xác định giới hạn nghiên
cứu như sau:
Mặc dù, khi đề cập tới pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm môi trường thì cần đề cập tới các vấn đề như: Quy định về
doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm; Quy định về hợp đồng bảo
hiểm; Quy định về giám sát đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy
nhiên những vấn đề về doanh nghiệp bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, giám sát
đối với hoạt động bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường được thực hiện theo quy định chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Do đó, những nghiên cứu của luận văn hướng tới hệ thống lý luận và các quy
định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm, người
bảo hiểm và người thụ hưởng bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm môi trường mà không đi sâu vào các quy định về hoạt động kinh doanh
bảo hiểm, nội dung của hợp đồng bảo hiểm, giám sát đối với hoạt động bảo
hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Khi đi vào nghiên cứu đề tài, tôi đã xác định một số câu hỏi mà đề tài
tôi cần nghiên cứu là:
Các vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do ô nhiễm môi trường đã được các quốc gia trên thế giới giải quyết như

7


thế nào? Việt nam đã nhìn nhận vấn đề này ra sao? Các nội dung cơ bản của
pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.
Pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường của Việt nam đã được xây dựng và áp dụng trên thực tế như thế nào,
có đạt được mục tiêu đề ra hay không?, có ưu điểm và nhược điểm gì?
Pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường cần hoàn thiện theo xu hướng nào và cần đáp ứng những yêu cầu nào
để bảo đảm phát triển bền vững.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trên, luận văn sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như:
- Phương pháp phân tích chủ yếu được thực hiện để đánh giá những
quy định chủ yếu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật kinh doanh
bảo hiểm 2000 và các văn bản có liên quan
- Phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, đối chiếu,
kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn phương pháp so sánh luật học
phương pháp lịch sử … được sử dụng khi tham khảo những công trình nghiên
cứu, bài viết của một số tác giả có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Cơ sở phương pháp luận của luận văn là triết học Mác - Lênin, nhất là
phép duy vật biện chứng. Trong quá trình nghiên cứu, tiếp thu quan điểm của
Đảng và Nhà nước về chính sách kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường cũng
như các nội dung có liên quan đến đề tài.
8. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học. Một số kiến nghị

của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp

8


luật trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
9. Kết cấu của Đề tài:
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm môi trường
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hiểm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

9


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Bồi thường, theo Từ điển Tiếng Việt, là “đền bù bằng tiền những thiệt
hại về vật chất và tinh thần mà mình phải chịu trách nhiệm” [47, tr 82] …
Dưới giác độ pháp lý. khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của
mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành
vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn

thất cho người khác được hiểu là BTTH. BTTH là trách nhiệm dân sự của
người gây thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu BTTH là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc
bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn
thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị hại [25, tr 4].
BTTH là một khái niệm pháp lý được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khoa học pháp lý khác nhau và có thể có những tiêu chí phân loại khác nhau.
Theo pháp luật dân sự, dựa vào cơ sở phát sinh trách nhiệm, có thể chia
thành: i) BTTH phát sinh trên cơ sở hợp đồng và trong trường thiệt hại phát
sinh do vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường; ii) BTTH phát sinh trên cơ sở
quy định của pháp luật về bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân (còn gọi là BTTH ngoài hợp đồng).
Trong lĩnh vực môi trường, theo cách hiểu chung nhất hiện nay thì mối
quan hệ về BTTH phát sinh khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật

10


môi trường gây ra thiệt hại cho chủ thể khác. Như vậy, hành vi vi phạm pháp
luật môi trường gây thiệt hại làm phát sinh mối quan hệ về BTTH.
Khi tổ chức hoặc cá nhân có hành vi làm ÔNMT, là một trong những
hành vi vi phạm pháp luật môi trường, và từ đó tạo ra môi trường bị ô nhiễm
đã xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng về môi trường trong
lành, xâm phạm tới quyền được sống trong môi trường trong lành của mọi
người dân.
Cùng với việc xâm phạm tới quyền được sống trong môi trường trong
lành, nếu hành vi làm ÔNMT, từ đó tạo ra môi trường bị ô nhiễm và tình
trạng môi trường bị ô nhiễm này xâm phạm đến lợi ích công cộng, quyền và
lợi ích hợp pháp khác, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá
nhân có hành vi làm ÔNMT phải có trách nhiệm BTTH.

BTTH do ÔNMT gây ra là việc chi trả các khoản tiền BTTH về môi
trường, tính mạng, sức khỏe và tài sản cho người bị thiệt hại. Thực hiện trách
nhiệm BTTH về môi trường, tính mạng, sức khỏe và tài sản cho người bị thiệt
hại nhằm thiệt lập lại sự bình đẳng, khắc phục những hậu quả về tài sản cũng
như nhân thân do hành vi làm ÔNMT gây ra.
Hành vi làm ô nhiễm môi trường là một trong những hành vi vi phạm
nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác
động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thoả thuận
trước của các chủ thể. Do đó, BTTH trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo
vệ môi trường luôn là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Trên cơ sở khái niệm trách nhiệm BTTH theo quy định của pháp luật
dân sự và những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm
BTTH do ÔNMT gây ra như sau: trách nhiệm BTTH do ÔNMT gây ra là
một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, theo đó, tổ chức, cá nhân

11


thực hiện hành vi làm ÔNMT, gây thiệt hại thì phải trả giá về hành vi của
mình qua việc khôi phục, đền bù, bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh
thần cho bên bị thiệt hại.
Theo khái niệm này, trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT gây ra
có những đặc điểm sau đây:
i) Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT gây ra
là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và chịu sự điều chỉnh của pháp
luật sân sự và pháp luật môi trường.
ii) Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT
gây ra chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi
làm ÔNMT và môi trường bị ô nhiễm, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
làm ÔNMT với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại. Tuy nhiên, yếu

tố lỗi có thể không phải là điều kiện bắt buộc.
iii) Về hậu quả: Thiệt hại về môi trường, tính mạng, sức khỏe, tài sản
phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại
lượng vật chất nhất định.
iv) Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Là tổ chức, cá nhân thực hiện
hành vi làm ÔNMT gây thiệt hại.
Trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT gây ra là trách nhiệm bồi
thường của tổ chức, cá nhân có hành vi gây ÔNMT cho người bị thiệt hại khi
hoạt động của mình gây ÔNMT, gây thiệt hại. Nếu căn cứ vào khách thể bị xâm
hại thì đó chính là trách nhiệm bồi thường do hành vi làm ÔNMT gây ra cho
người khác. Như vậy, bất cứ hành vi nào làm tổn hại đến môi trường, gây thiệt
hại đều phát sinh trách nhiệm BTTH, trừ trường hợp người bị hại có lỗi. Nếu căn
cứ vào hành vi khách quan thì đó là trách nhiệm bồi thường do hành vi vi phạm
pháp luật môi trường, gây ÔNMT và từ đó gây thiệt hại [24; 28, tr 57-58].

12


Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ÔNMT
gây ra chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra
Trong quan hệ BTTH, thiệt hại vừa là điều kiện phát sinh trách nhiệm
vừa là cơ sở tính mức bồi thường. Thiệt hại xảy ra là điều kiện bắt buộc đầu
tiên để xem xét việc có phát sinh trách nhiệm BTTH hay không. Điều này
khác với việc xác định trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự - có thể
không cần căn cứ vào thiệt hại xảy ra. Mục đích và ý nghĩa của BTTH là đảm
bảo đền bù những thiệt hại, tổn thất đã gây ra cho người bị thiệt hại [25, tr 8].
Thiệt hại do hành vi làm ÔNMT phát sinh bởi tình trạng ÔNMT gây
ra. Đây là những biến đổi theo chiều hướng xấu đi của môi trường gây tổn
hại cho Nhà nước, cho cộng đồng hoặc cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân

cụ thể. Các sự cố môi trường là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm, suy
thoái môi trường hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (Điều 3 Luật
BVMT 2014). Do đó có thể thấy rằng, thiệt hại do hành vi làm ÔNMT là
những thiệt hại phát sinh từ tình trạng môi trường bị ô nhiễm do hành vi gây
ÔNMT của con người, có thể là hành vi gây ÔNMT hoặc do hành vi gây sự
cố môi trường gây ra.
Trên phạm vi thế giới, hiện đang tồn tại song song 2 quan niệm khác
nhau về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường [26,tr 33-36; 27, tr 160-165]:
Một là, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường chỉ gồm thiệt hại
đối với các yếu tố môi trường tự nhiên, như hệ động vật, thực vật, đất, nước,
không khí... mà không bao gồm thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe và tài
sản của con người. Cụ thể:
Cộng đồng chung châu Âu [26, tr 33-36; 27,tr 160-165] quan niệm
thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là sự thay đổi bất lợi về tài nguyên thiên

13


nhiên hoặc cản trở đáng kể đến các dịch vụ môi trường có thể xảy ra một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Pháp luật các quốc gia như Kazakhstan,
Kyrgystan, Phần Lan, Canada, Hàn Quốc cũng quy định tương tự [26, tr 3336; 27, tr 160-165].
Quan niệm chung của các quốc gia nêu trên là thiệt hại về môi trường
có thể được nhận dạng theo nhiều cách phân tầng khác nhau, từ rộng đến
hẹp, từ tổng hợp đến hợp phần, từ môi trường chung đến từng thành phần
môi trường cụ thể, song cho dù là tiếp cận ở góc độ và cấp độ nào thì thiệt
hại về môi trường đều không bao gồm thiệt hại đối với con người hoặc tài
sản, mặc dù chúng có thể là hậu quả trực tiếp của thiệt hại về môi trường.
Hai là, thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồm các thiệt hại đến
chất lượng môi trường mà còn cả thiệt hại về sức khỏe, tài sản của cá nhân
do ÔNMT gây nên. Thuộc nhóm quốc gia có quan niệm này bao gồm Cộng

hòa liên bang Nga, Nhật bản [26, tr 33-36; 27, tr 160-165].
Như vậy, theo cách quan niệm này thì thiệt hại về môi trường không
chỉ bao gồm thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả thiệt
hại đối với sức khỏe và tài sản của con người.
Việt Nam quan niệm thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao
gồm: "1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; 2. Thiệt hại về
sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường gây ra". ( Điều 163 Luật BVMT 2014)
Thiệt hại “suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường” được hiểu
là những thiệt hại về sinh thái như suy giảm đa dạng sinh học do môi trường
nước bị ô nhiễm, thiệt hại do các động vật, thực vật bị diệt chủng hoặc sự
giảm sút giá trị bảo tồn và duy trì môi trường nguyên sinh, hoặc một con sông

14


hay một cái hồ bị ô nhiễm sẽ gây trở ngại cho việc thực hiện hoạt động du
lịch, giải trí…
Như vậy, quan niệm Việt nam về thiệt hại do hành vi làm ÔNMT gây ra
thuộc nhóm thứ hai trong hai quan niệm nêu trên. Do quan niệm môi trường
chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo (Khoản 1 Điều 3
Luật BVMT 2014) nên quan niệm thiệt hại về môi trường của Việt Nam tương
đồng với Cộng hòa liên bang Nga và Nhật bản nhưng có sự khác biệt (hẹp hơn)
so với quan niệm về thiệt hại về môi trường của Australia [26, tr 26].
Từ những loại thiệt hại nêu trên, thiệt hại do hành vi làm ÔNMT gây ra
có những đặc trưng [22; 23; 45, tr 408-412] sau đây:
- Một là, thiệt hại do hành vi làm ÔNMT gây ra thường có giá trị lớn.
Đặc trưng này bắt nguồn từ chính mối quan hệ giữa các thành phần
môi trường tự nhiên. Các thành phần môi trường tự nhiên có mối quan hệ

hữu cơ với nhau và có tác động qua lại giữa các thành phần môi trường này.
Khi một thành phần môi trường bị ô nhiễm làm chức năng và tính hữu ích
của thành phần môi trường bị ảnh hưởng thì nó sẽ tác động tới các thành
phần môi trường tự nhiên khác và có thể làm cho thành phần môi trường này
cũng bị ô nhiễm hoặc/và suy thoái. Bên cạnh đó, sự suy giảm chức năng, tính
hữu ích của môi trường nhiều khi là một quá trình mà những biểu hiện của
nó không dễ nhận biết bằng những nhận biết thông thường. Vì vậy, trong rất
nhiều trường hợp, biểu hiện của thiệt hại được nhận biết thì đã ở giai đoạn
cuối của quá trình phát sinh thiệt hại và do hậu quả trở nên khá nặng nề với
hậu quả rất lớn.
Trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường như sự cố hạt nhân, sự cố
hóa chất, đắm tàu chở dầu… thì hiển nhiên là những thiệt hại xảy ra là rất
nghiêm trọng.

15


- Hai là, thiệt hại phát sinh do hành vi làm ÔNMT gây ra thường khó
xác định một cách chính xác.
Khi xác định mức thiệt hại để tính giá trị tranh chấp BTTH do hành vi
làm ÔNMT gây ra thường khó xác định được mức chính xác. Nguyên nhân
là thiệt hại trong lĩnh vực môi trường có thể bao gồm các thiệt hại: i) thiệt hại
trực tiếp, thiệt hại gián tiếp, thiệt hại thứ sinh; ii) thiệt hại trước mắt, thiệt hại
lâu dài; iii) thiệt hại có thể do một chủ thể gây ra nhưng có thể do nhiều chủ
thế gây ra và trong đó có những chủ thể có hành vi làm ÔNMT, có những
hành vi không làm ÔNMT …. Do đó, để xác định thiệt hại nào đó do hành vi
làm ÔNMT gây ra một cách chính xác là một việc làm không đơn giản.
- Ba là, thiệt hại do hành vi làm ÔNMT gây ra thường xảy ra trên một
phạm vi rộng.
Đặc trưng này xuất phát từ tính thống nhất và sự phụ thuộc lẫn nhau

về số lượng và chất lượng của các thành phần môi trường nên một thành
phần môi trường bị tổn hại (bị ô nhiễm hoặc suy thoái) sẽ kéo theo những
tổn hại của các thành phần môi trường khác và từ đó có thể gây thiệt hại về
tài sản, tính mạng, sức khỏe cho tổ chức, cá nhân và làm suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường. Sự lan tỏa này của môi trường dẫn tới sự
phát sinh ô nhiễm thứ cấp và từ đó, nếu không được ngăn chặn kịp thời, tình
trạng ÔNMT và thiệt hại phát sinh có thể rất rộng.
Bên cạnh đó, người bị thiệt hại do ÔNMT gây ra thường có số lượng
rất lớn. Các vụ việc thực tế xảy ra trong thời gian qua cho thấy, số lượng
người bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra là rất lớn.
Như vụ Công ty TNHH Vedan là hơn 5000 hộ gia đình thuộc ba tỉnh, thành
phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu [21], Vụ Sonadezi Long
Thành Đồng Nai có hơn 300 hộ dân nộp đơn lên Hội Nông dân huyện Long
Thành đòi Sonadezi Long Thành bồi thường [20].

16


Những đặc thù này của thiệt hại trong lĩnh vực môi trường cần được
xem xét trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
BTTH do ÔNMT gây ra và pháp luật bảo hiểm trách nhiệm BTTH do
ÔNMT.
Thứ hai, có hành vi làm ÔNMT
Trong trách nhiệm BTTH do ÔNMT, biểu hiện của hành vi gây thiệt
hại có điểm khác biệt so với các lĩnh vực khác:
Một là, hành vi gây thiệt hại không xâm hại trực tiếp đến các quyền về
tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân mà là sự xâm hại thông qua các
yếu tố môi trường bị ô nhiễm;
Hai là, không phải mọi hành vi gây thiệt hại cho môi trường đều là
hành vi gây ÔNMT [28, tr 61]. Biểu hiện của nó bao gồm:

i) Thiệt hại do hành vi làm ÔNMT gây ra có thể do hiện tượng tích tụ,
cộng dồn của môi trường
Do đặc tính tích tụ và cộng dồn của môi trường nên có những trường
hợp không xuất hiện hành vi làm ÔNMT nhưng thiệt hại về môi trường vẫn
xảy ra. Đây là những trường hợp nhiều hành vi không gây ÔNMT nhưng tập
trung tại một địa điểm và từ đó tạo nên môi trường bị ô nhiễm và từ đó gây
thiệt hại.
ii) Thiệt hại phát sinh từ tình trạng ÔNMT do lập pháp hoặc do lạm
dụng công quyền gây ra
Tình trạng ÔNMT và từ đó gây thiệt hại có thể do lập pháp gây ra
trong những trường hợp mà pháp luật môi trường, kể cả trong trường hợp
thực thi nghiêm túc, cũng không loại trừ được một cách triệt để nguyên nhân
gây ÔNMT.

17


Từ tình trạng ÔNMT này có thể xuất hiện thiệt hại về môi trường, tính
mạng, sức khỏe, tài sản cho các chủ thể là tổ chức, cá nhân.
iii) Một thực trạng môi trường bị ô nhiễm có thể là do một hoặc nhiều
hành vi làm ÔNMT gây ra hoặc có thể là kết quả của nhiều hành vi của nhiều
chủ thể, trong đó có cả hành vi gây ÔNMT hoặc hành vi không gây ÔNMT.
Cũng có những trường hợp có hành vi gây ÔNMT nhưng do hiện tượng phát
tán, pha loãng của môi trường nên không có tình trạng môi trường bị ô nhiễm
và từ đó không xuất hiện thiệt hại.
iiii) Thực trạng môi trường bị ô nhiễm có thể còn là hệ quả của sự cố
môi trường. Sự cố môi trường có thể do con người hoặc thiên nhiên gây ra.
Vấn đề BTTH chỉ đặt ra trong trường hợp sự cố môi trường do con người gây
ra.
Từ những phân tích trên đây cho thấy, trách nhiệm BTTH do ÔNMT

gây ra phát sinh khi xuất hiện các yếu tố gồm: i) có hành vi gây ÔNMT hoặc
gây sự cố môi trường, ii) có thực trạng môi trường bị ô nhiễm và iii) thực
trạng môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân gây thiệt hại cho chủ thể khác.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi làm ÔNMT và thiệt
hại xảy ra
ÔNMT thường bắt nguồn từ hành vi đưa vào môi trường các chất thải
loại, các chất độc hại, các chất gây nhiễm bẩn môi trường [45, tr 64]. Hành vi
làm ÔNMT và từ đó môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra thiệt hại về
tài sản, tính mạng sức khỏe con người và những thiệt hại cho môi trường, làm
ảnh hưởng tới việc chức năng của môi trường đối với đời sống của con người.
Từ phân tích ở phần thứ hai trên đây (Thứ hai, có hành vi làm ÔNMT)
cho thấy mối quan hệ giữa hành vi làm ÔNMT với thực trạng môi trường bị ô

18


×