Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Báo cáo thực tập môi trường tại xí nghiệp sán xuất nước An Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 40 trang )

I.Giới thiệu chung về nhà máy:
1. thông tin

Hình ảnh nhà máy nước chụp từ trên cao
 Xí nghiệp sán xuất nước An Dương là nhà máy nước lớn nhất tại Hải
Phòng
• Địa chỉ: 249 Tôn Đức Thắng, Phường An Dương, Quận Lê Chân, Hải Phòng
• Số điện thoại: 0313835481
• Công suất thiết kế: 100.000m3/ngày
• Công suất vận hành hiện tại: 140.000m3/ngày
• Tỉ lệ thất thoát: 13%
• Nuớc thô: nguồn nước mặt
• Vùng phục vụ của NM: 4 quận trung tâm và vùng phụ cận với khoảng 230.000
khách hàng.
 Tổng số CBCNV : 112 người.
• Lãnh đạo

:

4 người.

• Cán bộ CNV

: 108 người.

• Kỹ sư

:

8 người.


• Tổ vận hành: 4 tổ bố trí sản xuất làm việc 3 ca liên tục.
• Tổ trạm bơm Quán Vĩnh: bơm nước thô & quản lý 02 tuyến truyền dẫn
D1000.
1


• Tổ hút bùn & VSCN: Hút bùn các hồ và vệ sinh mặt bằng xí nghiệp.
• Tổ bảo dưỡng: sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị.
• Tổ tổng hợp: giúp đỡ ban lãnh đạo.

Sơ đồ bộ máy quản lý:

2. Giai đoạn phát triển
Xí nghiệp sản xuất nước An Dưong là nhà máy xử lý nước mặt, được xây dựng
và đưa vào sử dụng đầu những năm 60 và đã cải tạo nâng cấp mở rộng qua các giai
đoạn sau:
 Giai đoạn 1: Công suất thiết kế là 20.000m3/ngđ.
 Giai đoạn 2: Mở rộng, nâng công suất nhà máy lên 60.000m3/ngđ trong
những năm 70. (Tăng thêm một đơn nguyên xử lý 40.000m3/ngày)
 Giai đoạn 3: Cải tạo và nâng công suất lên 100.000m3/ngđ bằng vốn vay của
ngân hàng thế giới Khởi công năm 1999 và hoàn thành năm 2002.

2


 3. Mặt bằng và các bộ phận trong nhà máy
Nhà máy bao gồm các bộ phận:
- Hồ sơ lắng
- Bể trộn + phản ứng
- Bể lắng ngang

- Trạm bơm dâng
- Bể lọc nhanh
- Sân phơi cát
- Bể lọc tự rửa
- Bể chứa nước rửa lọc
- Bể chứa
- Nhà clo
- Nhà phèn
- Nhà vôi
- Trạm bơm cấp 2
- Trạm rửa lọc
- Hồ tận dụng
- Sân phơi bùn
- Phòng theo dõi vận hành
- Hội trường
- Nhà điều hành + phòng kiểm tra chất lượng
Nhà giao ca
- Nhà để xe
- Nhà bảo vệ
- Đất dự trữ phát triển
- Xí nghiệp sản xuất nước tinh khiết
- Kho
- Xí nghiệp đồng hồ, xí nghiệp cơ điện vận tải
- Tổ quản lí nước Lê Chân

3


II.Sơ đồ dây chuyền công nghệ
1. Sơ đồ


4


2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
− Nguồn nước thô ( nước mặt ) được lấy từ sông Lạch Tray cách nhà máy 4km
về hướng Tây Bắc bằng trạm bơm cấp 1 Quán Vĩnh.
− Nước được bơm vào hồ sơ lắng ( hồ tam giác)
− Nước theo hướng tự chảy vào khối bể trộn – bể phản ứng, phèn được thêm vào
nhằm tạo hiện tượng keo tụ tạo bông.
− Nước vào bể lắng. Cuối bể lắng có hệ thống máng răng cưa thu nước sau lắng
và đưa vào hố thu.
− Trạm bơm nước dâng có nhiệm vụ bơm nước từ bể lắng lên bể lọc
− Sau khi lọc, nước được lưu lại trong bể chứa, có châm clo để khử trùng
III. Giới thiệu chi tiết các công trình:
1. Nhà điều hành
a. Nhiệm vụ
Giám sát và điều phối hoạt động của các công trình trong dây truyền xử lý nước.
Các thông số về lưu lượng nước từ các công trình trong nhà máy, và mực nước
tại các
công trình từ đó có thể điểu trình lưu lượng vận hành tại các công trình của nhà
máy.
b. Mô tả chi tiết
Phòng điều hành gồm
+ hệ thống 2 màn hình máy tính hiển thị các camera giám sát và bảng theo dõi
thông số
các công trình để phục vụ việc điều phối hoạt động.

5



+ Bảng theo dõi kết quả sản xuất: ghi chú các thông số lưu lượng và các thông số chất
lượng của nước để thuận tiện cho qua trình theo dõi và vận hành.

Trong bảng có giá trị TEST PAC là giá trị được tính toán từ phòng xét nghiệm
chất
lượng sử dụng để tính toán lượng hóa chất keo tụ được được sử dụng.
Hình : máy test

+ Bảng phân công nhiệm vụ và một số ghi chú trong ca làm việc:

6


2. Trạm bơm nước thô Quán Vĩnh
• Trạm bơm nước thô Quán Vĩnh cách nhà máy khoảng 4,0 km, khai thác nước
tại sông Lạch Tray.
• Trong trạm bố trí 6 máy bơm, vận hành luân phiên với công suất khai thác là
7.500m3/h.

• Trạm bơm được bố trí 2 lớp song chắn rác:
Lớp ngoài là lưới inox D40.
Lớp trong là lưới thép D12.

7


• Nước thô được bơm từ trạm Quán Vĩnh đến hồ tam giác (Hồ sơ lắng) qua 02
tuyến ống áp lực D1000 L=4,0 km.


8


3. Hồ sơ lắng
• Lưu nước từ trạm bơm cấp 1 đến.

Ống dẫn nước từ trạm bơm 1 đến hồ sơ lắng
• Hồ sơ lắng: S = 12.000 m2 chiều dầy lớp nước tối đa 4,2m có chức năng điều
hoà và dự trữ nước thô để cấp vào hồ lắng chữ nhật.
• Nước trong hồ sơ lắng theo hướng tự chảy vào khối bể trộn – bể phản ứng. Tại
đây có thiết bị điều chỉnh lưu lượng.

Công trình dẫn nước từ hồ sơ lắng đến khối bể trộn

9


4. Nhà hóa chất – nhà phèn:

• Sử dụng chất PACN-95 hoặc phèn nhôm (Aluminium sulphate) dạng bột.

• Có 2 bơm định lượng loại 2 cửa ra lưu lượng 2*1150l/h và 1 bơm dự phòng 1
cửa ra lưu lượng 1000 l/h để bơm hóa chất ra bể trộn cách khoảng 200m.

10


• Nhà hóa chất có 4 thùng khuấy trộn phèn

Bảng điều khiển máy trộn


11


12


5. Khối bể hòa trộn và bể phản ứng:

• Trong khối gồm 2 ngăn bể trộn cơ khí:
Kích thước BxLxH = 3,65*3,65*3,5m=46m3;
13


Chức năng: Trộn đều hóa chất vào nước.
Cánh khuấy loại cánh quạt, 2 tầng cánh đường kính 800mm, động cơ công
suất 5,5kW, tốc độ 100 v/p.
• Tám bể phản ứng tạo bông:
Kích thước BxLxH = 7*7*3,5m
Chia thành 4 bậc liên tiếp, mỗi bậc 2 ngăn có tốc độ khuấy giảm dần (3v/ph;
2v/ph; 1,5v/ph; 1v/ph).
Chức năng: Tạo bông cặn.
Cánh khuấy dạng bản phẳng đối xứng qua trục.
6. Bể lắng ngang

• Có 2 ngăn kích thước B*L: 32*166m
• Bể lắng ngang được xây dựng từ việc cải tạo hồ lắng chữ nhật trước đây, trong
đó một phần đầu hồ phía Bắc làm bể trộn và bể phản ứng.
• Bể có chiều cao trung bình 2,0-2,2m;
• Thời gian lưu nước khoảng: 3h.

• Phần cuối bể lắng ngang có hệ thống thu nước bề mặt có dạng hình răng cưa.
7. Hố thu nước sau lắng

14


8. Trạm bơm nước dâng
• Trạm bơm dâng nước lên các khối bể lọc.
Trong trạm có 5 máy bơm công suất tối đa khoảng 9000m3/h

15


• Trạm sử dụng 2 bơm mồi

9. Bể lọc
• Các khối bể lọc:
Khối K1: 6bể x 43m2 = 258m2; VLL cát thạch anh
Khối K2: 6bể x 43m2 = 258m2; VLL than Anthracite & cát thạch anh
Khối K3: 6bể x 45m2 = 270m2; VLL than Anthracite & cát thạch anh
• Trước đây cả 3 khối bể lọc trên đều sử dụng vật liệu cát lọc dầy 1,2m. Để tăng
tốc độ lọc gần đây công ty đã cho cải tạo lại hai khối K2 và K3 thành bể lọc 2 lớp vật
liệu lọc.
• Vận tốc lọc trung bình Vlọc = 8-10m/h
• Chu kỳ rửa lọc: mùa đông 48h; mùa hè 24h.

16


Hệ thống máng phân phối nước vào các khối bể lọc


Hệ thống máng phân phối nước vào trong bể

17


Máng thu nước rửa lọc

18


Hệ thống thu nước rửa lọc

Ống dẫn nước lên bể lọc

19


Ống cấp khí rửa lọc

20


Ống thu nước lọc

Sàn chụp lọc.

Tủ điều khiển và sơ đồ bố trí các van của bể lọc.
10. Nhà clo
Diện tích 190m2, có 8 bệ đặt bình loại 500kg.


21


Dung dịch clo được châm vào các ống dẫn nước sau lọc và dẫn về các bể chứa
nước sạch
Nhà clo có 4 máy Cloratơ có công suất tối đa 24kg/h.
22


Trong nhà lắp đặt Hệ thống trung hòa clo tự động đề phòng sự cố

11. Bể chứa
4 bể chứa tổng dung tích 9.500m3
Bể chứa W=1.000m3 – 1 bể
Bể chứa W=2.500m3 – 1 bể
Bể chứa W=3.000m3 – 2 bể

23


24


12. Trạm bơm cấp 2

Công suất tối đa cấp ra mạng lưới:
Lưu lượng: 7.500m3/h
Cột áp: 3,0 – 4,0 bar
13.Công trình hút bùn bể lắng

Nếu không có thiết bị hút bùn thường xuyên, tính toán sơ bộ vào mùa nước đục
lượng bùn lỏng lắng đọng trong bể khoảng 800m3/ngđ khi độ đục nước nguồn
70NTU.
Do độ dốc đáy bể bằng không nên việc nạo vét và xả bùn của hồ theo phương
pháp cưỡng bức.
14. Sân phơi bùn
Gồm 6bể x 380 m2/bể = 2.280m2

25


×