Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 75 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
Hội đồng chấm Đồ án tốt nghiệp
Tên em là: Vũ Thị Hằng - Sinh viên nghành Quản lý Tài nguyên và Môi
trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm đồ án một cách khoa học,
chính xác và trung thực.
Các kết quả, số liệu nêu trong đồ án đều có thật, thu được trong quá trình nghiên
cứu và chưa từng được công bố trong bất kỳ một tài liệu khoa học nào.
Bắc Ninh, ngày 30 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Hằng

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, gia đình
và bạn bè xung quanh
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Môi
trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian học tập tại đây. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ
là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đồ án tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báu
giúp ích cho công việc của em sau này để em thành công hơn trong cuộc sống
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
cô TS.Nguyễn Thị Hồng Hạnh người đã tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình


viết và hoàn thànhđồ án tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng nhiều để hoàn thành đồ án một cách hoàn chỉnh song do
mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức, ít
tiếp cận với thực tế và kinh nghiệm nên vẫn còn những thiếu sót mà bản thân chưa
thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để đồ án
được hoàn chỉnh hơn
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong Khoa Môi trường nói riêng và
toàn thể các thầy cô giáo trong Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là
truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Bắc Ninh, ngày 30 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Vũ Thị Hằng

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
CT
TT
CP
NQ

TW
BCH
TTLT
UBND

BVTV
BVMT

3

: Chỉ thị
: Thông tư
: Chính phủ
: Nghị quyết
: Nghị định
: Trung ương
: Ban chấp hành
: Thông tư liên tịch
: Ủy ban nhân dân
: Bảo vệ thực vật
: Bảo vệ môi trường


MỤC LỤC

4


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

5



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trấn Thứa được biết đến là một xã thuần nông của huyện Lương Tài, tỉnh
Bắc Ninh với gần 3.000 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân
dân trong xã dần dần khởi sắc. Tuy nhiên, cùng với đó nhiều vấn đề ô nhiễm môi
trường phát sinh ngày càng phức tạp. Tình trạng ô nhiễm môi trường chủ yếu do sản
xuất nông nghiệp, từ các KCN và một lượng không nhỏ chất thải rắn sinh hoạt
người dân thải ra đã khiến cho môi trường sống tại thị trấn Thứa đang xuống cấp.
Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của cộng đồng, của mỗi người dân,
không phải là điều mới mẻ, thế nhưng chưa mấy ai làm được, nhất là đối với cư dân
các vùng nông thôn. Thực trạng này cũng diễn ra tại một số xã trên địa bàn huyện
Lương Tài. Do điều kiện sống, tập quán, và ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế
nên lâu nay, người dân vẫn xả rác, nước thải gây ô nhiễm môi trường những năm
qua, chính quyền địa phương luôn vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn
vệ sinh môi trường sống trong nhân dân, đặc biệt là việc thu gom, đổ rác thải sinh
hoạt đúng nơi qui định, xây bể chứa nước thải sinh hoạt trong từng hộ gia đình để
không xả thẳng nước thải ra môi trường…Tuy nhiên, chuyển biến trong hành động
của người dân còn rất chậm.
Hương ước bảo vệ môi trường (BVMT) được xây dựng trên cơ sở tham gia
và đồng thuận của tất cả các thành viên trong cộng đồng dân cư tại địa phương;
nhằm tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân xoá bỏ các hủ tục, thói quen mất
vệ sinh, có hại cho môi trường. Đồng thời, hương ước BVMT có tác dụng nâng cao
trách nhiệm, tính tự lực của từng người dân đối với nhiệm vụ BVMT tại địa
phương, làm cho quê hương làng xóm ngày càng xanh - sạch - đẹp, nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống cho cả cộng đồng. Bên cạnh đó, góp phần thực hiện tốt và đạt
5 tiêu chí về môi trường trong Bộ chỉ tiêu quốc gia về nông thôn mới.
Việc xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường ở thôn, xã cần có sự
tham gia của cộng đồng trong việc phân tích hiện trạng môi trường tại địa phương,
xác định những hành động và quy định nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường. Đặc

6


điểm quan trọng của mô hình này là tập trung vào sự tham gia của cộng đồng và
lồng ghép các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong tất cả
các giai đoạn của hương ước, quy ước, gồm những quy định cụ thể về vệ sinh nơi ở
và những khu vực chung, quản lý rác thải, sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và chất
kích thích cây trồng một cách hợp lý, đồng thời quy định về việc bảo vệ hệ sinh thái
và đa dạng sinh học.
Vì vậy trong báo cáo đồ án tốt nghiệp em đã chọn đề tài“Xây dựng hương
ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại thị trấn
Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được hương ước, quy ước BVMT với sự tham gia của cộng đồng
nhằm thực hiện công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường từ cấp trung ương đến địa
phương tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Hiện trạng về công tác quản lý môi trường tại thị trấn Thứa, huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Bản hương ước, quy ước BVMT với sự tham gia của cộng đồng tại thị trấn
Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
.

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở pháp lý xây dựng hương ước, quy ước BVMT với sự tham gia của

cộng đồng
1) Luật bảo vệ môi trường 2014 số55/2014/QH13
2) Nghị quyết 41/ NQ-TW Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41- NQ/TW ngày
15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước
- Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ
môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện Luật Bảo vệ môi
trường, Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác
bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực.
Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày
càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi trường
trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm,
suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên
nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả
đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
- Tuy nhiên, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có
lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước
suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng
phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên
trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học
bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều
nơi không bảo đảm. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị
hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao, tình trạng đói nghèo
chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các thảm hoạ do thiên
tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp lực lớn lên tài
8


nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức gay

gắt.
Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng
đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, chưa biến nhận thức, trách
nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành và từng người cho việc bảo
vệ môi trường; chưa bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm việc bảo vệ
môi trường; nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường của nhà nước, của các doanh
nghiệp và cộng đồng dân cư rất hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi trường
còn nhiều yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng; việc thi hành
pháp luật chưa nghiêm.
3) Chỉ thị số 29/ CT-TW Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết
41/ NQ-TW của Bộ chính trị
- Tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ
Chính trị; xác định rõ những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất là nguyên
nhân chủ quan, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; đề ra các giải pháp cụ thể để thực
hiện tốt các nhiệm vụ trong Nghị quyết 41 và Chỉ thị này; đưa nội dung kiểm điểm
công tác bảo vệ môi trường vào báo cáo tổng kết, đánh giá định kỳ của cơ quan, đơn vị
- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức
bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên
truyền về bảo vệ môi trường; đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, làm cho
nhân dân hiểu rõ hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm môi trường và
biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, đời sống xã hội và sự phát triển bền
vững của đất nước; những bài học và kinh nghiệm về bảo vệ môi trường và ứng phó
với biến đổi khí hậu của các nước trong khu vực và trên thế giới; công bố công khai
những tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hình thức xử
lý. Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ
thống giáo dục quốc dân. Coi trọng việc phát động phong trào bảo vệ môi trường

9


trong các tầng lớp nhân dân. Xây dựng tiêu chí về môi trường vào đánh giá hoạt
động của từng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, gia đình, làng, bản, khu phố, tập thể,
cá nhân, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Phát hiện, nhân rộng và tuyên truyền các
mô hình, điển hành tiên tiến về bảo vệ môi trường.Duy trì và phát triển giải thưởng
môi trường hàng năm
- Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, có cơ chế, chính sách
khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.Xây dựng và
phát triển lực lượng tình nguyện viên bảo vệ môi trường. Tăng cường sự giám sát
của cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với bảo
vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Phát triển các dịch vụ thu
gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với
sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá,
tư vấn, giám định, chứng nhận về bảo vệ môi trường; thành lập doanh nghiệp dịch
vụ môi trường đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, phức tạp của đất
nước.
4) Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN
ngày 31/3/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và Ban Thường trực Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp hướng dẫn việc xây dựng và
thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
1.1.2. Nội dung và hình thức thể hiện của hương ước
Để khắc phục những hạn chế và tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực
hiện hương ước ở cơ sở,theo Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTTBTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp hướng
dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm
dân cưnhư sau:

Nội dung của hương ước
Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự
chung do cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội
10


mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập
quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư,
góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ
dân trí, phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống
của cộng đồng dân cư, nội dung của hương ước tập trung vào một số vấn đề cụ thể
sau đây:
- Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham
gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của
nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa
vụ công dân;
- Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn
minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, xoá bỏ hủ tục, phát triển các hoạt động
văn hoá lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương
thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các
chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước;
- Đề ra biện pháp góp phần bảo vệ tài sản nhà nước tài sản công cộng và tài
sản công dân, bảo vệ môi trường sống,bảovệ rừng, biển,sông, hồ, danh lam
thắngcảnh, đền chùa,miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương,
kè cống, đường dây tải điện; xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây
xanh;
- Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mỹtục, bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã
hội và mê tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc tang; lễ hội, thờ phụng ở địa phương;
khuyến khích những lễ nghi lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn

kém;
- Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, xây dựng làng,
bản, thôn, ấp, cụm dân cư văn hoá, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia
đình và cộng đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó
khăn, hoạn nạn, ốm đau; vận động thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hoá
gia đình, xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hoá;
11


- Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động
các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xoá đói giảm
nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa
phương; vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã
nhằm phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển các làng nghề; đóng góp xây
dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng: điện, đường, trường học,
trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hoá thể thao trên địa bàn. Lập, thu chi các
loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả năng đóng góp của nhân dân;
- Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn, góp phần
phòng chống tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp, mại dâm
và các hành vị khác vi phạm pháp luật nhằm xây dựng địa bàn trong sạch. Phát
động trong nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
về tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại
cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát
hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn; bảo đảm triển khai thực hiện các quy
định của pháp luật về tổ chức tự quản ở cơ sở như tổ chức, hoạt động của Tổ hoà
giải, Ban an ninh, Tổ bảo vệ sản xuất, Ban kiến thiết và các tổ chức tự quản khác;
- Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương
ước:
Hương ước quy định các hình thức và biện pháp khen thưởng đối với cá
nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như:

lập sổ vàng truyền thống nêu người tốt, việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của
tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hoá, và các hình thức khen
thưởng khác do cộng đồng tự thoả thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen
thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước thì chủ
yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm
trọng các quy định của hương ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất tập thể cộng
đồng, có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp
dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề xâm
12


phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân. Trong hương ước không đặt ra các khoản phí, lệ phí.
Hương ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người
có hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn;
giáo dục, cảm hoá, giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù trở thành những người
lương thiện, có ích cho xã hội.
Những hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý
theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước
không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Hình thức thể hiện của hương ước
- Về tên gọi: có thể dùng tên gọi chung là Hương ước hoặc Quy ước (làng,
bản, thôn, ấp, cụm dân cư).
- Về cơ cấu và nội dung: Hương ước có thể có lời nói đầu ghi nhận truyền
thống văn hoá của từng làng bản, thôn, ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xây
dựng hương ước.
Nội dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản,
điểm. Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của

các thành viên trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay
tại các điều, khoản cụ thể.
Các quy định của hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ
nhớ, dễ thực hiện.
Tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu tự quản của từng địa bàn mà hương ước có thể
quy định bao quát toàn bộ hoặc một số điểm thuộc các nội dung được hướng dẫn tại
điểm 1 Phần a nói trên.
1.1.3. Quy trình xây dựng và triển khai hương ước, quy ước BVMT
Cũng giống như các hương ước khác, hương ước bảo vệ môi trường (gọi tắt
là hương ước môi trường) do chính người dân là “tác giả”, đồng thời là người thực
hiện và giám sát nhau thực hiện. Trước hết, họ phát hiện và xác định các vấn đề môi
trường tại địa phương mình (có sự đóng góp của các cán bộ chuyên môn), đưa ra
phương hướng giải quyết và văn bản hóa các yêu cầu đối với mỗi người dân của
cộng đồng trong công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường.
13


Những người soạn thảo hương ước tại địa phương là người hiểu hơn ai hết
vấn đề của chính quê hương mình, điều kiện xã hội cụ thể của làng xã cũng như khả
năng thực hiện, một bản hương ước được xây dựng nên có tính hiện thực rất cao, rất
sát với địa phương, phù hợp với các đặc thù về cơ sở vật chất, nếp sống văn hoá,
phong tục tập quán của địa phương mình.
Trước khi trở thành một văn bản chính thức, bản dự thảo sẽ được gửi đến
từng gia đình góp ý rồi cũng nhau tổng hợp lại, bàn bạc, chỉnh sửa và thông qua.
Bản hương ước đã được đồng thuận có sự cam kết bằng chữ ký của các thành viên
của cộng đồng (đơn vị thường là gia đình) và các tổ chức xã hội (chi bộ, đoàn thanh
niên, hội phụ nữ, hội phụ lão, hội cựu chiến binh, các trường học ở địa phương) có
giá trị như các “lệ làng” thời hiện đại.
Để có sự ràng buộc về mặt pháp lý, các bản hương ước có sự xác nhận của
Chính quyền địa phương (UBND xã, huyện…). Hương ước chỉ bổ sung hoặc thay

đổi trong trường hợp pháp luật Việt Nam có thay đổi, bổ sung hoặc chính địa
phương cần có những thay đổi bổ sung cho phù hợp với cách sống, phong tục của
mình.
Thủ tục soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi,
bổsung hương ước
Hương ước phải được xây dựng một cách thực sự dân chủ, công khai, phù
hợp với các quy định của pháp luật, được chia theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1. Thành lập Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước
Trưởng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư (sau đây gọi chung là Trưởng thôn)
chủ trì cùng Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thống nhất các nội dung
cơ bản cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên Nhóm soạn thảo. Thành
viên Nhóm soạn thảo là những người có uy tín và kinh nghiệm sống, có trình độ văn
hoá, hiểu biết về pháp luật và phong tục tập quán ở địa phương, có phẩm chất đạo
đức tốt. Nhóm soạn thảo cần có sự tham gia của đại diện một số cơ quan, tổ chức và
đại diện của các thành phần trong cộng đồng dân cư như: cán bộ hưu trí, cựu chiến
binh, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng tộc và những người khác
có uy tín, trình độ trong cộng đồng.
14


Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận, dưới sự lãnh đạo
của chi bộ Đảng ở cơ sở chỉ đạo Nhóm soạn thảo xây dựng hương ước.
Việc dự thảo hương ước cần tập trung vào các vấn đề được nêu tại điểm 1
Phần a ở trên. Đồng thời, cần tham khảo nội dung các hương ước cũ (nếu có) cũng
như nội dung của các hương ước của địa phương khác để lựa chọn, kế thừa được
những nội dung tích cực, phù hợp đã trở thành phong tục, tập quán tốt đẹp. Ở những
nơi phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện bằng Luật tục
thì chọn lọc đưa vào hương ước những quy định của Luật tục phù hợp với pháp luật
và thuần phong mỹ tục.
Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào dự

thảo hương ước
Dự thảo hương ước được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp uỷ, lãnh đạo các
tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; nếu điều kiện cho phép thì gửi đến từng hộ gia
đình để lấy ý kiến đóng góp
Việc thảo luận đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo hương ước có thể
được tổ chức bằng các hình thức thích hợp như họp thảo luận ở tổ, đội sản xuất, tổ
dân phố, ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình, họp thảo luận ở các tổ chức đoàn thể ở
thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư, niêm yết, phát trên đài truyền thanh, mở hộp thư để
thu thập ý kiến đóng góp
Dự thảo hương ước có thể được Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân
cấp xã thảo luận, tham gia ý kiến nhưng không thông qua như một nghị quyết của
Hội đồng hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 3. Thảo luận và thông qua hương ước
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp trên, Nhóm soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện
dự thảo và gửi tới các thành viên sẽ được dụ kiến mời tham gia Hội nghị để thảo
luận và thông qua hương ước
Dự thảo hương ước phải được thảo luận kỹ, thực sự dân chủ và thông qua tại
Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân
cư. Đại biểu hộ gia đình là chủ hộ hoặc người có năng lực hành vi dân sự được chủ
hộ uỷ quyền. Hội nghị này chỉ tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số thành
phần cử tri hoặc đại biểu hộ gia đình tham dự. Hương ước được thông qua khi có ít
15


nhất quá nửa số người dự họp tán thành. Trưởng thôn phối hợp với Ban công tác
Mặt trận chủ trì Hội nghị. Hội nghị quyết định hình thức biểu quyết thông qua
hương ước bằng cách giơ tay biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu.
Bước 4. Phê duyệt hương ước
Sau khi hương ước được thông qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cùng
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét nội dung của hương ước bảo đảm

phù hợp với pháp luật, thuần phong mỹ tục và trao đổi thống nhất với Chủ tịch Hội
đồng nhân dân cấp xã về nội dung của hương ước trước khi trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt
Hương ước chính thức trình phê duyệt cần có chữ ký của Trưởng thôn, Bí
thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận và già làng (nếu có) kèm theo Biên bản
thông qua tại Hội nghị
Hương ước gửi lên Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phải có công văn
đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt hương ước trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản hương ước và công văn đề nghị phê
duyệt
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt hương ước.
Hương ước đã được phê duyệt phải có dấu giáp lai.
Trong trường hợp hương ước không được phê duyệt thì Phòng Tư pháp chủ
trì phối hợp vớiPhòng Văn hoá - Thông tin hướng dẫn để cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện
các hương ước đó để trình lại.
Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hương ước đã được phê
duyệt để Trưởng thôn niêm yết tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong
cộng đồng dân cư và tổ chức thực hiện hương ước.
Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các
nội dung của hương ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai trái,
lệch lạc, tiêu cực trong việc thực hiện hương ước, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện hương ước ở địa phương.
16


Hàng năm, cần tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước. Trong trường
hợp cần sửa đổi, bổ sung thì do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình

thảo luận. Việc sửa đổi, bổ sung hương ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục
như khi soạn thảo hương ước mới. Không được tuỳ tiện sửa đổi, bổ sung hương ước
sau khi đã được phê duyệt.
Các bước triển khai xây dựng hương ước bảo vệ môi trường
Từ những quy định hướng dẫn theo Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/
BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hoá
Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về
việc hướng dẫn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp,
cụm dân cư. Đồng thời kế thừa những bài học thu được từ một số dự án thí điểm
trong Chương trình SEMLA. Trong chuyên đề này chúng tôi đề xuất 8 bước triển
khai xây dựng hương ước bảo vệ môi trường.Những bước này mô tả cách làm thế
nào để xây dựng và triển khai các quy định cùng với sự tham gia tích cực của cộng
đồng trong đó nhấn mạnh sự tham gia và tầm quan trọng của việc lồng ghép các
hoạt động truyền thông như một phần trong thiết kế dự án.
Bước 1: Họp với xã, phường/thôn
Cuộc họp đầu tiên cần được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo cấp xã,
phường nhằm giới thiệu mục tiêu và các bước của dự án. Cuộc họp này sẽ thảo luận
việc triển khai dự án để đảm bảo rằng những người tham gia thống nhất với mục
đích và các bước đã đề xuất. Giải thích lợi ích của cộng đồng và những kết quả
mong muốn.
Tại cuộc họp này, có thể thảo luận một số ý kiến ban đầu về những quy định
trong hương ước.
Bước 2:Hội thảo với trưởng thôn/ lãnh đạo phường
Cần tổ chức một buổi hội thảo/tập huấn cho lãnh đạo xã, phường về bảo vệ
môi trường và vệ sinh môi trường địa phương. Buổi hội thảo/tập huấn một ngày sẽ
giúp chuẩn bị cho các lãnh đạo phường trước khi thực hiện nhiệm vụ.
Buổi tập huấn gồm:
Trình bày về các vấn đề môi trường quan trọng nhất của địa phương (rác thải
sinh hoạt, rác thải nguy hại, nước uống, nước thải, tiết kiệm nước, vệ sinh, đa dạng
sinh học, nông nghiệp, làm vườn…).

17


Trình bày một số ví dụ về các hương ước của những địa phương khác để lấy
ý kiến.
Các phương pháp và công cụ để các thành viên trong cộng đồng tham gia
xác định các vấn đề và giải pháp (ví dụ, sử dụng phương pháp phân tích sơ đồ vấn
đề).
Bước 3: Thu thập thông tin
Mỗi lãnh đạo phường cần lập một nhóm khoảng 10 người. Nhiệm vụ của các
nhóm là thu thập ý kiến của người dân và xây dựng dự thảo hương ước trên cơ sở
các ý kiến và ưu tiên của phường. Nhóm này nên có số lượng bình đẳng nam nữ và
cố gắng có sự tham gia của các thành viên đại diện cho các nhóm xã hội và độ tuổi
khác nhau.
Mỗi nhóm quyết định sử dụng phương pháp nào để thu thập ý kiến. Ví dụ và
các phương pháp có sự tham gia được nêu ở Chương 3: Sự tham gia của cộng đồng.
Các nhóm có thể phối hợp với các tổ chức xã hội để tổ chức họp.
Bước 4: Tổ chức họp dân
Khi đã có bản dự thảo hương ước lần thứ nhất, mỗi phường cần tổ chức một
buổi họp dân. Tại cuộc họp này, có mời các hộ gia đình đến để thảo luận và điều
chỉnh dự thảo hương ước nếu cần. Điều quan trọng là thông tin rõ ràng cho mọi
người về lý do và lợi ích của việc xây dựng hương ước.
Nếu có thể, có thể bỏ phiếu thông qua hương ước tại cuộc họp này. Nếu như
có sự bất đồng hoặc có nhiều ý kiến về nội dung hương ước, có thể phải tổ chức
một buổi họp thứ hai.
Bước 5: Phê duyệt hương ước
Các nhóm cần sửa đổi dự thảo hương ước theo những ý kiến phản hồi từ
buổi họp dân.
Sau đó, hương ước có thể được trình lên cơ quan có thẩm quyền (UBND
huyện) để phê duyệt. Cơ quan có liên quan sẽ xem xét và ban hành quyết định phê

duyệt hương ước môi trường, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 6: Lễ ký cam kết

18


Ngay khi hương ước được chính thức thông qua, cần tổ chức một lễ ký cam
kết tại các thôn/phường. Đây là một sự kiện quan trọng khi các hộ gia đình chính
thức phê duyệt và cam kết thực hiện hương ước.
Mỗi hộ gia đình sẽ nhận và ký vào một bản sao của hương ước như một sự
cam kết chính thức. Bản sao cần được treo trong từng gia đình.
Bước 7: Giám sát và đánh giá
Mỗi phường cần thành lập một ban giám sát triển khai và tuân thủ hương
ước. Ban này có thể đề xuất một số hoạt động cần thiết trong quá trình triển khai.
Ban giám sát gồm có lãnh đạo phường và một số người dân đáng tin cậy
trong phường. Họ có nhiệm vụ xây dựng một báo cáo ngắn về việc triển khai hương
ước theo quý. Họ cũng chịu trách nhiệm ghi nhận những khiếu nại và xử phạt các vi
phạm hương ước. Số tiền phạt sẽ được đưa vào quỹ môi trường của địa phương.
Hương ước cũng cần xác định xem số tiền đó sẽ được sử dụng làm gì, ví dụ, để lắp
đặt thùng rác, nhà vệ sinh công cộng hoặc để trồng cây.
Bước 8: Nâng cao nhận thức
Toàn bộ quá trình tham gia xây dựng hương ước có một chức năng nâng cao
nhận thức quan trọng. Tuy nhiên, việc có thêm các hoạt động nâng cao nhận thức
cũng rất quan trọng để đảm bảo rằng cộng đồng có thể biết và tuân thủ nội dung
hương ước.
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên tại thị trấn Thứa
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Thị trấn Thứa được thành lậptheo nghị định số 42/1998/NĐ-CP ngày 19
tháng 6 năm 1998,thị trấn Thứa thuộc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Theo số

liệu kiểm kê đất đai năm 2010, thị trấn Thứa có tổng diện tích tự nhiên là 714,57 ha.
Phía Bắc giáp xã Tân Lãng, xã Quỳnh Phú (huyện Gia Bình)
Phía Nam giáp xã Phú Lương
Phía Đông giáp xã Trung Chính, xã Phú Hoà
Phía Tây giáp xã Bình Định

19


Hình 1.1. Vị trí địa lý thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Thị trấn Thứa gồm 8 thôn: thôn Bùi, thôn Giàng, thôn Đông Hương, thôn
Phượng Giáo, thôn Phượng Trì, thôn Tân Dân, thôn Đạo Sử, thôn Kim Đào.
-

Địa hình, địa mạo
Thị trấn Thứa nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên nhìn chung địa
hình tương đối bằng phẳng. Có hướng dốc chủ yếu từ Đông Bắc xuống Tây Nam về
chênh lệch địa hình trong khoảng 2,3 - 4,2m so với mực nước biển, do vậy gặp khó
khăn trong sản xuất vào mùa mưa.
- Khí hậu
Thị trấn Thứa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng khí hậu
nóng ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc. Mùa hè nóng ẩm
mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 28,5 oc, độ ẩm trung
bình 87,5%, tổng lượng mưa 1750 mm. Mùa đông ít mưa từ tháng 11 đến tháng
3 năm sau, nhiệt độ trung bình 18,5 oC, tổng lượng mưa là 255 mm.
Với điều kiện khí hậu như trên nhìn chung tạo điều kiện thuận lợi cho việc
20


phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, có những giai đoạn khí hậu thay đổi

thất thường, mùa hè nhiệt độ lên cao tới 34 oC - 36oC. Ngược lại, mùa đông có ngày
nhiệt độ hạ thấp xuống dưới 10oC. Có những năm hạn hán kéo dài, sau đó lại đến
bão lụt xảy ra đã ảnh hưởng xấu đến trồng trọt và chăn nuôi.
Nhìn chung thị trấn Thứa có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông lạnh khô làm cho vụ đông trở thành vụ
chính có thể trồng nhiều loại rau màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Hạn chế
lớnnhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung, gây ra ngập úng các khu vực trũng
vàthấp, uy hiếp hệ thống đê điều thuỷ lợi gây khó khăn cho việc canh tác thâm canh
tăng vụ mở rộng diện tích.
-

Thuỷ văn
Thị trấn có sông chính là sông Thứa, sông Bùi, sông Đồng Khởi ngoài ra còn
có hệ thống kênh mương nội đồng. Đây là nguồn nước tốt để cung cấp cho sản xuất
nông nghiệp. Diện tích được tưới tiêu chủ động là 90% diện tích đất canh tác.
Nhưng điều này cũng gây trở ngại lớn cho việc canh tác vào mùa mưa.
1.2.2. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn là 714,57 ha trong đó đất nông nghiệp là
484,17 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 404,14 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 80,03
ha. Đất đai thị trấn Thứa có nguồn gốc là loại đất phù sa cổ glây của hệ thống sông
Thái Bình không được bồi đắp hàng năm, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến thịt
trung bình. Độ dày tầng canh tác từ 30 - 50cm.
Các yếu tố dinh dưỡng:
+ Mùn: hàm lượng từ trung bình đến giàu nhưng đất thành phần cơ giới nặng
gây khó khăn cho việc hấp thụ của cây trồng.
+ Kali: Hàm lượng Kali trao đổi và dễ tiêu nằm ở mức nghèo và rất nghèo.
+ Lân: Lân tổng số và lân dễ tiêu nằm ở mức nghèo, thiếu lân.
+ Độ chua: Do đất trũng, thành phần cơ giới nặng nên đất bị chua pH<5
Theo kết quả điều tra bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Ninh năm 2003, đất đai

của thị trấn Thứa được phân ra nhiều loại đất khác nhau nhưng tập trung chủ yếu ở
3 loại đất chính sau:
21


+Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây của hệ thống sông Thái
Bình, loại đất này có độ phì khá, chủ yếu được sử dụng để trồng 2 vụ lúa hoặc 2 vụ
lúa - 1 cây vụ màu.Để đảm bảo tăng năng suất lúa và cây vụ đông cần tăng cường
bón các loại phân hữu cơ.
+ Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình, đất có thành
phần cơ giới trung bình, các chất dinh dưỡng của đất đối với cây trồng đều từ nghèo
đến trung bình. Cây trồng chính là 2 lúa hoặc lúa - màu, để nâng cao hiệu quả của
cây trồng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất lên tăng cường bón phân chuồng, lân và
vôi.
+Đất phù sa úng nước mùa hè, đất này thích hợp với việc trồng 2 vụ
lúa/năm. Để đảm bảo vừa nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời nâng cao độ phì
cho đất cần tăng cường bón vôi để cải tạo độ chua của đất [10].
Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: thị trấn Thứa sử dụng nguồn nước mặt từ sông Lai, thông
qua hệ thống kênh mương để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, lượng nước khá dồi
dào. Qua thực tế sử dụng cho thấy chất lượng nước mặt ở đây khá tốt, ít bị ô nhiễm.
- Nguồn nước ngầm: thị trấn Thứa nằm trong vùng trầm tích Châu thổ sông
Hồng nên về mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng Châu thổ sông
Hồng. Nguồn nước ngầm hiện là nguồn chủ yếu được khai thác phục vụ cho sinh
hoạt và sản xuất. Hiện chưa có những nghiên cứu chi tiết về trữ lượng nước ngầm
trong vùng, nhưng qua thăm dò một số giếng nước trong khu dân cư cho thấy mực
nước ngầm nằm khá sâu (8 - 10m), chất lượng nước tốt phục vụ cho nhu cầu sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Tài nguyên nhân văn:
Nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc nói chung và huyện Lương Tài nói riêng,

đây là miền quê có lịch sử lâu đời người dân thị trấn Thứa vẫn giữ gìn phát huy giá
trị văn hóa vốn có của mình. Hệ thống đình chùa thường ngày vẫn hoạt động và
nhất là những dịp lễ hội của Làng được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao và phát
huy hơn nữa nét đẹp sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Các dòng họ trong Làng
thường xuyên động viên, khuyến khích con em mình học tập tốt để phát huy truyền
thống hiếu học và khoa bảng của các bậc cha ông.
22


1.3. Tổng quan về kinh tế - xã hội của thị trấn Thứa
1.3.1. Tổng quan về kinh tế của thị trấn Thứa
Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế
của thị trấn, với cơ cấu là nông nghiệp - thủy sản là ngành sản xuất chủ yếu. Trước
đây nền nông nghiệp chủ yếu của thị trấn là sản xuất lúa. Đến nay sản phẩm nông
nghiệp của thị trấn đa dạng hơn, với các loại rau, màu, thuỷ sản,... trong đó một số
đã trở thành nông sản hàng hoá có giá trị xuất khẩu.
Ngành trồng trọt
Trồng cây lương thực là cây chủ lực, trong đó chủ yếu là lúa. Theo số liệu
niên giám thống kê của huyện Lương Tài năm 2015, diện tích gieo trồng qua các
năm của thị trấn Thứa đều đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch huyện giao, hệ số sử dụng đất
2,4 lần. Năng suất lúa bình quân cả năm tăngtừ 55,5 tạ/ha năm 2005 lên 62,5 tạ/ha
năm 2015. Trong đó, vụ chiêm xuân năng suất tăng cao từ 60 tạ lên67,2 tạ/ha. Vụ
mùa năng suất tăng từ 52 tạ/ha lên 57,5 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ
4.835 tấn năm 2005 lên 4.731 tấn năm 2015, là thời kỳ sản lượng lúa tương đối ổn
định. Năng suất các loại cây trồng đã được tăng lên do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật nông nghiệp. Bình quân lương thực đạt trên 530 kg/người (năm 2015), đảm
bảo đủ lương thực cho người, chăn nuôi có dự trữ [6].
Ngành chăn nuôi
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi đang có xu hướng giảm, do dịch

bệnh cũng như do chăn nuôi nhỏ lẻ không mang lại lợi ích kinh tế cao nên người
dân bỏ dần chăn nuôi nhỏ và tập trung đầu tư trang trại ở xa khu dân cư [6].
Thủy sản
Trong những năm qua, thị trấn Thứa đầu tư phát triểnthủy sản, đã có nhiều
mô hình VAC kết hợp theo hướng trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện
tích nuôi trồng được mở rộng, riêng diện tích nuôi thả cá đã tăng từ 60 ha năm 2005
lên 65ha năm 2015 [6].
Khu vực kinh tế công nghiệp:
Công nghiệp và xây dựng của thị trấn có bước phát triển nhưng còn chậm,
quy mô sản xuất nhỏ. Năm 2015 trên địa bàn thị trấn có 9 doanh nghiệp lớn, thu hút
gần 500 lao động, hạng chục cơ sở sản xuất nhỏ
23


Số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, năng lực
trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất cũng đã được nâng lên, một số sản phẩm
đã có sức cạnh tranh và tăng trưởng khá như: Thức ăn gia súc, may mặc, cơ khí –
xây dựng,… Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đã góp phần tích
cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm của cải vật chất, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách địa phương
Tuy nhiên, các giá trị của ngành công nghiệp và xây dựng vẫn còn rất nhỏ bé
và không ổn định, cơ cấu thành phần kinh tế trong công nghiệp chưa ổn định, có
biến động lớn.
Khu vực kinh tế dịch vụ:
Các ngành kinh tế dịch vụ của thị trấn phát triển nhanh trong những năm gần
đây, tận dụng được lợi thế của khu kinh tế đô thị. Thị trường buôn bán được mở
rộng, hàng hoá ngày càng phong phú, hình thành chợ đầu mối tại trung tâm thị trấn
Thứa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng dịch vụ thương mại thông thương
hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Một số hộ
làm dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và thu gom sản phẩm khi đến vụ, các dịch

vụ này thực hiện không những trên địa bàn thị trấn mà còn cả ở các xã khác trong
huyện. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị trấn là 9, lĩnh vực hoạt
động là xây dựng, sản xuất thức ăn chăn nuôi, kinh doanh.
1.3.2. Dân số, sự phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng của thị trấn Thứa
Dân số thị của thị trấn Thứa:
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2015, thị trấn Thứa có 8.955 người,
mật độ bình quân dân số là 1.253 người/km. Trong giai đoạn 2005-2010, thị trấn có
tốc độ phát triển dân số thấp, năm 2010 - 2011 là 0,81%, cao nhất là năm 2013 là
1,23%, năm 2012 là 1,05% đến năm 2015 là 1,12%. Cấu trúc dân số thuộc loại trẻ,
nên tiềm năng lao động và khả năng sinh đẻ còn rất lớn.
Thực trạng phát triển đô thị:
Thị trấn Thứa là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện Lương Tài với
tổng diện tích là 714,57 ha, dân số 8.955 người. Trong những năm gần đây cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường, cơ sở hạ tầng, các công trình văn hóa, y tế, giáo
dục, phúc lợi được đầu tư. Chất lượng sống ở thị trấn ngày càng được nâng cao.
24


Đồng thời các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn ngày
càng phát triển góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế thương mại – dịch vụ
của huyện.
Tuy nhiên thị trấn vẫn chưa đạt chỉ tiêu đô thị loại IV. Quy mô đô thị còn
nhỏ, dân số chưa đông, khu vực trung tâm của thị trấn chủ yếu hình thành dọc theo
các tuyến tỉnh lộ. Dân cư không tập trung, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa theo
quy hoạch và không có thiết kế kiến trúc đồng bộ.
Ngoài ra các vấn đề xử lý rác thải đô thị, cấp thoát nước sinh hoạt cũng khá
bức xúc cần được đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó, dân cư đô thị của thị trấn ngoài khu vực dân cư mới, phần lớn
dân cư vẫn chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp với tập quán sinh hoạt mang
nét đặc trưng của dân cư nông thôn. Trong tương lai việc phát triển các khu đô thị,

thương mại dịch vụ, công trình công cộng vẫn tập trung chính ở khu vực này. Việc
bố trí đất đai ở đô thị cần phải được xem xét thật hợp lý nhằm tạo điều kiện phát
triển cho đô thị mà vẫn đảm bảo tiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái cảnh
quan thiên nhiên.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:
Giao thông:
Các con đường liên xã liên thôn, đường ngõ xóm. Phần lớn đã được dải bê
tông và cấp khối.
Ngoài ra còn có các tuyến giao thông nội đồng, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại
phục vụ sản xuất.
Nhìn chung, hệ thống giao thông của thị trấn Thứa còn chưa hoàn chỉnh.
Thiếu các tuyến giao thông theo hướng Bắc Nam để có thể phát triển không gian
theo chiều sâu.
Thủy lợi:
Thị trấn Thứa đang sử dụng hệ thống thoát nước chung tuy nhiên hệ thống
thoát nước còn chưa đồng bộ. Tuyến cống thoát nước chính bằng bê tông cốt thép
nằm trên tuyến đường trung tâm thu nước mặt rồi thoát về khu vực sông Thứa.
Ngoài ra trong các xóm, làng nước mặt tự chảy vào hệ thống mương tưới tiêu thủy
lợi.
25


×