Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO
DỤC

PHẠM THỊ HÀ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƢ TƢỞNG,
ĐẠO LÍ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ
VĂN

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO
DỤC

PHẠM THỊ HÀ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƢ TƢỞNG,
ĐẠO LÍ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ
VĂN
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY
HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN KHÁNH THÀNH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn của tôi hoàn thành tại Trường Đại học Giáo Dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu,
Cán bộ quản lý và các thầy cô giáo trong Trường Đại Giáo Dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tham gia giảng dạy và tạo điều kiện để tôi hoàn thành
khóa học.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường THPT An Lão, các thầy cô giáo và
các em học sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn
này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS. Trần Khánh Thành đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn luận văn vẫn còn nhiều
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến, bổ sung
của tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Hà

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV


Giáo viên

HS

Học sinh

KTDH

Kĩ thuật dạy học

NLVH

Nghị luận văn học

NLXH

Nghị luận xã hội

PPDH

Phương pháp dạy học

THPT

Trung học phổ thông

TB

Trung bình


i
i


MỤC
LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. i
DANH MUC CÁC CHƢƢ VIẾT TẮT........................................................... ii
MỤC LỤC...................................................................................................... iii
DANH MUC CÁC BẢNG ............................................................................. v
DANH MUC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ........................................................ v MỞ
ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI.........................7 1.1. Cơ sở lý luận của đề
tài................................................................................................7 1.1.1. Khái lược về văn
nghị luận xã hội...........................................................................7 1.1.2. Việc phân chia các
dạng bài nghị luận xã hội ở trường phổ thông .............10 1.1.3. Về dạng bài nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí................................................16 1.1.4. Ý nghĩa của việc
làm văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí .....................18 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề
tài...........................................................................................20
1.2.1. Thực trạng của việc dạy học kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ở
trường THPT ................................................................................................................20
1.2.2. Những khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy - học dạng bài nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí ở trường THPT.............................................................25
CHƢƠNG 2 NHỮNG KĨ NĂNG CẦN THIẾT TRONG DẠY HỌC
LÀM
VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƢ TƢỞNG, ĐẠO LÍ........................................................30
2.1. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học làm văn nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí. .....................................................................................................................30

2.1.1. Một số phương pháp dạy học tích cực rèn luyện kĩ năng làm văn nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí ........................................................................................30
2.1.2. Một số kĩ thuật dạy học hiện đại vận dụng rèn luyện kĩ năng làm văn
nghị luận về một tư tưởng, đạo lí................................................................................37
2.2. Các kĩ năng làm văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí..................................................39


iii


2.2.1. Kĩ năng tìm hiểu đề............................................................................................39
2.2.2. Kĩ năng xác định luận điểm và lập dàn ý........................................................40
2.2.3. Các kĩ năng diễn đạt khi làm dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí...46
CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ
PHẠM ..............................................................56 3.1. Các vấn đề
chung .......................................................................................................56 3.1.1. Mục đích
thực nghiệm.......................................................................................56 3.1.2. Nội dung
và phương pháp thực nghiệm ..........................................................56 3.1.3. Đối tượng
thực nghiệm và đối chứng ..............................................................57 3.1.4. Chuẩn bị và
tổ chức thể nghiệm......................................................................57 3.2. Thiết kế thực
nghiệm .................................................................................................61 3.2.1. Giáo án đối
chứng.............................................................................................61 3.2.2. Giáo án thực
nghiệm.........................................................................................68 3.3. Kết quả thực
nghiệm và đánh giá .............................................................................76 3.3.1. Kết quả thực
nghiệm...............................................................................................76 3.3.2. Phân tích,
đánh giá............................................................................................78 Tiểu kết chương
3..............................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê kết quả bài làm của học sinh .......................................... 21
Bảng 1.2. Thống kê kết quả lỗi học sinh thường gặp khi lập dàn ý ............... 21
Bảng 1. 3. Thống kê kết quả bài làm của học sinh ......................................... 22
Bảng 1. 4. Thống kê kết quả lỗi học sinh thường gặp khi viết bài ................. 22
Bảng 1. 5. Thống kê phiếu khảo sát của học sinh........................................... 22
Bảng 1. 6. Thống kê phiếu khảo sát của GV................................................... 24
………………………………57

Bảng 3.1. Khảo sát lực học của các lớp

Bảng 3. 2. Phân công giáo viên dạy thực nghiệm và đối chứng..................... 58
Bảng 3. 3. Kết quả khảo sát bài làm của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng ............................................................................................................... 76
Bảng 3. 4. Tổng hợp so sánh bảng kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
......................................................................................................................... 77

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
......................................................................................................................... 78

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Môn Ngữ văn đang ngày càng chứng tỏ vai trò và chức năng nhận thức
của mình trong đời sống. Học Văn là học cách làm người, hoàn thiện nhân
cách. Qua việc đọc văn, viết văn, học sinh bày tỏ suy nghĩ, bộc lộ quan điểm, thái
độ sống, cách nhìn cuộc sống và xác định mục tiêu sống đúng đắn. Trong ba phân
môn của bộ môn, Làm văn là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp
cao. Mỗi bài làm văn, học sinh phản ánh khá rõ nhận thức, kĩ năng, tình cảm
của học sinh; là cơ hội để học sinh bộc lộ rõ nét nhất, tập trung nhất vốn hiểu
biết nhiều mặt cũng như các phẩm chất và năng lực của mình: năng lực nhận
thức, năng lực thẩm mĩ, năng lực trình bày vấn đề, năng lực phản biện, bác
bỏ…Tất cả những năng lực đó được thể hiện rất rõ trong bài văn nghị luận của học
sinh.
Chương trình cải cách sách giáo khoa từ năm 2000 của Bộ Giáo dục
đến nay đã rất chú ý đến văn nghị luận: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Đặc
biệt kiểu bài văn nghị luận xã hội là kiểu bài còn khá mới mẻ đối với học sinh, nhiều
học sinh còn lúng túng không biết cách làm bài, giáo viên lúng túng trong
cách dạy. Về lý thuyết lý luận về kiểu bài này, trong chương trình sách giáo
khoa THPT hiện hành rất ít dạy. Ở chương trình Chuẩn, nghị luận xã hội chỉ
được có hai tiết học chính: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về
một hiện tượng đời sống (chương trình lớp 12). Hơn nữa trong đổi mới kiểm
tra đánh giá môn Ngữ Văn hiện nay, đề thi luôn có câu kiểm tra kiến thức, kĩ năng
của học sinh ở bài văn nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, nghị
luận về hiện tượng xã hội, vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học), từ những
bài kiểm tra định kì trong nhà trường đến những kì thi Quốc gia (Kì thi THPT
Quốc Gia, thi học sinh giỏi…). Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng nhiều học
sinh không biết triển khai các bước làm bài văn nghị luận xã hội, không biết
cách lập ý, thậm chí có học sinh không phân biệt
-1-


được kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống.

Vì vậy, việc chú trọng rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội nói chung và
nghị luận về tư tưởng, đạo lí nói riêng là vô cùng cần thiết.
Quan trọng hơn, văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí giúp cho học sinh
nhận thức đúng đắn những giá trị sống của bản thân, ý nghĩa của cuộc sống, bồi
dưỡng những tư tưởng, đạo lí tốt đẹp của dân tộc, nhân loại… Từ đó học sinh
biết sống có lý tưởng, hoài bão, có lối sống lành mạnh, ứng xử nhân ái và có văn
hóa. Nói một cách khái quát thì dạy nghị luận xã hội chính là dạy học sinh kỹ
năng sống, nhờ đó mà ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học sinh
đã được tiếp xúc với mọi vấn đề, phương diện của cuộc sống xã hội. Điều đó
làm tiền đề, cơ sở, hành trang giúp các em bước vào cuộc sống không bị bỡ ngỡ,
học sinh có thể phân biệt đúng sai, hạn chế đến mức tối đa việc mắc sai lầm.
Và quan trọng hơn, giúp học sinh nắm được những giá trị to lớn về mặt tinh
thần trong cuộc sống, tránh xa các tệ nạn xã hội, trở thành những công dân tốt
góp phần xây dựng xã hội ngày một giàu đẹp văn minh.
Tuy nhiên để giúp người học có thể làm một bài nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí đạt hiệu quả cao, thì người dạy phải đưa ra được những phương
pháp tổ chức dạy học phù hợp gợi được khả năng liên tưởng, chiều sâu tư
duy, từ đó khích lệ người học bày tỏ suy nghĩ của mình. Xuất phát từ những lí
do cơ bản trên, tôi chọn đề tài: Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tư
tưởng, đạo lí cho học sinh trung học phổ thông với mong muốn giúp các thầy
cô giáo dạy bộ môn Ngữ Văn sẽ đem đến cho học sinh những bài giảng thú vị
và bổ ích, từng bước rèn luyện học sinh làm văn nghị luận xã hội. Đồng thời giúp
cho người học nắm bắt được những kĩ năng cơ bản, đặc trưng để áp dụng vào
việc làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí đạt hiệu quả cao, nâng cao chất
lượng dạy và học.
2. Lịch sử vấn đề
Trong khoảng vài năm trở lại đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
mảng văn nghị luận xã hội có giá trị như:
-2-



Bàn về phương pháp làm bài văn nghị luận của ông Nguyễn Hữu Xuân
Quang (giáo viên Trường THCS, Quận Thủ Đức). Ở bài viết này tác giả tập
trung phân biệt sự giống và khác nhau giữa nghị luận về tư tưởng, đạo lí và
nghị luận về hiện tượng đời sống, giúp các em tránh nhầm lẫn trong khi làm bài.
Ông Trương Văn Quang - Chuyên viên Sở giáo dục tỉnh Quảng Nam
cũng có bài viết đăng trên diễn đàn dạy học của Bộ giáo dục. Ở bài viết này,
tác giả đã chỉ Phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, giúp người dạy và
học nắm vững được những bước cơ bản khi dạy và học văn nghị luận.
Trong cuốn Dạy và học Nghị luận xã hội do tác giả Đỗ Ngọc Thống
chủ biên ngoài việc giới thiệu kiến thức cơ bản về nghị luận xã hội, các tác giả
đã đưa ra các yêu cầu và cách làm một bài văn nghị luận xã hội giúp học sinh có
định hướng, tránh sự lúng túng khi làm bài.
Hai tác giả là Nguyễn Xuân Lạc và Đặng Hiển đã xuất bản cuốn Dạy
học nghị luận xã hội. Cuốn này đã trình bày chi tiết những kỹ năng cần có khi
làm dạng bài nghị luận xã hội. Theo các tác giả thì điều quan trọng là cần nắm
được các bước làm một bài văn nghị luận và các thao tác lập luận trong một bài
văn nghị luận.
Cuốn Các dạng đề và hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội của NXB
Giáo dục, do tác giả Lê A - Nguyễn Thị Ngân Hoa và một số tác giả khác biên
soạn đã hướng dẫn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội khá cụ thể trong từng đề
bài và có hệ thống bài làm tham khảo cho từng đề bài.
Ngoài ra, còn một số cuốn sách khác hướng dẫn về các dạng bài văn
nghị luận và phương pháp làm bài như Chuyên đề Văn nghị luận xã hội do hai
tác giả Nguyễn Văn Quốc, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, cuốn Hướng dẫn ôn tập và
làm bài thi môn Văn nghị luận xã hội do tác giả Nguyễn Tấn Huy và các tác giả
khác biên soạn. Tác giả Nguyễn Văn Tùng, Thân Phương Thu đã tuyển chọn
các đề văn và bài văn nghị luận xã hội của các giáo viên đăng trên báo Văn học và
tuổi trẻ khá bổ ích cho học sinh tham khảo trong cuốn Tuyển tập đề văn và bài
văn nghị luận xã hội. Tuy nhiên các cuốn sách này chủ yếu

-3-


đưa các bài văn mẫu mà không hướng dẫn cụ thể kĩ năng dạy và học kiểu bài
này.
Trong cuốn sách "125 bài văn hay 10,11,12" do tác giả Trần Khánh
Thành chủ biên, đã cung cấp cho giáo viên và học sinh những kiến thức bổ ích
về xã hội. Qua những bài văn cụ thể, cuốn sách giúp người học nắm được những
bước cơ bản trong cách hành văn, cấu trúc một bài nghị luận và phạm vi dẫn
chứng mà mỗi bài nghị luận xã hội hướng tới.
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nghị luận xã hội công
phu, có giá trị định hướng tốt cho giáo viên, học sinh trong quá trình dạy và
học. Tuy nhiên so với tài liệu nghiên cứu của các dạng bài nghị luận văn học
thì các công trình nghiên cứu của dạng bài nghị luận xã hội vẫn còn rất khiêm
tốn. Thực trạng này đã dẫn đến một số khó khăn cho giáo viên và học sinh khi
dạy học dạng bài này.
Tài liệu nghiên cứu là một trong những phương tiện quan trọng của quá
trình dạy học giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có
được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực
sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho học sinh dễ dàng nghiên
cứu, học tập và hứng thú với môn học. Nói đến các tài liệu dạy học là nói đến
các công cụ cần thiết cho quá trình dạy và học. Thiếu công cụ lao động sẽ dẫn
đến hiệu quả lao động không được như mong đợi. Công việc dạy học cũng là
một lao động đặc thù với sự hỗ trợ của các công cụ là sách giáo khoa, sách
giáo viên, sách tham khảo. Đây là hạn chế cần phải điều chỉnh ngay trong thời
gian tới để hiệu quả dạy - học được nâng cao hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên quan điểm xây dựng cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn, đề xuất
được cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ở trường phổ thông vừa có

cơ sở khoa học, vừa có tính khả thi phù hợp với tình hình thực tế trong việc
dạy học ở trường phổ thông hiện nay.
-4-


Xác định được các hình thức, biện pháp tổ chức, phương pháp dạy và
học nghị luận về một tư tưởng đạo lí ở trường phổ thông theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh.
Nâng cao kỹ năng sống, năng lực nhận thức xã hội và bồi dưỡng những
phẩm chất tốt đẹp cho học sinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ khảo sát thực trạng việc dạy học dạng bài nghị luận
về một tư tưởng, đạo lí trong thực tế dạy học làm văn hiện nay ở trường phổ
thông, xây dựng một cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn cho việc dạy học kiểu bài
này, từ đó đề xuất những kĩ năng cần thiết trong dạy học làm văn nghị
luận về tư tưởng, đạo lí
Ngoài ra, đề tài còn có nhiệm vụ khảo nghiệm tính khả thi bằng thực
nghiệm sư phạm để tổng hợp xem những vấn đề mà đề tài đề xuất có khả
năng thực thi đến đâu và có hiệu quả như thế nào trong thực tế dạy học làm
văn ở trường THPT hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng mà luận văn nghiên cứu là văn nghị luận: Kĩ năng làm văn nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đề tài nghiên cứu lý thuyết về dạng
bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và cách làm dạng bài trên, chủ yếu trong
chương trình Ngữ văn lớp 12 ở chương trình chuẩn
- Phạm vi khảo sát: Các lớp 12A1, 12A7, 12A8, 12A9 của trường THPT
An Lão, Hải Phòng
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích loại hình

Để rèn luyện cho học sinh THPT, người viết tiến hành phân tích các
đặc điểm của người dạy người học, phân tích đặc trưng của văn nghị luận xã

-5-


hội, đặc biệt phân tích kĩ kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí, để từ đó giúp
học sinh có cách thức tiếp cận đối với các đề văn nghị luận.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học
sinh về việc tổ chức dạy học nghị luận xã hội trong dạy học Ngữ văn ở trường
THPT.
Tìm hiểu việc dạy học dạng bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí của trường
THPT hiện nay, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần.
+ Xử lí số liệu kết quả khảo sát và kết quả sau thực nghiệm sư phạm. +
Phân tích số liệu khảo sát và số liệu thực nghiệm.
+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học và các thành tựu của công
nghệ thông tin để xử lí kết quả thực nghiệm.
Với phương pháp thực nghiệm giúp người viết bước đầu đưa những
vấn đề mà đề tài đề xuất vào thực tế dạy học ở trường THPT, từ do có thể rút ra
những kết luận cần thiết cho đề tài.
Ngoài những phương pháp trên, người viết còn sử dụng kết hợp một số
thao tác khác như: Thao tác thống kê - phân loại, thao tác phân tích, thao tác
đối chiếu so sánh …và các phương pháp này không tiến hành đơn lẻ mà được vận
dụng một cách tổng hợp có tác dụng hỗ trợ cho nhau một cách linh hoạt trong
suốt quá trình nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục, bố

cục luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Những kĩ năng cần thiết trong dạy học làm văn nghị luận về tư
tưởng, đạo lí
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
-6-


CHƢƠNG
1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Khái lược về văn nghị luận xã hội
1.1.1.1. Khái niệm
Văn nghị luận là loại văn viết ra để trình bày ý kiến, bày tỏ quan điểm,
nhận thức, đánh giá của người viết đối với một vấn đề nào đó bằng những
luận điểm, luận cứ. Nếu tác phẩm văn học nghệ thuật thể hiện cái nhìn về thế
giới, cuộc sống, con người bằng những hình tượng nghệ thuật thì văn nghị luận
diễn đạt bằng những mệnh đề, phán đoán lôgic, thuyết phục.
Văn nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn
đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội như
chính trị, giáo dục, đạo đức, môi trường, dân số..., nhằm làm sáng rõ cái đúng
đắn, cái sai trái, cái tốt, cái xấu của vấn đề được nêu ra, từ đó đưa ra một cách
hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống bản
thân. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con
người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội.
Nội dung nghị luận trong bài văn nghị luận xã hội thường cô đúc trong các
câu tục ngữ, danh ngôn hay một lời nhận xét, đánh giá khái quát nào đó thể
hiện những quan niệm đánh giá về các vấn đề xã hội.
Như trên có thể đưa ra một khái niệm chung cho bài văn NLXH như sau:

Văn NLXH là bài văn mà người viết sử dụng lý lẽ, dẫn chứng để đưa ra
ý kiến mang tính cá nhân của mình về một vấn đề xã hội đời sống nhằm
thuyết phục người đọc, người nghe.
Giữa văn bản NLVH và NLXH có những điểm khác nhau rõ nét. Trước
hết về đối tượng của bài văn NLXH là loại văn bàn luận về các vấn đề tư
tưởng, đạo lí, các vấn đề đời sống xã hội trong thưc tiễn cuộc sống hoặc có thể
là vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học. Các vấn đề đó có thể là vấn đề tích
cực cũng có thể là mặt trái của xã hội. Còn nghị luận văn học là loại văn lấy
đối tượng chính là các tác phẩm văn học. Nội dung được lựa chọn
-7-


nghị luận trước hết là cái hay cái đẹp về phương diện nội dung tư tưởng, nghệ
thuật của tác phẩm văn học. Do đặc trưng đối tượng lựa chọn nghị luận khác
nhau nên văn nghị luận xã hội chủ yếu huy động các kiến thức từ thực tế cuộc
sống trong khi đó NLVH chủ yếu là các kiến thức về văn học.
Như vậy về cơ bản làm văn NLXH có sự khu biệt so với làm văn
NLVH. Đây là thể văn đưa ra các lý lẽ dẫn chứng bằng việc sử dụng ngôn từ cô
đọng, súc tích nhằm thuyết phục người đọc người nghe về một vấn đề thuộc
đời sống xã hội con người.
1.1.1.2. Cấu trúc
Cũng giống như bài văn NLVH, bài văn NLXH phải đảm bảo đầy đủ bố
cục 3 phần là Mở bài (Đặt vấn đề), Thân bài (Giải quyết vấn đề) và Kết luận
(Kết thúc vấn đề).
Phần Mở bài: Cần giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách chính xác,
hướng người đọc vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên và gợi hứng thú với
vấn đề được trình bày trong bài văn. Mở bài cần ngắn gọn, tránh tình trạng mở
bài dài nhưng không đúng chủ đề hay làm lạc đề. Cần có phần dẫn dắt nhất
định để đi vào bài một cách tự nhiên, tránh gò bó, gượng ép gây cảm giác khó
chịu cho người đọc.

Có thể mở bài theo hai cách trực tiếp hoặc gián tiếp giới thiệu vấn đề
nghị luận. Mở bài trực tiếp là giới thiệu thẳng vào vấn đề cần bàn luận. Mở bài
gián tiếp là dẫn dắt từ những vấn đề có liên quan vào vấn đề bàn luận.
Phần Thân bài: Được xem như phần chính, phần xương sống của cả bài
viết bởi nó làm nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chính của đề bài đặt ra.
Phần này thường trả lời cho các câu hỏi: Vấn đề đó nghĩa là gì? Những quan
điểm của người viết về vấn đề đó: Vấn đề đó là đúng hay sai, tại sao? Trong
thực tế cuộc sống, nó diễn ra phổ biến như thế nào? Cần làm gì để phát huy
những mặt tốt và hạn chế những tiêu cực (nếu là mặt xấu) đó trong xã hội
hiện nay? Cần làm gì và làm như thế nào để góp phần hiện thực hóa nó vào
trong thực tế? Đây là những yêu cầu cơ bản trong việc viết một thân bài của
dạng bài NLXH.
-8-


Các vấn đề trên được người viết triển khai thành các luận điểm, luận cứ
để giải quyết vấn đề lập luận.
Phần kết bài: Là phần thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn
đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của
vấn đề, từ đó gợi liên tưởng vấn đề rộng hơn, sâu sắc hơn.
Phần kết bài đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó khép lại vấn đề mà
cả bài viết bài đang đề cập tới và mở rộng ra những ý kiến cá nhân nhằm làm
người đọc có những liên tưởng rõ hơn về cả bài viết. Nếu mở bài cần tạo
hứng thú cho người đọc tìm hiểu vấn đề thì kết bài tạo dư ba cho người đọc về
vấn đề đặt ra trong bài viết.
1.1.1.3. Đặc trưng
Đặc trưng đầu tiên khi đề cập đến văn bản NLXH là tính nghị luận của
văn bản. Bằng việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng, người viết làm sáng tỏ vấn đề
nghị luận. Dẫn chứng càng xác thực bao nhiêu, lý lẽ càng chặt chẽ thì càng
làm tăng sức thuyết phục bấy nhiêu. Các luận điểm, luận cứ đưa ra là một

chỉnh thể logic nhất quán về nội dung, để tạo thành một lập luận soi sáng vấn đề
cần bàn luận. Văn phong sử dụng mang tính mẫu mực cao.
Thứ hai là phương diện ngôn ngữ, ngôn ngữ trong văn bản nghị luận xã
hội phải là ngôn ngữ được chọn lọc mang tính chuẩn mực. Ngôn ngữ phải
mang phong cách ngôn ngữ chính luận. Nó luôn đòi hỏi phải đảm bảo tính
chính xác chặt chẽ, điều này phù hợp với mục đích diễn đạt trong văn nghị luận
làm rõ vấn đề thuộc về chân lý để thuyết phục người đọc, người nghe. Vì vậy
mà nó đòi hỏi người viết cần biết lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn
đề nghị luận, tránh sử dụng những từ ngữ lạc phong cách hoặc cầu kì, sáo rỗng.
Người viết có thể kết hợp sử dụng các biện phát tu từ từ vựng và những tù
ngữ mang tính biểu cảm để bộc lộ cảm xúc phù hợp. Ngoài ra, cần sử dụng
kết hợp các kiểu câu tạo nên giọng điệu linh hoạt cho bài viết, sử dụng các
biện pháp tư tù cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, quan điểm
và cảm xúc của người viết.
-9-


Phương diện thứ ba là đề tài và nội dung đề cập đến phải mang tính
thời sự. Đề tài đó phải liên quan đến thực tế đời sống hàng ngày, là vấn đề
mọi người đang quan tâm, muốn tìm hiểu và tìm cách giải quyết để mang lại sự
hữu ích cho xã hội. Các vấn đề mang tính thời sự thì có nhiều nhưng quan trọng
là phải tìm được vấn đề phù hợp với nhận thức, tâm lý lứa tuổi của học sinh.
Từ đó, học sinh được cung cấp, mở rộng vốn sống và có thêm kinh nghiệm
sống cho mình.
Một phương diện nữa là dẫn chứng sử dụng trong bài văn NLXH phải
gắn liền với thực tiễn đời sống. Điều đó đòi hỏi người viết không chỉ học
trong sách vở mà phải biết tự tìm hiểu những tri thức trong cuộc sống hàng
ngày. Đó là tất cả những điều các em được trải nghiệm trong cuộc sống. Đó có
thể là một câu nói một cử chỉ hành vi, một việc làm tuy rất nhỏ nhưng lại mang
đến những bài học nhân sinh lớn lao cho các em. Học sinh cũng cần mài sắc

cho mình các giác quan để nhận thấy cuộc sống đang biến đổi từng ngày, để
thu lượm cho mình những dẫn chứng xác đáng cho bài viết. Dẫn
chứng phải mang tính chính xác tiêu biểu và chon lọc
Để làm tốt một bài văn nghị luận đòi hỏi người viết cần hội tụ trong
mình nhiều yếu tố như cần có hiểu biết về các tin tức, thời sự nóng hổi đang diễn
ra hàng ngày, có những kiến thức về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
từ ngàn xưa để lại. Người viết cũng cần trang bị cho mình thêm nhiều vốn sống
ở nhiều lĩnh vực trong xã hội, nhất là rèn luyện kĩ năng sống, nhận biết được các
giá trị sống để bài viết vừa phong phú lại vừa sâu sắc. Ngoài ra người viết cũng
cần sử dụng các thao tác nghị luận, có phương pháp luận để làm bài để bài viết
sao cho ngắn gọn, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục với người đọc, người nghe.
1.1.2. Việc phân chia các dạng bài nghị luận xã hội ở trường phổ thông
Văn nghị luận xã hội chia làm ba dạng chính: Nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí; nghị luận về hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội
đặt ra trong tác phẩm văn học.
-10-


1.1.2.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
* Khái luận chung về kiểu bài nghị luân về tư tưởng, đạo lí
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để
làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao
gồm: Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống, lối sống; Các vấn đề
về tâm hồn, tính cách như: Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, tính
trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; Về các
quan hệ gia đình như tình mẫu tử, anh em...; Về quan hệ xã hội như tình đồng
bào, tình thầy trò, bạn bè,… ; Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người
trong cuộc sống.
Kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hướng cho HS trong việc

rèn luyện nhân cách, giúp các em có cái nhìn tinh tế hơn trước các vấn đề của
cuộc sống. Giáo viên đưa ra những quan điểm đúng đắn tiến bộ để từ đó giúp
các em có suy nghĩ đúng hành động đúng phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Thông qua kiểu bài này các em sẽ thấy thấm thía hơn câu nói "văn học chính
là nhân học" (Gorki), dạy văn cũng chính là dạy người.
Cũng từ kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, giáo viên sẽ rèn cho học
sinh các kĩ năng và thao tác tổng hợp thông tin, lập luận và vận dụng các kĩ
năng lập luận vào vào viết bài văn, nhằm đáp ứng yêu cầu học tập phần làm văn
nói riêng và yêu cầu xã hội nói chung, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đời sống.
Thông qua đề văn, HS cần xác định được được vấn đề nghị luận ở đây là
gì? nó được thể hiện ra sao? nguồn gốc, nguyên nhân của các tư tưởng đó? Tuy
nhiên cũng cần nhìn vấn đề quan điểm đạo đức đó sao cho phù hợp với từng
thời đại, chỉ ra các điểm còn sai lệch chậm tiến và phát huy những mặt ưu
điểm đúng đắn tiến bộ của nó. Từ đó rút ra bài học về tư tưởng, đạo lí, để áp
dụng vào thực tiễn cuộc sống.
*Một số đề bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
-11-


- Có ý kiến cho rằng: "Cuộc sống như một cuốn sách: Kẻ điên rồ giở qua
nhanh chóng, người khôn ngoan vừa đọc vừa suy ngẫm, vì biết rằng mình chỉ
được đọc một lần" (Jean Paul Pougala)
Ý kiến của anh (chị) như thế nào?
- "Nên tha thứ cho kẻ khác nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình"
(Syrus)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên?
- "Xấu hổ trước người khác là một tình cảm tốt nhưng xấu hổ trước bản thân
lại càng tốt hơn" (Lep Tolstoi)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên?
- Nhà văn Ban-dăc cho rằng: "Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở

nên mạnh mẽ"
Ý kiến của anh (chị) như thế nào?
- Suy nghĩ của anh (chị) về khát vọng và tham vọng của con người trong cuộc
sống? ...
1.1.2.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội
* Khái luận chung về kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận về hiện tượng đời sống là kiểu bài văn nghị luận bàn bạc về một
hiện tượng, sự kiện xảy ra trong đời sống. Hiện tượng đó có thể có ý nghĩa tích
cực, cũng có thể tác động tiêu cực đến xã hội. Vì vậy, đây có thể nói là kiểu
bài có ý nghĩa thiết thực trong văn nghị luận xã hội. Với kiểu bài này, học sinh
cần có những kiến thức am hiểu về xã hội và làm nổi bật được chính kiến của
riêng mình về hiện tượng cần bàn luận như ủng hộ những hiện tượng tốt đẹp và
lên án phê phán vạch trần cái xấu, cái ác. Từ đó, học sinh rút ra được giải pháp
khắc phục đối với vấn đề tiêu cực, phát huy đối với vấn đề tích cực và rút ra bài
học nhận thức, hành động cho bản thân.
Không mang tính khái quát cao như kiểu bài nghị luận về một tư tưởng
đạo lí, đề tài của kiểu bài về một hiện tượng trong đời sống xã hội thường cụ thể
hơn, đó có thể là vấn đề đang gây nhức nhối bức xúc cho người dân như
-12-


hiện tượng ô nhiễm môi trường, hay bệnh thành tích, tình trạng an toàn thực
phẩm, vấn đề tham nhũng ... do tính chất linh biến của cuộc sống hàng ngày
nên đề tài cũng khá phong phú phức tạp.
* Dàn bài chung về dạng bài nghị luận một hiện tượng xã hội
Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn luận.
Thân bài: Học sinh cần trình bày được các bước sau:
Bước 1. Giải thích hiện tượng:
Học sinh cần giải nghĩa hiện tượng đó, nhất là những hiện tượng có liên
quan đến vấn đề đạo lí, lối sống. Chẳng hạn bàn về hiện tượng lối sống vô cảm

đang diễn ra hiện nay ở một số người, học sinh cần phải giải thích: Thế
nào là lối sống vô cảm?
Bước 2. Nêu hiện trạng của hiện tượng: Hiện tượng đó diễn ra như thế
nào trong đời sống? (Có là vấn đề bức xúc trong xã hội? Nêu dẫn chứng vài
hiện tượng xảy ra)
Bước 3. Bàn luận về hiện tượng:
Khi bàn luận về hiện tượng, học sinh cần nêu được: Ảnh hưởng của hiện
tượng đó đối với đời sống (Tốt, xấu, lợi, hại…) Chứng minh: Đưa ra các dẫn
chứng; Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó xảy ra (khách quan,
chủ quan)
Bước 4. Mở rộng: Người viết đưa ra các biện pháp khắc phục nếu đó là một
vấn đề tiêu cực, các biện pháp để phát huy nếu đó là một vấn đề tích cực.
Cuối cùng liên hệ bản thân: Rút ra bài học cho bản thân và cộng đồng xã
hội.
Kết bài: Đánh giá lại hiện tượng, gửi thông điệp đến mọi người...
* Một số đề bài về nghị luận về một hiện tượng xã hội
- Anh (chị) nghĩ gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay?
- Suy nghĩ của anh (chị) về tình trạng "nghiện" facebook của một số thanh
niên hiện nay?
- Tình trạng sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội hiện nay của giới trẻ?
-13-


- Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng một số bạn trẻ tự tạo cho mình những
vụ scandal để được nổi tiếng?
- Đọc thông tin:
"Em bé xấu số đó là Aylan Kurdi, 3 tuổi, đến từ
thị trấn Kobahi phía bắc Syria, gần biên giới
Thổ Nhĩ Kì, nơi đang là điểm nóng chiến tranh
giữa IS và lực lượng Kurd (...) Aylan, bố mẹ,

anh trai lên 2 chiếc thuyền cùng 19 con người
khác rời bỏ quê hương Syria đi tìm miền đất
mới, nơi không có chiến tranh, không phải đối
diện với bom
đạn mỗi ngày (...). Chiếc thuyền quá tải đã Hình ảnh em bé trên bờ biển
chìm khi đang trên đường thoát khỏi Syria, Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ
kéo theo 12 người trên ấy, trong đó có Aylan,
anh trai Galip, mẹ Rihan 35 tuổi..."
(Theo Lương Hồng Phúc/ Tri Thức Trẻ)
Suy nghĩ của anh (chị) khi đọc thông tin và nhìn bức ảnh trên?
1.1.2.3. Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Đề bài thường tập trung về một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt
ra trong tác phẩm văn học. Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn:
Tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một
văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học.
Vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm có thể là một tư tưởng nhân sinh, đạo
lí hay hiện tượng xã hội...Từ vấn đề, người viết luận bàn, bày tỏ ý kiến của
mình. Để làm được kiểu bài này, học sinh trước hết phải đọc hiểu về tác phẩm
văn học, rút ra được vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm đó, rồi mới bàn luận vấn đề.
* Dàn bài chung cho kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học:
-14-


Mở bài: Học sinh cần phải giới thiệu tác phẩm có vấn đề nghị luận và
giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm đó.
Thân bài
Giải quyết vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, học sinh cần
trình bày các bước sau:
Bước 1. Nêu khái quát vấn đề xã hội (tư tưởng nhân sinh, hoặc hiện tượng đời

sống) đặt ra trong tác phẩm văn học đó.
Chẳng hạn đề: Nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm "Chữ người tử tù"
của Nguyễn Tuân cho anh (chị) bài học gì? Viết bài văn bình luận về bài học
đó? Học sinh qua việc phân tích khái quát về tác phẩm để nêu được bài học
rút ra từ nhân vật viên quản. Từ đó, mới có vấn đề bàn luận.
Bước 2. Bàn luận vấn đề:
Khi xác định được vấn đề xã hội cần bàn luận, người viết tiến hành bày tỏ
quan điểm. Nếu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm là một tư tưởng, đạo lí, thì
các bước làm giống kiểu bài nghị luận về một tu tưởng, đạo lí (bàn đến các mặt
đúng, sai, lợi hại, vì sao...) Nếu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm là hiện
tượng đời sống thì người viết cũng làm giống kiểu bài về hiện tượng đời sống (hiện
tượng đó diễn ra như thế nào trong đời sống, nguyên nhân, hậu quả
của hiện tượng, đề xuất những giải pháp, rút ra bài học)
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của
tác phẩm. Từ vấn đề được bàn luận rút ra bài học cho bản thân.
* Một số đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học:
- Từ tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, anh (chị) hãy bàn về vai trò của
ước mơ?
- Từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh (chị) suy
nghĩ gì về nạn bạo hành gia đình hiện nay?
- Từ vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, anh (chị) hãy viết bài văn về chủ
đề sống thật?
- Đọc câu chuyện
-15-


XÉN LÁ
Mẫu đơn là vua các loài hoa. Có anh nhà giàu mua được một gốc, trồng ở
giữa sân. Khi hoa nở, màu đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát. Người nào đi qua

trông thấy cũng thốt lên: "Hoa đẹp biết bao". Anh nhà giàu thấy người ta chỉ
khen hoa mà không thấy nói gì đến cành lá, bèn xén trụi cành lá. Rốt cuộc ai
thấy cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang không hiểu, làu
bàu: "Sao hôm qua thì khen ngợi hoa thế, mà hôm nay thấy hoa lại lắc đầu
như vậy"
(Trích Trần tứ Ích - Ngụ ngôn thi thoại, NXB Tổng hợp tp HCM, 2003)
Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ cuar anh (chị) sau khi độc câu chuyện
trên?
Đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu:
QUẢ BÓNG ĐEN
Một cậu bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ, phía bên kia đường, một
người đàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên bầu trời, những quả bóng đủ
mùa sắc xanh, đỏ, tím, vàng và có cả màu đen nữa.
Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông hỏi nhỏ:
- Chú ơi những quả bóng đen có bay được như những quả bóng khác không
ạ?
Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn
nhẹ trên đôi gò má, ông chỉ lên đám bóng bay lúc này chỉ còn chấm nhỏ và
trả lời cậu bé: - ...
Không biết người đàn ông nói gì mà chỉ thấy "cậu bé nở một nụ cười rạng rỡ"
(Theo Internet)
- Theo anh (chị) người đàn ông đã nói gì? Suy nghĩ về ý nghĩa của câu
chuyện?
1.1.3. Về dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1.1.3.1. Khái niệm về tư tưởng, đạo lí
-16-


Tư tưởng là ý nghĩ. "Tư tưởng là phản ánh hiện thực trong ý thức, biểu
hiện quan hệ của con người đối với thế giới chung quanh".[23, tr.742]

"Đạo lí là những lí lẽ hợp đạo đức mà mọi người phải theo"[23, tr.194]
Như vậy, tư tưởng, đạo lí là những nhận thức về thế giới, cuộc sống, con
người, là những lẽ phải hợp đạo đức, chuẩn mực của xã hội.
1.1.3.2. Dạng bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Như đã nói ở trên, đề tài của kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí rất phong
phú. Nó đề cập đến tất cả vấn đề liên quan đến nhận thức, tâm hồn, tính cách,
các mối quan hệ gia đình, xã hội của con người.
Đề bài của dạng bài này thường được hỏi dưới dạng một câu danh ngôn, tục
ngữ, câu nhận định hay một chủ đề khái quát về tư tưởng, đạo lí
* Dàn bài chung của bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Mở
bài: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Thân bài
Giải quyết vấn đề về tư tưởng, đạo lí, học sinh cần trình bày các bước sau:
Bước 1. Giải thích và rút ra ý nghĩa tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Nếu vấn đề thể hiện dưới một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý
tưởng do người ra đề đề xuất, người viết lần lượt làm rõ nghĩa của vấn đề theo
cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý nội dung trích
dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì giải thích theo cả
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Sau khi giải nghĩa, người viết rút ra ý
nghĩa, nội dung tư tưởng của vấn đề cần bàn luận
Bước 2. Bàn luận vấn đề:
Nếu vấn đề là một chân lí đúng, người viết cần phân tích các mặt đúng, lí giải vì
sao? Nhưng nếu vấn đề cần bác bỏ, người viết cần chỉ rõ những biểu hiện sai
lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận, lí giải vì sao? Đưa ra các dẫn chứng xác
thực, tiêu biểu để soi sáng cho lí lẽ. Từ đó, người viết khẳng định lại tính đúng
đắn của vấn đề.
Bước 3. Mở rộng:
-17-



×