Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Đề tài Cấu tạo động ngữ tiếng việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên cơ sở dữ liệu ngôn ngữ trẻ em)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 170 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

QUÁCH THỊ BÍCH THUỶ

CẤU TẠO ĐỘNG NGỮ TIẾNG VIỆT
DƢỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
(TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÔN NGỮ TRẺ EM)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số:

62 22 02 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, minh bạch và chƣa
đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2015



Tác giả luận án

Quách Thị Bích Thuỷ


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các kí hiệu
Dấu (*): biểu thị cụm từ bất thƣờng
2. Các chữ viết tắt
ĐN:

Động ngữ

ĐTHĐ:

Động từ hành động

ĐTQT:

Động từ quá trình

ĐTTT:

Động từ trạng thái

ĐTQH:

Động từ quan hệ


đv:

Đối với

SL:

Số lƣợng

TL:

Tỉ lệ

c:

Thành phần trung tâm

t:

Thành phần phụ trƣớc

s:

Thành phần phụ sau

A:

Vị trí / trạng thái ban đầu

B:


Vị trí / trạng thái kết thúc

N:

Nòng cốt câu

a:

Phần đề

b:

Phần thuyết


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 2
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................ 3
4. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 3
5. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................................... 6
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .......................................................................... 6
7. BỐ CỤC LUẬN ÁN .......................................................................................... 7
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN..................................................................................................................... 8
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỘNG TỪ VÀ ĐỘNG NGỮ.............................. 8
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu động từ và động ngữ trên thế giới ........................... 8
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu động từ và động ngữ ở Việt Nam ..........................11
1.2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG NGỮ .............................................13

1.2.1. Động ngữ điển mẫu của tiếng Việt nhìn từ góc độ cấu trúc – chức năng ......13
1.2.1.1. Khái niệm động ngữ ................................................................................13
1.2.1.2. Cấu tạo động ngữ ....................................................................................13
1.2.2. Động từ và động ngữ nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận .....................23
1.2.2.1. Ngữ pháp - ngữ nghĩa học tri nhận .........................................................23
1.2.2.2. Ngữ pháp học tri nhận của Ronald Langacker........................................28
1.2.2.3. Lý thuyết điển mẫu..................................................................................33
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THỤ ĐẮC NGÔN NGỮ TRẺ EM ....35
1.3.1. Một số lí thuyết về thụ đắc ngôn ngữ ........................................................35
1.3.1.1. Lí thuyết hành vi luận .............................................................................35
1.3.1.2. Lí thuyết bẩm sinh luận ...........................................................................36
1.3.1.3. Lí thuyết tƣơng tác luận ..........................................................................38
1.3.2. Đặc điểm phát triển tƣ duy và ngôn ngữ của trẻ giai đoạn tiền học đƣờng....38
1.3.2.1. Đặc điểm phát triển tƣ duy của trẻ giai đoạn tiền học đƣờng ...........38


1.3.2.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ giai đoạn tiền học đƣờng. .....42
1.4. TIỂU KẾT ....................................................................................................44
CHƢƠNG 2 CẤU TẠO ĐỘNG NGỮ CỦA TRẺ EM CÓ THÀNH TỐ
TRUNG TÂM LÀ ĐỘNG TỪ HÀNH ĐỘNG DƢỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ
HỌC TRI NHẬN ................................................................................................47
2.1. CẤU TRÚC ĐỘNG NGỮ CỦA ĐỘNG TỪ HÀNH ĐỘNG ......................48
2.1.1. Khái niệm động từ hành động ....................................................................48
2.1.2. Động từ hành động trong cấu tạo động ngữ của trẻ em .............................48
2.1.2.1. Thành phần trung tâm trong cấu tạo động ngữ .......................................48
2.1.2.2. Thành phần phụ trong cấu tạo động ngữ .................................................51
2.1.3. Cấu trúc động ngữ của ĐTHĐ và sự tri nhận của trẻ ...........................56
2.1.3.1. Đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa của động từ trung tâm ....................56
2.1.3.2. Đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa của các vai nghĩa ................................80
2.2. TIỂU KẾT .....................................................................................................97

CHƢƠNG 3 CẤU TẠO ĐỘNG NGỮ CỦA TRẺ EM CÓ THÀNH TỐ
TRUNG TÂM LÀ ĐỘNG TỪ QUÁ TRÌNH – ĐỘNG TỪ TRẠNG THÁI –
ĐỘNG TỪ QUAN HỆ DƢỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ....98
3.1. ĐỘNG NGỮ CÓ THÀNH TỐ TRUNG TÂM LÀ ĐỘNG TỪ QUÁ TRÌNH .98
3.1.1. Khái niệm động từ quá trình ......................................................................98
3.1.2. Các tiểu loại động từ quá trình trong tiếng Việt ......................................101
3.1.3. Động từ quá trình trong cấu tạo động ngữ của trẻ em .............................102
3.1.3.1. Động từ quá trình chuyển vị..................................................................104
3.1.3.2. Động từ quá trình chuyển thái ...............................................................108
3.1.3.3. Động từ quá trình nảy sinh ....................................................................111
3.1.3.4. Động từ quá trình diệt vong ..................................................................112
3.1.3.5. Động từ quá trình tạo tác .......................................................................113
3.1.4. Cấu trúc động ngữ của động từ quá trình và sự tri nhận của trẻ ..............114
3.1.4.1. Đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa của ĐTQT trung tâm .....................114
3.1.4.2. Đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa của các vai nghĩa ...............................118


3.2. ĐỘNG NGỮ CÓ THÀNH TỐ TRUNG TÂM LÀ ĐỘNG TỪ TRẠNG THÁI 125
3.2.1. Khái niệm động từ trạng thái ...................................................................125
3.2.2. Động từ trạng thái và cấu tạo động ngữ trong ngôn ngữ trẻ em ..............125
3.2.3. Cấu trúc động ngữ của động từ trạng thái và sự tri nhận của trẻ .............126
3.2.3.1. Đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa của động từ trạng thái ....................128
3.2.3.2. Đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa của các vai nghĩa ...............................132
3.3. ĐỘNG NGỮ CÓ THÀNH TỐ TRUNG TÂM LÀ ĐỘNG TỪ QUAN HỆ ...136
3.3.1. Khái niệm động từ quan hệ ......................................................................136
3.3.2. Động từ quan hệ và cấu tạo động ngữ trong ngôn ngữ trẻ em .................136
3.3.3. Cấu trúc động ngữ của ĐTQH và sự tri nhận của trẻ ..............................137
3.3.3.1. Đặc điểm tri nhận với động từ quan hệ đồng nhất ................................137
3.3.3.2. Đặc điểm tri nhận với động từ quan hệ sở hữu .....................................141
3.3.3.3. Đặc điểm tri nhận với động từ quan hệ vị trí ........................................143

3.3.3.4. Đặc điểm tri nhận với động từ quan hệ so sánh ....................................144
3.4. TIỂU KẾT ...................................................................................................146
KẾT LUẬN .......................................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................152
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Số lƣợng và tỉ lệ các tiểu loại động từ trong cấu tạo động ngữ của trẻ 2 –
5 tuổi
Bảng 2: Phân loại các tiểu loại ĐTHĐ trong động ngữ theo nhóm trẻ
Bảng 3: Cấu trúc động ngữ có thành tố trung tâm là ĐTHĐ phân theo nhóm tuổi
Bảng 4: Phần phụ trƣớc trong cấu tạo động ngữ trong ngôn ngữ trẻ em
Bảng 5: ĐTHĐ trung tâm “non nớt trẻ thơ” cấu trúc động ngữ của trẻ em theo
nhóm tuổi
Bảng 6: Số lƣợng và tỉ lệ các dạng “non nớt trẻ thơ” của ĐTHĐ trong cấu tạo
động ngữ của trẻ
Bảng 7: Trật tự từ ĐTHĐ “lệch chuẩn” theo nhóm tuổi
Bảng 8: Số lƣợng và tỉ lệ các vai nghĩa của ĐTHĐ của trẻ
Bảng 9: Số lƣợng và tỉ lệ ĐTQT vô tác trẻ 2 – 5 tuổi
Bảng 10: Số lƣợng và tỉ lệ ĐTQT của trẻ từ 2 đến 5 tuổi
Bảng 11: Số lƣợng và tỉ lệ cấu trúc ĐN – ĐTQT của trẻ từ 2 đến 5 tuổi
Bảng 12: Số lƣợng và tỉ lệ ĐTTT đơn trị và song trị từ 2 – 5 tuổi
Bảng 13: Số lƣợng và tỉ lệ cấu trúc động ngữ có thành tố trung tâm là ĐTTT của
trẻ em từ 2 – 5 tuổi
Bảng 14: Số lƣợng và tỉ lệ các ĐTQH của trẻ từ 2 – 5 tuổi
Bảng 15: Số lƣợng và tỉ lệ các dạng cấu trúc động ngữ có thành tố trung tâm là
ĐTQH của trẻ từ 2 – 5 tuổi



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỉ lệ các tiểu loại động từ trong động ngữ của trẻ em từ 2 – 5 tuổi
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng các tiểu loại ĐTHĐ của trẻ 2 tuổi
Biểu đồ 2.2: Số lƣợng các tiểu loại ĐTHĐ của trẻ 3 tuổi
Biểu đồ 2.3: Số lƣợng các tiểu loại ĐTHĐ của trẻ 4 tuổi
Biểu đồ 2.4: Số lƣợng các tiểu loại ĐTHĐ của trẻ 5 tuổi
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ cấu trúc động ngữ ĐTHĐ nhóm trẻ 2 tuổi
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ cấu trúc động ngữ ĐTHĐ nhóm trẻ 3 tuổi
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ cấu trúc động ngữ ĐTHĐ nhóm trẻ 4 tuổi
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ cấu trúc động ngữ ĐTHĐ nhóm trẻ 5
Biểu đồ 11.1: Cấu trúc động ngữ ĐTQT vô tác trẻ 2 tuổi
Biểu đồ 11.2: Cấu trúc động ngữ ĐTQT vô tác trẻ 3 tuổi
Biểu đồ 11.3: Cấu trúc động ngữ ĐTQT vô tác trẻ 4 tuổi
Biểu đồ 11.4: Cấu trúc động ngữ ĐTQT vô tác trẻ 5 tuổi
Biểu đồ 12.1: Tỉ lệ ĐTTT đơn trị và song trị trẻ 2 tuổi
Biểu đồ 12.2: Tỉ lệ ĐTTT đơn trị và song trị trẻ 3 tuổi
Biểu đồ 12.3: Tỉ lệ ĐTTT đơn trị và song trị trẻ 4 tuổi
Biểu đồ 12.4: Tỉ lệ ĐTTT đơn trị và song trị trẻ 5 tuổi
Biểu đồ 13.1: Cấu trúc động ngữ của ĐTTT 2 tuổi
Biểu đồ 13.2: Tỉ lệ cấu trúc động ngữ của ĐTTT 3 tuổi
Biểu đồ 13.3: Tỉ lệ cấu trúc động ngữ của ĐTTT 4 tuổi
Biểu đồ 14.1: Tỉ lệ các ĐTQH của trẻ 2 tuổi
Biểu đồ 14.2: Tỉ lệ các ĐTQH của trẻ 3 tuổi
Biểu đồ 14.3: Tỉ lệ các ĐTQH của trẻ 4 tuổi
Biểu đồ 14.4: Tỉ lệ các ĐTQH của trẻ 5 tuổi


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ trẻ em là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc của toàn xã

hội, đặc biệt vấn đề trẻ thụ đắc tiếng mẹ đẻ là một trong những vấn đề trung
tâm của lí luận ngôn ngữ. Trẻ em sinh ra chƣa thể có tiếng nói hay ngôn ngữ.
Ngôn ngữ chỉ đƣợc hình thành và phát triển khi trẻ giao tiếp với mọi ngƣời
xung quanh trong những môi trƣờng nhất định. Phát triển ngôn ngữ của trẻ
lứa tuổi mầm non là một trong những việc làm cần thiết đầu tiên trong công
tác giáo dục thế hệ tƣơng lai.
Thực tế mảng nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em ở Việt Nam còn đang rất
thiếu, trong khi đó đây lại là một trong những trọng tâm của ngôn ngữ học
hiện đại, đặc biệt đối với Tạo sinh luận của Chomsky và một số trƣờng phái
ngôn ngữ học tâm lí trên thế giới. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
thú vị nhƣng cũng rất nhiều khó khăn nhƣ đề tài này.
Trong tiếng Việt, động từ đóng vai trò quan trọng với số lƣợng từ, phạm vi
sử dụng và mật độ xuất hiện trong cấu trúc vị ngữ của câu. Đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu chuyên biệt về động từ tiếng Việt và động ngữ cũng đƣợc nhắc
đến đây đó trong các nghiên cứu về cú pháp, về ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên
chƣa có công trình nào tiếp cận động ngữ từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Cấu
tạo động ngữ vốn là một vấn đề thuần tuý của ngôn ngữ học cấu trúc (đi từ hình
thức ngữ pháp với phƣơng pháp phân bố luận). Trên cơ sở những kết quả nghiên
cứu về động ngữ của ngôn ngữ học cấu trúc, luận án của chúng tôi lựa chọn động
ngữ là xuất phát điểm để tìm hiểu và khám phá nhận thức, con đuờng phát triển
ngôn ngữ của trẻ em giai đoạn tiền học đƣờng.
Ngôn ngữ học tri nhận ra đời tuy còn rất mới mẻ, non trẻ nhƣng đã
nhanh chóng thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và trở nên
thịnh hành trên phạm vi toàn thế giới. Ngôn ngữ học tri nhận đã mang đến
một luồng gió mới, một góc nhìn mới cho nghiên cứu ngôn ngữ học qua

1


những nghiên cứu về các quá trình lĩnh hội, xử lí và cải biến các tri thức vốn

quyết định bản chất của trí não con ngƣời.
Đối với tiếng Việt, nếu nhƣ danh ngữ hoàn toàn có thể dựng mô hình
cấu tạo với vị trí cố định cho các thành phần phụ trƣớc và sau danh từ trung
tâm thì ngƣợc lại động ngữ là ngữ không cố định, không thể xác lập mô hình
vị trí các thành phần. Đặc biệt động ngữ trong ngôn ngữ trẻ em lại có một độ
vênh nhất định so với cấu trúc động ngữ điển mẫu (động ngữ ở dạng lí
tƣởng, nhƣ thƣờng đƣợc thấy trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp
tiếng Việt). Độ vênh ấy phản ánh tƣ duy, cách nhận thức của trẻ về thế giới.
Thông qua việc tìm hiểu cấu trúc động ngữ trong ngôn ngữ trẻ em, luận án
hƣớng đến khám phá tƣ duy và nhận thức của trẻ về thế giới trong những
năm tháng đầu đời.
Vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để nghiên cứu cấu trúc động ngữ
trong ngôn ngữ trẻ em là lựa chọn của chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Trên cơ
sở tiếp thu, kế thừa những cơ sở lý thuyết, những công trình nghiên cứu, những
thử nghiệm đã có cùng những nỗ lực của bản thân, chúng tôi hy vọng đề tài là một
nghiên cứu mới mẻ, có ý nghĩa trong nghiên cứu ngôn ngữ học.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng
Nói tới tri nhận luận với các thành tố của cấu trúc động ngữ có thể gợi mở
tới rất nhiều vấn đề phức tạp nhƣ các quan hệ vai nghĩa, các quan hệ tình
thái,…trong liên hệ với các tiểu loại nội bộ động từ và các trải nghiệm của ngƣời
bản ngữ. Trong khuôn khổ phạm vi luận án, chúng tôi lựa chọn góc độ sự phát
triển cấu trúc động ngữ trong ngôn ngữ trẻ em từ 2 đến 5 tuổi và chỉ ra những
nhân tố chi phối cấu trúc động ngữ của trẻ dƣới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận
là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu
Với đối tƣợng nghiên cứu là sự phát triển cấu trúc động ngữ trong ngôn
ngữ trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, chúng tôi khảo sát động ngữ trong nhóm trẻ từ 2 đến 5
tuổi ở khu vực thành thị (Hà Nội) và nông thôn (Thái Bình, Bắc Giang) theo chiều
dài thời gian trong 01 năm. Ngoài ra, nguồn tƣ liệu cũng đƣợc mở rộng ở cả phạm

2


vi chƣơng trình truyền hình thực tế để ngữ liệu khảo sát đƣợc đa diện và phong
phú hơn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu chính của luận án là:
- Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm cấu tạo động ngữ của trẻ giai đoạn
tiền học đƣờng. Động ngữ của trẻ sẽ đƣợc phân tích và tham chiếu theo cái
nhìn đối sánh với động ngữ lí tƣởng của tiếng Việt.
- Góp phần làm rõ sự phát triển cấu trúc động ngữ trong ngôn ngữ trẻ
em từ 2 đến 5 tuổi. Từ đó thấy đƣợc một khía cạnh trong sự phát triển ngôn
ngữ trẻ em giai đoạn tiền học đƣờng.
- Cấu trúc động ngữ của trẻ đƣợc lí giải dƣới góc độ ngôn ngữ học tri
nhận. Những yếu tố chi phối, tác động đƣợc tìm hiểu và phân tích để thấy rõ
những con đƣờng hình thành cấu trúc động ngữ trong ngôn ngữ trẻ em.
- Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc phân tích, giải thích cấu trúc
động ngữ của trẻ trong quá trình tìm hiểu sự phát triển ngôn ngữ trẻ em và là
cơ sở tham khảo để đề xuất các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển ngôn
ngữ cho trẻ trƣớc khi trẻ bƣớc vào giai đoạn học đƣờng.
Để đạt đƣợc những mục đích nghiên cứu trên đây, luận án cần phải hoàn
thành những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu động ngữ, ngôn ngữ trẻ em ở nƣớc ngoài
và ở Việt Nam nhằm xác định rõ hƣớng nghiên cứu của đề tài.
- Xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài trên cơ sở giới thuyết rõ khái niệm
động ngữ và các vấn đề liên quan.
- Phân tích và mô tả đặc điểm cấu tạo của động ngữ theo nhóm tuổi để thấy
đƣợc sự phát triển động ngữ trong ngôn ngữ trẻ em.
- Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét chung về đặc điểm cấu tạo, con
đƣờng hình thành động ngữ của trẻ.

4. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Tư liệu và phân loại tư liệu
Tƣ liệu nghiên cứu phục vụ cho luận án là ngôn ngữ trẻ em trong độ
tuổi từ 2 – 5 tuổi đƣợc thu thập từ thực tế.
3


Chúng tôi lựa chọn trẻ theo nhóm tuổi giai đoạn từ 2 – 5 tuổi ở hai khu vực:
thành thị (Hà Nội) và nông thôn (Thái Bình, Bắc Giang). Mỗi lứa tuổi, chúng tôi lựa
chọn 4 cháu (2 bé trai và 2 bé gái). Tổng số mẫu đƣợc lựa chọn là 16 cháu.
Tƣ liệu của luận án đƣợc phân tích theo nhóm tuổi: nhóm trẻ 2 tuổi,
nhóm trẻ 3 tuổi, nhóm trẻ 4 tuổi và nhóm trẻ 5 tuổi để thấy rõ thang độ của
sự phát triển ngôn ngữ trẻ em.
Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng nguồn tƣ liệu từ đề tài cơ sở do cá nhân
làm chủ nhiệm năm 2012, 2013 đƣợc ghi âm từ 03 trƣờng mầm non khu vực
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội và tƣ liệu đƣợc thu thập từ chƣơng trình
truyền hình thực tế “Con đã lớn khôn” - một chƣơng trình truyền hình thực tế kể
về câu chuyện của những đứa trẻ từ 3 - 5 tuổi, lần đầu tiên trong đời tự mình thực
hiện thử thách - những công việc do cha mẹ giao mà không có sự hỗ trợ của ngƣời
lớn, đánh dấu cột mốc “đã lớn khôn” của trẻ. “Con đã lớn khôn” phiên bản Việt là
chƣơng trình đƣợc xây dựng dựa theo khuôn khổ Hajimete no Otsukai (do hãng
Nippon Television thực hiện) và đƣợc phát sóng vào khung giờ 18h00 trên kênh
HTV7 tối Thứ 7 hàng tuần. Những nhân vật trong mỗi tập phim đƣợc lựa chọn
chủ yếu từ hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Những chiếc
máy quay phim sẽ đƣợc đặt kín đáo để các bé không biết rằng bé đang là nhân vật
chính của một bộ phim về cuộc sống. Trẻ sẽ đƣợc đặt trong thử thách và phải tự
mình giải quyết thử thách trong những tình huống rất khác nhau. Chúng tôi thu lại
tất cả các bộ phim đã đƣợc phát sóng này của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh. Đây cũng là nguồn tƣ liệu hỗ trợ cho đề tài của chúng tôi.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để chỉ ra cấu trúc động ngữ tiếng Việt trên cơ sở cứ liệu ngôn ngữ trẻ
em dƣới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận, đề tài sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp điều tra điền dã: đề tài triển khai điền dã thu thập tƣ
liệu ngôn ngữ trẻ em thông qua trò chuyện, trao đổi trực tiếp, quan sát tham
dự và ghi âm trẻ.
4


Chúng tôi đã tiến hành ghi âm các bé một cách tự nhiên, khi các bé chơi
với nhau hoặc khi các bé nói chuyện với ngƣời lớn. Nhƣ đã có dịp nói trên
đây, chúng tôi lựa chọn nhóm trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuồi. Ngữ liệu
đƣợc thu thập trên cơ sở quan sát tham dự và ghi âm trẻ. Trung bình mỗi
nhóm trẻ chúng tôi tiến hành ghi âm 02 tháng/lần với thời lƣợng 1h/lần ghi ở hai
môi trƣờng sinh hoạt chính của trẻ là: nhà trƣờng và gia đình. Chúng tôi tiến
hành ghi âm trong 12 tháng. Kết quả chúng tôi thu đƣợc là 96h giải băng và
2278 phiếu tƣ liệu.
Từ những tƣ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi lựa chọn loại thiết kế nghiên cứu
sẽ sử dụng để trả lời câu hỏi nghiên cứu là kết hợp định lƣợng và định tính
- Phƣơng pháp định lƣợng sẽ cho kết quả số lƣợng cấu trúc động ngữ
đƣợc sử dụng trong phát ngôn của trẻ, số lƣợng từng tiểu loại thành phần
phụ trƣớc, trung tâm và phụ sau trong cấu trúc động ngữ.
- Phƣơng pháp định tính sẽ cho kết quả phân tích cấu trúc từng dạng
biểu hiện động ngữ trong phát ngôn đồng thời lí giải đƣợc quá trình thụ đắc
động từ và động ngữ của trẻ.
- Trên cơ sở ngữ liệu đã thu thập đƣợc, chúng tôi sẽ đi vào phân tích
sâu ngữ liệu trên cơ sở cấu trúc từng dạng động ngữ để quy loại và so sánh
sự kết hợp giữa các dạng động ngữ đó. Từ đó chúng tôi cố gắng làm rõ quá
trình thụ đắc ngôn ngữ của trẻ.
Phương pháp miêu tả: dựa trên cứ liệu là ngôn ngữ trẻ em, chúng tôi sẽ đi

theo chiều hƣớng miêu tả cấu trúc động ngữ tiếng Việt, rồi từ đó đi vào miêu tả
chi tiết đặc điểm cấu trúc của từng thành phần: thành phần trung tâm của động
ngữ, thành phần phụ trƣớc, thành phần phụ sau cho động từ trong cụm động từ
cùng những nhân tố chi phối các thành phần phụ để rút ra những nhận xét ban
đầu về đặc trƣng của cấu trúc động ngữ trong ngôn ngữ trẻ em.
Thủ pháp so sánh: đƣợc sử dụng để tìm hiểu những đặc trƣng cấu tạo
cụm động từ của trẻ so với cấu tạo của cụm động từ trong ngôn ngữ nói
chung và những đặc trƣng về cấu trúc động ngữ tiếng Việt – loại hình ngôn
5


ngữ đơn lập với cấu trúc động ngữ trong các ngôn ngữ mang tính biến hình.
Sau bƣớc miêu tả, so sánh, chúng tôi đƣa ra những nhận định, những nhận
xét có tính tổng hợp về một số đặc trƣng trong cấu tạo động ngữ tiếng Việt
và cấu tạo động ngữ của trẻ dƣới góc độ ngôn ngữ học tri nhận.
Ngoài ra, luận án cũng kết hợp sử dụng một số các thủ pháp nghiên cứu
chung cho nhiều ngành khoa học nhƣ thống kê, phân loại, hệ thống hoá, tổng
hợp, v.v. để đƣa ra các kết quả, số liệu cần thiết khi miêu tả hoặc so sánh.
5. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án chỉ ra sự phát triển cấu trúc động ngữ trong ngôn ngữ trẻ em
từ 2 đến 5 tuổi.
Luận án chỉ ra các nhân tố chi phối, tác động đến cấu trúc động ngữ
của trẻ dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án là sự tiếp thu và ứng dụng những xu hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ
mới trên thế giới vào tiếng Việt trong lĩnh vực thụ đắc ngôn ngữ nói chung và
trong lĩnh vực ngữ pháp nói riêng. Đó là xu hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ học tâm
lí và ngôn ngữ học tri nhận với quá trình thụ đắc ngôn ngữ.
- Động ngữ là đơn vị ngữ pháp của tiếng Việt nói chung và của ngôn ngữ

trẻ em nói riêng. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống
và toàn diện các đặc điểm cấu tạo, con đƣờng hình thành ngữ động từ trên
đối tƣợng là ngôn ngữ trẻ em.
- Qua đó, luận án chỉ ra sự phát triển cấu trúc động ngữ trong ngôn ngữ
trẻ em nói riêng sự phát triển ngôn ngữ trẻ em nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm,
con đƣờng hình thành, các nhân tố chi phối cấu trúc động ngữ trong ngôn
ngữ trẻ em. Từ đó kết quả của luận án sẽ giúp cho những nhà giáo dục có
định hƣớng và phƣơng pháp phù hợp để giáo dục ngôn ngữ một cách hiệu
quả trƣớc khi trẻ bƣớc vào giai đoạn học đƣờng.
6


7. BỐ CỤC LUẬN ÁN
Luận án của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục gồm có
ba chƣơng chính nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Trong chƣơng này, luận án giới thiệu một số lí thuyết về một số vấn đề
liên quan đến đề tài là thụ đắc ngôn ngữ trẻ em, động ngữ và động ngữ tiếng
Việt, động từ và động từ tiếng Việt.
Trong chƣơng 2 và 3 của luận án, chúng tôi tập trung khảo sát cấu trúc
động ngữ với bốn nhóm động từ chủ yếu trong tiếng Việt. Qua quá trình khảo
sát, chúng tôi nhận thấy do mức độ trừu tƣợng của ngữ nghĩa các động từ có liên
quan trực tiếp đến trình độ phát triển nhận thức của trẻ nên nhóm động từ hành
động là nhóm động từ xuất hiện đầu tiên trong nhận thức của trẻ về động từ,
đồng thời cũng là nhóm động từ chiếm số lƣợng và tỉ lệ lớn nhất và cũng là
nhóm thể hiện rõ nét đặc điểm tri nhận của trẻ nên chúng tôi dành toàn bộ
chƣơng 2 cho nhóm động từ này. Ba nhóm động từ còn lại gồm động từ quá
trình, động từ trạng thái và động từ quan hệ, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát

trong chƣơng thứ 3 của luận án.
Chƣơng 2: Cấu tạo động ngữ của trẻ em có thành tố trung tâm là động
từ hành động dƣới góc độ ngôn ngữ học tri nhận.
Trong chƣơng này, luận án tập trung phân tích và mô tả đặc điểm cấu
tạo động ngữ của trẻ với thành phần trung tâm là nhóm động từ hành động.
Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ trung tâm và các vai nghĩa sẽ đƣợc lí giải
trên cơ sở ngôn ngữ học tri nhận.
Chƣơng 3: Cấu tạo động ngữ của trẻ em có thành tố trung tâm là
động từ quá trình – động từ trạng thái – động từ quan hệ dƣới góc độ
ngôn ngữ học tri nhận.
Trong chƣơng này, luận án tập trung phân tích và mô tả đặc điểm cấu
tạo động ngữ của trẻ với thành phần trung tâm là nhóm động từ quá trình –
động từ trạng thái – động từ quan hệ. Đặc điểm ngữ nghĩa của đông từ trung
tâm và các vai nghĩa sẽ đƣợc lí giải trên cơ sở ngôn ngữ học tri nhận.

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chƣơng này, để có cơ sở cho việc phân tích và mô tả cấu trúc động
ngữ của trẻ trong các chƣơng sau, luận án giới thiệu một số quan điểm của các
nhà Ngôn ngữ học trong và ngoài nƣớc về động từ, động ngữ, về ngữ pháp - ngữ
nghĩa học tri nhận và thụ đắc ngôn ngữ trẻ em.
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỘNG TỪ VÀ ĐỘNG NGỮ
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu động từ và động ngữ trên thế giới
Động ngữ là vấn đề đã đƣợc nghiên cứu từ rất lâu với các trƣờng phái
khác nhau từ ngữ pháp truyền thống, ngữ pháp tạo sinh – cải biến, ngữ pháp
chức năng và gần đây là ngữ pháp tri nhận.
1/ Quan điểm của ngữ pháp truyền thống về động ngữ

Theo các nhà ngữ pháp học truyền thống trƣớc đây nhƣ Nesfield, Lowth,
Jesperson, Poutsma (theo Trần Hữu Mạnh [77,56]) với các cuốn sách đã đƣợc
xuất bản trong thế kỉ XIX và khoảng nửa đầu thế kỉ XX, động ngữ thƣờng đƣợc
xem xét trong vai trò vị ngữ - thành tố chủ yếu thứ hai của câu sau chủ ngữ.
Theo hƣớng ngữ pháp truyền thống, trong một cuốn sách xuất bản tại Liên
Xô “An English grammar – Syntax”, Kobrina et al (1986) (theo Trần Hữu Mạnh
[77,56]) không đi sâu xem xét cấu trúc của động ngữ mà trong phần cú học chỉ
phân tích vị ngữ - chức năng thông dụng nhất của động ngữ. Các tác giả này đề
cao vai trò của động từ qua sự nhấn mạnh vị ngữ, khi cho rằng: vị ngữ là thành
phần chính thứ hai của câu và là trung tâm tổ chức của câu, bởi lẽ tân ngữ và hầu
nhƣ tất cả các trạng ngữ đều có liên quan đến và phụ thuộc vào nó.
2/ Động ngữ trong ngữ pháp tạo sinh – cải biến (Transformational – generative
grammar)
Trong cuốn ngữ pháp tạo sinh – cải biến đầu tiên, các cấu trúc cú pháp
(Syntactic Structures), nhà ngôn ngữ học sáng lập trƣờng phái này N. Chomsky
(1957) đã vạch rõ ba mô hình (models) ngữ pháp dùng để mô tả ngôn ngữ nói chung:
8


- Ngữ pháp trạng thái biến vị (finite state grammar)
- Ngữ pháp cấu trúc ngữ đoạn (phrase structure grammar)
- Ngữ pháp cải biến (transformational grammar). Các nhà ngôn ngữ học
tạo sinh – cải biến cũng sử dụng hai thành tố NP và VP để phân tích câu. Ngữ
pháp tạo sinh - biến đổi bao gồm: ngữ pháp cấu trúc đoạn (PS grammar) và ngữ
pháp cải biến (transformational grammar).
Trong ngữ pháp cấu trúc ngữ đoạn, câu đƣợc phân tích thành danh ngữ và
động ngữ: S → NP + VP. Và động ngữ có thể đƣợc phân tích tiếp: VP → V + NP
Thực tế, thành phần đứng sau V có thể là NP hay một, hai yếu tố khác
(NP, AdjP, AdvP) phụ thuộc vào loại động từ đƣợc sử dụng: Động từ nội hƣớng
(intransitive verbs) không cần thêm yếu tố nào mà câu vẫn đủ nghĩa, động từ

quan hệ (intensive verbs) cần phải đi với NP hay AdjP, động từ ngoại hƣớng đơn
(monotransitve verbs) cần phải đi với một NP, trong khi ngoại hƣớng kép
(ditransitive verbs) cần hai NP kế tiếp nhau (chỉ hai thực tế khác biệt) thì động từ
ngoại hƣớng phức (complex transitive verbs) lại cần hai NP cùng chỉ một thực
thể (coreferential BPs) hay NP + AdjP nói về cùng một thực thể.
3/ Động ngữ trong ngữ pháp chức năng - hệ thống
Từ cuối thập kỉ 60, đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX đã bắt đầu manh nha một
trƣờng phái ngôn ngữ mới có những điểm khác hẳn so với trƣờng phái ngữ pháp
tạo sinh. Nếu ngữ pháp tạo sinh - cải biến, một trƣờng phái có thể coi là đánh
dấu một cuộc cách mạng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ thoát khỏi sự bế tắc
của thuyết cấu trúc luận thì trƣờng phái mới ra đời, với cái tên nay đã trở nên
quen thuộc là Ngôn ngữ học chức năng hệ thống (Systemic Linguitics) do
Halliday khởi xƣớng, đã mang lại một cái nhìn chức năng mới mẻ cho ngôn ngữ,
theo đó, ngôn ngữ đƣợc xem là một nguồn lực tạo nghĩa (potential for meanings)
và ngữ pháp của ngôn ngữ là một hệ thống các lựa chọn để biểu đạt các loại
nghĩa (hay các siêu chức năng) khác nhau: nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân
và nghĩa văn bản.
Khi phân tích ý nghĩa của động ngữ mà hạt nhân là động từ chính (lexical
verb) đóng góp vào trong ý nghĩa của câu nói chung, Halliday đã nêu lên sáu ý
nghĩa cơ bản của động từ, ứng với sáu kiểu quá trình:
9


(1) Quá trình trình vật chất
(2) Quá trình tinh thần
(3) Quá trình phát ngôn
(4) Quá trình ứng xử
(5) Quá trình tồn tại
(6) Quá trình quan hệ.
Xét về chức năng hay nghĩa kinh nghiệm, sáu quá trình này bao gồm toàn

bộ hoạt động ngôn ngữ của con ngƣời nói chung. Trong sáu loại quá trình đó, có
bốn loại quá trình chính - vật chất, tinh thần, quan hệ và nói năng - thể hiện về cơ
bản không gian ngữ nghĩa và ngữ pháp của những sự tiếp diễn trong thế giới,
hành động, cảm nhận, nói năng, tồn tại, sở hữu và chúng tạo thành một bộ khung
chính dành cho việc thông hiểu và diễn giải kinh nghiệm của chúng ta về thế giới
thông qua các phƣơng tiện thể hiện cú trong các ngôn ngữ.
Có thể tóm tắt cách xem xét tiếp cận của ngữ pháp chức năng hệ thống với
động từ và động ngữ trong bảng sau:
Kiểu quá trình

Ý nghĩa phạm trù

VẬT CHẤT
Hành động
Sự kiện
TINH THẦN
Nhận biết
Tác động
Tri nhận
PHÁT NGÔN
ỨNG XỬ
TỒN TẠI

LÀM
làm
xảy ra
CẢM NHẬN
nhìn thấy
cảm thấy
(suy) nghĩ

nói năng
đối xử
hiện diện

QUAN HỆ
Định tính
Nhận biết

là, thì
xác định tính chất
nhận biết

Các tham tố
Hành thể và đích thể

Cảm (nhận) thể và hiện
tƣợng

Phát ngôn thể
Ứng thể
Ngôn thể (mục đích)
Hiện diện thể
Biểu tố, giá trị
Đƣơng thể, định tố

Ngữ nghĩa của động từ x t theo các kiểu quá tr nh

10



Có thể thấy các trƣờng phái ngôn ngữ học đại diện cho các giai đoạn phát
triển của ngôn ngữ học, cũng là sự phát triển trong nhận thức của chúng ta về
ngôn ngữ. Tuy có các cách biện giải khác nhau nhƣng các trƣờng phái ngôn ngữ
học đều quan tâm đến động ngữ và có những kết luận rất xác đáng về vai trò của
động từ và động ngữ trong câu. Chúng tôi cho rằng các trƣờng phái ngôn ngữ
học đều có tính kế thừa. Nghiên cứu ngôn ngữ không nên đối lập các quan điểm
trƣờng phái mà trong khả năng có thể nên tích hợp những lập luận của những
trƣờng phái khác nhau để có cái nhìn ngày càng chân xác hơn về bản chất của
đối tƣợng.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu động từ và động ngữ ở Việt Nam
Động từ tiếng Việt đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm. Theo dòng thời gian có
thể kể ra một loạt các công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Grammaire de la
langue annamite của Trƣơng Vĩnh Ký (1883), Việt Nam văn phạm của Trần
Trọng Kim – Phạm Duy Khiêm – Bùi Kỷ (1940), Studies in Vietnamese
(annamese) grammar của M.B. Emeneau (1951), Việt ngữ nghiên cứu của Phan
Khôi (1955), Khảo luận về Ngữ pháp Việt Nam của Trƣơng Văn Chình - Nguyễn
Hiến Lê (1963). A Vietnamese Grammar của L.C. Thompson (1965), Văn phạm
Việt Nam của Bùi Đức Tịnh (1968), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam của Lê Văn Lý
(1968), Động từ trong tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản (1977), Ngữ pháp tiếng
Việt của Uỷ ban KHXH Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt của Đinh Văn
Đức (1986), Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt của Nguyễn Lai
(1990), Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban (chủ biên) (1991), Vị từ hành
động tiếng Việt và các tham tố của nó so với tiếng Nga và tiếng Anh của Nguyễn
Thị Quy (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc (1996),
Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa của Cao Xuân Hạo
(2001), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (vị từ hành động) của Nguyễn Thị Quy
(2002), Ngữ pháp chức năng Quyển 1 (2000), của Cao Xuân Hạo và Quyển 2
(2005) do Cao Xuân Hạo (chủ biên), Khảo sát các động từ t nh thái trong tiếng

11



Việt của Bùi Trọng Ngoãn (2004), Vài nhận x t về ngữ nghĩa vị từ cảm giác của
Nguyễn Vân Phổ (2007), Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm vị từ trao/tặng
của Lâm Quang Đông (2008), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ (2009) và
777 khái niệm ngôn ngữ học (2010) của Nguyễn Thiện Giáp, Nghiên cứu nhóm vị
từ chỉ t nh cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt của Lý Quế Phƣơng (2012), v.v.
Trong số các công trình nghiên cứu về động ngữ ở Việt Nam phải kể đến
Nguyễn Tài Cẩn với nghiên cứu về cụm từ/đoản ngữ (cụm danh từ/danh ngữ,
cụm động từ/động ngữ) trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt (1975). Tiếng, từ
ghép, đoản ngữ là ba lĩnh vực then chốt của ngữ pháp tiếng Việt, đƣợc tác giả
nghiên cứu, lý giải một cách khoa học, mà cho tới bây giờ vẫn đƣợc đánh giá là
chuẩn xác (tuy các thuật ngữ đã có một số thay đổi). Đoản ngữ trong tiếng Việt
cũng là thuật ngữ lần đầu tiên đã đƣợc Nguyễn Tài Cẩn sử dụng để miêu tả cấu
trúc của danh ngữ tiếng Việt. Ông cho rằng đoản ngữ là một loại tổ hợp tự do,
kết hợp theo quan hệ chính phụ bao gồm một trung tâm nối liền với các thành tố
phụ bằng quan hệ chính phụ. Tiếp nối Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức trong
công trình nghiên cứu về từ loại tiếng Việt Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại)
(1985). Sau đó là Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp với Thành phần
câu tiếng Việt (1998), Nguyễn Văn Hiệp với Cú pháp tiếng Việt (2009) đƣợc coi
là những nghiên cứu cơ bản về cú pháp tiếng Việt.
Các tác giả có những quan điểm nhấn mạnh vào những phƣơng diện khác
nhau về động từ tiếng Việt, đó là nhấn mạnh vào phƣơng diện từ loại (vốn đƣợc
xác lập chủ yếu nhờ các tiêu chí hình thức), hay nhấn mạnh vào phƣơng diện
chức năng (vốn đƣợc xác lập bởi các tiêu chí nội dung). Thật ra, trong mối quan
hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung thì hai phƣơng diện này đƣợc hòa trộn
trong bản thân động từ. Việc chúng tôi tách ra thành hai phƣơng diện sau đây chỉ
là để tiện cho việc khảo sát mà thôi.
1/ Quan điểm nghiên cứu động từ như là một phạm tr từ loại
Thuộc quan điểm này có thể kể đến các tác giả nhƣ: Trần Trọng Kim Phạm Duy Khiêm – Bùi Kỷ, M.B. Emeneau, Bùi Đức Tịnh, Lê Văn Lý, Nguyễn

12


Kim Thản, Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Lộc, v.v… Trọng tâm
trong các công trình của các tác giả này là coi động từ là một nhóm từ loại phân
biệt với từ loại tính từ và đƣa ra các tiêu chí hình thức để phân biệt hai nhóm từ
này, chủ yếu là các tiêu chí về khả năng kết hợp với các từ chứng. Tiêu biểu cho
khuynh hƣớng này là Lê Văn Lý và Nguyễn Kim Thản.
2/ Quan điểm coi động từ là một phạm tr chức năng
Thuộc quan điểm này có thể kể đến các tác giả nhƣ: Cao Xuân Hạo, Nguyễn
Thị Quy, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Vân Phổ, Bùi Minh Toán, v.v. Các tác giả này
dùng bao quát hơn là vị từ và cho rằng vị từ là từ “có thể tự mình làm thành một vị
ngữ (hay một ngữ đoạn biểu thị nội dung của cái sự tình đƣợc trần thuật trong câu)
hoặc làm trung tâm cho ngữ đoạn ấy” [39, 355]. Đối với nhóm các tác giả thuộc
khuynh hƣớng này, tiêu chí để phân biệt các tiểu loại của động từ cũng không phải là
các khả năng kết hợp với các nhóm từ chứng nhƣ các tác giả thuộc khuynh hƣớng
đầu tiên đã cố gắng xác lập. Theo họ, các tiêu chí [+ Động] và [+ Chủ ý] mà S.C. Dik
đã đề ra có thể là các tiêu chí đáng tin cậy để phân loại động từ tiếng Việt. Theo đó,
các tác giả này đã phân chia các động từ trong tiếng Việt thành bốn nhóm chủ yếu là:
1/ Động từ hành động: [+ Động] [+ Chủ ý]
2/ Động từ quá trình: [+Động] [- Chủ ý]
3/ Động từ trạng thái: [- Động] [+ Chủ ý]
4/ Động từ quan hệ: [- Động] [- Chủ ý]
1.2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG NGỮ
1.2.1. Động ngữ điển mẫu của tiếng Việt nhìn từ góc độ cấu trúc – chức năng
1.2.1.1. Khái niệm động ngữ
Động ngữ hay còn gọi là cụm động từ là một cụm từ chính phụ có
động từ làm trung tâm. Về khái niệm động ngữ, sách Ngữ pháp tiếng Việt
của Ủy ban khoa học xã hội và nhân văn quốc gia định nghĩa: "Động ngữ là
một ngữ mà động từ làm chính tố" [124, 147].

1.2.1.2. Cấu tạo động ngữ
Các tác giả đã tƣơng đối nhất quán khi phân tích cấu trúc của động ngữ,
bao gồm ba phần:
13


Phần đầu

Phần trung tâm

Phần cuối

Thành tố phụ (trƣớc)

Động từ chính

Thành tố phụ (sau)

đang

học

bài này

sẽ

đi

ra sông


1/ Phần đầu của động ngữ
Theo Nguyễn Tài Cẩn (1999), những yếu tố phụ cho động từ có vị trí cố định
trƣớc động từ bao gồm: đã, sẽ, đang, không, chưa, cũng, vẫn…Những phụ từ này
có thể đƣợc chia thành các tiểu nhóm:
(1) Nhóm chỉ sự tiếp diễn của hành động: đều, c ng, vẫn, cứ…
(2) Nhóm chỉ thời gian hành động/quá trình: từng, đã, vừa, mới, đang, sẽ…
(3) Nhóm nêu lên ý sai khiến: hãy, đừng, chớ…
(4) Nhóm dùng để khẳng định hay phủ định sự tồn tại của hành động: chỉ, có,
hay, không, chưa, chẳng…
(5) Nhóm miêu tả mức độ của trạng thái: rất, hơi, quá…
Diệp Quang Ban cũng phân chia các từ đứng trƣớc động từ thành 5 nhóm nêu
trên nhƣng thêm nhóm “hay, năng, ít” và liệt kê theo bảng dƣới đây:
Nhóm (1) đều,
cũng, vẫn, cứ

Nhóm (2)
từng, đã, đang, sẽ

Nhóm (3) không,
chưa
Nhóm (4) rất, hơi

Nhóm (5) đừng, chớ

Nhóm (6) hay,
năng, ít

Bên cạnh các nhóm hƣ từ kể trên, Diệp Quang Ban còn đề cập đến các
trƣờng hợp sử dụng thực từ (từ tƣợng thanh, từ tƣợng hình và một số tính từ
miêu tả hành động) trƣớc động từ nhƣ:

Ào ào chảy, lác đác rơi
Khẽ kêu, ôn tồn đáp, nhẹ nhàng khuyên bảo
Chóng phai, lâu mòn, căn bản hoàn thành
Ngoài ra còn trƣờng hợp đứng trƣớc động từ là một kết từ + danh từ, chỉ điểm
xuất phát:

14


Từ quê ra, ở Bắc vô, (từ) dưới Hải Phòng lên
Ở tận trong Nam ra/tới, tít, tận trên Lào Cai xuống
2/ Phần trung tâm của động ngữ
Phần trung tâm của động ngữ đƣợc đảm nhiệm bởi các động từ. Động từ
có những đặc trƣng:
Biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình, thể hiện trực tiếp đặc trƣng vận
động của thực thể, bao gồm hành động và trạng thái.
Động từ thƣờng đi kèm với các phụ từ - các từ biểu thị quan hệ có tính
tình thái giữa quá trình với cách thức và với các đặc trƣng vận động của quá
trình. Nó cũng có khả năng kết hợp với thực từ và chính khả năng kết hợp này
trở thành tiêu chí phân loại sâu hơn các lớp động từ khác nhau.
Động từ có khả năng đảm nhiệm nhiều chức năng cú pháp khác nhau mà
quan trọng nhất là chức năng vị ngữ.
Động từ là những từ có khả năng tự mình làm vị ngữ hoặc làm hạt nhân
ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu thị nội dung sự tình của thế giới đƣợc nói đến
trong câu. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu ngữ nghĩa - ngữ pháp
của câu. Có thể nói một trong những ngƣời đầu tiên quan tâm đến vai trò của
động từ trong việc chi phối ngữ nghĩa của câu chính là L.Tesnière. Theo
L.Tesnière, cấu trúc cú pháp của câu xoay xung quanh động từ và các diễn tố
(actants) làm bổ ngữ cho nó. Với tinh thần chống ảnh hƣởng của lôgic trong
nghiên cứu cú pháp, L.Tesnière thậm chí cho rằng, ngay cả chủ ngữ cũng chỉ là

một trong số các bổ ngữ đó. Tiếp sau ông, C.J. Fillmore, W.L. Chafe, S.C. Dik,
M.A.K. Halliday, v.v. cũng là những ngƣời đánh giá cao vai trò của động từ
trong câu. Chẳng hạn, nhận định về vai trò của động từ trong toàn bộ thế giới
khái niệm của con ngƣời, W.L. Chafe đã phát biểu: “toàn bộ thế giới khái niệm
của con ngƣời ngay từ đầu đã chia ra làm hai phạm vi chính. Một là phạm vi
động từ bao gồm các trạng thái (tình trạng, chất lƣợng) và sự kiện; phạm vi kia là
danh từ bao gồm các “sự vật” (…). Tôi chấp nhận rằng trung tâm của chúng là
động từ, còn ngoại diên là danh từ.” [15, 124].
15


Ở Việt Nam, khi đánh giá về chức năng của động từ, Cao Xuân Hạo cũng
cho rằng “chức năng của vị từ chính là làm thành vị ngữ (ngữ đoản vị từ) hay
làm trung tâm của ngữ đoản này, cho nên chính nó đảm đƣơng việc mang những
đặc trƣng ngữ pháp - ngữ nghĩa đánh dấu sự phân biệt giữa các loại sự tình” [39,
258]. Điều này có nghĩa là động từ đảm nhận gánh nặng ngữ pháp - ngữ nghĩa
của câu. Sở dĩ sự tình này khác biệt với sự tình khác là do sự khác biệt về tính
chất của các động từ. Cũng nhƣ vậy, nhận xét về vai trò của động từ đối với ngữ
nghĩa của câu, Nguyễn Thi Quy đã viết: “Nghĩa của các vị từ có một tác dụng
quyết định đối với ngữ pháp của câu” [96,9].
Với vai trò quan trọng nhƣ vậy trong việc diễn đạt ý nghĩa trung tâm của
câu, các động từ cũng đƣợc chia thành các tiểu loại khác nhau. Chẳng hạn, căn
cứ vào đặc trƣng nghĩa học của vị ngữ và kết hợp với yếu tố “hoàn cảnh”, W.L.
Chafe phân chia động từ tiếng Anh thành sáu loại sau: 1/Động từ trạng thái, 2/Động
từ quá trình, 3/Động từ hành động, 4/Động từ quá trình hành động, 5/Động từ trạng
thái hoàn cảnh, 6/ Động từ hành động hoàn cảnh. Hay S.C. Dik, dựa trên hai thông
số cơ bản là Động và Chủ ý, đã phân chia động từ thành bốn nhóm cơ bản là: 1/
Động từ hành động, 2/ Động từ quá trình, 3/ Động từ trạng thái, 4/ Động từ quan hệ.
Quan điểm này của ông đã đƣợc nhiều nhà Việt ngữ học ứng dụng để khảo sát
tiếng Việt, mà tiêu biểu là nghiên cứu của Nguyễn Thị Quy.

Phƣơng pháp nghiên cứu của ngữ pháp chức năng hiện đại là đi từ nội dung
đến hình thức, từ mục đích đến phƣơng tiện, từ ý nghĩa đến cấu trúc ngữ pháp.
Nếu nhƣ các nhà ngữ học miêu tả quen coi những đặc trƣng phân bố nhƣ những
thực thể có giá trị tự thân chứ không phải là những biểu hiện bên ngoài của một
cái gì khác thì trái lại, ngữ pháp chức năng quan niệm rằng mỗi chi tiết trong
hình thức ngữ pháp đều là một phƣơng tiện diễn đạt ý nghĩa và, do đó, đều là
một sự thể hiện trên bề mặt của nội dung ngữ nghĩa của các từ ngữ, bao giờ cũng
sử dụng phân bố nhƣ một bằng chứng của những đặc trƣng về nghĩa của các từ
ngữ hữu quan. Do đó, đối với ngữ pháp chức năng, cách phân bố là một phƣơng
tiện để phân tích thêm nghĩa của từ, ngữ và câu. Một trong những vấn đề mà ngữ
16


pháp chức năng đặc biệt là sự phản ánh sự tình của thế giới hiện thực bằng ngôn
ngữ. “Dựa trên cơ sở ngữ nghĩa, Vendler đã nêu vấn đề phân loại các kiểu sự
tình, mà ông gọi là các Aktionsart, tức các hình thức của hành động (mode of
actions) từ rất sớm (1957). Theo ông, mỗi động từ thuộc về một kiểu Aktionsart
cơ sở, trong số bốn kiểu Aktionsart sau:
a) Trạng thái (States): bị ốm, cao, yêu, biết, tin, có.
b) Sự biến (Achievements): vỡ, nổ, đổ sập, đập vỡ.
c) Hoàn thành (Accomplishments): tan chảy, đóng băng, hồi phục, học.
d) Hoạt động (Activities): tuần hành, cuốn, bơi, nghĩ, mưa, đọc, ăn.” [48,64]
Các tiêu chí mà Vendler dùng để phân loại các kiểu Aktionsart là tính [+/Tĩnh], tính [+/- Điểm tính] và tính [+/- Hữu kết]. Bức tranh phân biệt các kiểu
Aktionsart của Vendler nhƣ sau:
- Trạng thái (States): [+ Tĩnh], [- Hữu kết], [- Điểm tính]
- Sự biến (Achievements): [- Tĩnh], [- Hữu kết], [- Điểm tính]
- Hoàn thành (Accomplishments):[- Tĩnh], [+ Hữu kết], [- Điểm tính]
- Hoạt động (Activities): [- Tĩnh], [+ Hữu kết], [+ Điểm tính]
Sự phân loại của Vendler là khá thuyết phục vì chặt chẽ và khá bao quát. Sau
Vendler đã có rất nhiều cố gắng nhằm phân loại các kiểu sự tình, dẫn đến sự

hình thành một loại hình học về các kiểu sự tình.
Trên thực tế, hiện nay có nhiều giải pháp khác nhau (Halliday 1985, Dik
1989, Cao Xuân Hạo 1991,…)
Halliday đề nghị các kiểu sự tình (mà tác giả gọi là “quá trình”) khái quát
nhất nhƣ sau:
- Các quá trình vật chất (material), phản ánh thế giới vật lí.
- Các quá trình tinh thần (metal), phản ánh thế giới ý thức.
- Các quá trình quan hệ (relational), phản ánh các mối quan hệ trừu tƣợng.
Bên cạnh đó là các quá trình chuyển tiếp:
- Các quá trình hành vi, chuyển tiếp giữa các sự thể vật chất và các sự thể
tinh thần.
17


×