Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đề tài Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.15 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 2
2.1.Các công trình nghiên cứu gián tiếp về hương ước. ......................................... 2
2.1.1 Nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với phong tục làng xã .......... 2
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với làng xã. . 3
2.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về hương ước. ........................................ 5
2.2.1. Công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên khảo về hương ước. .................... 5
2.2.2. Các luận án, luận văn nghiên cứu về hương ước....................................... 10
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn tư liệu và
phương pháp nghiên cứu: .................................................................................... 12
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 12
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................... 12
3.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 12
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ..................................................................................... 12
3.5. Nguồn tư liệu: ................................................................................................ 12
3.6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 13
4. Đóng góp của chuyên đề. ................................................................................... 14
5. Bố cục chuyên đề ................................................................................................ 15
NỘI DUNG ............................................................................................................ 16
1. Kết quả của cuộc CLHC qua các bản HƯCL của tỉnh Bắc Ninh. ................... 16
1.1. Thành công của cuộc CLHC ........................................................................... 16
1.1.1. Cuộc CLHC đã làm biến dạng bộ máy quản lý làng xã truyền thống. ....... 16
1.1.2. Thực dân Pháp đã phần nào kiểm soát được hoạt động của các làng xã. . 20
1.1.3. Một số cải cách dân chủ, tiến bộ đã được thực hiện trong các làng xã. .... 25


1.2. Hạn chế của cuộc CLHC ................................................................................. 26
1.2.1. Sự “bảo thủ” của các làng xã Bắc Ninh. ..................................................... 27
1.2.2 Bộ máy quản lý làng xã truyền thống từng bước đã quay trở lại sau cuộc


CLHC....................................................................................................................... 31
1.2.3. Thực dân Pháp vẫn không thực sự kiểm soát được các làng xã. ............... 32
2. Đặc điểm của HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)............................................ 40
2.1.HƯCL tỉnh Bắc Ninh là những bản hương ước gốc. ..................................... 40
2.2. Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh có cấu trúc mẫu chung gồm 32 khoản
91 điều. .................................................................................................................... 41
2.3. Sự đa dạng của hương ước cải lương Bắc Ninh. ........................................... 43
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 48


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Sau một thời gian làm việc với bộ máy cai trị làng xã, thực dân Pháp
nhận ra rằng, bộ máy cai trị ở mỗi làng xã là quá lỏng lẻo, tùy tiện kém hiệu
lực, hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ ban đầu của bọn chúng. Mặt khác sau
chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình quốc tế và trong nước có nhiều thay
đổi bất lực cho chúng.Vì vậy, để bảo đảm cho nền thống trị của mình và để
nắm chặt nông thôn, thực dân Pháp đã quyết định tổ chức lại bộ máy hành
chính cấp làng xã mà đương thời gọi là Cải lương hương chính được thực
hiện ở Bắc Kỳ bắt đầu từ tháng 8 năm 1921 đến trước CMT8.
Trong cuộc cải lương hương chính, hương ước được chính quyền thực
dân đặc biệt chú trọng. Để “ thể chế hóa” chủ trương CLHC, thực dân Pháp
đã cho soạn thảo các bản hương ước mẫu với tên gọi là hương ước cải lương,
để các làng thống nhất, vận dụng vào điều kiện cụ thể của làng mình. Do đó
các hương ước thời kì này vừa mang đặc điểm chung, lại vừa phản ánh chi tiết
đặc điểm quản lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng địa phương.
Thông qua cuộc cải tổ bộ máy hành chính làng xã và việc yêu cầu các
làng xã soạn thảo hương ước theo các bản hương ước mẫu mà chúng đưa ra,

chính quyền thực dân đã nắm trong tay quyền quyết định nhân sự và quyền
kiểm soát mọi hoạt động của làng xã, kể cả các nguồn tài chính, các hoạt động
văn hóa, các sinh hoạt cộng đồng. Tính chất đóng kín, tự trị của làng xã Việt
Nam truyền thống ít nhiều bị phá vỡ và biến dạng. Làng xã không còn là một
pháo đài, hay một công xã hoàn toàn khép kín đối với thế giới bên ngoài như
trước nữa. Nói như vậy, không có nghĩa là thực dân Pháp đã hoàn toàn thành
công trong việc “thuần phục” các làng xã Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn có không ít người cho rằng thực dân Pháp
đã thất bại trong âm mưu can thiệp vào làng xã và chịu bất lực trước tính chất
đóng kín của nông thôn Việt Nam. Vì vậy, cần phải có đánh giá khách quan,
khoa học, toàn diện về cuộc CLHC do thực dân Pháp tiến hành.
1


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Hay khi đánh giá về các bản HƯCL, nhiều người cho rằng các bản
hương ước này được lập theo một mẫu chung do đó không có giá trị nhiều vì
thực chất chúng là sự cụ thể hóa chính sách CLHC của thực dân Pháp. Nhưng
khi tiến hành nghiên cứu các bản hương ước mẫu và một số hương ước của
các địa phương cho thấy mẫu hương ước của các tỉnh được soạn ra không
phải là hoàn toàn giống y nhau. Giữa các hương ước này có sự khác nhau về
cách thức trình bày văn bản, số lượng và thứ tự các điều khoản. Vì vậy, khi
nghiên cứu, tìm hiểu về các bản hương ước này cần phải rút ra đặc điểm
HƯCL của từng địa phương, để đánh giá một cách khách quan, khoa học về
giá trị của HƯCL trong lịch sử.
Từ những yêu cầu trên, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Kết quả
thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)”
làm chuyên đề nghiên cứu.
2. Lý do chọn đề tài.

Xoay quanh chuyên đề này cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu
khác nhau được xuất hiện, có công trình được tập hợp thành sách, có công
trình được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành….
Các công trình nghiên cứu liên quan đến chuyên đề rất đa dạng và phong
phú, về đại thể có thể phân chia như sau:
2.1.Các công trình nghiên cứu gián tiếp về hương ước.
Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hương ước một
cách gián tiếp đã được xuất bản.
2.1.1 Nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với phong tục làng xã
Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục,( Nxb Đồng Tháp 1990), đã đề
cập khá đầy đủ về phong tục của làng xã Việt trong gia tộc, thôn xóm, trong
xã hội. Đặc biệt trong thôn xóm, tác giả đã đề cập đến các lễ nghi, phong tục
của làng xã về việc tế tự, nhập tịch, đại hội, lễ kỳ an, khao vọng, bầu cử, lý
dịch, thuế khóa, tuần đinh…

2


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Hay Toan Ánh trong Nếp cũ con người Việt Nam – Phong tục cổ truyền
(Nxb. TP. HCM năm 1992). Với việc ghi chép các phong tục Việt Nam trong
mối quan hệ từ cá nhân qua gia đình đến xã hội, tác giả muốn biểu dương tất
cả những cái hay của phong tục và ghi lại sự thay đổi của mỗi phong tục trong
tiến trình lịch sử.
Tác phẩm Làng cổ truyền Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh (Nxb Thanh
niên, H, 2004), là công trình tập hợp của nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu
về nhiều làng khác nhau trong cả nước như làng Nếnh của Bắc Giang, làng
Liễu Đôi của Hà Nam, làng Đông Ngạc, làng Đại Áng…của Hà Nội,….Ở mỗi
làng các tác giả đều cố gắng đi sâu nghiên cứu về các nét văn hóa đặc trưng

của mỗi làng. Mỗi công trình là bức tranh toàn diện về văn hóa của các làng
xã trong cả nước.
Năm 2005, Nhất Thanh và Vũ Văn Khiêu cùng bắt tay nhau với tác
phẩm Phong tục làng xóm Việt Nam – Đất lề quê thói (Nxb Phương
Đông).Với 13 chương tác phẩm đã ghi lại đầy đủ những phong tục xưa của
Việt Nam về mọi mặt trong đời sống của các làng quê Việt Nam.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ
với phong tục cổ truyền, đã đi sâu đề cập đến giá trị phong hóa của hương
ước – một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu làng xã. Tuy không trực tiếp
nghiên cứu về HƯCL, nhưng đã cung cấp những nguồn tư liệu quan trọng về
các lệ tục xưa ở các làng quê, những hình thức sinh hoạt làng xóm,….giúp tác giả
hiểu hơn về làng cổ truyền Việt Nam. Đó sẽ là cơ sở để tác giả đánh giá về kết quả
của cuộc CLHC và đặc điểm của HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với
làng xã.
Vào những năm 30 của thế kỷ trước, vấn đề nông dân và nông thôn Việt
Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ đã thu hút sự quan tâm của học giả nước ngoài Pierre Gourou ( Nguyễn Khắc Đạm, Đào Hùng, Nguyễn Hoàng Oanh dịch,
Đào Thế Tuấn hiệu đính) với Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ. Đây là công
3


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

trình nghiên cứu đầu tiên về về nông dân học, về nông nghiệp gia đình và về
hệ thống nông nghiệp. Cuốn sách là nguồn tư liệu quý khi nghiên cứu về vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
Năm 1977, 1978, Ủy ban KHXH Việt Nam – Viện sử học đã biên soạn
bộ sách Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, 2 tập, (Nxb KHXH, H), nhằm
cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về nông thôn Việt Nam
truyền thống như: kinh tế làng xã chế độ sở hữu ruộng đất – công thương

nghiệp và vai trò của làng xã trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước và giải
phóng đất, các thiết chế xã hội và chính trị của làng xã, văn hóa và hệ tư
tưởng của làng xã, đánh giá di sản làng xã trước Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đến năm1990, 1992, Ủy ban KHXH Việt Nam – Viện sử học tiếp tục
biên soạn bộ sách Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, 2 tập, (Nxb
KHXH, H). Bộ sách là công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề
nông dân và nông thôn. Mỗi tác giả có cách tiếp cận vấn đề từ những góc độ
khác nhau.
Trong năm 1994, tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đồng
chủ biên cuốn Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử
(Nxb CTQG, H). Công trình đã cung cấp cho độc giả nguồn tư liệu quan
trọng về lịch sử quản lý nông thôn, đánh giá các thiết chế chính trị xã hội hiện
nay hay phân tích những kinh nghiệm quản lý nông thôn trong lịch sử từ thời
phong kiến qua thời kỳ thực dân đến thời kỳ xây dựng nông thôn dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt trong thời kỳ thực dân, tác phẩm
nhấn mạnh đến sự biến đổi của bộ máy hành chính làng xã Bắc Kỳ theo quy
chế CLHC dưới thời Pháp thuộc.
Trong năm 1999, Nguyễn Văn Khánh với Cơ cấu kinh tế xã hội Việt
Nam thời thuộc địa (1858-1945)” (Nxb ĐHQGHN, H). Trong chương I, II tác
phẩm đã phân tích những chuyển biến của cơ cấu kinh tế, xã hội cổ truyền
vào nửa sau thế kỷ XIX, quá trình hình thành cơ cấu kinh tế xã hội thuộc địa
ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900-1918). Đến chương III, tác giả tập trung
4


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

nhiều vào cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kỳ 1919-1945, trong đó
nhấn mạnh đến chính sách cải cách bộ máy quản lý làng xã ( CLHC) của thực
dân Pháp.

Tóm lại, những công trình nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ
với làng xã đã tập trung nghiên cứu, phân tích về đặc điểm của nông thôn Việt
Nam thời cận đại, sự biến đổi về cơ cấu tổ chức, kinh tế, văn hóa, xã hội của
các làng xã dưới tác động của chính sách CLHC, giúp tác giả nhận thức sâu
sắc hơn về đặc trưng của các làng xã Việt Nam thời kỳ trước CMT8. Trên cơ
sở đó, sẽ có những đánh giá khách quan về kết quả của cuộc CLHC và đặc
điểm của HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
2.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về hương ước.
2.2.1. Công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên khảo về hương ước.
Sẽ là rất thiếu sót nếu như không nhắc đến các công trình nghiên cứu
trực tiếp về hương ước gồm các sách và bài báo chuyên khảo đã được công
bố như:
Năm 1937, Bùi Đình Tá trong cuốn Một làng Annam- quyển 1 ( HN
Imprimerie – Chan – Phương) đã ghi chép lại lời của mấy ông kỳ mục trong
làng nói chuyện, bàn tán về ý nghĩa đạo của Nghị định cải lương, về chủ ý
CLHC của thực dân Pháp, nhưng cũng không phân tích về kết quả của cuộc
CLHC và các bản HƯCL - sản phẩm của cuộc CLHC.
Năm 1982, Vũ Duy Mền và Bùi Xuân Đính với bài viết Hương ước,
khoán ước trong làng xã (TC. NCLS số 4/1982, tr 43-49) đã xác định thuật
ngữ khoán ước, hương ước, giới thiệu khái quát nội dung của hương ước,
khoán ước trong làng xã.
Năm 1985, Bùi Xuân Đính với Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý. Nội
dung tác phẩm đã phản ánh một cách khái quát về sự hình thành lệ làng và sự
phát triển từ lệ làng chưa thành văn đến lệ làng được văn bản hóa. Để từ đó,
tác giả tiếp tục khẳng định giá trị pháp lý của lệ làng với những tác động tích
cực và tiêu cực.
5


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)


Vũ Duy Mền với bài viết Góp phần xác định thuật ngữ khoán ương,
hương ước (TC. NCLS số 3+4/1989 tr 77-83), đã giải thích rất cụ thể về xuất
xứ và quá trình xuất hiện thuật ngữ “khoán ước”, “hương ước”, giúp nhận
thức rõ hơn về khoán ước, hương ước.
Năm 1990, Dương Kinh Quốc với công trình chuyên khảo Bộ máy quản
lý làng xã Việt Nam thời kỳ cận đại qua các văn bản “Cải lương hương
chính” của chính quyền thực dân Pháp (trong Nông dân và nông thôn Việt
Nam thời kỳ cận đại, tập 1, Nxb. KHXH, H, 1990), đã tập trung phân tích bộ
máy quản lý làng xã thông qua các văn bản CLHC với đặc điểm từng vùng
miền. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung làm bật lên tổ chức hành chính mà chưa
có điều kiện đề cập đến kết quả của cuộc CLHC và các bản HƯCL.
Năm 1991, Thư viện TTKHXH đã biên soạn Thư mục hương ước Việt
Nam (thời kỳ cận đại) (Viện TTKHXH), đây là tài liệu quan trọng giúp bạn
đọc tìm hiểu về khoảng 5000 bản HƯCL của tất cả các tỉnh, thành trong cả
nước hiện còn lưu giữ.
Cũng năm 1993,Vũ Duy Mền với bài Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện
hương ước trong làng xã vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ (TC. NCLS, số
1/1993, tr 49 -57), đã trình bày rất cụ thể về nguồn gốc, điều kiện xuất hiện
hương ước trong làng xã vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ.
Năm 1994, Phạm Xuân Nam và Cao Văn Biền với bài viết Mấy nét về
tình hình làng xã Bắc Ninh thời kỳ 1921-1945 qua hương ước (TC. NCLS số
1/1994, tr 12-24), đã khái quát về sự biến đổi của bộ máy quản lý làng xã, cơ
cấu ruộng đất, văn hóa, tín ngưỡng qua các bản HƯCL. Tuy nhiên bài viết
cũng tập trung nhiều vào việc phân tích những nội dung cơ bản của cuộc
CLHC của thực dân Pháp hơn là phân tích hình thức và nội dung của HƯCL
tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1921-1945.
Năm 1996, Thông tin Khoa học pháp lý xuất bản công trình Chuyên đề
hương ước: Kỷ yếu hội thảo khoa học hương ước tổ chức tại Hải Hưng từ 2627/12/1995 do Bộ Tư pháp Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý, xuất bản.
6



Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Công trình là tập hợp các bài tham luận của đại diện các cơ quan Trung Ương,
các Sở Tư pháp, Sở văn hóa của một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Các bài
tham luận đều tập trung vào việc phân tích vai trò của hương ước trong việc
xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước đối với việc xây dựng và việc
thực hiện hương ước hiện nay.
Năm 1996,Cao Văn Biền với bài viết Sự quản lí của Nhà nước đối với
hương ước trong lịch sử (TC. NCLS số 3/1996, tr 42-51), đã tập trung vào hai
nội dung là: quá trình lập hương ước, sự quản lý của nhà nước phong kiến đối
với hương ước và quá trình thực dân Pháp trực tiếp soạn thảo và quản lý
hương ước qua cuộc CLHC.
Năm 1997, Nguyễn Thanh với bài viết Hương ước với sự nghiệp phát
triển kinh tế, xã hội nông thôn (Báo Nhân dân ngày 8-7-1997) đã đúc kết 7
nội dung điểm của hương ước và phân tích lý do tại sao một số địa phương lại
chưa làm tốt việc xây dựng quy ước hiện nay, hạn chế của quy ước hiện nay.
Trong Hương ước và quản lý làng xã, Nxb KHXH, 1998,tác giả Bùi
Xuân Đính cũng tập trung đi sâu vào việc phân tích vai trò, tác động của
hương ước trong lịch sử đối với quản lý làng xã. Tuy nhiên, trong công trình
này, tác giả tập trung chủ yếu vào phân tích tính hai mặt của hương ước và vai
trò của hương ước mới trong quản lý làng xã mà không nhắc nhiều đến các
nội dung, đặc điểm của HƯCL.
Năm 1998, có bài Kho hương ước cải lương hương chính ở Bắc Kì của
Cao Văn Biền (TC. NCLS số 3/1998, tr 73-78) đã giới thiệu khá cụ thể về số
lượng và sự phân bố của các bản HƯCL ở Bắc Kì. Bên cạnh đó, tác giả cũng
cung cấp những nội dung khái quát về 3 đợt CLHC của thực dân Pháp cùng
những nội dung cơ bản của các bản HƯCL được lập vào 3 đợt thông qua
những ví dụ cụ thể.

Cũng năm 1998, Diệp Đình Hoa với bài Lệ làng và ảnh hưởng của nó
đối với pháp luật hiện đại (TC. NCLS số 1/1998, tr1-11),đã giúp người đọc
hiểu thế nào là lệ, thế nào là làng, sự trở lại của lệ làng trong cuộc sống nông
7


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

thôn từ sau 1945, những sức ép của những thuộc tính đa diện và đa dạng từ lệ
làng, ảnh hưởng của lệ làng đối với pháp luật hiện đại. Bài viết chủ yếu
nghiên cứu về lệ làng xưa và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật hiện đại
không nhắc đến HƯCL.
Năm 2000, Phan Đại Doãn và Bùi Xuân Đính với bài Ba thời kì phát
triển của hương ước (TC. KHXH – Viện KHXH. TP. HCM, số tr 43-59 đã
phản ánh một cách khái quát về sự ra đời và biến đổi của hương ước trong
lịch sử. Từ đó, bài viết tập trung vào phân tích những đặc điểm cơ bản của
hương ước qua ba thời kì phát triển, trong đó có HƯCL.
Năm 2000, Nghiêm Văn Thái với bài Hương ước Việt Nam thời kỳ cận
đại ( Tạp chí TTKHXH, số 8/2000, tr 38-44), đã cung cấp những thông tin
quan trọng về số lượng, đặc điểm hình thức của kho hương ước hiện đang lưu
giữ ở Viện TTKHXH. Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý đến HƯCL, phân tích
hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của cuộc CLHC và những đặc điểm chung
của HƯCL.
Không như các tác giả khác, Vũ Duy Mền trong Hương ước cổ làng xã
đồng bằng Bắc Bộ (Nxb CTQG, H, 2010), đã coi hương ước là đối tượng
nghiên cứu trực tiếp. Trong tác phẩm này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu
phân tích thuật ngữ, hình thức văn bản, nguồn gốc, điều kiện xuất hiện và
những nội dung chủ yếu của hương ước, ảnh hưởng của đạo lí Nho giáo và
vai trò của hương ước đối với quản lí làng xã. Như vậy, tác giả chỉ nghiên cứu
về hệ thống các hương ước cổ của các làng xã đồng bằng Bắc Bộ.

Năm 2010, Nguyễn Lan Dung với bài viết Một vài nét về hương ước cải
lương của huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông(TC. NCLS số 10/2010, tr 45-55),
đã giới thiệu một cách khái quát về nguồn tài liệu hương ước cải lương huyện
Hoàn Long tỉnh Hà Đông và nội dung chính của HƯCL Hà Đông. Đây là một
trong những công trình nghiên cứu trực tiếp về HƯCL của một huyện của tỉnh
Hà Đồng.

8


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Gần đây, 20/6/2012 đã diễn ra Hội thảo khoa học: Một số vấn đề về
hương ước làng xã người Việt do Bùi Xuân Đính và Đinh Khắc Thuân thuyết
trình. Tại Hội thảo, một lần nữa các tác giả đã khẳng định vai trò của hương
ước đối với làng Việt cổ truyền và đời sống làng xã hiện nay.
Năm 2013, Nguyễn Thị Lệ Hà với bài viết Cuộc thử nghiệm chính sách
Cải lương hương chính của chính quyền Pháp ở tỉnh Hà Đông (TC. NCLS số
3/2013, tr 46-57), đã phân tích tại sao Pháp chọn tỉnh Hà Đông là nơi thí điểm
CLHC, nội dung cuộc thử nghiệm CLHC của chính quyền Pháp ở tỉnh Hà Đông.
Qua đó, khẳng định trước khi chính thức tiến hành cuộc CLHC ở Bắc Kỳ, thực
dân Pháp đã tiến hành thử nghiệm tại một số tỉnh trong đó có Hà Đông.
Cũng trong năm 2013, Nguyễn Thị Lệ Hà tiếp tục có bài viết Những biến
đổi của bộ máy quản lý làng xã trong cuộc cải lương hương chính ở tỉnh Hà
Đông thời Pháp thuộc (TC. NCLS số 11/2013, tr 38-47), đã tập trung nghiên
cứu về sự biến đổi của bộ máy quản lý làng xã ở tỉnh Hà Đông qua HƯCL.
Năm 2013, tác giả Đào Phương Chi cũng có bài viết Bước đầu tìm hiểu
về cải lương hương tục thí điểm ở Bắc Kỳ qua một số văn bản tục lệ bằng chữ
Nôm, (TC. Hán Nôm số 1/2013, tr 58-71). Tác giả đã dựa vào nguồn tài liệu
chính là các văn bản tục lệ Hán Nôm để nghiên cứu về thời gian, địa bàn,

phương thức tiến hành cải lương hương tục thí điểm ở Bắc Kỳ.
Năm 2013, Đào Phương Chi tiếp tục có bài viết Đổi thay về tế tự tại một
số tỉnh Bắc Kì qua cải lương hương tục thí điểm: Nhìn từ văn bản tục lệ, (TC.
Hán Nôm số 4/2013, tr 65-78), đã nghiên cứu về sự thay đổi của các tiểu mục
tế tự trong cải lương hương tục thí điểm.
Năm 2014, Đào Phương Chi - Những khác biệt về cưới hỏi, tang ma,
khao vọng tại Bắc Kỳ trước và sau cải lương hương tục thí điểm, (TC.NCLS
số 6/2014, tr 23-33), nghiên cứu về sự khác biệt về cưới hỏi, tang ma, khao
vọng tại Bắc kỳ qua các văn bản tục lệ Hán Nôm được lập vào thời gian trước
và sau cải lương hương tục thí điểm.

9


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên khảo về hương
ước đã tập trung nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của hương ước trong
lịch sử bao gồm hương ước cổ, HƯCL và hương ước mới với nhiều góc độ và
quan điểm đánh giá khác nhau, cung cấp cho tác giả cái nhìn đa chiều về
hương ước. Tuy nhiên, các công trình này cũng chưa nghiên cứu về kết quả
của cuộc CLHC qua các bản HƯCL và đặc điểm của HƯCL ở một tỉnh vùng
đồng bằng Bắc Bộ nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
2.2.2. Các luận án, luận văn nghiên cứu về hương ước.
Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về hương ước dưới nhiều góc
độ khác nhau và trên những lĩnh vực khác nhau nhưng đây lại là một đề tài
hấp dẫn, thu hút nhiều giới nghiên cứu khác nhau nên cũng có nhiều luận án,
luận văn, khóa luận nghiên cứu về hương ước:
Năm 1996, hai người bạn tâm giao Bùi Xuân Đính và Vũ Duy Mền đều
hứng thú chọn Hương ước làm Đề tài Luận án PTS.KHLS và là hướng đi lâu

dài, trọn đời của sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Bùi Xuân Đính bảo vệ thành
công Luận án Về một số hương ước làng Việt đồng bằng Bắc Bộ tại Hà NộiThủ đô nước CHXHCN Việt Nam, cùng năm 1996, tại Mátxcơva, Vũ Duy
Mền cũng bảo vệ thành công Luận án Những khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã
hội trong hương ước làng xã ở miền Bắc Việt Nam (thế kỷ XVIII- nửa đầu thế
kỷ XIX) bằng tiếng Nga. Có thể khẳng định đây là hai Luận án đầu tiên
chuyên khảo về Hương ước được thực hiện trong thời kỳ cải cách đổi mới của
Việt Nam.
Luận án Tiến sĩ của Phạm Văn Sơn với tên “Research on village
convenants in Vietnamese rural communities management” (Nghiên cứu về
hương ước làng xã trong việc quản lí nông thôn Việt Nam) được xuất bản
thành sách năm 2007. Trong đó tác giả, chủ yếu nghiên cứu về luật tục, luật
dân gian, hương ước với góc độ nhân loại học và xã hội học pháp luật, sự biến
thiên của hương ước Việt Nam và vai trò quản lí trong xã hội nông thôn; mối

10


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

quan hệ giữa luật nước và hương ước; xu thế phát triển của hương ước ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, có nhiều luận văn Thạc sĩ lấy
hương ước làm đề tài nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau và đều đã
được bảo vệ thành công. Hoàng Hoa Vinh với Vai trò của hương ước làng
Nhất trong việc xây dựng làng văn hóa tỉnh Hà Nam , hay Dương Xuân
Thoạn với Hương ước với việc xây dựng làng văn hóa ở huyện Quỳnh Phụ Thái Bình. Lê Thị Luyến với Hương ước cải lương huyện Mê Linh- tỉnh Vĩnh
Phúc (1922 – 1942), Nguyễn Thị Hương với Hương ước cải lương huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang(1923-1942), Trần Thị Thu Hà với Hương ước cải lương
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên (1921-1942)...
Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học, một số sinh viên cũng chọn hương

ước làm đối tượng nghiên cứu, như Đào Thu Vân với Bước đầu tìm hiểu công
cuộc bảo vệ tài nguyên môi trường của ông cha ta (qua nguồn tư liệu hương
ước người Việt trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), tiếp đó là Nguyễn
Lan Dung đã khai thác hương ước của một huyện để tìm hiểu Sinh hoạt làng
xã huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông trong cuộc cải lương hương chính giai
đoạn 1915 – 1945 qua hương ước.
Nhìn chung các luận án, luận văn, khóa luận nghiên cứu về hương ước
theo những hướng sau: Một hướng là nghiên cứu chung về hương ước cổ nói
chung của làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, một nhóm nghiên cứu cụ thể về
HƯCL của một huyện, hay có nhóm nghiên cứu về một mặt nào đó của làng
xã qua HƯCL, hoặc có công trình nghiên cứu về hương ước mới của một
tỉnh, nhưng việc nghiên cứu về kết quả của cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL ở
một tỉnh còn rất ít.
Tuy vậy, những tài liệu trên đều là nguồn tư liệu quý giá giúp người viết
có được cái nhìn khách quan, xác thực về các giai đoạn phát triển của hương
ước trong lịch sử, về chính sách CLHC của thực dân Pháp, đó sẽ là cơ sở để

11


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

tác giả đánh giá khách quan, khoa học về kết quả của cuộc CLHC và đặc
điểm của HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn tư
liệu và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các chính sách CLHC và các bản HƯCL bằng chữ Quốc ngữ của
tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung cơ bản: chuyên đề tìm hiểu thành công và hạn chế của cuộc
CLHC và đặc điểm của HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
- Thời gian: Từ khi Pháp chính thức tiến hành cuộc CLHC ở Bắc Kì
năm 1921 đến năm 1945.
- Không gian: Tỉnh Bắc Ninh
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống lại thành công, hạn chế của
cuộc CLHC qua các bản HƯCL của Bắc Ninh và rút ra đặc điểm của HƯCL
tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Chuyên đề sẽ tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:
-Phân tích thành công và hạn chế của cuộc CLHC và rút trên cơ sở các
bản HƯCL bằng chữ Quốc ngữ của tỉnh Bắc Ninh (1921-1945) sẽ rút ra đặc
điểm của HƯCL Bắc Ninh.
3.5. Nguồn tư liệu:
Những vấn đề khoa học của chuyên đề được giải quyết trên cơ sở khai
thác và xử lý tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau gồm:
- Toàn bộ các bản HƯCL bằng chữ Quốc ngữ và một số bản hương ước
bằng chữ Nôm của tỉnh Bắc Ninh. Đây được coi là nguồn tài liệu gốc, cho
phép tác giả phân tích đặc điểm của HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945). Từ
đó, giúp tác giả có cái nhìn tổng thể về HƯCL Bắc Ninh và so sánh trong
12


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

mối tương quan với HƯCL của các địa phương khác.
- Nguồn tài liệu là các Nghị định, Đạo dụ, Thông tư hướng dẫn thực hiện
cuộc CLHC của chính quyền thực dân được trích dẫn, nghiên cứu trong nhiều
công trình chuyên khảo và được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia, được

sử dụng như tài liệu tra cứu, cung cấp các vấn đề liên quan đến niên đại được
đề cập trong luận án. Mặc khác nguồn tài liệu này còn góp phần làm sáng tỏ,
cụ thể hóa nội dung chính sách CLHC, những thay đổi về tổ chức bộ máy
quản lý, về các tục lệ cũng như mọi biến đổi của làng xã trong thời gian này,
giúp tác giả có cái nhìn tổng thể, khác quan về thành công và hạn chế của
chính sách CLHC, về giá trị của HƯCL trong lịch sử.
-Nguồn tài liệu lưu trữ tại các thư viện (thư viện KHXH và thư viện tỉnh
Bắc Ninh), trung tâm lưu trữ quốc gia: bao gồm các tài liệu thành văn và tranh
ảnh. Đây là nguồn tài liệu quan trọng bổ sung về cách tiếp cận vấn đề trong
quá trình thực hiện chuyên đề nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
- Các công trình nghiên cứu đã công bố có nội dung liên quan đến
chuyên đề bao gồm: các sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài nghiên cứu,
thông tin đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn, khóa
luận…..Đây là nguồn tài liệu có giá trị sử dụng khác nhau tùy theo từng thể
loại, cung cấp những thông tin khái quát hoặc cụ thể về vấn đề nghiên cứu,
giúp tác giả có cái nhìn tổng thể hoặc so sánh trong mối tương quan.
3.6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, quan điểm sử học mácxit, tác giả vận dụng các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành kết hợp với phương pháp liên ngành nhằm đưa ra
những kết quả nghiên cứu mang tính khoa học. Cụ thể là:
Trong quá trình sưu tầm và xử lý tài liệu, tác giả tiến hành phương pháp
giám định, phê phán tư liệu để xác định độ tin cậy của nguồn tư liệu nghiên
cứu. Đặc biệt là đối với các tài liệu liên quan đến cuộc CLHC và các bản
13


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

HƯCL tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1921-1945. Tác giả tìm hiểu hoàn cảnh

lịch sử ra đời của tác phẩm, hình thức văn bản, cách diễn đạt, lập trường tư
tưởng cá nhân tác giả hay tập thể tác giả biên soạn để đánh giá sự chính xác
và tính khách quan của tư liệu. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành đối chiếu, so
sánh, phân loại tư liệu theo từng vấn đề.
Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được, tác giả vận dụng phương pháp
tổng hợp và phân tích tư liệu kết hợp với các phương pháp lịch sử, phương
pháp logich để phân tích thành công và hạn chế của chính sách CLHC và đặc
điểm của HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945). Những nhận định, đánh giá về kết
quả của cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 19211945 được rút ra dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu đã được tiếp cận, đảm bảo tính
khách quan và khoa học. Đối với những vấn đề còn tồn tại, ý kiến trái chiều, tác
giả sẽ đưa ra những phân tích, nhận xét và quan điểm riêng của cá nhân.
Ngoài ra trong từng nội dung cụ thể, tác giả kết hợp sử dụng các phương
pháp so sánh, thống kê, định lượng… để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu
của đề tài.
4. Đóng góp của chuyên đề.
Việc nghiên cứu tìm hiểu chuyên đề ““Kết quả thực hiện cuộc CLHC
và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)” , đã bổ sung thêm vào
nguồn tư liệu nghiên cứu về thành công và hạn chế của cuộc CLHC và HƯCL
tỉnh Bắc Ninh. Qua đó chuyên đề cũng góp phần nhận thức sâu sắc và toàn
diện hơn về giá trị của HƯCL trong lịch sử.
Từ quá trình nghiên cứu đầy đủ, cụ thể về kết quả của cuộc CLHC và đặc
điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh, chuyên đề phần nào làm sáng tỏ thái độ “ứng xử”
của các làng xã Bắc Ninh trước chính sách cai trị của thực dân Pháp nói
chung và cuộc CLHC nói riêng.
Nội dung chuyên đề và hệ thống tư liệu tham khảo được sưu tầm trong
quá trình thực hiện đề tài là nguồn tài liệu có giá trị phục vụ công tác giảng
14


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)


dạy, nghiên cứu về lịch sử địa phương.
5. Bố cục chuyên đề
Ngoài hai phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của chuyên đề
gồm có 2 phần như sau:
1: Kết quả của cuộc CLHC qua các bản HƯCL của tỉnh Bắc Ninh.
2: Đặc điểm của HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

15


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

NỘI DUNG
1. Kết quả của cuộc CLHC qua các bản HƯCL của tỉnh Bắc Ninh.
1.1. Thành công của cuộc CLHC
1.1.1. Cuộc CLHC đã làm biến dạng bộ máy quản lý làng xã truyền thống.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam “làng xã vẫn là đơn vị hành
chính cơ sở của thiết chế xã hội nước ta”[98;65], và “vẫn theo chế độ “tự
quản”1 với tổ chức HĐKM do Tiên chỉ đứng đầu (có Thứ chỉ giúp): “Đây là
cơ quan có toàn quyền quyết định các công việc quan trọng trong làng: phân
bổ thuế khóa, sưu dịch, binh tráng, bầu cử….Theo truyền thống thành viên
của hội đồng không do bầu cử và không cần có sự công nhận của nhà nước
phong kiến”[13;46]. Do đó “chính quyền cấp trên mà trực tiếp là cấp tỉnh,
mới chỉ dừng lại ở cửa ngõ của xã, chứ chưa thâm nhập được vào trong nội bộ
hoạt động của xã”[47;194].
Nhưng ngày 12/8/1921 Thống sứ Môngghiô kí văn bản Nghị định số
1949 -Nghị định chỉnh đốn lại hương hội Bắc Kì. Với nghị định này, HĐKM
với cơ chế kì mục đương nhiên cổ truyền được thay thế bằng HĐTB với cơ
chế tuyển cử. Về hình thức cơ chế tuyển cử tộc biểu mang tính chất dân chủ

hơn so với cơ chế kỳ mục truyền thống đương nhiên. Nhưng trên thực tế
người Pháp đã nắm trọn quyền quyết định bộ máy hành chính làng xã. Bởi về
hình thức các xã có quyền được bầu các tộc biểu theo cơ chế tuyển cử nhưng
việc bầu tộc biểu như thế nào lại phải theo nghị định của quan Thống sứ như
sau: “Việc bầu tộc biểu dân thuận theo những nghị định do quan Thống sứ đã
làm ra hay là sau sẽ làm ra về việc ấy, và theo những thể thức gio quan Công
sứ định về việc thi hành những nghị định ấy”[195;2].
Nghị định năm 1921 đã giành cho chính quyền thực dân cấp tỉnh những
quyền hạn vô thượng. Thứ nhất, tất cả các tộc biểu kể cả Chánh hương hội,
Chế độ “tự quản” này ra đời từ cuối thể kỷ XV, sau khi nhà nước phong kiến bãi bỏ chế
độ “xã quan” –tức viên chức do nhà nước điều động, bổ nhiệm và trả lương để cai trị cấp
xã. Chế độ tự quản cho phép các làng xã tự đứng ra điều hành các công việc nội bộ của
làng xã… ”[47; 190].
1

16


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Phó hương hội,thư ký, thủ quỹ cũng như các chức dịch Lý trưởng và Phó lý
đều phải được viên Tổng đốc và viên Công sứ người Pháp chấp nhận mới có
quyền hoạt động. “Mọi biến chuyển nhân sự trong mỗi nhiệm kỳ của Hội
đồng đều phải báo cáo cho Công sứ, quyền quyết định cuối cùng thuộc Công
sứ”[98;67]. Xã nào cũng phải nộp tại phủ hoặc huyện một bản danh sách đầy
đủ các Ủy viên Hội đồng để trị phủ, tri huyện theo dõi, sau khi bản danh sách
ấy đã được quan tỉnh thông qua và Công sứ duyệt y.
Công sứ chủ tỉnh cũng là người có quyền bác bỏ những quyết nghị của
Hội đồng, có quyền đình chỉ hoặc giải thể toàn bố Hội đồng.Viên công sứ có
quyền giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của chính quyền làng xã, có quyền

kiểm tra tất cả các sổ sách, biên bản của Hương hội bất kỳ lúc nào.
Như vậy, với Nghị định năm 1921, “người Pháp đã loại bỏ cả con người
lẫn thể chế do chế độ phong kiến tạo nên ra khỏi quyền quản trị các làng xã,
tạo dựng bộ máy chính quyền mới ở làng xã bằng cách thực hiện cơ chế tuyển
cử”[11;154] và chịu sự giám sát chặt chẽ của người Pháp. Bằng cách đó chính
quyền thực dân đã phần nào thực hiện được mục đích thọc sâu, bám chặt lấy
làng xã, chứ không đứng ở ngoài cổng làng như trước kia.
HĐTB ra đời cùng với cơ chế tuyển cử đã thủ tiêu địa vị, quyền uy, lợi
lộc có từ lâu đời của kì mục. Điều này gây ra sự “chống đối ngấm ngầm hoặc
công khai” của các viên “cựu kì mục” đối với những phần tử có thiện chí phù
hợp với sự tiến hóa hơn” –tức là bọn tộc biểu[98;67]. Vì vậy đến 25/2/ 1927,
Thống sứ Bắc Kì đã ra nghị định lập lại HĐKM bên cạnh HĐTB với tư cách
cố vấn và giám sát bộ máy quản lý trị làng xã.
Với HĐKM, đây là lần đầu tiên thực dân Pháp đã đưa ra những quy định
về tiêu chuẩn để được gọi là kì mục. Các đối tượng được tham dự HĐKM
trong đợt 2 được lập nên chủ yếu dựa theo phẩm hàm, bằng cấp và ai là người
có phẩm hàm, vị thứ cao nhất thì được giữ chức Tiên chỉ, tức là đề cao những
người có học và có chức quyền.

17


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Như vậy, Nghị định năm 1927 chỉ dừng ở việc lập lại HĐKM, chứ không
phải trả lại cho nó những chức năng và quyền uy của nó từ trước khi tiến hành
cuộc CLHC, HĐTB vẫn giữ quyền quyết định các hoạt động của làng xã như
quy định của nghị định năm 1921. Và Công sứ người Pháp vẫn sẽ kiểm soát
và giám sát kĩ mọi chuyển biến và mọi hoạt động của cả hai tổ chức này.
Danh sách các thành viên của cả hai hội đồng của mỗi xã đều phải đưa Công

sứ duyệt y “ phải kê hàm danh sách trình quan trên phê duyệt” [135;3] , và ít
nhất tòa Công sứ cũng phải lưu một bản để theo dõi. Khi HĐTB và HĐKM
cùng bất đồng về một vấn đề nào đó thì quyền quyết định tối hậu lại thuộc về
quan Công sứ người Pháp. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền thực dân
có quyền bác ý kiến của HĐTB, có quyền kiến nghị lên Thống sứ giải thể
HĐKM, một khi hai tổ chức này có những hoạt động hay thái độ chống đối lại
chính quyền cấp trên.
Như vậy, cả ba bộ phận của làng HĐTB, HĐKM và bộ phận hành dịch
đều đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của viên Công sứ người Pháp. Trong
trường hợp cần thiết chính quyền thực dân có quyền giải tán, cách chức từng
bộ phận hoặc cả ba bộ phận. Đến đây chính quyền làng xã thực sự trở thành
một cấp trong hệ thống chính quyền thực dân Pháp. Tính tự trị, tự quản của
làng xã bị thu hẹp dần. Có thể nói đó là một sự đảo lộn trong bộ máy hành
chính làng xã. “Nhưng thực dân Pháp đã thực hiện cuộc đảo lộn này một cách
khôn ngoan, vừa đỡ tốn kém, vừa không gây ra sự chấn động mạnh mẽ ở
nông thôn bằng cách biến các điều khoản của các nghị định CLHC thành các
điều khoản của hương ước các làng xã”[11;158].
Cuộc CLHC lần thứ hai duy trì chưa được ba nhiệm kì thì đến năm 1941,
Bảo Đại ra đạo Dụ số 31 ngày 23/5/1941 về việc cải tổ bộ máy quản lý cấp xã
ở Bắc Kì. Đạo dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng Nghị định
số 3702 kí ngày 29/5/1941.
Về mặt hình thức, theo tinh thần Đạo Dụ năm 1941 của vua Bảo Đại thì
HĐKM là tổ chức hợp thức duy nhất trong việc quản trị làng xã. Nhưng trên
18


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

thực tế, thành phần của Hội đồng này không còn được giữ nguyên như trước
đây, nghĩa là không chỉ bao gồm các nhà khoa bảng, những người có phẩm

hàm của chính phủ Nam triều, các vị bô lão trong làng xã, mà còn mở rộng
đến các thành phần xã hội có cộng tác với chính quyền thuộc địa. Với những
tiêu chuẩn văn bằng, trước đây những người cựu học chiếm số đông, giờ đây
những người tân học chiếm số đông; về tiêu chuẩn quan lại phẩm hàm, trước
đây những người do chế độ phong kiến đào tạo chiếm số đông, giờ đây những
người do chế độ thực dân đào tạo phục vụ cho chế độ thực dân chiếm số
đông. Như vậy, “những người có liên quan cộng sự với chế độ thực dân mới
là bộ phận đông đảo và giữ địa vị quan trọng nhất trong làng xã”[11;133].
Điều đó chứng tỏ việc lập lại HĐKM chẳng qua chỉ là một cách, một thủ đoạn
“mượn bình cũ” để “đựng rượu mới” mà thôi.
Trong Đạo Dụ lần này, mặc dù thực dân Pháp không đề cập tới việc
Công sứ có quyền đề nghị lên Thống sứ Bắc Kỳ hoặc chính Công sứ có quyền
giải thể HĐKM như các nghị định trước. Nhưng trên thực tế, thực dân Pháp
vẫn nắm quyền quyết định. Đối với các viên chức chấp hành của HĐKM, thì
Hội đồng có quyền lựa chọn nhưng sau đó lại phải báo cáo danh sách lên tỉnh,
quyền quyết định tối hậu thuộc về Công sứ người Pháp. Các viên chức thừa
hành ấy đều trực thuộc quyền của Công sứ. Mọi hình thức kỉ luật như khiển
trách, cách chức bãi miễn…tuy do viên quan Nam đầu tỉnh ra quyết định
nhưng phải được Công sứ Pháp chủ tỉnh chuẩn y.
Tóm lại, với Đạo Dụ năm 1941, thực dân Pháp đã đạt được mục đích
“đưa đám người do họ đào tào lên nắm quyền quản trị nông thôn”[11;161162] và làm biến dạng bộ máy quản lý làng xã truyền thống – HĐKM và lộ rõ
ý đồ muốn nắm lấy hoạt động cụ thể của cấp xã, thông qua việc nắm lấy
những viên chức chấp hành của cấp xã.
Qua ba lần cải cách được thực hiện trong cuộc CLHC, bộ máy quản trị
làng xã Bắc Ninh có sự thay đổi rõ rệt không chỉ về cơ cấu tổ chức và còn cả
thành phần, đối tượng, phương thức tuyển chọn, cách thức bầu. Với sự thay
19


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)


đổi này, thực dân Pháp đã đặt toàn bộ bộ máy quản lý làng xã và hệ thống
chính quyền thống nhất từ trung ương đến cơ sở và nắm toàn quyền quyết
định về nhân sự. Mặc dù thực dân Pháp luôn có sự điều chỉnh trong từng đợt
CLHC đối với bộ máy quản trị làng xã nhưng tất cả đều nhằm mục đích giống
nhau là phục vụ đắc lực cho những mục tiêu thực dân của chúng, nhằm kiểm
soát mọi hoạt động của làng xã, nhằm phá vỡ tính chất đóng kín và tự trị của
các làng xã. Và ở một mức độ nhất định nào đó thực dân Pháp đã đạt được ý
đồ của mình trong việc làm biến dạng bộ máy quản trị truyền thống của các
làng xã.
1.1.2. Thực dân Pháp đã phần nào kiểm soát được hoạt động của các
làng xã.
-Kiểm soát tài chính của làng xã.
Một trong hai nội dung quan trọng của cuộc CLHC do thực dân Pháp
tiến hành đó là lập sổ dự toán thu chi của các làng xã, nhằm mục đích quản lí
các làng xã cả về mặt hành chính và tài chính. Việc lập sổ dự toán thu chi đã
được chính phủ bảo hộ tiến hành song song với việc cải tổ lại bộ máy quản lí
xã thôn trong đợt một (1921) và tiếp tục được thực hiện trong đợt hai (1927).
Theo đó tất cả các làng xã đều phải có sổ chi thu. Sổ chi thu sẽ kê khai tất cả
các khoản thu và chi của một xã một tỉnh hay một xứ. Thông qua những cuốn
sổ này, thực dân Pháp có thể biết được tiền thu và tiền chi của một làng là bao
nhiêu. Bởi vậy sẽ tránh được sự gian tham và hà lạm, hạn chế được nạn tham
nhũng của bộ máy chức dịch cũ.
Văn bản năm 1921 “quy định các hạng mục cụ thể của các khoản thu
thường (công điền, thuế, phụ thu ổn định, các loại tiền đóng góp theo lệ tục
như nộp cheo, vạ,….), thu bất thường (tiền trợ cấp, phụ thu thuế trực thu, tiền
bán tài sản của làng), cũng như các khoản chi thường (chi cho việc làng, lễ
tết…) và chi bất thường (cứu đói, cứu lụt…)”[69-T1; 275-276]. Những quy
định này được thể hiện dưới dạng các văn bản mẫu lập sẵn với các hạng mục
quy định về các khoản thu, chi để các làng xã lập dự án ngân sách. Trên cơ sở

20


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

các dự án ngân sách đã được Quan Công sứ thông qua, Chánh hương hội chỉ
được phép chi các khoản theo dự án nhưng chỉ dưới 20$00, quá mức đó phải
có ý kiến của Thống sứ. Lý trưởng là người thực hiện việc thu ngân sách.
Trong văn bản năm 1927, chính quyền thực dân tiếp tục đưa ra “những điều
khoản liên quan đến ngân sách và thủ tục thực hiện ngân sách được quy định rất
cụ thể, chi tiết kèm theo những biện pháp giám sát chặt chẽ”[69-T1;279].
Theo đó, toàn bộ hoạt động ngân sách hàng xã sẽ phải chịu sự kiểm soát
trực tiếp và thường xuyên của tất cả các cấp chính quyền từ phủ, huyện cho
tới Công sứ chủ tỉnh: “Mọi khoản Thu-Chi của làng xã đều phải do HĐKM xã
lập thành chương mục hẳn hoi và phải đệ trình lên chính quyền cấp tỉnh phê
duyệt, theo đúng quy định của chính quyền cấp “xứ” về việc thiết lập ngân
sách hàng xã – một biện pháp bổ trợ cho chính sách “cải lương hương
chính”[47;203].
Mặt khác để quản lý chặt chẽ việc thu chi của làng xã, chính quyền thực
dân đã đưa ra những hình thức quản lý mới với “khối tài sản hàng xã” là “bản
xã công điền công thổ”. Trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc CLHC, loại
hình “bản xã công điền công thổ, theo đúng như tên gọi của nó, là tài sản
riêng của tập thể làng xã….tập thể làng xã, thông qua HĐKm của nó, cũng có
quyền bán, quyền nhượng lại và quyền sử dụng tùy theo ý mình”[47;202].
Nhưng thông qua chính sách CLHC, thực dân Pháp đã từng bước can thiệp
vào khu vực “bản xã công điền công thổ” của hàng xã. Theo đó, HĐKM chỉ
“có quyền quản lý với tài sản này còn quyền cho thuê, cho lĩnh canh hoặc
bán….tài sản ruộng đất của làng xã – kể cả “công điền công thổ” (quân cấp)
và “bản xã công điền công thổ” đều do chính quyền thực dân cấp tỉnh hoặc
cấp xứ quyết định”[47;203].

Ngay cả khi được phép cho thuê, cho lĩnh canh hoặc cho bán dưới mọi
hình thức đối với ruộng đất công của làng xã, thì làng xã cũng không được
quyền tự động chi tiêu theo ý muốn: “Các khoản thu về việc bán tài sản riêng
của xã nằm trong mục thu đặc biệt. Chỉ được phép tiến hành các khoản “thu
21


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

đặc biệt” một khi các khoản thu thường xuyên không đủ để chi. Trong trường
hợp này, phải được phép của Công sứ hoặc của Thống sứ”[47;204].
Như vậy, quyền sở hữu của tập thể làng xã đối với loại hình “bản xã
công điền công thổ” với ý nghĩa đầy đủ của nó đã bị xâm phạm trầm trọng.
Hay như Dương Kinh Quốc nhận xét: “Dưới tác động của chính quyền thực
dân, khái niệm “bản xã công điền công thổ” đã mất đi nội dung vốn có của
nó. Làng xã chỉ có quyền sở hữu trên danh nghĩa đối với loại hình ruộng đất
này”[47;204]
Tóm lại, những quy định về việc lập sổ chi thu ở các làng xã bề ngoài “
là thiết lập cho các làng được một cái quyền tự lập về tài chính”[40;2], nhưng
trên thực tế là nhằm thắt chặt hơn nữa sự kiểm soát của Chính phủ bảo hộ đối
với tài chính của các hương thôn. Mặt khác cũng thể hiện rõ dã tâm của bọn
thực dân muốn hạn chế quyền quyết định về tài chính cũng như nạn tham
nhũng của bộ máy chức dịch cũ.
- Tạo dựng được những “công cụ đắc lực cho chính quyền thực dân”.
Trong quá trình can thiệp vào bộ máy quản lý làng xã, thực dân Pháp
cũng đã có những thành công nhất định trong việc tạo dựng cho mình những
“công cụ đắc lực của chính quyền thực dân”[28;131].
Trước hết, thực dân Pháp đã biến Lý trưởng và bộ phận chức dịch nói
chung thành công cụ đắc lực của mình trong việc chỉ đạo và điều khiển nông
thôn. Nếu dưới thời phong kiến, lý trưởng chỉ là người thừa hành các quyết

định của HĐKM và không có chân trong Hội đồng thì đến thời Pháp thuộc,
theo văn bản CLHC, Lý trưởng đã “có cả quyền bàn và quyết nghị việc làng –
dù phải đứng trong hay phải đứng ngoài bộ phận quyết nghị của cơ chế quản
trị xã”[47;205].
Nhằm tổ chức và quản lý nông thôn có hiệu quả, thực dân Pháp còn
“công khai đưa giai cấp địa chủ phong kiến đã được “tân học hóa” lên cương
vị thống trị độc tôn ở khắp miền nông thôn nước ta để thay thế cho tầng lớp
nho học sĩ địa chủ hóa trước kia”[47;206]. Điều này được thể hiện rõ nét qua
22


Đề tài: Kết quả thực hiện cuộc CLHC và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

các quy định về tiêu chuẩn để được tuyển lựa vào cơ chế quản lý xã, đặc biệt
là vào bộ phận quyết nghị của xã. Các văn bản lập quy về chính sách CLHC ở
Bắc Kì trong ba lần cải cách đều đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể. Văn bản
năm 1921 quy định như sau: “Người có tài sản ở trong làng xã”; văn bản năm
1927 quy định: “Về tộc biểu: những người xứng đáng và có học… Về kì mục:
có bằng cấp cựu học, hoặc tân học, có phẩm hàm: văn giai, hoặc võ giai, cựu
chánh phó tổng ngụ cư ở xã, cựu chánh phó hương hội…..”; văn bản năm
1941 quy định: “Tối thiểu 25 tuổi, nội đinh, ngoài ra có thêm một trong
những điều kiện sau: Có bằng cấp cựu học, từ khóa sinh trở lên đến bằng tiến
sĩ; có bằng cấp tân học ( hệ Pháp, hoặc Pháp – Việt), từ tiểu học trở lên đến tú
tài phần II; có phẩm hàm hoặc có chức danh “ấm sinh”….”[47;210].
Phải thừa nhận rằng, thực dân Pháp đã rất khôn khéo khi đưa ra những
chính sách nhằm thu hút và lôi kéo các tầng lớp có học, có phẩm hàm, có tài
sản và có quan hệ với chính quyền thuộc địa vào bộ máy quản trị cấp xã.
Thông qua con đường đó, chúng vừa khai thác, tận dụng được tài năng của
lớp người này, vừa xây dựng và củng cố được chỗ dựa xã hội vững chắc cho
chính quyền thuộc địa ở nông thôn.

-Thành công trong việc vừa “lệ làng hóa phép nước” lại vừa “phép
nước hóa lệ làng”.
Một trong những thành công của người Pháp trong cuộc CLHC là đã lợi
dụng được truyền thống quản lý làng xã của người Việt thông qua hương ước,
khôn khéo đưa luật pháp của Nhà nước bảo hộ vào lệ làng. Nói một cách
khác, với hương ước cải lương, “người Pháp đã vừa “ lệ làng hóa phép nước”
lại vừa “ phép nước hóa lệ làng” để hướng hầu hết các mặt đời sống làng xã
vào một khuôn khổ, có lợi cho thực dân Pháp, buộc các làng phải thực
hiện”[66;133].
Điều này hoàn toàn khác biệt với các bản hương ước cổ. Dưới thời phong
kiến, hương ước là do các làng xã tự soạn thảo, thể hiện tính đa dạng và tự trị
của làng xã người Việt. Vì vậy, “tùy theo đặc điểm và điều kiện của từng
23


×