Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THU PHONG

HÀ NỘI - 2014
NGUYÔN THÞ


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.Các số liệu đã nêu
trong bài báo cáo có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của bài báo cáo là trung thực và chưa
được ai nghiên cứu trong các công trình khoa học.
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014

Nguyễn Thị Ngọc Huế


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới TS Trần Thị Thu Phong- Khoa Kinh tế - Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tận
tâm hướng dẫn và có những đóng góp quý báu cho luận văn này.


Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị cán bộ công tác tại Ngân hàng An Bình –
Chi nhánh Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp tài liệu, chỉ dẫn và giải đáp những thắc mắc
cho em trong thời gian thực tập tại ngân.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận, em đã luôn nhận được sự dạy
bảo, động viên tạo điều kiện của các thầy cô của Khoa Sau đại học- Viện Đại học Mở Hà
Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó của các thầy cô và nhà trường.
Cuối cùng, xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè lớp QTKD
K2-1 đã quan tâm chia sẻ những khó khăn và động viên em hoàn thành khóa luân này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Huế


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO
ĐẢM TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN .................................. 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN .......................... 5
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần ...................................................... 5
1.1.2 Hoạt động của Ngân hàng TMCP ................................................................... 6
1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại TMCP ....................................................... 8
1.1.4. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTMCP ........................................................... 10
1.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA NGÂN HÀNG TMCP .. 14
1.2.1 Tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP .................. 14

1.2.2 Hoạt động quản lý tài sản bảo đảm của ngân hàng TMCP ............................. 15
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI CÁC MỘT SỐ NHTM ....... 23
1.3.1 Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam................................................................... 23
1.3.2. Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank Hà Nội) ......................................... 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI ............................. 27
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH- CHI NHÁNH HÀ NỘI ... 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh
Hà Nội .................................................................................................................. 27
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Hà Nội 30
2.1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Hà Nội ....... 34
2.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN
BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI ........................................................................................... 38


2.2.1Tình hình cho vay có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP An Bình Chi
nhánh Hà Nội ........................................................................................................ 38
2.2.2Thực tế hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP An Bình Chi
nhánh Hà Nội ........................................................................................................ 41
2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN
HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI ......................................................... 61
2.3.1Kết quả đạt được............................................................................................ 61
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................... 62
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN
2015-2020 ................................................................................................................. 66
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA NGÂN
HÀNG AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020 ........... 66
3.1.1 Định hướng tín dụng và cho vay ................................................................... 66
3.1.2 Định hướng công tác quản lý tài sản bảo đảm ............................................... 66

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015- 2020 ..... 68
3.2.1. Hoàn thiện việc tiếp nhận hồ sơ ................................................................... 68
3.2.2 Hoàn thiện việc thẩm định TSBĐ ................................................................. 68
3.2.3 Hoàn thiện việc định giá tài sản bảo đảm, xác định mức tín dụng ................. 70
3.2.4. Hoàn thiện việc tiếp nhận và quản lý TSBĐ................................................. 72
3.2.5. Hoàn thiện việc xử lý TSBĐ hoặc hoàn trả .................................................. 74
3.2.6 Đa dạng hóa các loại hình tài sản bảo đảm .................................................... 75
3.3. ĐỀ XUẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ..................................................... 77
3.3.1 Về phía Ngân hàng nhà nước ........................................................................ 77
3.3.2. Về phía Hội sở của ABBANK ..................................................................... 79
3.3.3. Về phía Thành Phố Hà Nội .......................................................................... 80
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 84
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 87


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AMC

Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản

BĐS

Bất động sản

CBTD

Cán bộ tín dụng


DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐVKD

Đơn vị kinh doanh

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

TMCP


Thương mại cổ phần

ABBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTC

Tổ chức tài chính

TCKT

Tổ chức kinh tế

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

TS

Tài sản


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Các hình vẽ
Hình 1.1

Hình 2.1

Hình 2.2.

Các bước trong quản lý tài sản bảo đảm (7 bước)
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP An Bình Việt
Nam
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP An Bình chi
nhánh Hà Nội

Trang
17
31

32

Các bảng biểu
Bảng 2.1

Hoạt động huy động vốn của ABBANK Hà Nội 2011-2013

35

Bảng 2.2

Hoạt động tín dụng của ABBANKHà Nội 2011-2013

36

Bảng 2.3


Bảng 2.4

Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7.

Bảng 2.8

Tình hình cho vay có tài sản bảo đảm tại ABBANK Hà Nội giai
đoạn 2011-2013
Phân loại nợ và trích lập dự phòng tại ABBANK Hà Nội giai
đoạn 2011-2013
Phân loại tài sản bảo đảm thời điểm 31/12/2012 tại ABBANK
Hà Nội
Phân loại TSBĐ là phương tiện vận tải thời điểm 31/12/2012 tại
ABBANK Hà Nội
Phân loại TSBĐ là bất động sản thời điểm 31/12/2012 tại
ABBANK Hà Nội
Phân loại TSBĐ là máy móc, tiền gửi thời điểm 31/12/2012 tại
ABBANK Hà Nội

39

40

49


49

51

52


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong các hoạt động của
ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị
tổng tài sản tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng, đồng thời đây cũng là
nghiệp vụ ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân
hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân
sau: Quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủ nguyên tắc tín dụng, chính sách cho
vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế. Hơn nữa, trong
quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng không thể kiểm soat trực tiếp được
các hoạt động. Một khoản vay dù được đánh giá tốt nhưng vẫn hàm chứa một mức độ
rủi ro nhất định, nằm ngoài khả năng phân tích và giám sát của ngân hàng. Chính vì
vậy, một trong các nguyên tắc cơ bản của hoạt động cho vay, ngoài việc thẩm định
đánh giá khách hàng và tính hiệu quả của dự án đầu tư là cho vay phải có tài sản bảo
đảm (TSBĐ). Nguyên tắc có tài sản bảo đảm trong cho vay không những nâng cao ý
thức trách nhiệm sử dụng có hiệu quả vốn vay, ý thức trả nợ đúng hạn của khách hàng
mà còn là “sợi dây bảo hiểm” của ngân hàng để phòng khi khách hàng xảy ra rủi ro
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Khi đó, nếu khách hàng không thể
trả nợ, hay nói cách khác, nguồn thu nợ chính từ hoạt động kinh doanh có lời của
khách hàng không thực hiện được, thì tài sản bảo đảm sẽ được coi là khoản trả nợ của
khách hàng. Chính bởi vậy, ngân hàng phải chú trọng đến công tác quản lý tài sản bảo
đảm, từ việc tiếp nhận hồ sơ tài sản bảo đảm, thẩm định chính xác giá trị tài sản cho
đến việc theo dõi, kiểm tra và xử lý tài sản bảo đảm.

Đối với Ngân hàng TMCP An Bình, việc thay đổi cơ cấu tổ chức theo mô hình mới
từ năm 2011 dưới sự tư vấn của Boston Consulting Group và McKinsey đã ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động của ngân hàng nói chung và các chi nhánh nói riêng. Cụ thể,
hoạt động quản lý tài sản bảo đảm của chi nhánh Ngân hàng TMCP An Bình tại Hà
Nội hiện tại đang găp phải những thách thức khi mà theo cơ cấu mới, hoạt động quản

1


lý tài sản bảo đảm của ngân hàng được điều hành theo chiều dọc thay vì theo chiều
ngang như trước đây.
Trước những vấn đề nêu trên, em lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản lý
tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP An Bình-Chi nhánh Hà Nội” để nghiên cứu và
phân tích trong luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đóng một vai trò rất quan trọng trong
hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng nhưng hiện nay, việc thực hiện vẫn còn một số
khó khắn, vướng mắc. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác này tại các NHTM nói chung
cần phải được thực hiện như một biện pháp tạo đà để đẩy mạnh tiến trình lành mạnh
hóa hoạt động tài chính của các ngân hàng . Chính vì lý do đó, nên nhiều tác giả cũng
đã nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm tiền vay như: Đề tài “Hoàn thiện công tác
bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại chi
nhánh Cầu Giấy” [27]. Đề tài đã phân tích, đánh giá tổng quan hoạt động cho vay và
công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
tại chi nhánh Cầu Giấy.
Đề tài “Giải pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu tại nhân hàng
thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Hà Nội” [4] của tác giả Trần Quốc
Hoàn-2013.Đề tài đã đưa ra các lý luận về hoạt động cho vay có TSBĐ tại các Ngân
hàng thương mại cổ phần, những khó khăn và thách thức trong hoạt động cho vay có
TSBĐ tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Hà Nội từ đó đưa ra một số giải pháp

xử lý nợ xấu cho ngân hàng.
Đề tài “Thực trạng bảo đảm tiền vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng” [1]. Đề tài phân
tích thực trạng tài sản bảo đảm cho các khoản vay cho khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh TP. Đà Nẵng và đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ vay vốn.

2


Cả 3 đề tài trên đều mới chỉ hệ thống được tổng quát cho vay của Ngân hàng
thương mại, thực trạng hoạt động cho vay có TSBĐ mà chưa đưa ra các giải pháp
hoàn thiện công hoạt động quản lý TSBĐ.
Có thể đề cấp đến một số tham luận, bài báo, công trình nghiên cứu khác được
dư luận đánh giá cao đã công bố gần đây như: “Thực trạng nợ xấu ở các ngân hàng
Việt Nam và giải pháp tháo gỡ” của PGS.TS Nguyễn Thị Mùi [24], “Giải pháp xử lý
nợ xấu hiện nay của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Thạc sĩ Phạm Quốc
Khánh [5], “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của Ngân hàng
Thương mại ở Việt Nam” của Th.S Luật học Đỗ Thanh Huyền [3].
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống các lý luận về hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP.
- Phân tích, đánh giá các mặt tích cực và hạn chế của thực trạng hoạt động quản
lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Hà Nội.
- Dựa trên lý luận và thực tiễn nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động cho vay có
tài sản bảo đảm của Ngân hàng TMCP.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các công việc liên quan đến hoạt động quản lý

tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại;
- Về không gian và thời gian: Luận văn khảo sát hoạt động quản lý tài sản bảo đảm
tại Ngân hàng TMCP An Bình- Chi nhánh Hà Nội trong thời gian từ năm 2011 đến
năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp điều tra chọn mẫu; phương
pháp thống kê; phương pháp so sánh, tổng hợp. Với nguồn số liệu thứ cấp được thu
3


thập chủ yếu từ các quy định, các báo cáo quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng
TMCP An Bình- Chi nhánh Hà Nội.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu,
sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu gồm ba phần chính:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại các ngân
hàng TMCP
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng
TMCP An Bình- Chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng
TMCP An Bình- Chi nhánh Hà Nội

4


CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực
tiền tệ, tín dụng, cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nhận tiền gửi
của khách hàng với các hình thức khác nhau. Nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng
thương mại rất phong phú và đa dạng cùng với sự phát triển của khách hàng, khoa học
kỹ thuật kinh tế và xã hội, hoạt động của ngân hàng thương mại cũng có nhiều phương
pháp mới, nhưng các nghiệp vụ kinh doanh về cơ bản không thay đổi là nhận tiền gửi
và hoạt động cho vay, đầu tư. Qua ngân hàng thương mại các chính sách tài chính tiền
tệ của Quốc gia sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và cũng nhờ nó mà việc
kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng luật pháp được dễ dàng hơn. Sự
ra đời, tồn tại và phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh
tế và đời sống xã hội. Trong cơ chế thị trường, các ngân hàng thương mại và các tổ
chức tín dụng cũng là các doanh nghiệp nhưng chúng là những doanh nghiệp đặc biệt
vì tài sản trong quá trình kinh doanh của các ngân hàng thương mại đều phụ thuộc vào
các khách hàng. Mặt khác, hàng hóa mà các ngân hàng kinh doanh là một loại hàng
hóa đặc biệt, nó rất nhậy cảm với sự biến đổi của thị trường và tình hình kinh tế xã hội.
Có thể phân chia Ngân hàng theo các tiêu thức khác nhau tùy theo yêu cầu của người
quản lý.
Hiện nay các ngân hàng thương mại có thể được thành lập dưới nhiều hình thức
như ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên
doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Trong đó hình thức ngân hàng thương mại
phát triển phổ biến nhất là ngân hàng thương mại cổ phần.

5


“Ngân hàng TMCP là tổ chức kinh doanh mà hoạt động thường xuyên và chủ
yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng vốn tiền gửi
đó để cho vay đầu tư, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và đóng vai trò là các phương tiện

thanh toán. Ngân hàng TMCP ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ
phần, vốn hoạt động do các cổ đông là các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các
tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và các cá nhân cùng đóng góp theo quy định của
pháp luật. Ngân hàng cổ phần được thành lập thông qua phát hành, bán các cổ phiếu.
Việc nắm giữ các cổ phiếu của ngân hàng cho phép các cổ đông có quyền tham gia
quyết định các hoạt động của ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân
hàng, đồng thời phải gánh chịu các tổn thất có thể xảy ra. Vốn sở hữu được hình thành
thông qua sự tham gia đông đảo của các cổ đông nên các ngân hàng TMCP có khả
năng tăng vốn nhanh chóng [2].
Các ngân hàng lớn trên thế giới hiện nay thường là các ngân hàng cổ phần,
phạm vi hoạt động đa quốc gia và có nhiều chi nhánh hoặc công ty con như Ngân hàng
Hongkong Sanghai Banking comporation (HSBC) được thành lập cách đây gần 140
năm để tài trợ xuất nhập khẩu giữa châu Á và thế giới. Tại Việt Nam, các Ngân hàng
TMCP hoạt động tương đối hiệu quả hiện nay gồm có: Ngân hàng Đông Á
(DongABank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MS
BANK), Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBANK), Ngân hàng quốc tế (VIB),
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), vv…
1.1.2 Hoạt động của Ngân hàng TMCP
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn bao gồm hoạt động nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn
giữa các tổ chức tín dụng và vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước, trong đó:
Nhận tiền gửi là việc ngân hàng nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín
dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
Phát hành giấy tờ có giá là khi ngân hàng TMCP phát hành chứng chỉ tiền gửi,
trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước khi được sự chấp nhận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
6


Ngân hàng TMCP còn có thể vay vốn lẫn nhau hoặc vay vốn của các tổ chức tín

dụng nước ngoài. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP được vay vốn ngắn hạn của Ngân
hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là việc ngân hàng TMCP cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân
dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh,
cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trong các hoạt động tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ
trọng lớn nhất. Ngân hàng TMCP được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các
hình thức như cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và đời sống; cho vay trung và dài hạn để thực hiện các dự án đầu từ phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Ngoài cho vay, ngân hàng còn có hoạt động bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng
khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng
TMCP không được vượt quá tỷ lệ so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng TMCP.
Bên cạnh đó, ngân hàng được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
ngắn hạn đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các
giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các ngân hàng TMCP khác.
Ngân hàng TMCP cũng có thể cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty
cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài
chính phải được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
công ty cho thuê tài chính.
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán
Khi các khách hàng gửi tiền, ngân hàng không chỉ giữ tiền mà còn thực hiện
các lệnh chi trả cho khách hàng. Thanh toán qua ngân hàng là thanh toán không dùng
tiền mặt, đây là cách thanh toán phổ biến hiện nay ở các quốc gia vì nó bảo đảm an
toàn, nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí. Cùng với sự phát triển công nghệ
7



thông tin và các mạng viễn thông, ngày càng có nhiều thể thức thanh toán phát triển
như ủy nhiệm chi, nhờ thu, thư tín dụng, thanh toán bằng điện, thẻ, séc, vv... Dịch vụ
thanh toán của ngân hàng bao gồm các hoạt động như cung ứng các phương tiện thanh
toán, dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, thanh toán quốc tế khi được ngân
hàng nhà nước cho phép, thu hộ và chi hộ hay tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và
tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước cũng như hệ thống thanh toán quốc tế khi
được Ngân hàng nhà nước cho phép.
1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại TMCP
1.1.3.1. NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cá nhân, tổ chức kinh tế muốn sản
xuất, kinh doanh thì cần phải có vốn để dầu tư, mua sắm tư liệu sản xuất, phương tiện để
sản xuất, kinh doanh mà nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, cá nhân…Vốn được tạo ra từ
quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức trong nền kinh
tế. Tăng thu nhập quốc dân đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá,
đẩy mạnh sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế. Điều đó muốn làm được lại cần
có vốn. Vốn được coi như nguồn “thức ăn” chính thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp. Khi “thức ăn” bị thiếu, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội đầu tư mới
hoặc không tiến hành kịp thời quá trình tái sản xuất. NHTMCP chính là người đứng ra
tiến hành khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế...
Thông qua hình thức cấp tín dụng, ngân hàng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả
năng mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ, nâng cao
năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế, cũng có nghĩa là đưa doanh nghiệp lên những
nấc thang cạnh tranh cao hơn. Cạnh tranh càng mạnh mẽ, kinh tế càng phát triển. Như vậy
với khả năng cung cấp vốn, NHTMCP đã trở thành một trong những điểm khởi đầu cho
sự phát triển kinh tế của quốc gia.
1.1.3.2. NHTMCP là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.
Thị trường ở đây được hiểu ở hai góc độ, thị trường đầu vào và thị trường đầu
ra của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, doanh


8


nghiệp cần phải tham gia vào thị trường đầu vào nhằm thực hiện thành công chiến
lược 5P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (giao tiếp, khuyếch trương),
Place (địa điểm) và People (con người). Từ đó tiếp cận mạnh mẽ vào thị trường đầu ra,
tìm kiếm lợi nhuận. Qui trình đó chỉ được bắt đầu khi doanh nghiệp trang bị được đầy
đủ vốn cần thiết. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tài
chính. Do vậy, buộc họ phải tìm kiếm vốn phục vụ chính họ. Nguồn vốn tín dụng của
NHTM sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn đó, tạo cho doanh nghiệp
có đủ khả năng thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường trên mọi phương diện: giá cả,
chủng loại, chất lượng, thời gian, địa điểm... NHTM sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp
và thị trường gần nhau hơn cả về không gian và thời gian.
1.1.3.3.NHTMCP là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay thì vai trò này ngày càng
thể hiện rõ rệt hơn. áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế mỗi quốc gia khi mở cửa hội
nhập phải có tiềm lực lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực về tài chính. Nhưng
làm thế nào để có thể hoà nhập nền tài chính của một quốc gia với phần còn lại của thế
giới? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp nhờ vào hệ thống các NHTMCP vì hệ thống này có
khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau hỗ trợ cho việc đầu tư từ nước
ngoài vào trong nước theo các hình thức: thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho
vay uỷ thác đầu tư... giúp cho luồng vốn ra, vào một cách hợp lý, đưa nền tài chính
nước nhà bắt kịp với nền tài chính quốc tế. Đây là một trong những điều kiện tiên
quyết cho tiến trình hội nhập kinh tế ở các quốc gia trên thế giới.
1.1.3.4. Ngân hàng TMCP là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế vì
hoạt động Ngân hàng góp phần chống lạm phát.
Một trong những con đường dẫn đến lạm phát của nền kinh tế là lạm phát qua
con đường tín dụng. Khi xảy ra lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ tăng tỉ lệ vào dự trữ
bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu hoặc tham gia vào thị trường mở để thông qua các
ngân hàng thương mại thay đổi lại lượng tiền trong lưu thông. Các ngân hàng thương

mại sẽ kiểm soát lạm phát thông qua các hoạt động tín dụng, bảo lãnh. Từ đó, ngân
hàng xác định được hướng đầu tư vốn và đề ra các biện pháp xử lý những tác động xấu
9


ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, góp phần
điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát.
1.1.4. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTMCP
1.1.4.1.Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn tự có của NHTMCP
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình tạo vốn của NHTM mà cụ thể là hình
thành nên nguồn vốn của NHTM. Nguồn vốn của NHTM bao gồm:
*Vốn tự có:
Vốn tự có là vốn riêng có của NHTMCP. Vốn này tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong
tổng vốn của NHTM song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân
hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn tự có được coi như là tài sản bảo đảm gây
lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng
gặp thua lỗ. vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động ngân hàng.
Trong thực tế, vốn tự có không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt động kinh
doanh của bản thân ngân hàng mang lại. Bộ phận vốn này đóng góp một phần đáng kể
vào vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM, đồng thời góp phần vào nâng cao vị
thế của NHTM trên thương trường.
* Nghiệp vụ huy động vốn:
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các
TCKT và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.
Vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của các
NHTM. Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù bị giới hạn
về mức huy động vốn, song nếu các NHTM sử dụng tốt nguốn vốn này thì không

những nguồn lợi của ngân hàng được tăng lên mà còn tạo cho ngân hàng uy tín ngày
càng cao. Qua đó ngân hàng có thể mở rộng được vốn và mở rộng qui mô hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
10


Nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm: Tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi
dân cư,phát hành giấy tờ có giá.
* Nghiệp vụ vốn đi vay:
Đối với nghiệp vụ này các NHTM tiến hành tạo vốn cho mình bằng cách vay
của các TCTD trên thị trường tiền tệ và NHTƯ dưới hình thức tái chiết khấu hay vay
có bảo đảm, nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà họ
không tự cân đối được trên cơ sở khai thác tại chỗ. Thực tế cho thấy, chi phí của vốn
đi vay thường cao hơn chi phí của vốn huy động tại chỗ. Tuy nhiên, tính chủ động
của vốn đi vay lại cao hơn vốn huy động tại chỗ.
*Nghiệp vụ tạo vốn khác:
Trong quá trình là trung gian thanh toán, các NHTM cũng tạo được một khoản
gọi là vốn trong thanh toán: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi
séc bảo chi, séc định mức và các khoản tiền phong toả do ngân hàng chấp nhận các
hối phiếu thương mại... Các khoản tiền tạm thời được trích khỏi tài khoản này nhập
vào tài khoản khác chờ sử dụng, nên tạm thời coi là tiền nhàn rỗi.
Thông qua nghiệp vụ đại lý, ngân hàng thu hút được một lượng vốn đáng kể
trong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các TCTD khác, nhận và
chuyển vốn cho khách hàng hay một dự án đầu tư... Do đó ngân hàng có thể sử dụng
tạm thời những tài khoản đó vào kinh doanh.
Để mở rộng nghiệp vụ này các NHTM cần chú trọng đến phát triển các dịch
vụ và không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thương trường.
1.1.4.2. Nghiệp vụ tài sản có:
Là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm bảo đảm
an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các NHTM. Nội dung nguồn vốn này gồm:

*Nghiệp vụ ngân quỹ
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản về dự trữ của ngân hàng nhằm bảo đảm an
toàn trong thanh toán và thực hiện qui định về dự trữ bắt buộc do NHTƯ đề ra. Vì
một trong những chức năng của NHTM là nhận tiền gửi của khách hàng với trách
nhiệm hoàn trả. Khoản dự trữ này do NHNN qui định theo một tỷ lệ nhất định trên
11


tổng tiền gửi. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này thay đổi theo từng thời kỳ nhằm thực hiện
các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.
Những khoản này gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN (dự trữ bắt buộc
và tiền gửi bảo đảm khả năng thanh toán), các chứng khoán có tính thanh khoản cao.
*Nghiệp vụ cho vay
Là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và tạo khả năng sinh lời cao cho ngân hàng.
Trong tổng tài sản có thì nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Nghiệp vụ cho vay bao gồm các khoản sinh lời thông qua cho vay ngắn hạn,
trung và dài hạn:
- Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay nhằm giải quyết thiếu hụt vốn tạm
thời trong kinh doanh của khách hàng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu đầu tư vào tài sản
lưu động. ở Việt Nam hiện nay thường cho vay ngắn hạn theo hai phương thức:
+ Cho vay theo hạn mức: áp dụng cho những khách hàng vay trả thường
xuyên có vòng quay vốn nhanh.
+ Cho vay từng lần: áp dụng cho những khách hàng vay trả thường xuyên và
có vòng quay vốn chậm.
- Cho vay trung - dài hạn: là hình thức cho vay mà tiền vay được cấu tạo vào
tài sản cố định. Đây là loại cho vay có thể nhận trức tiếp bằng tiền hoặc cho vay
thông qua tài sản - nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận cơ bản cho ngân hàng, nhưng đồng
thời nó cũng mang lại rủi ro rất cao cho nên ngân hàng luôn xem xét kỹ lưỡng tới
từng món vay và từng đối tượng khách hàng vay để chỉ bảo đảm an toàn cho các

khoản vay.
*Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Các NHTM thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của mình thông qua các hoạt
động hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường... với mục đích kiếm
lời, phân tán rủi ro qua việc đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh.
*Nghiệp vụ tài sản có khác

12


Bằng các hoạt động khác trên thị trường như: uỷ thác, đại lý, kinh doanh và
dịch vụ bảo hiểm, thực hiện các dịch vụ tư vấn, ngân quỹ... và các dịch vụ khác liên
quan đến hoạt động ngân hàng như dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho
thuê két, cầm đồ và nhiều dịch vụ khác theo qui định của NHNN Việt Nam giúp cho
Ngân hàng thu được những khoản lợi đáng kể.
1.1.4.3. Nghiệp vụ khác
*Nghiệp vụ trung gian
Là nghiệp vụ của ngân hàng thực hiện các dịch vụ cho khách hàng thông qua
đó nhận được các khoản thu dưới hình thức hoa hồng. Nền kinh tế càng phát triển thì
dịch vụ này càng mở rộng. Gồm có:
- Ngân hàng tiến hành chuyển tiền cho khách hàng, thanh toán hộ khách hàng
về các khoản tiền mua bán dịch vụ thông qua việc thu hộ, chi hộ khách hàng bằng
hình thức séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng...
- Ngân hàng đóng vai trò làm trung gian trong việc mua bán hộ cho khách hàng.
- Ngân hàng làm đại lý phát hành và bán chứng khoán cho công ty.
*Nghiệp vụ ngoại bảng
Là những khoản dùng để phản ánh những tài sản tạm thời để ở ngân hàng
nhưng không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Ngoài ra, các khoản này còn phản
ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các tài khoản trong bảng cân đối kế
toán những đơn vị cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý nợ khó đòi đã xử lý, chi

tiết ngoại tệ...
Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này đều ghi “đơn” tức là chỉ ghi vào
bên nợ hoặc bên có của tài khoản mà không ghi quan hệ đối ứng hoặc giá qui định
trong biên bản giao nhận, trong hoá đơn, chứng từ. Tài sản nhận giữ hộ, tài sản gán
nợ, xiết nợ chờ xử lý...
Những tài sản phản ánh trên các tài khoản này đều phải được tiến hành kiểm
kê, bảo quản như với tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

13


1.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA NGÂN HÀNG TMCP
1.2.1 Tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP
1.2.1.1 Khái niệm tài sản bảo đảm
“Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc
sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết
dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có
quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và
được phép giao dịch” .[25].
Tài sản bảo đảm bao gồm: Động sản (động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu và động sản phải đăng ký quyền sở hữu) và bất động sản
Tài sản bảo đảm tồn tại dưới ba hình thức chủ yếu là vật, giấy tờ có giá và
quyền tài sản -Tài sản bảo đảm là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý,
máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa -Tài sản bảo đảm là các giấy tờ có
giá như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc,
chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền
và được phép giao dịch- Tài sản bảo đảm là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh
từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm,
quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh

từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản k
1.2.1.2 Vai trò của tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay
Thứ nhất, tài sản bảo đảm là công cụ bảo đảm thực thi các cam kết trong vay
vốn của khách hàng đối với ngân hàng
Thứ hai, tài sản bảo đảm giúp giảm các tổn thất cho ngân hàng trng rủi ro tín
dụng . Mặc dù tài sản bảo đảm là khoản thu thứ hai khi mà hoạt động kinh doanh hay
cá nhân của khách hàng không hiệu quả và không thể trả nợ từ số tiền thực có, đây vẫn
là khoản thu cần có, tạo ra sự an toàn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong
điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, mọi dự đoán về rủi ro của

14


Ngân hàng đều mang tính chất tương đối. Do đó, tài sản bảo đảm là yếu tố giúp phòng
ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất cho các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, bảo đảm tín
dụng còn tác động đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Khi cho vay, giá trị khoản vay
luôn nhỏ hơn giá trị của tài sản bảo đảm, điều này sẽ khuyến khích khách hàng thực
hiện nghĩa vụ trả nợ vì nếu bên này vi phạm các điều đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng, ngân hàng có quyền phát mãi, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, khi đó khách
hàng sẽ mất những tài sản có giá trị và tốn kém nhiều chi phí hơn. Vì vậy, ngoài vai trò
là nguồn thu nợ, tài sản bảo đảm còn ngăn chặn tình trạng lạm dụng hay sử dụng vốn
vay thiếu hiệu quả của khách hàng.
Ngoài ra, việc nắm giữ tài sản bảo đảm còn giúp thông báo cho các tổ chức
khác biết ngân hàng đang có quyền hợp pháp trong việc phong tỏa, phát mại và xử lý
tài sản nếu khách hàng không có khả năng hoàn trả khoản vay. Tổ chức này sẽ được
xếp ưu tiên trong quyền quyết định đối với tài sản so với các chủ nợ khác.
1.2.2 Hoạt động quản lý tài sản bảo đảm của ngân hàng TMCP
1.2.2.1 Khái niệm quản lý tài sản bảo đảm
Dựa trên thuyết quản lý theo khoa học của Henry Fayol và khái niệm tài sản
bảo đảm nói trên, hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong nghiệp vụ tín dụng của một

ngân hàng TMCP có thể được định nghĩa là hoạt động phối hợp các cá nhân, bộ phận
liên quan đến giao dịch bảo đảm và quy trình quản lý tài sản bảo đảm của ngân hàng từ
khâu nhận hồ sơ cho đến xuất kho hay xử lý tài sản bảo đảm nhằm thực hiện và hoàn
thành tốt giao dịch đó.
1.2.2.2. Quy định về quản lý tài sản bảo đảm
a, Nguyên tắc bảo đảm bằng tài sản
Ngân hàng có quyền lựa chọn và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài
sản đồng thời với việc chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong trường hợp
ngân hàng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, nhưng trong quá trình sử dụng vốn
vay, ngân hàng phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, ngân hàng có quyền
yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ

15


trước hạn. Trường hợp khách hàng hay bên bảo lãnh thực hiện không đúng nghĩa vụ
trả nợ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ. Sau đó, nếu
khách hàng hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đầy đủ đủ nghĩa vụ trả nợ, ngân
hàng có quyền yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện
đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
b, Điều kiện đối với tài sản bảo đảm
Tài sản dùng để bảo đảm tiền vay phải đáp ứng đủ 4 điều kiện nêu sau:
- Khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải xuất trình được giấy chứng nhận sở
hữu, quyền quản lý sử dụng tài sản để chứng minh tài sản đem bảo đảm thuộc quyền
sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của mình. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất,
khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được
thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với tài sản mà nhà nước giao cho
doanh nghiệp Nhà nước quản lý, sử dụng, doanh nghiệp phải chứng minh được quyền
được cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh tài sản đó.
- Tài sản bảo đảm phải thuộc loại tài sản được phép giao dịch bao gồm các loại

tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi,
chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác.
- Đồng thời, tài sản đó phải không bị tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng
bảo đảm. Để thoả mãn điều kiện này, ngân hàng yêu cầu khách hàng hay bên bảo lãnh
phải cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu, sử
dụng, quản lý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
- Ngoài ra, khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản nếu pháp luật có quy
định. Đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì Ngân hàng yêu
cầu khách hàng hay bên bảo lãnh xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn
bảo đảm tiền vay. Trường hợp khoản vay có thời hạn dài, khách hàng hay bên bảo lãnh
có thể xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm có thời hạn ngắn hơn song phải có cam kết
bằng văn bản về việc tiếp tục mua bảo hiểm trong thời gian tiếp theo cho đến khi hết
thời hạn bảo đảm. Nhằm bảo đảm khả năng thu nợ an toàn, ngân hàng cần thoả thuận
với khách hàng hay bên bảo lãnh về việc chuyển tên người hưởng trong hợp đồng bảo
16


hiểm là ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Trường hợp không thoả thuận
được điều này, ngân hàng sẽ buộc khách hàng cam kết bằng văn bản về việc chuyển
toàn bộ số tiền được đền bù theo hợp đồng bảo hiểm để thanh toán nợ gốc, nợ lãi và
các chi phí khác tại Ngân hàng.
1.2.2.3. Nội dung hoạt động quản lý tài sản bảo đảm

Tiếp nhận hồ sơ

Thẩm địnhTSBĐ

Đánh giá TSBĐ

Xác định mức tín

dụng

Lập hợp đồng
cầm cố, thế chấp

Tiếp nhận và
quản lý TSBĐ

Xử lý TSBĐ
hoặc hoàn trả

Hình 1.1 Các bước trong quản lý tài sản bảo đảm (7 bước)

17


Dựa trên hoạt động thực tế của các ngân hàng tại Việt Nam, quy trình quản lý
tài sản bảo đảm hay quản lý tài sản bảo đảm dưới dạng hồ sơ (chính là hình thức quản
lý tài sản bảo đảm một cách gián tiếp) có thể được chia thành các hoạt động sau đây:
- Thứ nhất là việc tiếp nhận bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm. Ở đây, ngân hàng
sẽ có trách nhiệm phối hợp với khách hàng và bên bảo đảm tiếp nhận các hồ sơ tài sản
bảo đảm bao gồm các bản chính hay bản gốc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản
hoặc quyền sử dụng đất hợp pháp và các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm khác.
Đối với trường hợp cầm cố, thế chấp tài sản là phương tiện vận tải, phương tiện đánh
bắt hải sản thì giám đốc ngân hàng sẽ ký và cấp cho khách hàng một bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký phương tiện cho người có phương tiện lưu hành sau khi có chứng
nhận của cơ quan công chứng; trường hợp thế chấp tài sản là tàu biển, tàu bay tham
gia hoạt động trên tuyến quốc tế, ngân hàng sẽ giữ bản sao giấy chứng nhận đăng ký
có chứng nhận của cơ quan công chứng. Việc tiếp nhận hồ sơ cũng như tài sản bảo
đảm phải được lập thành biên bản giao nhận và có chữ kỳ của bên bảo đảm nhằm tránh

các rủi ro có thể xảy ra sau này.
- Sau khi tiếp nhận bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm, công việc tiếp theo của
ngân hàng là quản lý trực tiếp hồ sơ tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm. Đối với hồ sơ
tài sản bảo đảm, các bản chính và các hồ sơ quan trọng khác theo quyết định của Giám
đốc Ngân hàng sẽ được đóng bao có ghi rõ ngày, tháng, năm niêm phong và tên của
bên bảo đảm kèm theo bảng kê và toàn bộ các giấy tờ liên quan đến tài sản và bảo
quản trong kho quỹ. Hồ sơ bảo đảm cũng phải được kiểm soát và niêm phong bởi cả
phòng tín dụng và bộ phận kho quỹ và chỉ được xuất kho khi có quyết định của Giám
đốc ngân hàng hoặc người được ủy quyền. Đối với tài sản bảo đảm, giám đốc ngân
hàng có thể quyết định lựa chọn quản lý tài sản một cách trực tiếp, tiếp nhận để thuê
người khác bảo quản (cầm cố), phối hợp với bên bảo đảm giao cho người thứ ba bảo
quản (thế chấp) hay để bên bảo đảm tự bảo quản tài sản (thế chấp). Khi đó, khách hàng
phải có nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí vận chuyển, coi giữ, bảo quản và bảo vệ tài
sản theo yêu cầu của ngân hàng.

18


×