Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tình hình thuc hien quy che dan chu co so

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.71 KB, 8 trang )

KẾT QUẢ QUAN TRỌNG VÀ NHỮNG THIẾU SÓT, YẾU KÉM TỪ
VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ (THỰC TIỄN TẠI
HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG)

1. Đặt vấn đề
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là thời kỳ đổi mới, Đảng
ta rất coi trọng và luôn tích cực phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân.
Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng quy chế
dân chủ (QCDC) ở cơ sở. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều Nghị định, Pháp lệnh,
Kết luận,.. về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị này.
Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
chính là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc đổi
mới. Việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở thực tế đã đưa lại nhiều kết quả tốt.
Tuy vậy, vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót, nhiều vấn đề còn bất cập cần
phải được giải quyết sớm. Từ thực tế việc thực hiện QCDC ở huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng, chúng tôi muốn được trao đổi thêm một số giải pháp nhằm
mang lại kết quả tốt hơn.
2. Thực tiễn triển khai thực hiện QCDC ở huyện Hòa Vang
2.1. Những kết quả đạt được
Hòa Vang là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây khu vực nội thành của
thành phố Đà Nẵng gồm 11 xã, trong đó có 04 xã vùng núi, 04 xã trung du và 03 xã
đồng bằng; tổng diện tích đất là 736,91km 2 (chủ yếu là đất sử dụng cho mục đích
nông lâm nghiệp), dân số vào khoảng hơn 130.000 người. Trong đó, có khoảng
1.300 người là người đồng bào (chủ yếu là dân tộc Cơtu, ngoài ra còn có dân tộc
Mường, Thái, Nùng, Khơ me), sống tập trung ở 02 xã miền núi của huyện, là xã
Hòa Phú và Hòa Bắc.
1


So với các quận, huyện khác của thành phố Đà Nẵng, nhìn chung huyện Hòa
Vang còn kém phát triển, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy


nhiên, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đã nỗ lực phấn đấu
đạt được nhiều thành tựu to lớn. Điểm nổi bật chính là kinh tế huyện liên tục phát
triển, đạt mức tăng trưởng khá cao. Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng sản
phẩm quốc nội tăng khá, đạt 8,51%, trong đó nông lâm nghiệp tăng 4,83%, công
nghiệp và xây dựng tăng 15%, dịch vụ tăng 8,65%. Thời kỳ 2006-2007, kinh tế
huyện tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đạt 9,81%; khu vực nông, lâm ngư
nghiệp đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ cấu nội ngành đã có những chuyển
biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, trên cơ sở chuyển
đổi nhanh cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, chủ động đưa các giống cây mới có ưu thế
về năng suất, chất lượng. Từ năm 2008 đến nay, tổng giá trị sản xuất của huyện liên
tục tăng. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất đạt 1.195/1.211 tỷ đồng, đạt 98% kế
hoạch huyện và tăng 10% so với cùng kỳ. Đồng thời, chủ động triển khai thực hiện
pháp luật dân chủ gắn liền với việc thực hiện các chính sách xã hội. Vì thế, trong
những năm qua, công tác truyền thông về dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt
được nhiều kết quả nhất định; các hoạt động văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến
tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện;
an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Đạt được những kết quả trên, một trong những nguyên nhân thành công mà
Đảng bộ và chính quyền huyện Hòa Vang đã rút thành bài học kinh nghiệm đó là
nhờ xây dựng được việc thực hiện QCDC đồng bộ từ huyện đến xã.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở
sẽ đảm bảo cho người dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp ở cơ sở, nơi cư trú và
cơ quan, đơn vị công tác, đảm bảo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”, trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền huyện Hòa Vang đã tiến
hành triển khai đồng bộ công tác cải cách hành chính. Ngoài việc thực hiện theo cơ
2


chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, 100% các xã thực hiện niêm yết công khai
các thủ tục hành chính, các khoản phí, lệ phí, đóng góp của dân; công khai các

phương án sản xuất, việc giải quyết các thủ tục hành chính như cấp phép xây dựng,
đăng ký kinh doanh, địa chính, hộ tịch, hộ khẩu, công chứng; thủ tục giải quyết chế
độ cho các đối tượng chính sách được công khai hóa. Nhiều xã đã chủ động tiến
hành rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, đơn giản hóa
các thủ tục hành chính; tổ chức các bộ phận tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ người dân
về các thủ tục hành chính. Vì thế, nhiều thủ tục đã được giải quyết nhanh, gọn,
giảm bớt phiền hà cho nhân dân và được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Tại các Hội
nghị cán bộ, công chức, người lao động đã nhận thức được quyền làm chủ của
mình không chỉ góp ý xây dựng cơ quan, đơn vị, mà còn chất vấn thủ trưởng về
những vấn đề đang đặt ra ở cơ quan, đơn vị mình và yêu cầu làm rõ để tạo sự thống
nhất về tư tưởng của cán bộ, công chức, người lao động. Nhiều cơ quan, đơn vị đã
chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới một số quy chế, quy định cụ
thể hoá việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như: "Quy chế công khai tài chính,
quản lý và sử dụng tài sản cơ quan", "Quy chế tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo", quy chế tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, nhận
xét, đánh giá cán bộ. Nhiều nơi đã áp dụng quy định khoán kinh phí, thực hiện tiết
kiệm trong cơ quan. Công tác tuyển dụng cán bộ, thi tuyển công chức; quy hoạch,
bổ nhiệm, bố trí cán bộ được thực hiện dân chủ công khai, đảm bảo sự đoàn kết
trong đơn vị.
Những kết quả nói trên cho thấy, dân chủ cơ sở không còn là những điều
lý luận chung mà là những quy định rất cụ thể. Đó chính là thành quả của việc
triển khai thực hiện công tác theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”.
2.2. Một số tồn tại

3


Tuy vậy, ngoài những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn một số vấn đề nổi
cộm trong quá trình triển khai thực hiện quy chế dân chủ mà thực tế ở huyện Hòa

Vang còn vấp phải. Đó là:
- Một số địa phương, đơn vị còn tổ chức triển khai chậm, tiến hành thực hiện
một cách hình thức; việc thực hiện QCDC gắn với cải cách thủ tục hành chính
chậm và thiếu đồng bộ.
- Trên thực tế có một số việc chính quyền xã có thông báo công khai để dân
biết nhưng chưa tổ chức thực hiện được hoặc thực hiện chưa đạt yêu cầu như: quy
định công khai dự toán, quyết toán ngân sách xã hằng năm. Hoặc việc thông tin về
quyết toán thu - chi các quỹ, dự án, các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn có một số nơi triển khai chưa chu đáo, thiếu công khai cho dân biết.
- Nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, bệnh công văn, giấy tờ chưa giảm,
gây phiền hà cho người dân khi phải đi lại nhiều lần; một bộ phận công chức cơ sở
vẫn gây khó khăn, nhũng nhiều người dân.
- Việc tổ chức kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ chưa thường xuyên, đặc
biệt một số nơi thực hiện kỷ cương pháp luật chưa nghiêm. Đồng thời, những việc
nhân dân giám sát, kiểm tra thực hiện còn nhiều hạn chế; ví dụ: một số công trình
phục vụ dân sinh như: nhà sinh hoạt, đường giao thông nông thôn… chưa tạo thuận
lợi cho nhân dân giám sát chặt chẽ, hoặc một số công trình khác có quy mô lớn thì
chức năng giám sát của nhân dân chưa được coi trọng.
3. Một số giải pháp giúp việc thực hiện QCDC được hiệu quả hơn
Chúng ta biết rằng, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có tác động tích
cực đến việc xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây
dựng mối liên hệ chặt chẽ bền vững giữa chính quyền địa phương, khối đoàn thể và
nhân dân; là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội địa
phương vững mạnh. Vì thế, để đảm bảo việc triển khai, thực hiện QCDC cơ sở tiến
4


hành hiệu quả song song với quá trình cải cách hành chính tại địa phương, trong
thời gian tới, thiết nghĩ Đảng bộ và chính quyền huyện Hòa Vang cần:
Thứ nhất, Do đặc thù là một huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng, điều

kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, kinh tế cũng như trình độ dân trí còn hạn chế so với
các quận nội thành của thành phố Đà Nẵng, do đó các cấp uỷ đảng, chính quyền và
đoàn thể huyện cũng như các xã phải nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình
trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, thực sự coi trọng các quyền, tự do
dân chủ của nhân dân; thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm
cho mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện dân
chủ ở cơ sở. Khi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng và thấy có lợi trong
việc thực hiện dân chủ ở cơ sở thì họ sẽ chủ động, tự giác thực hiện, đồng thời khắc
phục được thái độ thờ ơ của nhân dân và thái độ thiếu tích cực, tự giác của cán bộ,
công chức.
Thứ hai, Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đôn đốc các địa phương
thực hiện theo đúng tinh thần của các văn bản do Đảng và Nhà nước ban hành về
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đồng thời chỉ đạo việc thực hiện công tác sơ kết,
tổng kết, đánh giá ưu, khuyết điểm và kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm công
tác chỉ đạo điều hành; qua đó phát hiện các mô hình cũng như các điển hình trong
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở nhằm nhân rộng cho các địa phương biết và thực
hiện theo. Bên cạnh đó, phải kịp thời động viên, khen thưởng những cơ sở, đơn vị,
các nhân thực hiện tốt pháp luật dân chủ nhưng phải kiên quyết xử lý nghiêm đối
với các trường hợp vi phạm dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.
Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và thành viên đảm
bảo việc thực hiện quy chế dân chủ có nề nếp, giảm thiểu tình trạng khiếu nại, tố
cáo; đẩy mạnh thực hiện luật phòng, chống tham nhũng. Do đó, cần đề cao và gắn
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị với hiệu quả thực thi

5


QCDC ở cơ sở, lấy đó làm một trong những tiêu chí đánh giá năng lực quản lý,
lãnh đạo cũng như sự tín nhiệm của cấp dưới, của nhân dân.
Thứ ba, Tăng cường và đề cao sự phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và

các tổ chức đoàn thể trên toàn huyện trong việc tuyên truyền, phổ biến và chủ động
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Ví dụ như: đối với những vấn đề liên quan trực
tiếp đến đời sống nhân dân như chế độ chính sách người có công, vấn đề tài chính
kinh tế, đất đai, xây dựng, kiểm tra xử lý cán bộ, công chức, giải quyết đơn thư
kiến nghị, thì chính quyền cấp xã phải thể hiện trách nhiệm của mình phối hợp với
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở xã, với các trưởng thôn cung cấp đầy đủ
công khai thông tin bằng văn bản được niêm yết công khai tại trụ sở UBND; thông
qua hệ thống truyền thanh và tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp tại các thôn,
thông qua tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, các kỳ họp của HĐND. Còn đối với
những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, UBND các xã cần tiến hành xây
dựng phương án, kế hoạch, chương trình, sau đó phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc chỉ đạo tổ chức đưa ra cho nhân dân bàn bạc, sau đó sẽ tổ chức thực hiện.
Riêng đối với những việc nhân dân tham gia ý kiến để HĐND, UBND xã quyết
định, thì căn cứ vào nghị quyết của cấp uỷ, nghị quyết của HĐND, UBND cấp xã
dự thảo các văn bản, kế hoạch, phương án sau đó phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến thông qua các
hình thức: Phát phiếu thăm dò ý kiến của từng hộ gia đình; họp nhân dân để thảo
luận, sau đó tổng hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp gửi về UBND xã để xem xét,
trình HĐND xã hoặc cấp trên xem xét giải quyết.
Thứ tư, Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn,
đạo đức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là những cán bộ, công
chức là người dân tộc thiểu số. Và quan trọng là phải có chế độ chính sách phù hợp
đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức yên tâm công tác. Đồng thời, tăng cường kiểm
tra sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân để kịp thời phát hiện và giải quyết
6


dứt điểm những vướng mắc, mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng dân cư, nhất là
vùng đồng bào theo đạo.
4. Kết luận

Xây dựng và thực hiện QCDC là một thành tố quan trọng nhằm không ngừng
phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần hoàn thiện nhà nước pháp quyền
của dân, do dân, vì dân, đồng thời cũng là một trong những mục tiêu và động lực
cơ bản, trực tiếp của quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay. Đây là sự tìm tòi, sáng
tạo, bổ sung vào kho tàng lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội khoa học của
Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Dân chủ và đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội gắn
liền với nhau, tác động lẫn nhau. Khi kinh tế phát triển sẽ tạo tiền đề, điều kiện
thuận lợi để mở rộng và phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Quá trình đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy vai trò của các
đoàn thể nhân dân, nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, phong
cách phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở. Từ thực tiễn
những kết quả thu được ở huyện Hòa Vang, cho chúng ta khẳng định rằng, thực
hiện QCDC ở cơ sở là một việc làm rất cần thiết. Việc thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ một số thiếu sót, yếu
kém như đã nêu; mong rằng, một số đề xuất của chúng tôi ít nhiều giúp lãnh đạo
huyện Hòa Vang nói riêng, các đơn vị khác nói chung thực hiện ngày càng hiệu
quả hơn QCDC ở cơ sở./.

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo số 65/BC-UBND ngày 25/9/2012 của UBND huyện Hòa Vang về
việc sơ kết 5 năm tình hình thực hiện Pháp lệnh thực hiện QCDC cơ sở.
2. Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính Trị về xây dựng và
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Kết luận 65-KL/TW ngày 04/02/2010 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng
về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân

chủ cơ sở do Ban Bí thư ban hành.
4. Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về Quy chế
thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
5. Kết luận 65-KL/TW ngày 04/02/2010 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng
về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân
chủ cơ sở do Ban Bí thư ban hành.
6. Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ về việc hướng
dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
7. Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy Ban Thường
Vụ Quốc Hội Khóa 11 về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
-------------------------------------------------------------------THÔNG TIN LIÊN LẠC TÁC GIẢ:
Ths. Hoàng Thị Quỳnh Trang, Giảng viên Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội tại miền Trung. SĐT: 0909131744

Email:

8



×