Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tư vấn thủ tục ly hôn và quyền nuôi con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.28 KB, 4 trang )

Tư vấn thủ tục ly hôn và quyền
nuôi con
Em lấy chồng năm 2011 và hiện tại có con hơn 3 tuổi. Chồng em làm ăn thua lỗ nợ
700 triệu. Dạo gần đây chồng em hay hành hung đánh em còn có ý định giết em. Em
nhận thấy không thể sống chung được nữa em muốn ly hôn. Vậy luật sư cho em
hỏi? Thủ tục ly hôn em cần những gì và làm thế nào để em được nuôi con. Về số nợ
thì giải quyết ra sao.
Nội dung đề nghị tư vấn:
Luật sư cho em hỏi. Em lấy chồng năm 2011 và hiện tại có con hơn 3 tuổi. Trong quá trình
chung sống chồng em làm ăn nhưng ko nói cho em biết, trong quá trình làm ăn bố mẹ em
và cô dì chú bác có cho mượn và đứng ra vay mượn cho. Đến khi thua lỗ chồng em giấu
đến khi các chủ nợ đến đòi em và gia đình mới biết chuyện. Chồng em vay mượn bên
ngoài rất nhiều hiện đã trả hết nợ ngoài chỉ còn nợ cô dì chú bác và ngân hàng với tổng
tiền 700 triệu. Dạo gần đây chồng em hay hành hung đánh em còn có ý định giết em. Em
nhận thấy không thể sống chung được nữa em muốn ly hôn. Vậy luật sư cho em hỏi? Thủ
tục ly hôn em cần những gì và làm thế nào để em được nuôi con. Về số nợ thì giải quyết ra
sao. Em xin cám ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật. Trường hợp của bạn, chúng tôi
xin được tư vấn như sau:

Trước hết tôi rất lấy làm tiếc về chuyện hôn nhân gia đình bạn, ly hôn là điều không ai
mong muốn, nhưng nếu điều đó là không thể tránh khỏi. chúng ta đang làm những điều tốt
nhất có thể, bạn hãy suy nghĩ kĩ trước khi quyết định
Thứ nhất, Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu
cầu tòa án giải quyết ly hôn. Bạn có thể tham khảo tại điều 51 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014.


Vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về việc ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly
hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhân thuận


tình ly hôn, nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền
lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn (điều 55 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014).
Trường hợp nếu chồng bạn không đồng ý kí vào đơn ly hôn thì bạn có thể yêu cầu tòa án
giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo
lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân
lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân
không đạt được.
Thứ hai, Thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Bạn sẽ nộp đơn xin ly hôn kèm theo hồ sơ đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ chồng
bạn hiện có đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
Các giấy tờ bao gồm
Đơn xin ly hôn;
Bản sao giấy khai sinh của cháu bé;
Bản sao giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của người chồng (nếu có);
Bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn. Trường hợp không có bản chính giấy chứng
nhận đăng kí kết hôn, thì bạn phải xin giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng kí kết
hôn.
Sau khi nhận đơn khởi kiện xin ly hôn theo yêu cầu của một bên cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án
sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứn án phí cho khách hàng.


Bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án của quận hoặc huyện
và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn chung và ra bản án hoặc
quyết định giải quyết vụ án.
Thứ ba, về quyền nuôi con.
Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định
“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly
hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một

bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên
thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
Con bạn hơn 3 tuổi vì vậy sẽ không còn được mặc định giao cho mẹ nuôi (Khoản 3 điều 81
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)
Nếu vợ, chồng bạn không thỏa thuận được về việc nuôi con thì Tòa án sẽ phán quyết quyết
định giao quyền nuôi con cho một trong các bên vợ hoặc chồng căn cứ vào nhiều yếu tố
khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng nhu cầu tối đa cho sự phát triển
của đứa trẻ như các điều kiện.
Điều kiện về kinh tế, vật chất bao gồm, ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… các yếu tố đó
dựa trên thu nhập tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
Các yếu tố về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã
giành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức,
trình độ học vấn… của cha mẹ.
Nếu bạn thực sự yêu thương con mình và có đủ khả năng chứng minh trước tòa rằng mình
có thể đem lại cho con mình cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc bạn giành được quyền nuôi con
là hoàn toàn có thể.


Bên cạnh đó nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp
nuôi con sau khi ly hôn bạn có thể tham khảo tại điều 83 luật hôn nhân và gia đình năm
2014.
Thứ tư, về khoản nợ
Theo quy định tại điều 60 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 giải quyết quyền, nghĩa vụ
tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn xác định.
1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly
hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các
điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Như vậy tài sản tạo ra trong thời kì hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng vì thế nên
nghĩa vụ tài sản của vợ chồng bạn với người thứ ban vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ

trường hợp vợ chồng bạn và người thứ ba có thỏa thuận khác.



×