Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH đào tạo sơ cấp NGHỀ cài đặt PHẦN mềm điện THOẠI THÔNG MINH tại TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ THỦ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.77 MB, 175 trang )

MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân ........................................................................................................... i
Lời cam đoan ............................................................................................................. ii
Cảm tạ ....................................................................................................................... iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục ................................................................................................................... viii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ ix
Danh sách các bảng ................................................................................................... x
Danh sách các hình .................................................................................................. xii
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................. 8
Ch

ng 1. C

SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 8

Ch

ng 2. C

SỞ THỰC TIỄN ................................................................ 56

Ch

ng 3. PHÁT TRIỂN CTĐT ............................................................... 92



PHẦN III. KẾT LUẬN ....................................................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 131
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 136

Trang viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU

Ý NGHĨA

CT

Chương trình

CTĐT

Chương trình đào tạo

KH-KT

Khoa học kỹ thuật

XDCT

Xây dựng chương trình

GV


Giáo viên

CTK

Chương trình khung

CTDN

Chương trình dạy nghề

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

Trang ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
PHẦN II. CH

NG II

Bảng 1: Tỉ lệ % thí sinh v/v chọn bậc học ......................................................................... 57
Bảng 2: Cơ cấu nguồn nhân lực 2014 theo trình độ .......................................................... 58
Bảng 3: Nhu cầu việc làm theo kinh nghiệm năm 2014 ................................................... 60
Bảng 4: Cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế .......................................... 61
Bảng 5: Cơ cấu trình độ chuyên môn của LLLĐ thành phố ............................................. 61
Bảng 6: Cung lao động 2015 ............................................................................................. 66
Bảng 7: Nhu cầu việc làm 2015 ........................................................................................ 66

Bảng 8: Nhu cầu nhân lực ở các ngành thu hút nhiều lao động ........................................ 67
Bảng 9: Xu hướng nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn ....................................... 67
Bảng 10: Cơ cấu trình độ chuyên môn của kỹ thuật viên ................................................. 75
Bảng 11: Khó khăn chính của NLĐ khi hành nghề KTV ................................................. 76
Bảng 12: Nhu cầu của NLĐ về hình thức đào tạo ............................................................. 77
Bảng 13: Nhu cầu của NSDLĐ về trình độ tối thiểu và kinh nghiệm của KTV ............... 78
Bảng 14: Nhận xét về mức độ đáp ứng nhu cầu của KTV ................................................ 79
Bảng 15: Tình trạng sử dụng ĐTTM ................................................................................. 86
Bảng 16: Tần suất sử dụng ĐTTM .................................................................................... 86
Bảng 17: Mục đích sử dụng ĐTTM .................................................................................. 87
Bảng 18: Phần mềm được cài đặt trên ĐTTM .................................................................. 87
Bảng 19: Tần suất sử dụng dịch vụ cài đặt phần mềm ĐTTM ......................................... 88
Bảng 20: Mục tiêu đào tạo................................................................................................. 89
Bảng 21: Thời điểm xây dựng CTĐT................................................................................ 89
Bảng 22: Cách thức xây dựng CTĐT ................................................................................ 90
Bảng 23: Hình thức tổ chức đào tạo .................................................................................. 91
Bảng 24: Tỷ lệ thời gian học lý thuyết so với thực hành ................................................. 92
Bảng 25: Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học .................................................................. 92
Bảng 26: Ý kiến về hình thức kiểm tra đánh giá ............................................................... 93
Trang x


PHẦN II. CH

NG III

Bảng 1: Trình độ chuyên gia tham gia đóng góp ý kiến ................................................. 124
Bảng 2: Kinh nghiệm giảng dạy của chuyên gia tham gia đóng góp ý kiến ................... 125
Bảng 3: Nhận xét về cấu trúc mô-đun chương trình ....................................................... 126
Bảng 4: Nhận xét về mục tiêu chương trình .................................................................... 127

Bảng 5: Mô tả mục tiêu các mô-đun ............................................................................... 128
Bảng 6: Mô tả mức độ công việc trong mô-đun .............................................................. 129
Bảng 7: Nhận xét về thời lượng các mô-đun trong chương trình.................................... 130
Bảng 8: Nhận xét về mức độ khả thi, thiết thực của chương trình .................................. 131

Trang xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
PHẦN II. CH

NG I

Hình 1: Mô hình chương trình học của Johnson ............................................................... 15
Hình 2: Mô hình chương trình học của Zais ..................................................................... 15
Hình 3: Mô hình chương trình học theo Brown ................................................................ 16
Hình 4: Mô hình chương trình học của Richards .............................................................. 17
Hình 5: Mô hình thác nước của Winston W. Royce ......................................................... 17
Hình 6: Mô hình CIA......................................................................................................... 18
Hình 7: Mô hình ADDIE ................................................................................................... 19
Hình 8: Mô hình quy trình phát triển CTĐT nghề ............................................................ 20
Hình 9: Tám hướng tiếp cận phổ biến trong phát triển CTĐT .......................................... 21
Hình 10: Hướng tiếp cận nội dung .................................................................................... 22
Hình 11: Hướng tiếp cận mục tiêu .................................................................................... 23
Hình 12: Hướng tiếp cận phát triển ................................................................................... 24
Hình 13: Hướng tiếp cận hành vi ...................................................................................... 25
Hình 14: Hướng tiếp cận CTĐT gắn với nhu cầu thị trường lao động ............................. 26
Hình 15: Hướng tiếp cận dựa trên NLTH ......................................................................... 27
Hình 16: Triết lý đào tạo theo NLTH ................................................................................ 28
Hình 17: Hướng tiếp cận do người nghiên cứu đề xuất .................................................... 29

Hình 18: Các bước phát triển CTĐT nghề ........................................................................ 30
Hình 19: Mối liên hệ giữa "đào tạo" với "TTLĐKT" ....................................................... 30
Hình 20: Các loại nguyên cở của nhu cầu LĐKT ............................................................. 31
Hình 21: Các phương pháp phân tích nghề ....................................................................... 33
Hình 22: Thiết lập các môn học/ module từ kết quả phân tích nghề ................................. 36
Hình 23: Phân loại các mục tiêu theo Bloom .................................................................... 38
Hình 24: Các cấp độ diễn đạt và triển khai mục tiêu ........................................................ 39
Trang xii


Hình 25: Nội dung các môn học trong module dào tạo..................................................... 41
Hình 26: Cấu trúc chương trình đào tạo theo module ....................................................... 42
Hình 27: Hai mô hình CTĐT theo module ........................................................................ 42
Hình 29: Hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam ......................................................... 50
Hình 30: Cấp quản lý về xây dựng và phát triển chương trình ......................................... 51
Hình 31: Mô hình chương trình đào tạo khung ................................................................. 51
PHẦN II. CH

NG II

Hình 1: Nhu cầu tìm việc làm theo trình độ nghề 4 quý 2014 .......................................... 60
Hình 2: Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ ........................................................................ 62
Hình 3: Nhóm ngành cho nhu cầu tuyển dụng cao 2014 .................................................. 63
Hình 4: Nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo theo ngành nghề 2014 ....................... 64
Hình 5: Cơ cấu nhu cầu nhân lực theo trình độ ................................................................. 67
Hình 6: Cơ cấu trình độ chuyên môn của kỹ thuật viên .................................................... 76
Hình 7: Khó khăn chính của NLĐ khi hành nghề KTV .................................................... 77
Hình 8: Nhu cầu của NLĐ về hình thức đào tạo ............................................................... 78
Hình 9: Nhu cầu của NSDLĐ về trình độ tối thiểu và kinh nghiệm của KTV ................. 79
Hình 10: Nhận xét về mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của KTV.................... 80

Hình 11: Cơ cấu tổ chức TCN Thủ Đức............................................................................ 83
Hình 12: Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh .................................................................. 86
Hình 13: Tần xuất sử dụng ĐTTM .................................................................................... 86
Hình 14: Mục đích sử dụng ĐTTM ................................................................................... 87
Hình 15: Phần mềm được cài đặt trên ĐTTM ................................................................... 87
Hình 16: Nhu cầu sử dụng dịch vụ cài đặt phần mềm ĐTTM .......................................... 88
Hình 17: Mục tiêu đào tạo ................................................................................................. 89
Hình 18: Thời điểm xây dựng CTĐT ................................................................................ 89
Hình 19: Cách thức xây dựng CTĐT ................................................................................ 90
Hình 20: Trình độ của giáo viên ........................................................................................ 91
Hình 21: Trình độ của giáo viên ........................................................................................ 91
Trang xiii


Hình 22: Tỷ lệ thời gian học lý thuyết so với thực hành ................................................... 92
Hình 23: Mức độ hiện đại của CSVC và phương tiện dạy học ......................................... 92
PHẦN II. CH

NG III

Hình 1: Trình độ chuyên gia tham gia đóng góp ý kiến .................................................. 124
Hình 2: Kinh nghiệm giảng dạy của chuyên gia ............................................................. 125
Hình 3: Nhận xét về mô-đun chương trình...................................................................... 126
Hình 4: Nhận xét về mục tiêu chương trình .................................................................... 127
Hình 5: Mô tả mục tiêu các mô-đun ................................................................................ 128
Hình 6: Mô tả nội dung các mô-đun ................................................................................ 129
Hình 7: Nhận xét về thời lượng các mô-đun trong chương trình .................................... 130

Trang xiv



PHẦN MỞ ĐẦU


Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

I.

LÝ DO CH N Đ TÀI
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển

sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hay nói cách khác, nước ta đang chuyển mình, đang từng bước hòa mình vào dòng chảy
của thế giới, đang chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, của sự du nhập từ
nhiều nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ và truyền thông. Việt Nam
cũng là một trong những quốc gia đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật. Trong đó, công nghệ thông tin nói chung và truyền thông nói riêng
là một nhu cầu tất yếu đối với đời sống con người.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI ghi rõ: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến
thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp
với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng,
thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao
động trong nước và quốc tế”
Vào khoảng đầu thập niên trước, điện thoại di động là một trong những thiết bị
truyền thông tốt nhất, tuy nhiên do khoa học kỹ thuật chưa phát triển mạnh mẽ nên
chức năng trên điện thoại còn nhiều hạn chế. Với điện thoại thông minh, ngoài mục
đích để liên lạc với nhau, người dùng có thể làm việc thay thế một chiếc máy tính, giải
trí, chơi game, lướt web,…
Cổng thông tin điện tử của UBND TPHCM dẫn kết quả khảo sát hằng quý về thị

trường điện thoại châu Á/Thái Bình Dương của IDC cho biết, 28,7 triệu chiếc điện
thoại di động (ĐTDĐ) đã được phân phối tại thị trường Việt Nam trong năm
2014, tăng trưởng 13% so với năm trước. Trong đó, điện thoại thông minh có mức tăng
trưởng cao nhất với 11,6 triệu chiếc, đạt tốc độ tăng trưởng theo năm (so với năm
2013) là 57%. Năm 2014, tổng lượng điện thoại thông minh chiếm 41% tổng thị
trường ĐTDĐ tại Việt Nam và dự kiến sẽ lấn át dòng điện thoại phổ thông (feature
phone) trong năm 2015.

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 1

Chương 1. Cơ sở lý luận


Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

Trong quá trình làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và
phần mềm điện thoại nói riêng, người nghiên cứu đã hỗ trợ cho những người thợ
làm việc trong ngành nghề sửa chữa điện thoại di động các vấn đề về phần mềm
điện thoại thông minh. Nhận thấy nhu cầu của người lao động và các cơ sở sử dụng lao
động nghề sửa chữa điện thoại mong muốn được đào tạo về kiến thức, kỹ năng cài đặt
phần mềm điện thoại thông minh là rất lớn. Cộng với những kiến thức về sư phạm
được học tại Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM và kinh nghiệm tham gia
giảng dạy nghề tại Trường Trung Cấp Nghề Thủ Đức, người nghiên cứu đã chọn đề
tài “Phát triển chương trình đào tạo sơ cấp nghề Cài đặt phần mềm Điện thoại
thông minh tại Trường Trung Cấp Nghề Thủ Đức”.
nhằm mục đích:

• Phát triển chương trình đào tạo sơ cấp nghề “Cài đặt phần mềm điện thoại thông
minh” nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và bắt kịp với sự phát triển của công nghệ
• Tạo được công việc phù hợp cho lao động trên địa bàn quận Thủ Đức nói riêng và
Tp. Hồ Chí Minh nói chung
• Giúp các cơ sở đào tạo và các cấp quản lý có tài liệu cơ sở để phục vụ công tác
đào tạo nghề và quản lý tốt hơn
• Đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, công ty hoạt động
trong lĩnh vực có liên quan

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 2

Chương 1. Cơ sở lý luận


Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

II.

GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

LỊCH SỬ NGHIÊN C U
Trong quá trình nghiên cứu về đề tài, người nghiên cứu đã tìm được
• Chương trình khung nghề “Sửa chữa điện thoại di động” do Tổng cục dạy
nghề ban hành
o Nội dung chương trình
Thời gian đƠo t o (giờ)

Trong đó

Tên môn h c, mô đun
Tổng
MH/MĐ

Thực Kiểm
s
thuy t hành
tra
MĐ01 Linh kiện Điện tử của máy ĐTDĐ
24
7
16
1
MĐ02 Sửa chữa điện thoại di động cơ bản
64
20
40
4
MĐ03 Sửa chữa phần ngoại vi
36
08
28
MĐ04 Sửa chữa nguồn
76
12
60
4
MĐ05 Sửa chữa mạch thu phát sóng
76
12

60
4
MĐ06 Cài đặt và hiệu chỉnh phần mềm
56
16
36
4
MH07 An toàn lao động - vệ sinh công nghiệp 30
18
10
2
o Trong đó, mô-đun 06: ”Cài đặt và hiệu chỉnh phần mềm” với 56 giờ
bao gồm cả lý thuyết, thực hành và kiểm tra
• Một số CTĐT do các trường, trung tâm đào tạo tự ban hành có liên quan
đến lĩnh vực Cài đặt phần mềm điện thoại
o Khóa học ”Sửa chữa điện thoại nâng cao”, trường Trung cấp nghề Hùng
Vương, chỉ có 08 tiết / 24 tiết của chương trình là có đề cập phần mềm và
cài đặt phần mềm
o Khóa học ”Kỹ thuật sửa chữa điện thoại di động nâng cao”, trung tâm dạy
nghề CPS Việt Nam, gồm 240 tiết cho cả 2 nội dung phần cứng và
phần mềm smartphone (điện thoại thông minh)

Về CTĐT của Bộ LĐ-TB & XH, được xây dựng tại thời điểm điện thoại thông
minh chưa phổ biến, do đó nội dung chương trình không đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn như hiện nay.
Về CTĐT tại các trường, trung tâm dạy nghề, được biên soạn bởi giáo viên trực tiếp
giảng dạy hoặc các kỹ thuật viên đang hành nghề trong lĩnh vực sửa chữa điện thoại

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng


Trang 3

Chương 1. Cơ sở lý luận


Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

di động. Các CTĐT này không tuân theo các nguyên tắc khoa học về xây dựng và
phát triển CTĐT.

III.

M C TIÊU VÀ NHI M V NGHIÊN C U
3.1. M c tiêu nghiên c u
Phát triển CTĐT sơ cấp nghề “Cài đặt phần mềm điện thoại thông minh”
tại Trường Trung cấp nghề Thủ Đức
3.2. Nhi m v nghiên c u
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng CTĐT nghề.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu sử dụng và đào tạo nghề
“Cài đặt phần mềm điện thoại thông minh” trên địa bàn Tp.HCM.
Nhiệm vụ 3: Phát triển CTĐT sơ cấp nghề “Cài đặt phần mềm điện thoại
thông minh” và đánh giá sơ bộ chương trình.

IV.

Đ IT


NG VÀ KHÁCH TH NGHIÊN C U

4.1. Đ i t

ng nghiên c u

Chương trình đào tạo sơ cấp nghề
“Cài đặt phần mềm điện thoại thông minh”.
4.2. Khách thể nghiên c u
Giáo viên, người học nghề;
Người hành nghề, người sử dụng sản phẩm;
Người sử dụng lao động.

V.

PH

NG PHÁP NGHIÊN C U

5.1. Ph

ng pháp nghiên c u tài li u

- Lý thuyết về xây dựng và phát triển CTĐT nghề.
- Các văn bản hướng dẫn công tác đào tạo nghề.
- Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống đào tạo nghề Tp. HCM

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 4


Chương 1. Cơ sở lý luận


Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

- Các CTĐT nghề, sách, báo, tạp chí, bài báo khoa học, luận văn...

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 5

Chương 1. Cơ sở lý luận


Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

5.2.! Ph

GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

ng pháp kh o sát, đi u tra

Khảo sát, điều tra thị trường lao động, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực
nghề sữa chữa điện thoại di động và thị hiếu người dân về điện thoại thông
minh. Thông qua nghiên cứu thực trạng các điều kiện thực tế, người nghiên cứu
xây dựng các tiêu chí đánh giá và thiết kế các bảng câu hỏi để thu nhận thông
tin làm cơ sở đánh giá về thực trạng CTĐT, đánh giá nhu cầu sử dụng và cài đặt

phần mềm điện thoại thông minh trên địa bàn quận Thủ Đức, Tp. HCM.
5.3.! Ph

ng pháp chuyên gia

Được thực hiện để thu thập ý kiến của những người đang hành nghề, cán
bộ quản lý dạy nghề, các cơ sở sử dụng lao động và các giáo viên đang giảng
dạy về CTĐT nghề. Xin ý kiến của chuyên gia bằng phiếu hỏi và phỏng vấn
trực tiếp.
5.4.! Ph

ng pháp th ng kê, phân tích dữ li u

Sử dụng toán thống kê, tổng hợp xử lý các số liệu của quá trình khảo sát
để trên cơ sở đó phân tích CTĐT đồng thời đưa ra kết luận hoặc điều chỉnh nội
dung nghiên cứu.

VI.!

PH M VI NGHIÊN C U
Do điều kiện và thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung phát triển
chương trình đào tạo sơ cấp nghề “Cài đặt phần mềm điện thoại thông minh” tại
Trường Trung cấp nghề Thủ Đức: CTĐT được xây dựng ở mức thiết kế nội
dung chương trình chi tiết, chỉ đánh giá chương trình bằng phương pháp chuyên
gia, chưa có đủ điều kiện áp dụng thực nghiệm để đánh giá chương trình.

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 6


Chương 1. Cơ sở lý luận


Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

VII.!

GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

ĐÓNG GÓP C A LUẬN VĔN
7.1. Tính lý lu n
Chương trình đào tạo nghề “Cài đặt phần mềm điện thoại thông minh”
được phát triển trên cơ sở của phân tích nghề theo phương pháp DACUM, được
sắp xếp một cách linh hoạt theo các cấp trình độ để người học có thể chọn theo
yêu cầu của công việc.
7.2. Tính thực ti n
- Góp phần tạo công ăn, việc làm, đáp ứng được nhu cầu của đơn vị sử
dụng lao động và người sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn quận Thủ
Đức, Tp.HCM và các tỉnh lân cận.
- Giúp cho các cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý đào tạo có tài liệu
đào tạo và quản lý.
7.3. Hi u qu kinh t xã h i
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo cơ hội việc làm ổn định, góp phần
thúc đẩy kinh tế phát triển.
7.4. Kh năng triển khai ng d ng vào thực t
Các kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn có khả năng ứng dụng vào
thực tế đào tạo nghề “Cài đặt phần mềm điện thoại thông minh” tại các trường,
các cơ sở đào tạo nghề không chỉ trên địa bàn Tp. HCM mà trên các vùng miền
khác của Việt Nam, nơi điện thoại thông minh đang được sử dụng rộng rãi và
phổ biến.


VIII.!

C U TRÚC LUẬN VĔN
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần:
•! PH N M Đ U
•! PH N N I DUNG gồm 3 chương
!! Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo nghề.
!! Chương 2: Cơ sở thực tiễn về nhu cầu sử dụng và đào tạo nghề “Cài đặt
phần mềm điện thoại thông minh” trên địa bàn Tp. HCM.
!! Chương 3: Phát triển chương trình đào tạo sơ cấp nghề tại Trường trung

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 7

Chương 1. Cơ sở lý luận


Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục
GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân
cấp nghề Thủ Đức và đánh giá sơ bộ chương trình.

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 8

Chương 1. Cơ sở lý luận



Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

•! PH N K T LU N – KI N NGH
•! PH L C
•! TÀI LI U THAM KH O

IX.!

KẾ HO CH NGHIÊN C U
Thời gian Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
8 + 9 10 + 11 12 + 01 02 + 03 04 + 05 06 + 07 08 + 09

Nội dung nghiên cứu
1. Thu thập dữ liệu, hoàn
X
thành đề cương nghiên cứu
2. Viết cơ sở lý luận

X

3. Khảo sát thực trạng

X

4. Xây dựng chương trình

X


5. Đánh giá sơ bộ chương trình

X

6. Viết luận văn

X

7. Trình giáo viên hướng dẫn

X

8. Sửa chữa hoàn chỉnh và nộp
luận văn

X

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 9

Chương 1. Cơ sở lý luận


PHẦN N I DUNG


GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.!TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CTĐT NGHỀ
1.1.1.! TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Theo nghiên cứu của tác giả TUSHAR AGRAWAL, thuộc viện Nghiên
cứu và phát triển Ấn Độ được đăng trên tạp chí Asia-Pacific Journal of
Cooperative Education, 2013 về hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở một số nước
Châu Á (Xem tài liệu 29)
•!

Ở Bangladesh, các thống kê cho thấy chỉ 9.7% lao động nam và 5.2% lao
động nữ của nước này là có việc làm sau khi hoàn thành các khóa học nghề.
Khoảng 47% lao động thất nghiệp và 45% tiếp tục học chương trình đào tạo
liên thông vì không tìm được việc làm. Tình trạng thiếu hụt lao động nghề
rất nghiêm trọng. Việc thiếu kết hợp với nhu cầu thị trường lao động và
người sử dụng lao động khi xây dựng CTĐT nghề làm cho sản phẩm đào
tạo không đáp ứng yêu cầu về kỹ năng nghề và chất lượng.

•!

Vấn đề tương tự cũng xảy ra ở các nước có nền giáo dục tiên tiến hơn như
Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ.

Phương pháp phát triển CTĐT theo CBT được áp dụng khá phổ biến ở
Châu Âu, đặc biệt là Đức1 và Vương Quốc Anh – hai nền giáo dục lâu đời và hiện
đại của châu lục này.

1


/>ucation+curriculum+in+germany&hl=vi&as_sdt=0,5&as_ylo=2011&as_vis=1

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 8

Chương 1. Cơ sở lý luận


GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

1.1.2.! TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Việc xây dựng CTĐT là vấn đề cấp thiết và mang tính quyết định đến việc
triển khai có hiệu quả dạy nghề theo Luật dạy nghề 2006 và Luật Giáo dục nghề
nghiệp 2014. Cách tiếp cận xây dựng và phát triển CTĐT theo phương pháp hiện
đại, tiên tiến của thế giới như một làn gió mới đang lan toả khắp các cơ sở dạy
nghề, đó là một trong những yếu tố có tính quyết định sự nghiệp đổi mới về dạy
nghề ở nước ta.
Trước năm 2002, Chương trình dạy nghề được xây dựng theo “Quy định
mục tiêu CTĐT công nhân kỹ thuật” được ban hành kèm theo Quyết định số
1822/QĐ-DN ngày 05/11/1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các
CTĐT chủ yếu được xây dựng theo niên chế, không được thường xuyên cập nhật
kỹ thuật, công nghệ mới, không theo kịp sự thay đổi, phát triển không ngừng của
thị trường lao động. Do đó, các CTĐT này đã trở nên thiếu linh hoạt, cứng nhắc,
lạc hậu không còn phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh, của thị trường lao
động. CTĐT được xây dựng không căn cứ vào phân tích nghề, không dựa trên
năng lực thực hiện công việc để xây dựng và cải tiến CTĐT.

Năm 2008, Bộ LĐTBXH ban hành quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH
về “Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung
trình độ cao đẳng nghề”. Theo đó, 48 chương trình khung trình độ trung cấp
nghề, cao đẳng nghề đã được ban hành theo quyết định số 01/2007/QĐBLĐTBXH vẫn tiếp tục còn hiệu lực thi hành.
Năm 2010, Bộ LĐTBXH ban hành thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH
“Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ
cấp”. Năm 2011, theo quyết định 780/QĐ-TCDN, 15 chương trình dạy nghề trình
độ sơ cấp đã được Tổng cục dạy nghề ban hành.2

2

/>
HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 9

Chương 1. Cơ sở lý luận


GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

Năm 2014, Quốc hội ban hành Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014
có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Theo PGS. TS Dương Đức Lân – Tổng cục
trưởng Tổng cục dạy nghề “Nhà nước không ban hành chương trình khung mà
giao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ xây dựng chương trình đào tạo”
Khung trình độ quốc gia của Việt Nam tương thích với 8 bậc của Khung trình độ
tham chiếu khu vực ASEAN. Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ
vào chuẩn đầu ra của từng bậc mà xây dựng CTĐT cho phù hợp.

1.2.!CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
Chương trình đào tạo
Một hệ thống các thông tin được biên soạn cho giáo viên bao gồm: trình tự
về nội dung, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao, các yêu cầu về tiêu chuẩn đạt
được. [Trích tài liệu (23), tr.1]
Chương trình đào tạo khung
Chương trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các
mô-đun, môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu
cho từng ngành nghề đào tạo. [Trích Luật dạy nghề (2006), chương I, Điều 5.3]
Phát triển chương trình đào tạo
Một hệ thống thiết kế thực tiễn và hợp lý, bao gồm việc: thu thập các dữ
liệu cần thiết; đi đến các quyết định; xác định được nội dung, tiêu chí, và các hoạt
động giảng dạy; thực hiện đánh giá cả về sản phẩm lẫn về quy trình; cũng như
sửa chữa, hiệu chỉnh các chương trình có liên quan tới dạy nghề. [Trích tài liệu
(23), tr.xii]

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 10

Chương 1. Cơ sở lý luận


GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

Curriculum
Một hoặc nhiều khoá học có liên quan nhau cùng thuộc một môn học nào
đó


được

giảng

dạy



các



sở

đào

tạo.

[Theo từ điển thefreedictionary, website (29)]
Nghề
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo,
con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật
chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động
sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình
làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc
giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những
phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội. [Trích website (26)]
Nghề, được hiểu là một tập hợp công việc có những đặc điểm chung về

hoạt động cần thực hiện và về năng lực cần có để thực hiện các hoạt động đó.
Đây là một khái niệm tổng quát hơn, trừu tượng hơn khái niệm công việc. [Trích
website (28)]
Ngành
Ngành là tập hợp của các nghề có đối tượng nghề nghiệp, yêu cầu đối với
người lao động khá giống nhau và có chung mục đích hoạt động. [Trích website
(27)]
Sơ cấp nghề
Theo Luật Giáo dục (2006) thì dạy nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp
nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. [Trích Luật dạy nghề (2006), Chương I,
Điều 6] Trong đó, dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề
HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 11

Chương 1. Cơ sở lý luận


GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc
của một nghề. [Trích Luật dạy nghề (2006), Chương II, Mục 1, Điều 10]
Cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp
Bao gồm: (1) Trung tâm dạy nghề, (2) Trường trung cấp nghề, trường cao
đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp, (3) Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (sau đây gọi chung là doanh nghiệp),
trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, cơ sở giáo dục
khác có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp. [Xem Luật dạy nghề (2006), Chương

II, Mục 1, Điều 15]
Bước
Phần nhỏ nhất có thể quan sát được và phân biệt được của một công việc.
[Trích tài liệu (23), tr.ix]
Quy trình
Các bước theo thứ tự dẫn tới việc hoàn tất một công việc. [Trích tài liệu
(23), tr.xi]
Nhiệm vụ
Một trong những hoạt động hoặc nhóm công việc chủ yếu nằm trong một
nghề. Một nhóm các công việc tương tự hoặc có liên quan được sắp xếp một cách
thuận tiện hoặc tùy ý. [Trích tài liệu (23), tr.xi]
Công việc
Một bộ phận cụ thể, quan sát được của một việc làm đã hoàn tất (có một
khởi điểm và một kết thúc xác định), có thể chia nhỏ thành hai hay nhiều bước và
được thực hiện trong một khoảng thời gian hữu hạn, đến khi hoàn tất sẽ ở dưới
dạng một sản phẩm, bán thành phẩm, một dịch vụ hoặc một quyết định, mà thông
thường người thợ được phân công để thực hiện. [Trích tài liệu (23), tr.ix]
HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 12

Chương 1. Cơ sở lý luận


GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân

Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

Đơn nguyên học tập
Những phần tử cơ bản của nội dung đào tạo của các mô đun [Trích tài liệu

(19), tr.28]
Phân tích nghề
Một tiến trình nhằm xác định các nhiệm vụ và công việc mà công nhân lành
nghề phải thực hiện được trong nghề nghiệp của mình. [Trích tài liệu (23), tr.xi]
Phân tích công việc
Phương pháp phân tích một công việc trong một ngành nghề nào đó để xác
định được các bước cần diễn ra để thực hiện được công việc đó, các kiến thức chủ
yếu có liên quan mà người thợ cần biết, và các tiêu chuẩn mà giới sản xuất đòi
hỏi cho việc thực hiện công việc. [Trích tài liệu (23), tr.xi]
Kỹ năng
Khả năng thực hiện toàn bộ hay một phần của một công việc [Trích tài liệu
(23), tr.x]
Thái độ
Các cảm xúc và hành vi bề ngoài của con người đối với một việc làm hoặc
công việc. [Trích tài liệu (23), tr.xi]
Môđun (module)
Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ
năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người
học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.
[Trích Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014), Chương I, Điều 3, Khoản 3]

HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 13

Chương 1. Cơ sở lý luận


GVHD: PGS. TS Võ Thị Xuân


Luận văn Thạc Sĩ Giáo Dục

Năng lực thực hiện
Khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề
theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó. [Trích tài liệu (17),
mục 1.1 của bài 1.2]
Tiêu chí
Tiêu chuẩn đòi hỏi ở người công nhân nhằm đạt tới việc thực hiện thành
thạo một mục tiêu công việc. [Trích tài liệu (23), tr.xi]
Tiêu chuẩn thực hiện
Các tiêu chí được áp dụng trong một nghề dùng để xác định xem một công
việc đã được thực hiện một cách thoả đáng hay chưa. [Trích tài liệu (23), tr.xi]
DACUM
Viết tắt các chữ cái của Develop A Curriculum (Xây dựng một Chương
trình). Đây là một phương pháp phân tích nghề, qua đó một tiểu ban gồm các
chuyên gia lành nghề được tập họp và dẫn dắt bởi một thông hoạt viên đã được
đào tạo, để cùng nhau xác định cụ thể và chi tiết được các nhiệm vụ và công việc
mà các công nhân lành nghề phải thực hiện được trong nghề nghiệp của họ.
[Trích tài liệu (23), tr.ix]
1.3.!LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN CTĐT
1.3.1.! CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CTĐT
1.3.1.1.! Mô hình Tyler [Xem tài liệu (5), tr.204]
[Tyler không dùng biểu đồ đề mô tả quá trình mà ông đề nghị]
Theo Tyler, việc hoạch định chương trình học cần:
•! Xác định các mục tiêu tổng quát có được từ ba nguồn dữ liệu: người học,
xã hội và các vấn đề môn học
HVTH: KS. Nguyễn Hoàng

Trang 14


Chương 1. Cơ sở lý luận


×