Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGƯNG TUẦN HOÀN - HÔ HẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 274 trang )

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

NGƢNG TUẦN HOÀN - HÔ HẤP
I/ ĐẠI CƢƠNG:
- Ngưng tuần hoàn - hô hấp (NTH-HH) hay còn gọi là ngưng tim là một cấp cứu hết sức khẩn
cấp, có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong hoặc ngoài bệnh viện.
- Xử trí cấp cứu NTH-HH thường được gọi là Hồi sinh Tim- Phổi (HSTP-CPR). Tùy theo
phương tiện cấp cứu được sử dụng và trình độ của người cấp cứu mà chia thành HSTP cơ bản
(BLS) và HSTP cao cấp ( ACLS).
- Mục đích của HSTP là cung cấp tạm thời tuần hoàn và hô hấp nhân tạo, qua đó tạo điều kiện
phục hồi tuần hoàn và hô hấp tự nhiên có hiệu quả.
II/ CHẨN ĐOÁN NGƢNG TUẦN HOÀN –HÔ HẤP:
- Cần nghĩ ngay đến NTH-HH khi có tình trạng:
 Mất ý thức đột ngột.
 Ngừng thở đột ngột.
 Mất mạch bẹn hoặc mạch cảnh.
Hoăc có các dấu hiệu khác gợi ý: da nhợt nhạt nếu mất máu cấp, da tím tái nếu có suy hô hấp
cấp, ngạt thở, máu ngưng chảy khi đang mổ.
III/ QUY TRÌNH XỬ LÝ NGƢNG TUẦN HOÀN HÔ HẤP: (theo thứ tự A – B – C – D)
A – Airway: Kiểm soát đường thở:
- Đánh giá lưu thông: quan sát, thổi, dùng tay, …
- Làm thông nếu có tắc: nâng cằm, kéo lưỡi; móc hút bỏ dị vật…
- Đặt đường thở nhân tạo: canul, Mask, Kim luồn màng giáp nhẫn...
B – Breathing: Thông khí cơ học - nhân tạo
- Thực hiện qua:
+ Miệng – miệng .
+ Bóng – Mask.


+ Bóng - NKQ.
- Cố gắng tăng nồng độ Oxy trong khí thổi vào BN (tốt nhất FiO2 = 100 % với bóng giúp thở có
túi dự trữ).
- Tần số 8 - 10 lần/phút, tránh tăng thông khí quá mức.
- Phối hợp với ép tim nếu chưa đặt được NKQ.
C – Circulation: Tuần hoàn nhân tạo
- Ép tim ngoài lồng ngực:
+ Biên độ: 3,8 - 5 cm.
+ Ép tim phối hợp với thổi hoặc bóp bóng với tỉ lệ: 30/2 (30 lần ép tim /02 lần thổi, bóp bóng)
khi chưa có NKQ.
+ Tần số: 100 lần / phút nếu đã có NKQ, hạn chế tối đa việc gián đoạn ép tim.
- Đường dùng thuốc:
+ Tĩnh mạch ngoại vi (TMNV): càng lớn và có sớm càng tốt.
+ Qua ống Nội khí quản: cần tăng liều >2 lần và hòa loãng.
- Dùng thuốc trong hồi sinh tim phổi:
+ Adrenalin 1mg: TM 1mg/lần, lập lại mỗi 3 -5 phút. Có thể dùng liều cao 3-5 mg/lần sau liều
đầu thất bại. Trường hợp bơm thuốc qua NKQ liều phải gấp đôi liều IV, pha loãng và bóp
bóng 2 lần.
+ Atropin 1mg: TM 1mg/lần, lập lại mỗi 3 - 5 phút, tổng liều < 3mg. Có thể bơm qua NKQ.
1


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

-

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014


+ Dịch truyền: chỉ nên dùng NaCl 0,9%.
+ Lidocain: Khi có rung thất hoặc nhanh thất: 1mg/kg bolus, lặp lại 0,5mg/kg mỗi 5 đến 10
phút; sau đó 30 – 50 μg / kg / phút IV.
D – Defibrillation: phá rung
Phát hiện sớm rung thất và tiến hành phá rung ngay vì rung thất là thể thường gặp nhất (75 95%) và điều trị hiệu quả rung thất duy nhất là khử rung.
Tiến hành phá rung ngay 1 lần với 360J nếu sử dụng máy phá rung đơn pha (monophasic
defibrillator) hoặc 200J nếu sử dụng máy phá rung hai pha (biphasic defibrillator).
Sau khi phá rung, nếu không hiệu quả thì phải tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) ngay
trong 05 chu kỳ hoặc 2 phút, rồi lại phá rung tiếp lần thứ hai với mức năng lượng cũ.

IV/ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM CẤP CỨU HỒI SINH TIM PHỔI:
1. Bác sĩ:
- Bác sĩ 1:
+ Trưởng nhóm quyết định, chỉ đạo can thiệp thuốc...
+ Đảm bảo phần hô hấp: phần A-airway và B- breathing.
+ Đảm bảo phần C– Circulation và D – Defibrillation (nếu chưa có BS 2 tăng cường).
+ Ghi hồ sơ bệnh án: diễn biến bệnh, chỉ định thuốc, thủ thuật…
- Bác sĩ 2(nếu được tăng cường):
+ Đảm bảo phần C– Circulation và D – Defibrillation: Ép tim, phá rung, dùng thuốc …
+ Thực hiện nhiệm vụ của BS 3, nếu chưa được tăng cường.
- Bác sĩ 3 (nếu được tăng cường).
+ Hỗ trợ thực hiện các thủ thuật HSTP theo lệnh.
+ Cầm máu bên ngoài, giúp thay y phục cho BN.
2. Điều dƣỡng:
- Điều dưỡng 1: hỗ trợ Bs1
+ Cung cấp Oxy, duy trì thông khí, giúp đặt NKQ, hút đàm.
+ Ghi hồ sơ phần điều dưỡng: diễn biến, can thiệp, thuốc sử dụng…
- Điều dưỡng 2 (khi được tăng cường): hỗ trợ Bs 2
+ Đặt đường truyền TM, tiêm thuốc, đặt sonde tiểu, …
+ Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho cấp cứu hồi sinh.

+ Lấy và gửi mẫu bệnh phẩm xét nghiệm (nếu có chỉ định).
+ Giúp thay y phục, giữ tài sản, hộ tống BN khi di chuyển.
- Điều dưỡng 3 (khi được tăng cường):
+ Sắp xếp, ổn định vị trí BN và máy móc dụng cụ.
+ Hỗ trợ cho nhóm khi có yêu cầu, trấn an, cách ly thân nhân BN.

Tài liệu tham khảo:
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử lý Ngưng Tuần hoàn –Hô hấp và phác đồ xử trí Hồi sinh cao cấp
của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

2


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

NĂM 2014

BỆNH VIỆN QUẬN 5

Lƣu đồ: xử lý Ngưng Tuần hoàn – Hô hấp
NGƢNG TIM- MẤT MẠCH
Hồi sức cơ bản (BLS): CPR, OXY, MONITOR, PHÁ RUNG

KIỂM TRA NHỊP

Sốc điện

Không sốc điện

RUNG THẤT /NHỊP NHANH THẤT


VÔ TÂM THU






SỐC ĐIỆN:
 360 J (lần 1)
 05 chu kỳ CPR /02 phút
(05 lần CPR theo tỷ lệ ép tim: thông
khí là 30:2 trong 02 phút, kiểm tra
nhanh nhịp trên monitor)

TIẾP TỤC CPR (05 chu kỳ)
LẬP ĐƯỜNG TRUYỀN TM
EPINEPHRINE 1mg IV, lập lại mỗi 3-5 ph
ATROPIN 1mg IV, lập lại mỗi 3-5 ph

KIỂM TRA NHỊP

KIỂM TRA NHỊP
NHỊP NÊN SỐC HAY KHÔNG ?

Sốc điện

Không sốc điện

(Nếu RT/NNT còn)


SỐC ĐIỆN:
 360 J (lần 2)
(Nếu
RT/NT
 Tiếp
tụccòn)
05 chu kỳ CPR /02 phút
 Lập đường truyền: cho thuốc
Epinephrine IV 1mg mỗi 3-5 phút

(Nếu RT/NT
còn) TRA NHỊP
KIỂM
Sốc điện

Không sốc điện

(Nếu RT/NNT còn)

SỐC ĐIỆN:
(Nếu360
RT/NT

J (lầncòn)
3)
 Tiếp tục 05 chu kỳ CPR /02 phút
 Xem xét các thuốc:
- Amiodaron 300 mg IV
- Lidocain 1-1,5 mg/kg IV

-(Nếu
MgSO4
1-2còn)
g IV
RT/NT

NHỊP KHÔNG SỐC

NHỊP SỐC
ĐI65N

 Nếu vô tâm thu
/PEA thì tiếp tục
các bước xử lý
VTT/PEA như
trên .
Nếu có nhịp thì
săn sóc sau hồi
sinh

SỐC ĐIỆN

Tìm những nguyên nhân có thể điều trị

3


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5


NĂM 2014

NGỘ ĐỘC CẤP THUỐC GÂY NGHIỆN
(NHÓM OPI, HEROIN VÀ MORPHIN)
I. ĐẠI CƢƠNG:
- Thuốc gây nghiện: thuốc phiện (Opiates), codein, morphin và heroin rất dễ gây ngộ độc
cấp khi sử dụng, đặc biệt ở những người lạm dụng thuốc và phụ thuộc thuốc. Ngộ độc
nhóm thuốc gây nghiện có thể tử vong do suy hô hấp cấp.
II. CHẨN ĐOÁN:
1. Bệnh sử:
- Có tiếp xúc với thuốc gây nghiện.
- Có tiền căn nghiện heroin, có bệnh mãn tính thường cần dùng thuốc gây nghiện.
- Khai thác bệnh sử thường phải thông qua thân nhân, bạn bè hay người chứng kiến tình
huống ngộ độc.
2. Triệu chứng lâm sàng:
xuất hiện tam chứng cổ điển: hôn mê, suy hô hấp và co đồng tử
- Ức chế hô hấp: thở chậm, yếu, ngừng thở, tím tái, Sp02 giảm, phù phổi cấp.
- Ức chế thần kinh trung ương: biểu hiện nhiều mức độ khác nhau từ lơ mơ, ngũ gà đến
hôn mê.
- Đồng tử co nhỏ, mất các phản xạ.
- Ngòai ra còn có thể : huyết áp hạ, lạnh do hạ thân nhiệt.
3. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết:
- Xét nghiệm thường quy: công thức máu, Đường huyết, BUN, Creatinin, SGOT, SGPT,
Ion đồ, Sp02, ECG, X Quang phổi.
- Test thử Morphin/Hêroin trong nước tiểu dương tính.
4. Chẩn đoán phân biệt:
- Hôn mê do uống thuốc ngủ và an thần quá liều.
- Hôn mê do hạ đường huyết, thường gặp ở người tiểu đường dùng thuốc hạ đường huyết
quá liều.

- Tai biến mạch máu não.
II.
ĐIỀU TRỊ:
a)
Nguyên tắc điều trị:
1. Hồi sức tích cực nội khoa:
- Đặt nội khí quản nếu BN ngưng thở.
- Đảm bảo tuần hòan: ép tim ngoài lồng ngực nếu ngừng tim,
- Chống co giật, điều trị phù phổi nếu có.
2. Điều trị đặc hiệu: Naloxone
3. Điều trị hỗ trợ:
- Truyền dịch Glucose 5% hoặc NaCl 0,9 % đảm bảo huyết áp.
- Dùng thuốc vận mạch Noradrenaline trong trường hợp có tụt huyết áp.
- Thở oxy mũi 4 l/ph.
b)
Thuốc đặc hiệu: Naloxone
- Bắt đầu tác dụng nhanh: 1 phút

4


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


-


-

BỆNH VIỆN QUẬN 5


NĂM 2014

Thời gian bán hủy: 20 phút
Thời gian tác dụng: 20-60 phút
Rất an tòan
Cách dùng:
Ức chế thần kinh chủ yếu:
Tấn công:
Liều thứ 1: Naloxone 0,4mg /1ml TMC
Liều thứ 2: Naloxone 0,4mg /1ml TMC sau liều 1 02 phút.
Trẻ em:
< 20 kg: 0.1 mg/kg/TMC/TB mỗi 2-3 phút
> 20 kg: giống liều người lớn
Duy trì:
0.25 mg/giờ/6-10 giờ
[ 05 ống pha 40 ml Nacl 0.9% (Glucose 5%) TTM 5ml/giờ ]
Ức chế hô hấp chủ yếu:
Tấn công:
2 mg TMC
Lặp lại mỗi 2 phút đến tổng liều 10mg
Duy trì:
1.2 mg/giờ/6-10 giờ
[ 15 ống pha 40 ml Nacl 0.9% (Glucose 5%) TTM 8ml/giờ ]

 Trong trường hợp cấp cứu không có đường truyền TM, Naxolone có thể được cho
dưới lưỡi, qua niêm mạc mũi, hay nội khí quản.
c)
Theo dõi:
- Nếu BN hồi phục sau khi sử dụng liều đầu mà không có triệu chứng trong vòng 4-6 giờ,

BN có thể xuất viện.
III.

TIÊU CHUẨN CHUYỂN VIỆN:

- Nếu sau 4 liều ban đầu không kết quả thì tìm xem bệnh nhân có uống thêm thuốc khác :
barbiturate, thuốc an thần, rượu…, hoặc chấn thương đầu chuyển tuyến trên.

Tài liệu tham khảo:
- Ngộ độc thuốc gây nghiện (nhóm OPI, Heroin và morphin) của PGS.TS Nguyễn Thị Dụ
-Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.
- Phác đồ xử trí ngộ độc Heroin năm 2013 của Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Phác đồ xử trí ngộ độc Heroin năm 2014 của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
- Phác đồ xử trí ngộ độc Heroin năm 2013 của Bệnh viện Nguyễn Trãi.

5


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

HÔN MÊ HẠ ĐƢỜNG HUYẾT
I. ĐẠI CƢƠNG:
Hạ đường huyết (ĐH) là một rối loạn sinh hóa khi vận tốc di chuyển đường khỏi máu vượt
quá khả năng bù trù của cơ thể để duy trì một lượng đường huyết bình thường (80-120
mg/dl).
Khi đường huyết giảm dưới 70 mg/dl được gọi là hạ đường huyết. Những triệu chứng lâm

sàng chỉ xảy ra khi ĐH dưới mức 45-50 mg/dl.
Chẩn đoán hạ ĐH dựa vào Tam chứng Whipple:
 Có triệu chứng lâm sàng.
 Nồng độ Glucose huyết tương thấp < 45 -50 mg/dl.
 Triệu chứng giảm sau khi uống hoặc truyền đường.
II. NGUYÊN NHÂN-YẾU TỐ THUẬN LỢI:
1. Hạ đƣờng huyết khi đói:
Xảy ra 5-6 giờ sau bữa ăn cuối cùng, triệu chứng thường nặng, dẫn đến hôn mê và tử vong.
Cơn hạ ĐH thường xảy ra vào ban đêm, khi thức giấc hoặc sau khi vận động nhiều và
thường có Tam chứng Whipple.
Thường do thuốc điều trị ĐTĐ: Insulin, Sulfonylurea… hay hạ ĐH do rượu…
Các yếu tố thuận lợi: bệnh nhân nhỏ tuổi, lớn tuổi, thiếu ăn, nhịn đói lâu ngày, suy gan, suy
thận…
2. Hạ đƣờng huyết sau ăn:
xảy ra sớm trong vòng 2-3 giờ sau khi ăn, thường có triệu chứng nhẹ: chóng mặt, choáng
váng, muốn xỉu mà không hôn mê.
Thường là loại Hạ ĐH ―chức năng‖.
Hạ ĐH do phản ứng với thức ăn: trên những bệnh nhân cắt bao tử, hẹp môn vị…
Các yếu tố thuận lợi: xảy ra sau bữa ăn có nhiều carbohydrate có thể do tăng sản xuất
insuline hoặc tăng độ nhạy cảm với insuline.
III. CHẨN ĐOÁN:
Dựa vào Tam chứng Whipple
1. Lâm sàng:
a) Rối loạn thần kinh tự chủ:
Đói, vã mồ hôi
Tim đập nhanh, hồi hộp
Da tái nhợt
Run rẩy, yếu cơ, nói lắp
b) Rối loạn thần kinh trung ương: hạ ĐH kéo dài, nặng
Nhìn đôi, mờ mắt, lú lẫn

6


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

2.

3.

IV.
1.

2.

NĂM 2014

BỆNH VIỆN QUẬN 5

Thay đổi tri giác hoặc hành vi, mất trí nhớ
Co giật, hôn mê
Cận lâm sàng:
Hạ đường huyết sinh hóa: đường huyết < 70mg/dL.
Hạ đường huyết lâm sàng: khi ĐH < 45-50 mg/dL.
Phân biệt:
Hôn mê nhiễm ceton axit.
Tai biến mạch máu não.
XỬ TRÍ:
Nguyên tắc điều trị: xử trí cấp cứu hạ ĐH tùy thuộc:
Tình trạng tri giác.
Nồng độ Glucose huyết.

Dự đoán về diễn tiến lâm sàng.
Điều trị cụ thể: xử trí hạ đường huyết theo mức độ lâm sàng:
Mức độ

Độ I (nhẹ)

Lâm sàng
Bệnh nhân còn tỉnh táo,
chỉ có triệu chứng thần
kinh giao cảm:

Bệnh nhân hôn mê, rối
Độ II (nặng) loạn tri giác, không uống
được…

Xử trí
- Uống đường hấp thu nhanh :01 ly nước trái
cây hay 01 tách sữa ( chứa khoảng 15-20 g
carbohydrates).
- Bấm lại ĐH mao mạch sau 10-15 phút, nếu
còn hạ <70 mg/dL thì cho uống tiếp 01 phần
đường hấp thu nhanh nữa.
- Tiêm TM 25-50 ml Glucose 30% , sau đó
Glucose 5-10% TTM duy trì đến khi bệnh ổn
(ĐH trên 100 mg/dl), theo dõi ĐH mỗi 30-60
phút.

Hạ đường huyết do uống sulfonylurea ( tác dụng còn kéo dài ): cần theo dõi bệnh nhân
trong 24-48 giờ, nếu ngưng truyền glucose quá sớm, bệnh nhân có thể hôn mê trở lại.
III/ NGĂN NGỪA TÁI PHÁT HẠ ĐƢỜNG HUYẾT:

Điều trị các tác nhân thuận lợi gây hạ đường huyết: suy gan, suy thận, ăn trễ.
Giảm hoặc chỉnh liều các loại thuốc gây hạ đường huyết.
Thay thế các hormones nếu cần.
Luôn luôn ăn uống đúng bữa, đúng giờ.
Tài liệu tham khảo:
Phác đồ xử trí Hôn mê Hạ đường huyết của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương.

7


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

PHÙ PHỔI CẤP DO TIM
I/ ĐẠI CƢƠNG:
Phù phổi cấp do tim là một tình trạng suy giảm chức năng thất trái cấp tính do bệnh hẹp van
2 lá, mà hậu quả là sự gia tăng rõ rệt áp lực nhĩ trái và áp lực mao mạch phổi, gây tập trung
dịch vào trong khoang phế nang và mô kẻ phổi, làm ảnh hưởng đến sự trao đổi khí và sự
oxy hóa đầy đủ.
II/ CHẨN ĐOÁN:
Đa số bệnh nhân biết có bệnh tim từ trước, nhưng đôi khi phù phổi cấp là biểu hiện đầu tiên
của bệnh lý gốc.
1/ Lâm sàng:
 Cơ năng:
- Cảm giác ngộp thở tăng lên khi nằm, do đó bệnh nhân thường phải ngồi.
- Lo âu sợ hãi, hốt hoảng.
 Thực thể:

- Thở nhanh, vã mồ hôi, co kéo cơ hô hấp phụ, ho khạc bọt hồng, đẩu chi
tím tái.
- Mạch nhanh, đầu chi lạnh, huyết áp tăng do cường giao cảm.
- Tiếng thở ồn ào: phổi nhiều ran ẩm, ran rít từ đáy dâng lên đỉnh 2 phế
trường. Tiếng tim khó nghe do ran ở phổi. Có thể nghe tiếng T3, tiếng P2 mạnh.
2/ Cận lâm sàng:
- Xq KTS phổi thẳng: hình ảnh phù mô kẻ, tái phân bố tuần hoàn phổi. Hình ảnh dịch
phù tụ ở các vách ngăn giữa các tiểu phân thùy. Hình ảnh muộn là phù phế nang, tim to
thoát dịch hình cánh bướm.
- Điện tâm đồ: Hình ảnh TMCT, NMCT, loạn nhịp tim, giãn nhĩ trái và phì đại thất trái,
Sóng T đảo ngược, QT kéo dài.
- BNP: giúp phân biệt giữa suy tim và nguyên nhân khó thở do phổi. Khi BNP
<100pg/ml có thể loại trừ nguyên nhân do tim.
3/ Chẩn đoán phân biệt:
- Phù phổi cấp và hen phế quản. Trong hen phế quản có các triệu chứng:
 Lồng ngực căng phồng, gõ vang.
 Co kéo cơ hô hấp phụ nhiều.
 Nhiều ran rít với tần số cao hơn.
 Thường có tiền căn hen phế quản.
- Phù phổi cấp do tim và không do tim. Phù phổi cấp không do tim có các triệu chứng:
 Nhiễm trùng từ phổi hoặc nơi khác.
 ECG bình thường.
 Xq KTS phổi thẳng: bình thường hay có thâm nhiễm ngoại biên, không có đường
Kerley B.
 Siêu âm tim; bình thường, chức năng thất trái bình thường.
8


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

III/ XỬ TRÍ:
Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị triệu chứng.
- Điều trị các yếu tố thức đẩy.
- Điều trị nguyên nhân.
1/ Xử trí ban đầu:
- Thở oxy ẩm 3 – 5 lít/phút qua sonde mũi hay mặt nạ sao cho SpO2> 60%.
- Aminophyline 6mg/kg/20phút tiêm TM chậm, sau đó truyền TM 0,2 – 0.,5 mg/kg/giờ.
2/ Giảm tiền tải:
- Nitroglycerin: Nitromint aerosol xịt 2 nhát dưới lưỡi ( BN chưa có tụt HA hay sốc ) hoặc
Nitrosol TTM 5-10mcg/kg/ph, tăng liều 5mcg mỗi 10ph, dừng tăng liều khi có hiệu quả
(không dùng khi HATThu <90mmHg hoặc tần số tim < 50lần/phút.): 5mg pha 50ml
Glucose 5% bơm kim tự động khởi đầu 3-6ml/giờ.
- Furosemide: 20 – 80 mg TMC, tối đa 200 mg.
- Morphine sulphate 3 – 5 mg TMC hoặc tiêm dưới da mỗi 15 phút, tổng liều 10 mg.
3/ Giảm hậu tải:
- Nitroprusside: 0.25 – 10 mcg/kg/phút TTM.
- Dobutamine: 2.5 – 15 mcg/kg/phút TTM.
- Dopamine: 0.5 – 5 mcg/kg/phút TTM.
4/ Thông khí hỗ trợ áp lực không xâm lấn:
- CPAP
- Đặt nội khí quản và thông khí cơ học khi bệnh nhân vẫn bị thiếu oxy dù đã được cung cấp
oxy tối đa qua phương pháp không xâm lấn, khi bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp.
5/ Điều trị yếu tố thúc đẩy:
Thường gặp là tăng huyết áp, TMCT, loạn nhịp nhanh hay chậm, nhiễm trùng, thiếu máu,
cường giáp.

6/ Điều trị nguyên nhân:
- Điều trị các loại loạn nhịp nhanh hoặc chậm: kiểm soát nhịp tim.
- NMCT cấp: giãn mạch.
- Hở van 2 lá cấp: giãn mạch.
IV/ THEO DÕI:
- Bệnh nhân có cải thiện rõ: Theo dõi tiếp trong 6 giờ, nếu ổn định đưa vào khoa nội điều
trị.
- Đánh giá lại bệnh nhân: mạch, HA, nhịp thở, Sp02 và tình trạng lâm sàng: nếu có sốc hoặc
huyết động không ổn: chuyển viện an toàn.
V/ CHUYỂN VIỆN:
- Bệnh nhân tạm ổn định về huyết động.
- Chuyển viện an toàn.
Tài liệu tham khảo:
- Phác đồ điều trị Phù phổi cấp do tim - BV Cấp cứu Trưng Vương.

9


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

SUY THẬN CẤP
I/ ĐẠI CƢƠNG:
Suy thận cấp là một hội chứng xuất hiện khi chức năng thận (chủ yếu là chức năng lọc
cầu thận) bị suy sụp nhanh chóng, xảy ra đột ngột ở bệnh nhân không có suy thận trước
đó hoặc ở bệnh nhân đã mắc suy thận mạn.
Mức lọc cầu thận có thể bị suy giảm nặng nhưng có thể được hồi phục hoàn toàn một

cách tự nhiên hoặc dưới ảnh hưởng của điều trị nguyên nhân.
Suy thận cấp thể hiện trên lâm sàng đặc trưng với vô niệu, nhưng có những thể bệnh vẫn
có lượng nước tiểu bảo tồn.
Gần đây chẩn đoán suy thận cấp dựa vào sự gia tăng créatinine máu so với créatinine
căn bản đã biết: nhiều hơn 50mmol/l đối với créatinine căn bản dưới 250 mmol/l hoặc
nhiều hơn 100 mmol/l đối với créatinine máu căn bản trên 250 mmol/l.
II/ NGUYÊN NHÂN:
1. Nguyên nhân trước thận (suy thận cấp chức năng)
 Mất nước ngoại bào
Mất qua da (mồ hôi, bỏng)
Mất qua đường tiêu hoá (nôn mữa, tiêu chảy, lỗ dò)
Mất qua thận:
+ Điều trị lợi tiểu quá mạnh.
+ Đa niệu thẩm thấu trong đái tháo đường mất bù và trong hội chứng lấy vật tắc nghẽn.
+ Viêm thận kẻ mạn
+ Suy thượng thận
 Giảm thể tích máu thật sự
Hội chứng thận hư nặng
Xơ gan mất bù
Suy tim xung huyết
Hạ huyết áp trong các tình trạng sốc: tim, nhiễm trùng, phản vệ, xuất huyết.
 Suy thận cấp huyết động (do thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin II,
Kháng viêm không stéroid…)
2. Nguyên nhân tại thận (suy thận cấp thực thể)
Viêm ống thận cấp
Viêm cầu thận cấp
Viêm thận kẽ cấp
3. Nguyên nhân sau thận (Suy thận cấp tắc nghẽn)
Sỏi niệu quản là hàng đầu ở Việt Nam
U xơ, ung thư tuyến tiền liệt

U vùng khung chậu lành hay ác tính (u bàng quang, ung thư tử cung, cổ tử cung, trực
tràng)
10


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

Xơ cứng sau phúc mạc
Di căn sau phúc mạc (hiếm)
Lao làm teo hai niệu quản
III/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Lâm sàng:
 Giai đoạn khởi đầu:
Là giai đoạn xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây bệnh, diễn tiến tùy theo từng loại,
ở bệnh nhân ngộ độc thì diễn biến nhanh có thể dẫn đến vô niệu ngay, ở bệnh nhân sốc
thì diễn biến nhanh hay chậm tùy theo nguyên nhân sốc và kỹ thuật hồi sức lúc đầu.
 Giai đoạn thiểu vô niệu:
Thiểu niệu khi lượng nước tiểu < 500ml/24 giờ (hoặc dưới 20ml / giờ), có thể bắt đầu từ
từ hoặc ngay vài ngày đầu khởi bệnh, trung bình kéo dài 1 - 2 tuần, khi thiểu niệu kéo
dài trên 4 tuần thì cần xem thận bị hoại tử vỏ, viêm cầu thận cấp thể tiến triển nhanh,
viêm quanh tiểu động mạch thận, sỏi gây tắc niệu quản.
Vô niệu khi lượng nước tiểu < 100ml/24 giờ.
Chính vì nguyên nhân thiểu và vô niệu nên làm cho urê, creatinine tăng cao nhanh trong
máu.
Biểu hiện trong giai đoạn này chủ yếu là hội chứng tăng urê máu cấp gồm có các triệu
chứng:

- Về tiêu hóa: chán ăn, buồn nộn, nôn mữa , táo bón hoặc ĩa chảy.
- Về tim mạch: Tăng huyết áp thường gặp ở các bệnh viêm cầu thận, còn lại là do lạm
dụng dịch truyền gây ứ nước, muối, tăng huyết áp nặng, gây phù phổi, phù não.
- Dấu thần kinh: có thể kích thích vật vã, hôn mê, co giật, có khi rối loạn tâm thần.
- Về hô hấp: nhịp thở toan kiểu Kussmaul hoặc Cheyne - Stokes, phù phổi, nhiễm khuẩn
phổi.
- Thiếu máu: Thường xuất hiện sớm nhưng không nặng lắm, khi có thiếu máu nặng thì
cần nghĩ đến nguyên nhân suy thận cấp là do xuất huyết nặng kéo dài hoặc bệnh có suy
thận mạn trước đó.
- Phù thường do uống nhiều nước hoặc truyền dịch quá nhiều.
- Rối loạn điện giải: thường gặp trong suy thận cấp là tăng Kali máu, Toan máu là hậu
quả từ tăng chuyển hóa, dự trữ kiềm giàm 1 - 2 mmol/ ngày.
Nhiễm trùng: trong giai đoạn vô niệu nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
thường là nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu và ngoài da.
 Giai đoạn tiểu nhiều:
Thường bắt đầu từ 300ml/24giờ sau đó bệnh nhân tiểu nhiều, thường vào ngày thứ 3 của
giai đoạn này lượng nước tiểu đạt 1lít/ngày.
Các chỉ số về sinh hoá trong máu chỉ bắt đầu giảm dần sau vài ngày tiểu nhiều.
 Giai đoạn phục hồi:
Urê, creatinine máu giảm dần, mức độ cô đặc nước tiểu tăng dần, lâm sàng tốt lên.
2/ Cận lâm sàng:
Ure, creatinine tăng.
Ion đồ: rối loạn điện giải, Kali máu tăng.
TPTTBMBMĐTĐ.
11


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5


NĂM 2014

Siêu âm bụng tổng quát.
Tổng phân tích nước tiểu.
IV/ ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc chung là điều trị theo nguyên nhân suy thận cấp, rất khác biệt tùy từng
nguyên nhân trước, tại và sau thận.
1. Điều trị suy thận cấp chức năng:
Suy thận cấp với mất nước ngoại bào và giảm thể tích máu.
Điều trị căn bản suy thận cấp chức năng bằng hồi phục lại nước, thể tích máu lưu thông
bằng điện giải, máu, huyết tương cho phần lớn các nguyên nhân trước thận
Điều trị chính bằng dung dịch muối đẳng trương 0,9%, hoặc nhược trương 0,45% bằng
đường tĩnh mạch. Trong trường hợp không nặng cung cấp bằng đường uống.
Trường hợp đặc biệt do thuốc ức chế men chuyển và thuốc kháng viêm không phải
steroide: Ngừng thuốc.
Chung cho các suy thận cấp chức năng, để nâng huyết áp, cũng như tác dụng lợi tiểu có
thể sử dụng các thuốc sau:
- Isuprel 0,2 - 0,6mg - 1mg trong 1000ml glucose đẳng trương truyền tĩnh mạch.
- Dopamin 3 – 5 µg/kg/phút cho người nặng 50 kg truyền với glucose 5%.
2. Điều trị suy thận cấp thực thể:
2.1. Giảm muối và nước
Ở giai đoạn vô niệu, ăn lạt hoàn toàn, lượng nước kể cả dịch truyền và uống mỗi ngày
không quá 700ml ở người 50kg.
2.2. Ở giai đoạn thiểu niệu. hoặc ngay ngày đầu vô niệu, có ứ nước ngoại bào:
Furosemid mỗi lần 120 - 160mg, tiêm tĩnh mạch mỗi 3 - 4 giờ, liều tối đa có thể đến
1000mg - 1500 mg/24h nhằm chuyển thể vô niệu sang thể đái nhiều. Furosemid thường
thay đổi lượng nước tiểu mà không ảnh hưởng đến chức năng thận. Nếu dùng đủ liều
lượng trong ngày mà vẫn không có lượng nước tiểu thì ngừng dùng.
2.3. Khi có tăng K máu

Dung dịch glucose 20% 500ml + 20đv Insulin truyền tĩnh mạch nhanh từ 60-90 phút.
Clorua calci 10% 5-10ml tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 phút, khi cấp cứu với điện tim có
bloc xoang nhĩ, QRS giãn rộng hoặc K+ > 7mEq/l.
2.4. Điều trị toan chuyển hoá.
Truyền tĩnh mạch Bicarbonat đẳng trương 1,4 g% hoặc trong trường hợp cần thiết sử
dụng loại đậm đặc 4,2%, 8,4%.
V/ TIÊU CHUẨN CHUYỂN VIỆN:
Suy thận cấp sau thận.
Trường hợp nặng, điều trị như trên không hiệu quả.
Chuyển viện an toàn.
Tài liệu tham khảo :
Phác đồ điều trị Suy thận cấp – Bệnh viện Nhân dân 115.

12


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

NĂM 2014

BỆNH VIỆN QUẬN 5

RUNG NHĨ
I/ ĐẠI CƢƠNG:
Phân loại:
- Rung nhĩ cấp: <48 giờ.
- Rung nhĩ mạn: >48 giờ hoặc không xác định được thời gian.
- Rung nhĩ cơn: trên 1 lần rung nhĩ rồi tự về nhịp xoang.
- Rung nhĩ kháng trị: không đáp ứng thuốc và sốc điện.
- Rung nhĩ trong hội chứng WPW.

II/ CHẨN ĐOÁN:
1. Lâm sàng:
.
.
.
- Huyế
.
2. Cận lâm sàng:
- Điệu tâm đồ:

trường hợp nhỏ –

< 120l/phút (nế
.

ế

.
.
.
< 3mm (có
: rung nhĩ).
200l/phút).

III/ XỬ TRÍ:
1/ Loại trừ nguyên nhân.
2/ Điều trị kháng đông:
 Phân loại yếu tố nguy cơ:
- Nguy cơ thấp: Nữ, 65 – 74 tuổi, bệnh mạch vành, nhiễm độc giáp.
- Nguy cơ trung bình: trên 75 tuổi, tăng huyết áp, suy tim, EF <35%, Đái tháo đường.

- Nguy cơ cao: tiền căn đột quỵ, thoáng thiếu máu não, thuyên tắc, hẹp van 2 lá, van nhân
tạo.
 Điều trị kháng đông: theo AHA/ACC/ESC 2006.
- Yếu tố nguy cơ thấp: Aspirin 81 – 325 mg/ngày.
- Có 1 yếu tố nguy cơ trung bình: Aspirin 81 – 325 mg/ngày hoặc Warfarin giữ INR 2-3.

13


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

- Có bất kỳ 1 yếu tố nguy cơ cao hoặc trên 1 yếu tố nguy cơ trung bình: Warfarin gữi INR
2-3; Van cơ học giữ INR > 2,5.
3/ Khống chế nhịp thất:
- Digoxin 0,0125 – 0,025 mcg/ngày, hoặc
- Verapamine 60 – 120 mg/ngày, hoặc
- Diltiazem 60 – 120 mg/ngày, hoặc
- Bisoprolol 2,5 – 10 mg/ngày.
IV/ CHUYỂN VIỆN:
- Có biểu hiện rối loạn huyết động.
- Có yếu tố nguy cơ trung bình hoặc cao.
- Có chỉ định chuyển nhịp xoang.
- Chuyển viện an toàn.
Tài liệu tham khào:
- Phác đồ điều trị Loạn nhịp nhanh trên thất – Bệnh viện Nhân dân Gia định.


14


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

CƠN TĂNG HUYẾT ÁP
I/ ĐẠI CƢƠNG:
Cơn tăng huyết áp là tình trạng tăng huyết áp đột ngột với huyết áp tâm trương vượt
>120mmHg.
Phân loại:
 Tăng huyết áp cấp cứu: là cơn tăng huyết áp kèm tổn thương cơ quan đích tiến
triển cấp tính (VD tổn thương tim, não, thận v.v...) đòi hỏi phải hạ huyết áp trong
vòng vài giờ bằng thuốc đường tĩnh mạch.
 Tăng huyết áp khẩn trương: là cơn tăng huyết áp không kèm triệu chứng tổn
thương cơ quan đích tiến triển cấp tính, huyết áp có thể được giảm dần trong vòng
24-72 giờ khi dùng thuốc bằng đường uống.
 Tăng huyết áp ác tính-gia tăng: là cơn tăng huyết áp kèm theo tổn thương đáy mắt
(phù hay xuất huyết) và các biến chứng khác.
II/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Chẩn đoán xác định :
Huyết áp tâm trương > 120mmHg.
Kèm ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
 Phù gai thị.
 Suy thận gia tăng.
 Biến chứng thần kinh cấp tính.
 Biến chứng tim mạch cấp tính.

2/ Chẩn đoán loại cơn tăng huyết áp:
a/ Tăng huyết áp cấp cứu:
Bệnh não do tăng huyết áp .
Tăng huyết áp ác tính (một số trường hợp).
Tăng huyết áp nặng kèm các biến chứng cấp tính.
 Mạch máu não:
- Xuất huyết trong sọ.
- Xuất huyết dưới nhện.
- Nhũn não nghẽn mạch nặng cấp tính.
 Thận: suy thận tiến triển nhanh.
 Tim mạch:
- Phình bóc tách động mạch chủ.
- Suy tim trái cấp với phù phổi.
- Nhồi máu cơ tim.
- Cơn đau thắt ngực không ổn định.
Sản giật hay tăng huyết áp nặng khi có thai.
Tình trạng tăng tiết Catecholamin:
 Cơn u tủy thượng thận
 Do ngưng thuốc hạ huyết áp đột ngột (Clonidine, Methyldopa).
_ Chấn thương đầu.
b/ Tăng huyết áp khẩn trương:
15


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014


Tăng huyết áp ác tính-gia tăng.
Bỏng nặng.
Viêm cầu thận cấp với tăng huyết áp nặng.
Viêm mạch máu toàn thân cấp tính.
Tăng huyết áp liên quan phẩu thuật.
+ Tăng huyết áp sau phẩu thuật.
+ Tăng huyết áp nặng ở bệnh nhân cần phẩu thuật khẩn cấp.
- Chảy máu cam nặng.
- Do ngưng thuốc huyết áp đột ngột.
3/ Cận lâm sàng:
- TPTTBMBMĐTĐ, creatinin, đường huyết, ion đồ, tổng phân tích nước tiểu.
- Đo ECG
- X quang phổi thẳng.
- Tùy theo nghi vấn tổn thương cơ quan đích nào có thể chỉ định thêm các xét nghiệm
thăm dò sâu hơn tiếp theo.
III/ ĐIỀU TRỊ:
1/ Mục đích và yêu cầu:
 Đối với tăng huyết áp cấp cứu:
- Giảm 25% trị số huyết áp trung bình hay giảm trị số huyết áp tâm
trương xuống <110mmHg trong vòng vài phút đến vài giờ.
- Theo dõi sát huyết áp vì tổn thương cơ quan đích có thể xảy ra hay
tiến triển nặng thêm do giảm huyết áp quá nhanh. Nếu triệu chứng xấu hơn trong quá
trình hạ huyết áp, tốc độ giảm huyết áp phải chậm lại hay phải ngưng tạm thời.
 Đối với tăng huyết áp khẩn trương:
- Cho phép hạ huyết áp trong vòng vài giờ đến 72 giờ.
- Thường đòi hỏi phối hợp thuốc.
- Cũng phải được theo dõi tại bệnh viện trong 24-72 giờ để chắc chắn bệnh nhân có
đáp ứng điều trị và không gặp tác dụng phụ hay biến chứng.
2/ Xử trí:
a/ Xử trí tăng huyết áp cấp cứu:

Có thể dùng các thuốc sau tùy theo tình trạng bệnh nhân.
 Nitroprusside 0.25 – 10 mcg/kg/phút truyền tĩnh mạch.
Chỉ định: trong hầu hết các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu.
Tác dụng ngay lập tức , thời gian tác dụng 2-3 phút sau khi truyền.
Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, dùng lâu dài gây ngộ độc cyanide, metHb.
 Nitroglycerin 5 – 100 mcg/phút truyền tĩnh mạch.
Chỉ định: có kèm nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực.
Tác dụng 2-5 phút, thời gian tác dụng 5-10 phút.
Tác dụng phụ: đau đầu, đỏ mặt, nhịp nhanh, metHb.
b/ Xử trí tăng huyết áp khẩn trương:
Có thể sử dụng đơn độc hay phối hợp các thuốc sau tùy tình trạng bệnh nhân.
-

 Captopril 25 mg uống hay ngậm dưới lưỡi, lập lại nếu cần.
Thận trọng: tụt huyết áp, suy thận với hẹp đông mạch thận 2 bên.
16


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

Khởi phát

15-30 phút, thời gian tác dụng 6-8 giờ (khi uống)
15-30 phút, thời gian tác dụng 2-6 giờ (khi ngậm dưới lưỡi).
 Nifedipine 10 mg uống, lặp lại nếu cần.
Thận trọng: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não.

Khởi phát 15-30 phút.
IV/ CHUYỂN VIỆN:
Tăng huyết áp có kèm theo tổn thương cơ quan đích.
Chuyển viện an toàn: xe cấp cứu.
Tài liệu tham khảo:
Phác đồ điều trị Cơn tăng huyết áp - Bệnh viện Nhân dân 115.
Phác đồ điều trị Tăng huyết áp cấp cứu – Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương.

17


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

CHOÁNG PHẢN VỆ
I/ ĐẠI CƢƠNG:
Phản vệ là phản ứng hệ thống nặng, có thể gây tử vong, xảy ra đột ngột sau khi tiếp
xúc với chất gây dị ứng.
Đây là một cấp cứu cần xử trí ngay.
II/ CHẨN ĐOÁN:
Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện:
Cảm giác khác thường: bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…., tiếp đó xuất hiện triệu chứng
ở một hoặc nhiều cơ quan.
Mẫn ngứa, ban đỏ, mề đay, phù Quincke.
Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.
Khó thở kiểu hen, thanh quản, nghẹt thở.
Đau quặn bụng, tiêu tiểu không tự chủ.

Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.
Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật.
III/ XỬ TRÍ:
1/ Xử trí ngay tại chỗ:
- Ngưng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên: thuốc đang tiêm, thuốc uống, thuốc bôi, nhỏ
mắt, nhỏ mũi….
- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
- Thuốc: Adrenaline là thuốc cơ bản để chống choáng phản vệ.
 Adrenaline dung dịch 1/1000, ống 1ml = 1mg,
 Người lớn: 0.5 – 1 ống tiêm dưới da.
 Trẻ em: không quá 0.3 ml (ống 1ml pha 9ml nước cất, tiêm dưới da 0.1ml/kg).
 Hoặc Adrenaline 0.01 mg/kg cho cả người lớn và trẻ em tiêm dưới da.
 Tiếp tục tiêm dưới da adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/ lần cho đến khi huyết
áp trở lại bình thường.
 Ủ ấm, nằm đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 – 15 phút/lần, nằm nghiêng
nếu có nôn ói.
 Nếu choáng quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm
adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội
khí quản hoặc qua màng nhẫn giáp.
2/ Các xử trí khác:
- Suy hô hấp: tùy mức độ khó thở có thể sự dụng các biện pháp sau:
 Thở oxy mũi – thổi ngạt.
 Bóp bóng ambu có oxy.
 Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo. Mở khí quản nếu phù thanh môn.
- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch adrenaline để duy trì huyết áp, liều 0.1 mcg/kg/phút,
điều chỉnh liều theo huyết áp.
- Các thuốc khác:
18



PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

 Hydrocortisone 5mg/kg/giờ TMC. Dùng liều cao hơn nếu choáng nặng.
 Natri chlorua 0.9% truyền tĩnh mạch 1 – 2 lít ở người lớn, trẻ em không quá
20ml/kg.
 Diphenhydramine 1 – 2 mg tiêm bắp hay tiêm mạch.
- Điều trị phối hợp:
 Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa.
 Băng ép chi phía trên cho tiêm hoặc đường vào của nọc độc.
- Chú ý: Điều dưỡng có thể sử dụng adrenaline tiêm dưới da theo phác đồ khi bác sĩ
không có mặt.
IV/ THEO DÕI:
- Theo dõi sinh hiệu, triệu chứng cải thiện.
- Cần theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định.
V/ CHUYỂN VIỆN:
- Khi không đáp ứng với điều trị như trên.
- Cần chuyển viện an toàn đến bệnh viện gần nhất.

Tài liệu tham khảo:
-

Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ - BV Bệnh nhiệt đới.
Thông tư 08/1999/TT-BYT ngày 04/05/1999 của Bộ Y tế về hướng dẫn xử trí sốc phản vệ.

19



PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ
I/ ĐẠI CƢƠNG:
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một thuật ngữ để chỉ tình trạng mất cân bằng cung cầu oxy
cho cơ tim. Nó xảy ra khi có hẹp >50% bất cứ nhánh mạch vành nào.
- Phân loại:
- Cơn đau thắt ngực ổn định.
- Thiếu máu cơ tim yên lặng.
- Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ.
- Rối loạn nhịp do thiếu máu cơ tim.
II/ CHẨN ĐOÁN:
- Cơn đau ngực kiểu mạch vành.
- Điện tâm đồ: bình thường đến 50%.
- Siêu âm tim: khảo sát vùng giảm động, phân suất tống máu.
- Test gắng sức, MSCT, MRI tim, chụp mạch vành khi có chỉ định.
III/ XỬ TRÍ:
Mục tiêu: tái lập cân bằng cung cầu oxy cho cơ tim. Cụ thể:
1/ Thay đổi lối sống: ngưng thuốc lá, tránh stress, gắng sức.
2/ Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ.
3/ Điều trị bệnh kèm theo: thiếu máu, tăng huyết áp, hẹp khít van động mạch chủ, cường
giáp, sốt.
4/ Thuốc sử dụng:
 Kháng kết tập tiểu cầu:
- Aspirin 81 – 300 mg/ngày.

- Clopidogren 75mg/ngày.
 Ức chế beta:
- Atenolol 25 – 200 mg/ngày.
- Bisoprolol 2,5 – 10 mg/ngày.
 Ức chế calci: nếu ức chế beta bị chống chỉ định.
- Verapamine 60 – 480 mg/ngày.
- Diltiazem 60 – 360 mg/ngày.
 Nitrat:
- Dinitrat 5 – 40 mg, 2 lần/ngày.
- Mononitrat 30 – 120 mg/ngày.
 Statin:
- Atorvastatine 10 – 20 mg/ngày.
 Nếu bệnh nhân có suy tim, rối loạn nhịp: dùng thêm thuốc tương ứng.
5/ Điều trị cơn đau thắt ngực ổn định:
- Thở oxy ẩm 3-5 lít/phút.

20


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

- Nitromint xịt : 1-2 nhát dưới lưỡi hoặc Nitrosol 5 – 10 mcg/kg/phút TTM, lặp lại khi cần
thiết.
- Đặt monitor theo dõi dấu hiệu sinh tồn, M.HA.
- Aspirin: Aspegic 100-300 mg uống.
- Statin: Atorvastatin 40 – 60 mg/ngày.

- Thêm thuốc ức chế men chuyển cho bệnh nhân có tăng huyết áp, bệnh cơ tim, hay thuốc
ức chế thụ thể angiotensin II ở bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
IV/ TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN:
- Khi bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị.
- Khi có biểu hiện của hội chứng vành cấp.
- Khi có biểu hiện suy tim.
V/ CHUYỂN VIỆN:
- Cơn đau thắt ngực ổn định: bệnh nhân vẫn đau hoặc đau hơn.
- Chuyển viện khi tình trạng tạm ổn định.
- Chuyển viện an toàn.
Tài liệu tham khảo:
- Phác đồ điều trị Bệnh tim thiếu máu cục bộ - Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương.

21


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

ĐAU BỤNG CẤP
I/ ĐẠI CƢƠNG:
- Đau bụng cấp là những cơn đau bụng từ nhẹ đến dữ dội, thường xảy ra đột ngột, có thể
là biểu hiện của nhiều bệnh lý nội hay ngoại khoa.
II/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Bệnh sử:
- Đặc điểm cơn đau:
 Khởi phát: từ từ hay đột ngột.

 Vị trí.
 Kiểu đau; từng cơn, âm ỉ, co thắt.
 Hướng lan: khu trú hay lan tỏa.
 Yếu tố giảm đau: sau khi đi tiêu, tư thế chổng mông, sau nôn ói.
- Triệu chứng đi kèm:
 Toàn thân: sốt, mệt mỏi.
 Đau đầu, nôn ói, tiêu chảy.
 Ho, thở nhanh, đau ngực.
 Tiểu lắt nhắc, tiểu gắt, tiểu khó, tiểu máu.
 Đau khớp.
2/ Tiền căn:
- Phẩu thuật ở bụng; gợi ý dính ruột.
- Chấn thương bụng.
- Bệnh nội khoa, tiểu đường, hội chứng thận hư.
- Phụ khoa: kinh nguyệt, huyết trắng.
- Thuốc đã dùng.
- Tiền căn đau bụng trước đây.
3/ Lâm sàng:
- Tổng trạng:
 Dấu giảm thể tích, mất nước: chấn thương bụng, xoắn ruột, viêm phúc mạc
 Vàng da: bệnh lý gan, tán huyết.
- Sinh hiệu:
 Sốt: gợi ý nhiễm trùng.
 Thở nhanh: viêm phổi, toan chuyển hóa.
 Huyết áp thấp: chấn thương bụng, xoắn ruột, viêm phúc mạc
- Khám bụng: bụng chướng, nhu động ruột, vị trí đau, dấu hiệu viêm phúc mạc, thăm trực
tràng.
- Khám tổng quát các cơ quan khác.
4/ Cận lâm sàng:
- TPTTBM: Bạch cầu tăng gợi ý nhiễm trùng, hồng cầu giảm gợi ý xuất huyết.

- Sinh hóa:
 Tăng men gan, lipase, amylase gan gợi ý viêm gan, viêm túi mật, viêm tụy.
 Đường huyết tăng gợi ý nhiễm toan ceton.
 Ion đồ, chức năng thận.
22


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

- TPT nước tiểu.
- X quang phổi thẳng: viêm phổi, X quang bụng không sửa soạn: dấu tắc ruột, thủng tạng
rỗng, dị vật.
- Siêu âm bụng tổng quát: viêm ruột thừa, viêm tụy…. Siêu âm bình thường cũng chưa
loại trừ được.
III/ ĐIỀU TRỊ:
- Điều trị theo nguyên nhân theo phác đồ điều trị từng bệnh.
- Tránh dùng thuốc giảm đau và kháng sinh khi chưa loại trừ nguyên nhân ngoại
khoa.
- Có thể chườm ấm bụng.
IV/ CHUYỂN VIỆN:
- Khi không xác định được chẩn đoán.
- Khi tình trạng bệnh nặng, diễn tiến khó xác định.
- Chuyển viện an toàn.
Tài liệu tham khảo:
- Phác đồ điều trị Đau bụng cấp tính – Bệnh viện Nhi đồng 2.


23


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ 1
I/ ĐẠI CƢƠNG:
Block nhĩ thất là một trong những loại rối loạn dẫn truyền hay gặp nhất. Do tổn thương
thực thể hay cơ năng tại nút nhĩ thất hay thân bó His hoặc cả hai nhánh phải và trái làm
cho sự dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị chậm lại hay ngừng trệ.
Blốc nhĩ thất độ 1: Là hiện tượng dẫn truyền chậm trễ từ tâm nhĩ xuống tâm thất, biểu
hiện bằng đoạn PQ (PR) kéo dài trên điện tâm đồ > 0,20 giây. Hiện tượng này có thể gặp
ở người bình thường hoặc trong một số bệnh lý của tim.
II/ CHẨN ĐOÁN:
Phụ thuộc vào mức độ nhịp tim chậm và sự dung nạp của từng bệnh nhân.
1/ Triệu chứng cơ năng:
Block nhĩ thất độ 1 có nhịp thất chậm ít, bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì cả.
Nhưng nếu nhịp tim chậm nhiều thì lượng máu từ tim đến các cơ quan, trong đó có não bị
giảm sút. Do đó, bệnh nhân có thể thấy choáng váng thoảng qua, mất thăng bằng và có
khi bị xỉu hay thậm chí bị ngất (Hội chứng Adams– Stokes). Khi xảy ra cơn ngất, thì
bệnh nhân mất ý thức, tay chân co quắp, sùi bọt mép.
2/ Triệu chứng thực thể:
Block nhĩ thất độ 1 không có triệu chứng thực thể gì đặc hiệu
3/ Biểu hiện trên điện tâm đồ:
- Khoảng PQ (PR) > 0,20 giây.
- Mỗi sóng P đều có một phức bộ QRS đi sau.

- Khoảng PQ (PR) thường dài từ 0,20 đến 0,40 giây.
- Đôi khi PR dài tới 0,60 giây hoặc hơn làm nó có thể chồng lên sóng T của thất đồ trước.
III/ ĐIỀU TRỊ:
Block nhĩ thất độ 1 thường không cần điều trị gì đặc hiệu.
Thuốc: Dùng trong trường hợp cấp cứu, đặc biệt khi bệnh nhân có ngất. Thuốc thường
chỉ có tác dụng tạm thời để chờ cấy máy tạo nhịp hoặc trong giai đoạn cấp của một số
bệnh chờ khi hồi phục.
Atropine: 0.25 mg 4 ống tiêm tĩnh mạch chậm, nếu có tác dụng (tần số tim tăng) tiếp
tục tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Dopamine truyền tĩnh mạch với liều bắt đầu 5mcg/kg/phút ở những bệnh nhân có kèm
huyết áp thấp.
Adrenaline truyền tĩnh mạch liều 1 – 2 mcg/kg/phút nếu bệnh nhân trong tình trạng rất
trầm trọng.
IV/ CHUYỂN VIỆN:
- Block nhĩ thất độ 1 có rối loạn huyết động.
- Có chỉ định đặt máy tạo nhịp.
- Chuyển viện an toàn.
Tài liệu tham khảo:
- Phác đồ điều trị Block nhĩ thất độ 1 – Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương.

24


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIỆN QUẬN 5

NĂM 2014

CƠN ĐAU QUẶN THẬN

I /ĐẠI CƢƠNG:
- Cơn đau quặn thận là hội chứng đau cấp tính vùng lưng và bụng.
- Do sự tắc nghẽn và sự cọ xát gây phản ứng co thắt đường tiểu trên, nhất là niệu quản,
làm thận căng chướng cấp tính kéo theo sự dồn ép vỏ bọc thận.
- Có 75% - 80% liên quan tới sỏi.
II/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Tính chất cơn đau:
- Thông thường sau một chuyển động hay không có nguyên nhân rõ ràng và về ban đêm.
- Cơn đau quặn thận có thể xuất hiện đột ngột hay sau những cơn đau nhẹ vùng hông
lưng.
- Đau dữ dội, không có tư thế giảm đau hiệu quả.
- Kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- Lúc đầu khu trú ở góc sườn thắt lưng, sau đó lan ra trước vùng hố chậu, vùng bẹn.
2/ Triệu chứng đi kèm:
- Buồn nôn, nôn, chướng bụng.
- Tiểu gắt, tiểu buốt, thiểu niệu hay vô niệu tạm thời.
3/ Cận lâm sàng:
- TPTTBM
- Siêu âm bụng tổng quát.
- X quang bụng đứng không sửa soạn.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Creatinine khi cần.
4/ Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm ruột thừa, viêm túi mật, loét dạ dày tá tràng, thoát vị bẹn nghẹt.
- Bướu buồng trứng xoắn, thai ngoài tử cung.
- Tụ máu quanh thận, nhồi máu thận, xoắn tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn.
III/ ĐIỀU TRỊ:
1/ Giảm đau:
- Kháng viêm không steroid:
Mobic 15mg hoặc Diclofenac 75mg tiêm bắp 1 lần/ngày trong 2 ngày.

- Morphine 0,1mg/kg mỗi 4 giờ khi không giảm đau với kháng viêm không steroid.
2/ Điều trị khác:
- Kháng sinh:
Khi có dấu hiệu nhiễm trùng.
Chọn loại kháng sinh không độc cho thận.
Điều chỉnh liều lượng theo tuổi, độ thanh thải creatinine.
Dùng kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Thời gian điều trị: 7-14 ngày. Ngưng kháng sinh khi hết sốt 3-5 ngày, hoặc thể trạng
ổn định.
25


×