Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Đánh giá tình hình biến động đất đai trên địa bàn quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 70 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân em luôn nhận được sự quan
tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý đất đai Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cùng các phòng, ban của
nhà trường và địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành
báo cáo khóa luận tốt nghiệp này.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói chung, các thầy, cô giáo trong
khoa Quản lý đất đai nói riêng đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo ân cần trong suốt
thời gian em học tập tại trường; trong đó đặc biệt là thầy giáo - ThS. Trần
Minh Tiến người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian em
thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn UBND quận Ba Đình, đặc biệt là Phòng Tài
nguyên và Môi trường quận Ba Đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em trong thời gian nghiên cứu làm đề tài tại địa phương. Cuối cùng từ đáy
lòng mình, em xin kính chúc các thầy, cô giáo và các cô, chú mạnh khỏe,
hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Ba Đình, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Trương Đức Mạnh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5


6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

TỪ VIẾT TẮT
HĐND
UBND
BTNMT
QLĐĐ

NQ
CP
QSDĐ
QSD
SDĐ
GCN
GCNQSDD
TSGLTD
QSHNO
GTSX
CN-XD

TMDV

GIẢI THÍCH
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Bộ Tài nguyên Môi trường
Quản lý đất đai
Nghị định
Nghị quyết
Chính phủ
Quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng
Sử dụng đất
Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tài sản gắn liền trên đất
Quyền sở hữu nhà ở
Giá trị sản xuất
Công nghiệp- xây dựng
Thương mại- dịch vụ


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH



PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới
tạo lập và bảo vệ được vốn đất như ngày nay.
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của con người nhưng lại là
điều kiện không thể thiếu trong mọi quá trình phát triển. Vì vậy việc sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai này không chỉ quyết định tương lai của nền
kinh tế mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã
hội. Xã hội càng phát triển thì giá trị của đất sẽ càng cao và yêu cầu sử dụng
và quản lý đất càng phải tốt hơn, tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Cùng với thời gian và sự tác động của con người, đất đai có thể biến
động theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Trong tình hình dân số nước ta tăng
nhanh, nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa trên khắp đất nước, quá trình
đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Những vấn đề trên đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhà ở, mở rộng giao
thông, các khu công nghiệp , làm cho giá cả đất đai ở khắp nơi tăng liên tục,
tình hình sử dụng đất đai biến động không thể kiểm soát được. Nhất là trong
những năm gần đây với cơ chế thị trường nền kinh tế nói chung và quận Ba
Đìnhnói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử
dụng đất đai cho các mục đích khác nhau không ngừng thay đổi, tuy nhiên
vấn đề đặt ra là đất đai có hạn.

6



Để đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà Nước về đất đai, nắm lại hiện trạng sử
dụng đất, tình tình biến động đất đai, phản ánh hiệu quả của hệ thống chính
sách pháp luật về đất đai, làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất trong những năm tới. Chúng ta cần tiến hành
thống kê, kiểm kê đất đai một cách rõ ràng và chính xác nhằm hệ thống lại
diện tích đất mà chúng ta đang quản lý. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được sự thay
đổi về mục đích sử dụng cũng như cách sử dụng đất của người dân theo chiều
phát triển của xã hội để điều chỉnh việc sử dụng đất một cách hợp lý nhất
nhằm đảm bảo sử dụng đất đai một cách bền vững trong tương lai.
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề,
đề tài : “ Đánh giá tình hình biến động đất đai trên địa bàn quận Ba Đình –
Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010 – 2014”
1.2. Mục đích, yêu cầu.
1.2.1. Mục đích:
- Tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội.
- Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất theo 13 nội dung quản lý Nhà
Nước về đất đai.
- Biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2014.
1.2.2. Yêu cầu:
- Tìm hiểu thực tế tình hình tại địa phương: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường. Đánh giá được thuận lợi, khó khăn.
- Tìm hiểu thực trạng quản lý sử dụng đất trên địa bàn.
- Tìm hiểu thực trạng biến động đất đai.
- Đánh giá, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng đất tại địa phương nghiên cứu.

7


PHẦN II

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học, lý luận của biến động đất đai
2.1.1. Đất đai
2.1.1.1. Định nghĩa
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau:
"đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu,
bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các
lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất,
tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết
quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay
hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa...).
Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật,
động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng
đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đại
hình, thuỷ văn,thảm thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng
và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã
hội loài người.
2.1.1.2.Vai trò
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay
của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo
đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao
động của con người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó
cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và
8


các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với

loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản
xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông - lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không
có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể
tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống
đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất
đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của
một quốc gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội,
an ninh - quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức,
xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên
mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả
xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của
quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai
còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà
đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua
các thế hệ...
2.1.2. Biến động đất đai
2.1.2.1. Khái niệm sử dụng đất đai
Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường căn cứ vào
nhu cầu của thị trường sẽ phát triển, quyết định phương hướng chung và mục
tiêu sử dụng hợp lý, nhất là nguồn tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công
dụng của đất đai để đạt hiệu quả lợi ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất.

9



2.1.2.2. Khái niệm biến động đất đai
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin, không gian và thuộc tính của
thửa đất sau khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ
địa chính ban đầu.
Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai ở Việt Nam, người ta phân chia
thành ba nhóm biến động chính gồm: biến động hợp pháp, biến động không
hợp pháp, biến động chưa hợp pháp.
2.1.2.3. Các hình thức biến động đất đai ở Việt Nam
Sự thay đổi bất kỳ thông tin nào so với thông tin trên GCNQSDĐ đã
cấp và thông tin trên hồ sơ địa chính đã được lập lúc ban đầu (những thông
tin: tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý) đều phải có xác nhận của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Chúng ta có thể phân ra các hình thức biến động sau:
- Biến động về quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, hợp
thức hóa, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thay đổi do tách, hợp thửa đất.
- Biến động do thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Biến động do quy hoạch.
- Biến động do thiên tai (sạt lở, đất bồi).
- Biến động do thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất.
- Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; do cấp đổi hoặc thu hồi giấy chứng nhận; do
thay đổi số thứ tự tờ bản đồ …
- Biến động do nhận QSDĐ theo quyết định công nhận kết quả hòa giải
thành công đối với tranh chấp đất đai của Ủy Ban Nhân Dân cấp có thẩm
quyền.
- Biến động do nhận QSDĐ theo bản án, theo Quyết định của Tòa Án
Nhân Dân hoặc Quyết định của cơ quan thi hành án.

10



- Biến động do nhận QSDĐ theo văn bản công nhận kết quả đấu giá
quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp
với pháp luật.
- Biến động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan
có thẩm quyền hoặc văn bản khác phù hợp với pháp luật.
- Biến động do nhận QSDĐ do chia tách, sát nhập tổ chức theo Quyết
định của cơ quan, tổ chức.
- Biến động ranh giữa các thửa đất giáp cận.
2.1.3. Cơ sở pháp lý
Tình hình biến động đất đai hiện nay tương đối lớn cho nên để hệ thống
hồ sơ địa chính luôn phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin ngoài thực địa, cơ
quan các cấp quản lý Nhà nước về đất đai từ Trung ương đến điạ phương đã
ban hành các văn bản sau:
- Hướng dẫn 7575/HD-QLĐĐ, ngày 04/07/2000 của Sở TNMT về việc
đăng ký cập nhật các biến động nhà, đất vào bản đồ và sổ bộ. Hướng dẫn này
khắc phục những tồn động trước đây.
- Thông tư 1990/2001/NĐ-TCĐC, ngày 30/11/ 2001 của TCĐC về việc
hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
- Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày
26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành luật đất đai 2003.
- Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ .
- Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch triển khai Luật Đất đai.

11



- Thông tư 28/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất
đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (áp dụng cho kỳ kiểm kê 2005
và 2010).
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
- Luật đất đai 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày
29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thi
hành luật đất đai 2013.
- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, ngày 21/01/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDD, QSHNO và TSGLTD.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT, ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.

12


2.2. Tình hình biến động đất đai ở Việt Nam

- Theo báo cáo của Tổng điều tra đất đai năm 2014 (tính đến hết ngày
31/12/2014), tổng diện tích các loại đất kiểm kê của cả nước là 33,093,857 ha.
Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp;
đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng.
- Tình hình sử dụng đất của nước ta cụ thể như sau:
+ Một là, hiện trạng và biến động đất nông nghiệp trên cả nước: Tổng
diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2014 là 26,100,160 ha, tăng
5,179,385 ha (gấp 1,25 lần) so với năm 2008. Trong đó, lượng tăng chủ yếu ở
loại đất lâm nghiệp (tăng 3,673,998 ha) và loại đất sản xuất nông nghiệp (tăng
1,140,393 ha).
+ Hai là, hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp: Diện tích đất
phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương đối nhanh và tuyến
tính trong vòng một thập niên qua. Trung bình mỗi năm, diện tích đất phi
nông nghiệp gia tăng thêm khoảng 82,000 ha và tốc độ tăng trưởng bình quân
hằng năm ở mức xấp xỉ 29%.
Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai
đoạn 2008 – 2014(722,277 ha); tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237,300 ha;
đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 7,200 ha; đặc biệt, nhóm đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng trên 1 triệu ha vào năm
2010. Đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng đáng kể, tăng trên 1,800
ha sau 5 năm, từ năm 2008 đến năm 2014.
+ Ba là, hiện trạng và biến động đất chưa sử dụng: Thực tế, diện tích
đất chưa sử dụng đã giảm nhanh, mạnh và đáng kể sau một thập niên. Chỉ sau
13


5 năm từ năm 2008- 2014, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm một nửa từ
10,027,265 ha xuống còn 5,065,884 ha. Năm 2005, diện tích đất chưa sử dụng
chiếm tới 30,5% trong tổng cơ cấu đất đai (gần 2/3 diện tích cả nước), thì năm
2008 con số này chỉ còn 15,3%, đến năm 2014 con số này là 10%. Những con

số này cho thấy, quỹ đất chưa sử dụng không còn nhiều, chủ yếu chúng được
đưa vào để phục vụ cho các mục đích mưu sinh của con người.
2.3. Tình hình biến động đất đai tại Thành phố Hà Nội
Bảng 1: Tình hình sử dụng và biến động đất từ năm 20002014 Thành
phố Hà Nội
Đơn vị: Nghìn ha
Năm

Tổng diện
tích

Đất nông
nghiệp

Đất lâm
nghiệp

Đất chuyên
dùng

Đất ở

Đất chưa
sử dụng

2000

92,1

43,6


6,1

20,5

11,7

10,1

2001

92,1

43,2

6,7

21,0

11,7

9,5

2002

92,1

42,5

6,6


21,7

11,8

9,5

2003

92,1

41,8

6,6

22,6

11,6

9,5

2004

92,1

42,5

6,6

21,7


11,8

9,5

2006

92,2

38,2

5,4

20,8

12,8

15,0

2007

92,2

37,9

4,8

21,2

13,2


15,1

2008

92,1

37,6

4,8

21,4

13,2

15,1

2009

334,5

153,2

24,1

68,6

34,9

53,7


2011

334,5

152,6

23,7

69,2

35,3

53,7

2014

334,5

152,8

23,6

68,8

35,7

53,7

14



(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Thành phố Hà Nội)

Nhìn chung đất nông nghiệp có xu hướng giảm năm 2000 từ 43,6 đến
năm 2008 giảm xuống còn 37,6 nghìn ha. Còn năm 2009 tăng lên 153,2 nghìn
ha là do toàn bộ Hà Tây được sát nhập vào Thành phố Hà Nội nên làm cho
diện tích đất nông nghiệp tăng đột biến như vậy.
- Đất lâm nghiệp:
+ Từ năm 20002001, đất lâm nghiệp có xu hướng tăng tứ 6,1nghìn
ha năm 2000 đến năm 2001 là 6,7 nghìn ha, nhưvậy là đã tăng 0,6 nghìn ha
trong vòng một năm.
+ Từ năm 20012004 có sự giảm nhẹ từ 6,7 nghìn ha năm 2001 đến
năm 2004 còn 6,6 nghìn ha như vậy đã giảm 0,1 nghìn ha.
+ Từ năm 20042008, đất lâm nghiệp giảm mạnh từ 6,6 xuống chỉ
còn 4,8 nghìn ha như vậy có nghĩa là đã giảm 1,8 nghìn ha đây thực sự là một
con số đáng báo động.
+ Từ năm 20082009, cũng như đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp
cũng tăng mạnh do được bổ sung từ nguồn đất lâm nghiệp của việc sát nhập
với Hà Tây vào ngày 1/8/2008.
+ Từ năm 20092014, đất lâm nghiệp giảm từ 24,1 xuống còn 23,6
nghìn ha, nghĩa là giảm 0,5 nghìn ha
- Đất nông nghiệp:
+ Cũng như đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp có sự tăng giảm tương
tự, do việc thực hiện chính sách “ dồn điền đổi thửa “ cộng với sự sáp nhập
Hà Tây cũ vào Hà Nội.
- Đất chuyên dùng và đất ở: Xu hướng chung là đều tăng do quá trình
đô thị hóa đòi hỏi phải mở rộng thêm diện tích hai loại đất này đặc biệt là đất
ở vì sức ép dân số của thành phố ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt chỉ
15



trong vòng 4 năm dân số của Thành phố Hà Nội tăng lên gấp đôi từ 3082,9
nghìn năm 2004 đến năm 2008 đã là 6116,2 nghìn người. Năm 2009 là 6472,2
nghìn người, năm 2011 là 6699,6 nghìn người và đến nay là hơn 7200 nghìn
người đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ diện tích đất đai trong phạm vi lãnh thổ quận Ba Đình, Thành
phố Hà Nội.
- Tình hình biến động đất đai trên địa bàn quận Ba Đình, giai đoạn
2010 – 2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội.
3.2.2 Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của quận.
3.2.3 Đánh giá tình hình biến động đất đai giai đoạn 2010-2014.
3.2.4. Dự báo biến động đất đai giai đoạn 2014-2020.
3.2.5. Đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng đất.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp khảo sát thực tế
- Nhận định lại hiện trạng sử dụng đất trên toàn quận trong 4 năm qua.
- Cập nhật, bổ sung, chỉnh lý các biến động xảy ra trong 4 năm trên địa
bàn quận Ba Đình.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, thừa kế kết hợp xử lý thống kê

16



- Liên hệ với phòng Tài nguyên và môi trường quận Ba Đình, văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Ba Đình, Trung tâm phát triển Quỹ
đất quận Ba Đìnhvà các cơ quan khác để thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên
– kinh tế - xã hội của quận; hiện trạng sử dụng đất; kiểm kê đất đai năm 2010
và các số liệu về thống kê đất đai từ năm 2011 đến năm 2014 nhằm mục đích
đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng đất trên toàn quận từ đó đánh giá
được biến động đất đai trên địa bàn.
3.3.3. Phương pháp bản đồ
- Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của quận Ba Đìnhvà
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014 để minh họa cho số liệu hiện
trạng sử dụng đất và làm cơ sở đánh giá biến động đất đai trên toàn quận.
3.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân
tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là
liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ
thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
- Phân tích dữ liệu thu thập được như các nguồn tài nguyên dân số, lao
động, việc làm để đánh giá khái quát về tình hình phát triển của quận.
- Tổng hợp số liệu thu thập được thành các bảng biểu, đồ hình để nhận
xét, đánh giá tình hình sử dụng đất trên toàn quận.
3.3.5. Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những
đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc
một lĩnh vực hẹp của khoa học - kỹ thuật hoặc sản xuất.
- Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh
nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia
giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của

17



phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của
khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá
dự báo của các chuyên gia.

PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Ba Đình là một trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội,
nằm ở phía Tây Bắc của Thành phố Hà Nội. Địa giới hành chính của quận
như sau:
-

Phía Bắc: giáp Quận Tây Hồ và Quận Long Biên.
Phía Nam: giáp Quận Đống Đa.
Phía Đông: giáp Quận Hoàn Kiếm.
Phía Tây: giáp Quận Cầu Giấy.

Quận Ba Đình thuộc vùng đất cổ Thăng Long – Hà Nội, xưa là hoàng
cung của các triều đại phong kiến Việt Nam. Đến nay, quận Ba Đình được
chính phủ xác định là trung tâm đầu não về hành chính, chính trị quốc gia.
Quận còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại có trụ sở của nhiều tổ chức quốc
tế, đại sử quán các nước, là nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng
của Nhà nước, quốc tế và khu vực.
Với vị thế là quận nội thành Thủ đô, với những ưu thế đặc biệt so với
các địa phương khác, quận Ba Đình đã, đang và sẽ giữ vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thủ đô và của cả

nước.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

18


Quận Ba Đình thuộc đồng bằng sông Hồng có địa hình tương đối bằng
phẳng thuận lợi cho sản xuất, xây dựng hạ tầng và các khu dân cư đô thị và có
thể chia làm 3 khu vực chủ yếu sau:
- Khu vực từ đường Ngọc Hà về phía Đông là khu Lăng Bác, trung tâm
chính trị Ba Đình và khu Thành Cổ có địa hình khá cáo có độ cao từ 7,6 đến 8
mét. Đây là khu vực đã được xây dụng và ổn định trong một khoảng thời gian
rất dài có bề dài lịch sử hàng nghìn năm.
- Các khu vực được xây dựng và mở rộng sau năm 1954 như Giảng
Võ, Ngọc Khánh, Thành Công có địa hình tương đối cao, trung bình cao độ từ
6 đến 6,5 m đã được tôn nền đắp từ 0.5 đến 8 m. Các khu vực này được bao
bởi các đường xung quanh cao hơn như đường Giảng Võ từ 7.2 đến 8 m,
đường Đê La Thành từ 8 đến 11,5 m tạo thành các khu trũng.
- Khu vực làng xóm cũ như Ngọc Hà, Liễu Giai, Vạn Phúc có địa hình
bằng phẳng và trũng thấp, cao độ nền trung bình từ 6 đến 6,6 m.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu quận Ba Đình có chung chế độ khí hậu của Thành phố Hà Nội
thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt độ gió mùa,
nóng, ẩm, mưa nhiều, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa hạ, thời tiết nóng, từ
tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều; Mùa đông, thời tiết lạnh, từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc lạnh và mưa phùn.
Trong những năm gần đây, thời tiết của quận có xu thế biến đổi theo
hướng lượng mưa tăng, giảm không đều còn nhiệt độ trung bình hàng năm có
chiều hướng gia tang, chi tiết bảng sau:
Bảng 2: Thời tiết, khí hậu của quận Ba Đình

(Cùng chung chế độ thời tiết, khí hậu của thành phố Hà Nội)
Các yếu tố
Nhiệt độ không khí

Đơn
vị
độ C

Năm
2010
24,2

19

Năm
2011
24,9

Năm
2012
23,4

Năm
2014
24,4


Lượng mưa trung bình
Số giờ nắng
Độ ẩm trung bình


mm
giờ
%

1.764,3
1.239,2
1.788,7
1.809,9
1.285,2
1.245,3
1.055,3
1.032,9
79
78
78
79
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội)

Nền nhiệt độ tương đối đồng đều và khá cao, tương đương với nhiệt độ
chung của toàn thành phố, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 0C, biên
độ trong năm khoảng 12 – 13 0C, biên độ dao động giữa ngày và đêm khoảng
6 – 70C.
Quận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thuộc khu vực quanh năm tiếp nhận
lượng bức xạ Mặt trời không khí trung bình hàng năm là 23,60C, độ ẩm
khoảng 79%, lượng mưa trung bình trong năm khoảng từ 1.200 đến 1.900 mm
Khí hậu quận Ba Đình cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào
tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại quận được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 0C. Tháng
1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất 2,70C.
4.1.1.4. Thuỷ văn

Quận Ba Đình có con sông thoát nước chính của Thành phố Hà Nội là
con sông Hồng. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý
nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, điều tiết nước giữa các mùa,
tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa sự dao động của mực nước cho khu
vực như: hồ Thủ Lệ, hồ Ngọc Khánh, hồ Trúc Bạch, hồ Giảng Võ, hồ Thành
Công.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo số thống kê đất đai đến ngày 31/12/2014, tổng diện tích tự nhiên
toàn quận Ba Đình là 924,95 ha, đất nông nghiệp là 3,53 ha (chiếm 0,38%
diện tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp là 916,39 ha (chiếm 99,07% diện tích
tự nhiên), đất bằng chưa sử dụng là 5,03 ha. Quỹ đất nông nghiệp và đất chưa
sử dụng của quận còn rất ít nên trong việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh

20


tế - xã hội rất khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng do phải chuyển
đất ở sang các mục đích khác.
Quỹ đất quận Bà Đình là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của quận. Với quỹ đất hiện có và điều kiện địa chất tốt,
vị trí “đắc địa”, có nét đặc trưng riêng biệt, khả năng phát triển một đô thị văn
minh hiện đại, đồng bộ trên mọi lĩnh vực.
4.1.2.2. Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Nước mặt chủ yếu là nguồn nước sông Hồng trong 5 năm gần đây vào
mùa mưa lưu lượng lớn nhất là 8.540 m 3/s, vào mùa khô lưu lượng thấp nhất
là 118 m3/s. Ngoài ra trên địa bàn quận có hệ thống hồ tự nhiên tương đối lớn
là nguồn nước mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tạo
cảnh quan sinh thái cho quận cũng như thủ đô.

b. Nguồn nước ngầm
Tài nguyên nước dưới đất khu vực Hà Nội nói chung rất phong phú
nhưng không đồng đều. Ở vùng đồng bằng, nhất là ven sông Hồng và sông
Đuống rất giàu nhưng vùng phía Bắc (huyện Sóc Sơn) và vùng phía Tây
(huyện Ba Vì) thì lại nghèo. Ba Đình là vùng đất nằm ven sông Hồng nên có
trữ lượng nước ngầm phong phú, nguồn bổ cập thường xuyên, ổn định và có
điều kiện khai thác dễ dàng, thuận tiện và kinh tế. Vì vậy nếu biết bảo vệ, khai
thác hợp lý sẽ đủ để cung cấp và phục vụ cho nhu cầu dùng nước trong hiện
tại và tương lai.
4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Năm 1010, Hà Nội được vua Lý Thái Tổ chọn là kinh đô. Gần 10 thế
kỷ qua, địa phận Ba Đình luôn giữ vị trí là trung tâm kinh đô của đất nước. Là
vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều di tích lịch sử văn hóa của dân tộc nay
vẫn còn lưu giữ trên địa bàn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với Tổ quốc.

21


Hiện nay trên địa bàn quận có 74 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 23 di
tích cách mạng kháng chiến và 51 di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó, phải kể
tới một số di tích lịch sử - văn hóa Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Một Cột,
Đền Voi Phục, Đền Quán Thành, Cột Cờ Hà Nội; một số di tích cách mạng
như: Vườn hoa Ba Đình, di tích Hồ Hữu Tiệp,…
Bên cạnh đó, Ba Đình còn gắn liền với nhiều làng nghề cổ truyền đậm
dấu ấn lịch sử như: hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụa Trúc Bạch, giấy gió Yên
Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh, rượu sen Thụy Khuê,
thuốc nam Đại Yên, v.v…
Hàng năm trên địa bàn quận diễn ra khoảng 30 lễ hội, mỗi lễ hội diễn ra
từ 1 – 2 ngày với quy mô và bản sắc riêng. Một số trò chơi dân gian còn được
duy trì nề nếp mang đậm bản sắc dân tộc như: cờ người, cờ tướng, chọi gà,

đạp nồi, bịt mắt đánh trống, diễn ca trù, chèo tuồng dân gian.
Với các di tích lịch sử - văn hóa – cách mạng nổi tiếng, tiêu biểu và
cảnh quan thiên nhiên xanh – sạch – đẹp, hình thái kiến trúcg đa dạng, quận
Ba Đình trở thành một nơi tiêu biểu cho văn hóa truyền thống dân tộc của thủ
đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
4.1.3. Thực trạng môi trường
4.1.3.1. Thực trạng môi trường nước tại các hồ, mương thoát nước
Trong những năm gần đây, chất lượng nước ở các hồ ao nói chung có
xu hướng ngày càng giảm sút do xâm lấn và tình trạng nguồn nước thải không
qua xử lý trực tiếp đổ vào các hồ vượt quá khả năng tự điều hòa của các hồ.
Trên địa bàn quận nhìn chung chưa có hệ thống thoát nước bẩn riêng
mà thoát chung cùng với nước mưa. Nhiều tuyến phố hệ thống thoát nước đã
cũ không nạo vét định kỳ nền ít phát huy được tác dụng.
Nước thải bệnh viện chứa nhiều chất bẩn và độc hại, hàm lượng chất
hữu cơ BoD5 cao, chứa nhiều vi trùng gây bệnh. Hầu hết nước thải các bệnh

22


viện, trạm xá, phòng khám trên địa bàn quận nói chung đều không qua xử lý,
xả trực tiếp vào cống thoát nước, sau đó chảy ra mương, sông, hồ. Do lượng
vi trùng lớn nên nguy cơ gây bệnh rất cao.
4.1.3.2.Thực trạng môi trường không khí
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề
liên quan đến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Theo
thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà
Nội phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi; 9.000 tấn khí SO2; 46.000 tấn khí
CO2 từ các cơ sở công nghiệp thải ra. Ngoài ra, các phương tiện giao thông
như ô tô, xe máy cũng được xác định như là một nguồn phát thải lớn. Những
kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng: chất lượng không khí ở khu vực ngoại

thành Hà Nội chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO 2, NO2 và bụi lơ lửng (TSP), ngoại
trừ tại các khu công nghiệp và các khu vực gần các tuyến đường giao thong
liên thành phố, đường cao tốc. Còn khu vực nội thành thì hầu hết tại các khu
công nghiệp, hay khu tiếp giáp với khu công nghiệp và các tuyến giao thông
chính đều bị ô nhiễm nhưng ở các mức độ khác nhau. Tại các tuyến giao
thông, ô nhiễm lơ lửng (TSP) là chủ yếu với nồng độ đo được cao hơn tiêu
chuẩn cho phép từ 3 – 4 lần. Những khu vực đang thi công các công trình xây
dựng, giao thông, đô thị mới, v.v… nồng độ TSP đo được thường cao hơn 7 –
10 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ các khí SO 2, NO2 trung bình hàng
năm tăng khoảng từ 10 – 60%, nồng độ CO tại các trục giao thông chính cao
hơn từ 2,5 đến 4,4 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
4.1.3.3. Thực trạng môi trường rác thải
Vấn đề rác thải trên địa bàn quận Ba Đình nói chung không có vấn đề
lớn. Hầu hết rác thải sinh hoạt đều được thu gom vận chuyển hàng ngày. Tuy
nhiên, theo phản ánh của các phường vấn đề nổi cộm hiện nay là điểm

23


thugom rác thải các tổ, cụm dân cư do đó rác thải sinh hoạt vẫn để tập trung ở
ven đường nên đô thị chưa hoàn toàn sạch.
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
A. Tổng thu nhập (GDP)
- Nhìn chung, tổng thu nhập tăng đều qua các năm, riêng năm 2014 có
sự tăng mạnh do UBND quận đã triển khai Chương trình hành động số
238/CTHĐ-UBND thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là khu vực công
nghiệp – dịch vụ. Cụ thể như sau:
Bảng 3: Tổng thu nhập một số ngành chủ yếu giai đoạn 2011 – 2014

ĐVT: Triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng thu nhập
22,624,113 24,493,987 24,482,834 31,255,376
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
6,336
25,792
18,997
19,224
sản
Khai khoáng
99,993
112,546
32,520
818,181
Công nghiệp chế biến, chế tạo
3,639,600 6,819,723 5,383,687 6,677,024
SX và phân phối điện, khí đốt,
13,650
144,978
165,028
277,851
nước nóng, hơi nước và điều hòa
không khí
Cung cấp nước, hoạt động quản lý
93,233
70,541
87,168
102,942
và xử lý, nước thải

Xây dựng
7,734,901 7,927,203 7,578,317 7,830,925
Bán buôn và bán lẻ
6,178,188 5,044,702 4,976,322 6,935,525
Vận tải, kho bãi
1,477,534 1,492,546 2,612,691 3,926,698
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
847,397 1,159,012 1,440,096 1,885,635
Hoạt động kinh doanh bất động sản
1,293,840 1,267,402 1,554,983 2,152,610
Giáo dục và đào tạo
152,978
138,175
213,271
193,409
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
83,612
114,185
187,057
185,344
Nghệ thuật, vui chơi, giải trí
19,063
51,666
47,817
83,270
Hoạt động dịch vụ khác
860,930
125,516
184,880
166,738

(Nguồn: Niêm giám thống kê quận Ba Đình năm 2014)

B. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

24


- Trong giai đoạn 2011 – 2014, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của các ngành
công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng đều qua các năm, tỷ trọng của ngành
nông nghiệp giảm. Qua đó cho thấy, quận Ba Đình có sự tăng trưởng kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phù hợp với xu thế hiện nay mà
Chính phủ đã đề ra.
Bảng 4: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2014
Đơn vị: %
Năm 2011
5,6
6.7

Năm 2012
5,8
6.9

Năm 2013
5,9
7.2

Năm 2014
6,5
7.7


Dịch vụ

6.8

7.2

7.6

8.2

Nông nghiệp

3.3

3.3

2.9

3.6

Tăng trưởng kinh tế chung
Công nghiệp – xây dựng

(Nguồn: Niêm giám thống kê quận Ba Đình năm 2014)

4.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Trong giai đoạn 2010 – 2014, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị
sản xuất các ngành dịch vụ, xây dựng, cụ thể như sau:
Năm 2010


Năm 2014

Hình 1: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận(%)

25


×