Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP: Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.69 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Đề tài: “Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que
hàn điện Việt Đức"

Người hướng dẫn

: ThS. TRẦN MINH NGUYỆT

Sinh viên thực hiện

: BÙI PHƯƠNG LINH

Mã sinh viên

: DH00300184

Lớp

: ĐH3KE1

Hà Nội, tháng 1/2016


MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp ngày
càng cao và trở nên trầm trọng, cùng với sức ép từ mọi mặt như luật pháp, cộng
đồng, tài chính... Các doanh nghiệp đã ngày một quan tâm hơn đến vấn đề ô nhiễm
môi trường. Quản lý môi trường đã được đưa vào lồng ghép với công tác quản lý
kinh doanh trong công ty và các doanh nghiệp đã nhận ra rằng nếu thực hiện thành
công công tác quản lý môi trường thì lợi ích mà nó mang lại là rất lớn.
Nếu quản lý môi trường chỉ được thực hiện với mục đích đối phó sẽ dần dần
dẫn đến sự mất cân bằng và gây hủy hoại môi trường nghiêm trọng. Lúc này doanh
nghiệp sẽ mất đi một khoản chi phí rất lớn dưới dạng các chi phí làm sạch môi
trường hay chi phí do tranh chấp về thiệt hại do hậu quả để lại. Vì vậy quản lý môi
trường thành công là một trong những mong muốn của rất nhiều các công ty.
Vấn đề ở đây là tùy theo tính chất hoạt động sản xuất của mình mà họ sẽ chọn
cho mình phương pháp quản lý môi trường khác nhau. Và dựa vào đó để xây dựng
nên cho mình một lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác.
Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức được thành lập từ năm 1967, thiết bị
và công nghệ sản xuất được cộng hòa liên bang Đức chuyển giao. Đến nay máy móc
thiết bị đã cũ, hết khấu hao. Song song với việc cải tiến công nghệ máy móc đã cũ để
nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty còn chú trọng
đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất mới của Italia và Trung Quốc. Với chủ trương
thực hiện đầy đủ luật bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường, công ty đã thực hiện nhiều các biện pháp quản lý trong suốt quá trình hoạt
động của mình. Việc thực hiện tốt các biện pháp này đã mang đến cho công ty những
lợi ích cả về môi trường lẫn kinh tế cho công ty. Vì vậy, em đã chọn đề tài “ Hiện
trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức” làm đề tài nghiên cứu
cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Rút ra bài học kinh nghiệm và những biện pháp công ty đã áp dụng để giảm
thiểu ô nhiễm phát sinh và chuyển việc quản lý ô nhiễm, quản lý chất thải thành lợi


1


nhuận. Giúp cho hoạt động sản xuất được hiệu quả, môi trường xanh sạch đẹp, góp
phần ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Vấn đề ô nhiễm không khí
- Vấn đề ô nhiễm môi trường nước
- Vấn đề ô nhiễm rác thải, chất thải rắn sau sản xuất
- Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn
- Hoạt động sản xuất và yếu tố vi khí hậu trong công ty
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp so sánh

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ÁP DỤNG ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
1.1. Tổng quan về đạo đức kinh doanh
1.1.1. Khái niệm đạo đức
Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loài người,
bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức liên
quan tới những cam kết về luân lý, trách nhiệm và công bằng xã hội. Đạo đức trong
tiếng Anh là ethics, từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ethiko và ethos, nghĩa là phong
tục hoặc tập quán. Như Aristoteles đã nói, khái niệm trên bao gồm ý tưởng cả về tính
chất và cách áp dụng.

Vậy đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện và ác, lương tâm danh dự ,
trách nhiệm,về lòng tự trọng, về công bằng hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá,
điều chỉnh hành vi ứng xữ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội.Vì vậy, đạo
đức phản ánh tính cách của cá nhân và trong thời đại ngày nay thì có thể nói lên cả
tính chất của một doanh nghiệp, vì doanh nghiệp chính là tập hợp của các cá nhân.
* Đặc điểm:
- Đạo đức tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương: Các tầng lớp khác
nhau, các dân tộc, vùng miền khác nhau có quan niệm khác nhau về nguyên tắc, quy
tắc, chuẩn mực điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong
quan hệ với người khác, với xã hội.
- Nội dung các chuẩn mực đạo đức theo điều kiện lịch sử cụ thể. Theo thời
gian, những nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc trong lối sống sinh hoạt, mối quan hệ và
hành vi của con người cũng có những thay đổi với điều kiện cụ thể.
- Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người
theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của
sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của
giáo dục.

3


1.1.2. Khái niệm về kinh doanh
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về kinh doanh hay hoạt
động kinh doanh. Nhưng dưới góc độ pháp lý thì kinh doanh được hiểu là: " Việc
thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi" (Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005). Hoạt đông kinh doanh
trong một số trường hợp được hiểu như hoạt động thương mại, khoản 1 Điều 3 Luật
Thương mại 2005 giải thích: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại

và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
1.1.3. Khái niệm về đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một khái niệm không cũ mà cũng không mới. Với tư
cách là một khía cạnh luân lý trong hoạt động thương mại, đạo đức kinh doanh đã lâu
đời như chính thương mại vậy. Trong bộ luật Hammurabi từ khoảng 1700 TCN, đã
có quy định về giá cả, thuế quan, cách thức hoạt động thương mại và cả hình phạt hà
khắc cho những kẻ không tuân thủ. Đó có thể được coi là bằng chứng cho sự nỗ lực
đầu tiên của xã hội loài người để phân định ranh giới đạo đức cho các hoạt động kinh
doanh. Trong tác phẩm “Politics” (ra đời vào khoảng năm 300 TCN), Aristoteles đã
chỉ ra rõ ràng những mối liên hệ thương mại khi bàn về quản lý gia đình. Giáo lý của
cả đạo Do Thái và Thiên Chúa giáo, ví dụ như trong Talmud (năm 200 sau Công
nguyên) và Mười điều răn (Exodus 20:2 - 17; Deuteronomy 5:6 - 21), đều đã đưa ra
những quy tắc đạo đức được áp dụng trong hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, với tư cách là một khái niệm mang tính hàn lâm, đạo đức kinh
doanh cũng mới chỉ tồn tại được khoảng bốn chục năm trở lại đây. Nhà nghiên cứu
đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm
này trong một Hội nghị Khoa học vào năm 19741. Kể từ đó, đạo đức kinh doanh đã
trở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của các lãnh đạo trong giới
kinh doanh, người lao động, các cổ đông, người tiêu dùng cũng như các giáo sư đại
học ở Mỹ, và từ đó lan ra toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà
nghiên cứu, các tác giả và diễn giả đều có chung quan điểm về đạo đức kinh doanh.
Trước hết, giữa kinh doanh và đạo đức luôn có sự mâu thuẫn. Một mặt, xã hội luôn

4


mong muốn các công ty tạo ra nhiều việc làm lương cao, nhưng mặt khác, những
công ty này lại mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao động. Người
tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất còn các cơ sở thương mại lại
muốn có lãi suất cao nhất. Xã hội mong muốn giảm ô nhiễm môi trường, còn các

công ty lại muốn giảm tối đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy định về bảo vệ
môi trường trong hoạt động sản xuất của họ. Chính từ đó đã nảy sinh xung đột không
thể tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh doanh, do khác biệt về lợi ích của
công ty với lợi ích của người lao động, người tiêu dùng và toàn thể xã hội. Vì tất cả
những điều đối lập nói trên là tất yếu nên các nhà quản lý buộc phải làm sao để cân
bằng lợi ích của công ty với lợi ích của các cổ đông (shareholders) và những người
có quyền lợi liên quan (stakeholders), bao gồm nhân viên, khách hàng và toàn thể
cộng đồng.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về đạo đức
kinh doanh, trong đó khái niệm sau có thể được coi là đơn giản nhất: Đạo đức kinh
doanh là những nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm điều
chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh. Định nghĩa này khá chung chung, vì thế
cũng bỏ qua nhiều nhân tố quan trọng, ví dụ như: những loại hành vi nào những
nguyên tắc đạo đức có thể điều chỉnh; Hay những ai có thể được coi là “nhà kinh
doanh” và hành vi của họ cần được điều chỉnh như thế nào?
Ý thức được sự phức tạp của vấn đề, giáo sư Phillip V. Lewis từ trường Đại
học Abilene Christian, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu thập được 185 định nghĩa
được đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ năm 1961 đến 1981
để tìm ra “đạo đức kinh doanh” được định nghĩa ra sao trong các tài liệu nghiên
cứuvà trong ý thức của các nhà kinh doanh. Sau khi tìm ra những điểm chung của
các khái niệm trên, ông tổng hợp lại và đưa ra khái niệm về đạo dức kinh doanh như
sau:
“ Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo
đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung
thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”.

5


1.2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có
đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Từ câu nói đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh
để thấy được tài và đức là 2 phạm trù khác nhau nhưng lại có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ khăng khít. Người kinh doanh cũng vậy là một giám đốc điều hành giỏi
kiếm được nhiều tiền thu được lợi nhuận cao nhưng liệu cái đức đã hoàn thiện chưa.
Để đạt được người vừa có đức vừa có tài cần:
1.2.1. Tính trung thực
Trung thực là thành thực với con người và cả với chính mình, luôn tuân thủ
chuẩn mực đạo đức chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong
những phẩm chất quan trọng nhất tạo lên giá trị của một con người chân chính.
Trong kinh doanh thì tiêu chuẩn về tính trung trực là tiêu chí cơ bản để xây
dựng đạo đức kinh doanh. Tính trung thực giúp con người trở nên đáng tin cậy trong
mọi mối quan hệ, giao dịch, đó là sức mạnh to lớn nhất giúp thuyết phục người khác.
Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh là doanh nhân luôn phải trung thực trong
việc chấp hành pháp luật của nhà nước, luôn trung thực trong giao tiếp với người tiêu
dùng, trung thực với chính bản thân, không tham ô, hối lộ, không vì đồng tiền mà
bán đứng lương tâm làm nguy hại đến người khác…
Tính trung thực còn thể hiện qua việc không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo
trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, đồng nhất nhất quán trong
lời nói và việc làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm
ăn phí phát như: trốn thuế, lậu thuế. Không sản xuất hàng nhái, hàng giả .Thực hiện
những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn
hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết) và người tiêu dùng: không làm hàng giả, khuyến
mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm
bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ,
tham ô, thụt két, khiếm công vi tự.
1.2.2 - Tôn trọng người khác
Sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính độc lập. Khi sự tôn trọng
không được đáp ứng người ta tin rằng họ không được người khác chấp nhận nên sinh
ra ác cảm tự ti. Do đó để xây dựng đạo đức kinh doanh tốt các doanh nghiệp cần:


6


Thứ nhất, đối với những người cộng sự dưới quyền không bao giờ đánh giá
con người nhân viên, chỉ đánh giá trên phương diện công việc, mọi người trong bộ
phận đều phải được đối xử công bằng, không được quyền đối xử tệ với bất kì ai, luôn
tin tưởng họ khi giao việc, luôn động viên khuyến khích, tôn trọng tiềm năng phát
triển của nhân viên, không bao giờ phải bắt nhân viên mình làm những việc mà chính
bản thân mình không muốn làm, tôn trọng thời gian và các quyền hạn hợp pháp khác
của nhân viên dưới quyền mình.
Thứ hai, đối với khách hàng, khách hàng là người quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của công ty. Sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá tổng hợp trực tiếp
của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đó là sự công nhận của
khách hàng đối với doanh nghiệp. Sự tôn trọng đầy đủ đối với khách hàng mới là nền
để nhận được sự hài lòng của khách hàng. Do đó các doanh nghiệp cần tôn trọng nhu
cầu, sở thích và tâm lí của khách hàng.
Thứ ba, đối với đối thủ cạnh tranh nhà kinh doanh có đạo đức không nhằm
triệt tiêu đối thủ cạnh tranh mà có thái độ cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh bằng tài
năng, trí tuệ, bằng uy tín và chất lượng, giá cả, tinh thần phục vụ khách hàng ngày
càng tốt hơn.
1.2.3 Trung thành và bí mật.
Bí mật kinh doanh là những thông tin mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong
hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp các cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranh, duy trì
tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thường không được biết đến ở bên ngoài doanh
nghiệp. Trung thành và bí mật đặt ra các yêu cầu cho các nhân viên và các cấp quản
lí một lòng vì sự phát triển và tồn vong của công ty, trung thành với các nhiệm vụ
được giao phó. Ra sức bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty mình, phải coi công ty,
doanh nghiệp như chính ngôi nhà của mình, các đồng nghiệp là người thân để cùng
nhau giúp doanh nghiệp mình tạo ra những lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

1.2.4. Kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của khách hàng, coi
trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội
Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều hướng tới
mục tiêu lợi nhuận. Ở nước ta, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, lĩnh vực kinh doanh ngoài mục tiêu lợi nhuận phải giải quyết hài hòa nhất

7


mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa lợi nhuận và đạo đức. Việc
giải quyết hợp lí mối quan hệ này chỉ có nghĩa là chủ thể kinh doanh khi thực hiện
các lợi ích chính đáng của khách hàng của xã hội. Các chủ thể kinh doanh khi hướng
tới lợi ích cá nhân mà vẫn tôn trọng lợi ích khách hàng, lợi ích xã hội thì lợi ích cá
nhân mới ổn định lâu dài.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh
1.3.1 Nhân tố bên trong.
a) Động cơ, mục đích kinh doanh.
Là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến đạo đức kinh doanh. Xác
định động cơ, mục đích kinh doanh đúng đắn sẽ giúp các nhà kinh doanh có nhu cầu
về sự thành đạt, say mê kinh doanh, khát vọng về cuộc sống giầu sang, sung túc
hướng tới hoạt động vì mục đích làm giàu cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
b) Quan điểm đạo đức kinh doanh.
Là hệ thống những tư tưởng, quan niệm về đạo đức kinh doanh. Đó là hệ
thống những nguyên tắc chỉ đạo hành vi đạo đức của nhà kinh doanh.
Quan điểm đạo đức kinh doanh chịu sự quy định của những quan điểm đạo
đức xã hội. Quan điểm đạo đức của nhà kinh doanh là yếu tố tâm lí ảnh hưởng, chi
phối và điều chỉnh thái độ, hành vi của nhà kinh doanh.
c) Hành vi đạo đức kinh doanh.
Được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp không làm trái pháp luật, không buôn bán
hàng giả, hàng quốc cấm, không ăn cắp bản quyền trong sản xuất, không bóc lột

người lao động, không trốn lậu thuế của nhà nước. Tạo môi trường làm việc an toàn,
quan tâm đến môi trường tự nhiên xung quanh doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa hành vi đạo đức kinh doanh và các yếu tố tâm lý khác như
quan điểm kinh doanh, thái độ kinh doanh, động cơ, mục đích kinh doanh được thể
hiện: để có một hành vi kinh doanh có đạo đức thì trước hết nhà kinh doanh cần phải
có quan điểm, động cơ, mục đích, kinh doanh có tính đạo đức. Quan điểm, động cơ,
mục đích, quyết định cách thức hành vi và thúc đẩy hành vi hoạt động. Những lợi
ích, lợi nhuận, những giá trị đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh
nghiệp khi mà nhà kinh doanh ý thức được sẽ trở thành động cơ kích thích thúc đẩy
nhà kinh doanh hoạt động.

8


1.3.2. Nhân tố bên ngoài.
a) Môi trường chính trị pháp luật.
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở
rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Thể chế xã hội.
Việt Nam cũng giống phần lớn các nước đang phát triển khác, có hệ thống thể
chế chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập:


Hệ thống chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, tính ổn định, minh bạch

chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn, khó dự báo.



Bộ máy chính quyền còn quan liêu, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng,

thủ tục hành chính phức tạp rườm rà.


Dân trí thấp và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao.

1.4. Vai trò của Đạo đức kinh doanh
1.4.1 Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.
Không một doanh nghiệp nào không hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Lợi
nhuận là một trong những căn cứ đánh giá kết quả của quá trình kinh doanh và khả
năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp
với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ
đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến
đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh.
Nó không thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc khuyến khích mọi
người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân. Bởi vì phạm vi ảnh
hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh
thần, trong khi pháp luật điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước,
chế độ xã hội… Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ chặt chẽ và được thi hành nghiêm
chỉnh thì đạo đức càng được đê cao, càng hạn chế được sự kiếm lời phi pháp. Tham
nhũng buôn lâu, trốn thế, gian lận thương mại ngày càng gia tăng… khi bị phát hiện
sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này hiện tượng kiện tụng bắt buộc người ta phải cư xử
có đạo đức. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các
9


sản phẩm dịch vị cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh
nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp và chính tư cách ấy
tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong chiều

hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp.
1.4.2 Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp.
Phần thưởng cho một doanh nghiệp có quan tâm đến đạo đức là được các
nhân viên, khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức. Các tổ chức được xem
là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng trung thành cũng như đội ngũ
nhân viên vững mạnh, bởi sự tin tưởng và phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ.
Nếu các nhân viên hài lòng thì các khách hàng cũng hài lòng và ngược lại. Các
khách hàng có xu hướng thích mua hàng của các doanh nghiệp liêm chính hơn, đặc
biệt là khi giá cả của doanh nghiệp đó cũng bằng với giá cả của doanh nghiệp đối
thủ. Khi các nhân viên cho rằng tổ chức của mình có một môi trường đạo đức, họ sẽ
tận tâm hơn và hài lòng với công việc của mình hơn, họ sẽ cố gắng phấn đấu để xứng
đáng hơn với công ty và làm hài lòng khách hàng một cách tốt nhất có thể. Vị thế của
công ty sẽ được nâng cao điều đó sẽ thu hút sự đầu tư của nhiều nguồn. Các nhà đầu
tư cũng biết các dư luận sẽ làm sụt giảm giá cổ phiếu của các công ty do đó họ thích
đầu tư vào các doanh nghiệp, công ty có đạo đức đề đảm bảo khả năng sinh lời của
đồng vốn bỏ ra. Chúng ta có thể thấy một ví dụ điển hình như thế này, một sản phẩm
made in USA luôn luôn dành niềm tin tuyệt đối của khách hàng khắp nơi trên thế
giới. Tại sao ? Tại vì chất lượng cảu hàng hóa rất tốt. Nhưng làm thế nào để có được
chất lượng tốt? Thì câu trả lời là bên cạnh có trình độ khoa học công nghệ kĩ thuật
cao ra thì họ còn có một đội ngũ làm việc rất chuyên cần, tỉ mỉ hơn nữa họ có một
tình yêu tha thiết đối với công việc của mình, từng sản phẩm mà họ làm ra họ coi nó
như đứa con ruột của mình, chau chuốt, tỉ mỉ đến từng chi tiết.Họ luôn mong muốn
rằng những sản phẩm đó phải thật sự đảm bảo được chất lượng tốt nhất có thể, để
phục vụ những thượng đế của mình một cách hoàn hảo nhất. Họ kinh doanh dựa trên
sự đón nhận và tin tưởng lâu dài của khách hàng chứ không phải vì mục tiêu trước
mắt.
Qua đó, người lãnh đạo được coi là bộ mặt của một tổ chức, sự lãnh đạo có
thể mang lại các giá trị của tổ chức và gắn kết các nhân viên trong công việc. tạo bầu

10



không khí làm việc thân thiện và hòa đồng, góp phần phát triển của tổ chức. Các nhà
lãnh đạo có thể thiết lập các chương trình đào tạo đạo đức chính thức hoặc thông qua
các giá trị văn hóa của công ty, hướng dẫn giúp nhân viên ý thức được vấn đề đạo
đức trong quá trình ra quyết định của mình. Nhận thức về môi trường làm việc có
đạo đức nhân viên sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp trong hoạt động của tổ chức.
1.4.3 Đạo đức kinh doanh góp phần vào cam kết và tận tâm của nhân viên
Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ các nhân viên tin rằng tương lai của họ
tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức
của mình.
Doanh nghiệp càng quan tâm tới nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng
tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu. Các vấn đề có sự ảnh ảnh hưởng đến sự phát
triển của một môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm một môi trường lao động
an toàn, thù lao thích đáng, thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp
đồng với tất cả nhân viên. Các chương trình cải thiện môi trường đạo đức có thể là
chương trình gia đình và công việc hoặc chia bán cổ phần cho nhân viên. Các hoạt
động từ thiện và trợ giúp cộng đồng chỉ tạo ra suy nghĩ tích cực của chính nhân viên
về bản thân họ và doanh nghiệp mà còn tạo ra sự trung thành của nhân viên đối với
doanh nghiệp.
Sự cam kết làm các điều thiện và tôn trọng nhân viên thường tăng sự trung
thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ
chức. Các nhân viên sẽ dành hầu hết thời gian của họ tại nơi làm việc chứ không
chểnh mảng và lười biếng. Môi trường đạo đức của doanh nghiệp rất quan trọng đối
với các nhân viên. Đa số nhân viên tin rằng, hình ảnh của 1 doanh nghiệp đối với
cộng đồng là vô cùng quan trọng, Các nhân viên thấy doanh nghiệp của mình tham
gia tích cực vào các công tác cộng đồng sẽ cảm thấy trung thành hơn với cấp trên và
cảm thấy tích cực về bản thân họ. Khi các nhân viên cảm thấy môi trường đạo đức
trong doanh nghiệp có tiến bộ, họ sẽ tận tâm hơn để đạt được các mục tiêu chuẩn
mực đạo đức cao trong các hoạt động hàng ngày. Các nhân viên sẵn lòng thảo luận

về những vấn đề đạo đức và ủng hộ các ý kiến nâng cao chất lượng trong doanh
nghiệp nếu doanh nghiệp đó cam kết sẽ thực hiện các quy tắc đạo đức. Thực chất
những người làm việc trong môi trường đạo đức tin rằng họ sẽ phải tôn trọng tất cả

11


các đối tác kinh doanh của mình, không kể những đối tác ấy ở bên trong hay bên
ngoài doanh nghiệp. Họ cần phải cung cấp những giá trị tốt nhất có thể cho tất cả các
khách hàng và cổ đông. Cam kết của nhân viên đối với chất lượng cuả doanh nghiệp
có tác động tích cực đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp nên 1 môi trường làm
việc có đạo đức có tác dụng tích cực đến các điểm mấu chốt về tài chính. Bởi chất
lượng của dịch vụ phục vụ khách hàng tác động đến sự hài lòng của khách hàng, nên
những cải thiện trong các dịch vụ phục vụ khách hàng cũng sẽ có tác động trực tiếp
lên hình ảnh của doanh nghiệp, cũng như khả năng thu hút các khách hàng mới của
doanh nghiệp. Ví dụ: Nokia cam kết sẽ cố gắng thanh toán tiền lương công nhân và
cung cấp một môi trường làm việc an toàn và khỏe mạnh cho nhân viên. Nokia cam
kết mang lại sự bình đẳng về cơ hội trong mọi hoạt động, chính sách và thủ tục tuyển
dụng của mình. Khi các yêu cầu công việc được đáp ứng, không có nhân viên nào
nhận được sự đối xử ưu tiên hơn vì bất cứ lí do gì. Nokia sẽ không khoan dung việc
đối xử hoặc những điều kiện làm việc trái với các hiệp định và thông lệ quốc tế.
Nokia sẽ tiếp tục đầu tư vào đào tạo và phát triển cá nhân , nghề nghiệp của các nhân
viên. Nokia sẽ khuyến khích nhân viên của mình cân bằng giữa đời sống cá nhân và
nghề nghiệp. Với chế độ đãi ngộ tốt với nhân viên của mình, Nokia đã cho nhân viên
tin rằng tương lai của họ gắn liền với tương lại của công ty và chính vì thế họ sẵn
sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức của mình. Vì vậy, thị phần cảu Nokia đã tăng từ 37%
(quý 4/2008) lên 39% (quý 4/2009).
1.4.4 Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng.
Các nghiên cứu và kinh nghiệm hiện thời của nhiều quốc gia cho thấy mối
quan hệ chặt chẽ giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng. Các hành vi

vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ
chuyển sang mua hàng của các doanh nghiệp. Các khách hàng thích mua sản phẩm
cảu các doanh nghiệp có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội. Khách
hàng nói rằng họ ưu tiên những thương hiệu nào làm điều thiện nếu giá cả và chất
lượng của các thương hiệu như nhau. Các doanh nghiệp có đạo đức sẽ luôn đối xử
với khách hàng công bằng và liện tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung
cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh trạnh tốt
hơn và dành được nhiều thuận lợi hơn. Điểm mấu chốt ở đây là chi phí để phát triển

12


một môi trường đạo đức có thể có một phần thường là sự trung thành của khách hàng
ngày càng tăng.
Đối với các doanh nghiệp thành công nhất, thu được những lợi nhuận lâu dài
thì việc phát triển mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng nhau với khách
hàng là chìa khóa mở cánh cửa thành công. Bằng việc chú trọng vào sự hài lòng của
khách hàng, doanh nghiệp đó tiếp tục làm cho sự phụ thuộc của khách hàng vào
doanh nghiệp ngày càng sâu sắc hơn, và khi niềm tin của khách hàng tăng lên thì
doanh nghiệp ấy sẽ có tầm hiểu biết sâu sắc hơn về việc làm thế nào phục vụ khách
hàng để phát triển mối quan hệ đó. Các khách hàng là đối tượng dễ bị tổn thương
nhất vì việc khai thác và hoạt động của doanh nghiệp không tôn trọng các quyền của
con người. Sự công bằng trong dịch vụ là quan điểm của khách hàng về mức độ công
bằng trong hành vi của một doanh nghiệp. Bởi vây, khi nghe được thông tin tăng giá
sản phẩm dịch vụ thêm và không bảo hành thì các khách hàng sẽ phản ứng tiêu cực
đối với sự bất công này. Phản ứng của khách hàng đối với sự bất công, ví dụ như
phàn nàn hoặc từ chối không mua bán với doanh nghiệp đó nữa có thể được thúc đẩy
bởi nhu cầu trừng phạt và mong muốn sự hạn chế bất công trong tương lai. Nếu
khách hàng phải mua một mặt hàng đắt hơn hẳn thì cảm giác không công bằng sẽ
tăng lên và có thể sẽ bùng nổ thành một sự giận dữ. Một môi trường đạo đức vững

mạnh thường chú trọng vào các giá trị cốt lõi đặt các lợi ích của khách hàng lên trên
hết. Đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết không có nghĩa là phớt lờ lợi ích của
nhân viên, các nhà đầu tư. Tuy nhiên, một môi trường đạo đức chú trọng đến khách
hàng sẽ kết hợp được những lợi ích của tất cả các cổ đông trong các quyết định và
hoạt động. Những nhân viên được làm việc trong môi trường đạo đức sẽ ủng hộ và
đóng góp vào sự hiểu biết về các yêu cầu và mối quan tâm của khách hàng. Các hành
động đạo đức hướng tới khách hàng xây dựng được vị thế cạnh tranh vững mạnh có
tác dụng tích cực đến thành tích của doanh nghiệp và công tác đổi mới sản phẩm
dịch vụ.
1.4.5 Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận
Những doanh nghiệp cam kết thực hiện hành vi đạo đức và chú trọng đến việc
tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt
tài chính. Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành một bộ phận trong các kế hoạch

13


chiến lược của các doanh nghiệp, đây không còn là một chương trình do các chính
phủ yêu cầu mà đạo đức đang dần trở thành một vấn đề quản lý trong nỗ lực để dành
lợi thế cạnh tranh. Trách nhiệm công dân của một doanh nghiệp gần đây cũng được
đề cập nhiều có quan hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu. Trách
nhiệm công dân của doanh nghiệp là đóng góp của một doanh nghiệp cho xã hội
bằng hoạt động kinh doanh chính của mình, đầu tư xã hội, các chương trình mang
tính nhân văn và sự cam kết của doanh nghiệp vào chính sách công và là cách mà
doanh nghiệp cam kết với các bên liên đới có tác động đến thành công dài hạn của
doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp không thể trở thành một công dân tốt, không thể
nuôi dưỡng và phát triển một môi trường tổ chức có đạo đức nếu kinh doanh không
có lợi nhuận. Các doanh nghiệp có nguồn lực lớn hơn, thường có phương tiện để
thực thi trách nhiệm công dân của mình cùng với việc phục vụ khách hàng, tăng giá
trị nhân viên, thiết lập lòng tin với cộng đồng. Các doanh nghiệp tham gia với các

hoạt động sai trái thường phải chịu sự giảm lãi trên tài sản hơn là các doanh nghiệp
không phạm lỗi. Như vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đạo đức trong tổ chức sẽ mang
lại cơ sở cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức cần thiết để
thành công. Có nhiều chứng minh cho thấy, việc phát triển chương trình đạo đức có
hiệu quả trong kinh doanh không chỉ giúp ngăn chặn các hành vi sai trái mà còn
mang lại những lợi thế về kinh tế. Mặc dù các hành vi đạo đức trong một doanh
nghiệp rất là quan trọng xét theo quan điểm xã hội và quan điểm cá nhân, nhưng khía
cạnh kinh tế cũng là một nhân tố quan trọng không kém. Một trong những khó khăn
trong việc dành được sự ủng hộ cho các ý tưởng đạo đức trong tổ chức là chi phí cho
các chương trình đạo đức không chỉ tốn kém mà chẳng mang lại lợi lộc gì cho tổ
chức. Chỉ mình đạo đức thôi sẽ không thể mang lại những thành công về tài chính,
nhưng đạo đức sẽ giúp hình thành cà phát triển bền vững văn hóa tổ chức phục vụ
cho tất cả cổ đông.
1.4.6 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia
Ở nước ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
khinh doanh trước hết phải vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, công bằng xã hội, dân
chủ văn minh”. Trong lĩnh vực kinh doanh điều đó có nghĩa là phải giải quyết hài
hòa, hợp lý nhất quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xa hội, giữa lợi nhuận và đạo

14


đức. Việc giải quyết một cách hợp lí mối quan hệ này chỉ có nghĩa là chủ thể kinh
doanh, trong khi thực hiện lợi ích chính đáng của mình không làm tổn hại lợi ích
chính đáng của người khác, của xã hội. Các chủ thể kinh doanh trong khi hướng tới
lơi ích của các cá nhân mà vẫn biết tôn trọng lợi ích của người khác, của cộng đồng,
của xã hội. Hơn thế, nếu biết tôn trọng lợi ích của người khác thì lợi ích của cá nhân
mới bền vững và lâu dài. Theo nghĩa đó đạo đức phải được xây dựng và trở thành
nhân tố bên trong của kinh doanh, thành nhu cầu động lực thúc đẩy của con người
thực hiện các hành vi đạo đức một cách tự nguyện, tự giác trong quá trình kinh

doanh. Muốn làm được điều đó các chủ thể kinh doanh phải luôn gắn kết lợi nhuận
với đạo đức, lợi ích cá nhân phải gắn liền với lợi ích của xã hội.
1.5 Đạo đức kinh doanh ở các nước trên thế giơí.
1.5.1. Đạo đức kin doanh của các doanh nghiệp Mỹ
Phong cách chung của các doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào
vấn đề và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán người Mỹ thường xác định trước
và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán và dùng số liệu để
chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn giành phần chiến thắng về mình,
song cũng sẵn sàng thỏa hiệp hợp tác nếu đôi bên cùng có lợi. Ở Mỹ có đi sẽ có lại là
nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh. Người
Mỹ thích nói thẳng và rõ ràng, dễ hiểu. Người Mỹ nói chung là những người có khả
năng làm việc độc lập rất cao. Nếu được giao một công việc nào đó theo nhóm, thì
họ họp nhau lại, phân công công việc cụ thể cho từng người, khi dự án hoàn thành
mỗi một cá nhân lại trở về với công việc của mình, không hề phụ thuộc vào nhau.
Trong quan hệ công việc giữa cập trên và cấp dưới hình thành một ranh giới rõ ràng.
1.5.2 Đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản
Văn hóa công ty kiểu Nhật người Nhật từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng với
truyền thống trung thành với chủ. Công ty đối với họ là nhà, sếp là cha mẹ, đồng
nghiệp là gia đình anh em. Nếu trong công ty có một vị trí trống, việc đầu tiên của
các giám đốc nhân sự là phải ưu tiên cho những người ở bộ phận khác dư thừa hoặc
những người thân của nhân viên của công ty. Ít khi người ta muốn tuyển dụng người
ngoài nếu như họ có thể tìm được người trong công ty thay thế. Người Nhật đến với
công ty lúc hãy còn là một anh sinh viên, làm việc tận tụy, leo những nấc thang nghề

15


nghiệp chậm chạp rồi cứ thế ung dung cho đến lúc về vườn. Cả cuộc đời làm việc họ
chỉ biết tôn trọng một ông chủ, một công ty. Khác với người Mỹ, người Nhật thường
được khuyến khích học hỏi nhiều chuyên môn khác nhau. Người lao động Nhật rất

có tinh thần trách nhiệm với công ty. Vì lợi ích của công ty mà người lao động Nhật
sẵn sàng làm bất cứ công việc gì được giao phó, bất kể họ là người có chức vụ hay
không. Họ được đào tạo kỹ lưỡng về nhiều chuyên nghành. Một người lao động Nhật
luôn sẵn sàng chuẩn bị mọi tình huống để có thể thay thế đồng nghiệp lúc cần thiết.
Và như vậy có nghĩa là kiến thức của họ rất đa dạng và có sự tổng hợp. Khác với
người Mỹ, người Nhật thường không phân chia ranh giới chủ và tớ, tất cả khi bắt tay
vào công việc là cùng một chí hướng cùng một nhiệt huyết vì lợi ích của công ty. Tại
công sở tất cả đều ăn mặc như nhau, cùng làm việc như nhau và tôn trọng nhau.
Những áo choàng đắt tiền hay xe ô tô sang chảnh, iphone.. đối với những ông bà sếp
người Mỹ là bắt buộc có để khoe mẽ thì đối với người Nhật bị coi là những thứ khó
chấp nhận. Người Mỹ làm việc độc lập, và mọi vấn đề đã có cấp lãnh đạo giải quyết.
Người Nhật thì không thế, mọi vấn đề liên quan đến công ty đều được đưa ra bàn
luận trước tập thể, vì vậy tập thể đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa
công ty.
1.5.3. Đạo đức kinh doanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam:
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay thì tất cả các doanh
nghiệp đều thi nhau cạnh tranh để phát triển với tốc độ rất nhanh để nắm giữ thị
trường và khách hàng. Tuy nhiên họ thúc đẩy sản xuất để tăng sản lượng đưa ra
ngoài thị trường phục cho những thượng đế của mình với số lượng khá lớn nhưng lại
tồn tại một vấn đề đó là chất lượng sản phẩm ngày càng kém đi, thậm chí còn làm
giả, hàng nhái các nhãn hiệu nổi tiếng để bán cho khách hàng nhằm mục đích thu về
lợi nhuận cao. Đây chính là vấn nạn đang tồn tại trong tất cả các doanh nghiệp ở Việt
Nam : Đạo đức kinh doanh đang bị sa sút một cách nghiêm trọng, họ bất chấp vì mục
tiêu lợi nhuận mà không hề quan tâm tới sức khỏe của người tiêu dùng, và khi người
tiêu dùng lên tiếng thì cũng không được đáp ứng giải quyết, thậm chí còn xảy ra hậu
quả xấu đối với chính người tiêu dùng nếu khi họ lên tiếng. Vậy thực trạng đạo đức
kinh doanh sẽ như thế nào, thì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tại một doanh
nghiệp điển hình của Việt Nam.

16



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC
1. Giới thiệu chung về công ty
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức
Vị trí: Giữa km16 và 17 trên quốc lộ 1A(cũ)
Địa chỉ: Xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây
Điện thoại: 034853364 Fax: 034853653

Email:

Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức là một công ty cổ phần trực thuộc
tổng công ty hoá chất Việt Nam. Công ty có tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng là
24379m2, có 6 dây truyền sản xuất que hàn công suất thiết kế 8.000-10.000 tấn/năm.
Công ty được thành lập từ năm 1967 mang tên nhà máy que hàn điện Thường
Tín. Trong giai đoạn đầu mới thành lập công ty mới chỉ sản xuất một số loại que hàn
theo chỉ tiêu kế hoạch. Đến năm 1978 được trang bị dây chuyền sản xuất của Đức và
đổi tên thành nhà máy que hàn điện Việt Đức. Đến tháng 12/2003 công ty một lần
nữa chuyển đổi thành công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức. Hiện nay công ty
không chỉ sản xuất dựa vào kế hoạch do cấp trên đưa xuống nữa mà đã chủ động
trong việc khai thác nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm đa dạng, phong phó. Trong
những năm đầu mới thành lập công ty có 184 công nhân. Hiện nay, số công nhân
của công ty là 238 người.
Với nguồn lực trên cùng với sự cải tiến dây truyền công nghệ, sự điều hành
của ban lãnh đạo có hiệu quả và với lòng nhiệt tình, óc sáng tạo của cán bộ công
nhân viên. Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, phát huy
những thế mạnh của mình và tiếp tục phát triển để khẳng định vai trò là một doanh
nghiệp đứng đầu trong sản xuất và tiêu thụ que hàn.

Trong quá trình hoạt động của mình công ty đã hai lần được trao tặng huân
chương hạng 2 và hạng 3. Hiện nay, công ty đã có hơn 70 trên toàn quốc. Sản phẩm
của công ty được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000, đạt huy chương vàng
hàng Việt Nam chất lượng cao qua nhiều năm và đạt nhiều chứng nhận về chất lượng

17


khác của Nhật và Đức. Ngoài ra, sản phẩm của công ty cũng đã được xuất khẩu ra
nước ngoài và được bạn hàng khắp nơi tin dùng.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất ra các loại que hàn điện phục vụ cho
nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó còn có bột hàn nóng chảy và dây hàn tự động. Ngoài
ra, công ty phải hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao: Bảo toàn và phát triển vốn,
phân phối theo kết quả lao động, chăm lo không ngừng tới đời sống vật chất, tinh
thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên.
Trong suốt hơn 30 năm qua, công ty luôn cho ra đời những chủng loại sản
phẩm mới, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách ở trong
các lĩnh vực khác nhau cả trong và ngoài nước.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình quản trị trực
tuyến chức năng bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban chức năng, 3 phân xưởng.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty có thể được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây

Gi¸m ®èc

PG§ kiªm §DL§ vÒ chÊt l­îng

Ph
ßng

y tÕ

Phß
ng
tµi


PX
d©y
hµn

PX
Ðp
sÊy

PX
chÊt
bäc

Phß
ng
TC

Phß
ng
KD

Phß
ng
KH


Phß
ng
KTCL

Chức năng cụ thể của từng phòng ban.
• Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, có
nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển phương án đầu tư tổ chức của công ty, có

18


nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển phương án đầu tư , bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức giám đốc và cán bộ quản lý khác.
• Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do hội đồng quản trị cử ra, chịu sự lãnh
đạo trực tiếp của hội đồng quản trị. Có nhiện vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các
phương hướng chính sách của các bộ phận mà hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị
đề ra. Sau đó báo cáo với hội đồng quản trị.
• Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, có trách nhiệm điều hành chung
hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty dưới sự trợ giúp của phó Giám đốc
và các phòng ban.
• Phó Giám đốc: Là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành
công việc sản xuất và kỹ thuật của Công ty. Phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo
phòng KCS, phân xưởng sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất. Chỉ đạo mua nguyên
vật liệu phụ có giá trị < 500 triệu đồng, bên cạnh đó còn phải phụ trách, đảm bảo đời
sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
• Phòng kỹ thuật – chất lượng : Nắm vững các thông tin kinh tế, khoa học kỹ
thuật về lĩnh vực sản xuất que hàn. Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm,
nghiên cứu phát triển các sản phấm mới, quản lý kỹ thuật sản xuất thiết bị máy móc,

điện nước, quản lý kỹ thuật sản xuất, thiết bị máy móc, quản lý kỹ thuật an toàn lao
động và vệ sinh công nghiệp. Lấy mẫu phân tích hoá quản lý chất lượng vật tư đầu
vào. Giám sát chất lượng bán thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất .Đảm bảo sản
phẩm do Công ty sản xuất ra đúng phù hợp tiêu chuẩn đã đặt ra.
• Phòng tổ chức nhân sự: Có chức năng giúp Giám đốc quản lý về tổ chức
nhân sự, lao động tiền lương, hành chính quản trị và các chế độ đối với người lao
động, kế hoạch đào tạo, thi đua khen thưởng.Bên cạnh đó còn nhiệm vụ tổ chức đời
sống và các mặt sinh hoạt chô cán bộ công nhân viên.
• Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo tháng quí
năm, căn cứ vào kế hoạch mua nguyên vật liệu đáp ứng cho sản xuất kịp thời. Điều
độ sản xuất đảm bảo tiến độ giữa các phân xưởng được nhịp nhàng lập và có kế
hoạch thực hiện các công tác đầu tư, xây dựng cơ bản, lập dự án đầu tư.
• Phòng tiêu thụ: Có chức năng bán các sản phẩm của Công ty và các mặt
hàng do Công ty kinh doanh. Lập kế hoạch ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm,
19


thit lp m rng th trng tiờu th sn phm. Xõy dng thc hin cụng tỏc qung
cỏo xỳc tin bỏn hng . Phn ỏnh cỏc thụng tin v i th cnh tranh giỳp Giỏm c
cú chớnh sỏch tiờu th sn phm thớch hp.
Phũng ti v: Giỳp Giỏm c qun lý ti chớnh k toỏn ca Cụng ty cú
nhim v hch toỏn kinh doanh ton Cụng ty, phõn tớch hot ng kinh doanh. T
chc thc hin cỏc bin phỏp qun lý ti chớnh, lp bỏo cỏo quyt toỏn quớ, nm theo
ỳng tin sn xut v hot ng theo c ch khoỏn sn phm.
T chc v nhõn lc liờn quan n cụng tỏc bo v mụi trng: Cụng ty ó
thnh lp mt hi ng bo h lao ng do ụng phú giỏm c k thut lm ch tch.
Cụng ty phi hp vi t chc cụng on xõy dng c mng li an ton v sinh
viờn.
1.4. Cụng ngh sn xut
Dõy truyn cụng ngh l ca cng ho liờn bang c ti tr cho ta t nhng

nm u thp k 70. n nm 2003 cụng ty u t xõy dng 1 xng sn xut dõy
hn vi cụng ngh v thit b ca Italia. Trong ú cú cỏc phõn xng trc tip tham
gia vo sn xut nh sau:

Dây thép

Khoáng

Trộn khô

Làm sạch

Kẹp hàm

Trộn ướt

Vuốt dây

Nghiền bi

ép bánh

Cắt đoạn

Sàng

Phơi

Sấy
Hu



ép que

Bao gói

Cân phối liệu
Thành phẩm

S dõy truyn cụng ngh cỏc cụng on sn xut que hn

20


• Sản xuất que hàn:
Dây thép được nhập về qua công đoạn làm sạch, vuốt xuống các loại dây thép
theo yêu cầu, sau đó được cắt đoạn và chuyển sang khâu Ðp que.
Silic cát cục được nhập về và qua công đoạn hoà tan, cô đặc sau đó chuyển
sang khâu Ðp bánh.
Hợp kim Ferro được nhập về, qua công đoạn kẹp hàm, nghiền bi, sàng, cân
phối liệu, trộn khô sau đó chuyển sang công nghệ Ðp bánh.
Khoáng được nhập về, qua công đoạn sấy, kẹp hàm, nghiền búa, cân phối
liệu, trộn khô sau đó chuyển sang khâu Ðp bánh.
Các loại nguyên liệu có vỏ bọc và lõi que được chuyển về khâu Ðp que. Sau
khi Ðp ra các loại que hàn thì được chuyển qua khâu sấy và đóng gói.
• Sản xuất dây hàn.
Công đoạn vuốt khô: Dây thép được nhập về qua công đoạn làm sạch, vuốt
xuống các loại dây thép theo yêu cầu.
Công đoạn vuốt ướt và mạ: Dây thép từ công đoạn vuốt khô chuyển sang vuốt
ướt để vuốt nhỏ dây theo yêu cầu và làm sạch. Sau đó dây được chạy qua bể mạ ra

thành phẩm.
Công đoạn xếp lớp chính xác: Dây thép từ công đoạn mạ được đưa sang máy
xếp lớp chính xác để tạo ra thành phẩm và đóng gói.
Tất cả các phân xưởng khi tiến hành công việc của mình đều phải theo kế
hoạch sản xuất thực hiện đúng tiến độ theo yêu cầu của điều độ sản xuất.

21


2. Thực trạng áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tại công ty cổ phần que
hàn điện Việt Đức
2.1. Hiện trạng môi trường không khí.
Nguồn bụi phát sinh chủ yếu là từ quá trình chế tạo thuốc bọc có mang SiO 2
tù do và MnO2. Ngoài ra còn có bụi trọng lượng, bụi hạt với nồng độ khá cao.

T

Tỷ lệ bụi trọng

Tỷ lệ SiO2

lượng(mg/m3)

trong bôi(%)

Máy nghiền búa
Máy sàng rung
Máy trộn khô
Cân phối liệu
Máy trộn ướt

Máy nghiền bi
TCVS cho phép

77,7
61
61
122
38.8
8,0

36
30
30
20
24
> 5% - 20%

(505BYT-QĐ/1992)

4,0

> 20% - 50%

Điểm đo

T
1
2
3
4

5
6

Hàm lượng
mangan trong
bụi(mg/m3)
1,07
0,4
0,4
0,8
0,33
0,3

Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức
Nồng độ bụi trong các phân xưởng sản xuất của công ty khá cao. Thường
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 8 đến10 lần.
2.2. Hiện trạng môi trường nước.
Nước tại cống thải của công ty bị ô nhiễm chủ yếu là do chất thải axit từ dây
truyền sản xuất của phân xưởng dây hàn. tại hệ thống mạ dây thép và tại dây truyền
sản xuất theo đơn đặt hàng của singapo. Nước thải được xử lý theo phương thức cuối
đường ống, chưa đảm bảo chất lượng trước khi thải ra môi trường ngoài. Tuy nhiên
lưu lượng nước thải trong ngày của công ty là không lớn nên không gây ô nhiễm
nặng nề đến môi trường xung quanh.
Nói chung, phần lớn các chỉ tiêu đều vượt quá giới hạn cho phép, đặc biệt là
coliforms

22


T

T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị tính

Màu
Mùi
PH
COD
mg/l
Fe3+
mg/l
CN
mg/l
Phenol
mg/l
+
Mn

mg/l
Cặn lơ lửng
mg/l
Coliforms
MNP/100ml
6+
Cr
mg/l
• Ghi chú: (-) không phát hiện được.

TCVN 5945-

Mẫu tại cống thải

1995

chung

5,5 – 9
100
5,0
0.1
0,05
1.0
100.0
10.000
0,1

Hơi đen
Tanh

9,22
0,59
1,2
82,0
15.000
-

Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức
2.3. Rác thải, chất thải rắn sau sản xuất
Bao gồm các loại thuốc bọc que hàn, phế liệu, lõi que hàn, bao bì, giấy phế
liệu, xỉ than... hàng tháng công ty đã có kế hoạc thu gom, song các chất thải này vẫn
chưa có biện pháp chôn lấp, xử lý đưa tới bãi thải quy định mà được đắp đống ngay
tại phân xưởng và ngay tại khu tập thể nhà máy, do vậy đã ảnh hưởng tới chất lượng
nước, đất vệ sinh môi trường khu vực và cảnh quan của công ty. Nhìn chung, việc
giải quyết rác thải và chất thải rắn còn chưa được công ty quan tâm đúng mức.

23


×