MỤC LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đói nghèo là một vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên toàn khắp các
châu lục với những mức độ khác nhau và đang trở thành một thách thức lớn
đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và của từng địa
phương.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn.
Với trình độ dân trí,canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao,
thu nhập của người dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp
các khu vực. Đặc biệt là khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu
vùng xa tình trạng đói nghèo vẫn luôn là một vấn đề nan giải đã và đang được
đất nước ta quan tâm sâu sắc, để người nghèo thoát nghèo cũng như sự thay
đổi trong kinh tế chính là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị xã hội.
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước luôn có chủ chương,
chính sách , giải pháp để đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả
các khu vực trên cả nước, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số thuộc miền núi
vùng sâu vùng xa luôn được ưu tiên và trợ giúp dưới nhiều hình thức khác
nhau thông qua các văn bản chính sách xã hội nhằm thay đổi cuộc sống nghèo
đói cho người dân.
Qua đó, nhiều chính sách đã ra đời nhằm mục tiêu nâng cao mức sống
của người nghèo. Một trong những chương trình thu hút được sự quan tâm của
cộng đồng xã hội đó là chương trình 135: Chương trình phát triển kinh tế xã
hội ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng sâu, vùng xa. Theo quyết định
số 135/1998 QĐ – TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của thủ tướng chính phủ
( gọi tắt là chương trình 135 ).
Tại xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa là một trong 6 xã nằm
trong khu vực cụm Quốc Thành của huyện Bá Thước được tiếp cận và thực
hiện chương trình 135 từ khi mới bắt đầu thực hiện cho đến nay. Kết thúc ba
2
giai đoạn đầu (1998-2015) và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn III ( 20162020).
Với đặc điểm là một xã có diện tích khá rộng có tổng diện tích tự nhiên
là 4.901,02 ha có người Thái đen sống tại nơi đây chiếm 90% .Xã lại đã được
thành lập cách đây hơn 30 năm, nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên xã có nhiều
hạn chế về địa hình và cơ sở hạ tầng thiếu kém và trình độ dân trí thấp nên đời
sống người dân đói nghèo vẫn luôn diễn ra, nền kinh tế trì trệ. Khi có quyết
định thực hiện chương trình 135 đã nhận được sự đông tình và ủng hộ của
người dân. Đặc biệt trong giai đoạn III( 2011- 2015), sau khi các giai đoạn
trước đã cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trong giai đoạn này địa bàn xã tập
trung trong phát triển kinh tế trang trại để thay đổi nền kinh tế của người dân.
Sau 17 năm triển khai và thực hiện, chương trình đã đạt được nhiều kết
quả đáng khích lệ, đời sống của người dân đã dần được tiến bộ. Đặc biệt sự
tăng trưởng trong thu nhập của người dân dưới các chính sách hỗ trợ phát
triển, kinh tế trang trại đã và đang thay đổi bộ mặt của xã nhà.
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả chính
sách 135 đến sự phát triển kinh tế trang trại của người dân tại xã Cổ lũng,
huyện Bá thước, tỉnh Thanh hóa” để làm rõ mối nhận định trên. Nhằm đánh
giá những tác động mà chương trình đã mang lại đối với sự phát triển kinh tế
trang trại của người dân, cũng như những mong muốn của bà con.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu và đánh giá hiệu quả của chính sách 135 đến
sự phát triển nền kinh tế trang trại của người dân tại xã Cổ lũng, huyện Bá
thước, tỉnh Thanh hóa trong các giai đoạn thực hiện, từ đó đưa ra một số đề
xuất và khuyến nghị để các hoạt động từ chương 135 để mang lại một cách
hiệu quả nhất của chính sách đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới, mang lại
một cuộc sống tốt đẹp cho người dân đảm bảo thay đổi và phát triển mô hình
3
sản xuất kinh tế trang trại, đặc biệt là giảm tỷ lệ hộ nghèo cho người dân tại
địa bàn xã Cổ Lũng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu vấn đề nghèo đói của người dân tãi xã Cổ lũng, huyện Bá
thước, tỉnh Thanh hóa thông qua các giai đoạn thực hiện chính sách 135 về
đặc điểm, thực trạng và những nguyên nhân nghèo tại địa bàn xã.
Tìm hiểu về kinh tế trang trại trong các giai đoạn thực hiện chương
trình 135 về sự thay đổi giữa thời kì trước và sau khi có sự hỗ trợ của chương
trình 135.
Đánh giá về hiệu quả của chính sách 135 đến sự phát triển kinh tế trang
trại của người dân tại xã Cổ lũng, huyện bá thước, tỉnh Thanh hóa về các
thuận lợi và khó khăn từ đó đưa ra một số kết luận khuyến nghị cho quá trình
thực hiện chương trình 135 đạt được hiệu quả tốt trong sự phát triển nền kinh
tế địa phương trong thời gian tới.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả chính sách 135 đến sự phát triển kinh tế trang trại của
người dân
tại xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Để có thông tin và tài liệu về chương trình 135 tiến hành nghiên cứu
trên khách thể là : Người quản lí phụ trách thực hiện chương trình 135 và
người dân tại địa bàn xã Cổ Lũng. Cán bộ chính sách xã hội, cán bộ phụ trách
thực hiện mảng phát triển kinh tế, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, và các
ban lãnh đạo liên ngành có liên quan.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Để có sơ sở so sánh và đánh giá hiệu quả của chính sách 135 đến sự phát
triển nền kinh tế trang trại của người dân tại xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước,
4
tỉnh Thanh Hóa, tác giả tập trung vào nghiên cứu những kết quả đạt được của
chính sách 135 trong các giai đoạn trước và sau khi thực hiện kinh tế trang trại
trước và sau khi có sự xuất hiện đầu tư của chương trình 135 ( từ năm 1997
đến nay). Đồng thời tập trung vào các đánh giá và nguyện vọng của người dân
tại địa bàn xã Cổ Lũng.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Nhằm chỉ ra được những đánh giá hiệu quả của chính sách 135 đến sự
phát triển kinh tế trang trại của người dân tại xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước,
tỉnh Thanh Hóa thông qua các giai đoạn thực hiện chính sách, nghiên cứu sử
dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện
chứng trong tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê nin, các quá trình hình thành và
phát triển của cuộc sống con người gắn liền với sự ra đời của các chính sách
xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trong mối quan hệ thống
nhất, vận động phát triển không ngừng trong từng thời kì, giai đoạn. Dựa trên
những kết quả đã đạt được và những quan điểm thực chứng từ người dân trong
thực tiễn để phân tích tổng hợp và đánh giá hiệu quả chính sách 135 đến đời
sự phát triển nền kinh tế trang trại tại đại bàn xã Cổ Lũng.
4.2. Phương pháp cụ thể
4.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu từ các kết quả đã đạt được so với mục tiêu đã đưa ra của
chương trình 135 để có được những thông tin chính xác và đầy đủ, những
thông tin có từ các nguồn tài liệu khác nhau đi vào phân tích và đánh giá
những tác động của chính sách 135 đến sự phát triển nền kinh tế trang trại của
người dân tại địa bàn xã Cổ Lũng
Đề tài có sử dụng các tài liệu đã thu thập được từ các phỏng vấn sâu của
người dân, những biên bản tổng kết chương trình 135 ở các giai đoạn về mảng
kinh tế. Ngoài ra kết hợp các nguồn tài liệu từ các báo cáo của nông nghiệp,
5
lâm nghiệp, ngư nghiệp và các chuyên đề có liên quan đến hiệu quả của chính
sách 135, hiệu quả của chính sách đến sự phát triển nền kinh tế trang trại của
người dân nhằm khai thác có hiệu quả một cách đầy đủ và chính xác các thông
tin cho đề tài nghiên cứu.
4.2.2 .Phương pháp quan sát
Để thu thập được thông tin cho đề tài nghiên cứu tiến hành quan sát kết
hợp phỏng vấn sâu để thông tin có được chính xác và hữu ích hơn. Trong quá
trình phỏng vấn, kết hợp quan sát về điều kiện sống hộ dân và thái độ của
người dân đối với vấn đề nghiên cứu. Tiến hành quan sát một lần và trong một
ngày.
4.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhằm có những thông tin một cách chính xác và rõ ràng nhất để phục vụ
cho sự đánh giá hiệu quả chính sách 135 đến đời sống của người dân tại xã Cổ
Lũng, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp nghiên cứu
chính cho đề tài nghiên cứu của mình.
6
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết áp dụng
Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Cuộc sống của con người có thể tồn tại và phát triển đều xuất phát từ
những nhu cầu cơ bản có thể đáp ứng đầy đủ cho con người của con người về
thể chất và tinh thần của một cá thể. Chính vì vậy,dựa theo thuyết tâm lí học
nhân văn Abraham Maslow ( 1908 – 1970), nhà tâm lí học gốc Do Thái nhập
cư từ Nga vào Mỹ, ông cho rằng : mỗi nhu cầu của con người trong hệ thống
thứ bậc phải được thỏa mãn mối tương quan với môi trường để con người có
thể phát triển khả năng cao nhất của mình. Thuyết nhu cầu của Maslow nêu
lên 5 bậc thang. Hệ thống thứ bậc phụ thuộc khá nhiều vào môi trường bên
ngoài. Mô hình thyết nhu cầu của Maslow xem xét các nhu cầu kích thích vận
động khác nhau được đặt theo hệ thống thứ bậc và cho rằng trước khi đáp
ứng các nhu cầu ở mức cao hơn, tinh vi hơn thì phải thỏa mãn nhu cầu ở mức
sơ cấp.
Các nhu cầu đi từ thấp lên cao theo 5 bậc như sau: Nhu cầu sinh lí, vật
chất là nhu cầu sinh tồn cơ bản, nếu như nhu cầu này không đạt sẽ bị tắc thì
không thể tiến thêm ở bậc nhu cầu tiếp theo; nhu cầu an sinh à sự an toàn, môi
trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh ở trẻ;
nhu cầu được thừa nhận yêu thương; thứ tư là nhu cầu được tôn trọng và tự
trọng; cuối cùng là nhu cầu phát triển.
Lý thuyết Sự phát triển của một cộng đồng của Muray và Ross:
Tổ chức cộng đồng là một tiến trình, qua đó một cộng đồng nhận rõ nhu
cầu hay mục tiêu của mình; sắp xếp các nhu cầu và mục tiêu này; phát huy sự
tin tưởng và ý muốn thực hiện chúng; tìm đến tài nguyên bên trong hoặc bên
ngoài để giải quyết nhu cầu, mục tiêu ấy. thông qua đó sẽ phát huy những kĩ
năng và thái độ hợp tác với nhau trong cộng đồng.
7
Một cộng đồng muốn thay đổi và phát triển trước hết phải xác định được
các mục tiêu và phát huy tiềm năng của chính cộng đồng đó.
Như vậy, sự nghèo đói của người dân tại xã Cổ lũng phần lớn do người
dân không được đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người đó là nhu cầu sinh lí
vật chất quá thiếu thốn vì đời sống kinh tế thu nhập quá thấp nên không đáp
ứng được các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở) để phát triển các nhu cầu của mức
sống cao hơn (chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động xã hội…) do đó
cuộc sống chậm phát triển về mọi mặt, nền kinh tế vẫn tụt hâu. Vì vậy, các
chính sách xã hội kết hợp các dự án chương trình nhằm cải thiện và phát triển
một cộng đồng , giúp cho người dân tộc thiểu số miền núi vùng 135 nói chung
và người dân xã Cổ lũng nói riêng có một cuộc sống ổn định hơn, nền kinh tế
phát triển, đảm bảo các nhu cầu của con người xứng đáng được hưởng và đặc
biệt là xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội.
1.2. Khái niệm
1.2.1 Khái niệm chương trình 135
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân
tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một
trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt
Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên
gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê
duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg.
Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai
đoạn; giai đoạn I từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn II từ
năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam
quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006
là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010), giai đoạn III ( 2012 –
2015) và chính phủ quyết định thực hiện tiếp giai đoạn (2016 – 2020).
8
Chương trình 135 nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng
bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, đặc
biệt hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, tạo điều kiện để đưa nông thôn các
vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập
vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xa hội,
an ninh quốc phòng.
Xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa là một xã điển hình cho
quá trình thực hiện chương trình 135, trong các giai đoạn. Sau khi nâng cao
các mặt như y tế, giáo dục, trong giai đoạn III và giai đoạn hiện tại xã nhà tập
trung vào phát triển kinh tế. Sự tác động của chương trình 135 đến sự phát
triển kinh tế trang trại của người dân trong các mặt như trồng trọt trong nông
nghiệp, chăn nuôi và sản xuất hàng hóa để nâng cao thu nhập để phát triển
kinh tế và đảm bảo các mặt trong đời sống như y tế, giáo dục, môi trường xã
hội…
2.1.2. Khái niệm nghèo đói
* Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Định nghĩa nghèo thu nhập, theo đó
một người được gọi là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa múc thu
nhập bình quân đầu người của toàn xã hội
* Theo Liên Hợp Quốc: Định nghĩa người nghèo là người sống dưới
mức tối thiểu, để duy trì nhân phẩm, xác định mức tối thiểu này phải xem xét
số người trong hộ gia đình, lứa tuổi, học vấn, địa bàn cư trú của những người
nghèo.
* Theo định ngĩa của Ngân hàng thế giới ( WB): Xác định mức calogi tối
thiểu một ngày 2100 calo/ người/ ngày). Người được đáp ứng dưới mức tối
thiểu ấy được xem là người nghèo.
“Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện: thu nhập hạn
chế, hoặc thiếu cơ hội tạo ra thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong
những lúc khó khăn, và dể bị tổn thương trước những đội biến bất lợi, ít có
9
khả năng truyền đạt nhu cầu và khó khăn tới những người có khả năng giải
quyết, các cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng”.
Như vậy, nghèo đói ở xã Cổ Lũng nhận diện được những đặc điểm
nghèo theo khái niệm của Ngân hàng thế giới đã đưa ra ở trên. Sự hạn chế về
thu nhập, hạn chế về tài sản và dễ bị tổn thương trong xã hội đó là những
nguyên nhân chính khiến cho người dân xã Cổ Lũng luôn rơi vào vòng luẩn
quẩn của nghèo đói, nghèo vẫn hoàn nghèo. Từ đó các chính sách xã hội như
chính sách 135 ra đời trực tiếp tác động và thay đổi các vấn đề khó khăn trong
cuộc sống của người dân. Nhằm tăng cường phát triển kinh tế và an sinh xã
hội.
2.2.3 Khái niệm kinh tế trang trại
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông lâm ngư
nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa tư liệu sản xuất, thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được
tiến hành quy mô, ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với
các tổ chức quản lí tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn
gắn liền với thị trường.
Châu Âu là cái nôi của cuộc cách mạng công nghiệp lần nhất ở Anh đã xuất
hiện hình thức tổ chức trang trại nông nghiệp sản xuất hàng hóa thay thế cho
hình thức sản xuất tiểu nông và hình thức điền trang của các thế lực phong
kiến qúy tộc.
Như vậy, kinh tế trang trại đã và đang thực hiện tại xã Cổ Lũng phù hợp với
trình độ văn hóa và những nguồn lực sẵn có của địa phương.
1.3. Mục tiêu, nội dung và các hoạt động của chương trình 135 trong
sự phát triển kinh tế trang trại tại xã Cổ Lũng, huyện Bá thước, tỉnh
Thanh Hóa
Mục tiêu chương trình 135 tại xã Cổ Lũng
+ Mục tiêu đặt ra hàng đầu của chương trình 135 tại địa bàn xã Cổ Lũng
là xóa đói giảm nghèo cho hộ dân. Phát triển kinh tế trang trại cho 100% đối
10
tượng thuộc địa bàn xã Cổ lũng với các nguồn vốn được hỗ trợ và đầu tư...Để
từng bước xoá dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
+ Từng bước xây dựng các mô hình kinh tế trang trại phù hợp với nguồn
lực nội lực và ngoại lực sẵn có của địa phương để đưa nhanh các tiến bộ khoa
học kỹ thuật, các hoạt động thông tin về kinh tế xóa bỏ những kiểu sản xuất
kinh tế lạc hậu cổ xưa.
+ Giúp người dân có khả năng tự quyết để đầu tư và phát triển kinh tế đa
dạng phù hợp với địa bàn xã nhà.
+ Đồng thời tăng cường sự chỉ đạo sát sao của huyện, tỉnh, trung ương
đối với cơ sở.
+ Phát huy sức mạnh cộng đồng, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân
tộc đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường đoàn
kết các dân tộc, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Nội dung:
Các hoạt động của chương trình 135 trong sự phát triển kinh tế trang trại
tại xã Cổ Lũng gồm:
+ Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Xây dựng mới hệ thống đường bê tông hóa,
các trục đường chính liên thôn, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống điện, trường,
trạm, kênh mương để đảm bảo cho việc sản xuất và giao thông thuận lợi, có
mối liên kết với các địa phương khác.
+ Về hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh tế trang trại: hỗ trợ vốn bằng tiền
mặt và hiện vật như vật nuôi, giống cây trồng nhằm nâng cao nguồn thu nhập
cho hộ dân.
+ Các mô hình thử nghiệm được xây dựng tại địa phương.
+ Về các phương thức, kĩ thuật chăm sóc, và phát triển kinh tế trang trại
thông qua các chiến dịch tập huấn, thực hành.
+ Về sự phát triển các loại hình kinh tế trang trại tại địa bàn xã Cổ Lũng.
+ Những thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình
thực hiện kinh tế trang trại, rút kinh nghiệm và thay đổi phương thức phù hợp.
+ Về môi trường: Tăng cường giữ gìn vệ sinh môi sạch sẽ và hợp vệ sinh
trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế trang trại để đảm bảo cho cuộc
sống của người dân.
11
CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH 135 ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ CỔ LŨNG, HUYỆN BÁ
THƯỚC, TỈNH THANH HÓA
2.1. Vài nét về nghèo đói tại xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa
2.1.1. Thực trạng nghèo đói tại xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa
Xã Cổ Lũng là một trong những xã nằm trong huyện Bá thước có người
Thái đen sinh sống là chủ yếu, hơn nữa địa hình là miền núi bị chia cắt mạnh
và có khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông, trình độ sản xuất thấp kém nên đói
nghèo là một vấn đề luôn tồn tại trong địa bàn xa từ trước đến nay.
* Trước năm 1997: khi xã Cổ Lũng chưa có chính sách, có nhưng chưa
thực hiện những chính sách xóa đói giảm nghèo một cách đông bộ nên thực
trạng đòi nghèo diễn ra rất nặng nề.
Nghèo đói trong sự đảm bảo các nhu cầu cơ bản của con người không
được đảm bảo và người dân thường xuyên bị các dịch bệnh tấn công, nghèo
vẫn hoàn nghèo, một vòng luẩn quẩn không thể thoát được. Nghèo đói thể
hiện trên nhiều phương diện như văn hóa, giáo dục kém phát triển con em ít
được đi học nghề có trình độ chuyên môn, trong y tế cơ sở hạ tầng tồi tàn,
xuống cấp sự chăm lo sức khỏe cho bà con không được đảm bảo, về cơ sở hạ
tầng yếu kếm, 100% xã không có đường bê tông và không có điện lưới. Đến
năm 2006 cơ bản xã đã có điện lưới nhưng mới phục vụ được 50% nhu cầu
dùng điện của người dân. Nhận diện ra vấn đề nghèo đói liên quan đến nhiều
vấn đề nhưng căn bản nhất tập trung vào nền kinh tế và thu nhập của người
dân quá thấp dẫn đến tình trạng nghèo đói luôn diễn ra.
Đặc biệt nền kinh tế trước năm 1997 xã Cổ Lũng là thuần nông, chỉ dựa
vào canh tác đất đồi núi để trồng các cây lương thực, thực phẩm như lúa, ngô,
12
khoai, sắn… Kinh tế thấp kém, thu nhập của người dân không quá 200.000
đồng/ tháng.
* Sau khi thực hiện được hai giai đoạn và đang tiến hành giai đoạn III:
thực trạng đói nghèo ở địa bàn xã Cổ lũng đã căn bản được cải thiện trong tất
cả mọi mặt văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện và
đáp ứng các dịch vụ cơ bản cho người dân.
Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất kinh tế trang trại hiện nay:
Nền kinh tế của Xã Cổ lũng nhìn chung đã được cải cách rất nhiều đặc
biệt trong kĩ thuật sản xuất. Thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất nông nghiệp mặc dù còn một số hạn chế như chưa thực
hiện được đồng bộ nhưng đã phần nào thay đổi nền kinh tế của xã. Giá trị sản
xuất ngành nông, lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của
xã. Năm 2005 (giá CĐ 94) đạt 7.058 triệu đồng, đến năm 2009 đạt 11.973 trệu
đồng và năm 2011 đạt 12.520 triệu đồng, tốc độ phát triển giai đoạn năm 2005
- 2011 đạt 6,43%.
Các chương trình dự án phát triển kinh tế trang trại được ứng dụng. Tiêu
biểu là mô hình phát triển kinh tế trang trại với mô hình chăn nuôi gia súc, gia
cầm. Mô hình này hiện đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ của người dân
khi địa bàn xã phù hợp với loại mô hình kinh tế trang trại này.
Có khoảng 30% người dân thực hiện phát triển nền kinh tế trang trại,
mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống người dân. Loại hình kinh tế trang trại
chủ yếu là theo hộ gia đình, tự điều hành sản xuất và các lao động chính là
những thành viên trong gia đình.
Qua đó,Thu nhập bình quân đầu người năm 2011của xã là 4,475 triệu
đồng/người/năm, bằng 47,10% so với mức bình quân chung của tỉnh (Thu
nhập bình quân đầu người năm 2010 tại khu vực nông thôn tỉnh Thanh Hóa là
9,5 triệu đồng). Vì vậy đời sống của người dân đã được nâng cao và đảm bảo
các nhu cầu cơ bản của con người
13
Tuy nhiên hộ nghèo ở xã vẫn đang chiếm một con số lớn. Theo tiêu chí
chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015 thực hiện theo chỉ thị 1752/ CT-TTg ngày
21/9/2010 của Thủ tướng chính phủ, ở khu vực nông thôn, hộ nghèo là hộ có
thu nhập bình quân đầu người từ 400.000 đồng/tháng trở xuống. Theo tiêu chí
trên, năm 2011 xã Cổ Lũng có tất cả 506 hộ nghèo, chiếm 50,55% tổng số hộ.
2.1.2. Đặc điểm của hộ nghèo xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa
Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần
nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, và có mức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện, khía cạnh.
Xã có 01 đường liên xã đi qua địa bàn các thôn và các đường mòn đi
qua xã bạn trong huyện và 01 xã của tỉnh Hoà Bình, phía đông giáp với xã Tự
Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, phía Tây giáp xã Lũng Niêm,phía Bắc
giáp xã Lũng Cao, phía Nam giáp với xã Ban Công, huyện Bá Thước. Các
thôn trong xã sống phân tán cách xa nhau. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất
Nông nghiệp và phát triển nghề rừng. Trên địa bàn có 12 thôn với 1.021 hộ,
4.023 nhân khẩu, với 3 thành phần dân tộc: Thái, Mường, Kinh đoàn kết cùng
chung sống (trong đó dân tộc Thái chiếm 98%). Hộ nghèo 298 hộ chiếm
29,39%, hộ cận nghèo 188 hộ chiếm 18,54%. Thu nhập bình quân đầu người
ước đạt 8 triệu đồng/người/năm.
Hộ nghèo tại địa bàn xã Cổ Lũng được lựa chọn trên sự công khai minh
bạch và công băng. Hộ nghèo được khảo sát bằng phương pháp cho điểm dựa
trên tài sản và đặc điểm hộ gia đình. Hộ nghèo được đo lường thông qua thu
nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu
cầu tối thiểu như ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, trang thiết bị sinh hoạt…và
được quy ra bằng tiền.
Dưới đây là một số đặc điểm chung của hộ nghèo tại xã Cổ Lũng, huyện
Bá Thước.
14
+ Hộ nghèo chủ yếu là các hộ nông dân. Hộ nông dân nghèo với trình độ
học vấn thấp và khả năng tiếp cận đến các thông tin và kĩ năng chuyên môn bị
hạn chế. Những người sống dưới ngưỡng nghèo thường là thành viên của
những hộ có chủ hộ là nông dân tự do.
+ Hộ nghèo là những hộ không có khả năng đem lại thu nhập ổn định nào
đó từ công việc làm, chủ yếu hộ nghèo thu nhập từ các hoạt động thuần nông
đơn giản như bán ngô, sắn, bán rau, hoa quả... Đời sống các hộ gia đình thuộc
hộ nghèo có thu nhập thấp , không đảm bảo trong cuộc sống sinh hoạt. Theo
tiêu chí chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015 thực hiện theo chỉ thị 1752/ CTTTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng chính phủcó mức thu nhập bình quân đầu
người là 400.000 đồng/ người/ tháng trở xuống. Hộ cận nghèo có mức thu
nhập là 401.000 đồng đến 402.000 đồng/ người/ tháng trở xuống. Như vậy,
đặc điểm hộ nghèo tại địa bàn xã chiếm khoảng 70% có tỉ lệ thu nhập thấp
dưới 400.000 đồng/ người/ tháng.
+ Các nhu cầu cơ bản của con người chưa được đáp ứng như: ăn, mặc,
ở,.. chính vì vậy không thể thực hiện được các nhu cầu cao hơn của con người
như được yêu thương, an toàn và phát triển…Nhà ở các hộ nghèo dột nát,
nguy hiểm đến tính mạng khi có mưa bão. Nhà chủ yếu là nhà sàn bằng các
cây gỗ đơn sơ không vững chắc, lợp bằng mái tranh... Chế độ ăn uống nghèo
nàn trong các bữa ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng do thu nhập thấp, không
có khả năng do hộ gia đình quá đông người…v.v
+ Chủ yếu là các nhà có chủ hộ còn trẻ như mới lập gia đình. Khi tách hộ
từ nhà bố mẹ đẻ ra nhà riêng không có nguồn vốn để sản xuất và chăm lo cho
cuộc sống, nên hộ nghèo thuộc diện này chiếm tới 60%.
+ Các hộ có nhiều trẻ em và phụ nữ sống độc thân thường bị các hộ
nghèo khác coi thường, ít lao động và thường phải nuôi nhiều trẻ em trong độ
tuổi đi học. Do vậy chi phí cho y tế và giáo dục thường không được đáp ứng
đầy đủ cho các hộ nghèo như thế này.
15
+ Hộ nghèo hầu như trình độ học vấn thấp.
+ Các vật dụng trong gia đình hộ nghèo còn thiếu thốn rất nhiều để phục
vụ cho việc sinh hoạt hàng ngày và giải trí như không có ti vi, nồi cơm điện,
máy quạt, điện thoại, không có bếp ga, máy bơm nước..vv
+ Trong sản xuất kinh tế không áp dụng các khoa học kĩ thuật hiện đại
nên năng suất khi thu hoạch vẫn thấp ở các hộ nghèo ( như trồng lúa, trồng
ngô, sắn..).
+ Hộ nghèo tại nơi đây thường là nạn nhân của tình trạng nợ nần. Rất
nhiều hộ nghèo rơi vào tình trạng đi vay để trang trải các khoản chi tiêu khẩn
cấp như dầu tư vào chi phí cho y tế khi bị ốm đau nặng, hoặc đầu tư vào một
vụ kinh doanh nhưng bị thất bại.
Như vậy hộ nghèo tại địa bàn xã Cổ lũng chủ yếu nghèo vì thu nhậpthấp
và không có thu nhập ổn định. Họ là những người rất dễ bị tổn thương bởi
những khó khăn thời vụ và đột biến xuất hiện trong gia đình xảy ra.
2.1.3. Nguyên nhân của nghèo đói ở xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước,
tỉnh Thanh Hóa
Nguyên nhân khách quan:
Do địa bàn xã Cổ Lũng là một xã thuộc cụm quốc thành huyện Bá
Thước, là một khu vực miền núi cao, địa hình bị chia cắt phức tạp ,xa xôi, dẫn
đến việc hạn chế sự phát triển địa bàn xã trong mọi lĩnh vực.
Thời tiết khắc nghiệt, dễ dàng bị mất vốn và tiếp tục quay trỏ lại nghèo
đói khi có sự xuất hiện các thiên tai và biến đổi thời tiết.
Cư dân ít và sống phân tán, chủ yếu sống ven chân đồi. Có khoảng 3/12
thôn trong xã sống cách li với trung tâm xã vài km, Sự giao lưu và tiếp xúc
giữa các thôn với nhau còn hạn chế.
Cơ sở hạ tầng còn thấp kém, hệ thống điện đường trường trạm còn nhiều
yếu tố bất cập và khó khăn.
16
Thiếu nguồn vốn đầu tư vào sản xuất trong kinh tế khiến cho hộ nghèo
không có cơ hội thoát nghèo.
Văn hóa tại một số thôn trong xã còn nhiều lạc hậu, hủ tục đặc biệt trong
chăm sóc sức khỏe: nhiều thầy lang thầy mo vẫn còn tồn tại trong nhận thức
của người dân… Nghi thức trong các ngày lễ Tết vẫn còn tồn tại và mang tính
lạc hậu, hủ tục.
Một số hộ dân nhận thức chưa rõ, thiếu sự chỉ đạo và quan tâm của lãnh
đạo.
Nguyên nhân chủ quan:
Do tâm lí ỉ lại của cán bộ và nhân dân, không dám thực hiện đổi mới các
hình thức thực hiện sản xuất kinh tế do thiếu tự tin trong quá trình thực hiện,
thiếu kinh nghiệm sản xuất.
Tâm lí người dân nghèo hay ỉ lại, không phấn đấu thoát nghèo, vẫn cứ
hài lòng với mức sống nghèo khổ hiện tại.
2.2. Các giai đoạn phát triển kinh tế trang trại của người dân xã Cổ
Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Kinh tế trang trại đã xuất hiện từ rất lâu khi chưa có sự phát triển mở
rộng của chương trình 135 – chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh
tế cho người dân thuộc khu vực miền núi.
*Trước những năm 1997: Kinh tế trang trại của người dân tại địa bàn xã
Cổ Lũng phát triển dưới hình thức tự phát. Không có một chương trình, chính
sách nào hỗ trợ. 100% trang trại do chủ hộ dân thực hiện và trực tiếp điều
hành sản xuất, phần lớn các trang trại tập trung ở ba thôn xa khu vực trung
tâm xã bởi trước những năm 1997 hình thức sản xuất kinh tế vẫn dựa chủ yếu
vào sản xuất kinh tế nông nghiệp từ các nguồn tài nguyên có sẵn. Đất đồi rừng
tiến hành nuôi trồng cây nông nghiệp như sắn, ngô và chăn thả gia súc. Hầu
như các trang trại chưa có khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế trang trại
17
và có thì rất lạc hậu và cổ xưa. Nhưng chính vì loại hình kinh tế trang trại tự
phát này là cơ sở cho sự phát triển nền kinh tế trang trại hiện nay.
* Từ những năm 2006 đến nay: Sự xuất hiện hàng loạt các chính sách
xã hội, người dân được trợ giúp nhiều trong việc xóa đói giảm nghèo, phát
triển kinh tế. Đặc biệt là chương trình 135 có tác động mạnh mẽ đến sự phát
triển kinh tế của người dân xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Kinh tế được chú trọng phát triển trong giai đoạn của chương trình 135
nên đến nay bộ mặt kinh tế của xã có sự chuyển biến lớn. Các chủ trang trại
trực tiếp quản lí và sử dụng nguồn nhận lực lao động trong gia đình, các mô
hình trang trại chăn nuôi gia súc phổ biến khi người dân sống ven chân đồi có
diện tích khá rộng lớn và bằng phẳng, nguồn thức ăn dồi dào, cỏ dại và mô
hình trồng cỏ voi để nuôi bò rất phổ biến. Đặc biệt hộ dân đã có sự tiếp cận và
thực hiện các mô hình kinh tế theo kĩ thuật hiện đại như mô hình trồng mướp
đắng đã đem lại thu nhập cho người dân cao. Mô hình nuôi vịt bầu hay mô
hình nuôi gia bò tại các thôn như Eo Điếu, thôn Khuyn… Cán bộ dự án trực
tiếp chỉ đạo hướng dẫn và cùng thực hành với người dân, cung cấp kiến thức
và kĩ năng để người dân có thể phát triển được kinh tế trang trại một cách
thuận lợi nhất. Hiện nay xuất hiện nhiều trang trại nuôi Vịt Bầu Cổ Lũng bởi
sự nổi tiếng và những thương buôn tìm đến, từ sự hỗ trợ vốn sản xuất người
dân đã tập trung vào thực hiện mô hình sản xuất này khá nhiều. Toàn xã tập
trung mô hình nuôi vịt bầu nhiều nhất ở ba thôn có ao hồ và suối chảy qua như
thôn Na Khà, thôn Đốc và thôn Lọng.
Hoạt động phát triển sản xuất kinh tế trang trại được thực hiện trên toàn
xã với 12 thôn và chú trọng vào các hộ nghèo. Các hình thức hỗ trợ chủ yếu là
tiền mặt và hiện vật như hỗ trợ phân bón, giống lúa trong trồng trọt, các loại
vật nuôi như bò giống, lợn giống…Đối tượng được lựa chọn thụ hưởng xét
trên từng hộ với các tiêu chí như trong hộ nghèo và hộ cận nghèo. Đảm bảo
18
nguyên tác công khai, dân chủ, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, hỗ trợ đúng
đối tượng, đúng nội dung hỗ trợ theo quy định.
Một số mức vốn hỗ trợ tại địa bàn xã Cổ lũng như: Hỗ trợ 52 con lợn
giống cho 52 hộ nghèo với tổng số tiền là: 200.000.000 đồng ( năm 2008). Hỗ
trợ 20 con bò cái sinh sản cho 20 hộ với tổng số tiền là: 200.000.000 đồng
( năm 2009). Hỗ trợ 28 con bò cái sinh sản cho 28 hộ với tổng số tiền là
300.000.000 đồng( năm 2010). Đến năm 2011 kết hợp chuyển sang thực hiện
năm 2012 hỗ trợ 300.000.000 đồng cho 506 hộ nghèo. 100% số vốn đều đầu
tư vào việc hỗ trợ phát triển sản xuất, củ thể là mua giống lúa và phân bón cho
các hộ nông dân nghèo. Trong đó hỗ trợ mua 1.139 kg giống lúa với mức hỗ
trợ hơn 75 triệu đồng. Đồng thời hỗ trợ mua 37.950 kg phân với 223.905.000đ
triệu đồng. Đến năm 2014, hỗ trợ 245.000.000 đồng cho 592 hộ nghèo. 100%
số vốn đều đầu tư vào việc hỗ trợ phát triển sản xuất, củ thể là mua giống lúa
và phân bón cho các hộ nông dân nghèo.
Từ những sự hỗ trợ của Đảng và nhà nước trong chương trình 135 cung
cấp nguồn vốn vật nuôi người dân đã thực hiện mô hình chăn nuôi trong phát
triển kinh tế và đạt được nhiều thành tích.
2.3 Đánh giá về tác động của chính sách 135 đến sự phát triển nền
kinh tế trang trại của người dân tại xã Cổ lũng, huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa
Trải qua 3 giai đoạn kể từ khi chương trình 135 xuất hiện, tuy nhiên đến
giai đoạn III (2011- 2015) sau khi cơ sở hạ tầng được hoàn thiện xã nhà mới
bắt đầu vào tập trung phát triển kinh tế, gắn liền với sự phát triển của kinh tế
trang trại. Sau những thành tích xuất sắc mà hộ gia đình và chính quyền địa
phương đã đạt được gặp được một số vấn đề thuận lợi và khó khăn như sau:
*Thuận lợi: Người dân nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ Đảng và nhà
nước kể cả nguồn vốn và các trang thiết bị hiện hữu. Người dân có cơ hội
trong việc đầu tư và phát triển. 90% hộ nghèo được nhận gia súc ( bò, dê)
19
trong các đợt cung cấp nguồn vốn cho người dân. Góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế và người dân thoát nghèo bền vững.
Do địa hình núi ở xã Cổ Lũng khá phẳng, nhiều đồi thấp và thung lũng
thuận lợi cho sự phát triển các trang trại nuôi gia súc. Nhiều mô hình nuôi gia
súc lớn với quy mô hơn 50 bò mẹ, tại thôn Eo Điếu có khoảng 30% hộ gia
đình chăn nuôi trang trại bò thịt và khoản 50% hộ gia đình có trang trại Dê núi
với quy mô hơn 100 con chăn thả.
Ngoài ra sự phát triển kinh tế trang trại có sự tham gia của nhiều dự án
hỗ trợ và giám sát người dân cho quá trình thực hiện. Giúp cho người dân có
những hiểu biết khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất.
Chính quyền địa phương ủng hộ và vận động người dân tham gia phát
triển kinh tế để thoát nghèo, sự động viên thăm đỡ của cán bộ là niềm động
viên to lớn cho người dân để thực hiện phát triển kinh tế trang trại.
Người dân đã có cơ hội hơn rất nhiều trong việc tự chọn loại hình trang
trại để phát triển kinh tế phù hợp khi người dân đa số đều có đất đồi núi riêng.
Sử dụng đất đai hiệu quả. Dưới đây là một chia sẻ một chủ trang trại nuôi bò
Lai sin:
“ Hiện nay nhà bác đang thực hiện kinh tế trang trại trong chăn nuôi gia
súc “ bò Lai Sin”, nhà bác rất thuận lợi để nuôi bò vì từ khi có nguồn vốn hỗ
trợ từ chương trình 135 với lãi suất thấp cùng với 6Ha đất đồi 102 nhà bác
đã nuôi bò và trồng cỏ Voi. Ngoài ra ở chân đồi sau nhà sau bác có trồng
3Ha vải thiều, đã được 9 năm nay kinh tế gia đình bác đã tạm ổn có thu nhập
cao hơn mỗi tháng” (Phỏng vấn sâu số 4, Bác Hà Văn H , 45 tuổi, đội 3 Thôn
Đốc).
Qua đó người dân cũng gặp rất nhiều bất cập và khó khăn trong quá trình
phát triển kinh tế trang trại:
*Khó khăn:
20
Khi nguồn hỗ trợ rất nhiều từ chương trình 135 đến với người dân và họ
đã xây dựng phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên để tìm được nguồn tiêu thụ
hợp lí lại khá khó khăn với người dân. Hàng năm, nhiều đàn gia súc như bò và
lợn vẫn bị các thương lái từ khu vực lân cận tìm đến và người dân bắt buộc
phải bán mất giá so với giá thị trường, làm cho người dân vẫn luôn cảm thấy
ray rứt. Như tình trạng của Chị Bùi Thị L ở thôn Đốc xã Cổ Lũng, trang trại
chăn nuôi vịt và trồng cây ngô, sắn của chị rất phát triển, hàng ngày thu nhập
hàng trăm quả trứng những nguồn tiêu thụ lại rất ít, bởi địa bàn xã chỉ có khu
chợ cóc. Không có thương lái mua bán khiến chị phải tự lấy trứng lai đi tiêu
thụ bán rong cho các cửa hàng tạp hóa nên không được bao nhiêu. Ngoài ra
Vịt bầu Cổ Lũng rất nổi tiếng nhưng chị vẫn chưa thể kết nối với các nhà tiêu
thụ ở thành phố để bán đi với giá thị trường.
Các kỹ thuật trong chăm sóc vật nuôi vẫn đang còn kém, những lần dịch
bệnh và giá rét thiệt hại nhiều trong các trang trại chăn nuôi.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng đe dọa đến môi trường không
khí của người dân, nhiều hộ gia đình với trang trại gia cầm lớn đã làm ảnh
hưởng đến dòng suối chảy qua xã bị ô nhiễm nặng, nguồn nước sạch bị ô
nhiễm. Cần phải tìm ra giải pháp phù hợp để hạn chế vấn đề ô nhiễm này.
Chia sẻ của một hộ nông dân trong phỏng vấn sâu:“ Đã 5 năm nay gia
đình tôi và các hộ nghèo khác đã được nhà nước trợ giúp rất nhiều trong hoạt
động sản xuất và phát triển kinh tế, tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi đặc biệt
là trongtrang trại của gia đình tôi và các hộ lân cận, trang trại vị bầu của nhà
tôi đã phát triển và cần một mối tiêu thụ, nhưng để tìm được và liên kết giữa
các hộ gia đình chăn nôi sản xuất sản phẩm và các nhà tiêu thụ là rất khó
khăn. Chúng tôi gốc làm nông nên chả quen biết ai. Chỉ mong ban lãnh đạo
địa phương có thể giúp đỡ và tìm giúp chúng tôi nơi tiêu thụ để giá cả không
bị mất nhiều như khi chúng tôi bán lẻ lẻ ở ngoài chợ phiên mỗi tuần” ( Phỏng
vấn sâu số 6 Chú Hà Tô Q, nam, 47 tuổi, hộ nghèo thôn Lọng)
21
Như vậy việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có
hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông
nghiệp bền vững. Tạo việc làm, tăng thu nhập. Khuyến khích làm giàu đi đôi
với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn
mới. Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá
trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao
động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các
ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp
và nông thôn. Sử dụng một cách hợp lí và tốt nhất các nguồn lực từ Đảng và
nhà nước hỗ trợ.
22
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 . Kết luận
Chương trình 135 của Chính phủ là cơ hội giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với địa bàn xã, trong những năm qua, xã Cổ Lũng đã có những định
hướng triển khai chỉ đạo cụ thể, sát với tình hình địa phương, góp phần làm
thay đổi bộ mặt kinh tế của các thôn trong địa bàn xã, từng bước cải thiện đời
sống người dân.
Một số kết quả đã đạt được có những ưu điểm lớn như:
Chương trình 135 đã và đang thay đổi và phát triển ở mọi mặt, đặc biệt
là trong nền kinh tế, người dân có cơ hội tham gia hoạt động sản xuất kinh tế
trang trại có thu nhập cao nhờ các chương trình lồng ghép trong sản xuất, số
hộ nghèo đã giảm được mỗi năm. Thu nhập của người dân tăng mạnh sử dụng
nguồn hỗ trợ của nhà nước từ chương trình 135 hợp lí.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện
chương trình 135 trong sự đầu tư và phát triển kinh tế trang trại. Vấn đề đầu ra
của các loại hình sản phẩm vẫn chưa có nhà tiêu dùng với giá cả thu mua hợp
lí, ngoài ra vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập
và cuộc sống người dân.
3.2. Kiến nghị
+ Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành, các đoàn thể cần chú trọng làm tốt
công tác kiểm tra sát sao việc tổ chức thực hiện, triển khai chính sách một
cách công khai, cụ thể, rõ ràng. Với vai trò là người triển khai thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo, thường xuyên kiểm tra và giám sát để có thể đạt
được kết quả cao nhất.
+ Chính quyền xã cần liên kết cao hơn nữa và tìm được nguồn vốn, nhà
đầu tư trong phát triển kinh tế. Đặc biệt trong chăn nuôi trang trại gia cầm, Cổ
lũng nổi tiến với Vịt bầu, thế nhưng vẫn chưa có nguồn và thị trường tiêu thụ
23
để phát triển kinh tế cho đời sống của người dân, nâng cao tu nhập và tạo việc
làm cho dân , đặc biệt là những hộ nghèo.
+ Tăng cường tuyên truyền vân động người dân tham gia xóa đói giảm
nghèo bằng các hình thức phát triển kinh tế trang trại, học tập và áp dụng khoa
học kĩ thuật một cách thuần thục để phát triển kinh tế một cách tốt nhấ từ sự
hỗ trợ các chính sách lồng ghép trong chương trình 135.
+ Chính quyền và nhân dân tăng cường hoạt động giữ gìn vệ sinh môi
trường, xây dựng một cuộc sống lành mạnh và vui khỏe.. Tổ chức những ngày
cùng ra quân trồng cây xanh và hướng dẫn xử lí rác thải hợp vệ sinh.
Như vậy, qua sự tìm hiểu về tác động của chính sách 135 đến sự phát
triển kinh tế trang trại của người dân tại xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa đã cho tôi thấy chương trình xóa đói giảm nghèo- chương trình
135 đã và đang có những hiệu quả thật đáng bất ngờ thây đổi đời sống của
người dân trong mọi mặt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế tồn
tại làm cho chương trình 135 cùng các chính sách lồng ghép không đạt được
hiệu quả tối đa.
Từ cái nhìn tổng quát của nghiên cứu trên bản thân tôi mong rằng chính
phủ, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của người dân toàn quốc
nói chung và dân tộc thiểu số sống ở các vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời
tầng lớp nhân dân cũng thực hiện các chương trình, chính sách trợ giúp người
dân một cách tốt nhất để thay đổi được đời sống xã hội góp phần phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước, xóa đói giảm nghèo bền vững để sớm hoàn thành
muc tiêu Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa của dân tộc ta.
24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn II của xã Cổ Lũng, huyện
Bá thước, tỉnh Thanh Hóa.
2. Báo cáo Quốc hội khóa VII Hội đồng dân tộc số 63/HDDT K12 Kết
quả giám sát của Hội đồng Dân tộcvề việc thực hiện Chương trình xây dựng
Trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao - giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006 .
3. Báo cáo Đảng ủy xã Cổ Lũng tháng 10/2015 Tổng kết 5 năm về
MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 xã Cổ Lũng, huyện Bá
Thước.
4. Tác giả PGS.TS Nguyễn Tiệp, ThS Phạm Hồng Trang, Ths Ngyễn Lê
Trang, giáo trình Chính sách xã hội, nhà xuất bản Lao động – Xã hội Hà Nội2011, trang 364.
5. TS. Ngyễn Thị Hồng Nga, giáo trình Hành vi con người và môi trường
xã hội, Nhà xuất bản Lao động - xã hội – Hà nội 2010, trang 109.
6. Tác giả Lê Ngọc Hùng, giáo trình Xã Hội Học Kinh Tế, nhà xuất bản
Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 1999. Trang 176
7. Trang web:
/>(Truy cập 27/02/2016).
8. Trang web:
/>5-2_ELS_report_Final_for_printing_VIE__13_12_2012_.pdf (Ngày truy cập
01/03/2016).
25