ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CHO KHU DU LỊCH SINH THÁI - VĂN HÓA HỒ MÂY THÀNH
PHỐ VŨNG TÀU
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn
TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
Phó Viện trưởng Viện Môi Trường & Tài Nguyên TP.Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2012
1
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh nói chung và Thầy Cô Khoa Môi Trường & Tài Nguyên nói riêng đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc tới Thầy Chế Đình Lý – người thầy luôn tận
tình hướng dẫn, hỗ trợ và truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp. Những kiến thức và kinh nghiệm thực tế may mắn được học hỏi từ
thầy không những giúp tôi hoàn thành đề tài mà còn là nguồn tri thức quý báu cho tôi
trong công việc sau này.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Anh Nguyễn Hiền Thân – cán bộ
Viện Môi Trường & Tài Nguyên TP.Hồ Chí Minh đã luôn giúp đỡ tận tình, ủng hộ và
đóng góp những nhận xét quý báu giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn Anh Đậu Thế Anh – Giám đốc Công ty CP du lịch cáp treo
Vũng Tàu cùng các cô chú đội cây xanh khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây đã nhiệt
tình hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi thực tập hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng xin cảm ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con. Gia đình là nguồn
động viên to lớn luôn đồng hành cùng con trên mọi bước đường. Đồng cảm ơn tất cả bạn
bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ, chia sẽ, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2
TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và xây dụng các giải pháp phát triển bền vững cho
khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây” trong thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng
05/2012. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như: đánh giá các tiêu chí
du lịch bền vững toàn cầu, phân tích SWOT, phân tích các bên liên quan, ma trận so
sánh lợi thế cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu của đề tài được khái quát như sau:
-
Hiện trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây,
với lượng khách và doanh thu tăng hàng năm, mức độ hài lòng của du khách đạt
ở mức khá. Tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết thế mạnh về du lịch sinh thái.
Đánh giá mức độ phát triển bền vững về cả 3 mặt KT – XH – MT ở
KDLST-VH Hồ Mây mới chỉ dừng ở mức trung bình. Cần thu hút sự tham gia
của cộng đồng và có các giải pháp gia tăng lợi ích môi trường.
Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch tại
KDLST-VH Hồ Mây. Có nhiều cơ hội và điểm mạnh để khắc phục những hạn
chế và hướng đến phát triển bền vững.
Đề xuất các giải pháp phát triển như: đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao
năng lực quản lý; bảo vệ môi trường du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ
du lịch xúc tiến tiếp thị, quảng bá hình ảnh; thu hút sự tham gia của cộng đồng.
MỤC LỤC
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KDL
: Khu du lịch
KDLST-VH
: Khu du lịch sinh thái văn hóa
BR – VT
: Bà Rịa – Vũng Tàu
UNWTO
: Tổ chức Du lịch Thế giới
IUCN
: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
DLBV
: Du lịch bền vững
CP
: Cổ phần
UBND
: Ủy Ban Nhân Dân
QĐ/UB
: Quyết định/ Uỷ ban
NH - KS
: Nhà hàng khách sạn
TP.HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
ĐHĐ
: Đại hội đồng
HĐQT
: Hội đồng quản trị
TGĐ
: Tổng giám đốc
KT-TC
: Kế toán – Tài chính
BV
: Bảo vệ
BHXH
: Bảo hiểm xã hội
TSCĐ
: Tài sản cố định
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
BTNMT
: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
TCVS
: Tiêu chuẩn vệ sinh
BYT
: Bộ Y Tế
4
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của KDLST-VH Hồ Mây...................................17
Hình 3.1: Quy trình thực hiện đề tài......................................................................26
Hình 3.2: Sơ đồ các bên có liên quan....................................................................31
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện trình độ lao động........................................................40
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện cảm nhận của du khách về cơ sở hạ tầng..................43
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hiệu quả công tác quảng bá.......................................44
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách...................................46
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện cảm nhận của du khách về chất lượng môi trường...48
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện cảm nhận của du khách về cảnh quan xanh..............49
Hình 4.7: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu.........................55
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện mức độ bền vững của KDLST-VH Hồ Mây.............63
Hình 4.9: Sơ đồ các bên có liên quan....................................................................66
5
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thống kê lượng khách và doanh thu hàng năm.........................................34
Bảng 4.2: Thống kê lao động theo trình độ.................................................................34
Bảng 4.3: Kết quả phân tích môi trường xung quanh.................................................45
Bảng 4.4: Kết quả phân tích môi trường bên trong công ty.......................................45
Bảng 4.5: Kết quả đo môi trường tiếng ồn..................................................................46
Bảng 4.6: Kết quả quan trắc môi trường nước............................................................46
Bảng 4.7: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn..............................................................48
Bảng 4.8: Mức độ bền vững theo tiêu chí “Quản lý hiệu quả và bền vững”.............52
Bảng 4.9: Mức độ bền vững theo tiêu chí “Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội”..............54
Bảng 4.10: Mức độ bền vững theo tiêu chí “Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa
và giảm nhẹ các tác động tiêu cực”..........................................................56
Bảng 4.11: Mức độ bền vững theo yêu cầu “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”...........57
Bảng 4.12: Mức độ bền vững theo yêu cầu “Giảm thiểu ô nhiễm”............................58
Bảng 4.13: Mức độ bền vững theo yêu cầu “Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và
cảnh quan tự nhiên”.....................................................................................59
Bảng 4.14: Mức độ bền vững theo tiêu chí “Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ
các tác động tiêu cực”..................................................................................60
Bảng 4.15: So sánh lợi thế cạnh tranh của KDLST-VH Hồ Mây...............................62
Bảng 4.16: Liệt kê và đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan.............................64
Bảng 4.17: Phân tích SWOT.......................................................................................69
Bảng 4.18: Tích hợp các giải pháp..............................................................................71
6
7
8
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài
Khái niệm du lịch sinh thái xuất hiện trên thế giới vào cuối thập niên 60, thế kỷ
XX. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa
cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế
to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng
đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các
khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp
phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo
dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên
thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn được
xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình
làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của
người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Ở Việt Nam, du lịch sinh thái mới được biết đến trong khoảng 10 năm trở lại
đây. Với vị trí thuận lợi là nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ trải dài
trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường
bờ biển, hàng ngàn hòn đảo…, và trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng
nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, đấu tranh giữ nước với nhiều
truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam
có nhiều điều kiện phát triển du lịch sinh thái.
Và BR-VT là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và ưu thế để phát triển
loại hình du lịch sinh thái bởi nơi đây cảnh quan sơn thủy hữu tình, những bãi tắm chạy
dọc theo các khu rừng nguyên sinh, kết hợp những vẻ đẹp còn hoang sơ của biển, núi,
sông, suối. Ngoài ra BRVT còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch
sử văn hóa, cách mạng được xếp hạng, các lễ hội liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng,...
9
Khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây là một trong những điểm đến hấp dẫn của
thành phố Vũng Tàu, có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, mới được
khai thác và đưa vào hoạt động chính thức vào đầu năm 2010. Tuy nhiên, KDLST-VH
Hồ Mây vẫn chưa khai thác hết thế mạnh và tiềm năng cũng như chưa phát huy được
tính đa dạng và hấp dẫn của loại hình du lịch sinh thái. Chỉ mới chú trọng đến các mục
tiêu khai thác sở thích về nghỉ ngơi, vui chơi của du khách và các lợi ích mà các nhà
đầu tư đạt được khi kinh doanh, chứ chưa mang ý nghĩa giáo dục về trách nhiệm bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên. Nhận thức được tầm quan trọng của
việc bảo tồn và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, nhưng vẫn phát huy được lợi thế, tiềm
năng tài nguyên du lịch từ những kiến thức quý báu đã được học tôi thực hiện đề tài
“Đánh giá hiện trạng và xây dựng các giải pháp phát triển bền vững cho khu du
lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây”
1.2.
Tổng quan tài liệu
1.2.1. Trên Thế giới
Từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu du lịch sinh thái
khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á-Thái Bình Dương, Đông
Nam Á. Ta có thể kẻ tên một số chương trình nghiên cứu của Hội Du lịch sinh thái
(1992-1993); chương trình môi trường Liên hợp quốc (1979), Tổ chức du lịch thế giới
(1994), đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Burns, Holden (1995); PATA (1993);
Cater (1993); Glaser (1996); wright (1993). Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “Du
lịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” của Kreg Lindberg
(1999) và các chuyên gia của Hội Du lịch sinh thái quốc tế. Những công trình nghiên
cứu trên đã tạo cơ sở khoa học và mở hướng cho việc nghiên cứu du lịch sinh thái ở
Việt Nam.
Ngày 21-24 tháng 03 năm 2007, để tăng cường năng lực của chính quyền tỉnh
và địa phương để hỗ trợ các địa điểm quy hoạch và quản lý quy trình, Bộ Văn hóa và
Du lịch, Cộng hòa Indonesia, hợp tác với UNWTO, đã tổ chức “Hội thảo quốc gia về
các chỉ thị phát triển bền vững cho các điểm du lịch” diễn ra tại Mataram, Lombok,
10
Indonesia. Hội thảo này xác định các chỉ thị quan trọng trong chính sách làm cho các
điểm đến phát triển theo nguyên tắc bền vững. Một số vấn đề và các chỉ thị đã được
thảo luận và phân tích cụ thể để chứng minh vấn đề kỹ thuật và thủ tục trong việc xác
định và sử dụng các chỉ thị. Năm 2007, tại thành phố Bohol Philippines đã có báo cáo
quốc gia về “ Chỉ thị DLBV và quản lý khu du lịch”. Trong báo cáo đã nêu rõ các chỉ
thị đánh giá tính bền vững phát triển DLBV tại thành phố.
“Hướng dẫn UNWTO về chỉ thị phát triển du lịch bền vững 2007” (Nations,
October 2007) được thiết kế để giúp xác định các vấn đề chính, các chỉ số lưu ý có thể
giúp các nhà quản lý đáp ứng có hiệu quả, và duy trì một điểm đến hấp dẫn. Sách
hướng dẫn này được phát triển dựa trên việc xem xét nhiều kinh nghiệm quốc tế, và
một loạt các hội thảo UNWTO thí điểm thực hiện tại các vùng khác nhau trên thế giới.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ngành du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20 năm trở lại
đây. Chính vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch vẫn còn hạn chế, đặc biệt là
vấn đề du lịch sinh thái.Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu như “Đánh
giá tài nguyên du lịch Việt Nam” do Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch; công trình
“Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì
(Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch” của Phó tiến sĩ Đặng Duy Lợi(1992); Công trình
“Những định hướng lớn về phát triển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ” của
Tổng cục du lịch (1993); và công trình “Thiết kế các tuyến điểm du lịch trong và ngoài
TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010” của công ty Du lịch Sài Gòn Tourist (1995) chỉ mới
phác họa lên bức tranh du lịch ở Việt Nam và một phần nào đó đánh giá chung hiện
trạng phát triển du lịch ở trong nước, nhưng chưa nói rõ về loại hình du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện các công trình nghiên cứu
về du lịch sinh thái.
Năm 1995, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch đã thực hiện đề tài “Hiện trạng
và những định hướng cho công tác qui hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL” (19962010) với mục tiêu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển du lịch và đề xuất
11
phương hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCL cùng các phương án phát triển cụ thể.
Nghiên cứu này căn cứ vào tiềm năng du lịch đã đề xuất các loại hình du lịch vùng
ĐBSCL như du lịch sinh thái, du lịch sông nước, tham quan, vui chơi giải trí và du lịch
biển, nhưng chưa nghiên cứu sâu về loại hình du lịch sinh thái cụ thể.
Năm 2001, công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của Ngô Văn Phong về “Phân
tích cảnh quan vùng ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu và giải pháp quản lí, phát triển cảnh
quan thiên nhiên để phục vụ cho du lịch sinh thái”. Tác giả đã ứng dụng phương pháp
luận trong phân tích cảnh quan để cung cấp những cơ sở khoa học cho việc tổ chức
không gian du lịch sinh thái theo 3 vùng với 4 cụm du lịch sinh thái và đề xuất các giải
pháp quản lí du lịch sinh thái về cơ chế quản lí, thị trường, quy hoạch, đào tạo, xã hội.
Hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu của các trường đại học như: ĐH Dân Lập Văn
Lang, ĐH Cần Thơ, ĐH Xã Hội Và Nhân Văn, ĐH Huế… thuộc các mảng về du lịch
sinh thái. Đại học Nông Lâm TP. HCM cũng là một trong những trường có nhiều
nghiên cứu về lĩnh vực này, các nghiên cứu theo hướng như: đánh giá tiềm năng, định
hướng phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào du lịch sinh thái, ứng dụng
GIS trong việc quản lý tài nguyên - văn hóa và nhiều khía cạnh khác… và cũng có
nhiều nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá các tác động của du lịch như:
-
Ứng dụng phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển khu du lịch
-
sinh thái đá bia ở tỉnh Phú Yên ( Võ Song Xuân Thủy, 2010)
Ứng dụng phương pháp luận các giới hạn của sự thay đổi chấp nhận được và đánh giá
-
hiệu quả du lịch sinh thái khu du lịch Vám Sát nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững
Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát thuộc
-
huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh
Đánh giá hoạt động khu du lịch sinh thái và xây dựng hệ thống chỉ thị, tiêu chí giám sát
tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến cảnh quan thiên nhiên Bình Châu Phước
-
Bửu.
Khảo sát sự hài lòng của du khách và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại
vườn Quốc gia Cát Tiên huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai
12
-
Tác động của phát triển du lịch sinh thái đến quản lý và đời sống của người dân trong
vùng đệm ở khu Bảo tồn Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã phần nào thể hiện được hiện trạng
du lịch sinh thái ở Việt Nam, góp phần làm cho du lịch sinh thái ngày càng hoàn thiện
hơn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa đi sâu vào mô hình du lịch sinh
thái, các chương trình phát triển du lịch sinh thái bền vững, bên cạnh đó cũng chưa
nghiên cứu rõ về du lịch sinh thái, đặc biệt là Núi Lớn, Núi Nhỏ thành phố Vũng Tàu.
Để xây dựng được các giải pháp phát triển bền vững phù hợp với khu du lịch cụ thể
cần có kiến thức tổng hợp về môi trường và du lịch sinh thái, bên cạnh đó cũng phải
nắm rõ các số liệu thống kê cũng như là các thông số môi trường.
Để bổ sung vào các vấn đề và hạn chế đã được trình bày, trong đề tài nghiên cứu
này sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái của
KDLST – VH Hồ Mây như thế nào? Cần phải làm những gì để hoạt động khai thác du
lịch phát triển lâu dài mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên Núi Lớn
thành phố Vũng Tàu. Để trả lời câu hỏi đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên
cứu sau đây:
Hiện trạng về tài nguyên du lịch, môi trường và quản lý KDL ra sao?
KDLST VH Hồ Mây có những điểm gì khác biệt so với các khu du lịch khác lân cận?
Dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn mô hình du lịch sinh thái bền vững phù hợp với điều
kiện của KDL?
Để phát triển bền vững Hồ Mây cần có những giải pháp nào?
13
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được hiện trạng hoạt động du lịch từ đó xây dựng giải pháp phát triển
du lịch bền vững cho KDLSTVH Hồ Mây góp phần giữ gìn và phát triển lâu dài
giá trị du lịch tại đây.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể:
Khảo sát hiện trạng của KDLST-VH Hồ Mây về kinh tế, văn hóa, xã hội
và môi trường từ ban quản lý.
So sánh lợi thế cạnh tranh của KDLSTVH Hồ Mây so với các khu du
lịch lân cận.
Xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững cho
KDLSTVH Hồ Mây.
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động du
lịch tại đây.
Xây dựng phương thức quản lý phát triển du lịch bền vững.
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại KDLST-VH Hồ Mây.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2012.
1.5. Nội dung nghiên cứu
Thực trạng hoạt động du lịch và hiện trạng quản lý môi trường của
KDLST-VH Hồ Mây.
Đánh giá mức độ bền vững của hoạt động du lịch KDLSTVH Hồ Mây,
thực hiện đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch Hồ Mây.
Những lợi thế cạnh tranh của KDL so với các khu du lịch khác trong
vùng.
Các giải pháp phát triển du lịch bền vững cho KDLST-VH Hồ Mây.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.
Cơ sở lý luận
14
2.1.1. Các khái niệm liên quan
Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con
người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. (Uỷ ban
Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc,1987).
Du lịch bền vững
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. (Luật du
lịch Việt Nam, 2006)
Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du
lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.
(Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế, WTTC 1996)
Du lịch bền vững là một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng của những thế hệ mai sau. (Ủy ban Môi trường và
Phát triển Quốc tế, 1987)
Phát triển du lịch bền vững:
Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các
giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có
quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và
tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động
du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức
sống của cộng đồng địa phương. (PGS.TS Phạm Trung Lương, tài liệu Nhân học du
lịch, 2007)
Như vậy, du lịch bền vững là phát triển du lịch trong điều kiện bảo tồn và
cải thiện các mặt môi trường, kinh tế, văn hoá , xã hội.
Sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này hình thành
một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái thiết
yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
15
Tôn trọng bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng ở các điểm đến, bảo tồn di sản
văn hoá và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ và tham gia vào quá trình
hiểu biết và chấp thuận các nền văn hoá khác.
Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho
tất cả mọi thành viên bao gồm những công nhân viên chức có thu nhập cao hay những
người có thu nhập thấp và góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo.
2.1.2.
Các yêu cầu của sự phát triển du lịch
bền vững
Phát triển du lịch bền vững phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hòa
các yêu cầu sau:
Hệ sinh thái: duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và
cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và các hệ sinh thái. Đòi hỏi
các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phải được thiết kế,
tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) của môi trường.
Hiệu quả: phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt
động kinh doanh du lịch.
Công bằng: đề cập đến sự bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân, hộ
gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa con người
và thiên nhiên.
Bản sắc văn hóa: bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn
hóa đặc sắc, phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua chính sách du lịch văn hóa.
Cộng đồng: thu hút sự tham gia của cư dân địa phương vào quá trình phát triển
du lịch, tham gia một cách trực tiếp hoặc thông qua đầu tư trong kinh doanh du
lịch, cũng như trong việc thúc đẩy các hoạt động của các ngành liên quan như công
nghiệp, tiểu thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp.
Cân bằng: hòa nhập, cân bằng hài hòa giữa các yếu tố như giữa kinh tế và môi
trường, giữa nông nghiệp và du lịch. Phát triển du lịch phải tạo được sự liên kết và
cân đối liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp.
Phát triển: khai thác các tiềm năng, thông qua đó làm tăng khả năng cải thiện
chất lượng cuộc sống. Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng không đồng
nghĩa với sự khai thác triệt để và hủy hoại môi trường.
16
2.1.3.
Những nguyên tắc của sự phát triển du
lịch bền vững
1.
Sử dụng nguồn lực một cách bền vững
2.
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải
3. Duy trì tính đa dạng
4.
Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch
5. Hỗ trợ kinh tế địa phương: ngành du lịch hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế địa
phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được các
nền kinh tế địa phương.
6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch
7. Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan: để giảm tiểu các tác động tiêu
cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của họ.
8. Đào tạo nhân viên: lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc cùng với
việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du
lịch.
9. Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm: việc cung cấp cho du khách những thông tin
đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường
thiên nhiên, văn hóa và xã hội của nơi tham quan, đồng thời làm tăng sự thỏa mãn của
du khách.
10. Tiến hành nghiên cứu: tiếp tục giám sát và nghiên cứu sự phát triển du lịch thông qua
việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp việc giải quyết
những tồn tại và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho
du khách.
2.1.4. Tiêu chí về du lịch bền vững toàn cầu
Tháng 10/2008, nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch Quỹ tài trợ Liên Hợp Quốc
(United Nations Foundation), ông Ted Turner, đã tập hợp Liên minh Rừng nhiệt đới,
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tiên tại hội nghị
Bảo tồn Thế giới của IUCN. Bộ tiêu chí mới này được xây dựng dựa trên cơ sở hàng
nghìn các tiêu chí đã được áp dụng thực tiễn hiệu quả trên khắp Thế giới.
17
Bắt đầu từ năm 2007, Hiệp hội Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững – một
liên minh với 27 tổ chức thành viên, đã nhóm họp các nhà lãnh đạo để cùng nhau phát
triển bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững. Trong vòng 15 tháng Hiệp hội này đã trao đổi,
thảo luận với các chuyên gia về tính bền vững của ngành du lịch và phân tích 4.500
tiêu chí của hơn 60 chứng chỉ hiện hành với sự tham gia của hơn 80.000 người bao
gồm những nhà bảo tồn, các nhà lãnh đạo ngành, các cơ quan chức năng của chính phủ
và Liên hợp quốc.
Các tiêu chí này được phát triển để cung cấp một khung hướng dẫn hoạt động
du lịch bền vững giúp các doanh nhân, người tiêu dùng, chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ và các cơ sở giáo dục bảo đảm rằng hoạt động du lịch là nhằm giúp đỡ chứ
không làm hại cộng đồng và môi trường địa phương.
Các lợi ích của bộ tiêu chuẩn du lịch bền bững toàn cầu mang lại:
Định hướng bền vững hóa các hình thức kinh doanh ở mọi cấp độ và hướng các nhà
kinh doanh chọn lựa chương trình du lịch bền vững để đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu.
Hướng dẫn các đại lý du lịch chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ du lịch bền vững.
Giúp đỡ khách hàng nhận biết các hoạt động và chương trình du lịch bền vững.
Cung cấp phương tiện thông tin nhận định về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch bền
vững.
Đảm bảo rằng tiêu chuẩn của chứng chỉ và các chương trình tình nguyện đáp ứng được
những tiêu chí đã được công nhận rộng rãi.
Chỉ ra điểm khởi đầu để phát triển du lịch bền vững cho các chương trình của chính
phủ, tổ chức phi chính phủ và tư nhân.
Là cơ sở định hướng cho chương trình giáo dục và đào tạo về du lịch .
Dự án xây dựng tiêu chí toàn cầu về du lịch bền vững là một nổ lực nhằm
hướng đến mục tiêu giúp mọi người hiểu biết thấu đáo về du lịch bền vững. Xóa đói
giảm nghèo và bảo vệ môi trường, bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu – là thách thức
lớn của toàn cầu, đều là những vấn đề chính được đề cập trong bộ tiêu chuẩn. Theo
các chuyên gia , những tiêu chuẩn này chỉ là bước khởi đầu trong tiến trình hướng đến
một tiêu chuẩn chung áo dụng trong tất cả các hình thức hoạt động của du lịch. Bộ tiêu
chuẩn này chỉ đưa ra những việc nên làm, song không chỉ ra cách thức thực hiện hay
18
xác định tính khả thi của mục tiêu. Vì vậy, vai trò bổ sung của việc quản lý giám sát
cùng với công cụ gióa dục truyền thông và các cách tiếp cận sẽ là những yếu tố không
thể thiếu để góp phần hoàn thiện. Tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu hướng tới 4 mục
tiêu chính:
Một là: quản lý hiệu quả và bền vững
Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô
và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môi trường, văn hóa xã hội, chất lượng,
sức khỏe và an toàn.
Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế.
Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn
hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn.
Cần đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình
kinh doanh.
Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa
phương; Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phương trong công tác
thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được; Áp dụng các
phương pháp xây dựng bền vững thích hợp; Đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu
cầu đặc biệt.
Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và
di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp khi
tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa.
Hai là: Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng
đồng địa phương
Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát
triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước.
Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đối với vị trí
quản lý.
Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở bất kỳ
nơi nào có thể.
19
Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để phát
triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững dựa trên đặc thù về thiên nhiên, lịch sử và
văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩm thủ công, nghệ thuật biểu
diễn và các mặt hàng nông sản).
Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hay địa
phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng.
Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em và
thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục.
Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân tộc thiểu số,
kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em.
Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lương đầy đủ.
Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản như
nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận.
Ba là: Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu
cực
Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn
hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách.
Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được
pháp luật cho phép.
Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các
tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư
dân địa phương.
Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến
trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang
trí, ẩm thực.
Bốn là: Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi
trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; Cân nhắc khi buôn bán các
sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng các sản phẩm này;
Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc giảm
20
thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh; Kiểm soát
mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chế lượng nước sử dụng.
Giảm ô nhiễm: Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền sản xuất
nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; Nước thải, bao gồm
nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng; Thực thi kế hoạch xử lý
chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế; Hạn chế
sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế bằng các sản
phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng; Áp dụng các quy
định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gây
suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất, nước.
Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: Các loài sinh vật hoang
dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy
định nhằm đảm bảo việc sử dụng bền vững; Không được bắt giữ các loài sinh vật
hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái. Tất cả những sinh vật sống chỉ
được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc
chúng; Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạo
cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các sinh vật ngoại lai xâm lấn; Đóng
góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu
bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao; Các hoạt động
tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của
quàn xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như
có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn.
2.2.
Tổng quan về KDLST-VH Hồ Mây
2.2.1.
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Du lịch Núi Lớn – Núi Nhỏ và Cáp treo Vũng Tàu là doanh nghiệp
hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và
tài khoản riêng theo quy định hiện hành của nhà nước, và hạch toán kinh tế độc lập.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3500550800 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu cấp. Đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 01 năm 2003 và đăng ký thay
đổi lần thứ 08 ngày 30 tháng 11 năm 20011.
21
Tên công ty:
Viết bằng Tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CÁP TREO VŨNG TÀU
Viết bằng tiếng nước ngoài:
VUNG TAU CABLE CAR TOURISM JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: VCCT.CO
Địa chỉ trụ sở chính:
• Số 1A Trần Phú, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Nam.
Điện thoại : 064.3856078 - 3592930
Fax : 064.3895620 – 3525429
Web
: www.vcct.com.vn
Email :
Ngành nghề kinh doanh
Kinh doanh dịch vụ cáp treo
Kinh doanh dịch vụ khách sạn
Kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc
đi thuê.
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi.
Xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Xây dựng và lắp đặt công trình điện.
Tạo mặt bằng xây dựng (San lấp mặt bằng).
Kinh doanh vật liệu xây dựng.
Kinh doanh rượu, bia, đồ uống có cồn trong các cửa hàng chuyên doanh.
Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh.
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.
Vốn điều lệ: 184.117.000.000 đồng
Bằng chữ: Một trăm tám mươi bốn tỷ một trăm mười bảy triệu đồng.
Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng.
Tổng số cổ phần: 1.841.170
Người đại diện theo pháp luật của công ty là ông: Đậu Văn Hóa. Chức danh: Chủ
tịch hội đồng quản trị
Khu du lịch sinh thái – văn hóa Hồ Mây là KDL thuộc dự án trọng điểm “Cụm
du lịch Núi Lớn – Núi Nhỏ và Cáp treo Vũng Tàu” được xây dựng vào năm 2003 đến
22
tháng 2/2010 chính thức được đưa vào hoạt động với tổng diện tích 300.000m 2. Sự ra
đời của khu du lịch đã đánh dấu một bước ngoặt cho ngành du lịch Vũng Tàu vươn lên
một tầm cao mới.
Vừa qua, KDL Hồ Mây đã được sở văn hóa, thể thao và du lịch TP.HCM tặng
giấy khen vì đã có thành tích đóng góp cho ngày hội du lịch TP.HCM lần 7/2011. Đồng
thời được bình chọn là một trong những khu du lịch sinh thái sạch nhất Việt Nam và có
nhiều phong cảnh đẹp tự nhiên.
Ngày 10/10/2011 vừa qua, KDL sinh thái - văn hóa Hồ Mây đã được tổ chức kỷ
lục Việt Nam (Vietking) chính thức xác nhận kỷ lục Việt Nam: khu du lịch sinh thái
văn hóa Hồ Mây – Núi Lớn – khu du lịch sinh thái có hồ nhân tạo trên núi lớn nhất.
23
2.2.2.
Cơ cấu tổ chức của KDLST-VH Hồ
Mây
ĐHĐ Cổ đông
HĐQT
Văn phòng HĐQT
P.Giám đốc
Giám đốc
P.Giám đốc
P.Kinh doanh
P.Kỹ thuật
HDV
Maketing
Nhà hàng
Khách sạn
Tổ cáp treo
Tổ trò chơi
Tổ xây dựng
Điện, nước
P. Hành chính – Nhân sự
P.Môi trường
P.Tài chính – Kế toán
Tổ bảo vệ
24
Tổ cây xanh
Tổ vệ sinh
Tổ chăn nuôi
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của KDLST-VH Hồ Mây
2.2.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.2.3.1. Vị trí địa lý
Khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây nằm trên Núi Lớn thuộc địa phận thành
phố Vũng Tàu, cách Tp.Hồ Chí Minh 120km, cách Đồng Nai 90km, cách Đà Lạt
387km. Thành phố Vũng Tàu nằm trên tuyến đường vận tải hàng hải quốc tế, đây là
điều kiện quan trọng thúc đẩy ngành du lịch phát triển và thu hút các nhà đầu tư trong
và ngoài nước, có tuyến đường cao tốc, các chuyến tàu ngầm từ Tp.Hồ Chí Minh –
25