Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Báo cáo thực tập kĩ sư xây dựng công trình ký túc xá Lâm Đồng của Trường đại học Kiến trúc TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 41 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Chương I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH
I. TÊN CÔNG TRÌNH , VỊ TRÍ XÂY DỰNG, QUY MÔ CÔNG TRÌNH VÀ TỔNG TIẾN
ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Tên công trình
2. Vị trí xây dựng
3. Quy mô công trình
4. Tổng tiến độ
II. ĐƠN VI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH :
1. Chủ đầu tư
2. Điều hành dự án
3. Đơn vị tư vấn giám sát
4. Đơn vị thiết kế
5. Đơn vị thi công
III. THỜI GIAN, KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC VÀ NHIỆM VỤ TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC TẬP
1. Thời gian
2. Khối lượng công việc , nhiệm vụ trong quá trình thực tập
IV. TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG
1. Tổ chức giao thông , vị trí kho bãi , các hạng mục phục vụ thi công
2. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt , thi công
3. Nguồn điện chiếu sáng và phục vụ máy móc thi công
V. BIỆN PHÁP THI CÔNG :
1. Phân đoạn thi công
2. Phương pháp thi công
Chương II : CÔNG TÁC XÂY LẮP
I. CÔNG TÁC CỐT THÉP
1. Thiết bị thi công , máy thi công
2. Vật liệu
3. Thao tác sau khi gia công , chế tạo
4. Sự cố , nguyên nhân và biện pháp khắc phục


II. CÔNG TÁC LẮP DỰNG COP PHA
1. Thiết bị thi công , máy thi công
2. Vật liệu
3. Thao tác sau gia công , chế tạo
III. CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG
1. Căng dây , điều chỉnh độ thăng đứng cop pha cột
2. Chèn chân cột
3. Thực hiện các công tác chờ
4. Nghiệm thu
IV. CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG
1. BÊ TÔNG THỦ CÔNG
a. Thiết bị thi công, máy thi công
b. Vật liệu
1


c. Thao tác thực hiện
d. Ưu nhược điểm của bê tông thủ công
2. BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM
a. Thiết bị thi công, máy thi công
b. Vật liệu
c. Thao tác thực hiện
d. Ưu nhược điểm của bê tông thương phẩm
3. SỰ CỐ, NGUYÊN NHÂN , BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
V. CÔNG TÁC THÁO COP PHA
1. Thiết bị thi công , máy thi công
2. Vật liệu
3. Thao tác thực hiện
4. Sự cố , nguyên nhân và biện pháp khắc phục
VI. CÔNG TÁC XÂY

1. Vật liệu
2. Dụng cụ xây
3.Thao tác xây
4. Sai phạm khi xây
VII. CÔNG TÁC HOÀN THIỆN
1. Vật liệu
2. Thao tác thực hiện
Chương III : AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
A – Biện pháp bảo vệ an toàn
1. An toàn về con người
2. An toàn về máy móc, thiết bị
B – Biện pháp bảo vệ môi trường.
1. Môi trường không khí
2. Môi trường khác
C – Thực trạng cần khắc phục để đảm bảo an toàn lao động
1 . An toàn về điện không cao
2 . Không có dàn giáo làm lưới bảo vệ
3. Công nhân làm việc trên cao không có dây an toàn
4. Công nhân sử dụng, điều khiển máy một số người chưa qua đào tạo
5. Trẻ em vui chơi khu vực công trường

2


CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH

I. TÊN CÔNG TRÌNH , VỊ TRÍ XÂY DỰNG VÀ QUY MÔ CÔNG TRÌNH
1. Tên công trình : KÝ TÚC XÁ LÂM ĐỒNG – ĐH QUỐC GIA TP HCM

2. Vị trí xây dựng công trình :
Công trình toạ lạc trong khuôn viên Ký Túc Xá ĐH Quốc Gia TP HCM , Huyện Dĩ An ,
Tỉnh Bình Dương.
3. Quy mô công trình :
Công trình có kiểu kiến trúc nhà ở công cộng thiết kế thông thoáng chiếu sáng tốt,
khoảng sân chơi khá rộng, đáp ứng các sinh hoạt tập thể diễn ra tai đây

Khối công trình hình chữ L có tổng diện tích xây dựng một tầng là : 10.3 x 50 + 10.3 x
27.42 = 797.426 m2
Tổng diện tích sử dụng là : 3987.13 (m2)
Số tầng nhà : 5 tầng
4.Tổng tiến độ xây dựng :
270 ngày , từ ngày 10/10/2009 đến ngày 10/07/2010(không kể thời gian nghỉ tết và ngày
CN )

Tiến độ được lập theo sơ đồ ngang, dễ hiểu , dễ dàng trong việc quản lý cũng như chỉ đạo
thi công .

3


II. ĐƠN VỊ THAM GIA XÂY LẮP :
1. Chủ đầu tư : Sở Xây Dựng tỉnh Lâm Đồng
2. Điều hành dự án : Cty CP Tư Vấn Xây Dựng Lâm Đồng
3. Đơn vị tư vấn giám sát : Cty CP Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Nam Lâm Đồng
4. Đơn vị thiết kế : Cty TNHH Kiến Trúc và Xây Dựng T.H.G
5. Đơn vị thi công : Cty CP Xây Lắp và Vật Tư Xây Dựng
III. THỜI GIAN VÀ NHIỆM VỤ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP :
1. Thời gian thực tập :
Thời gian thực tập bắt đầu từ ngày 07/12/2009 đến ngày 15/01/2010 .

2. Nhiệm vụ thực tập :
- Dưới sự hướng dẫn của cán bộ công ty , chúng em được tiếp cận quá trình thi
công một công trình với các công tác tương đối đầy đủ để thi công một hạng mục công
trình ( phần khung ) :
Công tác cốt thép – công tác lắp dựng ván khuôn – Công tác đổ bê tông – Công tác tháo
ván khuôn , Công tác xây , công tác tô trát .
- Giai đoạn thực tập :
Chúng em được thực tập tại công trường khi công trường đã thi công xong phần ngầm
, đang thi công phần khung , cụ thể là : Đang thực hiện công tác đổ bê tông sàn tầng trệt
. Thời điểm kết thúc quá trình thực tập là công trường đang thi công phần cột tầng 4.
IV. TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG
1. Tổ chức giao thông , vị trí kho bãi , các hạng mục phục vụ thi công :

4


Đường vào công trình

Kho thép , xưởng thép , nhà chỉ huy công trường

Nhà chỉ huy công trường

Lối vào bên trong công trường

Lối vào kho , xưởng thép

Xưởng thép

Bãi cốt liệu ( đá 1-2 )
5



Tuy nhiên việc tổ chức các kho bãi không hoàn toàn giống với lý thuyết hàn lâm . Các vị trí tập
kết cốt liệu được thay đổi theo phân đoạn thi công , sao cho việc vận chuyển và chế tạo vữa ,
bê tông gần nhất , đỡ tốn công sức nhất .
Mặt khác , trên công trường có thể tận dụng những hạng mục đã thi công xong để làm kho
bãi. Cụ thể như sau khi sàn tầng trệt thi công xong thì được sử dụng làm kho chứa xi măng , sắt
thép . Việc chế tạo vữa được thực hiện ở đó khi làm công tác xây và hoàn thiện .

Ví trí kho gạch khi thực hiện
công tác xây ở phân đoạn 1

Ví trí kho gạch khi thực hiện
công tác xây ở phân đoạn 2

Vị trí kho thép khi khối lượng thi công còn ít
( Chưa được bảo quản tốt )

Vị trí kho thép khi khối lượng thi công lớn
( Được bảo quản tốt hơn )

Vị trí bãi cát khi thực hiện công tác xây,
hoàn thiện ở phân đoạn 1, thực hiện
công tác bê tông cột cả 2 phân đoạn .

Vị trí bãi cát khi thực hiện công tác xây ,
hoàn thiện ở phân đoạn 2

6



Về giao thông :
Như trên bản vẽ tổng thể cho thấy đường giao thông rất thuận tiện cho việc vận chuyển cốt
liệu và việc di chuyển của xe . Tuy nhiên khi thực hiện phần bê tông móng ( khối lượng công
tác này đã được thực hiện trước khi sinh viên đến thực tập ) , cần tổ chức làm đường giao
thông , trả lại mặt bằng :
Việc san phẳng và đầm nền để làm sân chơi sau này được thực hiện kết hợp giữa máy và thủ
công

Máy lu mi ni

Xe lu

Máy đầm nhỏ ( máy lu mini ) , dùng để đầm nền trong sàn trệt
XE LU : Lu chặt , tạo phẳng bề mặt
Việc san phẳng được thực hiện bằng thủ công , sau đó dùng xe lu đầm chặt nền đất.

Dùng các tấm cop pha kê làm đường giao thông tạm
Khi đổ xong cầu thang bộ để công nhân di chuyển lên trên mà chưa xây bậc thì cần kê , hàn
cố định tạm các tấm cop pha sắt để tránh trơn , trượt .
Ngoài ra khi thi công các công tác khác mà chưa làm nền nhà phẳng thì cần tạo đường giao
thông tạm thời

7


2. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt , thi công

Máy bơm


Lu đựng nước

Dẫn nước từ mạng lưới cấp nước của KTX ĐH Quốc Gia
Các công việc bảo dưỡng , hoặc cần sử dụng nước ở trên cao thì dùng máy bơm để bơm nước
lên .
3. Nguồn điện chiếu sáng và phục vụ máy móc thi công
Nguồn điện :

Máy biến áp

Đèn chiếu sáng

Lấy nguồn từ mạng lưới cấp điện của thành phố HCM cho KTX , công trình được sử dụng
với 2 các công trình xung quanh một máy biến thế .
Chiếu sáng :
Do công trình nằm trong khuôn viên KTX nên việc chiếu sáng sinh hoạt , chiếu sang bảo
vệ được giảm nhẹ nhờ các ngọn đèn cao áp trong khuôn viên KTX .
Trong quá trình thi công nếu phải tăng ca thì có sử dụng thêm đèn của công trường
8


V. BIỆN PHÁP THI CÔNG :
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế , tổng dự toán được duyệt . Đơn vị thi công lập biện pháp thi
công để được duyệt và thực hiện theo . Công việc này được thực hiện trước khi khởi công xây
dựng công trình .
1. Phân đoạn thi công :
Công trình được phân đoạn thi công : phân đoạn 1 và phân đoạn 2 . Vị trí phân chia
phân
đoạn là tại khe lún .


Thực hiện xong công tác bê tông sàn phân đoạn 1, sau đó mới thi công công tác sàn phân đoạn
2 . Dùng tấm mút ( bọt biển ) để ngăn cách tạo khe lún , bề dày của tấm này bằng chiều rộng
khe lún . Sau này tấm mút bị hư để lại khe lún .
2. Biện pháp thi công :
Thi công theo phương pháp tuần tự và song song kết hợp . Trong quá trình thi công, đơn
vị thi công thường đưa ra các biện pháp vượt tiến độ như : Khoán lại cho các tổ đội ,
thường xuyên có các phần thưởng khuyến khích tinh thần làm việc hăng say của cán bộ ,
công nhân viên . Giải quyết tốt các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thi công . Do điều
kiện thi công trời nắng oi bức làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân . Đơn vị đã tổ chức
làm việc buổi sáng sớm và nghỉ sớm . Buổi chiều làm trễ và nghỉ trễ , hạn chế tác động của
môi trường đến đến sức khoẻ công nhân .
CHƯƠNG II : CÁC CÔNG TÁC XÂY LẮP
I. Công tác cốt thép :
1.Thiết bị và máy móc phục vụ thi công :

9


Xe tải
Máy duỗi thẳng thép
Dùng để vận chuyển các cốt liệu , vật liệu đến công trường . Khi vận chuyển thép có thể không
cần che đậy nếu thời tiết tốt .
Thép dùng làm đai thường ở dạng cuộn khi trở đến công trường nên cần làm thẳng ra
. Việc làm thẳng thép có thể làm thủ công với khối lượng nhỏ , nhưng với khối lượng lớn thì
phải thực hiện bằng máy nhằm đảm bảo các tiêu chí : thời gian , kỹ thuật và kinh tế .

Máy cưa thép

Kìm cộng lực


Xưởng uốn thép đai

Máy uốn thép đường kính lớn
10


Dùng máy cưa thép để cắt thép nguyên thành các đoạn theo thiết kế , hoặc cắt thép cuộn làm
đai hoặc cắt thép sợi dùng để buộc , nối cốt thép . Nói chung máy cưa thép cắt được tất cả các
loại thép có trên công trường . Nếu khối lượng ít thì có thể dùng kìm cộng lực để cắt . Sau khi
được phân ra thành các đoạn thì thép làm đai được đem đến xưởng uốn thép đai , còn cốt thép
dọc được đem uốn theo thiết kế .

Góc uốn thép > 90o
Góc uốn thép 90o
Máy uốn thép : Dùng để uốn thép có đường kính lớn , vì khi uốn các thép có đường kính lớn
đòi hỏi Momen lực lớn mới uốn được . Máy cho phép uốn các góc như mong muốn
2. VẬT LIỆU :
Khi vật liệu được trở đến công trường , thì người cán bộ kỹ thuật cần kết hợp với thủ kho
và đại diện đơn vị cung ứng vật tư kiểm tra vật liệu trước khi cho nhập vào công trường , cụ
thể đối với vật liệu là thép cần kiểm tra :
Kiểm tra thép tại hiện trường bằng các ký hiệu ghi trên thép như : ký hiệu của nhà sản
xuất , đường kính thép , sơn trên đầu thép :

`
Ký hiệu màu sơn trên đầu thép phải tương ứng với màu sơn trong tài liệu cung
cấp của nhà sản xuất

11



Ký hiệu ghi trên cây thép SD390 , ∅16

Thép cuộn ∅6 , ∅8

Cân bàn

Có thể cần kiểm tra cả trọng lượng thép khi nhập kho bằng cân :
Thông thường đường kính và trọng lượng thép của nhà sản xuất nhỏ hơn so với tiêu chuẩn
quy định . Tuy nhiên nếu sự chênh lệch này lớn thì không được nhập vào công trường và yêu
cầu đơn vị cung ứng vật tư đưa ngay ra khỏi công trường . Vì có thể thép không đúng với thiết
kế , không đạt cường độ , …
Việc cắt mẫu thép để thí nghiệm là bắt buộc với mỗi lần nhập thép vào công trường . Lập
biên bản, niêm phong mẫu và đem đến cơ quan chức năng kiểm tra
Đơn vị cung ứng có trách nhiệm giao đúng khối lượng , chất lượng vật liệu như trong hợp
đồng ký kết với đơn vị công :

12


3. THAO TÁC SAU KHI GIA CÔNG , CHẾ TẠO :

Sau khi gia công , chế tạo thép dưới mặt đất , các bán thành phẩm này được vận chuyển lên
cao nhờ máy kéo :
Máy kéo là một hệ giòng dọc , được truyền lực bởi một mô tơ điện . Hệ giòng dọc này có gắn
phanh ( thắng ) và cần số để điều khiển tốc độ quay của puli . Để đảm bảo máy kéo làm việc ổn
định , chịu tải tốt thì ngoài việc kê các đối trọng còn phải đóng cọc neo vào đất . Trong trường
hợp này đơn vị thi công không thực hiện việc đó . Rất dễ xảy ra mất ổn định , có khả năng xảy
ra tai nạn .
* Khi dựng dàn giáo để làm khung chịu lực đưa vật liệu lên cao cần lưu ý :
Để đạt được khả năng chịu lực cao nhất thì tất cả các thanh chéo của dàn giáo phải lắp hết (

trên hình vẽ thể hiện chưa lắp hết các thanh chéo )
Giữa 2 khung dàn giáo phải có tối thiểu 3 thanh giằng để tạo thành hệ bất biến hình ( trong
trường hợp này không có thanh giằng ngang , rất dễ gây biến hình , mất khả năng chịu lực khi
nâng vật )
Các chân dàn giáo phải đặt trên nền cứng , không bị sụt lún . Nếu nền đất phía dưới không
bằng phẳng , thì phải đầm cho tương đối phẳng và nếu nền đất phía dưới yếu thì có thể đặt
chân dàn giáo lên tấm coppha thép
13


Dàn giáo không những phải chịu lực thẳng đứng do trọng lượng bản thân vật nâng mà còn
chịu lực kéo ngang từ mô tơ , lực quán tính . Vì vậy cần neo chắc chắn dàn giáo vào công
trình để chịu lực .
+ Các bán thành phẩm như : đai , các đoạn thép được đưa vào vị trí thiết kế :

Đưa thép đai cột liên kết với thép dọc
4. SỰ CỐ , NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Sự cố :
a. Lượng thép chờ cho đoạn cột tầng kế tiếp cắt tương đối bằng nhau , hay trên một mặt cắt
đã cắt quá 50% thép chịu lực , kết quả là tại đó sinh ra lượng thép rất lớn , làm sai khác rất
nhiều so với quan niệm tính toán khi thiết kế . Người thiết kế quan niệm mối nối tại chân cột
là liên kết khớp thì lúc này sau khi chế tạo chân cột có thể làm việc như một liên kết ngàm .

14


Mặt khác khi lượng thép nối quá nhiều làm ảnh hưởng giữa liên kết thép và bê tông , khoảng
cách giữa các cây thép nhỏ làm cho cốt liệu khó chèn chặt . Khi bị phá hoại thì bê tông bị phá
hoại trước mà thép vẫn chưa bị phá hoại , điều mà người thiết kế mong muốn là bê tông và
thép bị phá hoại đồng thời .

Nguyên nhân :
- Là do đơn vị thi công muốn cắt cho không bị vụn thép , dễ thi công , thao tác
nhanh và vận chuyển dễ dàng .
- Do quản lý không chặt .
Biện pháp khắc phục :
- Tăng cường công tác quản lý
b. Các đoạn cắt, nối thép không đúng thiết kế :
Nguyên nhân :
Mục đích là không muốn để vụn thép khi chế tạo từ cây thép nguyên (11.7m ) , đơn vị thi
công đã cắt tròn : VD một đoạn dầm dài 4m , theo thiết kế cần 4 đoạn thép dài 4m không có
neo . Người thi công sẽ cắt 1 cây nguyên 11.7m thành 3 đoạn 3.9m và 1 đoạn 4m từ cây
nguyên khác .
Biện pháp khắc phục :
- Thông thường khi thiết kế người thiết kế tính tròn số hoặc thiên về an toàn thường thiết kế
các đoạn cắt thép dư rất nhiều , VD : 1 Đoạn dầm tăng cường theo lý thuyết tính toán dài 3.1m
, người thiết kế thường thiết kế đoạn đó dài 3.5m hoặc có thể dài hơn .
Như vậy khi thi công , để không bị vụn thép , người thợ có thể cắt ngắn hơn hoặc dài hơn so
với thiết kế một ít , thông thường khoảng 10cm . Nhưng tối thiếu phải bằng chiều dài so với
tính toán lý thuyết , nghĩa là vẫn phải đạt theo yêu cầu của tiêu chuẩn .
Trong trường hợp sự sai số này khá lớn thì người cán bộ giám sát cần yêu cầu đơn vị
thi công làm lại , thay thế đoạn thép khác .
c. Lượng thép quá dầy không đảm bảo khoảng cách giữa các thanh thép để cốt liệu chèn đầy :
15


Nguyên nhân :
Nguyên nhân thuộc về người thiết kế : kích thước cột , dầm chọn nhỏ theo yêu cầu kiến
trúc , người thiết kế kết cấu chọn nhiều thép có đường kính nhỏ thay vì chọn thép có
đường kính lớn ( tiết diện thép không thay đổi ) .
Biện pháp khắc phục :

Nếu đơn vị thi công , đơn vị tư vấn giám sát thấy việc thực hiện theo bản vẽ không đảm
bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn , nghi ngại về khả năng chịu lực thì có thể đề nghị đơn vị thiết
kế chỉnh sửa thiết kế .
d. Đường kính cốt thép giảm trong khi gia công , chế tạo :
Trong quá trình gia công , duỗi thép , do máy móc cũ và làm việc liên tục khiến độ chính
xác giảm, lực ma sát lớn làm mòn thép :

Các sợi thép tròn sau khi được duỗi bị mòn khá nhiều , để lại rất nhiều mạt sắt
Biện pháp khắc phục : Chỉnh sửa lại máy , thường xuyên kiểm tra , bảo dưỡng máy móc

16


II. CÔNG TÁC COPPHA :
1. MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG :

Máy hàn
Mỏ hàn
Dùng máy hàn , hàn cố định tạm các tấm côp pha thép ( riêng coppha cột hàn thép
cố định chân cột )

Máy cưa gỗ
Dùng máy cưa gỗ để làm côp pha cho các cấu kiện không làm được bằng cop pha sắt .

17


2. VẬT LIỆU :

Cop pha tấm


Thép hình chữ C

Dàn giáo và cây chống
3. THAO TÁC THỰC HIỆN
Phân gỗ thành các đoạn , rồi ghép lại làm thành ván khuôn . Khi phân thành các đoạn phải
luôn luôn có thước đo để đảm bảo chính xác khi chế tạo ván khuôn .

Gia công . chế tạo khuôn đúc bê tông sàn ( công tác cop pha sàn )

18


Để liên kết , cố định các tấm coppha gỗ thì dùng búa , đinh , và thanh gỗ để liên kết
Liên kết các tấm cop pha sắt bằng các chốt liên kết hoặc cố định tạm bằng liên kết hàn

Cố định tạm các tấm cop pha sắt bằng liên kết hàn
Ưu thế khi thực hiện ván khuôn bằng cop pha sắt là :
 Thao tác nhanh
 Độ chính xác cao
 Linh động trong quá trình cố định chân cột . Đây là điểm khác biệt lớn giữa lý thuyết và
thực hành . Theo lý thuyết khi làm ván khuôn cột thì ngoài chống cố định đỉnh cột và thân
cột , còn phải chống chân cột không cho dịch chuyển . Nhưng thực tế người ta hàn cố định
tạm các đoạn thép nhỏ và thép chủ rồi hàn cố định tạm vào cop pha sắt :

19


Hàn cố định tạm thép tròn trơn vào thép chủ
Hàn cố định tạm cop pha cột ( tại chân cột)

III. CÁC CÔNG VIỆC TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG :
1. CĂNG DÂY, ĐIỀU CHỈNH ĐỘ THẲNG ĐỨNG COP PHA CỘT

Để đảm bảo cột sau khi được đúc thẳng đứng , người ta dùng dây kẽm mềm treo vật nặng làm
dây rọi, treo dây dọi căn chỉnh theo 2 phương mới đảm bảo độ thẳng đứng . Tuy nhiên để giảm
thời gian thi công , công trình không yêu cầu quá khắt khe về độ chính xác này nên đơn vị thi
công chỉ cho dọi theo một phương .Ngoài ra , để các cột thẳng hàng, khi thi công phải căng dây
giữa các hàng cột .
2. CHÈN CHÂN CỘT :
Trong lý thuyết không đề cập rõ biện pháp chèn chân cột khi đổ bê tông , đối với cop pha gỗ
, chèn chân cột thường dùng giấy , còn đối với coppha thép thì việc chèn chân cột bằng vữa xi
măng cát :

20


3.THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC CHỜ : Như điện , ống nước ngầm
a. Đặt các ống nhựa, các hộp nối phân dây … để luồn dây điện sau này :

Theo như thiết kế , các vị trí cung cấp điện , các dây dẫn điện cần làm ngầm trong sàn thì
phải thực hiện ngay khi công tác cop pha , công tác cốt thép hoàn thành . Việc thực hiện nhịp
nhàng , ăn khớp giữa các tổ đội , giữa các công tác sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và
hiệu quả công việc .
b. Đặt các ống PVC sẵn để sau này làm ống nước :

21


Để tránh bê tông chèn vào các ống nước chờ, có nguy cơ làm tắc đường ống dẫn sau này cần
thực hiện như sau :

a. Đối với các ống nối chờ ngắn : Dùng miếng xốp cắt bằng đường kính trong của ống , chèn
vào ống và lấy sợi kẽm cố định tạm .
b.Đối với ống dẫn có đường kính nhỏ , chiều dài ống khá dài thì hơ lửa đầu ống và bịt lại như
hình trên .
4. NGHIỆM THU :
Cùng với biên bản nghiệm thu , các mẫu thí nghiệm , các bản vẽ thiết kế , bản vẽ hoàn công…
là các tài liệu khẳng định chất lượng công trình lập thành hồ sơ có tính pháp lý cao . Vì vậy
việc thực hiện công việc này là bắt buộc .
Nghiệm thu nội bộ : Các công tác ngầm trong sàn bê tông xong , kiểm tra xong các công
tác chuẩn bị để đổ bê tông, đơn vị thi công lập bản nghiệm thu nội bộ , sau đó đơn vị thi công
gửi giấy mời nghiệm thu cho chủ đầu tư , để yêu cầu nghiệm thu chính thức .
Nghiệm thu chính thức :
Đại diện cho chủ đầu tư sau khi nhận được giấy mời và biên bản nghiệm thu nội bộ của đơn
vị thi công thì ấn định ngày nghiệm thu . Sau khi tổ nghiệm thu kiểm tra các công tác cốt thép
theo đúng thiết kế , công tác cop pha dàn giáo đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo an toàn lao
động và vệ sinh môi trường lập biên bản nghiệm thu chính thức cho phép đơn vị thi công triển
khai công tác tiếp theo : CÔNG TÁC BÊ TÔNG
Các căn cứ để lập biên bản nghiệm thu :
1. Bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công
2. Các tiêu chuẩn , quy chuẩn
3. Biên bản nghiệm thu nội bộ
4.

Các kết quả thí nghiệm các mẫu

5.

Và các văn bản pháp luật khác có liên quan

Các công việc kiểm tra trước khi lập biên bản nghiệm thu chính thức do hội đồng nghiệm

thu thực hiện , đảm bảo khách quan , trung thực . Thành viên hội đồng nghiệm thu chịu trách
nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về các quyết định của mình .
* Các công việc cụ thể :
a. Kiểm tra độ phẳng mặt sàn cop pha :
Chọn một vị trí đã được xác định cốt cao độ cop pha sàn làm vị trí đặt mia ban đầu .
Dùng máy Thuỷ Bình ngắm về mia của người cầm mia ( máy đã được cân bằng ), sau đó
đánh dấu vị trí dây chỉ giữa ngắm được trên mia , di chuyển mia tại các vị trí khác nhau ,
quay máy ngắm về các vị trí dựng mia , nếu thấy vị trí của dây chỉ giữa ngắm được trên mia
chênh lệch nhỏ thì mặt sàn cop pha phẳng , khi đó đổ bê tông mới đạt được độ dày sàn như
thiết kế .
22


b. Kiểm tra việc đặt con kê bê tông :
Thực tế thì cần phải đặt các con kê bê tông ( có mác cao hơn mác bê tông sàn ) với khoảng
cách đủ để đảm bảo khi đổ bê tông , lớp bê tông bảo vệ được đảm bảo .

Tuy nhiên , sàn bê tông được thiết kế toàn bộ ∅8 , nên khi thi công , đơn vị thi công cho 1 công
nhân nâng thép sàn lên theo từng đoạn đổ bê tông . Về nguyên tắc thì không được phép , vì
như vậy chiều dày bê tông bảo vệ không đảm bảo . Nếu thực hiện đúng nguyên tắc thì việc kê
các con kê này tốn nhiều thời gian nên các đơn vị thi công thường làm một cách đối phó.
c. Kiểm tra kích thước các ô sàn , khoảng cách cốt thép , chủng loại cốt thép theo đúng thiết
kế :

23


Kiểm tra kích thước các ô sàn theo thiết kế
d. Kiểm tra khả năng chịu lực trong công tác cop pha : Căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công
được duyệt , kiểm tra chất lượng cop pha cây chống , khoảng cách thực hiện có đúng thiết

kế không, v.v…
e. Kiểm tra cốt thép : Cốt thép thực hiện đúng thiết kế không , khoảng cách , đường kính ,
mác thép …
IV. CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG
Đổ bê tông đối với công trình này là sự kết hợp giữa đổ bê tông tay và bê tông thương
phẩm . Nguyên nhân của việc không thực hiện công tác bê tông thương phẩm hoàn toàn :
- do có những vị trí vòi rồng không vươn tới được : Phân đoạn 2 đổ bê tông sàn , đồng
thời có thể đổ bê tông cột cho phân đoạn 1 ( ở phân đoạn 1 bê tông sàn đã đạt cường độ ) , tuy
nhiên do điều kiện mặt bằng nên xe chỉ di chuyển được 1 bên công trình , vì vậy nên phải đổ
bê tông tay một số cột .
- Công tác tổ chức : Khi đổ sàn xong cần đợi bê tông sàn đạt cường độ mới được đổ bê
tông cột ( trên cùng 1 phân đoạn ).
1 . BÊ TÔNG THỦ CÔNG :
a. Thiết bị thi công, máy thi công :

Máy trộn bê tông dung tích nhỏ

Thùng đựng nước để trộn vữa , bê tông
24


Xe rùa

Hệ thống giòn dọc đưa bê tông lên cao

b. Vật liệu :

Xi măng

Đá 1-2


Cát vàng
25


×