Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nghiên cứu phân bổ Tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.84 KB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Khí Tượng Thủy Văn
và Khoa Tài Nguyên Nước - Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã
truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích và cần thiết trong suốt quá trình học tập
vừa qua, đặc biệt là cô Th.S Nguyễn Thùy Linh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
rất nhiều để hoàn thiện nội dung đồ án.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân cùng toàn thể các bạn
trong lớp đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành
nhiệm vụ học tập và đồ án.
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản thân, mặc dầu đã có nhiều
cố gắng nhưng đồ án không tránh khỏi còn những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em
rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo quý báu của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Đàm Đăng Ninh

1

1


MỤC LỤC

2

2


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BẢNG

3

3


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

4

4


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

5

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nước là tài nguyên duy nhất không thể thay thế được. Nước là thành phần
thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước.
Mà tài nguyên nước thì có hạn, nếu chúng ta không biết khai thác hợp lý thì sẽ làm
cạn kiệt tài nguyên nước.
Nhưng hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng đến cả
số lượng và chất lượng nguồn nước, nó thể hiện cụ thể trên các lưu vực sông đó là sự
suy giảm và sự thay đổi số lượng và chất lượng của dòng chảy năm, dòng chảy lũ,

dòng chảy kiệt… trên các con sông, trên hệ thống các lưu vực. Ngày nay nước ta
nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, và các tỉnh
trong cả nước đều trong cơ cấu chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nên nhu cầu sử dụng
nước cho các ngành đang ngày càng biến động và gia tăng mạnh mẽ.
Vì vậy, tìm ra một quyết định tốt cho sử dụng tài nguyên nước cho các
dự án hay hoạch định chính sách đến việc sử dụng nguồn nước, phân phối nước hài
hòa thì cần phải nghiên cứu phân phối lại nguồn nước sao cho sử dụng một cách hiệu
quả và hợp lý nhất. Do đó tôi đã chọn đề tài đã “ Nghiên cứu phân bổ Tài nguyên
nước tỉnh Thái Nguyên”.
2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thực hiện đề tài bao gồm trên toàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu phân bổ nguồn nước cho tỉnh Thái Nguyên.
- Mục tiêu cụ thể: Xác định phân bổ theo nhóm năm nhiều nước, ít nước,
nước trung bình ở tỉnh Thái Nguyên.
4. Phương pháp nghiên cứu:
-

Điều tra, thu thập số liệu.
Sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích số liệu, phương pháp kế thừa,

-

phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Tính toán phân phối nguồn nước cho các năm ít nước, nhiều nước, nước trung bình ở
tỉnh Thái Nguyên.

6

6



CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1 Vị trí đia lý
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi có tọa độ từ 21°20' đến
22°09' vĩ Bắc và từ 105°28' đến 106° kinh Đông cách thủ đô Hà Nội 80km về phía
đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với Hà Nội và là
tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày
1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.

Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc
Kạn, phía tây tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông tiếp giáp
với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh
Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung
Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí
địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói
riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao
7

7


lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc
giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông
hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc- Nam và thấp dần
xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo

thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.phía bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và
đồng lầy. Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố
Bình Gia. Về phía đông bắc, có cao nguyên Vũ Phái được giới hạn bởi những dãy
núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ ở phương Nam. phía
tây bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những
thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên
Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan tới tận khu đồng lầy Phúc Linh, phía
tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Tam
Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây
Bắc- Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy
theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo
hướng Tây Bắc-Đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là
những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.Thái Nguyên là một tỉnh trung du
miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi
khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát
triển kinh tế - xã hộinói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
1.1.3 Địa chất - thổ nhưỡng
Đặc điểm địa chất



Khu vực tây bắc Thái Nguyên bao gồm huyện Định Hóa và các xã phía tây
của hai huyện Phú Lương, Đại Từ có lịch sử hình thành sớm nhất, thuộc chu kỳ kiến
tạo sơn Caledonia bắt đầu cách đây 480 triệu năm và được hình thành xong trong đại
cổ sinh cách đây 225 triệu năm. Các khu vực núi còn lại của Thái Nguyên có lịch sử
địa chất trẻ hơn. Phần lớn lãnh thổ Thái Nguyên có lịch sử hình thành suốt trung sinh
(bắt đầu từ cách đây 240 triệu năm và kết thúc cách đây 67 triệu năm, kéo dài trong
khảng 173 triệu năm). Sau khi được hình thành xong (cách đây 67 triệu năm), lãnh
8


8


thổ Thái Nguyên ngày nay tồn tại dưới chế độ lục địa liên tục 50 triệu năm. Với thời
gian này, địa hình Thái Nguyên ngày nay được san bằng và trở thành bình nguyên.
Đến kiến tạo sơn Hymalaya cách đây khoảng 25 triệu năm, do vận động nâng lên
mãnh liệt, Thái Nguyên cũng được nâng cao từ 200 đến 500m, làm cho địa hình trẻ
lại. Những miền được nâng cao có địa hình bị cắt xẻ, các vật liệu trầm tích trẻ, mềm
bị ngoại lực bóc mòn, các núi cổ được cấu tạo bằng nham thạch cổ hơn, cứng hơn lại
lộ ra, tái lập lại địa hình như lúc mới hình thành xong.
Đặc điểm thổ nhưỡng



Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các
loại sau:
- Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do
sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho
việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh
nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân
vùng cao.
- Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột
kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm
nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200
m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm,
đặc biệt là cây chè(trà) (một đặc sản của Thái Nguyên)
- Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố
dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy
văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.
Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22%

diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự
nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và
41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
1.1.4 Thảm phủ thực vật
Theo số liệu thống kê, đến năm 2004 diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn
là 224.032 ha, tỉnh Thái Nguyên là 104.824ha , Vĩnh Phúc 9.409ha, và Bắc Giang là
9

9


73.577ha. Diện tích rừng trồng của Bắc Cạn 37.272ha, Thái Nguyên: 50.511ha, Vĩnh
Phúc: 18.404ha, Bắc Giang: 81.500ha. Diện tích rừng bị tàn phá hàng năm cũng khá
lớn, trong năm 1992 : Bắc Cạn và Thái Nguyên diện tích rừng bị tàn phá là 2.342 ha.
Hệ động thực vật trong lưu vực rất phong phú và đa dạng, Theo thống kê các
nhà khoa học đã phát hiện được:
- Ở Bắc Cạn: có 831 thực vật bậc cao thuộc 537 chi và 145 họ trong đó có 250
loài cây thuốc, trên 120 loài cây cho gỗ và 52 loài thực vật quý.
- Ở Thái nguyên: tài nguyên rừng có 134 loài cây thuộc 39 họ, có 3 loài gỗ
quý,100 loài cây thuốc, 422 loài động vật, thuộc 91 họ, 28 bộ, 4 lớp động vật (chim,
thú, bò sát, ếch nhái) trong đó hổ, báo, gấu, lợn rừng, hươu, nai gần như tuyệt chủng.
- Ở Vĩnh Phúc: trên 620 loại thực vật trong đó có nhiều loại gỗ quý như
pơmu, các loài thảo được quý, trên 120 loài chim, khoảng trên 45 loài thú trong đó
có nhiều loại quý hiếm như cầy mực, sóc bay, vượn , v.v..
1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên
Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.
- Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa
không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so
với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có
100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường

Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm
2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có
sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu
phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm
3,08%...
- Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng
trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân
Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh...
Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những
vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.
- Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông
Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn,
10

10


đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh
khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than
nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.
1.1.6 Mạng lưới sông ngòi
Trên lưu vực sông Cầu, các nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo
dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực,
như các sông: Chợ Chu, Đu, Công, Cà Lồ ...
Trong toàn lưu vực có 68 sông suối có độ dài từ 19 km trở lên với tổng chiều
dài 1600 km, trong đó có 13 sông suối có độ dài từ 15 km trở lên và 20 sông suối có
diện tích lưu vực lớn hơn 100 km2 .
* Sông Cầu là dòng chính của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng
núi Phia Đeng (1527 m) ở sườn đông nam của dãy Pia-bi-óc. Dòng chính sông Cầu
chảy qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái

Bình tại Phả Lại. Chiều dài sông chính tính đến Phả Lại là 288,5 km.
* Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ độ cao 550 m tại xã Vân Cư huyện Phú
Bình, chảy theo hướng tây bắc - đông nam đến xã Cúc Đường huyện Võ Nhai rồi
chuyển hướng đông nam - tây bắc và đổ vào bờ trái sông Cầu tại thượng lưu Lang
Hinh. Sông Nghinh Tường dài 46 km, độ cao trung bình lưu vực 290 m, độ dốc 12.9
%, mật độ lưới sông 1.05 km/km2, diện tích lưu vực 465 km2.
* Sông Công bắt nguồn từ độ cao 275 m ở xã Thanh Tịnh huyện Định Hoá,
chảy theo hướng bắc nam đến xã Phú Cường huyện Đại Từ thì chuyển hướng tây bắc
- đông nam đổ vào sông Cầu ở phía bờ phải tại Hương Ninh xã Hợp Thịnh huyện
Hiệp Hòa. Sông Công dài 96 km, độ cao trung bình lưu vực 224 m, độ dốc 27.3 %,
mật độ lưới sông 1.20 km/km2, diện tích lưu vực 957 km2.
* Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hoá, chảy theo hướng tây
bắc - đông nam đến xã Định Thông lại chuyển hướng tây nam - đông bắc chảy qua
thị trấn Chợ Chu, sau đó, từ Tân Dương lại chuyển hướng tây bắc - đông nam để
chảy vào sông Cầu tại Chợ Mới. Ở hạ lưu thị trấn Chợ Chu có sông nhánh tương đối
lớn là sông Khương (F = Sông Chu có diện tích lưu vực (F = 437 km2), từ nguồn đến
cửa sông Đu dài 36.5 km, độ cao trung bình lưu vực 206 m, độ dốc 16.2 %, mật độ
lưới sông 1.30 km/km2.
11

11


* Sông Đu bắt nguồn từ độ cao 275 m ở xã Yên Trạch huyện Phú Lương,
chảy theo hướng gần bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam chảy vào sông Cầu tại Sơn
Cẩm. Sông Đu có chiều dài 44.5 km độ cao trung bình lưu vực 129 m, độ dốc 13.3
%, mật độ lưới sông 0.94 km/km2 và diện tích lưu vực 361 km2.
* Sông Cà Lồ bắt nguồn từ sườn tây bắc dãy núi Tam Đảo, chảy qua vùng
đồng bằng Vĩnh Phúc rồi đổ vào sông Cầu ở phía phải tại Lương Phú. Sông Cà Lồ
dài 89 km, độ cao trung bình lưu vực 87 m, độc dốc 4.7%, mật độ lưới sông 0.73

km/km2, diện tích lưu vực 88 km2. Trong lưu vực sông Cà Lồ có hồ Đại Lải có diện
tích mặt nước là 550 ha với dung tích 25.0 × 106 m3, hồ Xạ Hương có diện tích mặt
nước là 46.2 ha với dung tích 12.7×106 m3, Đầm Vạc diện tích mặt nước 255 ha.
108 km2) chảy vào sông Chu ở phía bờ tả.
1.1.7 Đặc điểm khí hậu
Chế độ nhiệt
Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu
Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ
Nhai.
- Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú
Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.
Dưới đây là các số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, tổng số giờ nắng và lượng mưa
trung bình tháng tỉnh Thái Nguyên được trình bày trong bảng 1.1 và 1.2
Bảng 1.1 Đặc trưng nhiệt độ nhiều năm tại trạm Thái Nguyên
Đặc
trưng
Trun
g
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

15,
5

16,
8

19,
8


23,
5

27,
1

28,
3

28,
5

27,
9

26,
9

24,
3

20,
6

17,
3

23


31,
1

33,
5

35,
7

35, 39, 39, 38, 37, 36, 34,
30,
34
39,5
2
4
5
8
5
7
9
6
12, 16, 19, 20, 21, 16, 10,
3,0 4,2 6,1
7,2 3,2 3,0
9
4
7
5
7
3

2
Bảng 1.2 Nhiệt độ, độ ẩm, tổng số giờ nắng và lượng mưa trung bình tháng
tỉnh Thái Nguyên

12

12


Chỉ tiêu
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
Trung bình

Nhiệt độ không
khí trung bìnhtháng(°C)
14,4
13,5

20,8
24,0
26,7
28,1
28,4
28,2
27,7
26,1
20,5
177,3
275,7
23

Tổng số giờ
nắng- tháng

Độ ẩm không
khí trung bìnhtháng

Tổng lượng
mưa- tháng
(mm)

55
27
71
54
128
110
156

148
153
108
158
101
1269
106

83
77
86
85
80
83
83
85
86
85
79
75
989
82

12,3
18,4
24,6
129,7
120,8
238,8
523,3

395,7
207,1
154,1
200,1
5,3
2030,2
169,2

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 23°C; chênh lệch giữa tháng nóng
nhất (tháng 7: 28,4°C) với tháng lạnh nhất (tháng 2: 13,5°C) . Tại thành phố Thái
Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 39,5°C và
3°C.
Chế độ mưa, ẩm
Tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của hai hệ thống gió
mùa Đông nam và Đông bắc tương đối sâu sắc. Gió mùa Đông nam nguồn gốc là
không khí biển nhiệt đới chứa nhiều hơi nước nhiệt độ cao đồng thời có sự nhiễu
động mạnh như bão, hội tụ nhiệt đới... gây ra mưa lớn chiếm phần lớn lượng mưa
trong năm. Gió Đông bắc trong những thời gian cuối mùa là không khí lạnh, khô khi
qua đường biển thâm nhập vào mang đến lượng ẩm lớn có những nhiễu động như
Front lạnh, đường đứt hay áp thấp thường gây mưa lớn, đặc biệt thời kì cuối gió mùa
nhiệt đới di chuyển chậm cộng với sự hình thành áp thấp trong thời kỳ chuyển tiếp từ
mùa đông sang mùa hè gây ra hiện tượng mưa phùn dai dẳng là những lượng nước
khá quan trọng cung cấp việc phục vụ sản xuất đông xuân vào khoảng cuối tháng I
đến tháng III.
Bảng 1.3 Độ ẩm tương đối của không khí trung bình nhiều năm
tại một số vùng
13

13



Đơn vi:%
Tbình
Năm

Tháng

Trạm
Định
Hóa
Thái
Nguyên

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X


XI

XII

82

83

85

85

82

83

84

85

84

83

82

81

83


80

81

85

86

82

83

84

85

83

80

78

77

82

Do lượng mưa lớn nên độ ẩm không khí tương đối cao và khá ổn định với độ
ẩm trung bình năm là 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 4 với 86%, tháng thấp
nhất là tháng 12 có độ ẩm là 77% do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô và

lạnh.
Bảng 1.4 Lượng mưa trung bình nhiều năm
Đơn vị: mm
Trạm

I

II

III

IV

V

Tháng
VI VII VIII

Năm
IX

X

XI

XII

Định
22.2 29.7 54 106 210 278 332 320 185 108 43.1 17.3 1710
Hóa

Thái
26.7 34.6 62 121 237 336 424 360 248 146 52.3 25.3 2070
Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh mưa nhiều với tổng lượng mưa cả năm là 2070 mm
nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm và thường tập trung vào tháng 4
đến tháng 9. Trong năm cao nhất vào tháng 7 với lượng mưa là 424 mm. Mùa ít mưa
cũng trùng với mùa đông với lượng mưa chỉ khoảng 4%/năm và lượng mưa thấp
nhất là tháng 12 với 25.3 mm.
Bốc hơi
Lượng bốc hơi mặt nước hàng năm ở một số điểm trên lưu vực sông Cầu thay
đổi từ 600 - 1200mm giảm dần từ hạ lưu lên thượng lưu và từ thấp lên cao, sự thay
đổi khá rõ rệt. Nguyên nhân gây ra có thể do nhiệt độ đã giảm dần theo độ cao cùng
với nguyên nhân mặt đệm lớp phủ thực vật được tăng lên cho độ ẩm không khí lớn
như ở Vĩnh Yên, Thái Nguyên có lượng bốc hơi bình quân nhiều năm từ 1000 1200mm. Vùng núi cao Tam Đảo lượng bốc hơi từ 550 - 600mm, vùng ven sườn

14

14


Tam Đảo, Ven sườn Lô - Gâm thuộc thượng nguồn sông Chu, sông Đu, sông Công,
sông Nghinh Tường lượng bốc hơi từ 700 - 800mm.
Bảng 1.5 Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm ở một số điểm.
Tên
Thái Nguyên
Định Hóa
Đại Từ

Bốc hơi (mm)
995

820
708

Lượng bốc hơi hàng tháng trong năm thường xuất hiện hai đỉnh, một đỉnh vào
tháng V, một đỉnh vào tháng VII và giá trị thấp nhất thường xuất hiện vào tháng II
hoặc tháng III. Nguyên nhân do tháng V độ ẩm tương đối thấp và nhiệt độ cao nên có
lượng bốc hơi lớn nhất trong năm. Tháng VII tuy có độ ẩm tương đối lớn song vì
nhiệt độ rất lớn đã đưa đến lượng bốc hơi tháng đứng thứ hai trong năm. Tháng II
hoặc tháng III xuất hiện lượng bốc hơi nhỏ nhất là do lúc đó nhiệt độ không khí thấp,
độ ẩm không khí đạt tới đỉnh cao nhất trong năm.
Chế độ gió và số giờ nắng
Chế độ gió ở Tây Nguyên thay đổi theo khá mùa rõ rệt: Mùa đông gió hướng
Đông Bắc là chủ yếu, còn mùa hè thì hướng gió chính lại là gió Đông Nam.Tốc độ
gió trung bình tháng và năm trong lưu vực sông Cầu biến động theo địa hình và độ
cao khá rõ rệt. Chẳng hạn ở thung lũng Bắc Kạn, tốc độ gió bình quân các tháng
trong năm nhỏ, chỉ dao động trên dưới 1 m/s. Còn các khu vực đồng bằng hạ du sông
như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang giá trị này lên trên dưới 2 m/s.
Tổng số giờ nắng của tỉnh Thái Nguyên là 1269 giờ; trong đó tháng có số giờ
nắng cao nhất là tháng 7 (158 giờ) còn tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 (27
giờ).
1.1.8 Đặc điểm thủy văn
Tình hình thủy văn
Thái Nguyên là một tỉnh mưa nhiều với tổng lượng mưa cả năm là 2070 mm.
Qua phân tích tài liệu thực đo ở một số trạm cho thấy mức độ quan hệ giữa mưa và
dòng chảy khá chặt chẽ, hệ số tượng quan giữa lượng mưa năm và dòng chảy năm là
0.7. Sự thay đổi mực nước và lượng dòng chảy rất phù hợp với quá trình mưa, lượng

15

15



dòng chảy chủ yếu tập trung vào mùa mưa, do đó nguồn bổ sung dòng chảy ở đây
chủ yếu là do mưa.
Thời gian truyền lũ ở Thía Nguyên nói riêng và hệ thống sông Cầu nói chung
có sự thay đổi lớn, nó tùy thuộc vào thời gian mưa, cường độ mưa và tâm mưa lớn,
thông thường thời gian truyền lũ từ Chợ Mới đến Thái Nguyên là 10 giờ, Thái
Nguyên đến Chã là 12 giờ, từ Chã đến Đáp Cầu là 12 giờ.
Lớp dòng chảy chuẩn của lưu vực sông Cầu 710- 800mm cho lưu lượng
tương ứng cửa ra khoảng 135- 153 m3/s, mođuyn là 22,4- 25,3 l/skm2. Khu vực có
lớp dòng chảy lớn nhất là vùng trung du lưu vực sông Công (từ huyện Phổ Yên đến
Đại Từ) lớp dòng chảy chuẩn từ 850- 950mm, tương ứng với mođuyn là 2530l/skm2 vùng Phúc Thuận, Tam Đảo có khả năng lớn hơn. Khu vực có lớp dòng
chảy tương đối nhỏ là sông Đu có lớp dòng chảy từ 640- 700mm, tương ứng với
mođuyn dòng chảy 20- 23 l/skm2.
Đặc điểm dòng chảy năm
Chế độ dòng chảy trong lưu vực sông Cầu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa lũ bắt
đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng IX, mùa kiệt từ tháng X đến tháng V năm sau.
Trong một số phụ lưu như sông Đu, sông Công và một số sông suối lớn ven dãy núi
Tam Đảo, mùa mưa thường kéo dài hơn, do vậy mùa lũ kéo dài từ tháng VI đến
tháng X.
Trên sông Cầu có dãy núi Tam Đảo với độ cao trên 1500 m nằm án ngữ dọc
theo phía Tây lưu vực, độ che phủ cũng còn tương đối lớn, vì thế môđun dòng chảy
năm bình quân có thể đạt tới 30 l/s/km2. Phần thượng nguồn sông Cầu có lượng mưa
năm trung bình 1700 ÷1800 mm/năm, môđuyn dòng chảy năm đạt từ 23÷24 l/s/km2.
Tính bình quân toàn lưu vực với lượng mưa hàng năm khoảng 1700 mm, môđuyn
dòng chảy năm trung bình trên lưu vực khoảng 21.4 l/s/km2.
Hệ số dòng chảy năm bình quân nhiều năm
Hệ số dòng chảy năm bình quân nhiều năm của lưu vực sông Cầu khoảng
0,41. Vùng nhỏ nhất là khu vực ngã ba sông Chu, sông Nghinh Tường là 0,38. Vùng
tương đối nhỏ là sông Đu, từ Thác Bưởi đến Thái Nguyên khoảng 0,38 - 0,39. Vùng

tương đối lớn là thượng lưu sông Cầu từ Thác Giềng trở lên 0,43. Vùng lớn nhất là
vùng sông Công từ Phổ Yên trở lên là 0,48. Sự phân bố của hệ số dòng chảy năm
16

16


bình quân nhiều năm rất phù hợp điều kiện khí hậu, mặt đệm: vùng mưa lớn núi cao,
cao trình bình quân mặt đất lớn, nhiệt độ thấp, bốc hơi nhỏ khoảng 600mm/năm như
ven sườn Tam Đảo cho hệ số dòng chảy bình quân lớn, vùng ít mưa, bốc hơi lớn
khoảng 800mm/năm như vùng sông Đu, sông Nghinh Tường có hệ số dòng chảy
nhỏ, từ Thác Giềng đến Thác Bưởi hệ số dòng chảy giảm xuống rõ rệt tổn thất lớn có
thể bởi karst phát triển.
Sự dao động dòng chảy năm
Sự chênh lệch giữa lớp dòng chảy năm của năm nhiều nước so với năm ít
nước gấp nhau từ 1,8 - 2,3 lần, sự chênh lệch ở vùng thượng nguồn sông Cầu có xu
thế nhỏ hơn các vùng khác.
Hệ số phân tán dòng chảy Cvy của các trạm đo đạc thủy văn trên lưu vực sông
Cầu khoảng 0,28. Hệ số Cvy lớn nhất là Thác Bưởi, Thái Nguyên Cvy = 0,29 - 0,3,
vùng còn lại Thác Giềng, Tân Cương Cvy = 0,26 - 0,28. Trạm Thác Bưởi có thể do
ảnh hưởng của tổn thất bởi karst phát triển nên Cvy tương đối lớn, Thái Nguyên tuy
có sự gia nhập sông Đu, song sự gia nhập đó quá nhỏ, do đó sự dao động của dòng
chảy phụ thuộc vào Thác Bưởi.
Trên sông Cầu mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng IX hoặc
tháng X, mùa cạn bắt đầu tháng X hoặc tháng XI và kết thúc vào tháng V năm sau.
Những trạm trên sông chính Thác Riềng, Thác Bưởi, Thái Nguyênlũ kết thúc sớm
hơn, những trạm trên sông nhánh Giang Tiên, Núi Hồng, Tân Cương và những vùng
nằm bên sườn núi Tam Đảo lũ kết thúc muộn hơn, đặc tính này cũng rất phù hợp với
đặc tính phân vùng về thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa trong lưu vực. Thời
gian mùa lũ chậm hơn thời gian mùa mưa một tháng do tháng V có lượng tổn thất do

bốc hơi và thẩm thấu lớn gây nên. Thời gian kết thúc mùa lũ trùng với thời gian kết
thúc mùa mưa chứng tỏ khả năng trữ nước trên lưu vực kém.
Mô hình phân phối dòng chảy tháng trong năm xuất hiện một giá trị lớn nhất
và nhỏ nhất. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 66 - 76% lượng dòng chảy toàn năm.
Trong mùa lũ lượng dòng chảy lại được tập trung vào ba tháng VI,VII,VIII
hoặc ba tháng VII,VIII,IX với tỷ lệ 50% lượng dòng chảy toàn năm. Lượng dòng
chảy bình nhất năm lại xuất hiện vào tháng VI hoặc muộn hơn vào tháng X. Lượng
dòng chảy bình quân tháng nhỏ nhất phổ biến xuất hiện vào tháng II, sau khi tháng
17

17


có tỷ lệ mưa nhỏ nhất trong năm xuất hiện. Tỷ số lượng dòng chảy tháng lớn nhất so
với lượng dòng chảy tháng nhỏ nhất thường gấp từ 7 - 11 lần.
Phân phối dòng chảy từ Thái Nguyên trở lên được tập trung hơn: mùa lũ
ngắn; tỷ số phân phối các tháng mùa lũ cao. Một tháng lớn nhất chiếm từ 21 - 22%,
ba tháng có lượng dòng chảy lớn nhất trong mùa lũ chiếm 54 - 68% và năm tháng
lớn nhất chiếm tới 77%.
Đặc điểm dòng chảy lũ
Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng IX, mùa lũ chậm hơn một tháng (từ
tháng VI đến tháng IX). Trừ một số lưu vực nhỏ thuộc dãy núi Tam Đảo lượng mưa
tháng X còn khá lớn nên thời gian lũ có xê dịch đi chút ít, thường là từ tháng VI đến
tháng X. Xét trên toàn lưu vực mùa lũ kéo dài từ tháng VI đến tháng IX.
Nhìn chung lũ ở thượng du sông Cầu thường lên nhanh, xuống nhanh và có
dạng nhọn, thời gian lũ kéo dài ngắn. Thời gian một trận lũ kéo dài bình quân ở miền
núi, sông suối và diện tích tập trung nước nhỏ thường từ 1 đến 3 ngày, ở đồng bằng
từ 3 - 9 ngày; thời gian nước xuống thường gấp 3 - 4 lần thời giân nước lên và mỗi
trận lũ thường xuất hiện hai hoặc nhiều đỉnh. Cường suất mực nước lớn nhất của một
số trạm thực đo cho thấy khoảng từ 1 - 2,5 m/h, biên độ chênh lệch mực nước trong

năm từ 7 - 10 m. Xác suất gặp gỡ của lũ lớn trên sông Cầu và các sông nhánh như
sông Đu, sông Công và Cà Lồ không lớn. Lưu lượng lũ lớn nhất quan trắc Qmax xảy
ra tại Thác Bưởi (sông Cầu) là 3490 m3/s (10/8/1968).
Moduyn đỉnh lũ và các đặc trưng nước lũ do đặc điểm địa hình chia cắt với
mức độ khác nhau trên lưu vực sông Cầu, do sự phân bố mưa khá phức tạp nên về độ
lớn của đỉnh lũ của các nơi trong lưu vực sông Cầu chênh lệch nhau khá lớn.
Moduyn đỉnh lũ bình quân trên lưu vực sông cầu là 509 l/Skm2, nơi bé nhất là 400
l/Skm2, nơi lớn nhất là 865 l/Skm2.
Moduyn đỉnh lũ bình quân đạt giá trị lớn nhất là vùng ven Tam Đảo nơi có độ
dốc lớn, lượng mưa lớn moduyn đỉnh lũ bình quân ở đây là 865 l/Skm2. Thượng
nguồn sông Cầu moduyn đỉnh lũ bình quân từ 570- 770 l/Skm2 từ đó dần về hạ lưu

18

18


nhỏ dần tới Thái Nguyên độ dốc lưu vực giảm dần, diện tích lưu vực được tăng
moduyn đỉnh lũ bình quân giảm xuống còn 440- 490 l/Skm2.
Đặc điểm dòng chảy kiệt
Từ tháng X chế độ gió đông nam bắt đầu yếu đi vì dải hội tụ nhiệt đới lúc này
đã lùi dần về phía Nam. Lượng mưa trên lưu vực giảm xuống dưới mức bình quân
tháng trong năm và nhỏ nhất vào các tháng XII, I và II, nhỏ hơn cả tổng lượng bốc
hơi trong tháng. Thời gian mùa kiệt được tính từ tháng X năm trước đến tháng V
năm sau. Tổng lượng dòng chảy trong 8 tháng mùa kiệt ở hầu hết các điểm đo trên
các sông trong lưu vực chỉ chiếm 20 - 25% tổng lượng dòng chảy năm.
Do chế độ mưa phân bố trong năm không đều, điều kiện địa chất, thổ nhưỡng,
độ dốc và tầng phủ thực vật không đồng nhất nên chế độ dòng chảy về mùa lũ cũng
như về mùa kiệt trên mỗi sông có khác nhau. Moduyn dòng chảy tháng nhỏ nhất
bình quân trong lưu vực dao động từ 4 - 6 l/s/km2. Vùng có trị số lớn nhất phân bố ở

thượng nguồn sông Cầu từ Thác Giềng trở lên đo được môduyn dòng chảy trung
bình mùa kiệt bằng 6 l/s/km2. Vùng có trị số môduyn dòng chảy tháng nhỏ nhất bình
quân thuộc loại trung bình trong lưu vực là thượng nguồn sông Công, sông Đu
khoảng 4,3 - 4,5 l/s/km2. Vùng có trị số môđuyn dòng chảy tháng nhỏ nhất bình
quân thuộc loại nhỏ nhất là vùng Thác Bưởi, Thái Nguyên.Phía hạ lưu sông Cầu về
mùa kiệt chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, tại Đáp Cầu trên sông Cầu đo được
biên độ mực nước triều trong mùa kiệt từ 0.2 - 0.4 m.
Xu thế phân bổ về dòng chảy kiệt trong lưu vực cho thấy nơi đó có độ dốc lưu
vực lớn, lớp thảm thực vật thưa môđuyn dòng chảy kiệt nhỏ và xuất hiện sớm. Nơi
có độ dốc bình quân lqu vực nhỏ, lớp thảm thực vật dầy môđuyn dòng chảy kiệt lớn
và xuất hiện muộn.
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1 Dân số
Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người,
trong đó nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là 572.400 người chiếm 50,6%,
tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị là 293.600 người (25,95%) và
19

19


tổng dân cư nông thôn là 837.700 người (74,05%). Số con trên mỗi phụ nữ là 1,9 và
tỉ lệ tăng dân số là 0,53% bằng một nửa số với tỉ lệ tăng của cả nước là 1,05%.
Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, quy mô hộ gia
đình tại tỉnh Thái Nguyên là 3,4 người/hộ. Tỉ số già hóa là 39,5% và tỉ số phụ thuộc
là 42,2%. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cư dân Thái Nguyên là 24 tuổi, trong
đó nam là 25,7 tuổi và nữ là 22,3 tuổi, thấp hơn trung bình cả nước với các số liệu
tương ứng là 24,5 tuổi, 26,2 tuổi và 22,8 tuổi. Tỷ lệ xuất cư là 30,2‰/năm còn tỷ lệ
nhập cư là 39,6‰/năm. Tỉ lệ biết chữ đạt 96,5%, cao hơn mức trung bình cả nước là
93,5%. Diện tích nhà ở bình quân của Thái Nguyên là 20,1m²/người, trong đó nhà ở

kiên cố đạt 61,7%, nhà ở bán kiên cố đạt 25,6%, nhà ở thiếu kiên cố đạt 4,5% và nhà
ở đơn sơ đạt 8,2%. 93,7% nhà ở tại Thái Nguyên là nhà riêng. Khoảng 35,4% số
người xuất cư khỏi Thái Nguyên có điểm đến là Hà Nội và 8,5% có điểm đến
là Thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phương có số người nhập cư nhiều nhất đến
Thái Nguyên lần lượt là Bắc Giang, Hà Nội, Bắc Kạn và Cao Bằng.
Cũng như toàn quốc, Thái Nguyên có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động
từ 15 đến 60 là 779.261 người, chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có
249.001 người, chiếm 22,17% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 94.854
người, tức chiếm 8,45%.
Không như nhiều tỉnh trung du miền núi phía bắc khác, tỉnh Thái Nguyên có
đa số dân cư là người Kinh (73,1%), tỉ lệ người Kinh chiếm cao hơn tại tỉnh lị, thị xã
Sông Công và các huyện phía nam như Phổ Yên, Phú Bình cũng như tại các khu vực
ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn tại các huyện còn lại. Người Kinh ban đầu chỉ là dân
tộc bản địa cư trú tại các khu vực trung du ven sông Cầu ở khu vực phía nam của
tỉnh Thái Nguyên ngày nay. Vào thời nhà Trần, Lê, Nguyễn, nhiều làng xóm của
người Kinh hình thành tại các khu vực phía nam của tỉnh và dân cư chủ yếu là các di
dân đến từ các nơi thuộc đồng bắng Sông Hồng và Thanh Hóa ngày nay. Bên cạnh
đó, khi các quan triều đình được cử đến Thái Nguyên, họ thường đem theo cả gia
đình, dòng tộc tới định cư. Ngoài ra, nhiều người đến làm ăn và buôn bán rồi sau đó
ở lại Thái Nguyên lập nghiệp. Đặc biệt, trong thời kỳ thuộc Pháp, rất nhiều người
20

20


Kinh từ các tỉnh đồng bằng đã được chế độ thực dân đưa lên Thái Nguyên để làm
việc trong các đồn điền và hầm mỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, vì có vai trò là
thủ đô kháng chiến nên số người Kinh đến Thái Nguyên ngày càng tăng. Quá trình
người Kinh nhập cư đến Thái Nguyên tiếp tục tăng nhanh vào sau năm 1954, khi một
số cơ sở công nghiệp lớn được hình thành và việc thực hiện chương trình "kinh tế

mới". Ngay từ năm 1960, người Kinh đã chiếm 74,56% dân số tỉnh. Người Kinh ở
Thái Nguyên nói chung vẫn giữ được nhiều phong tục truyền thống của cha ông tại
miền xuôi, mặc dù vậy nhiều yếu tố đã bị phai nhạt, đặc biệt là ở khu vực các huyện
phía bắc, họ chịu ảnh hưởng của các dân tộc thiểu số bản địa.
Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất
thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số
thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với
mật độ 1.260 người/km². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm
(1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả
nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó ba huyện Định
Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm.
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía Bắc, một vùng được coi
là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Mặc dù vậy kinh tế Thái Nguyên
đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang
giảm dần.
Thái Nguyên có tổ hợp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên
và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác
quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Khu công nghiệp đầu tiên của
Thái Nguyên là Khu công nghiệp Sông Công và hiện tỉnh này đã được chính phủ
Việt Nam chấp thuận để hình thành 6 khu công nghiệp là KCN Sông Công I (220ha);
KCN Sông Công II (250ha) thuộc thị xã Sông Công; KCN Nam Phổ Yên (200 ha),
KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc huyện Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ (350ha) thuộc
huyện Phú Bình và KCN Quyết Thắng (200ha) thuộc thành phố Thái Nguyên, đều
21

21


tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch

một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2010 đã
có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt qui hoạch chi tiết với diện tích 620 ha
(6,2 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²). Tuy nhiên nhà
ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà dự kiến đến năm 2015 Thái
Nguyên sẽ có khoảng 163.750 công nhân, trong đó có khoảng 43.045 người có nhu
cầu về nhà ở.
Thái Nguyên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là
một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai
khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ
lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc,
chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thủy ngân,…Khoáng sản vật liệu xây dựng
cũng có tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các
loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đông
của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượng Vonfram
khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngoài ra mỏ
còn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể
bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác.
Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt
trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2006 trước đó là 9,14% mỗi
năm. Trong thời kỳ 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình
quân đạt 14,91%, khu vực dịch vụ đạt 11,86% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy
sản là 4,14% mỗi năm. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của
ngành nông lâm nghiệp trong GDP. Năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có tỉ
lệ công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95%, nông lâm nghiệp
và thuỷ sản chiếm 21,28%. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2011 dự
ước đạt 22,3 triệu đồng/người, tương đương khoảng 1062 USD/người và tỉ lệ hộ
nghèo giảm 2,1% so với năm 2010. Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái
Nguyên có 428 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng,
22


22


trong đó có 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP trên địa bàn tỉnh trong 6
tháng đầu năm 2011 ước đạt 3.352,8 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.
Thu nhập hàng tháng của lao động trong khu vực nhà nước do tỉnh Thái
Nguyên quản lí theo kết quả sơ bộ năm 2009 là 2.527.900 đồng, thấp hơn mức trung
bình cả nước cùng thời điểm là 2.867.100 đồng và của khu vực trung du miền núi
phía bắc là 2.983.200 đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 57/63 tỉnh thành. Năm 2012,
Thái Nguyên đã xếp ở vị trí thứ 17 Tháng 3 năm 2012, tập đoàn Samsung đã chính
thức tổ chức lễ khởi công "Khu Tổ hợp Công nghệ cao" tại huyện Phổ Yên với tổng
số vốn đầu tư bước đầu 2 tỷ Đô la Mỹ, dự kiến khi đi vào hoạt động sẽ có công suất
thiết kế đạt khoảng 100 triệu sản phẩm mỗi năm.
1.2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
Đến năm 2020, xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo
hướng hiện đại là trung tâm của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc về phát triển
công nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục – đào tạo, cơ cấu kinh tế hiện đại, tốc
độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh
tranh cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân
không ngừng được nâng cao. Thực hiện tăng trưởng xanh với mức độ phát triển các
– bon giảm dần, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Là
khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững quốc phòng – an
ninh cho cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10-11,0%/năm; GDP bình
quân đầu người đạt khoảng 80,0-81 triệu đồng, tương đương 3.100 USD. Khu vực
công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 47-48,0% khu vực dịch vụ chiếm khoảng
39,5-40,5% và khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm khoảng 11,5-14,0%. Về văn
hóa, xã hội phấn đấu giảm tỷ suất sinh hàng năm khoảng 0,01-0,02%, tỷ lệ hộ nghèo

bình quân giảm 1,8-2,0%/năm. Về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị sử dụng công
nghệ xanh, sạch với tỷ lệ ngày càng tăng trong sản xuất công, nông nghiệp và trong
dịch vụ, nhất là trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, giá trị các ngành sản phẩm
23

23


công nghệ cao, công nghệ xanh chiếm 30-32% GDP tỉnh. Phấn đấu trên 80% khu,
cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 95% rác thải sinh hoạt, rác
thải y tế được xử lý, 60% nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn B, cường độ
phát thải khí nhà kính giảm ít nhất 8-10% so với năm 2010, môi trường không khí tại
các đô thị, khu công nghiệp được kiểm soát. Về quốc phòng, an ninh và trật tự, an
toàn xã hội, tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, bảo đảm
là khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững an ninh quốc
phòng cho cả khu vực.
Quyết định cũng đưa ra mục tiêu tổng thể và các định hướng phát triển đến
năm 2030, phấn đấu Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp phát triển, trung tâm kinh tế
của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, hội tụ những yếu
tố của nền kinh tế tri thức với các ngành định hướng phát triển mạnh về công nghiệp
công nghệ tiên tiến, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao và môi
trường an toàn, bền vững, là trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu và khoa học công
nghệ có uy tín lớn trong nước, có các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, hiện
đại và đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng
được nâng cao. Xây dựng thành phố Thái Nguyên là thành phố sinh thái, có chức
năng tổng hợp…Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 khoảng 1010,5%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2025 khoảng 150 triệu đồng, năm 2030
khoảng 265 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực
công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 90% vào năm 2030.
Bên cạnh đó, phấn đấu Thái Nguyên thực sự là trung tâm đào tạo đa ngành, đa
lĩnh vực chất lượng cao với trường đại học Thái Nguyên là trung tâm và một số cơ sở

nghiên cứu và triển khai trực thuộc tạo môi trường gắn kết chặt chẽ với doanh
nghiệp, 100% trường mầm non và phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia, hệ thống cơ
sở y tế hiện đại, không gian văn hóa đặc trưng, hội tụ đầy đủ bản sắc văn hóa đặc
trưng của Vùng. Tiếp tục, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại trên
tất cả các lĩnh vực giao thông, điện, cấp, thoát nước…đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, phát triển hệ thống đô thị hợp lý, bảo đảm không gian
xanh…
24

24


Ngoài ra, Quyết định cũng nêu rõ định hướng phát triển một số ngành, lĩnh
vực như: phát triển công nghiệp, phát triển nông, lâm, thủy sản và xây dựng nông
thôn mới, phát triển dịch vụ, du lịch, kết cấu hạ tầng, phát triển các lĩnh vực xã hội…
Cũng tại Quyết định này quy định rõ việc quy hoạch định hướng phát triển
không gian lãnh thổ. Cụ thể, cần tập trung phát triển các tiểu vùng và một số xã của
huyện Đồng Hỷ, thị xã Sông Công, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, huyện Phú
Lương. Thêm vào đó, định hướng phát triển hệ thống đô thị chú trọng xây dựng các
cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, phân bố cơ cấu chức năng hợp lý, bảo vệ
các vùng cảnh quan thiên nhiên, các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và sinh thái tự
nhiên. Quy hoạch xây dựng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn
hóa và sắc thái đặc thù của từng vùng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chất
lượng đô thị, giàu bản sắc, văn minh, hiện đại. Tập trung huy động các nguồn vốn
xây dựng nông thôn mới, tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực
nông thôn.

25

25



×