Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận cao học - Tìm hiểu quá trình tái định vị thương hiệu của một số ngân hàng ở việt nam trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.62 KB, 30 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay thì vấn đề thương
hiệu là 1 trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhất là các doanh
nghiệp và tổ chức.
Làm thế nào để xây dựng được 1 thương hiệu tốt khi đã xây dựng được
rồi thì làm thế nào để phát triển được thương hiệu. Và khi đã phát triển
thương hiệu được rồi thì làm thế nào để bảo vệ được thương hiệu của mình.
Vấn đề cần đặt ra đó là làm thế nào để đưa thương hiệu của mình đến
với khách hàng và làm cho khách hàng nhớ được.
Thương hiệu là yếu tố sống còn đó chính là tạo dựng hình ảnh của
doanh nghiệp, tổ chức và sản phẩm trong tâm trí khách hàng.
Tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển với các thương hiệu
khác. Và thương hiệu chính là cầu nối gắn kết khách hàng với sản phẩm của
mình. Thông qua thương hiệu thì khách hàng sẽ xác định được nguồn gốc sản
phẩm, nhà sản xuất, tạo sự tin cậy và góp phần xây dựng lòng trung thành.
Vậy nên thương hiệu mạnh là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp
và tổ chức khi tiến hành xây dựng thương hiệu, ai cũng muốn sở hữu 1
thương hiệu mạnh khác biệt với các thương hiệu khác.
Xây dựng thương hiệu đã khó, xây dựng được 1 thương hiệu mạnh còn
khó hơn. Nhưng để làm mới thương hiệu thì lại là 1 vấn đề mà ít được quan
tâm. Làm mới thương hiệu chính là tái định vị thương hiệu trong tâm trí
khách hàng. Làm thế nào để tái định vị thành công và làm thế nào để không đi
vào những vết xe đổ mà các thương hiệu khác đã gặp phải.
Trong những năm gần đây thì nền kinh tế toàn cầu đang gặp phải rất
nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những ảnh
hưởng. Và ảnh hưởng sâu sắc nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ đó chính
là các ngành tài chính.

1



Nhìn tổng thể thì các thương hiệu của ngành Tài chính – Ngân hàng
của nước ta còn mờ nhạt so với khu vực và thế giới. Chiến lược phát triển từ
trước đều chỉ chú trọng ở trong nước mà chưa chú ý đến việc mở rộng ra toàn
cầu. Chính vì vậy mà khi bước vào giai đoạn hội nhập, gặp nhiều khó khăn
nên các ngân hàng đã tiến hành tái định vị thương hiệu nhằm đưa thương hiệu
của mình vươn rộng ra thị trường thế giới.
Việc tiến hành tái định vị thương hiệu của các ngân hàng tại Việt Nam
diễn ra hết sức mạnh mẽ và có thể xem như là một “phong trào” khi hàng loạt
các ngân hàng tiến hành tái định vị thương hiệu từ những ngân hàng lớn như :
Ngân hàng công thương, Maritime Bank…đến các ngân hàng vừa và nhỏ như
VIB, HD Bank, VP Bank, Ngân hàng TMCP Đại Dương …
Chính vì thế mà em đã chọn đề tài “ Tìm hiểu quá trình tái định vị
thương hiệu của một số ngân hàng ở Việt Nam trong những năm gần
đây”. Để đi vào tìm hiểu xem lý do tại sao các ngân hàng Việt Nam trong
những năm gần đây lại chọn tái định vị thương hiệu và họ làm thế nào để tái
định vị và thay đổi mình để có thể trụ vững và phát triển trong giai đoạn hiện
nay.
Ở đây em chỉ đi vào tìm hiểu lý do tại sao các ngân hàng lại tiến hành
tái định vị thương hiệu và cách thức họ tiến hành tái định vị như thế nào ở
khía cạnh đó là thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu. Mà không đi sâu
vào phân tích. Trong bài này em cũng chỉ xem xét tìm hiểu ở 3 ngân hàng của
nước ta đó là Ngân hàng công thương Việt Nam một ngân hàng có quy mô
lớn.
Ngân hàng thứ 2 đó là ngân hàng HD Bank, ngân hàng thương mại có
quy mô vừa và nhỏ.
Ngân hàng thứ 3 là Maritime Bank ngân hàng từ lối phát triển truyền
thống đã vượt ra khỏi cái bóng với tham vọng vươn lên. Tiến hành thay đổi và
đã được được những kết quả rất tốt.

2



B. NỘI DUNG
I. Lý thuyết chung về thương hiệu và tái định vị thương hiệu
1. Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là tập hợp của các dấu hiệu nhận biết, phân biệt sản phẩm,
doanh nghiệp, là hình tượng về sản phẩm trong tâm trí công chúng có các dấu
hiệu trực giác và tri giác.
Sự hiện hữu của các dấu hiệu trực giác tác động trực tiếp lên các giác
quan khả năng tiếp nhận nhanh chóng.
Các dấu hiệu tri giác là yếu tố quan trọng cảm nhận an toàn và tin cậy
Tính vô hình của dấu hiệu tri giác, hình ảnh về sản phẩm trong tâm trí
người tiêu dùng và tri giác thì được dẫn dắt bởi các dấu hiệu trực giác.
Trong thời đại ngày nay, với hệ thống mạng internet toàn cầu thì mọi
ngăn cách về địa lý coi như không có. Các doanh nghiệp sử dụng hệ thống
internet, Website làm kênh truyền thông trực tiếp truyền tải các chiến lược
quảng bá, xây dựng thương hiệu một cách hữu hiệu. Đối với một ngân hàng
nhà nước hay thương mại thì việc xây dựng thương hiệu còn khó khăn hơn do
tính đặc thù của các sản phẩm. Đó là tính chất vô hình và thường có nhiều
điểm giống nhau giữa các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng. Do đó,
thương hiệu đối với một ngân hàng không chỉ đơn thuần là một nhãn hiệu,
một cái tên mà nó bao gồm cả uy tín, chất lượng, giá cả sản phẩm dịch vụ,
phong cách giao dịch và văn hoá của mỗi ngân hàng
Nói đến thương hiệu là nói đến tài sản vô hình nhưng là tài sản vô cùng
quý giá, không thể đánh giá được trong một sớm một chiều đối với doanh
nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Thương hiệu là yếu tố đầu tiên và
quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng
cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Ngày nay, thương hiệu càng có ý
nghĩa rất quan trọng và việc xây dựng thương hiệu là cả một quá trình khó


3


khăn. Bởi lẽ, các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ có những phản ứng rất nhanh và
khách hàng yêu cầu cao hơn đối với một sản phẩm. Do đó, phải xem việc xây
dựng thương hiệu là một quá trình đầu tư dài hạn và phải có đường đi nước
bước thích hợp.
2. Định vị thương hiệu
Là cố gắng nỗ lực của doanh nghiệp nhằm cho khách hàng và công
chúng thấy được vị thế xác định của thương hiệu( là quá trình tạo ra sự khác
biệt)
Hiện nay với sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ thông tin
cũng như là các phương tiện truyền thông, sự bùng nổ của các hoạt động
quảng cáo, marketing. Cũng như trên 1 thị trường thì ngày càng có nhiều đối
thủ cạnh tranh về sản phẩm cùng loại hay là các sản phẩm tương tự, sự đa
dạng hóa sản phẩm hay là dễ bị làm giả, làm nhái làm cho sản phẩm ít có tính
cá biệt.
Vì vậy mà doanh nghiệp phải tiến hành định vị để tạo ra sự khác biệt
cho thương hiệu của mình. Tạo nên những sự liên tưởng và cảm nhận khác
biệt cho thương hiệu của mình.
Những yếu tố để tạo nên tính khác biệt của thương hiệu đó là:
- Thuộc tính nhận biết thương hiệu
- Lợi ích thương hiệu
- Niềm tin thương hiệu
- Tính cách thương hiệu
- Tinh túy thương hiệu
Các yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng mình sẽ định vị
thương hiệu theo những yếu tố sơ bản nào, để tạo sự khác biệt cho thương
hiệu của mình.


4


3.Tái định vị thương hiệu

Tái định vị thương hiệu là việc mà các doanh nghiệp làm mới hình ảnh
của thương hiệu, tạo nên sức sống mới cho thương hiệu của mình nhằm thay
đổi cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, người tiêu dùng hay là những
mục tiêu phát triển khác của doanh nghiệp. Tái định vị chính là quá trình thay
đổi cảm nhận trong tâm trí khách hàng về thương hiệu.
Tùy theo chiến lược cũng như là cách thức mà doanh nghiệp muốn thay
đổi về hình ảnh hay là sản phẩm của mình hoặc là đổi mới thì sẽ tiến hành tái
định vị.
Vậy thì sẽ tiến hành tái định vị thương hiệu khi nào?
Tái định vị thương hiệu là yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp khi
Khi môi trường cạnh tranh thay đổi, nhận thức về một thị trường có
nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Hay là khi mà doanh nghiệp nhận thấy nhu cầu
của khách hàng thay đổi, khi mà doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng và nhận
được tình cảm của người tiêu dùng nhanh hơn của đối thủ cạnh tranh.
Khi doanh nghiệp không có sự cảm nhận tốt từ khách hàng

5


Khi hình tượng thương hiệu đã trở nên bình thường, già nua, mờ nhạt,
thiếu sức sống
Khi mà doanh nghiệp muốn thay đổi nhóm khách hàng mục tiêu, tìm
khách hàng mục tiêu mới
Khi doanh nghiệp muốn thay đổi mình để thương hiệu của mình vươn
lên tầm cao mới, bước sang giai đoạn mới.

Trước khi tiến hành chiến lược tái định vị thì doanh nghiệp cần.
Xác định rõ mục tiêu chiến lược của việc tái định vị thương hiệu của
mình.
Cần nghiên cứu rõ thị trường trước khi tiến hành nhằm hạn chế thấp
nhất những rủi ro sẽ gặp phải
Cần cân nhắc giữa việc tái định vị thương hiệu hay chỉ là làm mới phần
nào đó hình ảnh cũ của thương hiệu
Chuẩn bị tài chính cho việc tái định vị thương hiệu
Bản thân doanh nghiệp cũng như các thành viên của doanh nghiệp cũng
phải chuẩn bị tinh thần thay đổi cũng như là sẵn sàng thay đổi
Phải cân nhắc thật kỹ sử dụng kết hợp các công cụ để không làm mất đi
lượng khách hàng trung thành. Hay là có thể nhanh chóng có lượng khách
hàng mới mang lại hiệu quả
Nếu như muốn thay đổi, đổi mới hoàn toàn thì cần thoát ra khỏi cái cũ
một cách triệt để như vậy mới mong có được sự thành công.
Tái định vị thương hiệu có thể đó là cách thức thay đổi thiết kế hay là
tên gọi của sản phẩm, dịch vụ
Trong chu kỳ sống hay là vòng đời của 1 thương hiệu để tồn tại được 1
cách lâu dài thì luôn luôn phải làm mới mình. Đó chính là lý do mà nhiều
doanh nghiệp để thích ứng và thay đổi mình cho phù hợp hơn thì đã tiến hành
tái định vị.

6


Điều này không chỉ ở các sản phẩm hay doanh nghiệp kinh doanh
không hiệu quả, mà rất nhiều các doanh nghiệp khác nổi tiếng cũng tham gia
để đưa danh tiếng của thương hiệu mình lên 1 tầm cao mới.
Mục tiêu của tái định vị bao gồm:
Tạo một hình ảnh thương hiệu hiện đại hơn khi mà thương hiệu hiện

tại quá cũ kỹ hoặc không còn phù hợp nữa.
- Tái tung thương hiệu khi thương hiệu cũ bị thất bại hoặc bị sai xót
trong phần phối thức tiếp thị.
- Tái tung và tái định vị thương hiệu nhằm mục tiêu tăng trưởng và gia
tăng thị phần.
4. Một số ví dụ
Tái định vị thương hiệu trên thế giới là một khái niệm không còn mới
nữa, ở Việt Nam cũng vậy.
Các chiến lược tái định vị có thể mang lại kết quả rất tốt nhưng cũng có
thể đem đến những hậu quả khó lường. Có chiến lược thành công nhưng cũng
có chiến lược thất bại.
Tái định vị để cạnh tranh, tái định vị để phát triển hơn.
Ở trên thế giới có thể thấy rõ các chiến lược tái định vị như của KFC,
Pizza Hut, MSN, Coca cola…
Còn ở Việt Nam thì điển hình đó là quá trình tái định vị của Sfone
Khi thâm nhập thị trường Việt Nam ban đầu Sfone xuất hiện với
slogan: Nghe là thấy cùng màu xanh trên logo. Họ kỳ vọng hình ảnh thương
hiệu cùng slogan trên sẽ phù hợp nhóm khách hàng trẻ.
Nhưng sau một thời gian thì khách hàng không đón nhận. Slogan khá
khó hiểu với đa số khách hàng. Màu xanh cũng không làm Sfone nổi bật,
khác biệt.
Từ khi tiến hành nghiên cứu rõ thị trường và khách hàng mục tiêu
Sfone đã xây dựng hình ảnh mới. Họ tung ra hệ thống nhận diện mới với màu
cam lạ mắt. Màu cam là màu nóng, mạnh, giúp liên tưởng đến nhiệt huyết, sự
7


trẻ trung, năng động… Sfone còn tung ra các chiến dịch truyền thông nhắm
vào đối tượng: người trẻ đang yêu, bạn bè. Những dịch vụ: Forever, nhạc
chuông, tin nhắn, game… thể hiện điều đó. Sfone cố gắng đem lại nhiều tiện

ích cho khách hàng. Tỏ ra “biết mình, biết người”, họ nhắm vào đối tượng
khách hàng trẻ. Tuy không mang lại hiệu quả như mong đợi nhưng việc tái
định vị thương hiệu của Sfone là một trong những chiến lược hay và phù hợp.
Hay như việc tái định vị của Bia Hà Nội với sự ra đời câu slogan Một
nét văn hóa Hà Nội và diện mạo mới của chai bia đã tạo nên lòng tin, sự yêu
mến của những người yêu Hà Nội.
Và sự thay đổi của Thế giới di động từ Thế giới di động dịch chuyển
dần sang thế giới điện tử.
Cũng như câu chuyện của các hãng cà phê Việt tiến hành tái định vị
thương hiệu.
Câu chuyện tái định vị thương hiệu còn rất dài, có rất nhiều doanh
nghiệp tiến hành tái định vị để thay đổi mình. Sau đây em sẽ đi vào tìm hiểu
quá trình tái định vị thương hiệu của một số ngân hàng ở Việt Nam.
II. Tìm hiểu quá trình tái định vị thương hiệu của một số ngân
hàng ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Vấn đề thị trường phát triển rầm rộ như hiện nay cùng sự cạnh tranh
khốc liệt đã đưa ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu cấp thiết đó là phải
làm mới mình để phù hợp với xu thế.
Dù là doanh nghiệp nhỏ hay là những doanh nghiệp đã có uy tín lớn
trên thị trường quốc tế đều tham gia vào lĩnh vực này.
Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng chiến lược tái định vị cho sản phẩm
của mình. Có doanh nghiệp đã rất thành công nhưng cũng không ít doanh
nghiệp thất bại.
Do khủng hoảng kinh tế kéo theo đó là những khủng hoảng về vấn đề
nợ công Châu Âu cũng như là nợ xấu đã ảnh hưởng không ít tới các ngân
hàng ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
8


Các ngân hàng Nhà Nước cũng như là ngân hàng thương mại của Việt

Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
Đây là tình hình chung và đa phần để giảm thiểu tránh nguy có khủng
hoảng sâu thì các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tiến hành thay đổi
mình.Mặt khác các ngân hàng cũng tiến hành thay đổi mình để có thể phù hợp
với xu thế hội nhập và phát triển bền vững vươn ra thị trường quốc tế
Ở trong bài này thì em sẽ chỉ chú trọng tìm hiểu quá trình tái định vị
thương hiệu của 1 số ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây. Vấn đề
tái định vị thương hiệu của các ngân hàng Việt Nam trong những năm gần
đây rất rộng . Vậy nên rong bài này em sẽ chỉ đi tìm hiểu cách thức thay đổi
thiết kế hay là tên gọi của các ngân hàng. Đó chính là sự thay đổi hệ thống
nhận diện thương hiệu.
Trước hết sự thay đổi rõ rệt nhất mà có tác động lớn nhất đó chính là
Ngân hàng Viettin Bank ngân hàng công thương Việt Nam.
NGÂN HÀNG VIETIN BANK
1.Tổng quan về Vietin Bank
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành
lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ban đầu
với tên là Incombank
Ngân hàng Công Thương Việt Nam trước đây là một trong bốn ngân
hàng thương mại nhà nước lớn, chủ lực của đất nước và gắn liền với sự phát
triển của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng. Là
Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân
hàng Việt Nam.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân
hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu
(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

9



Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu đánh
dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu
vực và thế giới
Ngày 15/04/2008: Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thương
hiệu từ INCOMBANK sang thương hiệu mới VIETINBANK.
2. Sự thay đổi của Vietin Bank.

Trước đây thì khi nhắc đến Ngân hàng Công Thương Việt Nam thì
khách hàng biết đến họ như là một trong những ngân hàng với lối quản lý
nặng nề, cũ kỹ.
Từ khi mà thương hiệu của mình đã bị người khác đăng ký bảo hộ thì
ngân hàng Công Thương Việt Nam đã phải tiến hành thay đổi mình bằng
chiến lược tái định vị thương hiệu thì họ đã tiến hành thay đổi mình một cách
toàn diện
Từ thay đổi hệ thống nhận diện mới như tên gọi, logo…
Cho đến thay đổi cách quản lý và hoạt động trở nên linh hoạt và năng
động hơn.

10


a. Vì sao phải tái định vị?
Với thương hiệu Incom Bank là 1 thương hiệu mang tính quốc tế, có
thể dễ dàng giao lưu tài chính toàn cầu. Vậy tại sao Ngân hàng Công thương
Việt Nam lại phải thay đổi tất cả bộ nhận diện thương hiệu như tên gọi, logo,
câu slogan…
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì nhận thấy thị trường sẽ mở cửa cơ
hội nhiều nhưng cạnh tranh cũng khốc liệt hơn nhất là lĩnh vực tài chính ngân
hàng bắt buộc các ngân hàng phải có sự “chuyển mình” để bắt kịp với xu thế
mới, vì vậy sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng trở nên gay gắt và

khốc liệt hơn. Vậy các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng
cần phải làm gì để xây dựng và bảo vệ thương hiệu riêng cho mình?
Muốn gia nhập thị trường quốc tế thì thương hiệu Ngân hàng Công
Thương Việt Nam phải mang tính quốc tế và phải được bảo hộ quốc tế. Trong
giai đoạn đó thì nhận thấy trên thế giới có nhiều ngân hàng mang thương hiệu
Incom Bank, rõ ràng nhất là thương hiệu Incom Bank của Nga đã đăng ký bảo
hộ trên 29 nước.
Nếu muốn phát triển ra thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp nói
chung đều phải theo qui định quốc tế, để có được sự bảo hộ quốc tế thì
thương hiệu phải đáp ứng 3 yếu tố: thứ nhất phải thể hiện lãnh thổ, thứ 2 phải
có tính cách đặc trưng và thứ 3 là không được trùng lặp với các thương hiệu
khác.Vì những lý do đó mà ngân hàng Công Thương Việt Nam phải thay đổi
Làm mới thương hiệu đó chính là quá trình tạo ra tên thương hiệu, biểu
tượng, thiết kế mới của 1 thương hiệu nhằm mục đích tái định vị thương hiệu
trong tâm trí khách hàng.
Không chỉ là thay đổi hình ảnh thương hiệu mà đó còn là sự thay đổi
các chiến lược xây dựng thương hiệu . Khi mà chiếc áo cũ không còn phù hợp
với diện mạo mới hay là hình ảnh mới thì cần có sự thay đổi nếu không muốn
mình trở nên lạc hậu.

11


b. Cách thức tái định vị thương hiệu
• Thay đổi tên gọi
Từ tên viết tắt ban đầu Incombank đã thay đổi thành Vietinbank
Tên thương hiệu bản thân nó chỉ là một cái tên “vô tri , vô giác”, nhưng
để xây dựng một thương hiệu tốt, chúng ta cần “thổi” vào thương hiệu phần
“hồn” cho nó. “Hồn” thương hiệu thể hiện qua việc đặt tên thương hiệu,
Không thể sử dụng tên Incom Bank nữa và thương hiệu VietinBank đã

ra đời và thay thế Incombank song tên pháp lý là Ngân hàng Công Thương
Việt Nam vẫn được giữ nguyên như cũ. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh
của Ngân hàng Công thương Việt Nam được thay đổi là: Vietnam Bank for
Industry and Trade; Tên viết tắt bằng tiếng Anh được thay đổi là:
ViettinBank. Thương hiệu Vietin Bank gợi mở nhiều ý nghĩa gắn với chữ Tín,
là yếu tố quan trọng hàng đầu của ngành tài chính ngân hàng.
Không chỉ thay đổi tên gọi mà Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã
phải nhanh chóng thay đổi toàn diện hệ thống nhận diện thương hiệu.
• Sự thay đổi về thiết kế
- Logo
Logo thực ra là mẫu vẽ đồ hoạ được sử dụng các hình khối, các đường
nét và khoảng trống trong các mẫu đồ hoạ đó. Các biểu tượng mang tính sáng
tạo hợp lý, dễ hiểu là những logo tốt.
Một logo phải chứa đựng hình ảnh mong muốn và bộc lộ bản chất các
hoạt động của doanh nghiệp và thể hiện mục tiêu thương mại của tổ chức mà
nó biểu trưng. Logo của ngân hàng, sử dụng hình ảnh đồng tiền xưa để nói lên
đây là ngành kinh doanh tiền tệ
Việc thay đổi mẫu logo là tín hiệu thông báo cho thị trường về tinh thần
mới của thương hiệu hoặc là sự khẳng định tích cực cho tính truyền thống của
thương hiệu.
Ban đầu logo của Vietin Bank với tên gọi là Incom Bank khá rối mắt,
biểu trưng là đồng tiền cổ và hình quả địa cầu.
12


Logo cũ


Logo mới
Từ tháng 4 năm 2008, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã công bố

hệ thống nhận diện thương hiệu và logo mới. Logo mới mang biểu tượng
đồng tiền cổ với 2 màu đặc trưng xanh dương và đỏ. Mẫu logo thương hiệu
VietinBank được cấu thành bởi hai thành phần chính: các mẫu tự của Tên
thương hiệu và biểu tượng hình trái đất bao trùm đồng tiền cổ
Sau khi thay đổi thì ta thấy có yếu tố đơn giản sáng tạo hơn, logo của
Vietin Bank mang tính đơn giản dễ nhận biết, dòng chữ VieTin Bank to rõ
ràng không gây nhầm lẫn và dễ nhận biết.
Vẫn là biểu tượng trái đất bao trùm đồng tiền cổ nhưng đã tạo thành
một tổng thể thống nhất bao hàm nhiều ý nghĩa ẩn dụ và đồng thời gắn liền
với các nét tính cách Tin cậy, Hiệu quả và Hiện đại của Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam. Logo Thương hiệu VietinBank thể hiện sự gắn kết hòa
hợp giữa Trời và Đất, Âm và Dương, là sự kết hợp bền vững và hoàn hảo kết
tinh trong biểu tượng.
Với ba màu xanh, trắng, đỏ và logo là hình ảnh đồng tiền cổ,
VietinBank gửi gắm thông điệp: Tin cậy, hiệu quả và hiện đại… Họ kết hợp
với slogan: Nâng giá trị cuộc sống. Bằng hình ảnh mới, VietinBank muốn
khẳng định mình đi cùng khách hàng. Đồng tiền biểu tượng cho kinh doanh
và là phương tiện giao dịch. Đây là hình ảnh cần thiết để Ngân hàng công

13


thương Việt Nam chuyển thành ngân hàng thương mại và hướng đến tập đoàn
tài chính mạnh.
Hình ảnh tổng thể của mẫu biểu tượng thể hiện hình ảnh một ban mai
tươi sáng với vầng dương đang lên và quỹ đạo chuyển động lớn dần, thể hiện
sự vận động và tiếp nối giao hòa giữa Trời và Đất trong vũ trụ
Họ cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên nhận thức được sự thiết yếu
của việc đẩy mạnh bản sắc nhận diện thương hiệu trong giai đoạn hội nhập
WTO, khi mà cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính chắc chắn sẽ gia tăng.

Nói tóm lại, logo thể hiện hình ảnh và mục tiêu thương mại của doanh
nghiệp, cho nên cần tạo cho nó một hình ảnh tích cực về doanh nghiệp bằng
cách pháy huy tối đa những thông tin thuận lợi dưới dạng ký hiệu và hoạ tiết.
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để dễ nhận biết và tạo dấu ấn trong tâm trí
khách hàng, đó là mục tiêu để gây dựng thương hiệu
Sự thay đổi về logo đã tạo những bước đi mới cho Vietin Bank
- Câu slogan
Kế thừa những tinh hoa của thương hiệu IncomBank, thương hiệu
VietinBank với câu định vị “Nâng giá trị cuộc sống” thể hiện bản sắc và tinh
thần riêng của các dịch vụ và sản phẩm mà VietinBank cung cấp, tạo nên sự
khác biệt so với các ngân hàng khác trên thị trường nhưng vẫn gần gũi và thân
thiện với mọi đối tượng khách hàng. Với thông điệp "Tin cậy, Hiệu quả, Hiện
đại", VietinBank khẳng định ba nét tính cách của thương hiệu. Đó là hàm ý
chỉ sự nhất quán, vững vàng về tài chính; độ tin cậy cao, đồng thời bao hàm
tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nhằm cung cấp những tiện ích tối ưu
cho khách hàng với mục tiêu luôn hướng về phía trước.
Câu định slogan: “Nâng giá trị cuộc sống” nhấn mạnh tính hiệu quả là
mục tiêu hoạt động của ngân hàng Công thương Việt Nam, thể hiện sự tận
tâm của Vietin Bank đối với khách hàng góp phần tạo dựng cuộc sống tươi
đẹp, giàu ý nghĩa.

14


Các sản phẩm của ngành ngân hàng mang cùng một thương hiệu duy
nhất. Dù là nghiệp vụ cho vay, huy động, thanh toán quốc tế, phát hành thẻ
ATM,... tất cả đều cùng mang một thương hiệu - VietinBank. Do đó, việc xây
dựng và phát triển bền vững cho thương hiệu VietinBank phải nhất quán và
đồng bộ cho tất cả các sản phẩm cung cấp. Để làm được điều đó thì chính bản
thân ngân hàng phải hiểu rõ được những lợi thế và những hạn chế để từ đó có

thể phát triển thương hiệu VietinBank không chỉ lớn mạnh trong nước mà còn
vươn ra thị trường quốc tế, thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh
doanh đa lĩnh vực, phát triển bền vững, giữ vị trí hàng đầu tại Việt Nam và
hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành một ngân hàng lớn tại châu Á.

Sau khi xây dựng hệ thống nhận diện mới Ngân hàng công thương Việt
Nam đã tiến hành đưa ra thông cáo báo chí. Nhằm mục đích thông báo cho tất
cả khách hàng , đối tác biết đến sự thay đổi của mình.
Không chỉ dừng lại ở việc thay đổi bộ nhận diện Ngân hàng Công
thương Việt Nam còn tiến hành thay đổi trong cách thức hoạt động và quản lý
giao dịch của mình.

15


Họ đã ứng dụng những công nghệ hiện đại áp dụng phủ rộng thương
mại điện tử tại Việt Nam. Trở thành ngân hàng đi tiên phong trong vấn đề
này.
Vấn đề cũ kỹ trong cơ chế quản lý hoàn toàn đã được thay đổi bằng sự
nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi của công nghệ hiện đại
Tất cả hoạt động đều hướng tới khách hàng
- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;
- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình –
được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân
đóng góp – được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.
Chú tâm vào lực lượng chính đó chính là con người, nhằm bồi dưỡng
và giữ nhân tài cho mình.
Ngoài ra họ cũng là những ngân hàng tiên phong thay đổi cải tiến các
bộ sản phẩm của mình. Và sử dụng các sự kiện truyền thông để phát triển
thuong hiệu của mình. Chính vì vậy mà đã tạo được lòng tin nơi khách hàng.

3. Kết quả
Trải qua quá trình tiến hành tái định vị thương hiệu lâu nhất trong giới
tài chính ngân hàng. Vietin Bank đã đạt được nhiều thành công.
Chính sự kịp thời thay đổi mình mà đến nay trải qua gần 5 năm thay
đổi Vietin Bank đã khẳng định được sự sáng suốt của mình. Khi nhắc đến
ngân hàng Công Thương thì ai cũng biết đó chính là Vietin Bank chứ không
phải là Incom Bank nữa. Sự thay đổi này đã thoát khỏi thương hiệu Incom
Bank cũ, Vietin Bank đã tạo lập được giá trị riêng trở thành một trong những
ngân hàng uy tín nhất Việt Nam. Thương hiệu VietinBank đã, đang tạo được
dấu ấn và bản sắc riêng trong các khách hàng của mình.
VietinBank đã trở thành một thương hiệu thật gần gũi, dễ nhớ và thành
công.

16


Năm 2012 đánh dấu bước chuyển mình của Vietin Bank đó chính là lọt
vào top 20 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đứng trong top 3 của các ngân
hàng uy tín và lớn nhất Việt Nam.
Chính sự thay đổi đã cho thấy một ngân hàng Công thương với những
sắc thái mới và thành công mới dần dần khẳng định mình là ngân hàng hàng
đầu Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường khu vực và thế giới.
Mỗi sự thay đổi có 1 lý do của mình đối với Ngân hàng Công Thương
là do mất tên đăng ký mà tiến hành thay đổi còn với HD Bank thì sao?
Tại sao họ lại tiến hành tái định vị thương hiệu?
HD Bank tên mới tầm vóc mới đó là những gì mà HD Bank mong
muốn khi tiến hành tái định vị thương hiệu
NGÂN HÀNG HD BANK
1. Tổng quan về HD Bank Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà
TP.HCM

HDBank được thành lập ngày 04/01/1990, là một trong những ngân
hàng Thương mại cổ phần đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3
tỷ đồng. Đến thời điểm cuối năm 2010, HDBank đã đạt được mức vốn điều lệ
là 3.000 tỷ đồng. Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả, an toàn,
HDBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thị trường
tài chính ngân hàng.
Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, HDBank đã đạt
được những thành quả vượt bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và
tích luỹ các nguồn lực về tài chính, sản phẩm dịch vụ, con người, công
nghệ…để bước vào một giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa Ngân hàng
vươn lên một tầm cao mới.
Hiện HDBank có 115 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết
các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha

17


Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, An
Giang, Hải Phòng, Đăk Lăk, Bắc Ninh…
Song song với việc xây dựng ngân hàng bán lẻ, HDBank bước đầu xây
dựng mô hình ngân hàng đầu tư để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh vốn.
2. Sự thay đổi
DH Bank tiến hành thay đổi mình vào đầu năm 2012.
Với nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn
Mức lạm phát trong nước vẫn ở con số cao rất khó khăn cho các ngân
hàng vừa và nhỏ. Trong năm nay thì Chính phủ cũng thực hiện chương trình
tái cấu trúc nền kinh tế, một trong những trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống các
ngân hàng thương mại với phương châm thận trọng nhưng quyết liệt, toàn
diện, từng bước nâng cao tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống.
Nhận thấy đây là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội cho HD Bank

thay đổi. Đây là sự thay đổi cần thiết để phù hợp với tình hình mới. Cũng như
tìm cơ hội để bứt phá
Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế,
HDBank đã xác định rõ tầm nhìn trong tương lai, tiếp tục định hướng phát
triển trở thành ngân hàng đa năng hiện đại, với mục tiêu trở thành ngân hàng
hoạt động hiệu quả hàng đầu Việt Nam, có mạng lưới quốc tế và được khách
hàng Việt Nam tự hào tin dùng.
a. Lý do tái định vị
Qua quá trình phát triển hơn 22 năm, HDBank đã có những bước phát
triển vượt bậc, hoạt động hiệu quả và khẳng định uy tín trên thị trường tài
chính ngân hàng Việt Nam. Với qui mô hoạt động rộng khắp các vùng kinh tế
trọng điểm của cả nước, HDBank cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ về tài
chính doanh nghiệp và cá nhân phong phú, trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ... Trong chiến lược phát
triển thời gian tới, HDBank tiếp tục định hướng phát triển trở thành ngân
hàng đa năng hiện đại, hội nhập quốc tế.
18


Không chỉ bó hẹp trong phạm vi bất động sản, nhà ở nữa HD Bank đã
tiến sâu hơn phát triển rọng khắp trong nhiều lĩnh vực. Ngân hàng Thương
mại cổ phần Phát Triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh đã trở nên chật hẹp với
tầm vóc, lĩnh vực hoạt động và tầm nhìn tương lai của HDBank.
Chính vì sự phát triển này mà HD Bank nhận thấy tên gọi của mình
không còn phù hợp nữa phải có sự thay đổi để phát triển.
Do vậy, HDBank chính thức thay đổi tên để phù hợp với những chuyển
biến mạnh mẽ và chiến lược phát triển mới
Vì vậy mà vào ngày 16/3/2012, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát
triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đổi tên thành Ngân hàng
Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và ra mắt hệ thống

nhận diện thương hiệu mới trên toàn quốc. Tên viết tắt HDBank không thay
đổi..
b.Cách thức tái định vị thương hiệu
• Tên gọi
Với tầm vóc mới và sự phát triển mạnh vượt ra khỏi khuôn khổ ban
đầu. HD Bank với sự phát triển của mình thì đặc thù hoạt động trong lĩnh vực
phát triển nhà ở và bất động sản đã không còn phù hợp nữa.
Qua hơn 20 năm hoạt động thì tên cũ đã không thể đáp ứng được sự
phát triển mở rộng của HD Bank nữa chính vì vậy ngân hàng đã thống nhất
đổi tên.
HD Bank tiến hành bỏ chữ “Nhà”trong tên đầy đủ của mình là Ngân
hàng Thương mại cổ phần phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh thành
Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
- Tên gọi tiếng Anh: “Ho Chi Minh City Development Joint Stock
Commercial Bank”
- Tên gọi viết tắt: HD Bank
Tên gọi mới này có thể cho thấy sự thích ứng nhanh của HD Bank
trong cơ chế phát triển mới. Đổi tên gọi để phát triển hơn phù hợp với sự
19


chuyển biến từ sự đặc thù riêng ra tổng thể chung của ngành tài chính ngân
hàng. Điều này cho thấy sự tham vọng phát triển của HD bank cũng được
khẳng định.
Trở thành tập đoàn tài chính hoạt động hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam,
có mạng lưới quốc tế và là thương hiệu được khách hàng Việt Nam tự hào tin
dùng.
• Hệ thống thiết kế
- Logo


Logo mới

Logo cũ
Ở đây chúng ta có thể nhận thấy rõ sự thay đổi và logo nào thành công
hơn. Với logo cũ màu đỏ trầm không thể hiện được sức nóng của lĩnh vực tài
chính, màu xám quá nhạt, 2 màu kết hợp tạo nên sự nhợt nhạt không ấn
tượng.
Sau khi được sự tư vấn của các chuyên gia thiết kế và công ty hàng đầu
về tái định vị thương hiệu. HDBank đã cho ra mắt hệ thống nhận diện thương
hiệu mới theo hướng tiếp tục kế thừa những tinh hoa trong logo cũ để sử dụng
trong bộ nhận diện thương hiệu mới.
Màu đỏ thể hiện lòng nhiệt huyết, năng động.
Màu xám đen thể hiện cho quyền uy, màu của sự tin tưởng, vững bền.
Màu cam vàng thể hiện tinh thần không ngừng hướng tới một tương lai
tốt đẹp hơn, biểu thị cho sự phồn vinh và thịnh vượng.

20


Điểm nổi bật là hình ảnh cánh diều cách điệu, thể hiện một ngân hàng
năng động, đang vươn lên mạnh mẽ. Đây là điểm nhấn của logo bởi nó mang
1 màu sắc mới khác hẳn với logo cũ, cánh diều thể hiện khát vọng vươn lên
tầm cao mới.
Ngoài ra, HDBank cũng đã xây dựng và triển khai thành công thiết kế
hệ thống nội ngoại thất theo tiêu chuẩn quốc tế ở tất cả các điểm giao dịch
trên toàn quốc theo mô hình hiện đại, thân thiện, an toàn cho khách hàng khi
đến giao dịch.
- Slogan
Slogan yếu tố quan trọng giúp mọi người nhận biết đây là sản phẩm
thuộc lĩnh vực nào, để cáo 1 câu slogan ấn tượng gắn kết với ngành hàng kinh

doanh thì các doanh nghiệp luôn phải có sự suy nghĩ kỹ và có sự tham gia của
các chuyên gia. Đánh giá câu slogan có ấn tượng, thu hút, dễ nhớ, đơn giản
mà có ý nghĩa hay không.
Từ câu slogan cũ ban đầu là HD Bank - Ngân hàng của bạn- ngôi nhà
của bạn. sau đó được rút gọn đi trở thành HD Bank - Ngân hàng của bạn.
câu slogan này rất gắn kết với đặc thù của HD Bank trước đây đó chính
là ngân hàng chuyên về nhà đất, bất động sản.
câu rút gọn đã đáp ứng được yếu tố ngắn, đơn giản dễ nhớ và mang tính
gắn kết hơn với khách hàng nhưng nó lại không mang tính chủ động.
Vì vậy khi thay đổi với tên gọi mới, diện mạo mới và tính cách, tầm
nhìn cũng như định hướng mới thì nó cũng không còn phù hợp nữa. Vậy nên
cần có sự thay đổi
Và câu slogan mới HD Bank - Cam kết lợi ích cao nhất
Đây chính là điều mà các khách hàng mong muốn ai cũng vậy khi sử
dụng dịch vị gì cũng đều mong có được lợi ích cao nhất.
Việc công bố tên mới và chiến lược thương hiệu đến công chúng là sự
kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, toàn diện của
HDBank, từ định hướng kinh doanh hội nhập đến diện mạo mới và phong
21


cách mới nhằm khẳng định hơn nữa “Cam kết lợi ích cao nhất” cho khách
hàng, đối tác, cổ đông, cán bộ nhân viên và cộng đồng xã hội.
- Không chỉ dừng lại ở thay đổi bộ nhận diện HD Bank đã tiến hành
thay đổi hàng loạt bố trí văn phòng tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên và
khách hàng đến giao dịch. Và mang tính tiêu chuẩn quốc tế

Sự thay đổi rõ rệt đó là việc tối ưu hóa công nghệ trong giao dịch và
quản lý của mình. Với sự thay đổi này HDBank đã tiến hành ký kết với
Microsoft triển khai các sản phẩm và giải pháp công nghệ toàn diện của

Microsoft vào hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động,
tiết kiệm chi phí, tăng cường bảo mật thông tin, đồng thời mang đến cho
khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhất, nhanh nhất khi
giao dịch và mang tính toàn cầu. đảm bảo tính hiện đại nhanh, chính xác, an
toàn, tin cậy nhằm đưa ra dịch vụ tốt nhất và tối ưu nhất, trong thời gian ngắn
nhất tới khách hàng của toàn hệ thống.
Việc thay đổi này thể hiện sự năng động trong chiến lược mở rộng thị
trường, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phát triển bền vững của HD Bank với
tham vọng tiến sâu hơn trong hệ thống ngân hàng thương mại.
HD Bank là một trong những ngân hàng tiến hành tái định vị muộn
nhất. Chỉ mới tiến hành tái định vị vào giữa tháng 3 năm 2012 vậy nên chưa
có những đánh giá nào về sự đúng đắn khi tiến hành tái định vị. Bước đầu
22


nhận thấy sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả cho HD Bank và là hướng đi
đúng cho ngân hàng này, nó sẽ đem đến cho HD Bank một diện mạo mới tự
tin để hội nhập và phát triển hơn.
NGÂN HÀNG MARITIME BANK
1. Tổng quan về Ngân hàng Maritime Bank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Được thành lập
ngày 8/6/1991 theo giấy phép của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào
hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng.
Maritime Bank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu
tiên tại Việt Nam. Với các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng
Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt
Nam…
Đặt trụ sở tại Hải phòng và hiện nay đã đặt trụ sở ở Hà Nội, là một
trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Được Ngân hàng Thế giới chọn là 1 trong 6 Ngân hàng thương mại
Việt Nam tham gia Dự án Hiện đại hóa Ngân Hàng và hệ thống thanh toán.
Là ngân hàng duy nhất được tài trợ cho cả 2 dự án này.
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và
một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh,
TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên
90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ
phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn
điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000
tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao
dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.
23


Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh,
hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận
khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân
hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao
dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.
2. Câu chuyện sự thay đổi của Maritime Banhk

Sự thay đổi của Maritime Bank có lẽ là 1 sự thay đổi có nhiều lý do tác
động nhất.
Việc tái định vị thương hiệu có thể là do thương hiệu không còn mạnh,
đã lạc hậu không kịp phát triển theo xu thế, bị ảnh hưởng xấu cần thay đổi.
Và Maritime Bank tiến hành tái định vị thương hiệu khi mà Vinalines
( Tổng công ty hàng hải Việt Nam) gặp phải nhiều vấn đề khủng hoảng.
Maritime Bank trước đây được thành lập bởi Liên hiệp Hàng Hải Việt

Nam (Tổng công ty Hàng hải). Hiện tại, Vinalines là cổ đông nhỏ, chiếm hơn
1% cổ phần và gần nửa thập kỷ nay không giữ bất cứ vai trò gì trong việc
quản trị và điều hành ngân hàng. Nhưng điều này cũng đã gây nhiều tai tiếng
cho Maritime Bank làm cho khách hàng những người không hiểu rõ nhầm
tưởng và không tin tưởng vào uy tín của Ngân hàng này.
Chính vì lẽ này mà Maritime Bank đã tiến hành thay đổi mình.
Và một lý do nữa để Maritime Bank tiến hành thay đổi đó chính là sự
phát triển của đất nước vươn ra thị trường quốc tế. Cơ chế cũ không còn phù

24


hợp nữa nên cần có sự thay đổi để theo kịp xu thế và tìm cơ hội cho mình
phát triển.
Việc thay đổi bộ phận nhận diện thương hiệu của Maritime Bank là
một bước đi nằm trong tổng thể chiến lược lâu dài và thể hiện một sự cam kết
mạnh mẽ hơn đối với tất cả khách hàng của ngân hàng.
Từ ngày 10/01/2010 Maritime Bank đã tiến hành thay đổi hệ thống
nhận diện thương hiệu với logo mới, câu slogan mới. Đây là sự kiện quan
trọng đánh dấu bước chuyển mình tất yếu và toàn diện của Maritime Bank, từ
định hướng kinh doanh mới đến diện mạo mới và phong cách mới
a. Về tên gọi
Maritime Bank là ngân hàng không thay đổi về tên gọi chính cũng như
là tên viết tắt của mình. Mà chỉ tiến hành thay đổi bộ nhận diện thương hiệu.
b. Thay đổi về thiết kế
• Logo
Logo cũ

Logo mới


Sự thay đổi cua Maritime Bank là hướng đi đột phá nhằm thoát khỏi
màu xanh nước biển. Logo mới cùng với phông chữ khác và màu đỏ đặc
trưng bao quanh số 1 tạo nên sự liên tưởng về khát vọng vươn lên trở thành
Ngân hàng số 1 Việt Nam.
Sự thay đổi toàn diện từ tông màu chủ đạo xanh nước biển truyền thống
chuyển sang màu đỏ nhiệt huyết, năng động đã tạo nên bộ mặt mới cho
Maritime Bank.
25


×