Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Tìm hiểu và phê phán những luận điểm của thomas friedman về quan hệ các quốc gia dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.29 KB, 48 trang )

MỞ BÀI
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hiện nay trên thế giới quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức sôi
động, mạnh mẽ và cuốn hút mọi quốc gia vào “vòng xoáy” của nó. Một mặt,
toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các quốc gia, dân tộc có điều kiện vươn lên giàu
mạnh và tiếp thu các thành tựu văn minh nhân loại tiến bộ, thúc đẩy sự liên
kết và xích lại gần nhau giữa các quốc gia dân tộc. Nhưng mặt khác toàn cầu
hóa cũng tạo ra những thách thức to lớn cho tất cả các quốc gia trong quá
trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt trong đó nguy cơ mất chủ quyền dân tộc quốc
gia đã trở thành vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia dân tộc.
Đã có rất nhiều tác phẩm, nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hóa
và quan hệ các quốc gia dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa, trong đó có tác
phẩm “Chiếc xe Lexus và cây Ôliu” của Thomas Friedman. Trong tác phẩm
của mình, Ông đã đưa ra hệ thống các quan điểm của mình về toàn cầu hóa,
về mặt tích cực và tiêu cực của nó trên tất cả các phương diện như kinh tế,
chính trị, văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, dưới góc độ của chủ nghĩa xã hội khoa
học thì chúng ta cần nhìn nhận lại những quan điểm này của Ông về toàn cầu
hóa, bởi Ông là nhà tư sản, đại diện cho giai cấp tư sản. Điều này có tác động
không nhỏ đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kì hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay của nước ta. Chính vì tầm quan trọng như vậy, tác giả
chọn đề tài: “Tìm hiểu và phê phán những luận điểm của Thomas Friedman
về quan hệ các quốc gia dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa” làm đề tài tiểu
luận của mình.
2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện tiểu luận này, tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu là
“những quan niệm” về “quan hệ các quốc gia dân tộc trong quá trình toàn cầu
hóa” mà Thomas Friedman đã nêu ra và phân tích trong tác phẩm “Chiếc xe
Lexus và cây Ôliu”.
Trong cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu , Thomas L.Friedman, đưa ra
một cái nhìn xuyên suốt về hệ thống quốc tế mới đang làm biến đổi tình hình
thế giới ngày nay. Toàn cầu hóa đã thay thế Chiến tranh Lạnh, mang lại sự


hội nhập về tư bản, công nghệ và thông tin xuyên qua biên giới quốc gia - hội
tụ nông dân Brazil, giới doanh nhân Indonesia, dân làng Trung Quốc và kỹ
1


thuật viên ở Thung lũng Silicon vào một ngôi làng toàn cầu chung. Bạn
không thể hiểu bản tin buổi sáng, biết nơi nào để đầu tư hay tiên liệu về tương
lai nếu bạn không hiểu thấu đáo hệ thống mới này - đang ảnh hưởng sâu sắc
đến hầu như mọi quốc gia trên thế giới ngày nay. Friedman giải thích cho bạn
nền kinh tế điện tử toàn cầu này là gì và cần làm gì để con người có thể tồn tại
trong đó.
Qua những câu chuyện sinh động từ những chuyến đi khắp nơi,
Friedman miêu tả cuộc xung đột giữa Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu - tượng
trưng cho quan hệ căng thẳng giữa hệ thống toàn cầu hóa hiện đại và những
sức mạnh văn hóa, địa lý, truyền thống và cộng đồng từ ngàn xưa. Tác giả mô
tả cặn kẽ sự chống đối mãnh liệt do toàn cầu hóa gây ra cho những con người
bị thua thiệt. Tác giả cũng nói rõ những gì chúng ta cần làm để giữ cân bằng
giữa chiếc xe Lexus và cây Ô Liu. Vì vậy, khách thể chủ yếu của đề tài là tác
phẩm: Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu, in lần đầu vào năm 1999.
3. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về toàn cầu hóa cũng
như về quan hệ các quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong đó có
các tác phẩm tiêu biểu như:
- “Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói: Xây dựng một nền kinh tế
thế giới hội nhập” : Sách tham khảo/ Vũ Hoàng Linh dịch, Nxb Văn hóa
Thông tin, 2002. Cuốn sách trình bày tác động của hộ nhập kinh tế đối với các
nước đang phát triển: Làn sóng mới của TCH và ảnh hưởng kinh tế của nó;
Cải thiện cấu trúc quốc tế để hội nhập; tăng cường các thể chế và chính sách
trong nước; quyền lực, văn hóa và môi trường; chương tình hành động.
- “Hai chủ nghĩa một trăm năm” do Nguyễn Vinh Quang và Hoàng Văn

Tuấn dịch, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội – 2004. Tác phẩm nghiên cứu,
đánh giá về thực tiễn của CNXH và CNTB cùng với sự phát triển của hai chủ
nghĩa này trong khoảng 100 năm trở lại đây. Đồng thời tác phẩm cũng xoay
quanh một số lý luận của chủ nghĩa Mac và vấn đề thực tiễn để nghiên cứu so
sánh động thái của hai chủ nghĩa trong 100 năm qua.
- “Phê phán các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa phi mác-xít” PGS,
TS Đỗ Công Tuấn, Khoa chủ nghĩa xã hội khoa học – Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Hà Nội, 2010. Tác phẩm đã đưa ra được cái nhìn nhận về chủ
nghĩa cơ hội quốc tế II, ngoài ra còn đưa ra được những vấn đề về toàn cầu
2


hóa và quan hệ các quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa qua tìm hiểu
tác phẩm “Chiếc xe Lexus và cây Ôliu”.
Đó là tài liệu tham khảo, ngoài ra tác giả còn tham khảo trên một số tờ
báo, tạp chí, webside có uy tín của Đảng cộng sản.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là “Tìm hiểu và phê phán những
luận điểm của Thomas Friedman về quan hệ các quốc gia dân tộc trong quá
trình toàn cầu hóa”, để đạt được mục tiêu đó, người viết xác định cần đạt
được những nhiệm vụ sau đây:
- Chỉ ra những cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về toàn cầu hóa và quan hệ các quốc gia dân tộc trong quá trình
toàn cầu hóa.
- Từ đó đi đến việc nhận định và phê phán các quan niệm của của
Thomas Friedman về quan hệ các quốc gia dân tộc trong quá trình toàn cầu
hóa.
- Rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề đó đối với công tác lý luận
và thực tiễn phát triển đất nước ta trong thời kỳ hội nhập.
5. Đóng góp của đề tài

Qua việc nêu ra và nhận định, đánh giá những quan niệm của Thomas
Friedman về quan hệ các quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó
tác giả rút ra được ý nghĩa đối với thực tiễn và lí luận áp dụng vào nước ta.
Tiểu luận được hoàn thành sẽ cung cấp cho bạn đọc nói chung và giới nghiên
cứu nói riêng nhận diện được rõ ràng hơn những luận điểm của Thomas
Friedman về quan hệ các quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa và bản
chất của toàn cầu hóa. Từ đó chúng ta có cái nhìn đúng hơn và toàn diện về
toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó đến các quốc gia dân tộc trong bối cảnh
hiện nay.
6. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Để nghiên cứu được đề tài này tác giả tuân thủ
các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá xem xét vấn đề. Đặc
biệt tác giả sử dụng những nguyên lý, phạm trù cơ bản như: bản chất và hiện
tượng, nguyên nhân và kết quả; quy luật lượng – chất, quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập, mỗi quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan

3


hệ sản xuất, giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng…để tiến hành
nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu chung: Vì vấn đề nghiên cứu là quan niệm
của một học giả tư sản phương Tây về một vấn đề chính trị – xã hội nên tác
giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là: phân tích – tổng hợp, lôgíc –
lịch sử, trừ tượng hoá, khái quát hoá để nghiên cứu.
- Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu
thập tài liệu, phân tích, sắp xếp, tóm tắt tài liệu…
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có
kết cấu gồm 3 chương 7 tiết.


4


Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn để nghiên cứu, phê phán các quan
niệm của Thomas Friedman về quan hệ dân tộc, quốc gia dân tộc trong
quá trình toàn cầu hóa
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về dân tộc, quan hệ dân
tộc, quốc gia dân tộc
1.1.1.1. Quan niệm về dân tộc
Dân tộc là một trong những hình thức cộng đồng người được hình
thành trong quá trình phát triển của lịch sử. Trước khi hình thành dân tộc, xã
hội loài người đã trải qua các hình thức cộng đồng người từ thấp đến cao như:
Thị tộc – bộ lạc – bộ tộc. Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau
về vấn đề dân tộc. Năm 1913, trong cuốn sách “Chủ nghĩa Mác về vấn đề dân
tộc” Xtalin đã nêu một định nghĩa về dân tộc: “Dân tộc là một cộng đồng hình
thành về lịch sử của con người, nảy sinh trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ,
lãnh thổ, đời sống kinh tế và nếp tâm lí thể hiện trong cộng đồng văn hóa”
[18, 269].
Khái niệm của Xtalin về dân tộc dựa trên bốn đặc trưng cơ bản đó là
đặc trưng về ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế, lãnh thổ. Đây là cơ sở cho việc đưa
ra những khái niệm dân tộc sau này.
Cuốn từ điển Bách khoa Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa về vấn đề
dân tộc: “1. Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định,
ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc hay liên minh bộ lạc,
sau này của nhiều cộng đồng tộc người. Tính chất của dân tộc phụ thuộc vào
những phương thức sản xuất khác nhau…2. Dân tộc còn đồng nghĩa với cộng
đồng mang tính tộc người (ethnie). Cộng đồng này có thể là một bộ phận chủ
thể hay thiểu số của một dân tộc sinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác

nhau được liên kết với nhau bằng những điểm ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự
giác tộc người” [13, 655].
Như vậy, dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, nhưng có hai nghĩa chính:
Theo nghĩa rộng: Dân tộc chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia (dân tộc
– quốc gia). Theo nghĩa hẹp: Dân tộc để chỉ cộng đồng dân cư của một tộc
người (Dân tộc – tộc người).
5


Dưới góc độ nghiên cứu về vấn đề dân tộc, đề tài tập trung nghiên cứu dân
tộc theo nghĩa rộng là Dân tộc – quốc gia.
 Quan niệm của Mác – Ăng-ghen
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, dân tộc là sản
phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi tiến tới
trình độ cộng đồng dân tộc, loài người đã trải qua các hình thức cộng đồng
khác nhau từ thấp đến cao. Ph.Ăn-ghen cho rằng thị tộc là hình thức cộng
đồng người đầu tiên, là tổ chức xã hội sớm nhất của loài người. Ông viết: “…
Thị tộc…là một thiết chế chung cho tất cả các dân tộc dã man, cho đến tận khi
họ bước vào thời đại văn minh, và thậm chí còn sau hơn nữa” [3, 136].
Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo Miền núi, Theo Ăng-ghen, lúc đầu
thường thị tộc chỉ gồm 30-50 người. Về sau thị tộc ngày càng phát triển, số
người nhiều hơn; nhiều thị tộc có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hợp
thành bộ lạc. Sau đó nhiều bộ lạc liên kết với nhau trên một lãnh thổ nhất định
thì hình thành nên bộ tộc. Bộ tộc xuất hiện cùng với chế độ chiến hữu nô lệ,
còn ở những xã hội bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ thì bộ tộc xuất hiện cùng
với chế độ phong kiến.
Dân tộc là hình thức cộng đồng người xuất hiện sau bộ tộc, thay thế bộ
tộc. Cũng như bộ tộc, dân tộc là cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai
cấp, Nhà nước. Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã
nói đến sự ra đời của các thị tộc khi chưa xuất hiện chủ nghĩa tư bản. Trong

“Hệ tư tưởng Đức” viết năm 1845-1846 hai ông cho rằng: “Sự đối lập giữa
thành thị và nông thôn xuất hiện cùng với bước quá độ từ thời đại dã man lên
thời đại văn minh, từ tổ chức bộ lạc lên Nhà nước, từ tính chất địa phương lên
dân tộc, và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn minh cho đến ngày nay”.
Trong tác phầm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” hai ông chỉ rõ quá trình
xuất hiện dân tộc tư sản gắn liền với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư
bản, đó là lúc “những địa phương độc lập, liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi
quan hệ liên minh và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau
thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một luật pháp thống
nhất, một lợi ích thống nhất” [1, 547].
Tác phẩm còn đề cập đến vấn đề áp bức dân tộc, xóa bỏ áp bức dân tộc
trong quan hệ hữu cơ với xóa bỏ giai cấp. Hai ông viết: “Hãy xóa bỏ nạn
người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị bỏ”.
6


“Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa
thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo” [1, 565].
Trong điều kiện lúc đó các ông nhận thức rằng cách mạng xã hội chủ
nghĩa không thể thắng lợi trong một nước riêng lẻ, vì vậy phải đạt được mục
đích giai cấp vô sản các nước phải liên hiệp lại. Do đó “Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản” được kết thúc bằng khẩu hiệu có sức mạnh động viên và cổ vũ lớn
lao mang tính thời đại: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.
 Quan niêm của Lê-nin
Trong tác phẩm “Ý kiến về vấn đề dân tộc” Lê-nin viết: “Trong quá
trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, có hai xu hướng lịch sử trong vấn đề dân
tộc. Xu hướng thứ nhất, thể hiện trong sự thức tỉnh ý thức dân tộc và của các
phong trào dân tộc, trong cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc, trong việc
thiết lập các quốc gia dân tộc. Xu hướng thứ hai, thể hiện trong việc phát triển
và tăng cường đủ mọi thứ quan hệ giữa các dân tộc, trong việc xóa bỏ những

hàng rào ngăn cách các dân tộc và trong việc thiết lập sự thống nhất quốc tê
của tư bản, của đời sống kinh tế nói chung, của chính trị, của khoa học…”
[17, 157-158]. Với Lê-nin, vấn đề dân tộc luôn được xem xét khi đặt nó trong
tiến trình của cách mạng xã hội chủ nghĩa, như là một bộ phận không thể tách
rời của cuộc cách mạng đó. Vấn đề dân tộc phụ thuộc vào vấn đề giai cấp,
giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc sẽ góp phần vào sự thắng lợi của cuộc đấu
tranh giai cấp, của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong nhiều tác phẩm quan trọng như: “Về quyền dân tộc tự quyết”,
“Chủ nghĩa xã hội và quyền dân tộc tự quyết”, “Ý kiến phê phán về vấn đề
dân tộc”, “Sơ thảo lần thứ nhất của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa”,
“Những kết quả thảo luận về quyền tự quyết”…Lê-nin đã phát triển học
thuyết của Mác về vấn đề dân tộc, xuất phát từ những điều kiện của chủ nghĩa
đế quốc, của cách mạng vô sản, của phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa.
Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, bắt đầu thời kì thứ hai của sự phát triển các
phong trào giải phóng dân tộc, khuôn khổ của các Nhà nước riêng lẻ đã trở
nên chật chội với chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức
hòa nhịp với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản ở các nước đế
quốc chống lại toàn bộ hệ thống chủ nghĩa đế quốc. Lê-nin đã nêu lên khẩu
hiệu: “Vô sản tất cả các dân tộc đoàn kết lại”. Trên cương vị lãnh tụ của cách
mạng thế giới, Lê-nin khi nói về vấn đề dân tộc là để chỉ đạo cho cách mạng
7


thế giới. Cương lĩnh nổi tiếng của Lê-nin về vấn đề dân tộc trong tác phẩm
“Về quyền dân tộc tự quyết” được tóm như sau: “Các dân tộc hoàn toàn bình
đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
lại” [15, 375].
Đóng góp của Lê-nin về vấn đề dân tộc là ông đã đưa ra được một
cương lĩnh về vấn đề dân tộc, nó định hướng cho các quốc gia dân tộc giải
quyết một cách hài hòa lợi ích dân tộc. Từ những đóng góp đó, ngày nay

trong thực tế chúng ta đã thấy vai trò to lớn của Cương lĩnh dân tộc đối với sự
phát triển không chỉ đối với chủ nghĩa xã hội mà còn đối với tất cả các quốc
gia có chế độ chính trị khác nhau.
1.1.1.2. Quan hệ dân tộc
Mỗi quốc gia dân tộc đều có lịch sử phát triển riêng, phản ánh sự phát
triển độc lập của từng cộng đồng dân tộc, xong quá trình tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia dân tộc không biệt lập tách rời, trái lại có mối quan hệ, sự phụ
thuộc chặt trẽ lẫn nhau.Trong giai đoạn hiện nay mối quan hệ đó càng chặt trẽ
và phổ biến hơn.
Quan hệ dân tộc là khái niệm để chỉ mối quan hệ giữa các dân tộc trong
quá trình xây dựng chung, bảo vệ hòa bình và phát triển dân tộc. Bao gồm trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội nhằm tăng cường sức mạng của
mỗi dân tộc tạo ra nền tảng vật chất cho sức mạng tộng hợp của quốc gia dân
tôc.
Mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa
được thể hiện trên các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó
nó còn thể hiện qua cương lĩnh dân tộc của Lênin gồm: quyền bình đẳng dân
tộc, dân tộc tự quyết, và đoàn kết các giai cấp các dân tộc.
 Quan hệ dân tộc trên lĩnh vực kinh tế
Quan hệ dân tộc trên lĩnh vực kinh tế là mối quan hệ giữa các dân tộc
trong quá trình sản xuất nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế của mỗi dân tộc tạo
nền tảng cốt vật chất cho sức mạnh tổn hơp của quốc gia dân tộc. Trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa, quan hệ kinh tế của các dân tộc thông qua cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân trên lĩnh vực kinh tế để hướng tới xóa bỏ quan hệ
kinh tế bất bình đẳng, bất công giữa các dân tộc trong xã hội có chế độ người
bóc lột người. Giai cấp công nhân phát huy được tính tích cực chủ động sáng
8


tạo của mỗi dân tộc trong xây dựng kinh tế, vừa tăng cường hợp tác quốc tế tạo

ra sức mạnh kinh tế trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa qua đó nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động.
Nội dung kinh tế, mối quan hệ kinh tế luôn là nội dung và là mối quan
hệ cơ bản của vấn đề quốc gia dân tộc, mối quan hệ quốc gia luôn bị chi phối
bởi vấn đề kinh tế. Thực chất nội dung và mối quan hệ kinh tế có tác động và
chi phối tới tất cả các nội dung và mối quan hệ khác. Nó thể hiện quyền và sức
mạng của quốc gia dân tộc đó.
Trong giai đoạn hiện nay, nội dung và mối quan hệ trên càng thể hiện
vai trò to lơn hơn của mình trong việc xác định và xây dựng mối quan hệ giữa
các quốc gia. Việc phát huy tính chủ động và quyền tự quyết trong nội dung và
mối quan hệ kinh tế trên đang diễn ra quyết liệt, mạnh mẽ và rất phức tạp trên
thế giới. Mỗi quốc gia dân tộc luôn đấu tranh giành quyền bình đẳng và tự
quyết dân tộc, các quốc gia đã giành được chính quyền thì đang lỗ lực xây
dựng mối quan hệ với các quốc gia khác trên lĩnh vực kinh tế nhằm tăng cường
sức mạnh kinh tế cho quốc gia mình.
Mối quan hệ kinh tế phụ thuộc vào vai trò vị trí, sức mạnh từng dân tộc
trên các lĩnh vực.Với các nước tư bản chủ nghĩa, vừa chú trọng đẩy mạnh phát
triển kinh tế với các nước tư bản và cả quốc gia đi theo con đường XHCN.
Giữa các quốc gia tư bản và quốc gia XHCN vừa hợp tác nhưng lại vừa đấu
tranh trên lĩnh vực kinh tế, quan hệ đa phương hóa luôn được đẩy mạnh trên
nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi, tranh
thủ tinh hoa văn hóa nhân loại để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng dân tộc
mình.
Các nước mới giành được độc lập là những nước phát triển. Vì vậy vấn
đề bảo vệ chính quyền là vấn đề quan trọng hơn cả. Nhưng mặt khác họ phải
tăng cường hợp tác với các quốc gia dân tộc khác nhằm tạo nên sự tăng trưởng
kinh tế, tạo nên ưu thế chính trị văn hóa cho dân tộc. Tuy nhiên nguyên tắc
chung trong quan hệ kinh tế của các nước đó là giữ vững độc lập chủ
quyền,cùng tồn tại hòa bình và cung nhau phát triển.
Mác – Lênin cho rằng: “kinh tế là nguồn gốc của mọi biến đổi xã hội và

những đảo lộn chính trị”. Kinh tế suy cho cùng là cái quyết định chính trị,
9


quyết định mọi biến đổi xã hội. Chúng ta đã thấy rõ sức mạng của các nước tư
bản với những biến đổi trong giai đoạn gần đây. Dù đối lập với nhau về hệ tư
tưởng nhưng các nước XHCN vẫn bắt tay hợp tác trên các lĩnh vực đặc biệt
trên lĩnh vực kinh tế nhằm tranh thủ những điều kiện thuận lợi như vốn , khoa
học công ghệ, kinh nghiệm …để phát triển quốc gia dân tộc mình. Phương
trâm hợp tác “hòa nhập không hòa tan”.
Như vậy quan hệ kinh tế là quan hệ cơ bản nhất giữa các quốc gia dân
tộc, quan hệ trên ngày càng được chi phối bởi “toàn cầu hóa”, bởi khoa học và
công nghệ.
 Quan hệ dân tộc trên lĩnh vực chính trị
Quan hệ dân tộc trên lĩnh vực chính trị là mối quan hệ giữa các dân tộc nhằm
đảm bảo độc lập chủ quyền về mặt chính trị của dân tộc mình và tôn trọng độc
lập chủ quyền của các dân tộc khác. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm tiến tới xóa bỏ sự thống trị của
giai cấp tư sản, xác lập vị trí thống trị của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo
của Đảng trên nền tảng liên minh giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Nội dung quan hệ dân tộc trên lĩnh vực chính trị là vấn đề cơ bản của
mỗi gia dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng đây là vấn đề xây dựng
quyền lực và trao đổi về các quan hệ quyền lực chính trị nhằm tạo ra sự độc lập
về chính trị. Đây là mục tiêu của các giai cấp và dân tộc bị áp bức. Nó tạo ra sự
thống nhất hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới trên lĩnh vực chính trị và đi
tới hợp tác trên các lĩnh vực khác. Từ đây các dân tộc xóa bỏ những hiềm
khích, nghi kỵ tiến tới xây dựng chính trị và mối quan hệ chính trị trên nguyên
tắc độc lâp, tự quyết, không can dự vào công việc nội bộ quốc gia và hướng tới
phát triển và tiến bộ.
Nội dung chính trị và quan hệ chính trị giai đoạn hiện nay đã có nhiều

chuyển biến quan trọng nhất là từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Nội dung chính
trị và quan hệ chính trị diễn ra theo hướng đa phương hóa. Mối quan hệ chính
trị vẫn tồn tại những mối quan hệ cơ bản sau: quan hệ giữa các nước TBCN với
nhau và các nước XHCN bên cạnh đó xuất hiện những nước thứ ba gọi là các
nước trung lập. Các nước cung hệ tư tưởng thì tăng cường quan hệ chiến lược
toàn diện, quan hệ các nước có hệ tư tương khác nhau thì chủ yếu diễn ra phuc
10


vụ lĩnh vực kinh tế. Trên lĩnh vực chinh trị ranh giới chính trị ngày càng mờ
dần, bởi su thế toàn cầu hóa, sự phát triển của thông tin liên lạc. tuy nhiên quan
hệ chính trị diễn ra rất nhiều chiều và biến đổi thường xuyên do nhưng tác
động kinh tế.
Xu hướng bạo lực cũng giảm dần thay vào đó là xu hướng đối thoại hợp
tác giữa các quốc gia nhằm giải quyết mối quan hệ quốc tế.Các dân tộc có ưu
thế về chính trị và quân sự như Mỹ, Nga… thì quyền lực chính trị đang giảm
dần thay thế cho nó là su hướng quyền lực toàn cầu vừa chia đều cho các quốc
gia và các tổ chức như Liên hợp quốc, các tổ chức kinh tế chính tri xã hội trên
thế giới, và cả các dân tộc “mới nổi” như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin…
Nội dung chính trị và quan hệ chính trị cũng phụ thuộc chặt trẽ vào sự
thức tỉnh của các dân tộc bị áp bức, vào cuộc đấu tranh giữa hai phe CNTB và
CNXH vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ nhân loại.
 Quan hệ dân tộc trên lĩnh vực văn hóa
Quan hệ dân tộc trên lĩnh vực văn hóa là mối quan hệ giữa các dân tộc
trong quá trình giao lưu, hội nhập để xây dựng nền văn hóa của dân tộc mình,
đưa văn hóa dân tộc đến với thế giới, góp phần làm phong phú văn hoa thế giới
bằng bản sắc riêng của văn hóa dân tộc. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,
GCCN dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh để thiết lập hệ tư tưởng Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng trong đời sống tinh thần của dân tộc đồng thời khắc
phục tàn dư của văn hóa tư sản, phong kiến, thực dân, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại xây dựng nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc.

Nội dung quan hệ dân tộc trên lĩnh vực văn hóa văn hóa trong bối cảnh
toàn cầu hóa là mối quan hệ trong quá trình quản lý, sử dụng các giá trị văn hóa
giữa các dân tộc nhằm phát huy sức mạng nội lực văn hóa của dân tộc mình.
Và tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại góp phần đưa sự nghiệp xây
dựng quốc gia của mình thắng lợi.
Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn coi vấn đề văn hóa là vấn đề then chốt. Văn
hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội. Văn
hóa chi phối mọi vấn đề của đời sống xã hội. Văn hóa là yếu tố đảm bảo cho
cái truyền thống được lưu giữ và phát huy làm cho cái hiện đại trở thành động
lực phát triển. Hiện nay trên thế giới, giao lưu văn hóa được diễn ra mạnh mẽ,
11


các dân tộc luôn chú trọng quảng bá nền văn hóa dân tộc mình vừa tiếp thu
chon lọc văn hóa các dân tộc khác trên thế giới. Văn hóa là cầu nối để các dân
tộc hiểu nhau hơn, đoàn kết với nhau hơn và tiến tới xây dựng các mối quan hệ
khác.Hiện nay các mối quan hệ kinh tế, chính trị muốn được hiệu quả thì các
dân tộc luôn chú trọng đẩy mạnh quan hệ văn hóa. Vấn đề văn hóa cũng là vấn
đề nhức nhối của nhiều quốc gia. Các vấn đề về văn hóa xã hội cho thấy các
dân tộc cần xích lại gần nhau hơn, thống nhất với nhau hơn trong mọi vấn đề
để cùng nhau tồn tại và phát triển.
 Quan hệ dân tộc trên phương diện biên giới lãnh thổ
Quan hệ dân tộc trên phương diện biên giới lãnh thổ là mối quan hệ giữa
các dân tộc trong việc giành độc lập bảo vệ không gian sinh tồn, cư trú. Trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa, GCCN phải kiên quyết bảo vệ vững chắc lãnh thổ
của mình, chủ động tham gia giải quyết các quan hệ lãnh thổ với các dân tộc
khác nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho các dân tộc phát triển thông qua
đường lối đối ngoại song phương và đa phương. Chủ động tích cực đẩy mạnh
hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ khai thác có hiệu quả lãnh thổ vùng, khu vực
theo những quy tắc đặt ra trên cơ sở luật pháp quốc gia và quốc tế.

1.1.1.3. Mối quan hệ giữ lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp
 Về khái niệm lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp
Lợi ích dân tộc là lợi ích của các cộng đồng dân tộc do giai cấp thống trị
trong xã hội của dân tộc đó đại diện.
Lợi ích giai cấp là lợi ích của những tập đoàn người khác nhau trong xã hội
và do địa vị kinh tế xã hội của họ quy định. Trong xã hội có giai cấp đối kháng,
lợi ích giữa các giai cấp đối kháng ngày càng mâu thuẫn gay gắt với nhau và là
nguồn gốc chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Trong “Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăng-ghen khẳng định: “Lịch sử tất cả các xã hội từ
trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” [1, 596].
 Về mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp
Ngay từ giai đoạn xây dựng học thuyết của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp.
Vì vậy, các ông luôn đặt cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản ở phạm vi

12


dân tộc trong mối quan hệ biện chứng với sự vận động của đời sống dân tộc đó
với phong trào vô sản quốc tế.
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã nhấn mạnh răng: Vấn đề
dân tộc thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường và quan
điểm của một giai cấp nhất định. Trong thời đại tư bản chủ nghĩa đã chuyển
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản
và cách mạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn về dân tộc.
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ăng-ghen đã đề cập mối
quan hệ giữa lợi ích dân tộc và trên cơ sở phân tích sứ mệnh lịch sử thế giới
của giai cấp vô sản. Các ông đã chỉ rõ, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
chống lại giai cấp tư sản, dù về nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân
tộc, nhưng lúc đầu lại mang tính hình thức đấu tranh dân tộc. Từ đó, C.Mác
kêu gọi: “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải

tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, phải tự mình
trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản
hiểu” [1, 623-624]. Theo Mác và Ăng-ghen, khi CNTB bước vào giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản ngày càng tỏ ra lỗi thời về lịch sử, chỉ có giai
cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích của giai cấp mình với lợi ích của nhân
dân lao động và của cả dân tộc, có khả năng xóa bỏ tình trạng bóc lột, đem lại
độc lập thực sự cho dân tộc mình và cho dân tộc khác, tức là cho toàn nhân loại
tiến bộ. Chỉ có giai cấp vô sản với bản chất cách mạng và sứ mệnh lịch sử của
mình mới có thể thực hiện được điều này. Chỉ có cuộc cách mạng do chính
Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được điều này. Chỉ có cuộc
cách mạng cho chính Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự
thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân
loại. C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra điều kiện quan trọng hàng đầu cho thắng
lợi của cuộc cách mạng là sự đoàn kết quốc tế cuae giai cấp vô sản. Vì vậy, các
ông nêu ra khẩu hiệu: “vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”.
Khi CNTB từ tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa đế quốc và trở
thành một hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ
phận của cách mạng vô sản, thì vấn đề dân tộc, dân tộc thuộc địa trở thành
những vấn đề cấp bách và nóng bỏng trong phong trào cách mạng thế giới và
13


gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và giai cấp tư
sản, giữa bóc lột và bị bóc lột, giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc phụ
thuộc, giữa bọn hiếu chiến và các lực lượng yêu chuộng hòa bình nhân loại.
Trong điều kiện đó, kế thừa những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về mối
quan hệ giai cấp, dân tộc, căn cứ vào thực tiễn vấn đề dân tộc trong thời đại đế
quốc chủ nghĩa, V.I.Lê-nin đã phân tích mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp với
lợi ích dân tộc và nhấn mạnh, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc
sẽ không thể giành được thắng lợi nếu nó không biết liên minh với cuộc đấu

tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Từ đó, Người đã bổ sung khẩu hiệu
của C.Mác thành “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”.
Đúng như Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Lê-nin đã đặt tiền đề cho một thời
đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa”.
Như vậy là, C.Mác, Ăng-ghen, Lê-nin đã nêu ra những quan điểm cơ
bản về mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp tạo
cơ sở lí luận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sách lược, sách
lược của Đảng cộng sản về vấn đề giai cấp, dân tộc, thuộc địa trên cơ sở vừa
đảm bảo sự thống nhất, vừa đáp ứng sự khác nhau giữa lợi ích giai cấp, dân tộc
và nhân loại.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Sau khi trật tự hai cực tan rã, tình hình thế giới đã có nhiều diễn biến
thay đổi với những nét nổi bật là:
Một là, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục
diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự
cũ để tiến tới một Trật tự mới. Có người dự đoán thời kỳ quá độ này phải kéo
dài trong nhiều năm, có thể từ 30 đến 50 năm , bởi sự chuyển đổi cục diện thế
giới lần này mang đặc điểm mới, quan trọng nhất là không trải qua chiến
tranh như các cục diện trước kia. Thế giới hiện đang trong tình hình "một siêu
cường, nhiều cường quốc", đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU) Nhật Bản, Nga
và Trung Quốc.
Hai là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là
cực duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò
chi phối bá chủ thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy nhất còn lại, nhưng
tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương
14


đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực
hiện của nó. Rõ ràng là Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo chiều

hướng đa cực, ra sức điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường
năng lực cạnh tranh, xây dựng Trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho
sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ.
Ba là, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị
đẩy lùi rõ rệt, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi
xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc,
tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... vốn bị che đậy dưới thời chiến tranh lạnh nay
bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều
có căn nguyên lịch sử, nên việc giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng.
Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự phát triển
của các thế lực tôn giáo. Đó là Đạo Hồi, một trong ba tôn giáo lớn của thế
giới, có mặt trong 75 nước với 1 tỷ tín đồ. Đạo Hồi đang hoạt động sôi nổi
trong lĩnh vực chính trị thế giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan - "Nó
giống như cơn sóng không lồ không chỉ tung phá biên giới quốc gia và khu
vực, làm rung động toàn bộ thế giới Hồi giáo, mà còn trên chừng mực nhất
định, ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển tình hình thế giới. Trong đó, thế
lực chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đặc biệt phát triển và lan rộng nhanh chóng
khiến mọi người chú ý" . Đó là chưa kể tới một sự cuồng nhiệt của những tôn
giáo khác cũng nổi lên sau chiến tranh lạnh như vụ xung đột chủng tộc giữa
tín đồ Ấn Độ và Hồi giáo ở Punjab tháng 11-12/1992, sau đó lan rộng ra cả
hai nước Ấn Độ và Pakixtan với hàng nghìn người bị thiệt mạng. Hoặc những
hoạt động đầy tham vọng và có vai trò ngày càng lớn của Giáo hội Thiên chúa
trong khoảng 15 năm qua với "điều mới mẻ hơn và sự gặp gỡ của Giáo hội
với những phong trào xã hội có khuynh hướng chống đối chính trị" , như ở Ba
Lan, Tiệp Khắc và Rumani...
Từ những thay đổi của tình hình thế giới, tuy Trật tự quốc tế mới chưa
hình thành, nhưng trong gần một thập kỷ qua sau chiến tranh lạnh, có thể thấy
những xu thế mới phát triển nổi bật trên thế giới là: Xu thế phát triển lấy kinh
tế trọng điểm; xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới được
củng cố; các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây

dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài; xu
thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế. Quá trình tập
15


trung hóa thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa đồng thời sẽ có thể làm xói mòn chủ
quyền các quốc gia.

Chương 2: Nhận dạng và phê phán những quan niệm của Thomas
Friedman về quan hệ các quốc gia dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa
qua tác phẩm Chiếc xe Lexus và Cây Ôliu
2.1. Quan hệ kinh tế
Toàn cầu hóa, theo quan điểm của Friedman, không phải là một trào
lưu thời thượng mà là một hệ thống quốc tế thay chỗ cho hệ thống chiến tranh
lạnh, đang trực tiếp hay gián tiếp tác động đến chính trị, môi trường, địa chính
trị và kinh tế của hầu như mọi quốc gia trên thế giới.
Nói trắng ra đó là sự bành trướng không gì ngăn cản nổi của chủ nghĩa
tư bản quốc tế khi các rào cản chính trị, địa lý, tài chính, thông tin... được tháo
gỡ để tạo dòng chảy thoải mái cho đồng vốn, công nghệ đi khắp thế giới, tác
động đến từng cá nhân và lối sống của họ. Thúc đẩy cho cơn lốc toàn cầu hóa
này là các định chế quốc tế như WTO, IMF và các tiến bộ đáng kinh ngạc
trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
16


Ngay trong phần mở đầu của cuốn sách, Thomas Fiedman đã đưa ra quan
niệm của mình về toàn cầu hóa. Ông cho rằng: “Toàn cầu hóa liên quan đến việc
hội nhập tất yếu vào các thị trường, các thể chế và công nghệ ở mức độ chưa
từng có trước đây – theo đó mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi thể chế quốc gia có
thể tiếp cận với thế giới sâu rộng hơn, nhanh hơn và ít tốn kém hơn so với trước

đây đồng thời cũng tạo ra phản ứng dữ dội từ những thế lực hung tàn và dễ bị tụt
hậu. Tư tưởng chủ đạo đằng sau toàn cầu hóa là chủ nghĩa tư bản thị trường tự
do – bạn càng để cho các thế lực thị trường điều chỉnh nền kinh tế của bạn càng
mở cửa, tự do hóa thương mại và cạnh tranh đồng thời nền kinh tế sẽ hoạt động
có hiệu quả hơn, thịnh vượng hơn. Toàn cầu hóa nghĩa là chủ nghĩa tư bản tự do
thì trường sẽ lan rộng ra mọi quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa cũng đặt ra
những quy tắc kinh tế riêng: những quy tắc liên quan đến vấn đề mở cửa, bác bỏ
các quy tắc khắt khe và tư hữu hóa nền kinh tế”. [13, 14].
Nền kinh tế Thị trường là sản phẩm của nhân loại trong quá trình phát
triển xã hội. Đó không phải là sản phẩm của riêng chủ nghĩa tư bản. Vì vậy,
vận hành một nền kinh tế thị trường không có nghĩa là đã đưa đất nước đi
theo con đường TBCN. Nhưng nếu vận hành thể chế kinh tế thị trường mà
không có sự định hướng của nhà nước, thì đó đúng là thể chế kinh tế TBCN.
Thomas L. Friedman coi sự bảo trợ của các chính phủ, sự quản lý của nhà
nước đối với nền kinh tế là một rào cản cho phát triển kinh tế. Ông còn lý
giải: “Ý tưởng làm động lực cho toàn cầu hóa là chủ nghĩa tư bản dựa trên
kinh tế thị trường – nếu bạn để cho thị trường tự điều tiết, nếu bạn mở cửa
nền kinh tế cho phép thông thương và cạnh tranh tự do, thì nền kinh tế của
bạn sẽ càng hữu hiệu và tăng trưởng nhanh hơn. Toàn cầu hóa có nghĩa là chủ
nghĩa tư bản kinh tế thị trường lan vào hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do
đó, toàn cầu hóa hình thành cho riêng mình nó một hệ thống luật lệ kinh tế luật lệ xoay quanh việc mở cửa, thả nổi và tư nhân hóa nền kinh tế của bạn, để
nó có tính cạnh tranh cao hơn và thu hút được nhiều hơn đầu tư nước ngoài”.
Ông quan niệm rằng “Biểu tượng của chiến tranh lạnh là một bức
tường – chia rẽ mọi người thì biểu tượng của toàn cầu hóa là liên kết tất cả
mọi người lại với nhau. Công cụ sử dụng trong chiến tranh lạnh là “hiệp định
chính trị” còn thời toàn cầu hóa là “thỏa thuận thương mại”[13, 14]. Ông Th.
Friedman đã chỉ ra cho các quốc gia rất nhiều lợi ích nếu thực hiện vận hành
17



thể chế kinh tế thị trường tự do. Nhưng những lợi ích đó nếu đạt được thì sẽ
thuộc về ai? Chắc chắn người có lợi nhất là giai cấp tư sản – Những người có
nhiều vốn đầu tư. Vậy còn đại đa số những người không có vốn đầu tư, hàng
ngày phải sống bằng sức lao động của mình, họ có được lợi lộc gì trong quá
trình toàn cầu hóa ấy không?
Về vấn đề này Ông lại tiếp tục bảo vệ cho quan điểm của mình. Từ những
câu chuyện về chống đối toàn cầu hóa, Ông đã kết luận rằng các lực lượng
chống đối ấy chỉ tập hợp được những lực lượng rời rạc không có sụ nhất quán về
thế nào là lợi ích nhân loại, làm thế nào để bảo vệ lợi ích đó. Nhưng lợi ích nhân
loại ở đây cụ thể là giai cấp nào? Thomas L. Friedman cho rằng những người
chống đối toàn cầu hóa chỉ là tầng lớp trung lưu hoặc dưới trung lưu, những
người được hưởng lợi từ chế độ quan lieu cộng sản(nghĩa là ngoại trừ dân chúng,
các doanh nhân, tầng lớp trên…) Như vậy toàn bộ lập trường tư tưởng, ý thức hệ
của Th. Friedman đã được bộc lộ. Ông là người nhiệt thành bảo vệ chủ nghĩa tư
bản: “Những quốc gia sẵn sàng chấp nhận đi theo chủ nghĩa tư bản phải nhanh
chóng đóng cửa những công ty làm ăn kém có hiệu quả mới kiếm được nhiều
tiền và trực tiếp sáng tạo ra cái mới, thịnh vượng, phát đạt trong thời đại toàn cầu
hóa. Những nước hoàn toàn phụ thuộc vào chính phủ, bảo hộ nhiều và không
tiến hành sự phá hủy có tính sáng tạo sẽ bị tụt hậu.” [13, 16].
“Toàn cầu hóa là một thế giới “hợp tác” và “cạnh tranh”. Ông cho rằng
trong thời đại toàn cầu hóa, quyền lực tuyệt đối thuộc về Người sở hữu công
nghệ. Ông viết: “ Như tôi đã cố giải thích, trào lưu dân chủ hóa công nghệ, tài
chính và thông tin – làm thay đổi cung cách chúng ta liên hệ với nhau, đầu có
tư và xây dựng tầm nhìn ra thế giới – tất cả đã sản sinh ra những đặc điểm chủ
chốt của hệ thống toàn cầu hóa ngày nay. Chúng thổi bay những rào cản giữa
các thị trường. Chúng xây dựng các hệ thống để chúng ta có thể vươn tới
nhiều nơi trên thế giới và khiến chúng ta có thêm nhiều quyền lực, thậm chí
siêu quyền lực. Chúng tạo môi trường cho các Bầy thú điện tử sinh sôi và mở
rộng các siêu thị tài chính. Chúng thổi bay những hệ tư tưởng lỗi thời và giữ
lại hệ tư tưởng TBCN trên nền thị trường tự do”.

Friedman cũng là người sớm nhận ra sự xung đột giữa hai nhóm nhân tố
cũ và mới ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ quan hệ giữa các quốc gia mà còn
là vận mệnh của cả loài người trong kỉ nguyên mới - Đó là sự xung đột giữa
18


nhóm nhân tố truyền thống như lòng yêu nước, dân tộc, tôn giáo, địa lý, và văn
hóa với nhóm nhân tố mới, gồm có công nghệ, Internet, và toàn cầu hóa.
Phát hiện trên thúc đẩy ông niềm khao khát viết một quyển sách để
"giải thích quan điểm nhìn của mình về thế giới mới." Tác phẩm "Chiếc
Lexus và cây Ô-liu" đã ra đời từ đó, và các quan điểm của nó đã nhanh chóng
nhận được sự đồng tình từ đông đảo các độc giả trên toàn cầu. Tác phẩm được
dịch ra 27 thứ tiếng và giành giải thường Overseas Press Club Award cho ấn
phẩm xuất sắc nhất viết về chính sách đối ngoại.
Trong hệ thống toàn cầu hóa giữa các quốc gia với các thị trường toàn
cầu. Ông cho rằng: “Thị trường thế giới giúp hàng triệu nhà đầu tư có thể
chuyển tiền vòng quanh thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột”.[13, 18]. Hình
thành nên các trung tâm thương mại, trung tâm tài chính thế giới như Phố Wall,
Hồng Kông, Luân Đôn…, Ông đề cao các “siêu thị tài chính” và ông cho rằng
nếu các “siêu thị tài chính” mà sụp đổ thì có thể khiến khuynh gia bại sản bằng
cách hạ thấp giá cổ phiếu. Quan điểm này có phần đúng là ông đã nhìn nhận ra
được mặt có lợi của thị trường, của toàn cầu hóa đối với các quốc gia, chúng có
thể rất tiện lợi, nhưng chúng cũng có thể khiến con người trắng tay. Điều này
hoàn toàn là do quy luật kinh tế quy định, ai được ai mất. Quan điểm này cũng
cho rằng, tất cả những điều có thể xảy ra đều do bàn tay vô hình dàn xếp, điều
này lại phá vỡ quan điểm toàn cầu hóa là tự nó hoạt động, không chịu ảnh
hưởng của bất cứ thế lực nào. Ở đây thể hiện tính không thống nhất trong lời lẽ
của ông. Một mặt thì ông biện minh rằng: “Mỹ hiện là chủ thể thống trị trong
danh sách toàn cầu hóa hiện nay” nhưng ông lại tiếp “nhưng không phải là
nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến sự biến động của danh sách này”[13, 18].

Nhưng thực chất, Mỹ và đồng minh của Mỹ chính là nguyên nhân chủ yếu tạo
ra sự rối loạn và khủng hoảng đối với mọi nền kinh tế nếu điều đó có xảy ra và
thực sự đã xảy ra vào năm 1997 với sự khủng hoảng kinh tế bùng nổ đầu tiên ở
Thái Lan và lan ra nhanh chóng trên phạm vi thế giới. Đã tạo ra sự hỗn loạn
trên thế giới một thời gian dài mới có thể ổn định lại được.
Ông đưa ra việc chúng ta sẽ không thể hiểu được hệ thống toàn cầu hóa nếu
như không hiểu được rằng đó là mối tương quan linh hoạt xoay quanh 3 tác nhân:
“các quốc gia với các quốc gia, các quốc gia với các siêu thị tài chính và các siêu
thị tài chính các quốc gia với các cá nhân có thế lực, sức mạnh” [13, 19].
19


Trong hệ thống này, mọi quốc gia phải tuân thủ luật chơi khắc nghiệt
mà Friedman gọi là “chiếc vòng kim cô”. Còn những nhà tư bản tài chính, xua
đồng vốn của mình đến bất kỳ đâu kiếm ra lợi nhuận được gọi là “bầy thú
điện tử”. Dĩ nhiên “bầy thú” sẽ tác động gây áp lực để các quốc gia phải chịu
khoác vòng kim cô, ngoan ngoãn sửa đổi luật lệ cho chúng dễ hoạt động.
Chúng làm vậy không phải là để cổ vũ cho một nền dân chủ mà là để tăng khả
năng dịch chuyển và bảo vệ tài sản. Còn những nhà tư bản tài chính, xua đồng
vốn – cả trực tiếp lẫn gián tiếp – của mình đến bất kỳ đâu kiếm ra lợi nhuận
nhiều nhất được gọi là “bầy thú điện tử”.
Nếu đáp ứng đúng luật chơi, tức là mở cửa thị trường, thả nổi và tư
nhân hóa nền kinh tế, một quốc gia mới mong cạnh tranh và mời được “bầy
thú” vào nhà, cuộc sống của người dân sẽ nhanh chóng được cải thiện. Còn
ngược lại, nếu luật lệ tù mù, xã hội thiếu minh bạch, quyền lực rơi vào một
nhóm người, “bầy thú” sẽ bỏ đi, giẫm nát luôn mọi thứ trên đường tháo chạy.
Dĩ nhiên “bầy thú” sẽ tác động gây áp lực để các quốc gia phải chịu
khoác vòng kim cô, ngoan ngoãn sửa đổi luật lệ cho chúng dễ hoạt động.
Chúng làm vậy không phải là để cổ vũ cho một nền dân chủ mà là để tăng khả
năng dịch chuyển và bảo vệ tài sản.

Friedman khẳng định ông “hoàn toàn hiểu rõ những mặt trái của toàn
cầu hóa”. Bởi theo ông, đứng về mặt văn hóa, toàn cầu hóa hiện nay bao gồm
một quá trình “Mỹ hóa” - dù tốt hay xấu. Trong hoàn cảnh đó, con người
không còn lựa chọn nào khác mà phải “hội nhập”, trở thành những con người
cô đơn, xã hội giảm tính người, và quốc gia có nguy cơ đánh mất những giá
trị văn hóa truyền thống của mình mà Friedman hình tượng hóa thành những
cây ôliu.
Những điều nói trên thật ra không có gì mới nhưng lối viết sách của
Friedman lôi cuốn người đọc vì ông dùng rất nhiều mẩu chuyện cụ thể để
minh họa lập luận của mình – từ các lần gặp gỡ nguyên thủ nhiều nước với
những tình tiết hấp dẫn đến các câu chuyện đời thường sinh động.
Tuy nhiên đến phần thứ ba của cuốn sách, Friedman hình như không còn giữ
được tính khách quan của một nhà báo. Say sưa trước hình ảnh về một hệ
thống quốc tế hoàn hảo, Friedman cho rằng động lực toàn cầu hóa sẽ xóa nạn
tham nhũng, cửa quyền, sẽ lành mạnh hóa bộ máy hành chính, minh bạch hóa
thị trường, sẽ dẫn đến tự do báo chí - nói chung là tạo ra một quá trình dân
20


chủ hóa mạnh mẽ. Sức mạnh toàn cầu hóa mà mô hình mẫu mực là xã hội
Mỹ, theo ông, sẽ chữa lành các căn bệnh của thế giới!
Ngay sau lần xuất bản thứ nhì của cuốn sách vào năm 2000, liên tiếp
xảy ra những sự kiện: sự sụp đổ của hàng loạt công ty Internet, vụ khủng bố
11-9 và hàng loạt vụ bê bối trong nội tình nhiều đại công ty trên thế giới như
Enron (được Friedman ca tụng trong cuốn sách này), WorldCom, Tyco... Phải
chăng trong bản thân “bầy thú” cũng có những “con thú đầu đàn” quá đam mê
lợi nhuận riêng đã phá vỡ qui luật cuộc chơi, để đến nay người ta vẫn đang
còn phải bàn cách quay trở về những qui tắc căn bản của quản trị doanh
nghiệp nhằm quản lý chính “bầy thú”.
Chính Friedman cũng thừa nhận trong hệ thống toàn cầu hóa, quyền lực

được chia sẻ giữa các nhà nước và các thế lực trên thị trường tài chính. Sẽ
không có gì bảo đảm một khi nhà nước kết nối được với “bầy thú” tìm ra
phương cách hoạt động có lợi cho cả hai thì quần chúng không còn là một yếu
tố phải tính đến. Tức là một bên cứ tham nhũng, lạm quyền và bên kia cứ ung
dung nhai nát đồng cỏ, không còn chừa chút thức ăn nào cho người dân.
Dưới tác động của toàn cầu hóa, thế giới không bị chia cắt thành nhiều ô
đen - trắng. Liên Xô sụp đổ sẽ không còn ô màu đen và cũng không còn ô màu
trắng, không còn bên ta hay bên địch: “trong kỉ nguyên toàn cầu hóa sẽ không
có bàn cờ, mà ở trên đó toàn thể thế giới sẽ chia thành các ô đen – trắng. Từ khi
Liên bang Xô viết tan rã, bàn cờ không còn ô đen nữa, vì thế cũng không còn ô
trắng. Và cũng không còn bè phái này, bè phái nọ” [13, 200]. Vì vậy chẳng còn
lợi ích nào, nguồn lực nào cho sự cần thiết trong việc duy trì xung đột. Trong
toàn cầu hóa sẽ xuất hiện một quyền lực mới điều khiển các nền kinh tế đó là
“bầy thú điện tử”. Chúng có khả năng đưa các nước tiến lên một cách nhanh
chóng nhưng cũng có thể bỏ xa nền kinh tế của nước bạn.
Cái nữa là phương cách Friedman cho rằng các nước có thể dùng để tận
dụng lợi thế của “bầy thú” vừa tránh được khả năng bị chúng giày xéo các
đồng cây ôliu đó là bộ lọc văn hóa, phong trào bảo vệ môi trường, mạng lưới
phúc lợi xã hội – nói chung chỉ là những chuyện mang tính hình thức hơn là
đi thẳng vào bản chất vấn đề. toàn cầu hóa cũng tạo ra những hệ thống luật lệ
kinh tế, luật lệ soay quanh việc cải cách mở cửa, thực hiện tư nhân hóa, đa
dạng hóa nền kinh tế vì vậy đã đưa nền kinh tế có tính cạnh tranh và thu hút
21


nhiều điều kiện thuận lợi của quốc tế. Đặc biệt là công nghệ, vốn, cách quản
lý…Toàn cầu hóa thúc đẩy các nước mở rộng quan hệ tìm đến công nghệ, thị
trường bằng những con đường khác nhau và những lợi nhuận cũng khác nhau
nhưng luôn thống nhất trong mục tiêu chung là lợi nhuận vè mặt kinh tế. Vì
vậy có thể nói toàn cầu hóa đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhiều

quốc gia từ những quốc gia tư bản hùng mạnh nhất là nước Mỹ cho đến cả
những vung miền sâu xa, hẻo lánh như rừng Amaron. Quá trình tiếp cận các
quốc gia đã cho ông thấy được những tác động của toàn cầu hóa đang len lỏi,
đang tác động đến từng chi tết, từng bộ phận của mọi lĩnh vực nhất là lĩnh vực
kinh tế là lĩnh vực có những biến đổi lớn nhất. Những ví dụ Friedman đưa ra
trong phần này như nỗ lực bảo vệ những khu rừng nhiệt đới vùng Amazon
không mang tính điển hình mà nặng phần trình diễn hơn.
Trong phần nói về chống đối toàn cầu hóa, Friedman nhắc đến những
con người không có kỹ năng hay sức lực để gia nhập thế giới toàn cầu hóa là
những con rùa. Vấn đề không chỉ ở chỗ những con người không thể chạy
nhanh chống đối toàn cầu hóa vì cảm thấy bị thua thiệt, bị hất hủi. Họ cũng
không thể đi học lại những kỹ năng mới để đảm nhận những công việc mới
khi công việc cũ của họ bị dịch chuyển đến nơi lao động rẻ hơn.
Đơn giản chỉ vì họ không muốn bị đẩy vào thế không còn tự do chọn lựa
cách sống, lối sống phù hợp với cá nhân họ, không muốn phải từ bỏ giá trị cũ để
chấp nhận giá trị mới cho dù nó có hào nhoáng hơn. Và đấy là bi kịch lớn nhất
của toàn cầu hóa mà Friedman quên nhắc đến trong Chiếc Lexus và cây ôliu.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng chẳng thành công trong việc đảm bảo
sự ổn định. Khủng hoảng ở châu Á và Mỹ Latinh đe dọa nền kinh tế và sự ổn
định của tất cả các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa và sự áp dụng kinh tế
thị trường đã không đem lại kết quả hứa hẹn ở Nga và hầu hết các quốc gia
đang chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Những nước này
đã được các nước phương Tây hứa hẹn rằng, hệ thống kinh tế mới sẽ đem lại
thịnh vượng chưa từng có. Thay vì vậy, nó mang lại sự nghèo đói chưa từng
có. Sự tương phản giữa sự chuyển đổi kinh tế của nước Nga (được thiết kế
bởi các tổ chức kinh tế quốc tế) và của Trung Quốc (do họ tự vạch ra) là
không thể lớn hơn. Trong khi nước Nga chứng kiến tình trạng đói nghèo gia
tăng chưa từng có thì Trung Quốc đạt được thành công trong giảm nghèo
chưa từng có.
22



Tác giả đã chứng minh các tổ chức kinh tế quốc tế, kể cả IMF, đã làm
hại các nước đang phát triển bằng các chính sách sai lầm. Các tổ chức kinh tế
quốc tế đã không chịu chấp nhận những ý kiến khác biệt và cũng không chịu
học hỏi từ quá khứ. Chính sự cố chấp của họ đã làm cho họ cứng nhắc trong
việc giải quyết các vấn đề nảy sinh tại các quốc gia đang phát triển. Bên cạnh
đó, tầm nhìn hạn hẹp, chỉ thấy được khía cạnh kinh tế mà bỏ qua hàng loạt
những nhân tố quan trọng khác trong việc giữ ổn định xã hội như chính trị,
văn hóa, giáo dục, y tế,… đã làm cho các tổ chức này trở nên không thực tế
khi đề xuất giải pháp cho chính phủ các quốc gia đang chịu khủng hoảng hay
kém phát triển.
Quyển sách không chỉ cung cấp cho độc giả những kiến thức kinh tế
hữu ích mà còn đưa độc giả đi du lịch vòng quanh thế giới, với những trải
nghiệm lý thú.
Tác giả tường thuật một cách sinh động những gì diễn ra trong văn
phòng làm việc của các chuyên gia kinh tế, những cuộc tranh cãi tại Ngân
hàng thế giới, sự đấu tranh giữa các hệ tư tưởng trong những tổ chức quốc tế,
các cuộc tranh luận giữa tác giả với các quan chức IMF, những ràng buộc
chính trị tại Washington DC, hình ảnh ngạo nghễ của ngài giám đốc điều
hành IMF trước vị tổng thống Indonesia đang ngồi nhục nhã khi IMF áp đặt
các chính sách của mình cho Indonesia,… Ông cũng cho độc giả thấy những
trải nghiệm hết sức đời thường qua con mắt sắc sảo của một giáo sư đại học:
những vụ kẹt xe tại Nga mà trong đó xe Mercedes xếp hàng dài nối đuôi nhau
trong một đất nước có hàng triệu người đói ăn, hình ảnh những đứa trẻ gầy trơ
xương tại châu Phi, sự làm việc cần mẫn của những viên chức và các nhà kinh
tế tại Trung Quốc…
2.2. Quan hệ chính trị
Ông quan niệm, khác với chiến tranh lạnh quyền lực của nó đặt ở hai
quốc gia lớn là Mỹ và Liên Xô thì “toàn cầu hóa được xây dựng nên xung

quanh 3 trục cân bằng đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau. Đó là sự cân bằng về
truyền thống giữa các quốc gia”[13, 18]. Và theo ông thì hiện nay Mỹ là cường
quốc mạnh thống trị cả về kinh tế và chính trị trên phạm vi toàn cầu tất cả các
nước đều phải phụ thuộc ở cấp độ này hoặc cấp độ khác. Mối quan hệ của các
nước trên thế giới hiện giờ là đa cực và để cân bằng quyền lực giữa Mỹ và các
nước khác là những vấn đề ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống toàn cầu hóa.
23


Theo thực tế kinh nghiệm làm ở bộ ngoại giao của Ông, Ông đã tổng kết
và rút ra rằng: “…tôi có thế bổ sung thêm nhân tố mới ngoài chính trị và văn
hóa-an ninh của một quốc gia – nhân tố cân bằng quyền lực. Đó là nhân tố
trong mối quan hệ của các vấn đề liên quan tới những cánh tay quyền lực, cạnh
tranh quyền lực, kiểm soát liên minh chiến tranh lạnh và sức mạnh địa vị chính
trị”[13, 23].
Khi chiến tranh lạnh kết thúc và Liên bang Xô viết sụp đổ thì theo Ông
nhận định: “tài chính và thương mại ngày càng có vai trò to lớn hơn trong việc
hình thành các mối quan hệ quốc tế” [13, 23]. Với quan điểm này nghĩa là ông
đã cho rằng việc kết thúc chiến tranh lạnh và sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô là hoàn toàn có lợi cho quá trình toàn cầu hóa
diễn ra mạnh mẽ hơn trên tất cả các lĩnh vực, và hình thành nên các mối quan
hệ quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Quan niệm này của Ông chỉ đúng là khi kết
thúc chiến tranh lạnh thì việc hình thành mối quan hệ quốc tế được diễn ra
mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, không thể lồng ghép cả việc vì Liên bang Xô viết
sụp đổ mà tài chính và thương mại ngày càng có vai trò to lớn hơn trong việc
hình thành các mối quan hệ quốc tế. Đây là nhận định sai lầm và có phần ủng
hộ việc sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Toàn cầu hóa đã thay thế cho những bức tường thành ngăn cách - bức
tường Berlin, để hình thành những quan hệ mới - quan hệ với những phương
tiện Internet. Nó đã tạo nên những mối quan hệ mới cho những quốc gia và

quan hệ đó không ai có thể chỉ đạo. Xu thế đối đầu đã chuyển sang xu thế đối
thoại.Hệ thống quốc tế mới được hình thành bằng sự kết nối mới về kinh tế
chính trị, văn hóa –xã hội thông qua công nghệ, Internet,qua xuất khẩu tư
bản…nó tạo nên một cán cân quyền lực mới: 1- Sự đối trọng giữa các quốc gia.
2- Các quốc gia và các thị trường toàn cầu - đại diện cho lực lượng này chính là
“bầy thú điện tử” và “siêu thị điện tử” hoạt động của chúng thậm chí có thể gây
sụp đổ cả một thể chế chính trị. 3- Giữa các cá nhân với nhà nước: “Toàn cầu
hóa sẽ kéo đổ những bức tường ngăn cách giữ mọi người và vì sẽ kết nối thế
giới lại nên sẽ tạo ra sức mạnh lớn cho mỗi cá nhân, ảnh hướng tới các thị
trường và các quốc gia nhiều hơn bất cứ thời điểm nào diễn ra trong lịch sử.
Ngày nay bạn không chỉ là người có sức mạnh, bạn còn có những cá thể siêu
24


cường. Một số những cá nhân siêu cường có thể nóng nảy, một số có thể lại rất
mềm mỏng – nhưng tất cả họ đều có thể hành động trực tiếp, vươn ra thế giới
mà không bó hẹp trong nội bộ quốc gia, công ty hay bất kì tổ chức cá nhân hay
tập thể nào khác” [13, 18-19].
Đây là vấn đề mới của toàn cầu hóa, nó đã hình thành nên những các nhân
có sức mạnh tài chính vượt bậc để có thể vươn lên chi phối mối quan hệ giữa các
cá nhân và cả với các dân tộc. Toàn cầu hóa cũng được miêu tả trong quan hệ
phức tạp giữa ba yếu tố: sự va chạm giữa nhà nước với nhà nước, nhà nước với
các siêu thị và nhà nước cùng các siêu thị va chạm với những cá nhân có quyền
lực lớn. Dưới con mắt của T.Friedman khoa học – công nghệ, thông tin, là
những thứ có sức mạnh hơn cả nó có thể phá hủy mọi thứ. Theo ông “bầy thú
điện tử” khi được thả ra thị trường tự do nó sẽ không ngừng đào thải những dịch
vụ lỗi thời đi đôi với nó là quá trình hủy diệt sáng tạo tương lai sẽ thay thế hiện
tại “điều đó phụ thuộc ở chỗ có thể thay thế được hay không những gì hiện có”.
Nhưng ông lại quên không nhắc đến đâu là lực lượng sẽ điều khiển “bầy thú
điện tử” đó và “bầy thú điện tử” đó được ra đời từ lực lượng nào? Và ông cho

rằng “bầy thú điện tử” ấy có sức mạnh lật đổ cả chính phủ vậy quần chúng nhân
dân lao động vai trò của nhà nước lại không được đề cập đến.
Friedman khẳng định ông “hoàn toàn hiểu rõ những mặt trái của toàn
cầu hóa”. Bởi theo ông, đứng về mặt văn hóa, toàn cầu hóa hiện nay bao gồm
một quá trình “Mỹ hóa” - dù tốt hay xấu. Trong hoàn cảnh đó, con người
không còn lựa chọn nào khác mà phải “hội nhập”, trở thành những con người
cô đơn, xã hội giảm tính người, và quốc gia có nguy cơ đánh mất những giá
trị văn hóa truyền thống của mình mà Friedman hình tượng hóa thành những
cây ôliu.
Chính Friedman cũng thừa nhận trong hệ thống toàn cầu hóa, quyền lực
được chia sẻ giữa các nhà nước và các thế lực trên thị trường tài chính. Sẽ
không có gì bảo đảm một khi nhà nước kết nối được với “bầy thú” tìm ra
phương cách hoạt động có lợi cho cả hai thì quần chúng không còn là một yếu
tố phải tính đến. Tức là một bên cứ tham nhũng, lạm quyền và bên kia cứ ung
dung nhai nát đồng cỏ, không còn chừa chút thức ăn nào cho người dân.
Toàn cầu hóa sẽ làm thay đổi ba trào lưu dân chủ, nó sẽ cho chúng ta
nhận thấy được đâu là những giá trị cần thiết, đâu là sự công bằng, bình ổn và
25


×