Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.85 KB, 96 trang )

Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................7
CHƯƠNG I..............................................................................................................................................................................9
TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI FDI THẾ GIỚI............................................................................................9

1.1 TOÀN CẦU HOÁ, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG ...............................9
1.1.1 Khái niệm toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế.......................................9
1.1.2 Cơ sở khách quan của toàn cầu hoá..........................................................10
1.1.3 Một số đặc trưng của toàn cầu hoá...........................................................11
1.2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI...........................................................................12
1.2.1 Định nghĩa, đặc điểm và các hình thức.....................................................12
1.2.1.1 Định nghĩa.....................................................................................................................................................12
1.2.1.2 Đặc điểm.......................................................................................................................................................13
1.2.1.3 Các hình thức FDI........................................................................................................................................14

1.2.3 Lợi ích của FDI...........................................................................................15
1.2.3.1 Đối với nước chủ đầu tư là các nước phát triển...........................................................................................16
1.2.3.2 Đối với nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển................................................................................16

1.3 TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI FDI TRÊN THẾ GIỚI....................................19
1.3.1 Tác động của môi trường đầu tư toàn cầu...............................................19
1.3.1.1 Tác động của xu thế tự do hoá đầu tư....................................................19
1.3.1.2 Tác động của công ty xuyên quốc gia (TNC).........................................23
1.3.1.3 Tác động của một số nền kinh tế lớn và liên kết kinh tế.............................................................................31

1.3.2 Tác động của các yếu tố đầu vào sản xuất................................................32
CHƯƠNG II...........................................................................................................................................................................34
TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI FDI VÀO VIỆT NAM..............................................................................34



2.1 CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI, MỞ CỬA NỀN KINH TẾ - TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ CỦA

VIỆT NAM .............................................................................................34

2.1.1 Đường lối đổi mới và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam34
2.1.1.1 Quan điểm và chính sách về quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam trước “Đổi mới”..............................34
2.1.1.2 Quan điểm và chính sách hội nhập từ “Đổi mới” đến nay:.........................................................................35


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

2.1.2 Cơ hội thu hút FDI.....................................................................................39
2.2 TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN FDI VÀO VIỆT NAM...................................40
2.2.1 Tác động của môi trường FDI toàn cầu....................................................40
2.2.1.1 Tác động của xu thế tự do hoá đầu tư quốc tế.............................................................................................40
2.2.1.2 Tác động của các công ty xuyên quốc gia...................................................................................................55
2.2.1.3 Tác động của một số nền kinh tế lớn và liên kết kinh tế.............................................................................59

2.2.2 Tác động của các yếu tố nguồn lực trong nước........................................66
2.2.2.1 Các yếu tố nguồn lực trong nước.................................................................................................................66
2.2.2.2 Tác động của nguồn lực sản xuất trong nước tới FDI.................................................................................68

2.2.3 Đánh giá tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong tiến trình hội nhập69
2.2.3.1 Thành tựu......................................................................................................................................................70
2.2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân..............................................................................................................................72

2.3 THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM74
2.3.1 Thuận lợi.....................................................................................................74

2.3.2 Thách thức..................................................................................................75
CHƯƠNG III.........................................................................................................................................................................78
XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM...78

3.1 XU HƯỚNG FDI TRÊN THẾ GIỚI.............................................................................78
3.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.........................................................................................79
3.2.1 Bài học kinh nghiệm của một số nước......................................................80
3.2.1.1 Kinh nghiệm Trung Quốc ...........................................................................................................................80
Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và nước ngoài.................................................................80
3.2.1.2 Kinh nghiệm Ấn Độ....................................................................................................................................81
Chiến lược thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia lớn..................................................................................81
3.2.1.3 Kinh nghiệm Thái Lan .................................................................................................................................83
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.........................................................................................................83

3.2.2 Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam........................84
3.2.2.1 Giải pháp về môi trường đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư......................................................................84
3.2.2.2 Giải pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các yếu tố thu hút FDI....................................................90

KẾT LUẬN
LUẬN...........................................................................................................
...........................................................................................................96
96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
KHẢO............................................................
............................................................97
97


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

TÊN VIẾT TẮT
ADB
AFTA
AIA
APEC
ASEAN

NGHĨA TIẾNG ANH
Asian Development Bank
Asian Free Trade Area
ASEAN Investment

Đông Nam Á
Hiệp định khung về khu vực

Agreement
Asia - Pacific Economic

đầu tư ASEAN
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu

Cooperation
Association of South East

Á – Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông


Asian Nations

Nam Á
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hiệp định đầu tư song phương
Hợp đồng xây dựng-vận hành-

BCC
BIT

Bilateral Investment Treaty

BOT

Built-Operation-Transfer

BT
BTA

NGHĨA TIẾNG VIỆT
Ngân hàng phát triển châu Á
Khu vực thương mại tự do

Bilateral Trade Agreement

BTO

chuyển giao
Hợp đồng xây dựng-chuyển
giao

Hiệp định thương mại song
phương
Hợp đồng xây dựng-chuyển
giao-kinh doanh
Hiệp định chống đánh thuế hai

DTT

Double Tax Treaty

EU
FDI
FTA
GDP
IMF

European Union
Foreign Direct Investment
Free Trade Area
Gross Domestic Product
International Monetary Fund
Investment Promotion Action

lần
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khu vực thương mại tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Quỹ tiền tệ quốc tế
Kế hoạch hành động xúc tiến


Plan
Merger and Acquisition
Most Favored Nations
North America Free Trade

đầu tư
Mua lại và sáp nhập
Tối huệ quốc
Hiệp định thương mại tự do

IPAP
M&A
MFN
NAFTA


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Agreement
NHTM
NIEs
OECD
R&D
SME
TNC
TRIMS

New industrial economies
Organisation for Economic

Co-operation and
Development
Research and Development
Small and medium enterprises
Transnational Corporations
Trade Related Investment
Measures

TVĐT
UBND
UNCTAD
WB
WTO
XHCN

United Nation Conference of
Trade and Development
World Bank
World Trade Organization

Bắc Mỹ
Ngân hàng thương mại
nền kinh tế mới phát triển
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
Nghiên cứu phát triển
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Công ty xuyên quốc gia
Hiệp định về biện pháp đầu tư
liên quan đến thương mại

Tổng vốn đầu tư
Uỷ ban nhân dân
Hội nghị của Liên Hiệp Quốc
về Thương mại và Phát triển
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế giới
Xã hội chủ nghĩa


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Đề mục
Trang
Bảng 1.1: Những thay đổi trong quy định điều tiết cấp quốc gia 1992 – 2007
19
Bảng 1.2: 5 TNC có số lượng nước nhận đầu tư nhiều nhất
22
Bảng 1.3: Số lượng các vụ M&A có trị giá trên 1 tỷ USD
26
Bảng 2.1: Số dự án và vốn đăng ký FDI giai đoạn 1988-1990
29
Bảng 2.2: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời
41
kì sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tính đến hết năm 2005
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988 – 2008
48
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 1988-2008
53
Bảng 2.5: Tỷ trọng vốn FDI của TNC

55
Bảng 2.6: Các nhà đầu tư vào Việt Nam, 1988 - 2006
57
Bảng 2.7: Tỷ trọng số dự án và vốn FDI phân theo ngành, 1988-2008
67
Biểu đồ 1.1 : Số lượng các TNC của các nền kinh tế phát triển, đang phát triển
24
và chuyển đổi
Biểu đồ 1.2: Dòng vốn FDI ra và vào theo khu vực, 2005 – 2007
28
Biểu đồ 2.1: FDI đăng ký và thực hiện ở Việt Nam từ 1988 – 2006
49
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu FDI tại Việt Nam 1988 – 2007
51
Biều đồ 2.3: Vốn FDI của các TNC đăng ký theo ngành tính đến 2006
55
Biều đồ 2.4: Vốn FDI của các TNC phân theo đối tác tính đến 2006
56
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ các dự án đầu tư vào Việt Nam, 1988-2008
56
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ vốn đầu tư các quốc gia vào Việt Nam, 1988-2008
56
Đồ thị 1.1: Số lượng các BITs và DTTs từ 1997 – 2006
19
Đồ thị 1.2: Số lượng Hiệp định đầu tư quốc tế ngoài BIT và DTT từ 1957 –
20
2006
Đồ thị 1.3: Giá trị và tốc độ tăng của các vụ M&A từ 1988-2006
25
Sơ đồ 1.1: Vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển

17

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Qua hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến dài, tăng
trưởng cao trong nhiều năm. Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có một vị trí
quan trọng. FDI đã đóng góp đáng kể vào thành tựu kinh tế xã hội của Việt Nam. FDI góp
phần từng bước chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng lĩnh vực nông


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

nghiệp và tăng tỷ trọng trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, dịch vụ và công nghệ cao.
FDI cũng tạo điều kiện để một số công nghệ tiên tiến được chuyển giao và ứng dụng tại
Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động có kĩ năng giản đơn và bước đầu
góp phần hình thành một nhóm lao động có kĩ năng cao, đồng thời cũng đem lại cơ hội để
các nhà quản lí của Việt Nam tiếp cận với trình độ quản lí sản xuất của thế giới.
Tuy nhiên, tiến trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ đã có tác động rõ rệt tới
luồng vốn FDI vào Việt Nam. Một mặt, toàn cầu hoá mang lại cơ hội để nền kinh tế có thể
tiếp cận với một thị trường vốn rộng; tăng lợi thế cạnh tranh cho một số yếu tố thu hút đầu
tư đã có và tạo ra một số yếu tố thu hút đầu tư mới. Mặt khác, tiến trình toàn cầu hoá cũng
tạo ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn trong việc thu hút FDI.
Như vậy, thực tế toàn cầu hoá đã tác động như thế nào đến sự lưu chuyển vốn FDI
của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Vấn đề này đòi hỏi chúng ta cần phải
nghiên cứu một cách tổng quan và kịp thời để có thể hỗ trợ các nhà hoach định chính sách
trong việc chọn một phương án tối ưu nhằm tận dụng một cách hữu hiệu nguồn vốn FDI
trong thời gian tới trong khi tiến trình toàn cầu hoá ngày càng diễn ra nhanh hơn, rộng hơn
và khi nêề kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng mở cửa, hội nhập đầy đủ hơn với nền kinh tế thế
giới. Do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp

nuớc ngoài ở Việt Nam” cho bài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài luận văn là đánh giá tác động của toàn cầu hoá đối với sự vận
động của vốn FDI vào Việt Nam và gợi ý một số giải pháp nhằm khai thác tác động thuận
lợi và hạn chế tối đa tác động bất lợi của toàn cầu hoá đối với vốn FDI vào Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của bài là tiến trình toàn cầu hoá và tác động của nó đối với
sự vận động của vốn FDI trên thế giới và Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Bài luận văn sẽ đi vào nghiên cứu tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và tác động của nó
đối với sự vận động của vốn FDI trên thế giới và Việt Nam trong khoảng thời gian từ cuối
thập niên 80 đến hết năm 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp truyền thống như: thống kê, tổng hợp
và phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa.

5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tác động của toàn cầu hoá tới FDI thế giới
Chương II: Tác động của toàn cầu hoá tới FDI vào Việt Nam
Chương III: Xu hướng vận động vốn FDI thế giới và một số giải pháp tăng
cường thu hút FDI vào Việt Nam.


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com


CHƯƠNG I
TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI FDI THẾ GIỚI

1.1 Toàn cầu hoá, cơ sở thực tiễn và một số đặc trưng
1.1.1 Khái niệm toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế
Xuất phát từ sự biểu hiện phức tạp của toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế đang
diễn ra mà trên thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau. Trước hết cần xác định một cách hiểu
chung về khái niệm này để làm cơ sở nghiên cứu những vấn đề liên quan.
Theo cách hiểu chung, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối
liên hệ, sự tác động phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc
trên toàn thế giới trong quá trình vận động và phát triển.
Toàn cầu hoá biểu hiện bằng sự gia tăng các luồng giao lưu quốc tế về hàng hoá,
dịch vụ, vốn, công nghệ, nhân công, tính xã hội hoá cao của sản xuất và phân công lao
động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi toàn thế giới. Toàn cầu hoá còn biểu
hiện qua sự hình thành và phát triển của các thị trường mang tính thống nhất trên phạm vi
toàn cầu và khu vực, đồng thời với sự tồn tại các định chế của các tổ chức quốc tế và khu
vực điều tiết và quản lý các quan hệ kinh tế khu vực và toàn cầu, v.v… Những nội dung
biểu hiện của toàn cầu hoá cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng
tăng lên, trước hết trên lĩnh vực kinh tế.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng, nội dung và thực chất của khái niệm toàn cầu
hoá bao quát một thực tế lịch sử đã xuất hiện và tồn tại từ lâu, bắt nguồn từ quá trình xã hội
hoá của nền sản xuất xã hội, là sự thể hiện ở mức độ cao của quá trình quốc tế hoá lực
lượng sản xuất trên thế giới, gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Toàn cầu hoá hiện nay có những biến đổi to lớn cả về lượng và chất, trên tất cả các
lĩnh vực, trong đó toàn cầu hoá kinh tế là cơ sở. Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế hình thành
nền kinh tế thống nhất toàn cầu, trong đó các quốc gia, các khu vực có sự liên kết, sự phụ


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com


thuộc và tác động lẫn nhau trong sự phân công lao động, hợp tác kinh tế, sự lưu thông các
yếu tố sản xuất trên phạm vi toàn cầu, dưới sự chi phối của các công ty xuyên quốc gia và
các nước tư bản phát triển.

1.1.2 Cơ sở khách quan của toàn cầu hoá
Cơ sở khách quan của toàn cầu hoá nói chung và toàn cầu hoá kinh tế nói riêng bắt
nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đi tới xã hội hoá lực lượng sản
xuất ngày càng cao, thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế
ngày càng sâu rộng, tăng cường chu chuyển các nhân tố sản xuất, thúc đẩy nhanh chóng
thương mại, đầu tư, dịch vụ v.v… Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhất
là công nghệ thông tin liên lạc, công nghệ sinh học, vật liệu mới, khoa học - kỹ thuật trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự xuất hiện ngày càng phổ biến kinh tế tri thức đã làm
cho lực lượng sản xuất có những tiến bộ vượt bậc, tính chất xã hội hoá chưa từng có đẩy
tới xu thế toàn cầu hoá.
Bên cạnh đó, các công ty xuyên quốc gia là nhân tố quan trọng thúc đẩy xu thế toàn
cầu hoá tăng lên mạnh mẽ. Các công ty xuyên quốc gia không chỉ tạo ra lực lượng sản xuất
to lớn mà còn tạo ra mạng lưới liên kết toàn cầu, tăng trưởng thương mại và đầu tư, làm
cho quá trình phân công lao động hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng sâu sắc, thúc đẩy mạnh
mẽ toàn cầu hoá. Hiện nay xu hướng sáp nhập các công ty xuyên quốc gia không chỉ là hệ
quả của quá trình toàn cầu hoá mà còn là yếu tố thúc đẩy toàn cầu hoá diễn ra nhanh hơn,
mạnh mẽ hơn, điều này cũng có ý nghĩa là ngày càng giảm đi vai trò của các nhà nước và
sự tự do hoá kinh tế ngày càng tăng.
Cuối cùng, các tổ chức quốc tế và khu vực như IMF, WB, WTO, EU, APEC… vừa
là kết quả của toàn cầu hoá, vừa là nhân tố chế định toàn cầu nhằm đáp ứng những đòi hỏi,
đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá. Các tổ chức định chế quốc tế và khu
vực có mục tiêu và chức năng chung là tham gia thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc tế,
điều phối và quản lý các hoạt động này. Mặc dù một số tổ chức nói trên chịu sự chi phối


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com


của các nước tư bản, là công cụ của các công ty xuyên quốc gia nhưng vai trò của các định
chế quốc tế và khu vực đối với tiến trình hội nhập là không thể phủ nhận.
Tóm lại, trên nền tảng lực lượng sản xuất phát triển cao thúc đẩy xã hội hoá nền sản
xuất trên phạm vi toàn cầu, sự dẫn dắt của khoa học công nghệ, sự kích thích bởi lợi ích
kinh tế đối với các tổ chức kinh doanh, các quốc gia, dân tộc, sự thúc đẩy hội nhập của các
định chế toàn cầu và khu vực, các chính phủ… xu thế toàn cầu hoá kinh tế trở thành tất yếu
khách quan đối với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.

1.1.3 Một số đặc trưng của toàn cầu hoá
Trên cơ sở thực tiễn của tiến trình toàn cầu hoá trong những năm qua, có thể xác
định một số đặc trưng cơ bản của tiến trình toàn cầu hoá như sau:
Một là sự gia tăng nhanh chóng chưa từng có của các thể chế quốc tế và khu vực
điều tiết các quan hệ kinh tế khu vực và toàn cầu (gần 40 thể chế trong vòng một thập kỷ),
số lượng thành viên ngày càng đông đảo, mức độ liên kết đa dạng về hình thức, phong phú
về nội dung, thang bậc ngày càng cao (liên kết xuyên quốc gia, khu vực và toàn cầu, hợp
tác đa phương, song phương…lan toả sang những lĩnh vực trước đây chưa từng có hoặc
còn hạn chế như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…)
Hai là sự gia tăng nhanh chóng của các công ty xuyên quốc gia và các luồng lưu
chuyên khổng lồ về thương mại, dịch vụ, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực… giữa các nước
trên phạm vi toàn cầu và khu vực, được dẫn dắt bởi hệ thống các thiết chế quốc tế và các
công ty xuyên quốc gia dày đặc khắp toàn cầu.
Ba là sự bùng nổ của khoa học thông tin, những thay đổi mang tính cách mạng của
công nghệ thông tin kỹ thuật số, cách mạng thông tin siêu tốc toàn cầu đang làm thay đổi
căn bản phương thức sản xuất, kinh doanh truyền thống bằng tin học, tri thức và xoá bỏ
mọi rào cản, lu mờ biên giới quốc gia.
Bốn là xu thế toàn cầu hoá hiện nay là do các công ty xuyên quốc gia chi phối, các
nước tư bản phát triển đứng đầu là Mỹ, Nhật Bản, EU chi phối. Mỹ công khai áp đặt chủ



Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

nghĩa tự do lên các nước khác bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp buộc các nước phải tuân
theo. Do đó, lợi ích toàn cầu hoá về cơ bản phân phối không công bằng. Nguồn lợi khổng
lồ tập trung vào các nước phát triển có điều kiện kinh tế lớn, ngược lại các nước đang phát
triển gặp nhiều khó khăn và bất lợi trong hội nhập toàn cầu.

1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1 Định nghĩa, đặc điểm và các hình thức
1.2.1.1 Định nghĩa
Có nhiều cách hiểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo nguồn quốc tế:
Khái niệm của IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được
những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế
khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự
doanh nghiệp.
Khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư thường đặt ra các mục tiêu
lợi ích dài hạn, đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh
nghiệp nhận đầu tư trực tiếp đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc
quản lý doanh nghiệp này.
Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp ở đây chính là quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Quyền kiểm soát doanh nghiệp là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông qua chiến lược hoạt động
công ty, thông qua, phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý hàng ngày của doanh
nghiệp lập ra, quyết định việc phân chia lợi nhuận doanh nghiệp, quyết định phần vốn góp
giữa các bên, tức là những quyền lớn ảnh hưởng đến sự sống còn và phát triển của doanh
nghiệp.


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com


Khái niệm của OECD: Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm
thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản
đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng
cách: (1) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền
quản lý của chủ đầu tư. (2) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có. (3) Tham gia vào một
doanh nghiệp mới. (4) Cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm ).
Khái niệm của OECD về cơ bản cũng giống như khái niệm của IMF về FDI. Đó là
cũng thiết lập các mối quan hệ lâu dài và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp.
Tuy nhiên khái niệm này chỉ ra cụ thể hơn các cách thức để nhà đầu tư tạo ảnh hưởng đối
với hoạt động quản lý doanh nghiệp.
Theo nguồn Việt Nam:
Luật Đầu tư năm 2005 mà quốc hội khoá XI Việt Nam đã thông qua có các khái
niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài”. Tuy
nhiên, có thể gộp các khái niệm trên lại và có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu
tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà
đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham g ia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo
qui định của luật này và các quy định của pháp luật có liên quan.
FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc
quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác. Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải
đi kèm với một mức sở hữu cố phần nhất định thì mới được coi là FDI.

1.2.1.2 Đặc điểm
- Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm
kiếm lợi nhuận. Do đó các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý
điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ
mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu
phát triển kinh tế, xã hội của nước mình.



Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát
hoặc tham gia kiếm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ qui định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa và
tỷ lệ này.
- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi
tức.
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ lãi.
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.

1.2.1.3 Các hình thức FDI
a. Căn cứ vào hình thức thâm nhập (quốc tế)
Hai hình thức chủ yếu là Đầu tư mới (Greenfield Investment) và Mua lại và sáp
nhập qua biên giới (Cross-border Merger and Acquisition hay M&A).
Đầu tư mới (Greenfield Investment) là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản
xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh
đã tồn tại.
Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A) là một hình thức FDI liên quan đến việc
mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động.
b. Theo qui định của pháp luật Việt Nam
Căn cứ vào điều 21 Luật Đầu tư 2005, các hình thức FDI tại Việt Nam như sau:
(1)

Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.


(2)

Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và

nhà đầu tư nước ngoài.


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

(3)

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp

đồng BT.
(4)

Đầu tư phát triển kinh doanh.

(5)

Mua cố phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

(6)

Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

(7)

Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.


Trong đó, căn cứ vào điều 3 Luật Đầu tư 2005, giải thích các khái niệm như sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu
tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia
sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT)
là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà
đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO)
là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình
đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình
đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức
đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho
Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu
hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng
BT.

1.2.3 Lợi ích của FDI


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

1.2.3.1 Đối với nước chủ đầu tư là các nước phát triển
- FDI giúp nước chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín
chính trị trên trường quốc tế.
- Thông qua FDI, chủ đầu tư có thể sử dụng lợi thế của nơi tiếp nhận vốn giảm chi
phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận, khắc phục được tình trạng thừa

vốn tương đối.
- FDI mang lại cho chủ đầu tư cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khắc
phục tình trạng lão hoá sản phẩm đồng thời tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên nhiên
liệu ổn định.
- Ngoài ra, đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực
cạnh tranh cũng là lợi thế lớn cho các chủ đầu tư khi thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.2.3.2 Đối với nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển
Thứ nhất, đầu tư nước ngoài đóng vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài,
giúp các nước đang phát triển giải được bài toán thiếu vốn đầu tư và dần thoát khỏi vòng
luẩn quẩn.
Sơ đồ 1.1: Vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển
Tiết kiệm và đầu tư
thấp

Thu nhập trung bình
thấp

Tốc độ tích luỹ vốn
thấp

Năng suất lao động
thấp


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Trong vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo, nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn. Do vậy,
mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là giải pháp thực tế nhất đối với các nước
đang phát triển. Trong các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn FDI được đánh giá là rất

quan trọng đối với nhiều nước. FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn
xã hội của các nước đang phát triển.
Thứ hai, FDI giúp chuyển giao công nghệ. Các nước đang phát triển rất cần vốn
cũng như công nghệ để phát triển kinh tế. Thông qua FDI các công ty nước ngoài sẽ đem
công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất ở nước sở tại thông qua thành lập các
công ty con hay chi nhánh. Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài xuất phát từ mục tiêu
lợi nhuận trên cơ sở tận dụng những lợi thế có được từ công ty mẹ để sẵn sàng cạnh tranh
với các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến
khích nhưng cũng gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối với
các doanh nghiệp trong nước. Các công nghệ mà các chủ đầu tư nước ngoài chuyển giao
cho các nước đang phát triển thường dưới dạng những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công
nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý,
công nghệ marketing. Ngoài ra, chuyển giao công nghệ cũng có thể được thông qua việc di
chuyển lao động. Thông qua FDI, kiến thức, kĩ năng quản lý, kĩ năng tay nghề lao động
được truyền bá vào nước nhận FDI.
Thứ ba, FDI giúp các nước đang phát triển tận dụng được lợi thế về nguồn lao động
dồi dào. Ở nhiều nước, khu vực có vốn FDI tạo ra số lượng lớn việc làm cho người lao
động đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo. Nhìn chung, số lượng việc làm trong khu vực có vốn
FDI và tỷ trọng trong tổng lao động ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng lên. Bên
cạnh đó, FDI còn góp phần vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động. Năng
suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI thường cao hơn trong các doanh nghiệp
trong nước. Với tiêu chí coi hiệu quả làm việc ưu tiên hàng đầu trong tuyển dụng và sử
dụng lao động, các doanh nghiệp có vốn FDI thường xây dựng được một đội ngũ công
nhân viên lành nghề, có tác phong công nghiệp, kỷ luật cao. Đội ngũ cán bộ của nước nhận
đầu tư tham gia quản lý hoặc phụ trách kỹ thuật trong các dự án FDI trưởng thành nhiều


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

mặt. Phần lớn số lao động cấp cao này được tham gia đào tạo, huấn luyện ở trong và ngoài

nước, được tiếp thu những kinh nghiệm quản lý điều hành của các nhà kinh doanh nước
ngoài.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tiền lương trả cho lao động trong các doanh nghiệp có
vốn FDI lớn hơn trong các doanh nghiệp trong nước. Điều này không chỉ đúng ở các nước
đang phát triển mà còn đúng cả ở các nước công nghiệp phát triển. Lý do chủ yếu là các
doanh nghiệp có vốn FDI thường có xu hướng đầu tư vào các ngành hoặc các địa bàn có
mức lương tương đối cao ở nước nhận đầu tư, hoặc thường thuê lao động có tay nghề cao,
hoặc nhờ công nghệ chủ đầu tư đem vào hiện đại hơn nên có thể đem lại năng suất cao
hơn, do đó tiền lương trả cho lao đọng cao hơn.
Thứ tư, FDI chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Những thập kỷ đầu sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai, FDI vào các nước đang phát triển chủ yếu nhằm khai thác
các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các ngành công nghiệp ở chính quốc. Ngày
nay, FDI đang trở thành một yếu tố tạo ra sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tích cực ở các
nước nhận đầu tư. FDI chủ yếu được tiến hành bởi các TNC và thường tập trung vào các
ngành công nghiệp và dịch vụ, vì vậy FDI đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành này
của các nước đang phát triển.
Thứ năm, FDI góp phần tích cực vào các cân đối lớn của nền kinh tế. Các dự án FDI
góp phần ổn định kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển. Các cân đối lớn của nền kinh
tế như cung cầu hàng hoá trong nước, xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách đều thay đổi theo
chiều hướng tích cực nhờ sự đóng góp của FDI.
Thứ sáu, FDI giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường thế giới. Vai trò này của FDI thể hiện rất rõ nét ở các nước áp dụng chính
sách thu hút FDI hướng vào xuất khẩu. Sự xuất hiện cảu các dự án FDI đi kèm với công
nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp các nước nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các
mặt hàng xuất khẩu. Các dự án FDI tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợp
tiêu chuẩn quốc tế hơn. Bên cạnh đó thông qua các mối quan hệ sẵn có của các nhà đầu tư
nước ngoài hàng hoá của doanh nghiệp có vốn FDI tiếp cận được thị trường thế giới.


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com


Thứ bảy, FDI củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động FDI góp phần làm phong phú, đa
dạng và sâu sắc các quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển. Nền kinh tế
trong nước dần dần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều này tạo thuận lợi
cho các nước tham gia vào các hiệp định hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

1.3 Tác động của toàn cầu hoá tới FDI trên thế giới
Các nhà kinh tế học đã có nhiều nỗ lực nhằm lý giải cho sự vận động của hoạt động
FDI trên thế giới trong vài thập kỷ qua. Mô hình OLI cho rằng yếu tố Sở hữu, Địa điểm
đầu tư và Nội địa hoá là những nhân tố quan trọng dẫn đến sự vận động của FDI. Một số
nhà kinh tế học lại quan tâm đến sự vận động này trong quá trình quản lý và phân công sản
xuất quốc tế, theo đó “vòng đời sản phẩm” sẽ mang tính quyết định.
Từ những phân tích về tính khách quan và đặc trưng của toàn cầu hoá ta thấy tiến
trình toàn cầu hoá có thể tác động vào hoạt động FDI thế giới bằng các con đường chính
sau: Một là con đường tự do hoá môi trường đầu tư toàn cầu; hai là qua tác động của khoa
học và công nghệ đối với các hoạt động kinh tế; ba là qua hoạt động công ty xuyên quốc
gia, bốn là vai trò chủ đạo của các nền kinh tế và liên kết kinh tế lớn trên thế giới.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ta sẽ nghiên cứu rõ hơn về tác động của toàn
cầu hoá tới FDI thông qua hai kênh chính đó là Môi trường đầu tư và Các yếu tố nguồn lực
trong nước.

1.3.1 Tác động của môi trường đầu tư toàn cầu
1.3.1.1 Tác động của xu thế tự do hoá đầu tư
Môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế trong tiến trình
toàn cầu hoá kinh tế được điều chỉnh theo hướng tự do hơn. Trong xu hướng này, nhiều thể
chế kinh tế, thương mại, tài chính toàn cầu được hình thành mới, được kế thừa từ một số tổ
chức vốn trước đó chỉ mang tính khu vực. Các vòng đàm phán của Tổ chức Thương mại



Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Thế giới (WTO) nhằm đi đến những hiệp định đa phương trong những lĩnh vực hoạt động
kinh tế khác nhau, những điều chỉnh trong cơ chế và phương thức hoạt động của Ngân
hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô mở rộng của các hiệp định
thương mại và đầu tư đa phương và song phương... là những biểu hiện rõ rệt của xu hướng
này.
Bên cạnh đó, chính sách đầu tư và thương mại của từng quốc gia riêng lẻ, những
thoả thuận hợp tác trong một số lĩnh vực dịch vụ quan trọng như thông tin liên lạc, giao
thông, thanh toán, thương mại điện tử... cũng tạo điều kiện để thương mại và đầu tư thế
giới trở nên tự do hơn, các thị trường gắn kết với nhau hơn, cạnh tranh hơn và cũng phụ
thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Các quy định ưu đãi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
các quốc gia cũng khác nhau – đây chính là một nguyên nhân dẫn đến lượng vốn FDI thu
hút tại mỗi khu vực và quốc gia là khác nhau.
Tại các nước phát triển, nguồn vốn FDI tăng mạnh vào năm 2000 với gần 1.200 tỷ
USD. Sau 3 năm giảm mạnh (năm 2000 đến năm 2003) thì vào năm 2004 nguồn vốn FDI
lại tăng lên. Trong các nước phát triển thì các nước EU chiếm 70% tổng vốn FDI, đặc biệt
là Đức, Ailen, Anh. Năm 2005 các quốc gia này đều tăng hơn 40 tỷ USD, riêng nước Anh
tăng hơn 100 tỷ USD. Tại các nước đang phát triển, dòng vốn FDI tăng 22% và đạt 334 tỷ
USD năm 2005. Vai trò của các quốc gia này trong việc nhận các dòng vốn FDI cũng như
trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài không ngừng tăng lên. Tỷ trọng vốn FDI vào các
nước đang phát triển tăng trung bình 20% trong giai đoạn 1978-1980 lên mức trung bình
35% trong những năm 2003-2005. Tỷ trọng FDI vào các nước Châu Phi giảm từ 10% năm
1978-1980 xuống khoảng 5% trong năm 1998-2000. Tuy nhiên trong những năm 20012005 dòng vốn này lại phục hồi và tăng lên. Trong nhóm các nước đang phát triển có sự
không đồng đều: Trong khi vốn FDI vào các nước Châu Á, đặc biệt là Đông Á, Nam Á và
Đông Nam Á tăng đáng kể thì lại tiếp tục giảm ở các nước khu vực Mỹ La Tinh và Caribe.
Các nước thuộc khu vực Mỹ La Tinh và Caribe liên tục giảm trong những năm 1970-1980
và cho đến nay vẫn chưa phục hồi.



Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Những nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi và tăng lên của dòng vốn FDI bắt nguồn từ
những sửa đổi về chính sách đầu tư của các quốc gia. Năm 2003 đã có 242 sửa đổi về luật
và quy chế gây ảnh hưởng đến FDI, trong đó có 218 sửa đổi theo hướng thuận lợi hoá đầu
tư. Cũng trong năm này, đã có 86 hiệp ước đầu tư song phương (Bilateral Investment
Treaties- BITs) và 60 hiệp ước thuế quan hai bên (Double Taxation Treaties - DTTs) được
ký kết, nâng tổng số các hiệp ước được ký kết lên với các con số tương ứng là 2.265 và
2.316 hiệp ước.
Bảng 1.1: Những thay đổi trong quy định điều tiết cấp quốc gia 1992 – 2007
Mục
Số quốc gia
Số thay đổi
Thuận lợi hơn
Trở ngại hơn

1998

1999

2000

60
145
136
9

65
139
130

9

70
150
147
3

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

71
72
82 103 92
91
58
207 246 242 270 203 177
98
193 234 218 234 162 142
74

14
12
24
36
61
35
24
Nguồn: UNCTAD. World Investment Report 2008

Số lượng các hiệp định song phương về đầu tư (BIT) và hiệp định chống đánh thuế
hai lần (DTT) tăng nhanh trong các năm.

Đồ thị 1.1: Số lượng các BITs và DTTs từ 1997 – 2006


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Nguồn: UNCTAD. World Investment Report 2007
Những con số này cho thấy mức độ toàn cầu hoá kinh tế đã diễn ra ở mức độ sâu và
rộng hơn. Ngoài các BIT, DTT nhiều văn bản quốc tế liên quan đến đầu tư được chứa đựng
trong các hiệp định kinh tế thương mại của khu vực, liên khu vực...cũng được nhiều quốc
gia thông qua với mục đích mở cửa đối với FDI và làm cho các quy định quốc gia phù hợp
hơn với các quy định quốc tế.

Đồ thị 1.2: Số lượng Hiệp định đầu tư quốc tế ngoài BIT và DTT từ 1957 – 2006


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Nguồn: UNCTAD. World Investment Report 2007

Môi trường FDI thuận lợi trên đã thúc đẩy dòng đầu tư không chỉ giữa các nước
phát triển mà cả giữa các nước phát triển và đang phát triển và giữa các khu vực.
Bên cạnh việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nhiều quốc gia cũng tích cực cải tiến
các qui định về thương mại của mình trong những nỗ lực đàm phán để tham gia WTO. Về
các thể chế thương mại, ngoài việc WTO đóng vai trò là một thể chế toàn cầu về thương
mại, các quốc gia cũng hình thành những khu vực thương mại tự do riêng nhằm tăng sức
cạnh tranh của khu vực. Biểu hiện rõ nhất của quá trình này là việc hàng loạt các Hiệp định
về khu vực mậu dịch tự do (FTA) song phương hoặc đa phương đã ra đời. NAFTA ở Bắc
Mỹ, AFTA ở châu Á, hiệp định thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc… là những ví dụ
điển hình của xu hướng này. Những diễn biến này tất yếu sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động
đầu tư quốc tế

1.3.1.2 Tác động của công ty xuyên quốc gia (TNC)
Một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá là các công ty
xuyên quốc gia (TNC). Sự góp mặt của TNC đóng vai trò tăng cường phát triển và phụ


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế đồng thời có tác động to lớn trong việc tạo nên sự vận
động của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới.
Xuất phát từ những tập đoàn sản xuất tư bản độc quyền hình thành trong quá trình
tập trung và tích luỹ tư bản, các công ty xuyên quốc gia luôn tự hoàn chỉnh và phát triển.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu và bàn luận về thực chất cũng như mục tiêu và quy mô
phát triển của các công ty xuyên quốc gia nhưng cho đến nay có thể nêu một cách khái
quát rằng: công ty xuyên quốc gia là một loại cơ cấu tổ chức kinh doanh quốc tế, dựa trên
sự kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô lớn của nhiều thực thể kinh doanh quốc tế và
quá trình phân phối khai thác thị trường quốc tế để đạt hiệu quả tối ưu nhằm thu lợi nhuận
độc quyền cao. Các TNC bao gồm các công ty mẹ và các công ty con (là các chi nhánh đặt
tại nước ngoài có vốn đầu tư trực tiếp và chịu sự tác động nhất định về mặt quản lý của

công ty mẹ). Vào cuối những năm 60 thế kỷ XX, trên thế giới có khoảng 7.000 TNC, đến
nay có khoảng gần 60.000 TNC với khoảng 500.000 công ty con rải khắp toàn cầu. Các
TNC chi phối và kiểm soát 80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn FDI ở nước ngoài...
Có thể coi TNC là một tác nhân không thể thiếu trong quá trình chu chuyển vốn FDI thế
giới.
- Giá trị và qui mô hoạt động
Với lợi thế về vốn, kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến và mạng lưới thị
trường rộng lớn, các TNC luôn tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận
trên phạm vi toàn cầu. Hàng năm, nguồn vốn FDI của các TNC luôn chiếm trên 90% tổng
vốn FDI của toàn thế giới (vien nc pt hcm). Dòng lưu chuyển FDI trên thế giới chủ yếu
được điều phối bởi TNC của các nước phát triển, điều này thể hiện một phần qua số lượng
các nền kinh tế mà các TNC đầu tư thông qua hệ thống các công ty con của mình.


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Bảng 1.2: 5 TNC có số lượng nước nhận đầu tư nhiều nhất
Công ty
Deutsche Post AG
Royal Dutch/Shell Group
Netstlé SA
Siemens AG
BASF AG

Nước chủ đầu tư
Đức
Hà Lan, Anh
Thuỵ Điển
Đức
Đức


Số lượng nước
nhận đầu tư
111
98
96
89
88

Nguồn: UNCTAD. World Investment Report 2008
Các nước phát triển không chỉ là chủ thể chính trong hoạt động đầu tư trực tiếp mà
còn là những nước nhận phần lớn dòng vốn FDI của TNC. Vào năm 2000 khi dòng vốn
FDI vào của toàn thế giới đạt con số kỷ lục 1.388 tỷ USD thì vốn chảy vào các nước phát
triển chiếm tới 77,3% đạt 1.108 tỷ USD. Những năm tiếp theo khi dòng vốn FDI trên toàn
thế giới giảm thì vốn FDI vào các nước này cũng giảm theo nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao
trong cơ cấu dòng vốn FDI trên thế giới. Chẳng hạn năm 2001 là 70%, năm 2002 là 72%.
Mặc dù các nước đang phát triển ngày càng trở nên hấp dẫn nhưng các nước phát triển vẫn
chiếm phần lớn số vốn đầu tư. Nguyên nhân có thể kể đến như sau:
Thứ nhất: Sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức làm
mất dần lợi thế của các nước đang phát triển về lao động và tài nguyên.
Thứ hai: Do tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nên những sản
phẩm có hàm lượng công nghệ cao ngày càng chiếm lĩnh thị trường và mang lại lợi nhuận
cao cho nhà sản xuất.
Thứ ba: Các nước phát triển có nhiều điều kiện hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư
như cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, hệ thống pháp luật được xây dựng chặt chẽ và nhất quán,
trình độ khoa học kỹ thuật cao, trình độ tay nghề của người lao động và người quản lý
cao…


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com


Thứ tư: Chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước này rất tinh vi. Do vậy, đầu tư
vào các nước này sẽ giúp các TNC thâm nhập được vào thị trường nội địa và tránh được
những quy định khắt khe về hàng nhập khẩu (môi trường, bao bì, nguyên vật liệu nội địa,
kiểm dịch vệ sinh)…
Thứ năm: Các nước phát triển có nền kinh tế cạnh tranh, có khả năng ứng phó linh
hoạt với những biến động của thị trường thế giới.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, sự tham gia của TNC của các nước đang phát
triển ngày càng tăng cường. Nếu như giữa thập kỷ 80, các công ty này chỉ đóng góp 6%
trong dòng vốn FDI toàn cầu nhưng vào nửa sau của thập kỷ 90s đã tăng lên 11% . Theo
báo cáo của UNCTAD 2008 [29], trong số 100 TNC của các nước đang phát triển trong
vòng 10 năm qua có 76 TNC của khu vực Nam, Đông và Đông Nam Á, 10 TNC của khu
vực Mỹ La Tinh, 11 TNC của Châu Phi và lần đầu tiên có 3 TNC hoạt động trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng của khu vực Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ và Co-ét). Tỷ trọng vốn FDI của các TNC
từ các nước đang phát triển đã liên tục tăng lên từ 20,3% những năm 1978-1980 đến 35,9%
những năm 2003-2005. Trong các nước đang phát triển thì châu Á và châu Đại Dương
chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là châu Mỹ La Tinh & Caribee, các nước Đông Nam Âu
và châu Phi.
TNC của các nền kinh tế đang phát triển hiện có tốc độ quốc tế hoá đầu tư khá
mạnh mẽ mà đi đầu là các TNC của các nước phát triển ở Châu Á. Trong 3 năm 2001-2003
vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của các TNC Châu Á trung bình là 37 tỷ USD/năm (tương
đương với FDI hàng năm của thế giới nửa đầu thập kỷ 80) và chiếm 4/5 tổng vốn FDI ra
của nhóm nước đang phát triển. Các TNC Châu Mỹ La Tinh và Carribe đóng góp 10 tỷ
USD đầu tư ra nước ngoài trong khi đầu tư của Châu Phi là không đáng kể và chủ yếu là
đến từ Nam Phi. Mặc dù vậy thì TNC của các nước phát triển vẫn cung cấp phần lớn vốn
FDI của thế giới. Ví dụ năm 1980 dòng vốn FDI của các nước phát triển chiếm 79.9% tổng
vốn FDI của thế giới, con số này năm 1990 là 82,5% ; năm 2000 là 77,3% và năm 2005 là
59,4%.



×