Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ MỘC THỊ TRẤN THANH LÃNG, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.49 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
LÀNG NGHỀ MỘC THỊ TRẤN THANH LÃNG,
HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Địa điểm thực tập

: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

Người hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Bích Ngọc

Đơn vị công tác

: Khoa Môi trường - Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Sinh viên thực hiện

: Phạm Thùy Linh

Lớp

: CĐ12QM




TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
LÀNG NGHỀ MỘC THỊ TRẤN THANH LÃNG,
HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Địa điểm thực tập

: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

Người hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Bích Ngọc

Đơn vị công tác

: Khoa Môi trường - Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện


(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ” trước hết em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Hồng
Nhung, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới ThS. Nguyễn Bích Ngọc – Giáo viên
hướng dẫn và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo và các cô, chú, anh, chị cán bộ
của Trung tâm Quan tắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện,
giúp đỡ và trao đổi, chia sẻ thông tin giúp em thực hiện đề tài một cách thuận lợi và
đầy đủ hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên em trong
suốt thời gian qua, giúp em có nhiều động lực để hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm
2016
Người thực hiện đề tài

Phạm Thùy Linh


MỤC LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DO

: Hàm lượng oxy hòa tan

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT

: Bộ Tài nguyên & Môi trường

UBND : Ủy ban nhân dân
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
CCN : Cụm công nghệp


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn chuyên đề thực tập
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản

phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất trực tiếp tại làng nghề đã trở thành sản phẩm
được ưa chuộng, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng lao động lúc nông
nhàn. Hiện nay, trên cả nước có khoảng 5.096 làng nghề, trong đó có hơn 1.839 làng
nghề truyền thống. Các làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng
(chiếm khoảng 60%), còn lại là miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam (chiếm
khoảng 10%) . Loại hình sản xuất tại các làng nghề rất đa dạng và phong phú, nhưng
chủ yếu tập trung vào các ngành như sản xuất mây, tre đan; dệt vải; thêu ren; sản xuất
đồ gỗ thủ công mỹ nghệ. [5]
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 77 làng nghề, tuy nhiên mới chỉ có
22 làng nghề đạt chuẩn và được công nhận, trong đó có 18 làng nghề truyền thống và 4
làng nghề tiểu thủ công nghiệp .[6]
Làng nghề mộc truyền thống Thanh Lãng (thuộc thị trấn Thanh Lãng, huyện
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) là một trong số 22 làng nghề đạt chuẩn nêu trên . Nghề
mộc tại Thanh Lãng đã ra đời và phát triển từ rất lâu đời và trở thành một nghề mang
lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, do đặc trưng của loại hình chế biến gỗ là gây ra tiếng ồn lớn, phát
sinh nhiều bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, gây ảnh hưởng tiêu cực rất
lớn tới sức khỏe cộng đồng dân cư và môi trường sống trong khu vực làng nghề, đặc
biệt là môi trường không khí. Để tìm hiểu hiện trạng môi trường của làng nghề mộc
truyền thống tôi đã lựa chọn đề tài: "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình
Xuyên".
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
* Đối tượng thực hiện: Môi trường đất, nước, không khí khu vực làng nghề mộc
thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
* Phạm vi thực hiện:
- Về không gian: Chuyên đề được thực hiện tại làng nghề mộc thị trấn Thanh
Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Thực hiện chuyên đề từ ngày 04/04/2016 đến 13/05/2016


1


* Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp thu thập số liệu: Tài liệu thu thập được từ Trung tâm Quan Trắc
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, internet, văn bản quy phạm pháp luật, báo
cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường của
khu vực và công tác quản lý môi trường thị trấn Thanh Lãng.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: trực tiếp điều tra, khảo sát thực địa
tại thị trấn Thanh Lãng.
- Phương pháp phân tích số liệu: Dựa vào các thông tin, tư liệu, số liệu đã thu
thập; phân loại, xử lý để có được cái nhìn tổng quát và cụ thể về làng nghề mộc.
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
* Mục tiêu:
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực làng nghề, thống kê nguồn và lượng
các loại chất thải phát sinh từ quá trình chế biến gỗ tại làng nghề mộc Thanh Lãng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến con
người và môi trường từ hoạt động sản xuất chế biến gỗ tại Làng nghề mộc Thanh
Lãng.
* Nội dung:
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất, hoạt động của làng nghề mộc Thanh Lãng
- Các vấn đề môi trường của làng nghề mộc, hiện trạng, áp lực của hoạt động
sản xuất đến môi trường.
- Các biện pháp về chính sách pháp lý và kỹ thuật hiện đang áp dụng tại Thanh
Lãng.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề
mộc Thanh Lãng.

2



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1. Tên cơ sở thực tập:
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2. Địa chỉ:
Thôn Mậu thông, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc
1.3. Cơ cấu tổ chức:
Có 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc và 4 phòng trực thuộc (phòng Hành chính Tổng hợp, phòng Nghiệp vụ Tài nguyên và Môi trường, phòng Quan trắc môi trường,
phòng Công nghệ môi trường)
1.4. Chức năng:
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc có chức năng
thực hiện quan trắc diễn biến môi trường và cung cấp các dịch vụ công về tài nguyên
và môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
1.5. Nhiệm vụ:
a.Quan trắc đánh giá chất lượng tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên nước, tài nguyên sinh học khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu và môi trường.
b. Điều tra, phân tích các chỉ tiêu lý hóa đất, tình trạng thoái hóa đất, ô nhiễm
đất, chất lượng môi trường, biến đổi khí hậu. Đánh giá chất lượng đất đai; xây dựng
bản đồ nông hóa thổ nhưỡng; đánh giá thoái hóa đất, lập phương án cải tạo đất đai.
c.Quy hoạch bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, lập báo cáo hiện
trạng môi trường.
d. Nghiên cứu, điều tra cơ bản, thực hiện triển khai các đề tài, dự án, nhiệm vụ
trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, quan trắc môi trường, biến đổi khí hậu, bảo
tồn gen và đa dạng sinh học.
e.Quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu, thông tin các trạm quan trắc môi

trường cố định, tự động, di động hoặc bán tự động.
f. Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến lĩnh vực
bảo vệ môi trường.

3


g. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, quan trắc môi trường,
khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
h. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến
thức về bảo vệ tài nguyên môi trường, quan trắc môi trường, bảo tồn gen và đa dạng
sinh học, biến đổi khí hậu.
i. Thực hiện các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực tài nguyên môi trường do cấp có
thẩm quyền giao.
j. Cung cấp các dịch vụ công về hoạt động thử nghiệm, phân tích mẫu trong các
lĩnh vực tài nguyên đất, khoáng sản, môi trường, thực phẩm, y tế, nông nghiệp, sinh
học.
k. Cung cấp các dịch vụ giám sát, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và
trưng cầu giám định môi trường theo yêu cầu.
l. Tư vấn lập các hồ sơ, thủ tục tài nguyên và môi trường bao gồm: Đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;
báo cáo xả nước thải vào nguồn nước; hồ sơ xin cấp phép khai thác nước mặt, nước
dưới đất; hoàn thành công trình xử lý môi trường; đề án cải tạo phục hồi môi trường;
hồ sơ đăng ký hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, chất thải nguy hại và
các nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành.
m. Tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án, thi công, giám sát thi công, chuyển giao
ứng dụng công nghệ đối với các công trình xử lý môi trường (nước; bụi; khí thải; bùn
thải; chất thải rắn; chất thải lỏng, chất thải nguy hại). Tư vấn, tham gia phòng ngừa,
ứng phó, khắc phục và xử lý các sự cố về môi trường. Tiếp nhận và vận hành các công

trình xử lý môi trường.
n. Tư vấn chuyển giao công nghệ và cung cấp vật tư, hóa chất trong lĩnh vực xử
lý môi trường.
o. Hợp tác liên danh, liên kết, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân, góp vốn
bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa
học theo quy định của pháp luật.
p. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao và một số hoạt động dịch
vụ chuyên ngành theo qui định của pháp luật.
q. Thực hiện chế độ báo cáo; quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài
sản thuộc Trung tâm theo qui định.

4


1.6. Các dự án môi trường đã, đang và sẽ thực hiện:
1.6.1. Các dự án môi trường đã thực hiện:
- Điều tra, phân loại các cơ sở sản xuất làng nghề theo loại hình sản xuất và
tiềm năng gây ô nhiễm môi trường.
- Dự án hỗ trợ triển khai nhân rộng hầm Biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải
thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2015.
- Nghiên cứu bảo tồn và phát triển loài cá cóc Tam Đảo tại Vườn quốc gia Tam
Đảo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1.6.2. Các dự án môi trường đang thực hiện
- Công trình xử lý nước thải khu dân cư xã Nguyệt Đức – huyện Yên Lạc.
- Công trình xử lý nước thải khu dân cư xã Thượng Trưng – huyện Vĩnh
Tường.
1.6.3. Các dự án môi trường sẽ thực hiện
- Công trình hạ tầng bãi tập kết và trang thiết bị lò đốt rác thải sinh hoạt tại khu
du lịch Tam Đảo.


5


CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

2.1. Tổng quan về làng mộc thị trấn Thanh Lãng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Thị trấn Thanh Lãng là một thị trấn nằm ở phía Nam huyện Bình Xuyên, cách
trung tâm huyện 6km.Phía Đông giáp các xã Tân Phong, Phú Xuân, huyện Bình
Xuyên; phía Nam giáp các xã Nguyệt Đức, Văn Tiến, huyện Yên Lạc; phía Tây giáp
xã Bình Định, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc; phía Bắc giáp xã Thanh Trù, thành
phố Vĩnh Yên. Thanh Lãng có diện tích tự nhiên là 948,21 ha, với 3.529 hộ và khoảng
14.885 nhân khẩu. [8]
Thị trấn Thanh Lãng có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng
hoá: Nằm gần trung tâm huyện Bình Xuyên, có đường Quốc lộ 2A và đường liên
huyện chạy dọc theo chiều dài xã, vì vậy rất có lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, đặc
biệt là tiêu thụ hàng hóa tiểu thủ công nghiệp.
Thanh Lãng có 3 làng nghề mộc truyền thống là Hợp Lễ, Yên Lan và Xuân
Lãng với hơn 3.000 lao động làm nghề thường xuyên chiếm hơn 50% tổng số lao động
trong thị trấn, giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động thời vụ lúc nông nhàn.
Với lực lượng lao động dồi dào như vậy là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
làng nghề ở hiện tại cũng như trong tương lai. [9]
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Tốc độ phát triển bình quân của ngành thương mại dịch vụ của Thị trấn trong
những năm gần đây đạt bình quân 12,5%. Lao động ngành này có thu nhập bình quân
cao so với lao động của các ngành khác. [2]
Giá trị sản phẩm kinh doanh từ nghề mộc chiếm gần 60% tổng sản phẩm ở địa
phương. Thu nhập từ nghề mộc hàng năm thường chiếm tỷ trọng cao. Năm 2015, mức
thu nhập bình quân của người dân địa phương là 25 triệu đồng/người/năm. Lao động

làm nghề mộc thường xuyên có thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/người/năm. Lao động
thời vụ khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng. [9]
Theo UBND thị trấn Thanh Lãng, Thanh Lãng có tổng số 3.529 hộ với khoảng
14.885 nhân khẩu. Toàn thị trấn có khoảng 73% số hộ làm nghề mộc, có 478 hộ trực
tiếp mở xưởng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động làm nghề
thường xuyên và gần 6.000 lao động thời vụ.Việc giữ gìn và phát triển nghề mộc đã
góp phần nâng cao đời sống cho người dân, kinh tế địa phương ổn định. và đang tiếp

6


tục tăng. [9]
Việc sản xuất và kinh doanh nghề mộc đang dần được chuyên môn hóa tại địa
phương. Các hộ sản xuất chế biến gỗ thường không thực hiện toàn bộ quy trình sản
xuất đồ gỗ mà tùy theo diện tích mặt bằng và khả năng đầu tư thiết bị của từng hộ gia
đình để lựa chọn. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều hộ chuyên kinh doanh thiết bị chế
biến gỗ và kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ tại địa phương.
2.1.3. Hiện trạng sản xuất
2.1.3.1. Quy trình sản xuất
Nhìn chung, quy trình sản xuất gỗ tại làng mộc Thanh Lãng giống như các làng
nghề sản xuất đồ gỗ khác tại Việt Nam.

7


-Quy trình sản xuất đồ gỗ tại làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng được thể hiện
trong sơ đồ sau :
Gỗ sơ chế
Cắt thành chi
tiết


Gỗ vụn,mùn cưa, tiếng
ồn…

Rong cạnh

Gỗ vụn, mùn cưa,
tiếng ồn…

K
eo

Ốc vít, bản lề…

Ghép
ngang, ghép
dọc

Hơi dung môi, can
đựng hoá chất, tiếng ồn.

Bào thẩm, bào
cuốn

Mùn cưa, dăm bào.

Phay, Tu bi,
cắt

Gỗ vụn,mùn cưa, tiếng

ồn, rung.

Khoan, đục,
chạm

Gỗ vụn, tiếng ồn.

Lắp ráp

Bụi, tiếng ồn, ốc vít bị
hỏng..

Giấy chà nhám.
Bột gỗ, keo, que

Chà nhám
Làm mịn

chét .
Dầu màu, dầu
bóng, giẻ lau …
Dung môi, sơn,
nước....
Ốc vít, bản lề…
Bì nilon, thùng
carton, băng keo,dây
nhựa, nhãn, keo….

Nhúng
dầu

Phun
sơn
Hoàn thiện
Đóng gói
Thành phẩm

Giấy chà nhám đã
dùng, bụi.
Bụi, hơi dung môi, vỏ
hộp…
Can chứa hoá chất, hoá
chất rơi vãi, giẻ lau dính hoá
chất.
Can chứa hoá chất,
nước thải chứa bụi sơn, hơi
dung môi.
Ốc vít bản lề bị hư
hỏng, bụi …
Bao nilon, thùng
carton, nhãn hỏng, băng keo,
...

Hình 2.1. Quy trình gia công chi tiết và hoàn thiện sản phẩm

8


2.1.3.2. Thuyết minh quy trình sản xuất:
- Sơ chế gỗ: Từ những khối gỗ hộp lớn, gỗ được xẻ thành những thanh hoặc
những tấm gỗ có kích thước theo yêu cầu sử dụng (phôi nguyên liệu).

- Rong cạnh: rong thẳng các phôi để lấy chiều ngang chuẩn, rong cạnh phôi
ghép trước khi ghép (dùng cho phôi dày, dài).
- Cắt thành chi tiết: Gỗ sau khi rong cạnh được cắt nhỏ, tạo dáng chi tiết.
- Ghép ngang, ghép dọc: Ghép các chi tiết cần thiết (một số sản phẩm đơn giản
không cần bước này).
- Bào thẩm, bào cuốn: Chi tiết sau khi được xẻ ra và ghép sẽ được cho vào máy
bào thẩm, bào cuốn nhằm loại bỏ bề mặt ngoài còn xù xì.
- Phay, tu bi, cắt: Chi tiết sau khi được bào sẽ đem gá vào máy và dùng các
dụng cụ tu bi, cắt, gọt cho chi tiết có hình dáng gần giống với chi tiết thực tế cần sử
dụng.
- Khoan, đục, chạm: Chi tiết sau khi được phay, cắt, gọt có hình dạng như mong
muốn sẽ được đem đi khoan để lắp ráp sau này hoặc đem đi trạm trổ hoa văn tăng
thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
- Các chi tiết sau khi khoan, đục, chạm sẽ được lắp ráp, chà nhám, làm mịn,
nhúng dầu, phun sơn, hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm hoàn thiện sẽ được kiểm tra lại,
nếu chưa đạt yêu cầu sẽ đưa lại khâu hoàn thiện sản phẩm, nếu sản phẩm đạt yêu cầu
sẽ được đóng gói và vận chuyển đến kho thành phẩm.
Trên đây là quy trình chế biến và sản xuất đồ gỗ đầy đủ từ nguyên liệu thô đến
thành phẩm. Tùy theo điều kiện về mặt bằng, thiết bị và trình độ thợ thủ công mà các
hộ sản xuất lựa chọn sản xuất phôi nguyên liêu hoặc mua phôi nguyên liệu để gia công
tạo sản phẩm đồ gỗ trên thị trường.
Đối với làng nghề mộc Thang Lãng thì bụi gỗ và hơi sơn là một vấn đề gây
nhiều bức xúc đối với chính quyền và người dân địa phương. Bụi phát sinh trong quá
trình vận chuyển và gia công sản phẩm. Nồng độ dung môi hữu cơ cũng tương đối cao
tại các bộ phận sơn hoàn thiện sản phẩm, do đặc thù sản xuất tại hộ gia đình có mặt
bằng chật nên bộ phận sơn thường được bố trí ngoài trời là chính, khả năng phát tán
dung môi hữu cơ ra môi trường xung quanh rất lớn.
Ngoài bụi gỗ và hơi sơn thì vấn đề tiếng ồn cũng là loại hình ô nhiễm đặc trưng
của làng nghề mộc. Tiếng ồn phát sinh từ các máy xẻ gỗ, máy cưa, máy tiện, máy bào,
máy phun sơn... Tại các vị trí này, tiếng ồn đo đều vượt 85 dB, cá biệt tại khu vực làm

việc bên cạnh các máy xẻ gỗ, chuốt, xẻ mây song tiếng ồn vượt 90dB. Do đặc thù là

9


làng nghề nên nơi sản xuất và nhà ở liền kề nhau, điều này làm cho người dân và gia
đình họ phải chịu đựng tiếng ồn lớn cả những lúc nghỉ ngơi.
2.1.3.3. Đặc điểm sản xuất
Hiện tại, quy mô sản xuất tại làng nghề mộc Thanh Lãng phần lớn vẫn theo hộ
gia đình, trình độ thủ công, tồn tại nhiều thiết bị chắp vá, lạc hậu, cơ sở sản xuất xen
lẫn trong khu dân cư. Các hộ sản xuất kinh doanh ngay trên diện tích đất ở, với mặt
bằng hẹp. Hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề đều thiếu vốn kinh doanh nên cơ sở
thường rất nhỏ, sản xuất manh mún. Do đó các cơ sở thường lựa chọn quy trình sản
xuất thủ công giá rẻ, dễ sử dụng và phù hợp với trình độ lao động nông thôn. Các cơ
sở sản xuất không theo quy hoạch, không ổn định.Lực lượng lao động không phân biệt
tuổi tác, giới tính, phần lớn có quan hệ gia đình dòng họ, và được đào tạo theo kiểu
cha truyền con nối. Những lao động này thường có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ
thuật thấp, vì vậy việc tiếp cận các thiết bị, công nghệ mới thường hạn chế, không đáp
ứng được nhu cầu sản xuất đặt ra, thiếu nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường và
không được tập huấn kiến thức về an toàn lao động.
Do đặc điểm sản xuất thủ công và sử dụng diện tích đất ở làm mặt bằng nên
phần lớn các hộ không đầu tư đầy đủ các thiết bị trong quy trình sản xuất. Gỗ phần lớn
vẫn được xử lý bẳng cách phơi ngoài trời mà không dùng phương pháp luộc gỗ. Các
hộ làm mộc thường sử dụng diện tích vỉa hè và những bãi trống nơi công cộng để phơi
gỗ, do vậy vỉa hè thường bị lấn chiếm, làm mất cảnh quan khu vực.
Hiện nay đã xuất hiện một số cơ sở sản xuất đầu tư mặt bằng và thiết bị xử lý
bụi trong xưởng sản xuất. Đây chính là bước khởi đầu quan trọng trong công tác nâng
cấp chuyển đổi phương thức sản xuất từ thô sơ lạc hậu sang phương thức mới đồng bộ,
an toàn cho người lao động và môi trường xung quanh.
2.2. Hiện trạng môi trường làng nghề mộc Thanh Lãng

2.2.1. Tổng quan tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề mộc ở Việt
Nam
Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng trong phát triển nghề thủ công truyền
thống ở Việt Nam, thì nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các làng nghề đang là vấn đề
bức xúc và đáng được quan tâm. Nguy cơ này phát sinh chính từ đặc thù của hoạt động
làng nghề, như quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, phát triển tự phát. Và một thực tế nữa
là do sự thiếu hiểu biết của những người dân về tác hại của hoạt động sản xuất đến sức
khoẻ của chính bản thân mình và những người xung quanh.
Ở các làng nghề mộc, hiện tượng ô nhiễm môi trường nước diễn ra ít nghiêm
trọng hơn các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm và các làng nghề tái chế. Tuy

10


nhiên, trong quá trình sản xuất, bụi gỗ và hơi sơn không được thu gom, xử lý mà phát
tán trực tiếp ra môi trường. Ô nhiễm tiếng ồn cũng là một bài toán khó đối với làng
nghề, bởi sản xuất đồ mộc hiện nay, hầu hết các công đoạn đều sử dụng máy móc phát
ra tiếng ồn lớn, gây ảnh hưởng đến thính giác của người dân.
2.2.2. Hiện trạng môi trường tại làng nghề mộc Thanh Lãng
2.2.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường làng nghề mộc Thanh Lãng
Do đặc thù của làng nghề mộc Thanh Lãng chủ yếu là sản xuất đồ gỗ chạm
khắc nên tác động tới môi trường chủ yếu là do bụi, hơi dung môi, và tiếng ồn [10].
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu tại làng nghề mộc Thanh Lãng bao gồm:
a. Môi trường không khí
Từ sơ đồ quy trình sản xuất gỗ (Hình 2.1) ở trên có thể thấy rằng ô nhiễm
không khí phát sinh từ hầu hết các công đoạn của quá trình sản xuất gỗ.
+ Bụi:
Bụi là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí quan trọng
tại các cơ sở chế biến gỗ. Hầu hết các công đoạn đều phát sinh bụi nhưng chủ yếu là
bốc xếp, cưa xẻ gỗ, chà nhám, làm nhẵn sản phẩm. Đối với bụi từ công đoạn cưa xẻ gỗ

có kích thước và trọng lượng lớn nên không có khả năng bay xa, thường rớt xuống
phía dưới máy; còn bụi từ quá trình chà nhám, làm nhẵn sản phẩm là bụi mịn, có khả
năng phát tán rộng và rất khó để thu gom xử lý, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người
dân. Các công đoạn bốc xếp và vận chuyển phát sinh cả bụi có kích thước lớn và bụi
mịn. Như vậy, trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất đều phát sinh bụi, đặc biệt
là trong khâu làm mịn, làm nhẵn sản phẩm.
+ Hơi sơn:
Các sản phẩm tại địa phương được đánh bóng và sơn chủ yếu bằng hai loại là
sơn PU và Vecni. Các loại sơn này có tác dụng tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm,
nhưng thường có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, tạo cảm giác khó
thở, khô mũi. Thợ phun sơn chưa được trang bị đồ bảo hộ lao động, nguy cơ gây bệnh
đường hô hấp là rất cao, có thể dẫn tới ung thư.
b. Môi trường nước
Do đặc điểm làng nghề mộc Thanh Lãng hiện nay không thực hiện ngâm tẩm
gỗ vì vậy không phát sinh mùi thối của gỗ ngâm và nước thải từ quá trình ngâm gỗ.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt và chăn nuôi
của người dân địa phương. Tuy nhiên, môi trường nước cũng bị ảnh hưởng một phần
từ chất thải rắn trong quá trình sản xuất là các bụi gỗ và các phần sơn, vecni dư thừa

11


không sử dụng do không được lưu trữ và quản lý chặt chẽ (thực tế thường được vứt ra
lòng, lề đường) dễ bị nước mưa cuốn trôi ra các ao hồ, sông suối.
c. Chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn từ các hộ gia đình trong làng nghề mộc Thanh Lãng phát sinh từ
hai nguồn chính: Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn từ hoạt động sản xuất của làng
nghề mộc.
- Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chủ yếu là thực phẩm thừa, các loại
nilon, chai lọ,... Theo ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình vào

khoảng 5 kg/hộ/ngày.
- Chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất gỗ bao gồm gỗ vụn, vỏ bào, mùn cưa,
bụi gỗ, gỗ bị cong vênh… Đây là những chất thải ít gây ảnh hưởng đến môi trường và
dễ xử lý.
Tổng lượng chất thải rắn toàn xã là 3,9 tấn/ngày, trong đó lượng chất thải từ
hoạt động chế biến gỗ là 3,1 tấn/ngày (chiếm 79,5% tổng chất thải rắn), chủ yếu là gỗ
vụn chiếm 1,6 tấn/ngày (chiếm 52,6% lượng chất thải rắn từ hoạt động sản xuất), mùn
cưa chiếm khoảng 0,9 tấn/ngày (chiếm 29,03%) và vỏ bào là 0,6 tấn/ngày (chiếm
18,37%).[2]

1.6
0.8

3.1
0.9
0.6

Hình 2.2. Biểu đồ khối lượng và thành phần chất thải rắn toàn thị trấn thải
ra trong một ngày.

12


Lượng chất thải trung bình thời kỳ chính vụ có thể lên đến: 25,3 kg/hộ/ngày đối
với gỗ vụn, đối với mùn cưa là 15,5 kg/hộ/ngày và vỏ bào là 5,5 kg/hộ/ngày. Ngoài ra
chất thải rắn bao gồm các loại các bao bì nilon, dây nilon, bìa carton, giấy, nhãn mác
hỏng phát sinh từ quá trình đóng gói sản phẩm; giấy nhám phát sinh trong quá trình
chà nhám, làm nhẵn sản phẩm. Lượng rác thải sinh hoạt vào khoảng 5 kg/hộ/ngày. [2]

25.3

46.3

5

15.5
5.5

Hình 2.3. Biểu đồ khối lượng và thành phần chất thải rắn một hộ thải ra
trong một ngày vào thời kỳ chính vụ
(Biểu đồ thể hiện tổng lượng chất thải rắn trong ngày và thành phần chất thải
rắn sinh hoạt và chất thải rắn từ quá trình sản chế biến gỗ, biểu đồ hình chữ nhật thể
hiện khối lượng của từng thành phần chất thải rắn từ hoạt động chê biến gỗ gồm gỗ
vụn, mùn cưa và vỏ bào.)
d. Chất thải rắn nguy hại
Ngoài các chất thải rắn thông thường tại làng nghề còn có thêm một loại chất
thải khác sinh ra từ hoạt động sản xuất bao gồm: lọ đựng keo cồn, keo và vecni thừa,
hỏng. Số lượng chất thải rắn này nhỏ nhưng đây là chất thải nguy hại và dễ đi vào
nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước tại địa phương.

13


2.2.2.2. Đánh giá thực trạng các thành phần môi trường
a. Môi trường nước
Qua kết quả khảo sát thực tế tại thị trấn Thanh Lãng cho thấy hầu hết các nguồn
nước tự nhiên đều bị ô nhiễm từ các hoạt động sinh hoạt và một phần là do sản xuất:
Chất thải rắn trong quá trình sản xuất là các bụi gỗ và các phần sơn, vecni dư thừa
không sử dụng do không được lưu trữ và quản lý chặt chẽ mà thường bị vứt ra lòng, lề
đường dễ bị nước mưa cuốn trôi ra các ao hồ, sông suối. Nước thải sinh hoạt chưa có
hệ thống xử lý mà thải trực tiếp ra ao hồ, sông ngòi khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm

ngày càng trầm trọng.
Kết quả phân tích thành phần nước mặt (Bảng 2.2) cho thấy: Nồng độ BOD5 và
COD đo được tại ao hồ luôn cao hơn giới hạn cho phép. Các chỉ số này dao động theo
từng điểm đo và thời gian đo, có những vị trí nồng độ BOD 5 đo được vượt mức cho
phép tới 4 lần, còn chỉ số COD cao hơn 6 lần giới hạn cho phép. Nồng độ chất rắn lơ
lửng cũng cao hơn giới hạn cho phép từ 2 đến 5 lần tùy thuộc vào vị trí đo và thời
điểm đo. Nguồn nước mặt tại đây cũng bị ô nhiễm nặng thể hiện thông qua chỉ số
Coliform vượt mức cho phép 2 lần. Nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu từ sinh hoạt và
hoạt động nông nghiệp của người dân, bởi vì đối với hoạt động chế biến gỗ, các xưởng
mộc tại Thanh Lãng không sử dụng phương pháp luộc gỗ, thay vào đó, gỗ thường
được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Do vậy không có nước thải sinh ra từ quá
trình luộc gỗ mà chỉ phát sinh một phần nhỏ do nước mưa rửa trôi các chất thải rắn từ
hoạt động sản xuất.

14


Bảng 2.1. Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước

K
í hiệu
mẫu
N
M1

Ngày nhận mẫu và Đặc điểm thời tiết
Vị trí lấy mẫu

Nguồn tác động


Đợt 1

Ao làng thị trấn
- Nước thải sinh hoạt từ khu
Thanh Lãng
dân cư

- Nước thải sinh hoạt từ khu
Mương nước
dân cư
N
gần cánh đồng khu
M2
- Do tình trạng chảy tràn từ
dân cư Đoàn Kết
hoạt động tưới tiêu nông nghiệp

Đợt
2

03/02/
25/5
2015
/2015
(Trời
râm mát)

(Trờ
i nắng)


Đợt 3

Đợt 4

31/7/2
015

30/9/2
015

(Trời
nắng nhẹ)

(Trời
râm mát)

[Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 ]

15


Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả phân tích nước mặt tại Thanh Lãng
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả phân tích nước mặt tại Thanh Lãng
NM1
T
T

Chỉ tiêu
phân tích


1

pH

2

DO

3

BOD5

4

COD

5

TSS

6
7
8

Đơ
n vị tính

-

(PO4 )


/l

,67

/l

59

/l

42

,034

0
0
,853

0
,021

0
,032

16

0
,033


0
,753

0
,027

1

,014

,113

6

0

0

0
,032

8

0

0

4
1,3


2

,046

,406

4

2

0

2
6,7

7,3

82

,028

2

1

2

4
,32


8,5

81,6

64

,027
1

mg

69,2

,12

,01

8,5

6

4

5

1

2

0


/l
/l

63

90

mg

6,1

ợt 2

,33

,26

Đ

6

5

5

1

1


mg

Nitrit

9,9

ợt 1

.41

,88

Đ

6

5

5

1

ợt 4

,41

,41

Đ


6

6

6

mg

ợt 3

,59

7,9

Đ

6

6

mg

Nitrat

(NO2-)

6

mg
/l


Đ
ợt 2

,38

/l

(NO3-)

ợt 1

mg

Phôtphat
3-

Đ

NM2

0
,612

0
,019

0
,028


Đợt 3

6,50
5,04
25,9
32,4
65
0,007
0,812
0,034

QC
VN 08Đ MT:2015/
ợt 4

BT
NMT
6

,69

–9
5

,12
2
4,1
3
2,2
5

3
0
,023
0
,587
0
,03

5,5

≥4
15
30
50
0,3
10
0,05


9

Clorua
(Cl-)

1

/l
Amoni

+

4

0

(NH )
1

1

mg
94
mg
/l

Tổng dầu
mỡ

7
08
0
,124

mg
/l

9
37

0


0
,124

0
,11

9
64

0
,291

,1

7

702
0

,359
0

,1

1
191
0
,357

0

,12

1
0
,426

0
,2

0
,16

1446
0,163
0,12

1

350

191
0

0,9

,493
0

1


,14

M
1
2

Tổng
coliform

PN/

1
10

2.100

1
3.900

1
3.120

1
4.980

8
.900

7
.000


8.200

8
.210

7.50
0

0ml
[Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 ]

17


Ghi chú:
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
b. Môi trường không khí
Nhìn chung không khí trong làng nghề mộc Thanh Lãng ô nhiễm tương đối
trầm trọng do hoạt động sản xuất phát sinh bụi ở hầu hết các công đoạn, hầu hết các hộ
sản xuất đều sử dụng sơn và vecni để đánh bóng sản phẩm dẫn tới phát tán hơi dung
môi ra môi trường xung quanh.
Các kết quả đo kiểm môi trường trên các tuyến đường làng đều cho thấy một số
chỉ tiêu chất lượng môi trường khí vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN
05:2013/BTNMT & QCVN 06:2009/BTNMT như nồng độ bụi PM10, bụi lơ lửng.
Các loại khí độc như CO, SO 2, NO2,…hay bụi Cd, bụi Pb đều đã được phát hiện có
trong môi trường không khí nhưng vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép.
Trong các cơ sở sản xuất gỗ, nồng độ bụi PM10 cao hơn tiêu chuẩn cho phép
theo QCVN 05:2013/BTNMT & QCVN 06:2009/BTNMT nhiều lần. Lượng bụi này

ảnh hưởng chủ yếu đến người lao động vì các thợ làm mộc không có thói quen đeo
khẩu trang khi làm việc. Một hàm lượng nhỏ các loại khí độc như NO 2, CO, H2S …,
phát sinh trong công đoạn đánh bóng sản phẩm mặc dù nằm tiêu chuẩn cho phép
nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân
tại thị trấn Thanh Lãng.
Bảng 2.4, Bảng 2.5 tổng hợp kết quả phân tích không khí vào mùa khô và mùa
mưa.

18


×