Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Thực trạng công tác quản lý, sản xuất – kinh doanh, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ hoàng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.21 KB, 70 trang )

Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

1

Khoa Kế toán - Kiểm

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................1
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long 13. 5
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long 15. .5
Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của Công ty 16.....................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.............................................................................................9
I.Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị..........................................................................9
1.Khái quát về Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long......................................9
2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng
Long........................................................................................................................................9
II.Mô hình quản lí của Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long............................14
1.Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý........................................................................14
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long....14
2.Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận..........................................................15
III.Tổ chức quản lý hoạt động................................................................................................16
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long.....16
IV.Công tác kế toán................................................................................................................17
1.Tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán....................................................17
Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của Công ty........................................................................................17
2.Chế độ kế toán áp dụng.................................................................................................18
2.1.Các chính sách kế toán chung.....................................................................................18
2.2.Hệ thống chứng từ kế toán.........................................................................................18
2.3.Hệ thống tài khoản kế toán.........................................................................................19


2.4.Hình thức sổ kế toán...................................................................................................19
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kể toán................................................................................................20
2.5.Hệ thống báo cáo tài chính.........................................................................................21
PHẦN 2......................................................................................................................................22
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN
NUÔI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG LONG..............................................................................................22
I.Nội quy, quy chế của đơn vị, thoả ước lao động tập thể.....................................................22
1.Nội quy, quy chế của đơn vị...........................................................................................22
1.2.Vệ sinh, ăn ở, ứng xử...................................................................................................23

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

2

Khoa Kế toán - Kiểm

2.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vận dụng để quản lý và vận dụng để hạch toán ở
đơn vị................................................................................................................................23
2.1.Hoạt động thu, chi và thanh toán...............................................................................23
2.2.Hoạt động đầu tư, sử dụng, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định............................25
2.3.Hoạt động mua, bán, sử dụng, dự trữ vật tư, hàng hoá.............................................26
2.4.Hoạt động quản lý lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT,
KPCĐ, BH thất nghiệp) trong đơn vị..................................................................................27
II.Thực trạng vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán trong hạch toán kế toán

tiền lương tại đơn vị.............................................................................................................30
1.Những lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh
nghiệp...............................................................................................................................30
1.1.Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh...........................................30
1.3.Ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý lao động, tổ chức lao động............................32
1.4.2.Ý nghĩa tiền lương....................................................................................................33
1.4.3.Quỹ tiền lương.........................................................................................................33
1.5.Các chế độ tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT.................................34
1.5.1.Chế độ Nhà nước quy định về tiền lương................................................................34
1.6.Các hình thức tiền lương.............................................................................................37
1.6.1.Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động....................................................37
1.6.1.1.Khái niệm hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động.................................37
1.6.1.2.Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương...............................37
1.6.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm.........................................................................39
1.7.Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương......................................40
1.8.Trích trước tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất trực tiếp..................................41
1.9.Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương..........................................41
1.10.Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT.....................................................42
1.10.1.Các tài khoản chủ yếu sử dụng...............................................................................42
1.10.2.Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu.........................................45
Sơ đồ 5: Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương..................................................45
2.Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ
phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long.............................................................................45
2.1.Công tác tổ chức và quản lý lao động của doanh nghiệp............................................45
2.1.1.Công tác tổ chức......................................................................................................45
2.1.2.Công tác quản lý.......................................................................................................46

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành



Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

3

Khoa Kế toán - Kiểm

2.2.Các hình thức trả lương và tính lương của Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ
Hoàng Long.......................................................................................................................46
2.2.1.Hình thức trả lương và cách tính lương...................................................................46
2.2.2.Trình tự ghi sổ tổng hợp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.............48
Sơ đồ 6: Trình tự hạch toán lương và các khoản trích theo lương............................................48
2.2.3.Hạch toán các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ......................................56
PHẦN 3......................................................................................................................................66
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI
VÀ DỊCH VỤ HOÀNG LONG........................................................................................................66
1.2.Công tác hạch toán.....................................................................................................67
2. Nhược điểm..................................................................................................................67
II. Kiến nghị để hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương...............67
1.Về lao động....................................................................................................................67
2.Phương thức trả lương..................................................................................................67

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội

toán

4

Khoa Kế toán - Kiểm

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

NỘI DUNG

CHỮ VIẾT TẮT

1

Cán bộ công nhân viên

CBCNV

2

Quyết định



3

Bộ tài chính


BTC

4

Tài khoản

TK

5

Bảo hiểm xã hội

BHXH

6

Bảo hiểm y tế

BHYT

7

Bảo hiểm thất nghiệp

BHTN

8

Kinh phí công đoàn


KPCĐ

9

Kế toán

KT

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

5

Khoa Kế toán - Kiểm

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ
Hoàng Long........................................................................................................13
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ
Hoàng Long..................................................................................................15
Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của Công ty................................................................16
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kể toán.........................................................................19
Sơ đồ 5: Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương...........................44
Sơ đồ 6: Trình tự hạch toán lương và các khoản trích theo lương....................47
Sơ đồ 7: Thủ tục thanh toán lương.....................................................................52


Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

6

Khoa Kế toán - Kiểm

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng tóm tắt một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và
kết quả kinh doanh của công ty..........................................................................12
Bảng 2: Tỷ lệ trích theo lương............................................................................47
Bảng 3: Bảng chấm công....................................................................................49
Biểu mẫu 01........................................................................................................54
Biểu mẫu 02........................................................................................................55
Biểu mẫu 03........................................................................................................58
Biểu mẫu 04........................................................................................................59
Bảng 4: Bảng thanh toán BHXH........................................................................60
Biểu mẫu 05........................................................................................................62
Biểu mẫu 06........................................................................................................63
Biểu mẫu 07........................................................................................................64
Biểu mẫu 08........................................................................................................65

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7


Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

7

Khoa Kế toán - Kiểm

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay,
một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triền phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề
như : nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất kinh doanh, quảng cáo, xúc tiến
bán hàng… và đặc biệt là vấn đề lao động, bởi nếu không có người lao động thì
sản xuất không thể diễn ra và tồn tại được.
Để đảm bảo quá trình tái sản xuất, trước hết, cần đảm bảo tái sản xuất sức
lao động. Và tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền
mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và
chất lượng công việc. Tiền lương được trả đúng với thành quả lao động sẽ
khuyến khích người lao động hăng say làm việc, tăng hiệu quả cho doanh
nghiệp.
Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương, bao gồm : BHXH,
BHYT, KPCĐ. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp,
cũng như của toàn xã hội đến người lao động.
Như vậy có thể nói rằng, tiền lương và các khoản trích theo lương là một
vấn đề quan trọng được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Chế độ
tiền lương phải hợp lí, hiệu quả, đảm bảo lợi ích cá nhân cho người lao động,
đồng thời đảm bảo mục tiêu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Vì vậy, việc hạch toán và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích

theo lương cần được quan tâm, quản lí chặt chẽ, đảm bảo giải quyết hài hoà mối
quan hệ giữa các lợi ích trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với thời gian,
tình hình kinh tế ngày càng đa dạng, phức tạp, chế độ kế toán cũ đã bộc lộ một
số bất cập, cần có sự hoàn thiện cho phù hợp và hiệu quả hơn. Đây là một trong
những vấn đề nằm trong sự quan tâm nghiên cứu của các nhà kế toán.

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

8

Khoa Kế toán - Kiểm

Là một nhà kế toán trong tương lai, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, qua
thời gian thực tập tại Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long, em đã
chọn đề tài : “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề bao gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long
Phần 2: Thực trạng công tác quản lý, sản xuất – kinh doanh, kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ
Hoàng Long.
Phần 3: Nhận xét và đánh giá về tổ chức quản lý kế toán tại Công ty cổ
phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long.
Chuyên đề báo cáo thực tập cơ sở ngành của em được hoàn thành với sự

giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: Phạm Minh Hoa và cùng toàn thể
các cô chú, anh chị cán bộ của Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng
Long.
`

Với chuyên đề này, do trình độ nhận thức còn hạn chế , thời gian tìm hiểu

kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, nên khó tránh khỏi những thiếu sót . Em rất
mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và công ty để chuyên đề của em
đạt kết quả cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Sao Mai

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

9

Khoa Kế toán - Kiểm

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I.Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị

1.Khái quát về Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long
• Tên đơn vị bằng tiếng việt: Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng
Long.
• Tên đơn vị bằng tiếng anh: Hoang Long to breed and service joint stock
company.
• Tên giao dịch, tên viết tắt: HOANG LONG B.S., JSC
• Địa chỉ trụ sở chính: Đội 6 – Thôn Tri Lễ - Xã Tân Ước - Huyện Thanh





Oai – TP.Hà Nội
ĐT: 0433 970 331
Mã số thuế: 0103028266
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng
Ngành, nghề kinh doanh: chủ yếu là hoạt động xây dựng chuồng trại và
cung cấp trang thiết bị chuồng trại phục vụ chăn nuôi; bán buôn thực
phẩm (thịt lợn).

2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chăn nuôi
và dịch vụ Hoàng Long

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán


10

Khoa Kế toán - Kiểm

Công ty cổ phần Chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long được thành lập từ năm 2008
do 5 thành viên hùn vốn. Trong 5 người thì có tới 4 người xuất thân chẳng liên
quan gì đến lĩnh vực chăn nuôi. Người thì làm nghề bật bông, chăn ga gối đệm,
người làm nghề lái xe, buôn bán vật liệu xây dựng, người lái máy xúc máy đào,
người buôn lúa giống…. Vậy ý tưởng hình thành công ty xuất phát từ đâu???
Nói về nguyên nhân thành lập, ông Nguyễn Hữu Thắng – giám đốc công
ty chia sẻ: “Ngang dọc một thời, cũng đến lúc chúng tôi chùn chân, muốn về
quê hương làm một cái gì đó. Lúc đầu, chúng tôi định nuôi lợn gia công cho
Công ty C.P của Thái Lan, nhưng sau, xuất phát từ suy ngĩ: “Người nước ngoài
đến đây thành lập công ty nuôi lợn được mà sao người quê mình ở đây phải chịu
bó tay đi làm thuê và để họ chi phối thế sao?”. Vì cái tôi lớn quá, không muốn đi
làm thêm cho người nước ngoài nên cả 5 thành viên hội đồng quản trị quyết
định tự đi bằng đôi chân của mình. Và thế là công ty được thành lập.
Vay mượn, thế chấp mọi thứ có thể, các thành viên góp được 5 tỷ đồng.
Sau đó, nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, công ty vừa
chuyển đổi vừa mua bán được 2 ha đất nông nghiệp tại cánh đồng chiêm trũng,
lầy thụt canh tác lúa 2 vụ không hiệu quả của thôn để tiến hành xây dựng trang
trại”.
Khi có đất trong tay, ban lãnh đạo lập tức bắt tay vào xây dựng trang trại.
Ai trước đi làm công nhân cơ khí thì chịu trách nhiệm khâu hàn xì nhà xưởng,
người làm thầu xây dựng nhận trách nhiệm thiết kế mảng xây cơ bản. Số còn lại,
được cử đi học thú y, quản lý và quản trị kinh doanh…. Chỉ trong vòng 6 tháng,
khu đồng chiêm trũng dần mọc lên khu nuôi lợn hiện đại.
Lấy ngắn nuôi dài, hoàn thành chuồng trại đến đâu tiến hành nuôi lợn đến
đó, với đồng vốn ít ỏi trong thời kỳ bão giá, Công ty Hoàng Long vẫn có lợi

nhuận ngay từ năm đầu xây dựng.
Công ty đầu tư mua vào 156 con lợn giống, trong đó có 46 lợn ông bà,
cùng với 110 lợn bố mẹ đều thuộc dòng lai siêu nạc giống ngoại. Với môi

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

11

Khoa Kế toán - Kiểm

trường chuồng trại hiện đại, lợn nuôi phát triển rất tốt. Lứa lợn đầu, công ty của
ông thu về hơn 3 tỷ đồng. Từ những lứa lợn sau do chủ động được nguồn lợn
giống tốt nên không phải đi mua giống ngoài, nên giảm được nhiều chi phí.
Doanh thu mỗi năm tăng lên liên tục, từ 4 tỷ đồng năm 2009 lên đến 8,5 tỷ vào
năm 2014.
Điều này được chứng minh qua bảng sau:

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội


12

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Bảng 1: Bảng tóm tắt một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty (đvt:đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Chênh lệch
2013/2012 2014/2013

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

6,735,740,421 7,593,302,933 8,502,351,629

12,73 %

11,97 %

Giá vốn hàng bán

6,114,859,026 6,913,783,351 7,850,143,059

13,06 %


13,54 %

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

620,881,395

679,519,582

652,208,570

9,44 %

(4,02) %

Chi phí quản lý doanh nghiệp

558,472,584

605,866,112

584,142,001

8,48 %

(3,59) %

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

62,408,811


73,653,470

68,066,569

18,02 %

(7,59) %

Thu nhập khác

3,274,578

3,608,311

4,180,345

10,19 %

15,85 %

Lợi nhuận khác

2,821,111

3,008,012

3,709,789

6,63 %


23,33 %

Lợi nhuận kế toán trước thuế

65,229,922

76,661,482

71,716,358

17,53 %

(6,45) %

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

17,831,349

21,073,299

15,076,339

18,18 %

(28,46) %

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

47,398,573


55,588,183

56,640,019

17,28 %

1,89 %

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
13
Khoa Kế toán - Kiểm
toán
Nhìn vào kết quả kinh doanh và tình hình của Công ty qua 3 năm 2012,
2013, 2014 ta thấy doanh thu của công ty đã tăng lên đáng kể, doanh thu tăng
đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên qua các năm.
- Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh thu năm 2013 so với năm
2012 công ty tăng 12,73%. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 909,048,696 đồng
tương ứng tăng 11,97%.
- Về giá vốn hàng bán: năm 2013 giá vốn cao hơn so với năm 2012. Năm 2014
so với năm 2013 tăng 936,359,708 đồng tương ứng với tỷ lệ 13,54%.
-Về lợi nhuận gộp và bán hàng cung cấp dịch vụ. Năm 2013 so với năm 2012
tăng 58,638,187 đồng tương ứng tỷ lệ 9,44% do công ty có chiến lược kinh
doanh tốt. Năm 2014 so với năm 2013 giảm với tỷ lệ 4,02%.
-Về chi phí quản lý doanh ghiệp: năm 2013 so với năm 2012 tăng tương ứng với
tỷ lệ 8,48%. Năm 2014 so với năm 2013 giảm 3,59%.

-Về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Năm 2013 so với năm 2012 tăng
với tỷ lệ 18,02%. Nắm 2014 so với năm 2013 thì lợi nhuận thấp hơn, giảm với
tỷ lệ 7,59%.
- Về thu nhập khác: Năm 2013 so với 2012 tăng tương ứng với tỷ lệ 10,19%.
Năm 2014 so với năm 2013 tăng với tỷ lệ 15,85%.
- Do biết năm bắt xu hướng và đề ra chiến lược kinh doanh có hiệu quả nên
doanh thu và tổng lợi nhuận sau thuế cũng tăng đáng kể. Về lợi nhuận sau thuế
năm 2013 so với năm 2012 tăng với tỷ lệ 17,28%, năm 2014 so với năm 2013
tăng tương ứng với tỷ lệ 1,89%.
Từ đó cho thấy sự tăng trưởng và lớn mạnh không ngừng của công ty trong
những năm gần đây. Bên cạnh đó, Ban giám đốc Công ty cũng đã cố gắng điều
chỉnh một mức lương hợp lý, phù hợp với mức độ làm việc của từng nhân viên.
Không chỉ đảm bảo doanh thu tăng không ngừng, trang trại của ông còn
luôn đảm bảo được tiêu chí về vệ sinh môi trường. Ông Nguyễn Đức Toàn -

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
14
Khoa Kế toán - Kiểm
toán
Chủ tịch UBND xã Tân Ước cho biết: "Dù nằm gần khu dân cư, nhưng từ khi đi
vào hoạt động đến nay, chúng tôi chưa thấy người dân ở đó phán ảnh lên xã về ô
nhiễm môi trường" .
Hiện nay, Công ty đã xây dựng được thị trường tiêu thụ và đang không
ngừng củng cố và phát triển thị trường này một cách sâu rộng hơn nữa. Bên
cạnh đó, Công ty còn đề ra 1 số mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới:

-

Mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư, nghiên cứu tạo ra sản phẩm có chất
lượng tốt nhất, cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường.

-

Từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo cơ hội cho những
người chưa có việc làm.

-

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy nhân sự hoạt
động hiệu quả, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế hoạt động.

II.Mô hình quản lí của Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long
1.Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức có vai trò rất quan trọng trong hoạt động chăn nuôi của
công ty. Một cơ cấu tổ chức hợp lý, khoa học và gọn nhẹ, phân công cụ thể
quyền hành và trách nhiệm rõ ràng sẽ tạo nên một môi trường làm việc thuận lợi
cho mỗi cá nhân nói riêng và các bộ phận nói chung.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ
Hoàng Long
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế toán –
tài vụ


Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Phòng kế hoạch
kinh doanh

Phòng hành
chính

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
15
Khoa Kế toán - Kiểm
toán
2.Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
 Giám đốc: là người đứng đầu công ty điều hành mọi hoạt động kinh
doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của công ty. Chịu trách
nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm
vụ được giao. Thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư
của công ty. Đưa ra phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội
bộ của công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với
cán bộ công nhân viên dưới quyền theo đúng chính sách pháp luật của
nhà nước và quy định của công ty. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
của công ty trước pháp luật.
 Phó giám đốc: Lập báo các kế hoạch kinh doanh, dịch vụ và huy động
vốn của công ty cũng như các phương án thực hiện đi kèm để trình ban
giám đốc,thay mặt giám đốc giải quyết một số công việc do giám đốc phụ
trách khi giám đốc không có điều kiện trực tiếp, giải quyết kịp thời và
báo cáo lại với giám đốc. Chịu trách nhiệm điều hành quản lý, đôn đốc

các phòng ban.
 Phòng kế toán – tài vụ: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc với nhiệm
vụ hạch toán hiệu quả kinh doanh trong kỳ, tổ chức thực hiện ghi chép xử
lý các tài liệu về tình hình kinh tế tài chính. Phân phối và giám sát các
nguồn vốn bằng tiền, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thống
kê lưu trữ, cung cấp số liệu thông tin chính xác kịp thời đầy đủ về tình
hình tài chính của Công ty tại mọi thời điểm cho giám đốc và các đối
tượng quan tâm khác
 Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc trong quá trình tổ
chức và quản lý công tác kinh doanh của công ty. Có nhiệm vụ tiếp cận
thị trường tìm kiếm khách hàng để ký kết hợp đồng mua bán, thực hiện
cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chiến lược kinh doanh cho công
ty. Ngoài ra phòng còn thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm
nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ , giúp giám đốc hoạch định các chiến
lược kinh doanh .
 Phòng hành chính: Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác như xây
dựng các chính sách để duy trì ổn định và phát triển chất lượng nguồn
nhân sự của công ty; lập kế hoạch tuyển dụng đào tạo phát triển nguồn
Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
16
Khoa Kế toán - Kiểm
toán
nhân lực định kỳ hàng năm; hỗ trợ các bộ phận khác trong việc quản lý
nhân sự và là cầu nối giữa ban giám đốc ngoài ra còn đôn đốc theo dõi
các nghị quyết của ban giám đốc và quy định của công ty; xây dựng quy

định biện pháp kiểm soát hiệu quả các công việc của công tác hành chính
- quản trị.
Có thể nói, bộ máy quản lý của công ty khá đơn giản, nó được tổ chức
theo mô hình trực tuyến chức năng được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới,
tất cả đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Ngoài ra còn có các phòng ban
khác với chức năng và nhiệm vụ riêng hoạt động dưới sự giám sát trực tiếp của
cấp quản trị cấp cao mà người quản lý trực tiếp là giám đốc và thường xuyên có
sự phối hợp tương trợ nhau để cùng phát triển.
III.Tổ chức quản lý hoạt động
Tuy đăng kí nhiều ngành, nghề sản xuất kinh doanh nhưng công ty tập
trung chủ yếu vào chăn nuôi cung cấp giống và thịt lợn sạch ra ngoài thị trường.
Để đảm bảo mục tiêu trên, công ty đã nghiên cứu xây dựng bộ máy quản lý hoạt
động như sau:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ
Hoàng Long
Ban Giám đốc

Khu chuồng trại
chăn nuôi

Kho vật tư,
thuốc men

Khu chế biến

• Khu chuồng trại chăn nuôi: Là nơi chăm sóc và chăn nuôi lợn. Mỗi 1 khu
lại có chuồng lợn giống, lợn thịt….
• Kho vật tư, thuốc men: Là nơi cất trữ thức ăn chăn nuôi, thuốc men,
những dụng cụ chăm sóc, khám bệnh cho lợn.
• Khu chế biến: Là nơi lợn được chế biến rồi đưa ra ngoài thị trường.


Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán
IV.Công tác kế toán

17

Khoa Kế toán - Kiểm

1.Tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán
Sơ đồ bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng

Kế

toán

Kế

viên

toán

Thủ quỹ


công nợ

Kế

toán

kho

Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của Công ty
Giải thích sơ đồ:
• Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán có trách nhiệm tổ
chức và điều hành chung công việc kế toán.
• Kế toán viên: Hạch toán quá trình nhập-xuất lợn, lập báo cáo chi tiết cho
các khoản nợ phát sinh, phát hiện và tham mưu cho các khoản nợ bị phát
hiện. Thanh toán các khoản lương, ghi chép tình hình mua và bán hàng.
• Thủ quỹ : Làm nhiệm vụ quản lý quỹ, quản lý thu chi, lập báo cáo quỹ,
thực hiện đầy đủ các nội quy và chịu trách nhiệm trước kế toán về công
việc của mình.
• Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản nợ của khách hàng, và xây dựng kế
hoạch thu nợ cho công ty. Phản ánh chính xác tình hình công nợ phải thu,
phải trả và thanh toán công nợ. Định kỳ lập báo cáo công nợ.
• Thủ kho: Ghi chép tình hình sử dụng thuốc men, thức ăn chăn nuôi theo
số lượng, quy cách, nhóm hàng, định kỳ lập báo cáo.
• Mối quan hệ giữa các bộ phận:
 Mọi bộ phận kế toán có nhiệm vụ khác nhau,theo dõi phát sinh
của các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, các bộ phận kế toán lại
có quan hệ mật thiết và tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau: đều tổng
hợp các chứng từ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, và gửi lên
phòng kế toán tổng hợp của công ty.
 Cuối kỳ, thực hiện đối chiếu số liệu giữu các bộ phận kế toán và

tìm ra những sai lệch, sửa chữa kịp thời, để lên báo cáo tài chính

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán
2.Chế độ kế toán áp dụng

18

Khoa Kế toán - Kiểm

2.1.Các chính sách kế toán chung
- Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long áp dụng chế độ kế toán
căn cứ vào quyết định số48/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài
-

chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Việt Nam đồng
Kỳ kế toán là một năm tài chính hay một năm dương lịch từ ngày 01/01 đến

-

ngày 31/12
Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán bắt đầu từ 01/01

-


hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Tổ chức kế toán theo phương pháp tập trung
Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: phương pháp khấu hao theo

-

đường thẳng.
Phương pháp tính giá hàng xuất bán, xuất dùng: Phương pháp bình quân gia

-

quyền (bình quân cả kỳ dự trữ).
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên

2.2.Hệ thống chứng từ kế toán
Công ty đã và đang áp dụng Hệ thống chứng từ kế toán do Bộ tài chính
ban hành theo quyết định số 48/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 và một số chứng từ
ban hành theo các văn bản pháp luật khác.
Mọi nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động của Công ty đều được lập
chứng từ kế toán có đầy đủ chỉ tiêu, chữ ký, các chức danh theo quy định.
Các chứng từ doanh nghiệp áp dụng theo chế độ kế toán gồm 5 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương, gồm các chứng từ sau: Bảng chấm công,
Bảng thanh toán tiền lương, Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH,
Bảng thanh toán tiền thưởng…
+ Chỉ tiêu bán hàng: Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn thu mua hàng hóa,
Hợp đồng kinh tế …
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản kiểm
nghiệm vật tư- hàng hóa, Thẻ kho, Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa...

+ Chỉ tiêu tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, Thẻ tài sản
cố định, Biên bản thanh lí tài sản cố định, Biên bản đánh giá tài sản cố
định, Biên bản kiểm kê, Bảng tính và phân bổ khấu hao...
+ Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh
toán tiền tạm ứng, Biên lai thu tiền, Bảng kê quỹ,…

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
19
Khoa Kế toán - Kiểm
toán
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào chứng từ đúng mẫu quy
định, đầy đủ, kịp thời, chứng từ chỉ được lập một lần khi nghiệp vụ xảy ra.
2.3.Hệ thống tài khoản kế toán
Trên cơ sở tài khoản sử dụng Cấp 1 và Cấp 2 được áp dụng theo đúng chế
độ kế toán ban hành theo quyết định số 48/QĐ-BTC .Sau đó căn cứ vào yêu cầu
quản lý của công ty mà kế toán mở thêm các tài khoản chi tiết cần sử dụng như:
-

TK 112: được mở chi tiết theo từng ngân hàng
TK 131: được mở chi tiết theo từng khách hàng
TK 141: được mở chi tiết theo từng đối tượng
TK 331: được mở chi tiết theo từng đối tượng phải trả
TK 511: được mở chi tiết theo từng mặt hàng
Ngoài ra các tài khoản 641, 642 cũng được mở chi tiết theo từng khoản
mục chi phí.


2.4.Hình thức sổ kế toán
Với đặc điểm là một doanh nghiệp có quy mô không lớn nên công ty đã lựa
chọn hình thức kế toán là hình thức “nhật ký chung” tạo điều kiện thuận tiện
cho công tác kế toán.
Trình tự ghi sổ của hình thức này được phản ánh qua sơ đồ sau:

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

20

Khoa Kế toán - Kiểm

Chứng từ gốc

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

SỔ CÁI

Sổ, thẻ chi tiết kế
toán

Bảng tổng hợp

chi tiết

Bảng cân đối số
phát sinh

BÁO CÁO
TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
(Nguồn: Phòng kế toán)
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kể toán
Giải thích sơ đồ:
-

Sổ nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở
chứng từ gốc đều được ghi chép theo trình tự thời gian và theo quan hệ

-

đối ứng tài khoản vào sổ Nhật ký chung.
.Sổ Cái: là sổ kế toán tổng hợp, dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh trong niên độ kế toán, mỗi tài khoản được mở trên một
sổ cái riêng.

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành



Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
21
Khoa Kế toán - Kiểm
toán
Công ty không mở các Nhật kí đặc biệt khi ghi sổ kế toán, vì vậy toàn
bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ căn cứ vào các chứng từ gốc, kế
toán mở và ghi sổ Nhật kí chung.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc các đối tượng cần theo dõi chi
tiết, kế toán ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Đồng thời ghi vào nhật ký
chung sau đó cuối tháng từ nhật ký chung chuyển ghi vào các sổ liên quan.
Cuối tháng, cuối kỳ, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối
số phát sinh, Đồng thời lập bảng tổng hợp chi tiết sau khi đối chiếu số liệu trên
sổ cái và số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết, kế toán sẽ căn cứ vào sổ cái, bảng
cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.
2.5.Hệ thống báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo năm để nộp cho các cơ
quan chức năng. Báo cáo phản ánh một cách tổng quát toàn diện tình hình tài
sản, nguồn vốn, đánh giá khái quát kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài
chính của công ty trong 1 năm bao gồm:
-

Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN).
Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02 - DN).
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN).
Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN).

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7


Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

22

Khoa Kế toán - Kiểm

PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG LONG
I.Nội quy, quy chế của đơn vị, thoả ước lao động tập thể
1.Nội quy, quy chế của đơn vị
Công ty yêu cầu mọi công nhân và những người lao động, học tập, khách
lưu lại trong trại nghiêm chỉnh chấp hành những nội quy sau:
1.1.An ninh, an toàn
 Khi vào cổng phải sát trùng (chỉ được vào khu nhà khách, nhà ở)
 Đầu giờ đi làm hoặc vào tham quan phải tắm trong phòng tắm có diệt
trùng bằng ozon (bật máy ozon), mặc quần áo trại trước khi vào chuồng.
 Đối với công nhân, không những phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy
này của công ty mà còn phải chấp hành nội quy và quy trình về chăm sóc,
nuôi dưỡng, vệ sinh và an toàn riêng của chuồng mà mình làm việc.
 Nghiêm chỉnh chấp hành giờ làm, giờ nghỉ theo quy định của công ty.
 Không tự ý đi sang chuồng mà không phải trách nhiệm của mình (trừ
trường hợp khi có yêu cầu hoặc trường hợp đặc biệt khi có sự cố nào đó).
 Không tụ tập, ngồi chơi, gọi điện thoại trong giờ làm (trừ trường hợp liên
hệ trao đổi công việc trong nội bộ trại nhưng thời gian gọi không được
kéo dài).

 Thời gian nghỉ trưa nếu không nghỉ thì phải giữ trật tự, không được làm
ồn gây ảnh hưởng cho người khác không ngủ được.
 Thời gian đi ngủ tối là 10 giờ đêm (nếu không ngủ được thì cũng không
được làm ồn ảnh hưởng đến người khác).
 Không đánh bạc cũng như mọi hình thức tương đương như cá độ, số đề,
thách đố. Chỉ chơi những môn thể thao, giải trí mà trại cho phép (trong
một không gian và thời gian nhất định).
 Không tự ý đi ra khỏi trại mà không có sẹ đồng ý của cán bộ quản lý.
 Không vào nhà máy phát (nhà phân phối điện cho toàn trại) khi không có
nhiệm vụ, hoặc những nơi không có nhiệm vụ cấm vào. Không nghịch
hoặc sờ tay vào cầu dao, át, mô tơ điện ...vv ở bất cứ đâu khi không có
nhiệm vụ.
 Khi ra khỏi trại phải qua phòng bảo vệ kiểm tra hành lý, đặc biệt nghiêm
cấm mang bất cứ thứ gì của hợp tác xã ra khỏi trại dù đó là thứ nhỏ nhất.
 Những người lao động, học tập, khách vào và lưu lại trại phải tự bảo vệ
mình cũng như hành lý của mình, tự chịu trách nhiệm với những hành vi
của mình. Nếu có gì bất thường báo cho công ty (người quản lý trực tiếp
hoặc số điện thoại sau 0982 358 791).

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
23
Khoa Kế toán - Kiểm
toán
1.2.Vệ sinh, ăn ở, ứng xử
 Công nhân phải tự dọn vệ sinh phòng ở của mình (cả trong, ngoài, trên,

dưới) chăn màn, quần áo và các vật dụng cá nhân khác phải để gọn gàng,
rác thải phải đổ ra nơi quy định, cấm không đượcvứt bừa bãi.
 Hằng ngày, công nhân phải tự phân công nhau dọn vệ sinh ở nhà vệ sinh,
nhà tắm (sát trùng) của cả hai phái nam và nữ, không để trong phòng vệ
sinh, phòng tắm (sát trùng) bẩn thỉu, bừa bộn; ở bên trên, dưới, trong,
ngoài phải luôn luôn giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng.
 Khi tắm hoặc thay quần áo thì quần áo của ai người đó tự mang về máy
giặt cấm không được để bừa bãi.
 Đến bữa, mọi người vào ăn đúng giờ không để phải mời gọi, ăn xong tập
trung xếp dọn (hoặc tự phân công nhau).
 Không đánh cãi, chửi nhau, hoặc mọi hình thức gây mất trật tự khác, gây
mất đoàn kết trong nội bộ công ty cũng như đối với những người ra vào
trại.
 Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong sinh hoạt là trách
nhiệm của mọi người lao động, học tập và khách vào, lưu lại trại.
 Không được uống rượu, bia say gây mất đoàn kết.
 Cấm uống rượu buổi trưa, tối được uống nhưng chỉ được uống vừa phải
(mỗi người từ 1 đến 2 chén nhỏ, bia là 1 chai 0.5 lít).
 Nghiêm cấm mua thức ăn riêng vào ăn trong trại.
 Nếu có việc gì mâu thuẫn giữa công nhân với nhau thì phải báo cáo
người quản lý để kịp thời giải quyết, hoặc việc gì không đồng ý với cán
bộ hoặc hợp tác xã thì phải trình bày ý kiến của mình để Hợp tác xã điều
chỉnh thay đổi cho phù hợp.
 Khi ốm đau, về nghỉ hay nghỉ tại trại phải báo cáo, xin phép người quản
lý của mình, để công ty còn bố trí người thay thế.
 Nếu vì lý do gì mà xin nghỉ hoặc hết hợp đồng phải báo cáo với Công ty.
Những quy định trên áp dụng với tất cả công nhân lao động, sinh viên thực
tập, người học việc, khách lưu lại trại, và khách vào tham quan. Nếu vi phạm
thì tuỳ mức độ mà Công ty sẽ phạt bằng tiền trừ vào lương (nếu là công
nhân), rời khỏi trại (nếu là khách). Trong trường hợp vi phạm mà gây nguy

hiểm cho mình hay người khác thì tuỳ theo mức độ, do hành vi của mình gây
ra nhẹ thì Công ty xử lý, nặng thì theo luật pháp của nhà nước.
2.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vận dụng để quản lý và vận dụng
để hạch toán ở đơn vị
2.1.Hoạt động thu, chi và thanh toán

Số hiệu văn bản

03/2003/QH11

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
toán

24

Tên văn bản

Luật Kế Toán Việt Nam

Ngày tháng năm
ban hành

03/2003

Khoa Kế toán - Kiểm


Trong Luật Kế Toán Việt Nam có quy định hai nội dung
Nội dung chính
có liên quan

chính có liên quan đến hoạt động thu chi như sau
-

Đơn vi sử dụng trong kế toán
Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán

Trong luật kế toán có hai điều khoản quy định về đơn vị tiền tệ và chữ số và
chữ viết được sử dụng trong kế toán có liên quan đến hoạt động thu chi trong
Doanh nghiệp như sau :
• Điều 11. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế
là “VND”). Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ,
phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy
đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm
phát sinh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ
không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại
ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại
ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để kế toán, nhưng khi lập
báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ
giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ
lập báo cáo tài chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động là đơn vị đo lường chính
thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo
lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam.

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
25
Khoa Kế toán - Kiểm
toán
• Điều 12.Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng
tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt
Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả - Rập : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9;
sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi
còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn
vị.
Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long đã tiến hành vận dụng đầy đủ
hai điều trên của luật kế toán trong hoạt động thu chi của Công ty.
2.2.Hoạt động đầu tư, sử dụng, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Số hiệu văn bản
Tên văn bản
Ngày tháng năm
ban hành

45/2013/TT-BTC
Thông tư : Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích
khấu hao TSCĐ

25 tháng 4 năm 2013
Thông tư số 45 nhằm mục đích hướng dẫn chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ bao gồm các nội

Nội dung chính
có liên quan

dung sau :
-Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ
-Cách thức xác định nguyên giá TSCĐ
- Nguyên tắc quản lý TSCĐ

• Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ: Để nhận biết TSCĐ thì tài sản đó phải thỏa
mãn các điều kiện sau đây:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
• Các khoản không được ghi nhận là tài sản cố định:

Trần Thị Sao Mai – KT3 – K7

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


×