LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS.Hoàng Anh Huy.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đồ án này là trung thực và chưa công
bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau và có chú thích rõ nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung đồ án của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền Trang
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy giáo TS.Hoàng Anh Huy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho
em trong suốt quá trình viết đồ án.
Em chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Môi trường cũng như các thầy,
cô giáo các khoa, bộ môn khác của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Vốn kiến thức
được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đồ
án mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị của công ty DVMT và QLĐT
Tuyên Quang đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình tìm kiếm tài liệu và
khảo sát thực tế phục vụ đồ án tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTR
Chất thải rắn
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
CTRCNNH
Chất thải rắn công nghiệp nguy hại
CTRCN
Chất thải rắn công nghiệp
CTRYT
Chất thải rắn y tế
CTRYTNH
Chất thải rắn y tế nguy hại
BVMT
Bảo vệ môi trường
UBND
Ủy ban nhân dân
DVMT
Dịch vụ môi trường
QLĐT
Quản lý đô thị
TP
Thành phố
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chất thải rắn sinh hoạt đang là một trong những vấn đề môi trường bức xúc ở
Việt Nam. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn rác thải phát sinh trong cả
nước và theo dự báo thì số lượng rác thải sẽ tăng cao trong thập kỷ tới đây. So với
các nước khác trên thế giới thì lượng rác thải Việt Nam không lớn, nhưng điều đáng
quan tâm ở đây là tình trạng thu gom thấp và không phân loại trước khi mang rác
thải ra ngoài môi trường
Hiện nay, cùng với sự công nghiệp hoá hiện đại hoá thì cuộc sống của người
dân nông thôn đang ngày càng được cải thiện.Người dân nông thôn đã biết chăm lo
cuộc sống hàng ngày của mình tốt hơn. Cùng với đó chất thải rắn từ cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày của người dân sẽ tăng lên. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của
khu vực nông thôn cũng đa dạng hơn.
Trong những năm gần đây, Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có nền kinh tế
phát triển nhanh chóng trong nước, đặc biệt đã thu hút rất nhiều nguồn đầu tư kinh
tế quan trọng trong và ngoài nước. Đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội
của tỉnh phải kể đến huyện Sơn Dương, là huyện tập trung nhiều nghành công
nghiệp( nhà máy đường, nhà máy giấy, nhà máy xi măng Tuyên Quang..) và dân số
đông nhất trong các huyện của tỉnh.
Tuy nhiên, do nền kinh tế phát triển, các nhu cầu tiêu thụ của người dân ở
huyện Sơn Dương không ngừng tăng mạnh nên lượng rác thải sinh hoạt của người
dân ngày càng nhiều. Rác thải sinh hoạt đang tăng lên với tốc độ chóng mặt từng
ngày từng giờ cùng với nhịp độ phát triển của xã hội. Huyện Sơn Dương là một
huyện miền núi nên điều kiện cơ sở vật chất nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, vấn
đề môi trường tại huyện lại chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, ý thức bảo
vệ môi trường của người dân nói chung lại không bắt kịp với các nhu cầu tiêu thụ
ngày càng tăng của họ đã gây ra những tác động xấu tới môi trường nghiêm trọng
đang đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của người dân nơi đây.
Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chất thải rắn
sinh hoạt với điều kiện của Huyện Sơn Dương là vấn đề cấp bách và cần sự quan
6
tâm của các cấp chính quyền và cả cộng đồng.Tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiện
trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp” với mục đích nâng cao
hiệu quả quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng, đồng thời
tăng cường ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị Huyện Sơn
-
Dương.
Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do
-
chất thải rắn gây ra
Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Sơn Dương đến năm 2025
3. Nội dung nghiên cứu.
-
Điều tra tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Sơn Dương
+ Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
+ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
+ Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
-
Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Sơn Dương
+ Về phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì: Số lượng, chủng
loại phương tiện thu gom, vận chuyển; Số lượng nhân công thu gom, vận chuyển.
+ Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Phương pháp thu gom; Tần suất,
thời gian thu gom; các điểm tập kết, hiệu suất thu gom; Vạch tuyến thu gom sơ cấp
và thứ cấp.
+ Tình hình phân loại; phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025.
-
Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn Huyện Sơn Dương
+ Nhận thức, đánh giá của cán bộ xã, huyện.
+ Nhận thức, đánh giá của người dân.
-
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn Huyện Sơn Dương:
7
+Giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển:
•
•
Đề xuất phương án giảm thiểu phát thải trên địa bàn Huyện Sơn Dương.
Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên địa bàn Huyện Sơn
Dương.
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thể chế, chính sách vào thực tiễn:
•
•
Giải pháp về tổ chức, quản lý.
Các thể chế, chính sách hỗ trợ xã hội
+ Đề xuất các giải pháp hỗ trợ khác.
8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1 Một số khái niệm
Chất thải rắn theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu,
chất thải rắn được hiểu là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải
ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Như vậy, chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn
nguy hại.
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người.Nguồn tạo thành chủ yếu là các khu dân
cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại.
Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong những đặc tính: phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ
độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Chất thải rắn đô thị bao gồm chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư, từ các
cơ sở công nghiệp (khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và
nhỏ), từ các khu vực xây dựng và đập phá (xà bần), khu vực nhà máy xử lý (nhà
máy xử lý nước, nước thải sinh hoạt), lò đốt chất thải rắn đô thị.
1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt sinh ra từ mọi người và mọi nơi: gia đình, trường học,
chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất
kinh doanh, bến xe, bến đò,...Nguồn gốc phát sinh của chất thải rắn sinh hoạt được
tổng hợp trong bảng 1.1:
Bảng 1.1. Nguồn gốc của chất thải rắn sinh hoạt
STT
1
Nguồn gốc
Khu dân cư
2
Khu thương mại
Nơi phát sinh
Hộ gia đình, biệt thự, chung cư.
Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm
sữa chữa và dịch vụ.
3
Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn phòng, công sở nhà nước.
4
Khu công cộng
Đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm.
1.3 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
a) Thành phần
9
Thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc vào nguồn thải. Mỗi nguồn thải khác
nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương mại có thành
phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác
vườn, gỗ, nhôm...Chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm phố chưa bụi, rác, xác
động vật, xe máy hỏng..., chất thải thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp...
Bảng 1.2. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần
Định nghĩa
Các chất cháy được
Giấy
Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy
Ví dụ
Các túi giấy, mảnh bìa, giấy
vệ sinh
Hàng dệt
Các nguồn gốc từ các sợi
Vải, len, nilon...
Thực phẩm
Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm
Cọng rau, vỏ quả, thân cây,
lõi ngô...
Cỏ, gỗ, củi, Các sản phẩm và vật liệu được chế Đồ dùng bằng gỗ như bàn,
rơm rạ
tạo từ tre, gỗ, rơm...
ghế, đồ chơi, vỏ dừa...
Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm được chế Phim cuộn, túi chất dẻo,
tạo từ chất dẻo
chai, lọ. Chất dẻo, đầu vòi,
dây điện...
Da và cao su
Các vật liệu và sản phẩm được chế Bóng, giày, ví, băng cao
tạo từ da và cao su
su...
Các chất không cháy
Các kim loại Các vật liệu và sản phẩm được chế Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,
sắt
tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
dao, nắp lọ...
Các kim loại Các vật liệu không bị nam châm hút Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ
phi sắt
đựng...
Thủy tinh
Các vật liệu và sản phẩm được chế Chai lọ, đồ đựng bằng thủy
tạo từ thủy tinh
tinh, bóng đèn...
Đá và sành sứ Bất cứ các vật liệu không cháy Vỏ chai, ốc, xương, gạch,
ngoài kim loại và thủy tinh
đá, gốm...
Các chất hỗn hợp
Tất cả các vật liệu khác không phân Đá cuội, cát, đất, tóc...
loại trong bảng này. Loại này có thể
chưa thành hai phần: kích thước lớn
hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm
b) Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
• Tính chất vật lý
Trong những tính chất vật lý của chất thải rắn sinh hoạt thì khối lượng riêng,
độ ẩm,khả năng giữ ẩm thực tế thường được quan tâm nhất.
10
-
Khối lượng riêng
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích,
tính bằng kg/m3. Khối lượng riêng của CTR sẽ rất khác nhau tùy theo phương pháp
lưu trữ: để tự nhiên không chứa trong thùng, chứa trong thùng và không nén, chứa
trong thùng và nén. Khối lượng riêng của chất thải đô thị dao động trong khoảng
180 – 400 kg/m3 , điển hình khoảng 300 kg/m3.
-
Độ ẩm
Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theo
thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô.
Trong lĩnh vực quản lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn.
-
Khả năng giữ nước thực tế
Khả năng giữ nước thực tế của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà nó có
thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực.Khả năng giữ nước của
hỗn hợp chất thải rắn (không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong
khoảng 50-60%.
• Tính chất hóa học
- Công thức phân tử của chất thải rắn
Các nguyên tố cơ bản trong CTR bao gồm C (carbon), H (Hydro), O (Oxy), N
(Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro. Các nguyên tố thuộc nhóm halogen cũng được xác
định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác.
- Năng lượng chứa trong các thành phần chất thải rắn
Năng lượng chứa trong thành phần hữu cơ có trong rác sinh hoạt có thể xác
định bằng cách: sử dụng lò hơi, thiết bị đo nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm, tính
toán nếu biết các thành phần nguyên tố. Trong đó, cách được sử dụng phổ biến nhất
trong việc xác định năng lượng các thành phần chứa trong rác là sử dụng máy đo
nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm.
- Quá trình chuyển hóa hóa học
Những quá trình chuyển hóa hóa học chủ yếu sử dụng trong xử lý CTR bao
gồm đốt (quá trình oxy hóa hóa học), nhiệt phân, và khí hóa.
Đốt (Oxy hóa hóa học)
11
Nếu không khí được cấp dư và dưới điều kiện phản ứng lý tưởng, quá trình
đốt chất hữu cơ có trong CTR có thể biểu diễn theo phương trình phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Không khí (dư) → CO 2 + H2O + không khí dư + NH3 + SO2
+ NOx + Tro + Nhiệt
Nhiệt phân
Nhiệt phân là quá trình thu nhiệt. Đặc tính của 3 phần chính tạo thành từ quá
trình nhiệt phân CTR như sau: dòng khí sinh ra chứa H 2, CH4, CO2 và nhiều khí
khác tùy thuộc vào bản chất của chất thải đem nhiệt phân; hắc ín và/hoặc dầu dạng
lỏng ở điều kiện nhiệt độ phòng chứa các hóa chất như acetic acid, acetone và
methanol; than bao gồm carbon nguyên chất cùng với những chất trơ khác.
Khí hóa
Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu carbon để
tạo thành khí nhiên liệu cháy được giàu CO, H 2 và một số hydrocarbon no, chủ yếu
là CH4.Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy trong động cơ đốt trong hoặc
nồi hơi.
• Tính chất sinh học
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong
CTRSH là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo
thành khí, chất rắn hữu cơ trơ và các chất vô cơ.Trong quá trình phân hủy chất hữu
cơ, đặc biệt từ thực phẩm thì việc phát sinh mùi và ruồi nhặng cũng là vấn đề đáng
lưu tâm.
1.4 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt
a) Tác động của CTRSH đến môi trường đất
Đối với rác thải không phân hủy như nhựa, cao su, sành sứ, thủy tinh..nếu
không có giải pháp thích hợp sẽ dẫn đến nguy cơ thoái hóa và giảm độ phì của đất.
Các chất thải rắn được tích luỹ trong đất theo thời gian dài gây ra nguy cơ
tiềm ẩn đối với môi trường. Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng
như chì, kẽm, đồng, niken, cadimi…tích tụ trong đất và gây hiệu ứng thích lũy theo
thời gian, xâm nhập vào cơ thể con người qua các chuỗi thức ăn. Các chất thải gây ô
nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
nhuộm, chất thải của các ngành công nghiệp như thuộc da, công nghiệp hóa chất...
12
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được
đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh
vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch
nhái... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu
bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilôn trong
sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết
và do đó chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến
quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu,
đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
b) Tác động của CTRSH đến môi trường nước
Các chất thải rắn, nếu là chất hữu cơ, trong môi trường nước nó sẽ bị phân
hủy một cách nhanh chóng.Phần lớn nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa
chất hữu cơ để tạo thành các sản phẩm trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối
cùng là nước và chất khoáng. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm
khí để tạo ra các sản phẩm trung gian, sau đó các sản phẩm cuối cùng là: CH 4, H2S,
H2O, CO2. Tất cả các sản phẩm trung gian đều có mùi hôi thối và là độc chất. Bên
cạnh đó, còn có rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu chất thải rắn là các chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong
môi trường nước. Sau đó oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gây nhiễm bẩn
cho môi trường nước, nguồn nước.Những chất độc như thủy ngân, chì, các chất
phóng xạ sẽ càng nguy hiểm hơn.
Chất thải rắn gây cản trở dòng chảy, ứ đọng nguồn nước là loại CTR không
được thu gom mà thải trực tiếp vào kênh, rạch, sông hồ… rác nặng lắng xuống đáy
làm tắc đường lưu thông của nước. Rác nhỏ nhẹ, lơ lửng trong nước làm đục
nước.Rác có kích thước lớn như giấy vụn, túi nylon… nổi lên mặt nước làm giảm
bề mặt trao đổi oxy của nước và không khí, làm mất thẩm mỹ cảnh quan.
c) Tác động của CTRSH đến môi trường không khí
CTRSH có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ
ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí CH 4 53,8%, CO – 33,6% và một số khí khác gây mùi khó chịu. Khối lượng khí phát ra từ
13
các loại rác thải lộ thiên chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi
đáng kể theo mùa, khi nhiệt độ tăng lượng khí thải phát ra nhiều hơn do đó vào mùa
hè các loại rác thải phân hủy nhanh hơn và tạo mùi khó chịu hơn vào mùa đông.
Đối với các bãi chôn lấp thải lộ thiên khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có
thể thoát lên trên mặt đất mà không cần bất kỳ sự tác động nào.
Các chất khí phát sinh mùi khi chất thải rắn phân hủy bao gồm: Amoni có mùi
khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur có mùi trứng thối, sunfur hữu cơ mùi bắp cải
thối, mecaptan hôi nồng, admin mùi cá ươn, diamin mùi thịt thôi, Cl 2 hôi nồng,
phenol có mùi đặc trưng.
d) Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Theo tổng kết từ tổ chức Y tế thế giới, chất thải rắn sinh hoạt gây ra 22 loại
bệnh cho con người. Trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn lao tồn tại
được từ 2 đến 42 ngày trong rác. Riêng trực khuẩn phó thương hàn tồn tại lâu hơn
từ 24 đến 107 ngày. Rác sinh hoạt với thành phần hữu cơ chiếm từ 30 ÷ 70%, trong
điều kiện ẩm ướt của các vùng nhiệt đới là môi trường tốt cho các vi sinh vật phát
triển. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung
gian gây bệnh tồn tại trong các bãi chôn lấp như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi...
và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do
các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do
xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt
xuất huyết...
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ
lệ lớn.Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không
được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác
như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi chôn lấp dễ mắc các
bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, ngoài da, phụ khoa.
Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần
40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải.
e) Tác động đến cảnh quan môi trường
14
Chất thải rắn nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm đối
với môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng và làm mất mỹ quan đô thị.
Hiện nay, tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương
rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.Rác thải
không được đổ thải và xử lý đúng nơi quy định ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa,
cảnh quan danh lam thắng cảnh, gián tiếp gây ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển
du lịch tại địa phương.Đồng thời cũng tạo ra nếp sống không văn minh, lịch sự, ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương.
1.5 Cơ sở pháp lý của đề tài
• Luật bảo vệ môi trường 2014;
• Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
• Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất
thải và phế liệu;
• Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BVMT;
• Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
• Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050;
• Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2009 của chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
• Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của bộ Tài chính
hướng dẫn việc thi thành Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm
2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt các nước trên thế giới và Việt Nam
2.1. Tình hình quản lý CTRSH các nước trên thế giới
a) Tình hình phát sinh
15
Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực đô thị của châu Á mỗi ngày phát sinh
khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, con số này sẽ tăng tới 1,8
triệu tấn/ngày (World Bank, 1999). Tỷ lệ chất thải gia đình trong dòng chất thải rắn
đô thị rất khác nhau giữa các nước. Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60-70% ở
Trung Quốc, 78% ở Hồng Kông (kể cả chất thải thương mại), 48% ở Philipin và
37% ở Nhật Bản. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank, 1999), các
nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35 % chất thải gia đình trong toàn bộ dòng
chất thải rắn đô thị.
Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA,
1997), tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị ở Philipin theo các nhóm người có thu
nhập khác nhau là: thu nhập cao: 0,37-0,55 kg/người/ngày, thu nhập trung bình:
0,37-0,60 kg/người/ngày và thu nhập thấp: 0,62-0,90 kg/người/ngày. Tương tự, các
kết quả phân tích tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị theo GDP tính trên đầu người
của các nước thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), Hoa Kỳ và
Ôxtrâylia được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ phát sinh cao; nhiều nước thuộc
Liên minh châu Âu được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh trung bình và Thuỵ Điển,
Nhật Bản được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh thấp. Theo nguyên tắc thì các nước
có thu nhập cao có lượng phát sinh chất thải rắn đô thị cao. Tuy nhiên, các nghiên
cứu gần đây ở các nước đang phát triển cho thấy, tỷ lệ phát sinh chất thải tính theo
các mức thu nhập khác nhau lại không theo nguyên tắc này.
Ở Cộng hoà liên bang Nga lượng rác thải trung bình là 300kg/người/năm và
như vậy mỗi năm lượng rác thải của toàn bang là 50 triệu tấn. Trong đó Matxcơva
mỗi năm thải ra khoảng 3 triệu tấn rác thải sinh hoạt.
Mỹ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất do đó cũng là nước có lượng rác
thải lớn nhất thế giới .Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố của Mỹ lên
đến 210 triệu tấn và bình quân mỗi người thải ra khoảng 2kg rác/ngày.
b) Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt các nước
Ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra là vấn đề rất đáng quan tâm bởi nó
không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng .
16
Do đó việc nghiên cứu các giải pháp quản lý, xử lí, tái chế là việc rất cần thiết. Ở
nhiều nước, những biện pháp giảm lượng chất thải rắn tạo thành cũng như khuyến
khích việc sử dụng lại vật liệu dược áp dụng .
Ở Mỹ, một số bang có luật bắt buộc người dân phải thu nhặt tại nhà những vật
có thể tái chế tại nơi đổ sát bên lề đường, một số bang yêu cầu phải phân loại các
chất thải từ các hộ thành các loại rác khác nhau trước khi thu gom.
Ở Pháp quy định phải dùng các vật liệu, nguyên tố hay nguồn năng lượng
nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục các vật liệu thành phần.Theo
đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý các hỗn hợp, các tổ hợp thành phần
cũng như các phương pháp sản xuất nhất định.Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế
tạo và nhà nhập khẩu sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc
giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương
lượng, nhất trí với các tổ chức, nghiệp đoàn trước khi áp đặt các yêu cầu này ( Trần
Hiếu Nhuệ, 2001) .
Ở Singapo: Đây là nước đô thị hoá 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới.
Để có được như vậy, singapo đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lí rác
thải đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá
trình xử lí rác thải tôt hơn. Rác thải singapo được thu gom và phân loại bằng túi
nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa vào nhà máy tái chế lại còn các loại chất
thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu huỷ. Ở singapo có hai thành phần
tham gia chính cho thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và các
công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương
mại . Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát,
kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và Môi trường. Ngoài ra, các hộ dân
và các công ty ở singapo được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho
các hộ dân thu gom rác trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla singapo/tháng, thu gom
gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7đôla Singapo/tháng.
Đối với các nước Châu Á, chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến vì
chi phí rẻ. Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90%.. Tuy vậy, các nước
đang phát triển đã có nỗ lực cải thiện chất lượng các bãi chôn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ
17
đã cấm các bãi đổ hở năm 1991 và Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó
phân huỷ sinh học, chất thải trơ và các loại chất thải có thể tái chế.
Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước phát triển, công tác quản lý môi trường
đã đi vào nề nếp, hàng năm Chính phủ, chính quyền địa phương vẫn rất quan tâm
tới định hướng chiến lược phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Nhà
nước định hướng và quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp môi trường (quy
hoạch định hướng phát triển các nhà máy tái chế, tái sử dụng với sự bảo hộ về phân
vùng lãnh thổ hoạt động, hướng phát triển sản xuất và đầu tư công nghệ).
Nhìn chung, chiến lược xử lý chất thải CTR sinh hoạt của các nước tiên tiến
là ưu tiên phát triển theo hướng tái chế, tái sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế
chôn lấp chất thải. Phát triển công nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải và việc xã
hội hóa vấn đề này là xu thế tất yếu của các quốc gia.
2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
a) Tình hình phát sinh chất thải rắn
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, tổng lượng CTR đô thị phát
sinh tại các tỉnh/thành trên cả nước khoảng 19.707.992 tấn, trong đó CTRSH đô
thị khoảng 9.136.117 tấn, CTRCN không nguy hại 8.833.326 tấn, CTRCN nguy hại
1.712.914 tấn, CTRYT nguy hại 25.634 tấn. TP Hồ Chí Minh là địa phương có mức
phát sinh CTR đô thị cao nhất nước (4.603.778 tấn/năm), tiếp đến là thủ đô Hà Nội
(3.353.990 tấn/năm).Chỉ riêng lượng phát sinh CTR đô thị tại hai địa phương này đã
chiếm hơn 40% tổng lượng phát sinh CTR đô thị của cả nước. Địa phương có mức
phát sinh CTR đô thị thấp nhất là tỉnh Bắc Kạn (12.480 tấn/năm) chỉ bằng 0,27%
lượng phát sinh của TP Hồ Chí Minh.
Theo Tổng cục BVMT 2009, lượng phát thải theo đầu người ở khu vực đô thị
là 0,7kg/người/ngày, riêng với thành phố lơn như Tp.Hồ Chí Minh là 1,3
kg/người/ngày, Hà Nội là 1,0 kg/người/ngày.
18
Bảng1.3 Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt năm 2009
%
Lượng phát thải
Khu vực
theo đầu người
(kg/người/ngày)
Đô thị ( toàn quốc )
- Tp. Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
Nông thôn ( toàn quốc )
0,7
1,3
1,0
0,9
0,3
so với
tổng lượng
chất thải
50
9
6
2
50
%
thành phần
hữu cơ
55
60 – 65
Nguồn : Tổng cục BVMT,2009
Bảng 1.4: Tình hình phát sinh chất thải rắn tại các vùng năm 2011
STT
1
2
3
4
5
6
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc Trung bộ và Duyên
hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu
Long
Lượng CTR phát sinh (tấn/ngày)
CTRSH CTRCN CTRCNNH CTRYTNH
5930,51
7249,12
1366,68
18,6
1.077,75 1314,57
188,63
11,96
4.146,37 5.447,12
1.137,17
15,0
1.268,66 459,5
8.981,35 7.567,46
165,24
1.583,15
2,48
14,70
3.625,82 2163,12
352,03
7,49
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011
Hình1.1 Biểu đồ tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị tại 6 vùng trong cả nước
Biểu đồ hình 1.1 cho ta nhận thấy: miền Đông Nam Bộ là khu vực có mức
phát sinh CTRSH đô thị cao nhất, chiếm 36% tổng lượng phát sinh. Xếp thứ 2 là
19
khu vực đồng bằng sông Hồng với 24%.Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có
lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất, chiếm 4% tổng lượng phát sinh.
b) Hiện trạng thu gom
Về hình thức thu gom
Có thể nói ở hầu hết các đô thị, chất thải rắn sinh hoạt, CTR được các Công ty
Môi trường đô thị (URENCO) hoặc Công ty Công trình đô thị thực hiện việc thu
gom, vận chuyển từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, còn CTRNH được các tổ chức, đơn
vị được cấp phép thu gom, vận chuyển và xử lý. Tất cả các đô thị của 63 tỉnh thành,
chất thải sinh hoạt từ khu dân cư được thu gom bằng 2 hình thức:
• Người dân tự đổ vào thùng chứa CTR công cộng. Để thuận tiện cho quá
trình thu gom CTR từ các hộ dân, các Công ty Môi trường đô thị đã lắp đặt các
thùng chứa CTR tại những vị trí thuận tiện cho người dân với dung tích từ 240
lít đến 600 lít/thùng. Hàng ngày xe tải sẽ đến thu gom theo thời gian quy định chở
đến các trạm trung chuyển hoặc đến nơi xử lý.
• Những nơi không đặt được thùng CTR công cộng hoặc xe chở CTR không
vào được (các ngõ, hẻm) thì tổ chức thu gom trực tiếp bằng xe cuốn ép rác nhỏ hoặc
công nhân dùng xe đẩy thô sơ để thu gom CTR để tập kết tại những nơi quy định.
Tại đây, CTR được đưa lên xe tải thu gom vận chuyển đến nơi xử lý.
CTR trên các đường phố và chợ được công nhân của Công ty Môi trường đô
thị thực hiện duy trì vệ sinh hàng ngày.
Về mức độ thu gom
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trung bình ở các đô thị có chiều hướng
tăng rõ rệt, nhưng vẫn ở mức thấp, tỷ lệ tăng còn chậm. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh
hoạt trung bình cho cả nước chỉ tăng từ 65% đến 71% trong giai đoạn 2000 đến
2004 (Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - CHẤT THẢI RẮN). Theo
kết quả thống kê năm 2006 - 2007, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các đô thị đạt bình
quân tại các đô thị thuộc khu vực Nam Trung Bộ là 78%, các đô thị thuộc khu vực
Tây Nguyên - 67%, thấp nhất là các đô thị khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ
đạt 65,2%.
Bảng 1.5. Hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng năm 2011
STT
Vùng
Lượng
20
Lượng thu
Tỷ lệ
phát sinh
1
2
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
3
Trung
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
4
5
6
gom
(tấn/ngày) (tấn/ngày)
5930,51
5018,41
1077,75
792,26
4146,37
3195,89
thu gom
(%)
81
71
71
1268,66
853,80
65
8981,35
7590,91
81
3625,82
2362,13
69
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011
.
Hình 1.2. Tỉ lệ thu gom CTRSH tại các vùng năm 2011
Biểu đồ hình 1.2 và bảng 1.5 cho thấy: Đông Nam bộ là khu vực có tỷ lệ thu
gom CTRSH cao nhất trong cả nước (81%), Tây Nguyên thấp nhất với 65% lượng
CTRSH được thu gom.
c) Năng lực thu gom, vận chuyển
Việc thu gom, vận chuyển CTR (trừ CTRNH) tại đô thị phần lớn do các Công
ty Môi trường đô thị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố hoặc huyện, thị xã thực hiện.
Các công ty Môi trường đô thị hoạt động dưới hình thức các đơn vị sự nghiệp có
thu. Việc thu chi kinh phí áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và được Hội đồng
nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định.
Một số đô thị đã kết hợp cả 2 mô hình là: Mô hình do Nhà nước quản lý Công ty Môi trường đô thị thực hiện và mô hình do Doanh nghiệp tư nhân - Hợp tác
xã đảm nhiệm. Tại một số tỉnh, thành phố hiện nay, công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý CTR được thực hiện bởi các tổ chức tư nhân dưới hình thức hợp tác xã và
tổ, nhóm thu gom rác. Hợp tác xã, tổ thu gom rác được hình thành với hình thức tự
nguyện, mỗi tổ có một cá nhân đứng lên làm nhóm trưởng để quản lý và trả công
cho các thành viên.
Mô hình hợp tác xã và tổ thu gom rác hiện nay đang được phát huy và được
các cấp chính quyền ủng hộ. Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn mang tính tự phát và
có quy mô nhỏ lẻ. Theo số liệu tổng hợp, hiện chỉ có 25% đô thị triển khai xã hội
hóa công tác quản lý, thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt, như TP. Hồ Chí Minh,
21
TP. Biên Hòa, TP. Đà Nẵng… Tỷ lệ này còn thấp, phạm vi hoạt động còn hẹp, chỉ
ở cấp phường, xã và hầu hết các phương tiện thu gom, vận chuyển còn thô sơ.
Đội ngũ cán bộ nhân viên
Lực lượng cán bộ công nhân của Công ty Môi trường đô thị thường được
phân thành các Xí nghiệp, tổ, đội với trình độ không đồng đều. Hiện nay, nhiều
Công ty Môi trường đô thị đang rơi vào tình trạng thiếu cán bộ, công nhân có
chuyên môn. Lực lượng cán bộ, công nhân thu gom và vận chuyển chất thải không
ổn định, tỷ lệ nữ cao hơn nam giới, nhiều công nhân không yên tâm công tác với
ngành nghề. Trình độ văn hóa đội ngũ cán bộ công nhân ở mức thấp chiếm tỷ lệ
cao.
Trang thiết bị thu gom, vận chuyển
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn ở hầu hết các đô thị đều có sự sử
dụng kết hợp thủ công và cơ giới. Bởi vậy, các trang thiết bị sử dụng bao gồm cả
những thiết bị thô sơ lẫn hiện đại. Các xe vận chuyển chuyên dụng mới phần lớn tập
trung ở các đô thị đặc biệt, loại I và loại II; các đô thị còn lại tỷ lệ xe thu gom và
vận chuyển có chất lượng thấp hơn.
Hiện nay, nhiều đô thị thiếu trang thiết bị thu gom, số xe thu gom vận chuyển
không đủ đáp ứng cho vận chuyển lượng chất thải phát sinh. Điều nầy dẫn đến tỷ lệ
thu gom CTR ở các đô thị chưa cao (còn ở mức thấp), ví dụ như:
• Thành phố Biên Hòa có 20 xe cuốn ép rác công suất từ 2,5 - 13 tấn, trong
đó chỉ có 4 xe tốt còn lại 16 xe ở mức độ trung bình và kém (chiếm tỷ lệ 80%);
• Thành phố Cần Thơ, hiện có 213 xe cải tiến thu gom CTR 1.000 lít và có
10 chiếc xe Composite loại 660 lít.
3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Huyện Sơn Dương
•
Vị trí địa lý
Sơn Dương là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, từ thị xã Tuyên
Quang đi dọc theo quốc lộ 37 khoảng 30km sẽ đến huyện Sơn Dương.
-
Phía Đông Sơn Dương giáp với tỉnh Thái Nguyên;
22
-
Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ;
-
Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc;
-
Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn- tỉnh Tuyên Quang
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu điều chỉnh kết quả thống đất
đai năm 2001 là 78.783,51 ha, chiếm 13,43% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh,
bao gồm 33 đơn vị hành chính cấp xã(01 thị trấn và 32 xã). Trên địa bàn huyện có
tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C chạy qua (tuyến giao thông chính nối huyện Sơn
Dương với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc) tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới.
Hình 1.3: Vị trí địa lý huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
•
Địa hình
Địa hình Sơn Dương có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền
núi, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia thành 2 vùng, vùng
23
phía Bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vùng phía
Nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần.
•
Khí hậu
Chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240c (cao nhất từ 33 - 350c, thấp nhất
từ 12 - 130c).
Lượng mưa bình quân hàng năm 1.500mm - 1.800mm.
Độ ẩm không khí: Không có sự khác biệt rõ rệt theo mùa. Trong năm độ ẩm
dao động khoảng 85- 87%
•
Thủy văn
Sơn Dương có hệ thống sông suối dày đặc, phân bố tương đối đồng đều giữa
các tiểu vùng. Có 2 con sông lớn là sông Lô và sông Phó Đáy.
- Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam- Trung Quốc chảy qua tỉnh Hà Giang xuống
Tuyên Quang và đi vào địa phận huyện Sơn Dương với diện tích lưu vực gần 2000
km2, lưu lượng nước lớn nhất là 11.700 m3/s, lưu lượng nước nhỏ nhất là 128 m 3/s.
Sông Lô có khả năng vận tải tốt nhất cho các phương tiện vận tải hàng chục tấn.
Đây là đường thủy quan trọng nhất nối huyện với các tỉnh lân cận.
- Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo (Chợ Đồn – Bắc Kạn) với
diện tích lưu vực khoảng 640 Km 2. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông, khả năng
vận tải thủy rất hạn chế.
Ngoài 2 sông lớn trên, huyện Sơn Dương còn có nhiều con suối nhỏ.Hệ thống
sông ngòi huyện Sơn Dương là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện, đồng thời chứa đựng tiềm năng phát
triển thủy điện vừa và nhỏ. Song do dộ dốc lớn, lòng sông hẹp, nên cũng thường
gây nguy hiểm và gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp vào mùa mưa
24
•
Tài nguyên đất
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 3.752 ha, chiếm 7,76% diện tích đất tự nhiên
gồm 3 loại đất: đất phù sa được bồi hằng năm, đất phù sa không đươc bồi hằng
năm, đất phù sa ngòi suối.
- Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 3.136 ha, chiếm 3,98% diện tích đất tự nhiên,
phân bố trên địa bàn xã trong huyện. Đa số diện tích đất trồng lúa của huyện phân
bố trên loại đất này.
- Nhóm đất bạc màu: Diện tích 2.240 ha, chiếm 2,84% diện tích đất tự nhiên.
Phân bố chủ yếu ở các xã ven chân núi Tam Đảo như: Hợp Hòa, Thiện Kế, Sơn
Nam… Đất bị bạc màu do độ dốc của địa hình lớn và quá trình canh tác lâu dài
không hợp lý nên bị xói mòi, rửa trôi mạnh.
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 44.162ha, chiếm 56,05% diện tích đất tự
nhiên, gồm 3 loại đất: Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất
đỏ vàng trên đá sét và biến chất.
- Đất vàng đỏ: Diện tích 18.236 ha, chiếm 23,15% bao gồm các loại đất: đất
vàng đỏ trên đá Granit, đất vàng nhạt trên đá cát kết, đất nâu vàng trên phù sa cổ.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: Diện tích 2.244 ha, chiếm 2,85% diện
tích tự nhiên, phân bố trên địa hình có độ cao >1000m
•
Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt:
+ Nước mưa: Huyện có lương mưa hàng năm lớn và nước mưa à 1 trong
những nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Tuy
nhiên do phân bố mưa theo mùa và không đều nên thường xảy ra tình trạng ngập
úng cục bộ trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô.
25