TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
_______________
LÊ MỸ LINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH
TUYÊN QUANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của
em và được sự hướng dẫn của Tiến sĩ Hoàng Hải – Cục Thẩm định và Đánh giá tác
động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các nôi dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu là của riêng em.
Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu
trong báo cáo và danh mục tham khảo
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Sinh viên thực hiện đồ án
Lê Mỹ Linh
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn Tiến Sĩ Hoàng Hải - Cục
Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và thầy
giáo: Tiến Sĩ Lê Văn Hưng – Giáo viên khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành đồ án này.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong Khoa Môi trường và
toàn thể các thầy cô đã dạy em trong suốt khóa học tại trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã động viên và
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học và làm đồ án.
Do thời gian và trình độ có hạn nên bài đồ án của em không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được các thầy cô giáo và các bạn góp ý bài để đồ án của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Giải nghĩa
1
BVMT
Bảo vệ môi trường
2
CTR
Chất thải rắn
3
CTRSH
Chất thải rắnsinh hoạt
4
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
5
MTV
Một thành viên
6
SX
Sản xuất
7
TC - HC
Tổ chức – Hành chính
8
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
9
TCQT
Tiêu chuẩn quốc tế
10
THCS
Trung học cơ sở
11
THPT
Trung học phổ thông
12
TH
Tổng hợp
13
TK
Tập kết
14
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
15
TP
Thành phố
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam
Bảng 1.2: Lượng chất thải răn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam
Bảng 3.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình
Bảng 3.2: Lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu
năm 2015
Bảng 3.3: Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Bảng 3.4: Thành phần CTRSH cuả các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu (Đơn
vị %)
Bảng 3.5: Phương tiện phục vụ công tác vận chuyển và xử lý rác
Bảng 3.6: Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt tại Huyện Yên Sơn
Bảng 3.7: Phương tiện phục vụ công tác vận chuyển và xử lý rác
Bảng 3.8: Dự báo dân số Huyện Yên Sơn đến năm 2025
Bảng 3.9: Lượng CTRSH phát sinh giai đoạn 2016 – 2025
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Hình 1.2: Bản đồ Huyện Yên Sơn
Hình 3.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của Huyện Yên Sơn
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường và
Quản lý đô thị Tuyên Quang
Hình 3.3: Sơ đồ quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện
Yên Sơn
Hình 3.4 : Công nhân đang trong giờ làm việc
Hình 3.5: Sơ đồ thu gom rác thải tại xã Phú Thịnh
Hình 3.6: Sơ đồ thu gom rác thải tại xã Đạo Viện
Hình 3.7: Sơ đồ thu gom rác thải tại xã Trung Sơn
Hình 3.8: Sơ đồ thu gom rác thải tại xã Kim Phú
Hình 3.9: Sơ đồ thu gom rác thải tại xã Mỹ Bằng
Hình 3.10: Sơ đồ thu gom rác thải xã Hoàng Khai
Hình 3.11: Sơ đồ thu gom rác thải xã Nhữ Hán
Hình 3.12: Sơ đồ thu gom rác thải xã Nhữ Khê
Hình 3.13: Sơ đồ thu gom rác thải xã Trung Môn
Hình 3.14: Tờ rơi hướng dẫn phân loại rác
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, đời sống người dân không
ngừng nâng cao thì vấn đề môi trường luôn là điểm nổi bật và cần phải quan tâm của
tất cả các nước trên thế giới.
Chất thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào trong sinh
hoạt hằng ngày không sinh ra chất thải. Xã hội ngày càng phát triển thì số lượng chất
thải ra ngày càng nhiều và dần trở thành mối đe dọa thực sự với đời sống con người.
Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển đời sống của người dân càng
được nâng cao, lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Bên cạnh đó thì hệ thống quản lý
thu gom chất thải rắn sinh hoạt chưa thực sự có hiệu quả gây ra tình trạng ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng ở nhiều nơi.
Tuyên Quang một mảnh đất anh hùng, vùng đất của cách mạng đang từng ngày
đổi mới trong tiến trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh
Tuyên Quang nói riêng, sự đổi mới phương thức quản lý và chính sách đầu tư kinh tế
đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất mới, với nhiều
nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.Sự phát triển về kinh tế một mặt đã tạo công ăn
việc làm ổn định cho người dân, giúp cải thiện mức sống, chất lượng cuộc sống của
những đứa con vùng kháng chiến năm xưa được nâng lên từng bước, mặt khác đây
cũng là nguy cơ làm suy giảm chất lượng môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường
ngày càng gia tăng. Đòi hỏi cần có sự quản lý phù hợp và sự chung tay giữa cơ quan
quản lý và toàn thể nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đảm bảo cho một môi
trương sống Xanh - Sạch - Đẹp. Một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường
đáng phải quan tâm đó là hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Hiện nay do
điều kiện kinh tế còn hạn hẹp nên tỉnh chưa đầu tư được dây truyền công nghệ để xử lý
triệt để các loại chất thải, chủ yếu sử dụng phương pháp xử lý thủ công nên vẫn còn
gây ra các tác động xấu tới môi trường. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng quản lý và
biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của chất thải sinh hoạt là vấn đề đang được các
cấp chính quyền quan tâm. Xuất phát từ những tình hình môi trường hiện tại, dựa trên
những kiến thức đã học và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Hoàng Hải em đã
thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và đề xuất giải pháp phù hợp”.
∗Mục đích nghiên cứu:
- Điều tra, đánh giá tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện Yên Sơn.
- Đề xuất các giải pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với
điều kiện của tỉnh để nâng cao công tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền
vững, kết hợp với việc bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân.
∗Nội dung nghiên cứu:
-Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Đặc điểm kinh tế xã hội.
- Điều tra, đánh giá công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên
Sơn
+ Điều tra đánh giá nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
+ Đánh giá tình hình thu gom, lưu trữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
+ Đánh giá tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Nhận thức của cộng đồng về công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Yên Sơn
+Nhận thức, đánh giá của cán bộ công ty môi trường
+Nhận thức, đánh giá của người dân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện Yên Sơn
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Về cơ chế, chính
sách, về việc bố trí, trung chuyển, vận chuyển, xử lý chât thải rắn sinh hoạt.
+ Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm
Theo Nguyễn Văn Phước (2010): “Chất thải rắn bao gồm tất cả các chất thải ở
dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng
không còn hữu ích hay khi con người không còn muốn sử dụng nữa”. CTR xuất hiện
cùng với các hoạt động sống của con người. Con người để sinh tồn và phát triển đã
khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên Trái Đất để phục vụ cho đời sống của
mình, đồng thời thải chất thải rắn. CTR phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường
ngày của con người gọi là chất thải rắn sinh hoạt.
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Rác thải được phát sinh từ các nguồn khác nhau, tùy thuộc vào các hoạt động
mà rác được phân chia thành các loại như hình 1.1 sau:
Khu
dân cư
Khu thương
mại, khách
sạn
Cơ
quan
công sở
Khu xây dựng
và phá hủy
công trình xây
dựng
Khu công
cộng
Hoạt động
công
nghiệp,nông
nghiệp
CTRSH
Hình 1.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Qua sơ đồ 1.1 trên ta thấy chất thải rắn sinh hoạt được thải ra từ nhiều hoạt động
khác nhau như: các khu dân cư, khu thương mại, cơ quan công sở, các hoạt động công
nông nghiệp,... tuy nhiên hàm lượng và thành phần rác thải ở các khu vực là khác nhau.
1.1.3. Phân loại và thành phần CTRSH
Theo số liệu báo cáo môi trường quốc gia 2011 về chất thải rắn, thành phần chất
thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam trung bình hiện tại có tỉ lệ hữu cơ khoảng 40% đến 60%
và khối lượng chất thải phát sinh là 0,75kg/người/ngày năm 2007 tăng lên
1,6kg/người/ngày vào năm 2025. Các loại chất thải rắn sinh hoạt thải ra theo nguôn
phát sinh được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam
Nguồn phát
sinh
Nơi phát sinh
Các dạng chất thải rắn sinh hoạt
Khu dân cư
Hộ gia đình, biệt thự, Thực phẩm dư thừa (cơm, rau…), bao bì
chung cư
hàng hóa (bằng giấy, gỗ, vải, da, cao su,
nhôm, thủy tinh…), tro, đồ điện tử, vật
dụng hư hỏng (đồ gỗ gia dụng, bóng đèn,
đồ nhựa, thủy tinh…)
Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh,
khách sạn, nhà trọ, các kim loại, chất thải nguy hại
trạm sửa chữa, bảo hành
và dịch vụ
Cơ quan, công Trường học, bệnh viện, Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuy tinh,
sở
văn phòng cơ quan chính kim loại, chất thải nguy hại.
phủ.
Dịch vụ công Hoạt động dọn rác vệ sinh Rác, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại
cộng đô thị
đường phố, công viên, các khu vui chơi, giải trí, bùn cống
khu vui chơi
rãnh…
(Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia, 2011)
1.1.4. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
a. Tính chất vật lý của chất thải rắn sinh hoạt
Những tính chất vật lý quan trọng của CTRSH bao gồm khối lượng riêng, độ ẩm,
kích thước phân loại và độ xốp. Trong đó, khối lượng riêng và độ ẩm là 2 tính chất
được quan tâm nhất trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam
(Theo Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự năm 2010)
Khối lượng riêng: Trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, khối lượng
riêng là thông số quan trọng phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải. Qua đó có thể phân bổ và tính được nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác thu
gom vận chuyển, khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô bãi chôn lấp chất thải,…
Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt thay đổi từ 120 đến 590 kg/m3
Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn sinh hoạt là thông số có liên quan đến giá trị
nhiệt lượng của chất thải, được xem xét nhiều nhất để lựa chọn phương pháp xử lý,
thiết kế bãi chôn lấp và lò đốt. Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa trong
năm. Rác thải thực phẩm có độ ẩm từ 50 – 80%, rác thải là thủy tinh, kim loại có độ ẩm
thấp nhất. Độ ẩm bên trong rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kị khí
phân hủy gây thối rữa.
Tỷ trọng của chất thải sinh hoạt tạ các đô thị tại Việt Nam trung bình là 0,4 đến
0,5 tấn/m3, với độ ẩm khoảng 60 -70% và pH từ 6,5 đến 7.
b. Tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt
Theo Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự (2010), các chỉ tiêu hóa học quan trọng của chất
thải rắn đô thị bao gồm: chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị.
Chất hữu cơ: lấy mẫu nung ở 950°C, phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi
là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 - 60%, giá trị
trung bình là 53%.
Chất tro: là phần còn lại sau khi nung ở 950°C, tức là các chất trơ dư hay chất vô
cơ.
Hàm lượng cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ
khác không phải là cacbon trong tro khi nung ở 950°C, hàm lượng này thường chiếm
khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác trong tro gồm thủy tinh,
kim loại… Đối với chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị, các chất vô cơ này chiếm khoảng
15-30%, giá trị trung bình là 20%.
Nhiệt trị: là giá trị nhiệt tạo thành khí đốt chất thải rắn sinh hoạt.
c. Tính chất sinh học của chất thải rắn sinh hoạt
Theo Cục Bảo vệ Môi trường (2008) tính chất sinh học quan trọng nhất của phần
hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt đô thịlà hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được
chuyển hóa sinh học thành khí, các chất rắn vô cơ và hữu cơ khác. Sự tạo mùi hôi và
phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong chất
thải rắn sinh hoạt đô thị như rác thực phẩm.
1.1.5. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt
a. Tác độngcủa CTRSH đến môi trường đất
Đối với rác thải không phân hủy như nhựa, cao su, sành sứ, thủy tinh… nếu
không có giải pháp thích hợp sẽ dẫn đến nguy cơ thoái hóa và giảm độ phì của đất.
Các chất thải rắn được tích lũy trong đất theo thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm ẩn
đối với môi trường. Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm,
đồng, niken,cadimi… tích tụ trong đất và gây hiệu ứng tích lũy theo thời gian, xâm
nhập vào cơ thể con người qua các chuỗi thức ăn. Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức
độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, chất thải của
các ngành công nghiệp hóa chất…
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa
vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích
cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái… làm
cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại
cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời
sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo
thành các “bức tường ngăn cách” trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng
hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây
trồng giảm sút.
b. Tác động của CTRSH đến môi trường nước
Các chất thải rắn, nếu là chất hữu cơ, trong môi trường nước nó sẽ bị phân hủy
một cách nhanh chóng. Phần lớn nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất
hữa cơ để tạo thành các sản phẩm trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng là
nước và chất khoáng. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra
các sản phẩm trung gian, sau đó các sản phẩm cuối cùng là: CH 4, H2S, H2O, CO2. Tất
cả các sản phẩm trung gian đều có mùi hôi thối và là độc chất. Bên cạnh đó, còn có rất
nhiều vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu chất thải rắn là các chất kim loại thì nó sẽ gây nên hiện tượng ăn mòn trong
môi trường nước. Sau đó oxy hóa có oxy và không có oxy sẽ xuất hiện, gây nhiễm bẩn
cho môi trường nước, nguồn nước. Những chất độc như thủy ngân, chì, các chất phóng
xạ sẽ càng nguy hiểm hơn.
Chất thải rắn gây cản trở dòng chảy, ứ đọng nguồn nước là loại CTR không được
thu gom mà thải trực tiếp vào kênh, rạch, sông hồ… rác nặng lắng xuống đáy làm tắc
đường lưu thông của nước. Rác nhỏ nhẹ, lơ lửng trong nước làm đục nước. Rác có kích
thước lớn như giấy vụn, túi nylon… nổi lên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxy
của nước và không khí, làm mất thẩm mỹ cảnh quan.
c. Tác động của CTRSH đến môi trường không khí
CTRSH có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm
và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí CH 4 – 53,8%,
CO- 33,6% và một số khí khác gây mùi khó chịu. Khối lượng khí phát ra từ các loại
rác thải lộ thiên chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi đáng kể
theo mùa, khi nhiệt độ tăng lượng khí thải phát ra nhiều hơn do đó vào mùa hè các loại
rác thải phân hủy nhanh hơn và tạo mùi khó chịu hơn vào mùa đông. Đối với các bãi
chôn lấp rác thải lộ thiên khisphats sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên
trên mặt đất mà không cần bất kỳ sự tác động nào.
Các chất khí phát sinh mùi khi chất thải rắn phân hủy bao gồm: Amoni có mùi
khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfua có mùi trứng thối, sunfua có mùi bắp cải thối,
mecaptan hôi nồng, admin mùi cá ươn, diamin mùi thịt thối, Cl 2 hôi nồng, phenol có
mùi đặc trưng.
d. Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Theo tổng kết từ tổ chức Y tế thế giới, CTRSH gây ra 22 loại bệnh cho con
người. Trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn lao tồn tại được từ 2 đến 42
ngày trong rác. Riêng trực khuẩn phó thương hàn tồn tại lâu hơn từ 24 đến 107 ngày.
Rác sinh hoạt với thành phần hữu cơ chiếm từ 30 ÷ 70%, trong điều kiện ẩm ướt của
các vùng nhiệt đới là môi trường tốt cho các vi sinh vật phát triển. Các loại vi trùng gây
bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các
bãi chôn lấp như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,… và nhiều loại ký sinh trùng gây
bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như:
chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh
đường tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, trông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ
lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối, Rác thải không được
thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người
sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những
người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi chôn lấp dễ mắc các bệnh như viêm
phổi, sót rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ
chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các
bệnh có liên quan tới rác thải.
e. Tác động đến cảnh quan môi trường
Chất thải rắn nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm đối với
môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng và làm mất mỹ quan đô thị.
Hiện nay, tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh
hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa. Rác thải không
được đổ thải và xử lý đúng nơi quy định ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa, cảnh quan
danh lam thắng cảnh. Đồng thời cũng tạo ra nếp sống không văn minh, lịch sự, ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương.
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt các nước trên thế giới và ở Việt
Nam
1.2.1. Tình hình quản lý CTRSH các nước trên thế giới
a. Tình hình phát sinh
Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực đô thị của châu Á mỗi ngày phát sinh
khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu
tấn/ngày (World Bank, 1999). Tỷ lệ chất thải gia đình trong dòng chất thải rắn đô thị
rất khác nhau giữa các nước. Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc,
78% ở Hồng Kông (kể cả chất thải thương mại), 48$ ở Philipin và 37% ở Nhật Bản.
Theo đánh gái của Ngân hàng Thế giới (World Bank, 1999), các nước có thu nhập cao
chỉ có khoảng 25-35% chất thải gia đình trong toàn bộ dòng chất thải rắn đô thị.
Theo nguyên tắc thì các nước có thu nhập cao có lượng phát sinh chất thải rắn đô
thị cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở các nước đang phát triển cho thấy, tỷ lệ
phát sinh chất thải tính theo các nước thu nhập khác nhau lại không theo nguyên tắc
này. Theo kết quả nghiên cứu của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA, 1997), tỷ
lệ phát sinh chất thải rắn đô thị ở Philipin theo các nhóm người có thu nhập khác nhau
là: thu nhập cao: 0,37-0,55 kg/người/ngày, thu nhập trung bình: 0,37-0,60
kg/người/ngày và thu nhập thấp: 0,62-0,90 kg/người/ngày. Tương tự, các kết quả phân
tích tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị theo GDP tính trên đầu người của các nước
thuộc OECD, Hoa Kỳ và Oxtraylia được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ phát sinh
cao; nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh trung
bình và Thụy Điển, Nhật Bản được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh thấp.
b. Công tác quản lý CTRSH các nước
Khái niệm về hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị (ngăn ngừa/ giảm
thiểu, tái chế, đốt và chôn lấp) đã được đúc rút từ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước có nền kinh tế phát triển.
Ở Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, năng lực quản lý chất thải rắn đã ở mức
cao từ việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đã được tổ
chức tốt từ các chính sách phát luật, công cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn kinh phí
cao và có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Trong những năm gần đây, với các
chính sách pháp luật, tiêu chuẩn quy định liên quan tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt
đô thị tương đối đầy đủ, chặt chẽ và chi tiết của EC đã giúp cải thiện việc chôn lấp
CTRSH. Điều này được thể hiện qua các chỉ thị đã được ban hành liên quan đến quản
lý chất thải của Cộng đồng châu Âu.
Chỉ thị số 1999/31/EC về bãi chôn lấp đã có tác động trực tiếp tới công tác quản
lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Chỉ thị này nêu rõ kể từ năm 2006 cần phải giảm dần
lượng chất thải có khả năng phân hủy sinh học đưa tới bãi chôn lấp. Các nước thành
viên sẽ phải thực hiện việc phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn, hoặc là xây dựng
các nhà máy phân loại chất thải để tách phần chất thải có khả năng phân hủy sinh học
ra khỏi chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Hoặc xử lý sơ bộ phần chất thải còn lại.
Tại Đan Mạch và Hà Lan, luật cấm chôn lấp chất thải rắn đô thị đã được áp dụng.
Tuy vậy, một phần chất thải rắn đô thị, chất thải sinh khối, vẫn được chôn lấp tại Đan
Mạch và điều này cũng xảy ra tại Hà Lan do các lò đốt kết hợp không đủ khả năng xử
lý. Luật cấm chôn lấp chất thải được áp dụng từ năm 2005 ở tại Đức và Áo. Tại Thụy
Điển. luật cấm chôn lấp thành phần chất thải được áp dụng từ năm 2002.
Đối với các nước Châu Á, chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến vì chi
phí rẻ. Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90%. Tuy vậy, các nước đang phát
triển đã có nỗ lực cải thiện chất lượng các bãi chôn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các
bãi đổ hở năm 1991 và Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó phân hủy sinh
học, chất thải trơ, và các loại chất thải có thể tái chế. Tại các khu đô thị mới của Nhật
Bản và Hàn Quốc, việc thu gom và phân loại CTR sinh hoạt tại các nhà cao tầng do các
gia đình đưa đến điểm tập kết ở mỗi khu nhà theo giờ quy định. Hàng tuần các Công ty
quy định ngày thu chất thải vô cơ riêng, chất thải hữu cơ riêng. Vì vậy, khi ý thức
người dân cao, các khu nhà cao tầng không cần xây dựng hệ thống thu gom rác mà ở
mỗi khu đô thị cứ 2 đến 3 dãy nhà chung cư cao tầng thiết kế một điểm tập kết thu gom
CTR là hợp lý.
Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước phát triển, công tác quản lý môi trường đã
đi vào nề nếp, hàng năm Chính phủ, chính quyền địa phương vẫn rất quan tâm tới định
hướng chiến lược phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Nhà nước định
hướng và quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp môi trường (quy hoạch định
hướng phát triển các nhà máy tái chế, tái sử dụng với sự bảo hộ về phân vùng lãnh thổ
hoạt động, hướng phát triển sản xuất và đầu tư công nghệ).
1.2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý CTRSH ở Việt Nam
a. Hiện trạng phát sinh
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, tổng lượng CTR đô thị trên cả nước
phát sinh vào khoảng 19 triệu tấn/năm. Lượng CTR đô thị tăng nhanh ở các đô thị Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh. Đây là hai đô thị có lượng phát sinh chất
thải rắn cao nhất cả nước. Lượng CTRSH phát sinh tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng
4.633 tấn/ngày, tiếp đến là thủ đô Hà Nội với 6.500 tấn/ngày. Tuy chỉ có hai đô thị
nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 7.801 tấn/ngày, chiếm khoảng 45% tổng lượng
CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị. Thành phần CTRSH phụ thuộc vào mức sống
của từng đô thị.
Bảng 1.2: Lượng chất thải răn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam
Loại đô thị, vùng
Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH phát
sinh (tấn/ngày)
Thủ đô Hà Nội
6.500
TP. Hồ Chí Minh
7.081
Đô thị loại đặc biệt
TP. Đà Nẵng
805
TP. Huế và huyện lỵ
225
Quảng Nam
298
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
Khánh Hòa
486
Đô thị loại 1
Đăk Nông
69
Lâm Đồng
459
Tây ninh
134
Đồng Nai
773
Hậu Giang
105
Cần Thơ
876
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
(Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia, 2011)
Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng,
tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-16%. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng
CTRSH chiếm khoảng 60-70% tổng lượng CTR đô thị. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các
đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu
công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú thọ, thành phố Phủ Lý, Hưng Yên…
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thi loại
IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5
triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh
doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải
nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ
ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp với CTRSH đô thị.
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng
Đông Nam Bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm
37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến
là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là
1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng
phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp đến là
các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là
237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%).
Bảng 1.3: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam
STT
Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH
bình quân trên
đầu người
(kg/người/ngày)
0,81
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
Tấn/ngày
Tấn/năm
4.444
1.622.060
1
Đồng bằng sông Hồng
2
Đông Bắc
0,76
1.164
424.860
3
Tây Bắc
0,75
190
69.395
4
Bắc Trung Bộ
0,66
755
275.575
5
0,85
1.640
598.600
6
Duyên hải Nam Trung
Bộ
Tây Nguyên
0,59
650
237.250
7
Đông Nam Bộ
0,79
6.713
2.459.245
8
Đồng bằng sông Cửu
Long
Tổng cộng
0,61
2.136
779.640
5,82
17.692
6.457.580
(Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia, 2011)
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và
đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96 kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ
phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 – 0,73
kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên môt đầu
người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.
b. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải tại Việt Nam
Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… đang là thách thức lớn đối với các nhà
quản lý. Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ tăng, mà
còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh
hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt
60%; Lượng CTR công nghiệp thu gom đạt 85 – 90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt
khoảng 60- 70%.
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào ngân
sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội
hóa hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phischo
dịch vụ thu gom rác thải.
Việc xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi lộ thiên
chưa có sự kiểm soát, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất,
nước, không khí. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, và theo kết
quả quan trắc của 3 vùng, mới chỉ có 32/63 tỉnh, thành có dự án đầu tư xây dựng bãi
chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó 13 đô thị đã được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trừ bãi
chôn lấp tại Hà Nội và bãi chôn lấp chất thải rắn ở thành phố Huế đang hoạt động trong
sự tuân thủ các yêu cầu đảm bảo môi trường một cách tương đối, còn lại các bãi khác,
kể cả bãi chôn lấp rác thải hiên đại như Gò Cát ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng đang ở
trong tình trạng hoạt động chưa đảm bảo vệ sinh.
Hoạt động tái chế, giảm lượng chất thải sinh hoạt được tập trung chủ yếu vào đầu
tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thải phân hữu cơ. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động
của các nhà máy này chưa cao. Theo số liệu của Bộ xây dựng, gần đây, đã có một số
công nghệ trong nước được nghiên cứu, phát triển với nhiều ưu điểm như khả năng
phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là đã tái chế, tái sử dụng được phần lớn lượng chất thải,
đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường như công nghệ SERAPHIN, ANSINH- ASC và
MBT- CD.08 với sản phẩm là phân hữu cơ, các sản phẩm nhựa tái chế và nhiên liệu, đã
được triển khai áp dụng tại các Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An), nhà máy xử
lý rác Sơn Tây (Hà Nội) bước đầu đã dạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, các công nghệ
trong nước đều do doanh nghiệp tư nhân tự nghiên cứu phát triển nên việc hoàn thiện
công nghệ cũng như triển khai ứng dụng trong thực tế còn gặp một số khó khăn.
Vì vậy, trong thời gian vừa qua Bộ Xây dựng đã xây dựng chương trình xử lý
chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2010-2020, với
quan điểm kết hợp đầu tư của Nhà nước và khuyến khích, huy động các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn đô thị, đảm bảo đáp ứng mục
tiêu đến năm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất
thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ xử lý hạn chế chôn lấp.
Giai đoạn 2015 vừa qua có tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh
được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó khoảng 60% được tái chế, tái sử
dụng, sản xuất phân hữu cơ. Giai đoạn 2016-2020 sẽ có 90% tổng lượng chất thải rắn
sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85%
được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng lượng.
1.3. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Yên Sơn
a. Vị trí địa lý.
Hình 1.2: Bản đồ Huyện Yên Sơn
Yên Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, nằm trong
khoảng tọa độ địa lý: Từ 210 40’ đến 220 10’ Vĩ độ Bắc và 1050 10’ đến 1050 40’ Kinh
độ Đông.
Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa;
- Phía Tây giáp huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái;
- Phía Nam giáp huyện Sơn Dương và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ);
- Phía Đông giáp huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu kiểm kê đất đai 2015 113.301,54
ha. Trong đó:
Đất nông nghiệp:
103.980,11 ha;
Đất phi nông nghiệp:
8.315,71ha;
Đất chưa sử dụng:
1.005,72 ha.
Bao gồm 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã). Trên địa bàn huyện
có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 2C; Quốc lộ 37
và tuyến đường thủy (Sông Lô - Sông Gâm - Sông Phó Đáy). Yên Sơn là huyện nằm
bao bọc thành phố Tuyên Quang (trung tâm kinh tế - Văn hóa - Chính trị lớn nhất trong
toàn tỉnh) nên các tuyến giao thông chính thành phố Tuyên Quang đều đi qua địa bàn
huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại
và trong những năm tới.
b. Địa hình, địa mạo.
∗ Địa hình:
Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối,
đồi núi, thung lũng tọa thành các kiểu địa hình khác nhau. Dạng địa hình thấp dần từ
Bắc xuống Nam, cao nhất là đỉnh Núi Là (xã Kim Phú và xã Chân Sơn) có độ cao 550
m, độ dốc trung bình từ 20 - 25 0. Căn cứ vào điều kiện địa hình, thủy văn ... huyện Yên
Sơn được chia thành 3 vùng như sau:
- Vùng Thượng huyện: Gồm 6 xã: Quý Quân, Lực Hành, Xuân Vân, Trung
Trực, Kiến Thiết và Phúc Ninh;
- Vùng An toàn khu (ATK): Gồm 7 xã: Phú Thịnh, Đạo Viện, Trung Sơn, Kim
Quan, Trung Minh, Hùng Lợi và Công Đa;
- Vùng Trung và Hạ huyện: Gồm 18 xã, thị trấn: Chiêu Yên, Tân Tiến, Tứ
Quận, Tân Long, Thắng Quân, Lang Quán, Trung Môn, Chân Sơn, Thái Bình, Kim
Phú, Tiến Bộ, Mỹ Bằng, Phú Lâm, Hoàng Khai, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình và Thị
trấn Tân Bình.
∗ Địa mạo: Huyện Yên Sơn có dạng địa mạo như sau:
- Dạng địa mạo thung lũng gồm các xã ven sông Lô, sông Gâm và sông Phó
Đáy. Dọc các sông này có những thung lũng, bãi bồi không liên tục chịu ảnh hưởng
của phù sa và dốc theo chiều dòng sông. Vào mùa mưa thường bị ngập nước.
- Dạng địa mạo núi cao trên 500 m (khu vực Núi Là, Núi Nghiêm). Đất đai vùng
này chủ yếu để phát triển rừng phòng hộ bảo vệ đầu nguồn.
- Dạng địa mạo vùng đồi thấp dưới 300 m, phân bố ở phía Nam huyện. Đất đai
vùng này có nhiều đồi núi xen kẽ với các thung lũng hình lòng máng phù hợp với
nhiều loài cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lương thực. Đây là vùng kinh tế trọng
điểm của huyện.
1.3.2. Các nguồn tài nguyên.
a. Tài nguyên đất.
Theo kết quả nghiên cưu xây dựng bản đồ Đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ
1/100.000 năm 2001. Cho thấy trên địa bàn huyện Yên Sơn có các nhóm đất chủ yếu
với quy mô diện tích và phân bố như sau:
- Đất Phù sa ngòi suối (Py): Có khoảng 700 ha, phân bố rải rác ở các xã: Trung
Trực, Kiến Thiết, Kim Quan ... Phần lớn loại đất này được sử dụng trồng 1 vụ hoặc 2
vụ lúa, năng suất trung bình thấp;
- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): có khoảng 800 ha, phân bố ở các xã
ven Sông Lô (Trung Môn, Thái Bình). Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung
bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn loại đất này đã được trồng các loại cây
ngắn ngày như lúa và các cây hoa màu hàng năm khác nhưng năng suất thấp;
- Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): Diện tích loại đất này có 12.529 ha phân bố
phía Tây - Nam của huyện (gồm các xã: Chân Sơn, Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Phú
Lâm và Thị trấn Tân Bình). Thành phần cơ giới, hoàn toàn là cát pha, độ dày tầng đất
có sự biến động từ < 50 cm đến > 120 cm. Đất có địa hình đồi dốc lớn chia cắt với các
đồi đá cát phiến sét, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế;
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích đất này có khoảng 35.000 ha. Loại
đất này phân bố ở nơi có độ dốc cao (Trung Minh, Hùng Lợi, Tiến Bộ, Hoàng Khai ...)
Thành phần cơ giới đất hoàn toàn là cát pha, độ dày tẩng đất có biến động lớn từ < 50
cm đến > 120 cm. Đất thường khô hạn, chặt rắn. Trên loại đất này phần lớn còn rừng,
nơi có độ dốc < 250 có thể khai thác trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm;
- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có diện tích khoảng 1.400 ha, phân bố ở các xã
Chiêu Yên, Tân Tiến, Tân Long ... Đất có tầng đất khá dày, khá tơi xốp, thường có
thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét, hàm lượng dinh dưỡng cao và cân đối, phù
hợp với nhiều loài cây trồng dài ngày;
- Đất vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Fs): Loại đất này chiếm phần lớn diện
tích tự nhiên của huyện với khoảng 60.000 ha, phân bố ở phần lớn các xã trong huyện
(chỉ riêng các xã: Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê và Thị trấn Tân Bình) không có loại
đất này. Thành phần cơ giới đất chủ yếu là thịt trung bình, độ dày tầng đất có các mức
< 50 cm; 50 - 120 cm và > 120 cm. Đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp
dài ngày (chè) và các loại cây ăn quả. Vùng đồi núi có độ dốc > 25 0C cần được bảo vệ
và trồng rừng là chính;
- Đất đen do sản phẩm bồi tụ Cacbonat (Rdv): Có 327 ha, chỉ có ở xã Kim Quan
và xã Kim Phú. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, chua, cần được cải tạo bổ sung
lân, kali;
- Đất xám bạc màu (Ba): 2.928 ha, có ở các xã Kim Phú, Phú Lâm, Hoàng
Khai ... loại đất này thường được sử dụng trồng lúa 1 vụ hoặc chuyên màu năng suất
thấp;
- Đât thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Có diện tích 1.100 ha, phân bố rải rác
ở phía Tây Nam của huyện (Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình ... ). Đất thường
được dùng để trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá.
Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Yên Sơn khá đa dạng về nhóm và loại, đã
tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái Nông - Lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng đất chưa hợp lý do sức ép dân số, tập quan canh
tác và ý thức của con người ... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn rửa trôi và suy thoái
chất lượng đất vẫn thường xuyên xẩy ra.
b. Tài nguyên nước.
- Nguồn nước mặt: Với đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ lượng
nguồn nước mặt của huyện có hạn chế nhất định và có sự khác biệt giữa các vùng. Các
xã có địa hình tương đối bằng phẳng gần với thành phố Tuyên Quang (Kim Phú, Trung
Môn, Hoàng Khai, Thái Bình...) có trữ lượng nguồn nước mặt trong năm tương đối
cao, các xã còn lại trữ lượng nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hàng
năm nhìn chung không đảm bảo chủ động cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người
dân.
- Nguồn nước ngầm: Theo số liệu khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Tuyên Quang cho thấy nguồn nước ngầm của huyện Yên Sơn khá phong phú, đặc biệt
là ở các xã nằm về phía Tây Nam. Nhìn chung nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt
đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt. Điều kiện khai thác tương đối dễ dàng ở cả khai thác
đơn giản trong sinh hoạt của người dân và khai thác ở quy mô công nghiệp. Đặc biệt
nguồn nước khoáng nóng ở xã Phú Lâm đã được điều tra, khảo sát đưa vào sử dụng.
Nguồn nước này có độ sạch cao, có nhiều muối khoáng, đặc biệt là các nguyên tố vi
lượng rất có giá trị đối với sức khoẻ con người.
c. Tài nguyên rừng.