BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 ,THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ HƠN
Ngành: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: MÔI TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện : LÊ THIỆN TRÍ
MSSV: 0811080048 Lớp: 08CMT
TP. Hồ Chí Minh, 2011
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 ,THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ HƠN
Ngành: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: MÔI TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện : LÊ THIỆN TRÍ
MSSV: 0811080048 Lớp: 08CMT
TP. Hồ Chí Minh, 2011
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
LỜI CAM ĐOAN
1. Số liệu xác thật do BS Hồ Đức Dũng của Bệnh Viện Nhân Dân 115 cung
cấp
2. Không sao chép Đồ Án /Khóa Luận Tốt Nghiệp với bất kỳ hình thức nào
3. Hình ảnh trung thực không chỉnh sữa
Nếu không trung thực em xin nhận trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
LÔØI CAÛM ÔN
Xin chân thành cảm ơn TS.BS.Hồ Đức Dũng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đồ
án tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ đã
hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian theo học tại
trường.
Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và quý thầy cô trường Đại Học Kỹ Thuật
Công Nghệ đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
TP.HCM ngày 8 tháng 6 năm 2011
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Định nghĩa chất thải rắn y tế 4
Phân loại chất thải rắn y tế 4
1.1 Chất thải y tế 4
1.1.1 Chất thải lâm sàng 5
1.1.2 Chất thải phóng xạ 5
1.1.3 Chất thải hóa học 6
1.1.4 Các bình chứa khí có áp suất 6
1.1.5 Chất thải sinh hoạt 6
1.1.6 Nguồn phát sinh 7
1.1.7 Đặc điểm chất thải rắn y tế 7
1.1.8 Tính chất vật lý 9
1.1.9 Thành phần hóa học 11
1.1.10 Ảnh hưởng của chất thải y tế đến mô trường và sức khỏe cộng đồng 12
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
1.2 Tổng quan về chất thải rắn 16
1.2.1 Định nghĩa chất thải rắn 16
1.2.2 Nguồn tạo thành chất thải rắn 17
1.2.3 Phân loại chất thải rắn 18
1.2.4 Thành phần của chất thải rắn 22
Chương II:HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRÊN TOÀN QUỐC
Nhận Định Chung 26
2.1 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện 27
2.1.1 Phân loại chất thải bệnh viện 27
2.1.2 Thu gom chất thải trong bệnh viện 28
2.1.3 Lưu trữ chất thải bệnh viện 28
2.1.4 Vận chuyển chất thải ngoài cơ sở y tế 28
2.1.5 Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế 29
2.1.5.1 Thiêu đốt chất thải rắn y tế 29
2.1.5.2 Chôn lấp chất thải rắn y tế 31
2.1.2 Thu gom chất thải trong bệnh viện 29
Chương III:TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
3.Hoạt động tại bệnh viện 33
Chương IV: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH
VIỆN NHÂN DÂN 115
4. Phân loại chất thải và xác định nguồn thải tại bệnh viện Nhân Dân 115 35
4.1.1 Lượng chất thải rắn tại bệnh viện 36
4.1.2 Chi phí hàng tháng cho việc quản lý - xử lý chất thải rắn 37
4.1.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Nhân Dân 115 39
4.1.4 Vấn đề đào tạo và giám sát 40
4.1.5 Vấn đề an toàn trong công tác quản lý chất thải 40
4.2 Hệ thống quản lý kỹ thuật 42
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
4.2.1 Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh 42
4.3 Thu gom 50
4.4 Vận chuyển rác từ khoa phòng đến nơi thu gom rác của bệnh viện 53
4.5 Lưu trữ 54
4.5.1 Xe Rác 54
4.6 Xử lý sơ bộ tại bệnh viện 57
4.7 Vận chuyển ra khỏi bệnh viện 58
4.8 Thuận lợi 59
4.9 Một số tồn tại cần khắc phục 61
Chương V:ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
5 Nguyên nhân và giải pháp 63
5.1 Cuộc khảo sát nhỏ tại bệnh viện 63
5.2 Biện Pháp 67
5.2.1 Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục liên tục cho mọi đối tượng
67
5.2.2 Công tác thu gom. 68
5.2.3 Công tác vận chuyển 68
5.2.4 Công tác lưu trữ chất thải 69
5.3
Cơ sở hạ tầng 69
5.4 Khắc phục 71
Chương VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết Luận 72
6.2 Kiến Nghị 73
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
• Danh mục các bảng
Bảng 1.1: Thành phần và các đặc trưng vật lý của chất thải rắn y tế
Bảng 1.2:
Thành phần rác thải bệnh viện trung bình ở Việt Nam
Bảng 1.3: Thành phần vật lý của chất thải rắn
Bảng 1.4: Độ ẩm của chất thải rắn
Bảng 1.5
: Thành phần hóa học từ các chất thải rắn
Bảng 1.6: Nhiệt lượng của chất thải rắn
Bảng 2.1 Lò đốt rác đã lắp đặt cho các bệnh viện-trung tâm Y tế trong nước
Bảng 4.1
: Lượng chất thải rắn từ năm 2007- 6 tháng đầu năm 2011 tại bệnh viện
Bảng 4.2: Lượng chất thải rắn bình quân từ năm 2007 - 2011 tại bệnh viện
Bảng 4.3: Chi phí hàng tháng cho việc quản lý - xử lý chất thải rắn
Chi phí xử lý chất thải sinh hoạt
Bảng 4.4
: Phân loại và thu gom chất thải tại bệnh viện Chợ Rẫy
• Danh mục các sơ đồ, các hình ảnh
• Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của bệnh viện
Sơ đồ 4.1 Phân loại chất thải và xác định nguồn thải tại bệnh viện Nhân dân 115
Biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ biểu thị lượng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế từ năm
2007 – 2008
• Hình, ảnh
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Hình 4.1 :Thùng rác chứa đồ đã sử dụng
Hình 4.2 Thùng rác sinh hoạt và thùng rác y tế
Hình 4.3 Thùng rác thải sinh hoạt
Hình 4.4 Thùng rác thải y tế
Hình 4.5 Thùng chứa vật liệu nhọn độc hại
Hình 4.6 Thùng chứa thuỷ tinh
Hình 4.7 Thùng rác đựng chất thải rắn
Hình 4.8 Xe vệ sinh bệnh viện
Hình 4.9 Xe tiêm được trang bị đầy đủ
Hình 4.10 Hầm chứa xe rác
Hình 4.11 Xe chứa rác y tế và xe chứa rác sinh hoạt tập trung
Hình 4.12 Xe chứa rác y tế và xe chứa rác sinh hoạt
Hình 4.13 Thùng chứa dung dịch khử khuẩn
Hình 4.14 Chuyển rác lên xe công ty môi trường đô thị
Hình 4.15 Không đủ xe rác vận chuyển công nhân phải cầm thùng rác trên tay
Hình 5.1 Rác của bệnh nhân
Hình 5.2 Rác từ 9h sáng đến 7h chiều
Hình 5.3 Thùng rác quá tải
Hình 5.4 Nơi bỏ rác của phòng Tiêm
Hình 5.5 Thùng rác giống nhau bỏ kế nhau
Hình 5.6 Xi măng,bàn ghế mục nát
Hình 5.7 Thiếu nắp và bao lót trong thùng
Hình 5.8 Phòng phân loại rác chưa đúng quy dịnh
Hình 5.9 Cơ sở vật chất hư hỏng
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
DANH MỤC VIẾT TẮT
KHCN–MT : Khoa học công nghệ –môi trường
PE : Poly Ethylene
PP : Propilen
PVC : Polyvinyl chloride
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TT : Trung tâm
TTYT : Trung tâm y tế
UBND: Ủy ban nhân dân
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
BCH: Ban chấp hành
TNCS: Thanh niên Cộng sản
GĐYKTW: Giám định Y khoa trung ương
CT: Chất thải
BV: Bệnh viện
BN: Bệnh nhân
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Lê Thị Hồng Tân-Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại các bệnh viện- Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TPHCM
2- Nguyễn Thi Thu Yến- Tổ Chức Quản lý và xử lý chất thải y tế trong bệnh viện Tiền
Giang-Học Viện Hành Chính Quốc Gia .2003
3- Nguyễn Xuân Trường - Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý chất
thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại tại Tp HCM- Nhà Xuất bản ĐH Quốc
Gia Thành phố HCM.TP.HCM 1999
4- Cục bảo vệ môi trường - Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất
thải - Nhà xuất bản thế giới . Hà Nội 2004
5-
Bộ Y tế, năm 1998, Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học Hà Nội
6- Bùi Thanh Tâm, năm 2002, Quản lý vệ sinh môi trường bệnh viện, Hội thảo về
quản lý môi trường trong ngành y tế.
7- Bộ y tế, năm 1999, Quy chế quản lý chất thải y tế, Nh xuất bản Y học.
8- Bộ y tế, thng 10/2006, Dự thảo chương trình “Quản lý về xử lý chất thải bệnh
viện”
9- GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái, năm
2001, Quản lý chất thải rắn, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
10- PTS. TS. Nguyễn Đức Khiển, năm 2003, Quản lý chất thải nguy hại, Nhà xuất bản
xây dựng Hà Nội.
11- Bộ y tế - Tổ chức Y tế Thế giới, tháng 3 năm 2005, Hội nghị đánh giá thực hiện
quy chế quản lý chất thải y tế, chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
12- GS. TS. Trương Văn Việt, TS. Lê Thị Anh Thư, tháng 3 năm 2006, Quy trình kiểm
soát nhiễm khuẩn, Nhà xuất bản Y học.
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
1
Chương Mở đầu
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay ,rác thải y tế đang trở thành nỗi lo cho các nước trên thế giới đặc
biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam .Rác thải y tế không chỉ là nỗi
lo cho các thành phố lớn mà ngay cả các đô thị nhỏ, nó trở thành mối hiểm họa đối
với sức khỏe của cộng đồng.
Ở nước ta hiện nay,phần lớn các bệnh viện vẫn chưa có lò đốt rác thải y
tế.Hiện tại,chất thải rắn y tế ở bệnh viện trong nội thành TP Hồ Chí Minh được thu
gom , xử lý bởi Công ty Môi trường Đô thị theo hình thức thiêu tập trung.Có Thể
thấy vẫn còn lượng lớn rác thải y tế tại các bệnh viện bị lẫn vào rác thải sinh hoạt
tạo nên nguy cơ lây nhiễm bệnh tật rất lớn,đe dọa cuộc sống của cộng đồng.Tuy
cũng đã có nhiều bệnh viện trang bị được lò đốt rác thải y tế với nhiều loại công
nghệ khác nhau từ hiện đại đến thủ công chế tạo trong nước,nhưng thực tế hiệu quả
xử lý trên tổng thể vẫn chưa cao
Tính đến năm 2011, Việt Nam có hơn 1049 bệnh viện với khoảng 161255 giường
bệnh và các cơ sở y tế tương đương trong số 1049 bệnh viện trong địa bàn cả nước
có :27 bệnh viện trong đó có 10 bệnh viện đa khoa và 17 bệnh viện chuyên khoa do
bộ y tế trưc tiếp quản lý ,1022 bệnh viện , trong đó có 122 bệnh viện đa khoa tỉnh
,262 bệnh viện chuyên khoa và 575 bệnh viện huyện/thị xã do địa phương quản
lý(Tỉnh,thành phố,huyện),72 bệnh viện do các bộ ,ngành khác quản lý
Chất thải y tế nếu không được xử lý đúng sẽ là nguồn quan trọng gây ô nhiễm môi
trường, đe dọa đến sức khỏe con người, trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe của
nhân viên y tế, ngừơi bệnh và sau đó là toàn cộng đồng và môi trường sống. Do đó,
nhằm mục tiêu đảm bảo phát triển đất nước theo hướng bền vững, thì quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không thể tách rời công tác vệ sinh và quản lý
chất thải, một nhiệm vụ có tính chiến lược trong công tác bảo vệ môi trường.
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
2
Bệnh viện Nhân dân 115 là 1 trong những bệnh viện lớn phía Nam, có nhiều trang
thiết bị hiện đại, là tuyến cuối cùng nhận bệnh nhân đến từ các tỉnh, thành để chăm
sóc và điều trị. Đồng thời, bệnh viện cũng là nơi để sinh viên y khoa và các đơn vị
bạn đến tham quan và thực tập. Do đó, song song với việc nâng cao kỹ thuật y khoa,
việc cải thiện môi trường bệnh viện cũng rất cần thiết để nâng cao chất lượng khám
và chữa bệnh, giảm lây lan trong cộng đồng xã hội. Vì vậy, nhằm phát huy cao nhất
mục tiêu và chức năng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, việc đảm bảo vệ sinh môi
trường bệnh viện, đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của bệnh viện Nhân dân 115.
Trước thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh
viện Nhân dân 115, thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp hiệu quả
hơn” được chọn nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của bệnh viện Nhân dân 115
nói riêng, và của toàn xã hội nói chung.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
v Việc giải quyết sự ô nhiễm môi trường trong các hoạt động của ngành y tế đã là
một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội và trên thế giới. Bệnh viện Nhân dân 115
cũng như các bệnh viện khác đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý
môi trường bệnh viện và chất thải phát sinh từ các hoạt động y tế .
v đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại bệnh viện Nhân dân 115 để nhận định
các mặt tích cực và thiếu sót còn tồn tại, nhằm đưa ra giải pháp khắc phục với
mục tiêu vừa phục vụ, chăm sóc tốt sức khỏe bệnh nhân, vừa bảo đảm vệ sinh
môi trường tại bệnh viện.
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
3
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Hiện nay chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề về môi trường và xã hội cấp
bách ở nước ta. Hiện trạng xử lý chất thải bệnh viện kém hiệu quả đang đặt ra
nhiều thách thức đối với các cấp, ngành đặc biệt là ngành môi trường và y tế.
Tuy nhiên giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều vì chúng ta đang
đối mặt với rất nhiều khó khăn
Bên cạnh đó, bệnh viện còn có một vai trò rất quan trọng trong hệ thống chăm
sóc - bảo vệ sức khỏe nhân dân, là bộ mặt của ngành Y tế, là nơi thể hiện sự tiến
bộ về y học của một quốc gia. Do đó, việc giữ cho bệnh viện sạch, đẹp, vệ sinh,
an toàn là mục tiêu phấn đấu của bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng và của ngành Y tế
nói chung.
Vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp thực hiện công tác
quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện Chợ Rẫy là rất cần thiết hiện nay.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a) Nghiên cứu tư liệu: đọc và thu thập số liệu, tình hình về công tác quản lý chất
thải rắn tại bệnh viện Nhân dân 115.
b) Khảo sát thực tiễn
c) Thống kê để nhận định các mặt tích cực và các khó khăn còn tồn tại
d) Tổng hợp từ thực tiễn để đề xuất những biện pháp phù hợp để công tác quản
lý chất thải rắn được thực hiện tốt hơn tại bệnh viện Nhân dân 115
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
4
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT
THẢI Y TẾ
• ĐỊNH NGHĨA
Theo Quy Chế quản lý chất thải y tế ( Ban Hành kèm theo quyết định số
2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y Tế) thì chất
thải y tế được định nghĩa như sau:
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa một trong các thành phần sau: máu,dịch
cơ thể,chất bài tiết;các bộ phận hoặc cơ quan của người,động vật,bơm kim tiêm và
các vật sắc nhọn;dược phẩm hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế.Nếu các
chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con
người
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy trong tổng số chất
thải thông thường tạo ra từ các hoạt động y tế, gần 80% là chất thải thông thường
(tương tự như chất thải sinh hoạt) còn lại xấp xỉ 20% là những chất thải nguy hại
bao gồm chất thải nhiễm khuẩn và chất thải giải phẩu chiếm tới 15%; các vật sắc
nhọn chiếm khoảng 1%; các hóa chất, dược phẩm hết hạn chiếm khoảng 3% và các
chất thải độc di truyền, vật liệu có hoạt tán phóng xạ chiếm khoảng 1%.
Theo qui định về quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế ban hành, chất thải y tế là
chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc,
phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo, chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng, khí.
• PHÂN LOẠI
1.1. Chất Thải Y Tế
1.1.1. Chất thải lâm sàng: gồm 5 nhóm
v Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu bị thấm máu,
thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay,
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
5
bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây
và túi dịch dẫn lưu …
v Nhóm B
: là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao
mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây
ra vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không
nhiễm khuẩn.
v Nhóm C
: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét
nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, túi đựng máu, bệnh phẩm
sau khi sinh thiết/ xét nghiệm/ nuôi cấy…
v Nhóm D
: là chất thải dược phẩm, bao gồm:
§ Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược
phẩm không còn nhu cầu sử dụng.
§ Thuốc gây độc tế bào gồm các loại thuốc chống ung thư hoặc các thuốc
hóa trị liệu ung thư.
v Nhóm E
: là các mô và cơ quan người - động vật, bao gồm: tất cả các mô của
cơ thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn); các cơ quan, chân tay, rau
nhau thai, bào thai, xác súc vật thí nghiệm.
1.1.2. Chất thải phóng xạ.
Chất thải phóng xạ sinh ra trong các cơ sở y tế từ các hoạt động chẩn đoán định
vị khối, hóa trị liệu và nghiên cứu phân tích dịch mô cơ thể. Chất thải phóng xạ
tồn tại dưới cả ba dạng: rắn, lỏng và khí.
v Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn
đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc
sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ …
v Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dịch có chứa nhân tố phóng xạ phát sinh
trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài
tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ …
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
6
v Chất thải phóng xạ khí gồm: các chất khí dùng trong lâm sàng như
133
Xe, các
khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ …
1.1.3. Chất thả i hóa học.
Chất thải hóa học phát sinh chủ yếu từ các hoạt động thí nghiệm, xét nghiệm
… có thể chia chúng thành hai loại chủ yếu sau:
v Chất thải hóa học không gây nguy hại: như đường, axit béo, và một số muối
vô cơ và hữu cơ.
v Chất thải hóa học nguy hại: có đặc tính như gây độc, ăn mòn, dễ cháy hoặc
có phản ứng gây độc gen, làm biến đổi vật liệu di truyền, bao gồm:
§ Formadehyde: được sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp
xác và dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số các khoa.
§ Các hóa chất quang hóa học: có trong các dung dịch dùng cố định và
tráng phim.
§ Các dung môi: Các dung môi dùng trong cơ sở y tế bao gồm các hợp
chất halogen như methylen chlorid, chloroform, freons, trichloro
ethylen, các thuốc mê bốc hơi như halothan; các hợp chất không có
halogen như xylen, aceton, isopropanol, toluen, ethyl acetat và
acetonitril, …
§ Oxit ethylene: được sử dụng để diệt khuẩn các thiết bị y tế, phòng phẫu
thuật nên được đóng thành bình và gắn với các thiết bị diệt khuẩn. Loại
khí này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người.
§ Các chất hóa học hỗn hợp: bao gồm các dung dịch làm sạch và khử
khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh …
1.1.4. Các bình chứa khí có áp suất.
Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như bình đựng oxy,
CO
2
, bình ga, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ
gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.
1.1.5. Chất thải sinh hoạt.
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
7
Bao gồm:
v Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng bệnh,
phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà
ăn…, bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng carton, túi nilon,
túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, các loại thức ăn dư thừa của người
bệnh và rác quét dọn từ các sàn nhà.
v Chất thải ngoại cảnh: lá cây và chất thải từ các khu vực ngoại cảnh …
1.1.6. Nguồn phát sinh
Toàn bộ chất thải rắn trong bệnh viện phát sinh từ các hoạt động diễn ra trong
bệnh viện, bao gồm:
v Các hoạt động khám chữa bệnh như: chẩn đoán, chăm sóc, xét nghiệm, điều
trị bệnh, phẩu thuật,…
v Các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm trong bệnh viện.
v Các hoạt động hàng ngày của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và thân nhân.
1.1.7. Đặ c điểm thành phần và tính chất của chất thải y tế
Trong một bệnh viện các khu chức năng khác nhau sẽ có lượng chất thải
phát sinh, đặc điểm và tính chất chất thải khác nhau. Khu vực phát sinh chất
thải đa dạng và nguy hiểm nhất là khối kỹ thuật nghiệp vụ như: khoa phẫu
thuật, giải phẫu tử thi, khoa hồi sức cấp cứu, các phòng điều trị bệnh, các
phòng xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm vi trùng, khoa X
quang v.v… Nhưng cũng có khu phát sinh ra lượng chất thải sinh hoạt không
độc hại như khối nhà hành chánh quản trị, hậu cần.
¯ Trong một bệnh viện chất thải phát sinh từ khoa lây và khu bệnh nhân
lây là nguy hiểm hơn cả
¯ Trong cùng một khoa thì không phải phòng nào cũng phát sinh ra chất
thải nguy hại ví dụ như các phòng đợi, phòng phát thẻ thứ tự, phòng làm
việc, phòng thay quần áo cán bộ công nhân viên của khoa v.v…
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
8
¯ Trong các khoa, phòng của bệnh viện, khu vực phát sinh chủ yếu chất
thải y tế là khu phẫu thuật, và khu hồi sức cấp cứu
a) Đặc điểm chất thải y tế khu phẫu thuật:
Chất thải rắn phát sinh từ khu phẫu thuật chủ yếu là chất thải lâm
sàng nhóm E, B, D bao gồm các mô và các cơ quan của người như: các
cơ quan, bộ phận cắt bỏ của người, nhau thai, bào thai cho dù nhiễm
khuẩn hay không.
Tuy nhiên, các phòng thay quần áo, phòng vệ sinh thì chỉ phát sinh
chất thải sinh hoạt.
b) Đặc điểm chất thải rắn y tế khu hồi sức cấp cứu:
Khác với khoa phẫu thuật, chất thải phát sinh từ khoa hồi sức cấp
cứu ra rất đa dạng về thành phần và thể loại, mức độ nguy hại cũng rất
cao. Hầu hết chất thải rắn nguy hại của bệnh viện đều phát sinh từ khu
này. Ví dụ chất thải phẫu thuật nhóm E phát sinh từ phòng mổ, các vật
sắc nhọn, chất thải nhóm B phát sinh từ khu vực phòng mổ, phòng tiêm,
phòng bệnh điều trị; các loại chất thải nhiễm khuẩn nhóm A như: các
loại vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh,
bông băng, gạc, bột bó, đồ vải, dây truyền máu, các ống thông, dây và
túi đựng dung dịch dẫn lưu đều phát sinh ra từ khu vực điều trị, phòng
mổ… Các loại chất thải độc hại nhóm C phát sinh ra từ khu vực xét
nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm vi trùng; chất thải
hóa học, chất thải phóng xạ phát sinh từ phòng X quang, phòng phóng
xạ trị liệu… Do vậy trong công tác thu gom, phân loại, vận chuyển tập
trung chất thải rắn từ khu vực hồi sức cấp cứu tới khu vực tập trung chất
thải, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các đặc điểm trên, đặc biệt là công
tác phân loại ngay tại nguồn.
Cũng như khoa phẫu thuật, khoa hồi sức cấp cứu đòi hỏi vệ sinh rất
cao (khu vực vô trùng), nên sau khi cấp cứu bệnh nhân, chất thải phát
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
9
sinh từ khu này phải được chuyển ngay tới khu tập trung chất thải rắn
bệnh viện và chuyển đi xử lý trong thời gian sớm nhất (tốt nhất là trong
ngày).
1.1.8. Tính chất vật lý
Thành phần vật lý:
§ Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo củ, khăn lau, vải trải…
§ Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…
§ Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm, bông tiêm, thủy tinh, ống nghiệm,…
§ Đồ nhựa, hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng,…
§ Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng,…
§ Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc,…
§ Rác rưởi, lá cây, đất đá ,.
§ Kết quả phân tích thành phần và các đặc trưng vật lý của chất thải rắn y tế
của các đề tài nghiên cứu trong nước là giống nhau, được nêu trong bảng
1.1
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
10
Bảng 1.1: Thành phần và các đặc trưng vật lý của chất thải rắn y tế
STT
Thành phần và các đặc trưng vật lý của chất thải rắn y tế Tỷ lệ (%)
Thành phần chất thải rắn y tế
1 Giấy, bìa 2,9
2 Thùng đựng kim loại 0,7
3 Lọ thuốc tiêm và đồ chứa thủy tinh 2,3
4 Vải, bông băng, bột bó 8,8
5 Lọ, túi PE, PP, PVC ( túi máu, ống dẫn lưu…) 10,1
6 Bơm kim tiêm nhựa 0,9
7 Bệnh phẩm, mô, u xơ, bộ phận cắt bỏ… 0,6
8 Chất thải hữu cơ 52,7
9 Chất thải xây dựng 21
Tổng số 100
Các đặc trưng vật lý của chất thải rắn bệnh viện
Tỷ lệ chất thải nguy hại 20 ÷ 25%
Tỷ trọng chất thải rắn y tế nguy hại (T/m
3
) 0,13 T/m
3
Độ ẩm chất thải rắn y tế nguy hại (%) 50%
Tỷ lệ tro của chất thải rắn y tế nguy hại 10,3%
Nhiệt trị, Kcal/kg 2537
Nguồn: Trung tâm môi trường đô thị và khu công nghiệp (CEETIA),1998
Trong thành phần chất thải rắn y tế, chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ rất cao
(52,7%), chất thải rắn y tế nguy hại chỉ chiếm tỷ lệ 20 ÷ 25%.
Kết quả trên 80 bệnh viện trong phạm vi cả nước về thành phần chất thải y tế
được nêu trong bảng 1.2
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
11
Bảng 1.2: Thành phần rác thải bệnh viện trung bình ở Việt Nam
STT
Thành phần Tỷ lệ (%)
1 Giấy các loại và carton 2,9
2 Kim loại, vỏ hộp 0,7
3 Đồ thủy tinh và đồ nhựa (
Ví dụ: kim tiêm, lọ thuốc, bơm tiêm
) 3,2
4 Bông băng, bó bột … (
vật liệu hấp thụ chất lây nhiễm
) 8,8
5 Túi nhựa các loại: PE, PP, PVC 10,1
6 Bệnh phẩm 0,6
7 Rác hữu cơ 52,7
8 Các vật sắc nhọn (
kim tiêm, dao kéo mổ, các dụng cụ cắt gọt,
) 0,4
9 Các loại khác 20,6
(Nguồn: Báo cáo hội thảo quản lý chất thải y tế Hà Nội, 1998)
1.1.9. Thành phần hóa học:
§ Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất, thuốc
thử,…
§ Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa,
Nếu phân tích nguyên tố thì thấy gồm những thành phần C, H, O, N, S, Cl và
một phần tro,
Trong đó:
- Thành phần hữu cơ: phần vật chất có thể bay hơi sau khi được nung ở
nhiệt độ 950
o
C.
- Thành phần vô cơ (tro) là phần tro còn lại sau khi nung rác ở 950
o
C
- Thành phần phần trăm các nguyên tố được xác định để tính giá trị nhiệt
lượng của chất thải y tế.
Nhiệt trị
: 1.400 – 2.150 Kcal/ Kg.
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
12
1.1.10. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến mô trường và sức khỏe cộng
đồng
• Ảnh hưởng đến môi trường.
Theo quy định của luật, các chất thải y tế phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường xung quanh, nhưng thực tế hiện nay lại khác. Chất thải y tế đặc biệt là
chất thải nguy hại phần lớn chưa được xử lý hay xử lý không đạt tiêu chuẩn
quy định đã và đang là vấn đề đáng lo ngại cho môi trường. Hiện tại ở không
ít bệnh viện rác thải y tế được nhập chung vào rác thải thành phố để xử lý
hoặc xử lý theo phương pháp đốt thủ công tại bệnh viện thường hiêu quả xử
lý kém và gây ô nhiễm môi trường không khí, thậm chí chất thải y tế tại một
số bệnh viện được chôn lấp ngay trong bệnh viện và thường tại các bãi chôn
lấp này đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cũng là nguồn đóng góp không nhỏ
trong nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm mùi và là nguồn
truyền bệnh rất nguy hiểm. Theo thống kê thì tỷ lệ vào viện do các bệnh
truyền nhiễm qua chất thải và nước thải chiếm 15% trong tổng số ca bệnh,
đặc biệt vào mùa hè bệnh truyền nhiễm qua chất thải còn nghiêm trọng hơn
nhiều.
• Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng
Tất cả những người phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại đều là đối tượng có
nguy cơ. Họ có thể là nhân viên và người bệnh trong các cơ sở y tế làm phát sinh
ra chất thải, những người trực tiếp tham gia xử lý, tiêu hủy chất thải và những
người dân trong cộng đồng dân cư trong trường hợp chất thải chưa được xử lý
chính đáng. Nhóm người nguy cơ chính bao gồm: bác sĩ, y tá, nhân viên, người
bệnh, nhân viên thu gom, cộng đồng dân cư.
Chất thải y tế (chất thải rắn, nước thải và khí thải) bệnh viện khi chưa được
loại bỏ hoặc xử lý thích đáng sẽ rất nguy hiểm, không những gây ô nhiễm môi
trường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, gây mất mỹ quan đô thị,
ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội.
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện nhân dân 115,
Đường Nguyễn Tri Phương,Quận 10 và đề ra giải pháp hiệu quả hơn
13
Chất thải rắn y tế là loại chất thải nguy hại. Trong thành phần chất thải rắn
y tế có các loại chất thải nguy hại như: chất thải lâm sàng nhóm A, B, C, D, E.
Các loại chất thải này, dặc biệt là chất thải nhiễm khuẩn nhóm A, chất thải
phẫu thuật nhóm E có chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh có thể thâm
nhập vào cơ thể con người bằng nhiều con đường và bằng nhiều cách khác
nhau. Các vật sắc nhọn như kim tiêm, dao mổ… dễ làm xước da, gây nhiễm
khuẩn. Đồng thời, trong thành phần chất thải y tế còn có các loại hóa chất và
dược phẩm có độc tính nguy hại như: độc tính di truyền, tính ăn mòn da, gây
phản ứng, gây nổ. Nguy hiểm hơn các loại trên là chất thải phóng xạ phát sinh
từ việc chẩn bệnh bằng hình ảnh như chiếu, chụp X quang, phóng xạ trị liệu…
Việc quản lý không tốt chất thải y tế sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
tới sức khỏe cộng đồng. Những người có nhiều nguy cơ rủi ro đối với chất thải
y tế thường là các y bác sỹ, các nhân viên vệ sinh trong bệnh viện, những
người thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân, những người bới nhặt rác.
• Ảnh hưởng của loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây truyền rất lớn qua rác thải và nước thải
bệnh viện. Rác thải bệnh viện có chứa các mầm bệnh như: các vi khuẩn, vi rút,
kí sinh trùng và nấm với một lượng đủ để gây bệnh. Những người dễ bị ảnh
hưởng nhất là y tá, bác sĩ và những người thu gom rác, bới rác. Các tác hại của
rác thải bệnh viện là làm tăng nhiễm khuẩn và kháng thuốc tại bệnh viện, tổn
thương trực tiếp cho người thu gom rác, lây nhiễm bệnh cho nhân dân sống trong
vùng lân cận, ảnh hưởng tới tâm lý và thẩm mỹ đô thị.
Nước thải bệnh viện có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, các chất độc hóa học,
chất phóng xạ. Nhưng điều nguy hiểm hơn là nước thải bệnh viện thường thải
vào các nguồn nước mặt, thấm xuống đất làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước
ngầm gần khu vực sinh sống của dân cư mà đây là nguồn nước sinh hoạt chính.
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com