BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN Y TẾ Ở BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU,
BẾN TRE VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
Ngành: Môi trường
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : ĐỖ MINH QUANG
MSSV: 0811080031
Lớp: 08CMT
TP. Hồ Chí Minh, 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là
trung thực. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét đánh giá cũng như số liệu của
các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐD : Điều dưỡng
HCQT : Hành chính quản trị
BCHCĐ : Ban chấp hành công đoàn
KSNK : Kiểm soát nhiễm khuẩn
XLCT : Xử lý chất thải
CTYT : Chất thải y tế
CTNH : Chất thải nguy hại
ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
Trung tâm bảo vệ SKBM-TE : trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ - trẻ em
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
CTRYT: Chất thải rắn y tế
XN: xét nghiệm
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ phân nhóm chất tải rắn y tế 7
Hình 1.2: Quy định chung về phân loại, thu gom, vận chuyển lưu giữ chất thải rắn28
Hình 2.2: Biểu đồ tình hình xử lý chất thải y tế của hệ thố ng cơ sở y tế các cấp 29
Hình 3.1: sơ đồ tổ chức nhân lực của bệnh viện 34
Hình 4.1: Sơ đồ qui trình chung về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất
thải y tế trong bệnh viện 36
Hình 5.1: Sơ đồ quản lý rác có hiệu quả 45
Hình 5.2: Quy trình xử lý chấ t thải rắn tại khoa chống nhiễm khuẩn 47
Hình 5.3: Quy trình xử lý chấ t thải khoa xét nghiệm 47
Hình 5.4: Quy trình xử lý khoa dược 48
Hình 5.5: Quy trình xử lý chấ t thải rắn khoa gây mê hồi sức 48
Hình 5.6: Quy trình lưu giữ và xử lý chất thải khoa y học hạt nhân 48
Hình 5.7: Quy trình xử lý chấ t thải rắn khoa sản 49
Hình 5.8: Quy trình xử lý chấ t thải rắn khoa giải phẩu bệnh 49
Hình 5.9: cơ cấu tổ chứ c của hệ thống quản lý CTYT: 58
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần trong chất thải rắn bệnh viện 4
Bảng 1.2: Lượng chất thải rắn y tế trung bình trên giường bệnh/ngày 9
Bảng1.3: Lượng chất thải thay đổi theo từng nước: 10
Bảng 1.4: Lượng chất thải thay đổi theo tuyến bệnh viện: 12
Bảng 1.5: Lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các bệnh viện dự án: 13
Bảng 1.6: Mức độ phát sinh chất thải nguy hại trung bình 14
Bảng 1.7: Một số bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn và vi sinh vật kí sinh 16
Bảng 1.8: Sự nhiễm khuẩn do tiếp xúc với chất thải y tế 18
Bảng 3.1: Phân bố diện tích trong bệnh viện: 30
Bảng 4.1: Bảng thống kê chất thải tái chế thu gom được 35
Bảng 5.1: Một số yêu cầu cần thiết cho thùng, túi đựng chất thải y tế 40
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 2
1. Tính cấp thiết của đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu: 2
3. Địa điểm nghiên cứu : 3
4. Phương pháp nghiên cứu: 3
5. Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 3
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 4
1.1 KHÁI NIỆM, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI Y TẾ: 4
Chất thải rắn y tế 4
Khái niệm chất thải bệnh viện 4
1.2.2 . Thành phần, tính chất củ chất thải rắn y tế 5
1.2.3. Phân loại chất thải rắn y tế 5
1.2.4. Quản lý chất thải y tế: 9
1.2.5. Thu gom: 9
1.2.6. Vận chuyển: 9
1.2.7. Xử lý ban đầu: 9
1.2.8. Tiêu hủy: 9
1.2.9. Cách xác định chất thải y tế: 9
1.2.10. Khuynh hướng, khối lượng phát thải chất thải y tế: 11
1.3. NHỮNG NGUY CƠ CỦA CHẤT THẢI Y TẾ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG: 14
1.3.1 Những nguy cơ của chất thải y tế 14
1.3.2 Nguy cơ của chất thải y tế đối với cộng đồng 14
1.3.2.1 Các loại hình rủi ro: 15
1.3.2.2 Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ 15
1.3.2.3 . Nguy cơ từ các vi khuẩn gây bệnh 15
1.3.2.4 . Những nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn 17
1.3.2.5 Những nguy cơ từ chất thải hóa học và dược phẩm 19
1.3.2.6 . Những nguy cơ của chất thải gây độc tế bào 19
1.3.2.7. Những nguy cơ từ các loại chất thải phóng xạ 20
1.3.3. Những nguy cơ đối với môi trường 21
1.3.3.1. Nguy cơ đối với môi trường nước 21
1.3.3.2 . Nguy cơ đối với môi trường đất 21
1.3.3.3. Nguy cơ đối với môi trường không khí 21
1.3.3 Tính nhạy cảm của xã hội 21
1.4 Ảnh hưởng của chất thải y tế: 22
1.4.2 Đối với cộng đồng 22
1.4.2.3 . Ảnh hưởng của các loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn: 22
1.4.2.4 . Những ảnh hưởng của chất gây độc tế bào trong y tế 22
1.4.2.5 . Những ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm: 23
1.4.2.6 . Những ảnh hưởng của chất thải phóng xạ 23
1.4.3 Đối với môi trường: 23
1.4.2.1. Đối với môi trường đất: 23
1.4.2.2 . Đối với môi trường không khí: 24
1.4.2.3. Đối với môi trường nước: 24
CHƯƠNG 2 25
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ Ở VIỆT NAM 25
2.1 Hiện trạng quản lý chất thải ở Việt Nam 25
2.1.1. Quản lý rác: 26
2.1.2. Phân loại chất thải y tế: 27
2.1.3. Thu gom chất thải y tế: 27
2.1.4. Lưu trữ chất thải y tế: 27
2.1.5. Vận chuyển chất thải ngoài cơ sở y tế: 28
2.2 Biện pháp xử lý , tiêu hủy chất thải rắn y tế 28
2.3 Những khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn y tế: 29
CHƯƠNG 3 30
TỔNG QUAN VỀ 30
BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU – BẾN TRE 30
3.1 Tổng quan về bệnh viện: 30
Tổng diện tích bệnh viện là: 37.412,3 m
2
32
3.2. Chứa năng và nhiệm vụ của bệnh viện 32
3.2.1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh 32
3.2. 2. Đào tạo cán bộ y tế 32
3.2.3. Nghiên cứu khoa học về y học 33
3.2.4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kĩ thuật 33
3.2.5. Phòng bệnh 33
3.2.6. Hợp tác quốc tế 33
3.2.7. Quản lý kinh tế y tế 33
3.3. Cơ cấu tổ chức bệnh viện: 34
4.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN: 35
CÁC KHOA CẬN LÂM SÀN: 35
XN- CĐHA- GPBL- DƯỢC- DINH DƯỠNG- KSNK 35
CHƯƠNG 4 36
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ Ở BỆNH VIỆN 36
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - BẾN TRE 36
4.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN: 36
4.1.1. Phát sinh chất thải hiện tại: 36
4.1.2. Phân loại chất thải và mã màu túi đựng trong bệnh viện: 37
4.1.3. Thu gom trong các khoa, phòng: 37
4.1.4. Vận chuyển trong bệnh viện: 38
4.1.5. Lưu giữ chất thải trong bệnh viện: 38
4.1.6. Vận chuyển chất thải nguy hại bên ngoài bệnh viện: 38
4.2. HỆ THỐNG XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY: 38
4.2.1. Xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại: 38
4.2.2. Xử lý và tiêu hủy chất thải thông thường : 39
4.2.3. Tái sử dụng và tái chế chất thải: 39
4.3. SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ AN TOÀN: 40
4.4. THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT: 40
4.4.1. THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT TRONG BỆNH VIỆN: 40
4.4.1.1. Tổ chức quản lý chất thải y tế: 40
4.4.1.2. Theo dõi và giám sát hoạt động quản lý chất thải y tế: 41
4.4.1.3. Theo dõi chất thải và tác động môi trường: 42
4.4.1.4. Theo dõi đào tạo, vật tư tiêu hao, bảo dưỡng thiết bị 42
4.4.2. THEO DÕI GIÁM SÁT BÊN NGOÀI: 43
4.4.3. CHI PHÍ QUẢN LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN: 43
4.5. Những vấn đề khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện
Nguyễn Đình Chiểu: 44
CHƯƠNG 5 45
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 45
5.1 Giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn y tế 45
5.1.1. Làm giảm thiểu phát sinh và hạn chế thải rác: 45
5.1.2. Về vấn đề phân loại: 47
5.1.3. Về vấn đề thu gom chất thải rắn y tế: 48
5.1.4. Vận chuyển chất thải trong bệnh viện: 49
5.1.5. Lưu giữ chất thải rắn y tế: 49
5.1.6. Khi vận chuyển chất thải ra ngoài cơ sở y tế: 49
5.1.7. Đề xuất về xử lý và tiêu hủy chất thải rắn: 50
5.1.8. Vấn đề khí thải và mùi hôi thối do rác thải bệnh viện 51
5.2. Các giải pháp về công tác quản lý môi trường của bệnh viện 52
5.2.1. Các giải pháp về cơ chế, tổ chức quản lý chất thải rắn y tế của môi trường
bệnh viện: 52
5.2.1.1. Theo dõi và giám sát: 52
5.2.1.2. Theo dõi chất thải và tác động môi trường: 53
5.2.1.2. Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện: 54
5.3. Các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm: 56
5.3.1. Quản lý nội vi: 56
5.3.2. Tuyên truyền nâng cao ý thức cho nhân viên, bệnh nhân và cộng đồng56
CHƯƠNG 6 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
6.1. Kết luận: 58
6.2. Kiến nghị 59
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 1
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất thải nói chung và chất thải y tế nói riêng đang là vấn đề quan tâm của
cộng đồng và toàn xã hội. Chất thải y tế là một trong những loại chất thải nguy hại,
phức tạp, có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng, đây cũng là mối quan tâm của toàn thế giới.
Dù ở Ấn Độ, Tanzania, Vương quốc Anh, hoặc Hoa Kỳ, các nước trên thế
giới đang đối phó với việc xử lý thích hợp chất thải y tế tuy nhiên hiện trạng môi
trường ô nhiễm do chất thải vẫn không giảm.Các nước phát triển phải đối mặt với
những thách thức với khối lượng tuyệt đối của chất thải từ việc sử dụng các mặt
hàng dùng một lần. Mặt khác, các nước đang phát triển, có nguồn cung hạn chế,
đang đối phó với những thách thức về phân loại và xử lý tất cả các loại chất thải y
tế, một cách vệ sinh.
Chất thải y tế nếu không được xử lý tốt thì sẽ là một trong những nguy cơ
gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường sống, là nguồn gây ô nhiễm trực tiếp
đến sức khỏe cộng đồng, các Trạm y tế đều nằm trong khu dân cư đông người, bệnh
dịch sẽ dễ dàng phát tán nhanh chóng. Vì vậy việc quản lý và xử lý chất thải y tế là
một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường của Việt
Nam.
Như vậy rõ ràng, công tác quản lý chất thải y tế là vấn đề rất được các cấp
chính quyền quan tâm ở tất cả các cơ sở y tế từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã. Vì
vậy việc quản lý chất thải tại các cơ sở y tế là một vấn đề cần được quan tâm để
đảm bảo sức khỏe, môi trường bên trong và bên ngoài cơ sở y tế. Xuất phát từ
những yêu cầu trên, đề tài “Khảo sát hiện trạng quản lí chất thải rắn y tế ở bệnh viện
Nguyễn Đình Chiểu_ Bến Tre và đề xuất giải pháp cải tiến” sẽ đi sâu vào vấn đề.
2. Mục đích nghiên cứu:
. Khảo sát, tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Nguyễn
Đình Chiểu_ Bến Tre.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 2
. Đề xuất các giải pháp thích hợp nhầm cải tiến và nâng cao chất lượng,
giảm tới mức tối đa khả năng gây ô nhiễm.
3. Địa điểm nghiên cứu :
Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu_ Bến Tre
4. Phương pháp nghiên cứu:
. Thu thập, tổng hợp các tài liệu, số liệu liên quan đến bệnh viện.
. Phân tích hệ thống quản lý của bệnh viện.
. Điều tra, khảo sát tình hình thực tế.
. Tham khảo ý kiến chuyên gia.
5. Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
-
Nội dung:
⋅ Khái quát về quy mô, đặc điểm và các hoạt động chính của
bệnh viện.
⋅ Tìm hiểu về rác thải y tế của bệnh viện.
⋅ Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện.
⋅ Đề xuất các giải pháp cải tiến, khắc phục.
- Ý nghĩa thực tiễn:
⋅ Tìm hiểu và đánh giá được tình hình quản lý chất thải rắn của
bệnh viện
⋅ Tìm ra các hướng giải quyết thích hợp cho quản lý chất thải rắn
tại bệnh viện, cải thiện và giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng của chất thải y tế
nguy hại.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
1.1 KHÁI NIỆM, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI Y TẾ:
1.1.1. Chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế bao gồm tất cả các loại chất thải có chứa các vất chất
của cơ thể sống của người, phát sinh từ lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân, giải phẩu,
nghiên cứu, các phương tiện chuyên chở hoặc y tế hoặc từ công việc khám nghiệm,
xử lý tử thi, các công việc khám chữa bệnh về răng miệng .
1.1.2. Khái niệm chất thải bệnh viện
Tất cả chất thải phát sinh từ bệnh viện đều được coi là chất thải bệnh
viện.
Chất thải bệnh viện là một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng
nhỏ hơn các chất thải có tính nguy hại cao nói riêng. Chất thải y tế có thể tạo nên
những mối nguy cơ cho sức khỏe con người.
Chất thải bệnh viện chia làm 2 loại:
Chất thải sinh hoạt: chiếm khoảng 75-90% chất thải rắn y tế trong bệnh
viện bao gồm: chất hữu cơ, giấy,gỗ, kim loại, thủy tinh, nilon,… . Loại này ít độc
hại nhưng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển phải được thực hiện tốt.
Chất thải y tế nguy hại: chiếm khoảng 10-25% chất thải rắn y tế trong
bệnh viện là chất thải bệnh lý và chất thải lây nhiễm gồm có: bệnh phẩm, các cơ
quan người từ các phòng mổ, phòng tiểu phẩu, các bệnh phẩm nuôi cấy,các khoa
lây nhiễm, bông băng thắm dịch, máu, kim tiêm, dược phẩm quá hạn sử dụng. Là
nguồn tiềm ẩn lây lan các bệnh truyền nhiễm, làm ô nhiễm môi trường, tác động
đến môi trường sinh thái. Vì thế, nguồn chất thải rắn y tế từ các bệnh viện cần được
kiểm soát chặt chẽ và phải được xử lý đạt yêu cầu.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 4
1.2.2 . Thành phần, tính chất củ chất thải rắn y tế
Chất thải y tế bao gồm:
− Bơm, kiêm tiêm
− Thiết bị giải phẩu
− Mô tế bào, bào thai hoặc các bộ phận của cơ thể người
− Xương
− Nội tạng
− Bình, túi hoặc ống dẫn chứa các chất lỏng từ cơ thể.
Bảng 1.1. Thành phần trong chất thải rắn bệnh viện
(Nguồn: tổ chức y tế thế giới, “Quản lý chất thải rắn y tế” (WHO 1991).)
1.2.3. Phân loại chất thải rắn y tế
Theo nguồn phát sinh chất thải y tế trong các cơ sở y tế được phân thành 5
loại sau:
ü Chất thải lây nhiễm
ü Chất thải hóa học nguy hại
Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ (%) Thành phần nguy hại
Các chất hữu cơ 52.9 Không
Chai nhựa PVC, PE, PP 10.1 Có
Bông băng 8.8 Có
Vỏ hộp kim loại 2.9 Không
Chai lọ, ống thuốc thủy tinh 2.3 Có
Kim tiêm, ống tiêm 0.9 Có
Giấy, thùng catton 0.8 Không
Các bệnh phẩm sau khi mổ 0.6 Có
Đất, cát, sành sứ, các chất rắn khác 20.9 không
Tổng cộng 100
Tổng tỷ lệ chất thải nguy hại 22.6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 5
ü Chất thải phóng xạ
ü Bình chứa áp xuất
ü Chất thải thông thường
- Chất thải lây nhiễm:
O Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây
truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc
nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
O Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm
máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách
ly.
O Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh
trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
O Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ
thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
- Chất thải hóa học nguy hại:
O Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
O Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.
O Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ
dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị
liệu.
O Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ
tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn
đoán hình ảnh, xạ trị).
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 6
- Chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát
sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
- Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO
2
, bình ga, bình khí dung. Các bình này
dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
- Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm,
hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
O Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly).
O Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ
thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín.
Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
O Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
O Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 7
Hình 1.1: Sơ đồ phân nhóm chất tải rắn y tế
CHẤT
THẢI RẮN
Y T
Ế
5. CHẤT THẢI
THÔNG
THƯ
Ờ
NG
1. CHẤT THẢI
RẮN Y TẾ
NGUY H
Ạ
I
2. CHẤT THẢI
HÓA CHẤT
Đ
Ộ
C H
Ạ
I
3. CHẤT THẢI
PHÓNG XẠ
4. BÌNH CHỨA
ÁP XUẤT
a. chất thải vật sắc nhọn
Chất thải thừ HĐCM
b. chất thải LN không sắc
Chất thải từ văn phòng
Chất thải ngoại cảnh
c. chất thải nguy cơ cao XN
d. chất thải mô cơ quan
Dược quá hạn mất phẩm
Hóa chất nguy hại
Hóa chất gây độc TB
Chất thải chứa KL nặng
Chất thải từ buồn bệnh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 8
1.2.4. Quản lý chất thải y tế:
Là cách hoạt động kiểm soát lượng chất thải, trong suốt quá trình từ
khi chất thải phát sinh đến xử lý, bắt đầu từ khâu thu gom, vận chuyển, lưu trữ và
tiêu hủy chất thải y tế.
1.2.5. Thu gom:
Là việc tách, phân loại, tập trung, đóng gói, lưu trữ tạm thời tại điểm
tập trung rác tại bệnh viện.
1.2.6. Vận chuyển:
Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý ban
đầu, lưu trữ, tiêu hủy.
1.2.7. Xử lý ban đầu:
Là quá trình khử khuẩn hoặc tiết khuẩn các chất thải có nguy cơ lây
nhiễm cao ngay gần nơi phát sinh khi vận chuyển tới nơi lưu trữ hoặc tiêu hủy.
1.2.8. Tiêu hủy:
Là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (bao gồm cả chon lấp)
chất thải, làm mật khả năng nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
1.2.9. Cách xác định chất thải y tế:
Để xác định nguồn phát thải, tải lượng của chất thải y tế nói chung và tỷ lệ
chất thải rắn nguy hại nói riêng có nhiểu cách đánh giá khác nhau và chưa thực sự
thống nhất.
Một cách tiếp cận thuyết phục để có thể dự báo, ước lượng chất thải y tế
nói chung và số lượng hay tỉ lệ chất thải y tế nguy hại nói riêng có thể dưa vào các
yếu tố sau:
Số lượng, đặc điểm, phạm vi nghiên cứu, qui mô khám chữa bệnh, điều trị
nội trú của bệnh viện.
Số lượng giường bệnh tại bệnh viện để xác định lượng chất thải y tế mỗi
ngày.
Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại trên tổng chất thải y tế chung của giường bệnh
theo ngày.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 9
Trên cơ sở này, có thể áp dụng ước lượng khối lượng chất thải bệnh viện
của khu vực, thậm chí có thể ước lượng khối lượng chất thải rắn cho phạm vi toàn
quốc.
Một số tài liệu đã công bố số lượng phát thải chất thải y tế mỗi giường
bệnh/ngày, tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại, tải lượng chung toàn quốc. (Xem bảng
1.2, 1.3)
Bảng 1.2: Khối lượng chất thải ở một số địa phương
Tỉnh/thành phố
Khối lượng chất
thải y tế
(tấn/năm)
Tỉnh/thành phố
Khối lượng chất
thải y tế
(tấn/năm)
Hồ Chí Minh 2.800 Đồng Nai 430,8
Hà Giang 405 Bình Dương 1.241
Cao Bằng 175,9 Hậu Giang 634,8
Điện Biên 79,1 Kiên Giang 642,4
Sơn La 175 An Giang 320,1
Hà Nam 967 Vĩnh Long 340,26
Nam Định 488 Bạc Liêu 134,8
Nghệ An 187,6 Trà Vinh 400
Quảng Bình 46,4 Long An 369
Lâm Đồng 209,3 Sóc Trăng 266,7
Đắk Lắk 276,3 Cà Mau 159,5
(Nguồn: Sở Tài nguyên – Môi trường các địa phương, năm 2010)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 10
Bảng 1.3: Lượng chất thải rắn y tế trung bình trên giường
bệnh/ngày
STT NGUỒN NĂM
KG/GB
/NGÀY
1
Phạm Thị Ngọc Bích, Phạm Ngọc Châu. Kinh nghiệm
bước đầu xử lý chất thải tại một số bệnh viện cấp tỉnh ở
Việt Nam, hội thảo Việt Nam-Thụy Điển.
1996 2,27
2
URENCO Hà Nội. Báo cáo nghiên cứu khả thi xây
dựng xưởng đốt CTYT Hà Nội
1996 2,45
3 Phạm Song.Hội Thảo chất thải y tế bệnh viện. 1998 2,27
4 Phạm Thị Ngọc Bích. Hội thảo xử lý chất thải bệnh viện 1998 2,45
5
Nguyễn Xuân Nguyễn. Hội thảo xử lý chất thải bệnh
viện
1998 2,27
6 Nguyễn Văn Lộ. Hội thảo xử lý chất thải bệnh viện. 1998 1,17
7 Nguyễn Kim Chi. Hội thảo quản lý chất thải bệnh viện 1998 2,27
Tải lượng trung bình 2,21
(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý chất thải – 2004)
Như vậy, lượng chất thải rắn y tế trung bình phát thải theo mỗi giường
bệnh, mỗi ngày là 2,21 kg. Tuy nhiên, hệ số phát thải này chỉ nên áp dụng cho tuyến
tỉnh hoặc tương đương trở lên. Vì dưới tuyến tỉnh hệ số phát thải thấp hơn do phạm
vi cứu chữa, khả năng áp dụng công nghệ, kỹ thuật còn thấp.
Về đặc điểm và tỷ lệ chất thải y tế nguy hại trong tổng chất thải y tế
nói chung thì có 20% là chất thải y tế nguy hại với tỷ trọng là 130kg/m
3
, hàm lượng
tro còn lại sau khi đốt là 9,76% và nhiệt trị trung bình 12537 Kcal/kg.
Từ cơ sở dữ liệu trung bình lượng chất thải y tế và chất thải y tế nguy hại
có thể xác định tổng lượng chất thải rắn nguy hại theo địa bàn và theo mỗi khu vực
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 11
cho mỗi bệnh viện.Tính chung cho toàn quốc, lượng chất thải từ các hoạt động của
bệnh viện, các cơ sở y tế là:
* Chất thải rắn y tế là: 490 tấn/ngày
* Chất thải rắn y tế nguy hại là: 60 - 70 tấn/ngày.
Trong đó 2 thành phố có tải trọng lớn nhất là:
O Tp Hồ Chí Minh: xấp xỉ 50 tấn chất thải y tế/ngày đêm, trong
đó có 13 tấn chất thải y tế nguy hại.
O Tp Hà Nội: xấp xỉ 20 tấn chất tải y tế/ngày đêm, trong đó có
xấp xỉ 5 tấn chất thải y tế nguy hại.
1.2.10. Khuynh hướng, khối lượng phát thải chất thải y tế:
Tổng lượng chất thải y tế ít biến đổi do tổng số giường bệnh tương đối ổn
định. Tuy nhiên sự gia tăng số giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện trở lên
trong các giai đoạn từ năm 1995 tới nay cũng đã làm khối lượng chất thải rắn y tế
tăng lên. Mặt khác, do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân cũng tăng lên do đó
khối lượng rác thải cũng tăng lên.
Khối lượng chất thải y tế không chỉ thay đổi theo từng khu vực khác nhau
mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như:
-
Cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, thảm họa đột xuất.
-
Phạm vi cứu chữa của bệnh viện, loại và qui mô của bệnh viện.
-
Số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh, số bệnh nhân điều tri nội, ngoại
trú.
-
Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực.
-
Phương pháp của nhân viên y tế trong việc khám chữa bệnh, điều trị
và chăm sóc bệnh nhân.
-
Số lượng người nhà được thăm nuôi bệnh nhân.
Theo một số tài liệu (trong bảng 1.4) và ước tính của Bộ Y tế (trong bảng
1.5, 1.6, 1.7) cho thấy khối lượng chất thải rắn y tế không nguy hại hay nguy hại
cũng được ước lượng trên cơ sở số giường bệnh và hệ số phát thải cũng phụ thuộc
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 12
vào nhiều yếu tố như thay đổi theo mức thu nhập, điều kiện của bệnh viện, các
chuyên khoa.
Bảng1.4: Lượng chất thải thay đổi theo từng nước:
Chất thải bệnh viện nói
chung (kg/giường
bệnh/ngày)
Chất thải y tế nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
Nước thu nhập cao
1,2-12 0,4-5,5
Nước thu nhập trung
bình
0,8-6 0,3-1,2
Nước thu nhập thấp
0,3-3 0,1-0,6
Bảng 1.5: Lượng chất thải thay đổi theo tuyến bệnh viện:
Nguồn phát sinh
Lượng chất thải theo
từng bệnh viện
(kg/giường
bệnh/ngày)
Chất thải y tế nguy
hại (kg/giường
bệnh/ngày)
Bệnh viện đa khoa trung
ương
4,1-8,7
0,4-1,6
Bệnh viện đa khoa tuyến
tỉnh
2,1-4,2
0,2-1,1
Bệnh viện tuyến huyện
0,5-1,8 0,1-0,4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 13
Bảng 1.6: Lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các bệnh viện dự án:
Bệnh viện đa khoa Bệnh viện chuyên khoa
Tuyến
trung
ương
Tuyến
tỉnh
Khu
vực
Sản
Nhi
Lao,
truyền
nhiễm
Tâm thần,
điều dưỡ
ng
phục hồi
chức năng
Ung
thư
Khác
Chất thải lây nhiễm
Sắc nhọn ++ + + + + + + +
Không sắc nhọn + + + + + + + + +
Lây nhiễm cao + + + + + + + + + +
Bệnh phẩm + + + + + +
- - +/- +/-
Chất thải hóa học
Dược phẩm + + + + + + + + +
Hóa chất nguy hại + + + + + + + + + +
Chất gây độc tế bào + + +/- - - - - + + -
Chất thải phóng xạ
+ +/- - - - - + + -
Bình chứa áp suất
+ + + + +
+ + + +
Chất thải thông
thường
++ ++ + ++
+ + + +
(Nguồn:Dự thảo kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất thải y tế tại Việt
Nam,2008)
Ghi chú: (+ +) phát sinh, khối lượng lớn; (+) phát sinh, khối lượng nhỏ; (-) không
phát sinh ; (+/- ) có thể phát sinh hoặc không, tùy theo dịch vụ;
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 14
Bảng 1.7: Mức độ phát sinh chất thải nguy hại trung bình
Bệnh viện theo tuyến
và chuyên khoa
Bệnh viện
đa khoa
trung
ương
Bệnh
viện
chuyên
khoa
trung
ương
Bệnh viện
đa khoa
tuyến tỉnh
Bệnh viện
chuyên
khoa
tuyến tỉnh
Bệnh
viện
huyện và
ngành
Khối lượng chất thải
rắn nguy hại
(kg/giường/ngày)
0.3 0.225 0.225 0.2 0.175
(Nguồn:Dự thảo kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất thải y tế tại Việt
Nam,2008)
1.3. NHỮNG NGUY CƠ CỦA CHẤT THẢI Y TẾ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG:
1.3.1 Những nguy cơ của chất thải y tế
Bản chất mối nguy cơ của chất thải y tế:
Việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể dễ dàng gây nên bệnh tật hoặc tổn
thương ngoài ý muốn. Bản chất mối nguy cơ của chất thải y tế có thể tạo ra do một
hoặc nhiều đặc trưng cơ bản sau:
-
Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm;
-
Rác thải y tế có chứa các chất độc hại;
-
Các hóa chất và dược phẩm nguy hiểm;
-
Các chất thải phóng xạ;
-
Các vật sắc nhọn.
1.3.2 Nguy cơ của chất thải y tế đối với cộng đồng
1.3.2.1 Các loại hình rủi ro:
Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương.
Khả năng gây rủi ro từ chất thải y tế có thể do một hoặc nhiều đặc trưng cơ bản sau: