Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ( vật lý 8 Bài Áp suất chất lỏng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.28 KB, 21 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên dự án dạy học:
TIẾT 10. BÀI 8. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
2. Mục tiêu dạy học
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp rất nhiều hiện tượng liên quan đến
kiến thức vật lí. Đó là những hiện tượng vật lí trong thiên nhiên, trong cuộc sống
hàng ngày, một trong những kiến thức đó là bài “Áp suất chất lỏng”. Để góp
phần vào việc giải thích các hiện tượng liên quan đến áp suất chất lỏng, tôi đã đề
ra một số giải pháp vận dụng kiến thức các môn học: Toán học, Vật lí, Hóa học,
Sinh học, Thể dục, Giáo dục công dân để giải quyết các vấn đề về áp suất chất
lỏng.
2.1. Kiến thức: Thông qua dự án giúp học sinh:
2.1.1. Vận dụng các kiến thức môn vật lý:
- Các em mô tả được thí nghiêm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng
chất lỏng.
- Xây dựng được công thức tính áp suất chất lỏng, đơn vị và các đại lượng
trong công thức.
- Vận dụng công thức tính để giải các bài tập đơn giản và vận dụng kiến
thức để giải thích một số hiện tượng liên quan đến áp suất chất lỏng trong đời
sống và kĩ thuật.
- Biết được các trạng thái tồn tại của nước như rắn, lỏng, khí
2.1.2. Vận dụng các kiến thức môn toán:
- Giúp học sinh xây dựng được công thức tính áp suất chất lỏng và biến
đổi công thức
2.1.3. Vận dụng các kiến thức môn địa lý:
- Biết được cấu tạo trong của Trái đất (phân bố lục địa và đại dương). Độ ẩm,
lượng mưa, thời tiết, khí hậu, lớp nước

-1-



- Biết rằng nước cần thiết với đời sống con người, bề mặt Trái đất được bao
phủ bởi một lượng nước vô cùng lớn nhưng nước dùng được với con người lại
rất khan hiếm và cần được bảo vệ;
2.1.4. Vận dụng các kiến thức môn sinh học:
- Biết được vai trò của nước trong quang hợp của cây xanh, nước với trao
đổi chất ở động vật, thấy được nước cần cho sự sống của con người: sinh hoạt
hàng ngày (nấu ăn, tắm giặt,…), sản xuất nông nghiệp và công nghiệp…
2.1.5. Vận dụng các kiến thức môn hóa học:
- Nước: tính chất Vât lí của nước; chất tinh khiết, chất hỗn hợp; chất tan, dung
dịch…Nước: chất tan, dung dịch, vai trò của nước đối với đời sống và sản xuất
2.1.6. Vận dụng các kiến thức môn GDCD:
- Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường nước như không vứt dác
thải xuống sông, suối, ao hồ, kênh mương và tác hại của ô nhiễm nguồn nước
gây ra đối với đời sống con người
2.2. Kỹ năng
- Hình thành và rèn cho học sinh thêm một số kĩ năng:
+ Thu thập, sử lý thông tin liên quan đến nước và các yếu tố ảnh ảnh tối môi
trường nước
+ Tìm kiếm thông tin trên mạng và các nguồn thông tin, tài liệu khác
+ Làm việc theo nhóm
+ Viết và trình bày báo cáo trước đám đông
- Rèn cách lập luận, suy diễn, miêu tả
- Rèn cho HS có kĩ năng sống, kĩ năng sử nguồn nước sinh hoạt tiết kiệm và
hiệu quả.
2.3. Thái độ
- Có thái độ tiếp thu bài nghiêm túc, tích cực xây dựng bài
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
-2-



- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc sử dụng nước sinh hoạt hiệu quả và
tiết kiệm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe của bản thân, cộng đồng.
- Khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học.
3. Đối tượng dạy học
- Học sinh trường THCS Xã Yên Bình – Huyện Hữu Lũng – Tỉnh Lạng Sơn
+ Số lượng: 38 học sinh
+ Số lớp: 2 lớp
+ Khối lớp: Khối 8
* Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
- Tiêu chí lựa chọn học sinh (sở thích, kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng):
+ Có sở thích tìm hiểu kiến thức của các môn học
+ Có kiến thức hiểu biết về nguồn nước, thấy được nếu sử dụng nguồn nước
không tiết kiệm và hiệu quả thì nguồn nước sinh hoạt của chúng ta sẽ bị cạn kiệt
dần
+ Có kĩ năng hoạt động nhóm và có khả năng thuyết trình.
+ Có khả năng sưu tầm tư liệu, khả năng xử lí thông tin.
+ Lực học của các em trong dự án có học lực từ trung bình khá trở lên
+ Hạnh kiểm của học sinh tương đối tốt, các em có ý thức trong việc thực hiện
nội quy cũng như ý thức học tập.
+ Các em đã được tìm hiểu kiến thức có liên quan với nội dung bài học thông
qua các môn học khác như: Toán, Sinh học, Địa lí, Hóa học,…
+ Các em đều được xem và biết trên ti vi những thông tin về sự cạn kiệt nguồn
nước ở một số nơi trên trái đất trong đó có Việt Nam và các tác hại của việc
thiếu thốn nguồng nước sinh hoạt

-3-


+ Đối tượng của dự án là học sinh lớp 8 THCS, đây là đối tượng đang ở độ tuổi

tiếp thu kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng. Vì vậy việc hiểu biết kiến
thức, giáo dục kĩ năng sống, thái độ đúng đắn là việc rất cần thiết.
4. Ý nghĩa của dự án
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Trong tiết học đã tích hợp được kiến thức các môn học: Toán học, Vật
lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Thể dục, Giáo dục công dân vào bài “Áp suất
chất lỏng”, giúp các em nắm được sự tồn tại áp suất chất lỏng thông qua các thí
nghiệm.
- Biết xây dựng công thức vật lí tính áp suất chất lỏng.
- Biết vận dụng kiến thức các môn học khác để làm bài tập và giải thích
những vấn đề liên quan về áp suất chất lỏng trong cuộc sống và kĩ thuật.
- Qua thực tế giảng dạy chúng tôi thấy việc tích hợp kiến thức giữa các
môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó là việc làm hết sức cần thiết, nó
không chỉ đòi hỏi người giáo viên chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình giảng
dạy mà còn phải không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức của những bộ môn
khác, để làm giàu kiến thức của bản thân, giúp các em giải quyết các tình huống,
các vấn đề đặt ra trong các môn học một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp các
em yêu thích các môn học hơn, muốn khám phá tìm tòi kiến thức mới đồng thời
thông qua các hoạt động trong môn học rèn các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn và
có kĩ năng sống tốt hơn để nhanh chóng hòa nhập với sự đổi mới của nền giáo
dục nước nhà.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
- Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó
là nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân và cộng đồng.
- Có kỹ năng sống, có ý thức thực bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nói riêng và môi
trường nước nói nói chung.
-4-


- Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực bảo vệ môi trường nước, phòng tránh

một số bệnh do ô nhiễm nguồn nước gây ra
5. Thiết bị dạy học.
5.1. Đối với giáo viên
+ Dụng cụ:
- Một vỏ chai nhựa đựng nước, một kim đâm, một cốc thuỷ tinh đựng nước.
- Bốn bình trụ rỗng có đáy và thành bình bịt bằng màng cao su mỏng.
- Bốn bình trụ rỗng, bốn đĩa D bằng cao su.
+ Hình ảnh:
- Ô nhiễm môi trường nước.
- Hủy diệt môi trường sống của sinh vật.
- Truyền dịch hoặc truyền máu.
- Hình ảnh tập bơi.
- Tàu ngầm, thợ lặn.
+ Máy chiếu: Kĩ năng soạn giảng Word và trình chiếu Powpoint.
- Kiến thức môn Toán: Để lập luận , chứng minh công thức và làm bài tập.
- Kiến thức môn Hóa: Liên quan đến việc tăng giảm áp suất khi lặn sâu.
- Kiến thức môn Sinh: Liên quan đến truyền dịch hoặc truyền máu.
- Kiến thức môn Thể dục: Tập bơi lội rèn luyện sức khỏe
- Kiến thức môn Công nghệ: Liên quan đến bể và các đường ống dẫn nước bị
vỡ.
5.2. Đối với học sinh
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Bảng phụ, bút dạ.
5.3. Các ứng dụng CNTT trong dạy và học của dự án
- Máy vi tính: có cài đủ các phần mềm cần thiết để thực hiện dự án, có chứa toàn
bộ các tài liệu của dự án, có nối mạng internet để truy cập vào các website có
liên quan đến dự án
-5-



- Máy chiếu: dùng để chiếu bài giảng, phần trình bày của học sinh, các ví dụ
minh họa, bảng phân công nhóm, các video, hình ảnh…
6. Phương pháp, thời gian, kế hoạch thực hiện dự án
6.1. Phương pháp
- Học theo dự án
- Quan sát, đàm thoại
- Thảo luận nhóm
- Vấn đáp
- Đặt và giải quyết vấn đề
6.2.Thời gian thực hiện dự án: 3 ngày
* Nội dung công việc:
- Giáo viên lên kế hoạch nội dung dự án, giới thiệu dự án.
- Cho các nhóm thời gian để tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên
trong nhóm.
- Thành viên của các nhóm thu thập thông tin liên quan đến dự án theo chủ đề đã
lựa chọn
- Các nhóm tiến hành xử lí thông tin, tổng hợp thông tin đã thu thập được, xây
dựng sản phẩm.
- Các nhóm hoàn chỉnh sản phẩm, nộp sản phẩm, chuẩn bị nội dung báo cáo.
- Báo cáo sản phẩm và tổng kết dự án.
6.3. Kế hoạch thực hiện dự án học tập
Các bước
chính
Lựa chọn
chủ đề

Thời gian
15 phút


Xây dựng 15 phút
các
tiểu

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Giới thiệu chủ đề tìm
hiểu về
“ Nước với môi trường, áp
suất chất lỏng”
- Bài này học theo phương
pháp “ học theo dự án”
thực hiện trong 3 ngày

- Nhắc tên chủ đề dự án
mà nhóm mình lựa
chọn.

- Tổ chức cho HS xây - Trao đổi theo cặp, ghi
dựng các tiểu chủ đề
các nội dung lên bảng
-6-


chủ đề

Lập kế
hoạch

thực hiện
dự án

- GV ghi chủ đề chính lên - Cùng với GV chọn lọc
bảng và cử các học sinh những nội dung để thực
lên ghi ý tưởng
hiện dự án
- Thảo luận với HS để lược
bớt các ý kiến trùng nhau
và hình thành các nhiệm
vụ của dự án
30 phút

- Cho HS nêu các nhiệm - HS nêu các nhiệm vụ
vụ cần thực hiện của dự án cần thực hiện bao gồm:
- GV gợi ý để học sinh nêu 1.Trong lòng chất lỏng
có tồn tại áp suất
không, nếu có thì áp
suất chất lỏng gây ra tác
dụng như thế nào ?
2. Nêu ra những ứng
dụng của việc sử dụng
áp suất chất lỏng trong
- Cho HS lựa chọn nhiệm đời sống?
vụ theo sở thích, hình 3.Trong môi trường
thành các nhóm HS có xung quanh nước tồn tại
cùng sở thích:
ở đâu và tồn tại ở
+ Nhiệm vụ 1: Nhóm 1
những thể nào ?

+ Nhiệm vụ 2: Nhóm 2
4. Có phải tất cả những
+ Nhiệm vụ 3: Nhóm 3
nguồn nước xung quanh
- Hướng dẫn các nhóm ghi chúng ta đều sử dụng
sổ theo dõi dự án
cho nhu cầu ăn uống
- Phân công nhiệm vụ cho của con người hay
các nhóm lập kế hoạch
không?
5. Lượng nước ngọt
- Theo dõi giúp đỡ các chiếm bao nhiêu phần
nhóm
trăm lượng nước trên
- Tổ chức HS báo cáo kết trái đất?
quả thảo luận
6.Em hãy kể ra một số
- Theo dõi và nhận xét, bổ nơi ở Niệt nam thường
sung
xẩy ra tinh trạng khan
- Hướng dẫn các kĩ năng
hiếm nguồn nước ngọt?
thực hiện dự án: Giao tiếp, 7.Em hãy nêu lên
tìm kiếm và xử lí thông
những hậu quả của việc
tin, trình bày kết quả…
khan hiếm nguồn nước
ngọt và tác hai của việc
sử dụng nguồn nước bị
ô nhiễm trong sinh hoạt

?
-7-


8.Em hãy đưa ra một số
biện pháp sử dụng tiết
kiệm nguồn nước ngọt
dùng cho đời sông con
người ?
9. Em hãy kể tên những
tác nhân gây lên ô
nhiễm nguồn nước ?
- Ngồi theo nhóm có
nhiệm vụ cùng sở thích
- Thảo luận xây dựng
kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ của nhóm
( theo mẫu)
- Các nhóm trưởng lần
lượt báo cáo kế hoạch
của nhóm
- Các nhóm khác nhận
xét, bổ sung
Thu thập
thông tin

1 ngày

Xử lí, tổng 1 ngày
hợp thông

tin, hoàn
thành sản
phẩm và
báo cáo
của nhóm
Trình bày, 45 phút
báo
cáo
kết quả
Đánh giá, 15 phút

- Theo dõi, hướng dẫn
giúp đỡ các nhóm về:
+ Xây dựng nội dung, sử
dụng kiến thức các môn
học khác để giải quyết nội
dung và nhiệm vụ được
phân công.
+ Phiếu điều tra
+ Cách thu thập thông tin
+ Kĩ năng giao tiếp….
- Theo dõi giúp đỡ về:
+ Xử lí thông tin
+ Cách trình bày sản phẩm
+ Hướng dẫn sử dụng
powerpoint vào nội dung
dự án.

- Các nhóm và các
thành viện thực hiện

theo kế hoạch

- Từng nhóm phân tích
kết quả thu thập được
và trao đổi về cách trình
bày sản phẩm
- Xây dựng báo cáo và
sản phẩm của nhóm

- Tổ chức cho các nhóm - Các nhóm lần lượt báo
báo cáo kết quả và phản cáo kết quả
hồi
( Thể hiện cụ thể trong
tiến trình bài dạy)
- Đánh giá, nhận xét, bổ - Các nhóm tự đánh giá,
-8-


nhìn
lại
quá trình

sung
- Kết luận
- Tuyên dương các nhóm,
các cá nhân làm việc hiệu
quả.

các nhóm đánh giá kết
quả của nhau

- Nhìn lại quá trình thực
hiện dự án:
+ Đánh giá xem mục
tiêu học tập đã đạt được
hay chưa?
+ Các vấn đề gặp phải
và sự hỗ trợ
+ Thái độ làm việc của
các thành viên trong
nhóm
+ Thời gian thực hiện
dự án…

6.4. Một số thông tin liên quán đến nước và các vấn đề về nước sạch
6.4.1. Nước trong tự nhiên và các trạng thái của nước (Vật lí, Địa lí)
- Trong tự nhiên, nước tồn tại ở 3 trạng thái: Rắn (băng, tuyết, mưa đá,..),
lỏng (nước biển, nước mưa, mây, sương mù..), khí (hơi nước trong khí quyển).
- Chu trình nước và các biến đổi trạng thái của nước.
Nước trong tự nhiên thường không tinh khiết: thường dưới dạng dung dịch.
6.4.2. Vai trò của nước đối với sự sống và đối với con người (Sinh học, Công
nghệ)
- Nước cần cho sự sống;
- Trong các sinh vật sống, nước chiếm tỉ lệ lớn nhất (VD: ở người là 70%)
- Nước cần cho sự sống của con người: sinh hoạt hàng ngày (nấu ăn, tắm
giặt,…), sản xuất nông nghiệp và công nghiệp…
6.4.3. Nguồn nước (Địa lí, Hóa học)
Sự hiếm hoi của nước ngọt
Trên Trái đất, có 4 nguồn dự trữ nước chính: nước biển và đại dương,
nước ở các lục địa (trên bề mặt và nước ngầm), trong khí quyển (hơi nước, mây)
và trong các sinh vật sống, với một khối lượng nước khổng lồ.

Tuy nhiên, nước ngọt chỉ chiếm 3% trữ lượng nước và đại đa số lại ở dạng
nước ngầm hoặc bị đóng băng.
-9-


Lượng nước ngọt có thể sử dụng được (các hồ, dòng sông, một phần nước
ngầm trên bề mặt) chỉ chiếm 0,1% tổng lượng nước ngọt, lại phân bố không đều.
Các nguồn nước ngọt chính ở Việt Nam:
Các dòng sông chính, các hồ chính và sự phân bố của chúng.
Các nguồn nước chính ơ địa phương: diện tích, trữ lượng, khả năng sử
dụng…
Nguy cơ thiếu nước ở Việt Nam và ở đại phương.
6.4.4. Bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước
a. Sự ô nhiễm nguồn nước
Các nguy cơ ô nhiễm nguồn nước bởi sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp (đặc
biệt là phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật), sản xuất công nghiệp
(nước thải)
Các ô nhiễm, nguy cơ ô nhiễm ở địa phương.
b. Bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước sạch
- Các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
- Cấc biện pháp xử lí ô nhiễm nước.
- Tiết kiệm nước sạch trong sinh hoạt.
7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1:
Vận dụng kiến thức môn vật
lý để. Viết công thức tính áp
suất? Nói rõ các đơn vị, các

đại lượng trong công thức?
Muốn tăng, giảm áp suất phải
làm như thế nào? Cho VD
việc tăng, giảm áp suất trong
thực tiễn.

Hoạt động của học sinh
- Công thức tính áp suất:
F
p=
S
p: áp suất (N/m2)
F: áp lực ( N)
S: diện tích mặt bị ép (m2)
- Muốn tăng áp suất, phải tăng áp lực, giảm
diện tích bị ép
VD: Mũi kim, mũi đinh phải làm nhọn, lưỡi
dao, lưỡi cuốc mỏng, sắc thì dễ làm.
- Muốn giảm áp suất, phải giảm áp lực, tăng
-10-


diện tích bị ép.
VD: Móng nhà rộng hơn tường, chân đê, chân
đập rộng hơn mặt đê mặt đập, xe tăng đi trên
đất mềm không bị lún…

Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên đặt bình nước trên
bàn.

Thầy có một bình đựng nước,
nước trong bình truyền áp - Học sinh quan sát và dự đoán.
suất đi như thế nào?
- Tại sao khi lặn sâu người thợ
lặn phải mặc áo lặn chịu được
áp suất lớn?
- Giáo viên trình chiếu hình
ảnh minh họa.
- Giáo viên: để trả lời câu hỏi - Cả lớp quan sát hình ảnh minh họa.
trên cô cùng các em nghiên
cứu nội dung của bài:
Tiết 9.Bài 8: ÁP SUẤT
CHẤT LỎNG
3. Bài mới.
Nội dung ghi
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
bảng
Hoạt động 2:
I. SỰ TỒN
Vận dụng kiến thưc môn vật
TẠI ÁP
lý để tìm hiểu sự tồn tại áp
SUẤT
suất trong lòng chất lỏng.
TRONG
Mục tiêu: Học sinh nắm được
LÒNG CHẤT
các dụng cụ thí nghiệm, mục
LỎNG.

đích thí nghiệm và các bước
tiến hành thí nghiệm để chứng
tỏ chất lỏng gây áp suất lên
đáy bình, thành bình và mọi
điểm trong lòng chất lỏng.
Giáo viên chiếu hình 8.2
/SGK- trang 28.

-VËt r¾n t¸c dông ¸p suÊt lªn
-11-


mÆt bµn theo mét phư¬ng (ph- Đặt một vật rắn lên mặt bàn, ư¬ng cña träng lùc).
vật rắn gây ra một áp suất có
phương như thế nào?
- Giáo viên đổ nước vào bình.
- Nước trong bình có gây ra
một áp suất như chất rắn
không? Để trả lời câu hỏi trên
cô cùng các em nghiên cứu thí
1.Thí nghiệm
nghiệm 1.
1
- Giáo viên trình chiếu hình Dụng cụ thí nghiệm gồm:
8.3/SGK – 28.
- Hình trụ rỗng có bịt màng
cao su ở đáy bình và thành
bình.
- Một cốc đựng đầy nước.
Cách tiến hành thí nghiệm: Đổ

- Dụng cụ thí nghiệm gồm nước từ cốc vào bình.
những gì?
- Giáo viên cho học sinh quan
sát hình trụ rỗng có bịt màng
cao su ở đáy bình và thành - Màng cao su bị phồng lên
bình, một cốc đựng đầy nước. (hay bị biến dạng).
- Em hãy dự đoán khi đổ nước
từ cốc vào bình màng cao su
như thế nào?
- Các em kiểm tra dự đoán
bằng thí nghiệm cụ thể.
- Yêu cầu hoạt động nhóm: 4
nhóm làm thí nghiệm và trả
lời câu C1, C2 vào bảng phụ.
C1: Màng cao su bị biến dạng
chứng tỏ điều gì?
C2: Có phải chất lỏng chỉ tác
dụng lên bình theo một
phương như chất rắn không?
-Thời gian hoạt động nhóm là
5 phút. Hết 5 phút các nhóm
treo bảng phụ.
- Đại diện một em nhận xét
kết quả hoạt động của tất cả

- C1: Chất lỏng gây ra áp suất
lên đáy bình và thành bình.
- C2: Chất lỏng gây ra áp suất
theo mọi phương.


-12-


các nhóm .
- Giáo viên nhận xét và chiếu
đáp án:
- Chất lỏng gây ra áp suất lên
đáy bình và thành bình còn tại
điểm trong lòng chất lỏng thì
sao? Để trả lời câu hỏi này
chúng ta cùng nghiên cứu thí
nghiệm 2.
- Giáo viên trình chiếu hình
8.4.

- Bình hình trụ rỗng, đĩa D
bằng cao su tách rời dùng làm
đáy, muốn D đậy kín đáy ống
phải dùng tay kéo dây buộc
đĩa D lên.
- Bình đựng nước.

- Nhấn bình vào sâu trong Chất lỏng gây
nước rồi buông tay kéo sợi ra áp suất lên
- TN gồm những dụng cụ gì? dây ra, xoay bình theo các đáy bình và
phương khác nhau.
thành bình và
truyền
theo
- Để kiểm tra chất lỏng có gây mọi phương.

- Giáo viên giới thiệu dụng cụ áp suất tại tất cả các điểm
thí nghiệm.
trong lòng nó hay không?
- Cách tiến hành thí nghiệm
- Đĩa D không bị tách rời.
- Mục đích của thí nghiệm để
làm gì?
- Em hãy dự đoán kết quả thí
nghiệm?
- Giáo viên trình chiếu thí
nghiệm ảo.
- Kiểm tra dự đoán bằng thí
nghiệm cụ thể.
- Yêu cầu học sinh hoạt động
nhóm trong thời gian 5 phút. - Chất lỏng gây ra áp suất theo
Các nhóm sẽ nhận được dụng mọi phương lên các vật ở
cụ thí nghiệm, thảo luận nhóm trong lòng nó.
và hoàn thành câu C3 vào
bảng phụ, đại diện nhóm treo
bảng phụ.
-13-

2. Thí nghiệm
2


C3: Đĩa D không tách rời
khỏi đáy chứng tỏ điều gì?
- Đại diện nhóm nhận xét
- Giáo viên chốt lại đáp án

- Qua thí nghiệm ở trên rút ra
kết luận.
- Giáo viên trình chiếu:
C4: Tìm từ thích hợp điền
vào chỗ trống trong kết luận
sau:
Chất lỏng không chỉ gây ra
áp
suất lên…(1)…bình mà lên
cả
…(2)…bình và các vật…(3)

chất lỏng.

- Cá nhân hoàn thành C4:
1. Thành
2. Đáy
3. Trong lòng

- Chất lỏng
không chỉ gây
ra áp suất lên
thành bình mà
lên cả đáy bình
và các vật
trong
lòng
chất lỏng.

- Học sinh quan sát.


- Tia nước phun ra từ 2 lỗ rò
này không giống nhau. Tia
nước phun ra từ lỗ sát đáy
bình mạnh hơn.

-Yêu cầu học sinh quan sát thí
nghiệm:
Giáo viên dùng kim chọc 2 lỗ
như nhau, 1 lỗ ở gần mặt
thoáng, 1 lỗ ở sát đáy của vỏ
chai vina đựng đầy nước.
-Tia nước phun ra từ 2 lỗ này
có giống nhau không?
-Tại sao lại như vậy? Để trả
lời câu hỏi trên chúng ta sẽ
nghiên cứu phần II.
Hoạt động 3:
-Vận dụng kiến thức môn
toán để xây dựng được công
thức tính áp suất chất lỏng, - Học sinh quan sát.
nắm được các đơn vị, các đại
lượng trong công thức.
- Giáo viên chiếu hình 8.5 - Học sinh hoạt động cá nhân.
(SGK)

II. CÔNG
THỨC TÍNH
ÁP SUẤT
CHẤT

LỎNG.
Công thức:

p = d.h

Vậy: P = d.h
Trong đó:
Trong đó:
h: chiều cao
h: chiều cao cột chất lỏng (m) cột chất lỏng
- Giáo viên đặt một cốc nước d: trọng lượng riêng của chất (m)
-14-


hình trụ có diện tích đáy S, lỏng (N/m3)
chiều cao h lên mặt bàn.
p: áp suất cột chất lỏng
(1 N/m2 = 1pa)
- Hãy dựa vào công thức tính
áp suất đã học ở bài trước, em
hãy chứng minh công thức:
p = d.h
- Áp suất càng lớn khi trọng
-Yêu cầu học sinh hoạt động lượng riêng của chất lỏng và
cá nhân.
chiều cao cột chất lỏng càng
- Gọi đại diện một em lên lớn.
bảng chứng minh công thức.
- Giáo viên nhận xét và chiếu
kết quả.


- Học sinh hoàn thành vào vở.
- Giáo viên chiếu:
Công thức này áp dụng cho
mọi điểm bất kỳ trong lòng
chất lỏng, chiều cao của cột
chất lỏng cũng là độ sâu của
điểm đó so với mặt thoáng.
- Giáo viên khắc sâu công
thức:
- Áp suất càng lớn khi nào?
- Nếu trọng lượng riêng không
đổi, áp suất tăng khi chiều cao
cột chất lỏng tăng.
- Giáo viên phân tích và khắc
sâu: Trong một chất lỏng
đứng yên áp suất tại những
điểm trên cùng mặt phẳng
nằm ngang (có cùng độ sâu)
có độ lớn như nhau. Đây là
điểm quan trọng của áp suất
chất lỏng được ứng dụng
trong khoa học, đời sống.
- Tại sao tia nước phun ra từ
hai lỗ rò của chai đựng nước ở
trên không giống nhau?

- Vì lỗ rò ở phía dưới chai có
chiều cao cột nước lớn hơn
nên áp suất lớn hơn, do vậy tia

nước phun ra mạnh hơn.

-15-

d: trọng lượng
riêng của chất
lỏng (N/m3)
p: áp suất cột
chất lỏng
(1 N/m2 = 1pa)


Tích hợp môn Địa lý để giải
thích hiện tượng ngư dân
dùng min để đánh bắt cá:
Giáo viên chiếu hình ảnh
ngư dân sử dụng chất nổ để
đánh bắt cá.
- Học sinh đọc thông tin?

- Ngư dân cho nổ mìn dưới
biển gây ra áp suất lớn nên áp
suất này truyền theo mọi
phương gây tác động mạnh
trong một vùng rộng lớn, dưới
tác dụng của áp suất này hầu
hết các sinh vật trong vùng
-Việc đánh bắt cá bằng chất đều bị chết.
nổ có tác hại gì?
- Hủy diệt sinh vật biển.

Tích hợp môn Giáo dục công - Ô nhiễm môi trường sinh
dân:
thái.
Chúng ta cần phải làm gì để - Có thể gây chết người nếu
ngăn chặn những hành động không cẩn thận.
trên?
-Tuyên truyền ngư dân không
- Giáo viên trình chiếu hình sử dụng chất nổ để đánh bắt
ảnh của tàu ngầm và minh cá.
họa.
- Nghiêm cấm các hành vi
đánh bắt cá bằng chất nổ.
- Học sinh quan sát.

- Học sinh trả lời
-Tàu ngầm có thể nổi hoặc
chìm sâu dưới mặt nước biển
do cấu tạo của tàu ngầm có
các khoang rỗng nếu trọng
lượng riêng của tàu lớn hơn
trọng lượng riêng của nước
biển thì tàu chìm và ngược lại.
Tại sao vỏ của tàu ngầm
phải làm bằng thép dày?

-Vì khi tàu lặn sâu dưới biển
áp suất do nước gây lên đến
hàng nghìn N/m2, nếu vỏ của
tàu ngầm không đủ dày và
vững chắc thì tàu sẽ bẹp dúm

theo mọi phương.

- Vì khi lặn sâu dưới mặt nước
áp suất do nước gây lên là rất
- Hãy trả lời câu hỏi đặt ra ở lớn, có thể lên tới hàng nghìn
đầu bài: Tại sao khi lặn sâu N/m2, nếu không mặc bộ đồ
người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn sẽ không thể chịu đựng
lặn?
được áp suất lớn như vậy.
- Để cung cấp khí oxi cho
-16-


người thợ lặn.
Tích hợp môn Hóa học:
Quan sát khi lặn sâu người
thợ lặn phải đeo bình khí, tại
sao vậy?
- Tại sao người thợ lặn khi lặn
sâu rồi ngoi lên mặt nước
không được ngoi nhanh?

Hoạt động 4: Vận dụng
Vận dụng công thức để giải
bài tập đơn giản.
Vận dụng kiến thức liên môn
để giải thích các kiến thức về
áp suất chất lỏng trong đời
sống và kỹ thuật.
- Áp dụng công thức đã học

làm câu C7 (SGK)?
- Giáo viên trình chiếu câu
C7.
- Gọi học sinh đọc bài.
- Đầu bài cho biết những đại
lượng nào, cần tìm những đại
lượng nào?
- Để tính áp suất tại đáy thùng
ta làm thế nào?
- Để tính sáp suất tại một
điểm cách đáy thùng 0,4m ta
làm như thế nào?
-Yêu cầu học sinh hoạt động
cá nhân.
- Đại diện một học sinh lên
bảng trình bày bài làm.

- Tại vì khi ngoi lên mặt nước
áp suất giảm, ngoi càng nhanh
áp suất càng giảm mạnh, khi
nitơ trong máu giảm, nở
nhanh tạo thành những bọt khí
làm tắc mạch máu gây nguy
hiểm đến tính mạng.

Tóm tắt
h1 = 1,2m
h’ = 0,4m
d = 1000 N/m3
Tính p1 và p2?

- Vận dụng công thức:
p1 = h1. d

C7:
h1 = 1,2m
h’ = 0,4m
d = 1000 N/m3
Tính p1 và p2?

Giải:
- Áp suất của
nước tác dụng
lên đáy thùng
-Tính h2 = h1 – h’
là:
Vận dụng công thức:
p1 = h1.d
p2 = h2.d
= 1,2.1000
= 12000
2
(N/m )
- Áp suất của
Giải:
nước tác dụng
- Áp suất của nước tác dụng lên một điểm
lên đáy thùng là:
cách đáy thùng
P1 = h1.d
0,4m là:

= 1,2.1000
p2 = h2.d =
2
= 12000 (N/m )
(1,2- 0,4).1000
- Áp suất của nước tác dụng
=8000(N/m2
lên một điểm cách đáy thùng ).
0,4m là:
Đ/s:p1=
P2 = h2.d
12000(N/m2)
= (1,2- 0,4).1000
p2=8000(N/m2
= 8000 (N/m2).
).
- Học sinh đọc bài
-17-


- Gọi học sinh khác nhận xét,
giáo viên chiếu đáp án và cho
điểm.
Bài tập 1:
Giáo viên chiếu BT1:

*Bài tập 1:

Áp suất của
- Áp suất của nước tác dụng nước tác dụng

vào đáy bình C là nhỏ nhất tại lên đáy bình C
vì cột nước trong bình C là nhỏ nhất vì
Ba bình A, B, C cùng đựng
thấp nhất.
chiều cao mực
nước. Hỏi áp suất của nước
nước
trong
lên đáy bình nào là nhỏ nhất?
bình C nhỏ
-Yêu cầu học sinh đọc bài.
nhất.
- Áp suất của nước tác dụng
vào đáy bình nào là nhỏ nhất?
-Vì khi xuống sâu áp suất
Tại sao?
Bµi tËp 2 . So s¸nh ¸p suÊt t¹i tăng, nước tác dụng vào cơ thể Bµi tËp 2 . So
đặc biệt là tác dụng mạnh hơn s¸nh ¸p suÊt t¹i
c¸c ®iÓm A,B,C,D trong hình
vào những phần khoang rỗng c¸c ®iÓm
sau?
của cơ thể nên cảm thấy tức A,B,C,D trong
hình sau?
ngực, ù tai.
PB < PA = PC <
PD
Vận dụng kiến thức môn
sinh học để giải thích:
Tại sao khi lặn sâu dưới
nước ta thấy tức ngực và ù

tai?
- Rèn luyện TDTT thường
xuyên, đúng cách có tác dụng
rất tốt đối với cơ thể, mỗi
chúng ta cần phải ý thức tập
luyện để nâng cao sức khỏe
bản thân.
Vận dụng môn TD và
GDCD:
Bơi lội là một trong những
môn thể thao tốt có lợi cho
sức khỏe, không những thế nó
còn giúp tránh được bệnh tật,
các em không được bơi ở
-18-


những nơi như ao tù, những
khúc sông ngòi bẩn nơi có
nguồn nước bẩn xả ra vì nó dễ
khiến mắc các bệnh viêm mũi,
viêm tai, đau mắt,…ảnh
hưởng không tốt đến sức
khỏe.
- Chiếu hình ảnh ô nhiễm môi - Học sinh quan sát.
trường nước:

- Không vứt ni lông, rác thải,
xác động vật chết xuống ao
- Bản thân các em phải làm gì hồ, đồng thời cần phải tuyên

để bảo vệ môi trường?
truyền mọi người xung quanh
cùng chung tay bảo vệ môi
- Các em chỉ nên bơi lội ở trường.
những trung tâm, những nơi - Học sinh quan sát.
có nguồn nước sạch và cần
tuân thủ nghiêm các quy tắc
an toàn khi bơi lội để tránh
những tai nạn đáng tiếc xảy
ra.
- Giáo viên chiếu hình ảnh
người lớn hướng dẫn trẻ em
tập bơi.

-19-


Vận dụng môn Sinh học:
- Tại sao khi truyền dịch hoặc
truyền máu bác sĩ phải đeo
dịch truyền lên cao?
- Giáo viên chiếu hình ảnh
truyền dịch:
- Làm như vậy để chiều cao
cột chất lỏng lớn làm áp suất
dịch truyền lớn hơn áp suất cơ
thể bệnh nhân, để máu hoặc
dịch truyền mới truyền được
vào cơ thể bệnh nhân.
4. Củng cố:

Qua bài học rút ra điều cần ghi nhớ gì?
TL: - Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên thành bình mà lên cả đáy bình
và các vật trong lòng chất lỏng.
- Công thức: p = d.h
5. Dặn dò:
- Học và làm các bài tập từ 8.1 đến 8.5 (SBT trang 26, 27)
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
* Giáo viên: Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài
viết. Mỗi học sinh làm một bài với nội dung câu hỏi sau:
Câu 1: So sánh sự truyền áp suất chất rắn và chất lỏng?
Câu 2. a. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy một bình đựng nước có chiều
cao

1,5m? Biết dnước = 10000 N/m3?
b. Nếu đổ thêm vào trong bình một lớp dầu hỏa có chiều cao 0,5m thì áp

suất tại đáy bình bằng bao nhiêu?
* Học sinh: Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh tự đánh
giá kết quả lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm.
8. Các sản phẩm của học sinh.
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy học sinh đã nắm vững nội dung
kiến thức cuả bài học, biết cách làm bài và trình bày bài rất tốt. Đặc biệt biết tích

-20-


hợp kiến thức liên môn của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu
hỏi thực tế nêu.
Kết quả đạt được: Loại trung bình: 10 HS
Loại khá:


15 HS

Loại giỏi:

10 HS

Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức
liên môn vào các tiết học là việc làm hết sức cần thiết nó giúp cho học sinh luôn
mong muốn khám phá, nghiên cứu kiến thức mới, kích thích lòng yêu thích môn
học vật lý nói riêng và các môn học khác nói chung, giúp các em phát triển năng
lực một cách toàn diện, đồng thời giúp người giáo viên luôn trau dồi kiến thức
nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay.

-21-



×