Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.32 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN NAM TỪ LIÊM
TRƯỜNG THPT M.V LÔMÔNÔXỐP
HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC
THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học:
BÀI :SẮT
2. Môn học chính của chủ đề:
HÓA HỌC LỚP 9
3. Các môn được tích hợp:
SINH HỌC
VẬT LÝ
HÓA HỌC
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN NAM TỪ LIÊM
CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP NHIỀU MÔN HỌC
Trường: THPT M.V.LÔMÔNÔXỐP
Địa chỉ: Khu đô thị Mỹ Đình II – Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 04 3787 0353 Email:
Thông tin giáo viên tham gia dự thi:
Họ và Tên: Nguyễn Thị Đan
Ngày sinh: 3/2/1979 Môn: Hoá học
Điện thoại: 0985929464 Email:
Họ và Tên: Phạm Thị Ngọc Liên
Ngày sinh: 4/10/1985 Môn: Hoá học
Điện thoại: 0912881733 Email:
2
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
I.Tên bài
Sắt – chương trình lớp 9


II.Mục tiêu dạy học
- Học sinh dự đoán tính chất vật lý và tính chất hoá học của sắt. Biết liên
hệ tính chất của sắt trong dãy hoạt động hoá học dựa vào vị trí của nó. Biết so
sánh tính chất hoá học của sắt và nhôm.
- Biết dùng thí nghiệm và sử dụng những kiến thức cũ để kiểm tra dự
đoán và kết luận về tính chất hoá học của sắt
- Viết được phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học của
sắt. Chú ý hoá trị của sắt trong sản phẩm tạo thành.
- Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
liên quan đến sắt
III.Đối tượng dạy học
- Học sinh lớp chọn là 9A4 (22 học sinh), học sinh cần chuẩn bị trước
các câu hỏi thực tiễn giáo viên đặt ra
IV.Ý nghĩa của bài học
Ngoài các kiến thức chính về sắt liên quan đến hoá học: tính chất vật lý, tính
chất hoá học, nhận biết sắt với các kim loại khác, so sánh tính chất hoá học của
sắt và nhôm, học sinh còn được hiểu biết thêm các vấn đề thực tiễn đời sống xã
hội liên quan đến sắt:
- Ứng dụng của sắt, quá trình khai thác quặng sắt gây ô nhiễm môi
trường, biện pháp xử lý, biết cách sử dụng sắt hiệu quả và tiết kiệm.
- Tác dụng của sắt đối với cơ thể sống, cách bổ sung sắt đúng cách cho
cơ thể.
- Tác hại của sắt trong nước giếng, nước ngầm và cách khắc phục.
V.Thiết bị day học và học liệu
-Thiết bị: giáo án Word, Power point, máy chiếu, loa
- Đồ dùng dạy học: Thí nghiệm, bảng phụ, mẫu nước giếng khoan, phim
tư liệu về khai thác quặng sắt gây ô nhiễm môi trường, phim về quá trình vận
chuyển oxi trong máu, hình ảnh các ứng dụng của sắt, hình ảnh các thực phẩm
giàu sắt, hình ảnh mẫu nước giếng khoang.
- Ứng dụng CNTT trong việc dạy học của bài học: chiếu các đoạn phim

ngắn, các hình ảnh sưu tầm.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
3
1. Mục tiêu:
- Học sinh dự đoán tính chất vật lý và tính chất hoá học của sắt. Biết liên
hệ tính chất của sắt trong dãy hoạt động hoá học dựa vào vị trí của nó. Biết so
sánh tính chất hoá học của sắt và nhôm.
- Biết dùng thí nghiệm và sử dụng những kiến thức cũ để kiểm tra dự
đoán và kết luận về tính chất hoá học của sắt
- Viết được phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học của
sắt. Chú ý hoá trị của sắt trong sản phẩm tạo thành.
- Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
liên quan đến sắt
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án Word, Power point, máy chiếu, loa, phim ảnh, bảng phụ
Thí nghiệm chuẩn bị gồm:
+ Dụng cụ thí nghiệm của học sinh (4bộ) + Dụng cụ của học sinh
+ Đèn cồn (4 chiếc)
+ Dây sắt lò so
+ Bình khí clo thu sẵn.
+ Hộp hoá chất.
Học sinh: Ôn lại các kiến thức tính chất hoá học của kim loại và nhôm.
Chuẩn bị các câu hỏi thực tiễn liên quan đến bài học đã được
phân công:
- Nhóm 4: Nêu một số ứng dụng của sắt?
- Nhóm 3: Nêu một số tác dụng của sắt đối với cơ thể sống?
- Nhóm 2: Nêu một số tác hại của sắt?
3. Tiến trình lên lớp:
a. Ổn định tổ chức: (1p)
b. Kiểm tra bài cũ: (2p)

HS1: Nêu tính chất hoá học chung của kim loại?
c. Bài mới: (36p)
GV: Chiếu các hình ảnh quặng chứa sắt ở Việt Nam, các ứng dụng của sắt
(gang, thép) cho học sinh nhận xét đó là kim loại nào?
GV: Giới thiệu bài: Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng
bằng sắt hoặc hợp kim sắt. Ngày nay, trong số tất cả các kim loại, sắt vẫn
được sử dụng nhiều nhất. Hãy tìm hiểu những tính chất vật lý và hoá học
của sắt.
Hoạt động 1: Tính chất vật lý (4p)
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung
- GV: Giới thiệu lọ đựng bột sắt - HS: quan sát lọ I. Tính chất vật lí.
4
trước mặt học sinh, chiếu hình
ảnh đinh sắt, đinh sắt bị nam
châm hút, thanh sắt lên màn
hình
- GV: Hãy quan sát đồng thời
liên hệ với thực tế đời sống
hàng ngày, hãy cho biết tính
chất vật lý cơ bản của sắt
đựng bột sắt trên mặt
bàn và nhìn hình ảnh
trên máy chiếu
-HS: Trả lời câu hỏi
- Sắt là kim loại màu trắng
bạc, có ánh kim, dẫn điện,
dẫn nhiệt tốt, có tính dẻo
- Có tính nhiễm từ
- Là kim loại nặng, nhiệt độ
nóng chảy cao.

5
Hoạt động 2: Tính chất hoá học (12p)
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung
- GV: Nêu vị trí của sắt trong
dãy hoạt động hoá học?
- GV: Dựa vào tính chất hoá học
chung của kim loại và vị trí của
sắt, dự đoán tính chất hoá học
của sắt.
- GV: Phân công 3 nhóm viết
PTHH minh hoạ vào bảng phụ.
Nhóm 1: sắt tác dụng với phi
kim
Nhóm 2: Sắt tác dụng với dung
dịch axit
Nhóm 3: Sắt tác dụng với dung
dịch muối
Nhóm 4: hoàn thành vào vở
- GV: Cho học sinh làm thí
nghiệm sắt tác dụng với clo để
kiểm chứng bài làm của nhóm 1
- GV: Cho học sinh nhóm 2
nhận xét bài làm của nhóm 1,
chú ý phần hoá trị của sắt
- HS: trả lời câu hỏi
-HS: Trả lời câu hỏi
-HS: Các nhóm 1, 2,
3 hoàn thành vào
bảng phụ xong mang
lên bảng treo

-HS: Quan sát hiện
tượng thí nghiệm, nêu
hiện tượng
-HS: Đại diện của
nhóm 2 nhận xét
-HS: Ghi chép bài
II.Tính chất hoá học.
Sắt có 3 tính chất:
- Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với dung dịch
axit
- Tác dụng với dung dịch
muối.
1. Tác dụng với phi kim
* Tác dụng với oxi.
3Fe + 2O
2

→
to
Fe
3
O
4
* Tác dụng với clo.
Hiện tượng:
Sắt cháy sáng chói trong
clo tạo thành khói màu nâu
đỏ.
Phương trình

6
- GV: Chốt lại tính chất 1
- GV: Cho học sinh nhóm 3
nhận xét bài làm của nhóm 2,
cho học sinh chú ý phần hoá trị
của sắt
- GV: Nêu chú ý:

- GV: Chốt lại tính chất 2
- GV: Cho học sinh nhóm 4
nhận xét bài làm của nhóm 3,
chú ý hoá trị của sắt trong hợp
chất tạo thành
- GV: Chốt lại tính chất 3
- GV: Cho học sinh kết luận lại
tính chất hoá học của sắt
-HS: Đại diện của
nhóm 3 nhận xét
-HS: Ghi bài
-HS: Ghi bài
-HS: Đại diện của
nhóm 4 nhận xét
-HS: Ghi bài
-HS: trả lời câu hỏi
3Fe + 3Cl
2

→
to
2FeCl

3
Sắt + oxi
→
to
oxit
Sắt + phi kim khác
→
to

muối
2. Tác dụng với với dung
dịch axit
Fe+H
2
SO
4

→
FeSO
4
+ H
2
Fe +2HCl
→
FeCl
2
+ H
2
+ Sắt tác dụng với axit
HNO

3
, H
2
SO
4
đặc nóng
không sinh ra khí H
2
mà
sinh ra khí khác.
+ Sắt không tác dụng (thụ
động hoá) với axit HNO
3

đặc nguội, H
2
SO
4
đặc
nguội.
Sắt + dd axit → muối sắt
(II) + H
2
3. Tác dụng với dung dịch
muối.
Fe + CuSO
4

→
Cu +

FeSO
4
Fe + 2AgNO
3

→
Fe(NO
3
)
2
+ 2Ag.
Sắt + dd muối của kim loại
sau sắt → muối sắt (II) +
kim loại
7
Kết luận: Sắt có những
tính chất hoá học của kim
loại.
8
Hoạt động 3: Củng cố (20p)
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung
- GV: Bài 1: Hãy so sánh tính
chất hoá học của Al và Fe
- GV: Chiếu sơ đồ khuyết (chưa
có mũi tên), cho học sinh so
sánh và tự kết luận về hoá trị
của Al, Fe khi tham gia các
phản ứng hoá học.
- GV: Chốt lại bài
- HS: Suy nghĩ trả lời

-HS: Nhìn vào sơ đồ
khuyết của GV và
hoàn thành yêu cầu
-HS: Ghi bài
I. Củng cố.
Bài 1:
Mô tả như hình dưới

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung
- GV: cho học sinh làm bài số 2
trong phiếu học tập, yêu cầu học
sinh giải thích?
- GV: Chốt lại đáp án đúng: C
- GV: Cho HS đứng tại chỗ trả
lời câu hỏi số 2, giải thích tại
sao?
- HS: chọn đáp án
đúng nhất, đứng tại
chỗ trả lời
-HS: khoanh vào
phiếu học tập
-HS: Suy nghĩ trả lời
câu hỏi
Bài 2:
Câu 1: Để phân biệt Al, Fe
người ta dùng hoá chất nào
dưới đây:
A.dd HCl
B. dd H
2

SO
4
đặc nguội
C. dd NaOH
D. Nước cất
Đáp án đúng: C
Câu 2: Phương pháp đơn
giản tách sắt ra khỏi hỗn
hợp với kim loại khác là:
A.dd H
2
SO
4
loãng
B. Nam châm
C. dd KOH
D. dd NaCl
9
- GV: Chốt lại đáp án đúng: B
- GV: Nhóm 4 nêu một số ứng
dụng của sắt mà các em đã tìm
hiểu ở nhà, các nhóm khác theo
dõi sản phẩm của nhóm 4.
- GV: Cho các nhóm khác nhận
xét bài chuẩn bị của nhóm 4 và
chốt lại
- GV: Giới thiệu phim khai thác
quặng sắt gây ô nhiễm môi
trường. GV nói ý nghĩa của
phim

- GV: Hãy đưa ra các biện pháp
mà em biết để giảm thiểu gây ô
nhiễm môi trường
- GV: Nhóm 3 nêu một số tác
-HS: khoanh vào
phiếu học tập
-Hs: Nhóm 4 trả lời
câu hỏi, có kèm theo
hình ảnh minh hoạ
- HS lên bảng chiếu
bài lên máy chiếu vật
thể và thuyết minh
bài chuẩn bị của
nhóm mình
-HS: quan sát và nêu
ý kiến về đoạn phim
-HS: Trả lời câu hỏi
-Hs: Nhóm 3 trả lời
Đáp án đúng: B
Bài 3:
- Sắt có ứng dụng để làm
gang, thép, phục vụ rất
nhiều cho đời sống con
người như: làm các công
trình xây dựng, các phương
tiện giao thông vận tải,
-Tuy nhiên trong quá trình
khai thác quặng sắt để chế
biến ra sắt lại gây ô nhiễm
môi trường nếu như khai

thác không đúng quy trình
Biện pháp giảm thiểu gây ô
nhiễm môi trường:
-Thu đất đá thải về nơi tập
kết, phủ đất màu lên để tiếp
tục trồng trọt.
-Xử lý bụi, khí thải bằng
cách phun nước trực tiếp
-Sửa chữa lại đường
-Xử lý nước thải đúng quy
trình
-Sử dụng sắt tiết kiệm, thu
gom phế thải và tái chế.
Bài 4:
Sắt (hợp chất sắt (II)) làm
10
dụng của sắt đối với cơ thể sống
mà các em đã tìm hiểu ở nhà,
các nhóm khác theo dõi phần
chuẩn bị của nhóm 3.
- GV: Cho các nhóm khác nhận
xét bài chuẩn bị của nhóm 3 và
chốt lại
- GV: Chiếu phim về quá trình
vận chuyển oxi trong máu
- GV: Nêu ý nghĩa của phim và
vai trò của sắt trong máu
- GV: Hãy nêu biện pháp cung
cấp sắt cho cơ thể
- GV: Nhóm 2 nêu một số tác

hại của sắt mà các em đã chuẩn
bị ở nhà, các nhóm khác theo
dõi phần chuẩn bị của nhóm 2.
- GV: Cho các nhóm khác nhận
xét bài chuẩn bị của nhóm 2 và
chốt lại
- GV: Chiếu hình ảnh nước
câu hỏi, có kèm theo
hình ảnh minh hoạ
- HS lên bảng chiếu
bài lên máy chiếu vật
thể và thuyết minh
bài chuẩn bị của
nhóm mình
-HS: quan sát và nêu
ý kiến về đoạn phim
-HS: Ghi bài
-HS: Trả lời câu hỏi
-HS: Nhóm 2 trả lời
câu hỏi, có kèm theo
hình ảnh minh hoạ
- HS lên bảng chiếu
bài lên máy chiếu vật
thể và thuyết minh
bài chuẩn bị của
nhóm mình
-HS: quan sát hình
nhân của hemoglobin, giúp
cho quá trình vận chuyển
máu trong cơ thể

Thiếu sắt dẫn đến thiếu
máu
Biện pháp cung cấp sắt cho
cơ thể:
-Ăn thực phẩm giàu sắt
-Chế biến, ăn đúng cách
-Uống bổ sung viên sắt
Bài 5:
-Trong nước ngầm (nước
giếng) sắt tồn tại dạng sắt
(II) tan trong nước. Nếu
hàm lượng sắt cao làm cho
nước có mùi tanh và màu
vàng, gây ảnh hưởng không
tốt đến chất lượng nước
uống và sinh hoạt
-Cách xử lý sắt trong nước
ngầm (nước giếng): Lấy oxi
trong không khí để oxi hoá
11
giếng chứa sắt, ấm đun nước bị
cặn hợp chất sắt bám vào
- GV: Chiếu phim cách xử lý
nước giếng, nước ngầm có chứa
sắt
- GV: Nêu ý nghĩa của đoạn
phim
ảnh, nêu ý kiến
-HS: theo dõi và nêu
ý kiến về cách làm

sắt (II) thành sắt (III) và
cho quá trình thuỷ phân,
keo tụ Fe(OH)
3
xảy ra hoàn
toàn ở bể lắng, bể lọc
d. Hướng dẫn về nhà (6p)
1. Bài tập về nhà: Làm các bài tập trong SGK
2. Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài gang thép
- Tổ 1: Tìm hiểu các nơi chứa quặng sắt.
- Tổ 2: Phim về sản xuất gang thép.
- Tổ 3: Ứng dụng của gang thép.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Nhóm 4: Chuẩn bị tốt, nội dung phong phú, có tính tập thể cao, thuyết
trình tốt, đa số các thành viên trong nhóm hiểu bài, lĩnh hội được các kiến
thức thực tiến.
- Nhóm 3: Chuẩn bị tương đối tốt, thuyết trình tốt, trong quá trình học sôi
nổi, tất cả đều hiểu bài và làm tốt phần hoạt động nhóm ra bảng phụ.
- Nhóm 2: Chuẩn bị về nhà tốt, thuyết trình rất tốt, hoạt động nhóm trên
bảng phụ nhanh, chính xác, cả nhóm hiểu bài.
- Nhóm 1: Làm phần chuẩn bị trên bảng phụ tốt, cả nhóm hiểu bài, áp dụng
tốt.
VIII. Các sản phẩm của học sinh
12
NHÓM 4: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SẮT (GANG, THÉP)

Thép (thành phần chính sắt) Làm cột trụ cho cầu Cầu làm bằng thép

Làm đường ray xe hoả Làm các chi tiết máy Két sắt Chi tiết máy bằng gang
13

và làm tàu hoả
14
MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SẮT ĐỐI VỚI CƠ THỂ SỐNG (NHÓM 3)
Sắt là một yếu tố vi lượng đã được nghiên cứu từ lâu, đây là một trong 3 vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt) đang được quan tâm vì
sự thiếu hụt các vi chất này đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ,
nhưng sắt rất cần thiết cho sự sống, vì sắt cần thiết cho nhiều chức năng sống.
Vai trò của sắt
Sắt tham gia tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi đến tất cả các cơ quan. Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố
hô hấp của cơ. Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzym. Đặc biệt, trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích. Sắt tăng cường
hệ thống miễn dịch cho cơ thể: là thành phần của enzym hệ miễn dịch.
Như vậy, sắt cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đối với trẻ em sắt vô cùng quan trọng, vì trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do
nhu cầu tăng cao, nhu cầu sắt ở trẻ còn bú mẹ tăng gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể.
Vai trò quan trọng nhất của sắt là cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) vận chuyển ôxy cho nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu
dinh dưỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu ôxy ở các tổ chức đặc biệt là
tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt do thiếu ôxy não,
cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi.
Như thế cần bổ sung sắt cho cơ thể dưới dạng các thực phẩm sau:

MỘT SỐ TÁC HẠI CỦA SẮT (NHÓM 2)
15
Trong nước ngầm, nước giếng khoan có tồn tại sắt dưới dạng hợp chất sắt (II) tan. Do ion sắt hai dễ bị oxy hóa thành hydroxyt sắt
ba, tự kết tủa và lắng nên sắt ít tồn tại trong nguồn nước mặt. Đối với nước ngầm, trong điều kiện thiếu khí, sắt thường tồn tại ở dạng ion
Fe2+ và hoà tan trong nước. Khi được làm thoáng, sắt hai sẽ chuyển hóa thành sắt ba, xuất hiện kết tủa hydroxyt sắt ba có màu vàng, dễ
lắng. Trong trường hợp nguồn nước có nhiều chất hữu cơ, sắt có thể tồn tại ở dạng keo (phức hữu cơ) rất khó xử lý.
Ngoài ra, khi nước có độ pH thấp, sẽ gây hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa, làm tăng hàm lượng sắt trong nước.
Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước có vị tanh, màu vàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Tiêu chuẩn nước uống và nước
sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/l.
Một số hình ảnh nước bị nhiễm sắt:

Nước giếng bị nhiễm sắt Nước giếng khoan bị nhiễm sắt Nước giếng khoan của người dân xã Thạch Hải

có màu vàng gần mỏ sắt ở Thạch Khê – Hà Tĩnh
16
HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 25 – BÀI 19: SẮT



17
18

×