Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Báo Cáo Thực Tập tại Xí Nghiệp Chế Biến Lương Thực Xuất Khẩu Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 52 trang )

Báo Cáo Thực Tập
Lời cảm ơn.
Đợt thực tập tốt nghiệp tại XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC XUẤT
KHẨU HÒA BÌNH kéo dài gần hai tháng không những là cơ hội cho Em trải
nghiệm và ứng dụng những kiến thức đã học trong những năm qua vào thực tế mà
còn cơ hội cho Em được đi sâu vào thực tế để tìm hiểu về quy trình và các bước
thực hiện trong thực tế.
Để có được kết quả này, Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô hướng dẫn
thực tập, khoa Công Nghệ Thực Phẩm trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ
TPHCM và các anh chị trong xí nghiệp đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho Em
đến với Xí Nghiệp Chế Biến Lương Thực Xuất Khẩu Hòa Bình.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà máy, các Cô Chú, anh chị trong
văn phòng và công nhân sản xuất đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt thời
gian qua.
Tuy nhiên, báo cáo vẫn không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý
nhận xét, góp ý của quý nhà mày và các thầy cô hướng dẫn.
Tp Hồ Chí Minh, tháng năm
Sinh viên thực tập
Phan Trọng Tuyển

3


Báo Cáo Thực Tập
Mục lục.
1.
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.4



Tổng quan về xí nghiệp
Giới thiệu chung.

1.2

Lịch sử thành lập và phát triển .
Địa điểm xây dựng.
Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự .

1.3
1.4
1.5

Lĩnh vực hoạt động.
Phương thức mua bán.
Năng lực sản xuất.
Chứng nhận chất lượng.

Các loại sản phẩm.

1.6
1.7

Định hướng phát triển trong tương lai .
An toàn lao động.
Phải tuân thủ các quy định sau:

-


Thực hiện đúng quy tắc an toàn lao động.

-

Phải có rào chắn ở máng nhập liệu, bao che bộ phận

truyền động vận tốc cao, các thiết bị điện phải có rơle bảo vệ.
-

Không đùa giỡn khi làm việc, sàn đứng phải có khía

cạnh để tăng ma sát, tránh trơn trượt.
-

Chấp hành tốt các định kỳ bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh

nhà xưởng, khi có sự cố phải báo cáo ngay để kịp thời sửa
chữa.
- Phải nắm vững các quy định công nghệ trước khi vận hành máy.
- Thận trọng khi thao tác gần các bộ phận đang chuyển động, các bộ phận ở
vị trí cao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh an toàn lao động và an toàn kỹ thuật lao động.
- Trước khi vận hành máy phải kiểm tra xem máy có hư hỏng hay không.
Nếu có hiện tượng phá hoại phải báo cáo với giám đốc và bộ phận bảo vệ để xử
lý. Không có bất cứ ai vào gần máy để xem hoặc sờ mó khi máy đang hoạt động
nếu không có sự cho phép của nhân viên kỷ thuật.
- Mỗi máy phải có hồ sơ, lý lịch máy, quy phạm sử dụng máy.
- Đảm bảo đúng quy định nhập liệu để máy không quá tải.
- Chú ý tiếng máy và còi báo động để đề phòng rủi ro xảy ra.
- Tổ sửa chữa cơ điện cần được huấn luyện và tuân thủ chặt chẽ an toàn vận

hành mọi cơ cấu thiết bị, máy móc để tránh xảy ra sự cố.
3


Báo Cáo Thực Tập
1.8

Phòng cháy chữa cháy.

Nhà máy có những điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác phòng cháy, chữa
cháy:
1.8.1 Vị trí và điểm đặt của nhà máy.
- Vị trí tiếp giáp với sông Hậu thuận lợi cho việc chữa cháy.
- Địa điểm xa nhà dân nên không có khả năng cháy xa.
- Bên trong nhà máy có lối đi rộng nên xe chữa cháy có thể tiếp cận dễ dàng.
1.8.2 Nguồn nước chữa cháy dồi dào.
- Nguồn nước bên ngoài: nhà máy tiếp giáp sông lớn, khi thủy triều xuống xe
chữa cháy vẫn lấy được nước. Ngoài ra nhà máy còn có cây giếng và hệ
thống nước máy, có thể đáp ứng được khi cần thiết.
1.8.3 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy nổ.
- Do sự cố về điện.
- Do sự cố thiết bị.
- Vi phạm nội quy an toàn chống cháy nổ.
- Có kho dầu (dầu đốt lò sấy).
1.8.4 Đặc điểm công tác phòng cháy chữa cháy của nhà máy.
- Lực lượng công đoàn được tập huấn phòng cháy chữa cháy.
- Phương tiện chữa cháy: 1 máy bơm, 9 cuộn dây, 3 bình bột 100kg, 37 bình
CO2.
1.8.5 Công tác kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy(PCCC).
- Đề ra nội quy, quy định an toàn về PCCC cho từng khu vực.

- Thưc hiện các kiến nghị của đội PCCC địa phương
- Đề ra biện pháp PCCC cho từng khu vực sản xuất, bảo quản, vận chuyển
vật tư hàng hóa.
1.9
Xử lý phế thảy và khí thảy.
- Nước thải: Chủ yếu là nước sinh hoạt, nước vệ sinh máy nên ô nhiễm
không đáng kể, do đó có thể thải trực tiếp qua hệ thống cống rãnh.
- Khí thải: Hiện nay nhà máy chỉ tiến hành sấy gió nên không có khí độc, do
đó có thể thải lên trời bằng hệ thống hút hơi.
- Bụi công nghiệp: Chủ yếu là bụi cám, được xử lý bằng cách cho qua các
buồng lắng nên bụi ra ngoài không đáng kể.
2
Tổng quan về nguyên liệu sản xuất gạo trắng.
Nguyên liệu chủ yếu là gạo lức (gạo xô) và gạo trắng. Được các thương lái ở
địa phương hoặc các tỉnh lân cận ( Đồng Tháp, Cần Thơ, … ) đem đến bán hoặc
theo đơn đặt hàng của xí nghiệp. Gạo lức được xí nghiệp thu mua trên thị trường
gồm rất nhiều chủng loại. Nhưng vào xí nghiệp thì được phân ra làm hai loại là
gạo 5 ( 5% tấm) hay gạo 15 ( 15% tấm). Từ hai loại này nhân viên KCS sẽ “đấu”
với nhau thành các loại sản phẩm có tỉ lệ tấm khác nhau theo nhu cầu của đơn
hàng. Sản phẩm thường là gạo 5, gạo 15, gạo 25 và gạo 100% tấm.
3


Báo Cáo Thực Tập
2.1
Vai trò và đặc điểm.
2.1.1 Vai trò của gạo.
Cung cấp tinh bột, protein, vitamin và khoáng cho người.
2.1.2 Đặc điểm nguyên liệu.
a. đối với gạo lức (gạo xô nguyên liệu).

-Nguyên liệu ban đầu còn lẫn nhiều tạp chất, và hạt sâu bệnh…bề mặt hạt gạo
xô có màu nâu ngà do còn vỏ quả và vỏ hạt. Trên đỉnh hạt có phôi trắng đục.
b. Gạo trắng.
- Bề mặt gạo sạch trắng. Do đã tách hoàn toàn lớp vỏ chỉ còn nội nhủ.
Bảng 2.1Chiều dài hạt gạo.

2.2
2.2.1

Dạng hạt

Kích thước hạt

Rất dài

> 7.5 mm

Dài

7.5 – 6.61 mm

Trung bình

6.6 – 5.51 mm

Ngắn

< 5.51 mm

Kiểm tra và xử lý nguyên liệu.

Gạo lức.

Khi lên gạo nhân viên KCS sẽ dựa vào mẫu đã được định giá để kiểm tra mẫu
đang lên về các chỉ tiêu như độ ẩm, hạt răng (hạt kinh), hạt xanh và vàng, độ đồng
nhất, hạt gãy, thóc, tạp chất, tỉ lệ bạc bụng. Nếu gạo đang lên khác với mẫu thì
người KCS sẽ cho ngừng nhập và thông báo lên phòng kinh doanh để định giá lại
hoạc không nhập lô đó nửa.
2.2.2 Gạo trắng.
Cũng như trên các chỉ tiêu cần kiểm tra là độ ẩm, động đồng nhất, tỉ lệ tấm, độ
lẫn (chỉ áp dụng cho gạo jasmine, thơm lài, ST, đài loan, 4900), tỉ lệ bạc bụng,
thóc, hạt đỏ, hạt rạn gãy, hư hỏng, bông cỏ…ngoài ra cần quan tâm đến độ bóng
sáng của gạo chỉ tiêu này rất khó nhận biết được.
2.3 Tồn trữ nguyên liệu.
Tất cả gạo xô nguyên liệu sau khi được thu mua sẽ được đổ vào bồ chứa, và
thời gian tồn trữ là không quá 15 ngày. Vì nều lâu hơn thời gian này thì hạt sẽ bị
hư hỏng. Nếu gạo xô có độ ẩm cao thì sẽ có biện pháp xử lý thích hợp để tránh
hiện tượng truyền ẩm làm tăng độ ẩm của đóng hạt. Còn đối với gạo trắng thì sẽ
đổ vào bồ chứa riêng hoặc chất cây ở nơi an toàn theeo quy định.
3
Quy trình công nghệ sản xuất gạo trắng.
3.1
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạo trắng.
3


Báo Cáo Thực Tập

3



Báo Cáo Thực Tập

Gạo nguyên liệu

Cân định lượng

Sàng tạp chất

Tập chất

Xát trắng 1,2

cám

Lau bóng 1,2

Cám lau

Bắt thóc

Thóc

Sấy

Sàng đảo

Tấm nhỏ

Trống phân ly


Tấm 1/2

Tách màu

Phế phẩm

Thành phẩm

Hình 3.1 Dây chuyền sản xuất gạo trắng

3


Báo Cáo Thực Tập
3.2
Thuyết minh quy trình.
Việc thu mua nguyên liệu đầu vào là một khâu rất quan trọng. Đòi hỏi cán bộ
thu mua phải có kinh nghiệm và hiểu biết về gạo. Vì gạo nguyên liệu quyết định
đến cả dây chuyền sản xuất, năng suất và hiệu suất thiết bị, chất lượng và tỉ lệ gạo
thành phẩm. Do đó nguyên liệu mua vào phải được kiểm tra chất lượng thật kỹ về
độ ẩm, tạp chất, thóc lẫn, hạt màu, hạt hỏng, hạt rạn nứt…
Đầu tiên nguyên liệu sẽ được băng tải chuyển từ ghe lên máng nhập liệu,
nguyên liệu từ máng được hút lên bù đài và qua cân đầu vào để xác định khối
lượng nguyên liệu. Sau đó nguyên liệu sẽ được chuyển vào bồ chứa bằng băng
chuyền. Từ bồ chứa, nguyện liệu sẽ được chuyển xuống băng chuyền để đến sàn
tạp chất để loại bỏ các tạp chất nhỏ, tạp chất lớn và cả kim loại. Sau khi loại bỏ
tạp chất nguyên liệu sẽ được chuyển qua máy xát 1 rồi máy xát 2 để loại bỏ lớp
quả, vỏ hạt, 1 phần lớp aleuron và phôi (Nhưng đối với gạo trắng nguyên liệu thì
không cần qua máy xát) .Sau khi ra khỏi máy xát gạo sẽ được đánh bóng ngay sau
đó nhằm làm nhẵn mặt ngoài của hạt gạo, bóc đi những vảy cám còn dính ở mặt

ngoài của hạt gạo, làm cho gạo bóng sáng lên và tạo điều kiện thuận lợi cho bảo
quản. Sau khi được đánh bóng gạo sẽ được bù đài chuyển qua gằn tách thóc để
loại thóc ra ngoài nâng cao chất lượng gạo. Nều ẩm độ gạo trên 15,8% thì sẽ được
chuyển vào tháp sấy để gạo đạt tiêu chuẩn về độ ẩm. Nếu gạo đã đạt chuẩn về độ
ẩm rồi thì sẽ được chuyển qua sàn đảo để loại tấm con ra, sau đó gạo sẽ vào trống
phân loại để điều chỉnh lượng tấm như mong muốn. Sau khi qua trống gạo sẽ
được đưa qua máy tách màu để loại bỏ các tạp chất, hạt sâu bệnh…sản phẩm thu
được là gạo trắng đáp ứng được nhu cầu chất lượng.
Nếu nguyên liệu đưa vào là gạo trắng thì không cần phải qua xát.
3.3
Thiết bị.
3.3.1 Cân đầu vào.
3.3.1.1 Mục đích.
Xác định khối lượng nguyên liệu đầu vào.
3.3.1.2 Các biến đổi.
Hầu như không có biến đổi nào.
3.3.1.3 Cách thực hiện.
Nguyên liệu chuyển từ dưới ghe lên và được công nhân đổ vào máng nhập liệu,
sau đó nguyên liệu được bù đài chuyển vào cân để định lượng.
3.3.2 Sàn tạp chất.
3.3.2.1 Mục đích.
Sàng tạp chất dùng để loại các tạp chất có kích thước to và nhỏ hơn hạt gạo lức
đồng thời nam châm để tách cả kim loại. Để tăng năng suất và hiệu suất, bảo vệ
thiết bị.

3


Báo Cáo Thực Tập


Hình 3.2 Sàng tạp chất.
3.3.2.2 Các biến đổi.
Lượng tạp chất giảm đáng kể chủ yếu là dây bao, gạo chết, râu thóc, bông cỏ,
rơm…Nguyên liệu trở nên sạch hơn nâng cao năng suất thiết bị.
3.3.2.3 Cách thực hiện.
Dựa vào sự khác nhau về tỷ trọng và kích thước của nguyên liệu, những hạt có
kích thước nhỏ hơn sẽ lọt qua sàng 1, tạp chất có kích thước lớn hơn sẽ trượt
xuống dần về cuối sàng và thoát ra ở của tạp chất. Ở mặt sàng 2 hạt gạo sẽ trượt
về cuối sàng và ra ở cửa gạo sạch. Còn các tạp chất nhỏ có kích thước nhỏ hơn lỗ
lưới sàng 2 sẽ lọt qua và ra ở cửa tạp chất nhỏ.
3.3.3 Xát trắng.
3.3.2.1 Mục đích.
loại bỏ lớp quả, vỏ hạt, 1 phần lớp aleuron và phôi của gạo lức.

3


Báo Cáo Thực Tập

Hình 3.3 Máy xát trắng gạo.
3.3.2.2 Các biến đổi.
Vỏ quả và vỏ hạt được bóc ra thành cám, làm cho hạt gạo trắng hơn.
Hạt nóng lên do lực ma sát.
Hạt có thể gãy do độ ẩm thấp hoặc quá cao.
3.3.2.3 Cách thực hiện.
Gạo lức nhập liệu vào phễu được vít tải chuyển vào buồng xát. Lớp cám bên
ngoài được tách ra nhờ ma sát giữa lớp đá bên trong, lớp lưới bên ngoài và hệ
thống dao gạt gắn ngay trên lưới thoát cám. Cám được tách ra lọt qua lỗ lưới ra
ngoài lưới, được quạt hút hút vào hệ thống thu hồi cám. Gạo sau khi được làm
sạch được đưa ra ngoài vào máy đánh bóng nhằm làm sạch hoàn toàn.

Điều chỉnh lưu lượng gạo vào bằng cần gạt trên phễu nhập liệu. Để thay đổi tốc
độ di chuyển của gạo trong buồng xát và điều chỉnh áp lực tác dụng lên hạt gạo
bên trong buồng xát người ta có thể điều chỉnh góc của miếng cản gạo, miếng cản
gạo có thể điều chỉnh bằng tay.
3.3.3 Đánh bóng.
3.3.3.1 Mục đích.
Nhằm làm nhẵn mặt ngoài của hạt gạo, bóc đi những vảy cám còn xót lại ở mặt
ngoài của hạt gạo, làm hạt gạo trắng bóng lên và tạo điều kiện thuận lợi cho bảo
3


Báo Cáo Thực Tập
quản và nâng cao chất lượng gạo.

Hình 3.4 Máy đánh bóng gạo.
3.3.3.2 Các biến đổi.
- Tách triệt để vỏ hạt vào phôi, làm cho hạt gạo trắng tối đa và tăng độ bóng
của hạt.
- Hạt nóng lên do lực ma sát.
- Hạt gạo được trắng và bóng hơn.
3.3.3.3 Cách thực hiện.
Do lực ma sát giữa nguyên liệu với dao, nguyên liệu với lưới, nguyên liệu với
nguyên liệu. đồng thời kết hợp phun sương và thổi gió làm cho quá trình được
diễn ra thuận lợi hơn.

3


Báo Cáo Thực Tập
3.3.4 Bắt thóc.

3.3.4.1 Mục đích.
Loại bỏ thóc còn xót lại và cả tạp chất. nâng cao chất lượng gạo.
3.3.4.2 Các biến đổi.
Tỷ lệ thóc giảm đáng kể.
3.3.4.3 Cách thực hiện.
Dựa trên sự chênh lệch tỷ trọng và độ trơn láng của hạt, hạt gạo trơn láng và có
tỷ trọng cao hơn nên sẽ bị đẩy về phía gần, còn thóc thì ngược lại.
3.3.5 Sấy.
3.3.5.1 Mục đích.
Bảo quản dễ dàng hơn và đạt chuẩn về độ ẩm của gạo thành phẩm.
3.3.5.2 Các biến đổi.
Độ ẩm giảm về mức an toàn.
Nếu sấy nhiều quá thì gạo sẽ biến màu và dễ gãy vỡ.
3.3.5.3 Cách thực hiện.
Gạo được đỗ thùng sấy, do trọng lực gạo sẽ trượt từ trên đỉnh xuống, khí nóng
từ lò đốt được hút lên trên thùng sấy, thùng sấy được cấu tạo ở giữa là một ống trụ
rỗng trên mặt trụ có những lỗ như tổ ong, còn hai mặt hong có khoang trống…khí
nóng sẽ được dẫn đến hai mặt hong và ống trụ lỗ tổ ong tỏa ra khắp nguyên liệu.
Nhiệt độ ở đây được khống chế hoàn toàn tự động để nguyên liệu đạt được độ ẩm
thích hợp.
3.3.6 Sàn đảo.
3.3.6.1 Mục đích.
Loại bỏ tấm con ( tấm 1/8), tắm mẵn.
3.3.6.2 Các biến đổi.
Luongj tấm mẵn giảm đáng kể
3.3.6.3 Cách thực hiện.
Dựa vào sự khác nhau về kích thước và tỷ trọng giữa tấm và gạo, những hạt có
kích thước lớn hơn sàng 1 sẽ được giữ lại trên sàng (hạt supper hay hạt nguyên)
và đi ra theo cửa riêng, tại mặt sàng 2, những hạt có kích thước lớn hơn sàn 2 sẽ
được giữ lại trên sàng (tấm 2/5), những hạt lọt qua mặt sàng 2 là tấm mẵn hay tấm

1/8
3.3.7 Trống phân loại.
3.3.7.1 Mục đích.
Loại bỏ và điều chỉnh lượng tấm (tấm ½, ¾) trong thành phẩm theo mong
muốn.
3.3.7.2 Các biến đổi.
Lượng tấm giảm đáng kể theo mong muốn.
3.3.7.3 Cách thực hiện.
Dựa vào sự khác nhau về kích thước và tỷ trọng giữa gạo và tấm. Mặt trong
3


Báo Cáo Thực Tập
của trống được thiết kế có những hốc có đường kính 4,2mm và 5,2mm và thân
trống có độ nghiêng có thể điều chỉnh được để bắt tấm theo mong muốn. Khi hoạt
động trống sẽ xoay tròn nguyên liệu vào trống theo chiều cao xuống thấp, tại đây
những lỗ nhỏ sẽ giữ tấm lại, và đưa tấm ra ngoài bằng vít tải riêng.còn hạt gạo sẽ
trượt xuống đến cuối trống và ra ngoài.
3.4
Các thiết bị chính.
3.4.1 Bù đài.
Bồ đài là thiết bị dùng để vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm từ thiết bị này sang thiết bị khác. Dùng để vận chuyển vật liệu rời theo
phương thẳng đứng, vận chuyển nguyên liệu ở những độ cao khác nhau rất thuận
lợi.
3.4.1.1 Cấu tạo.
Cấu tạo chính của bồ đài là các gàu tải bằng kim loại hoặc mũ cứng, các gàu tải
được gắn liên tục vào dây đai, khoảng cách giữa các gàu tải khoảng 20 - 25cm.
Dây đai này chuyển động nhờ puly chuyền động. Thân bồ đài thường làm bằng gỗ
hoặc kim loại.


Hình 3.5 Cấu tạo bù đài.
3


Báo Cáo Thực Tập

3.4.1.2 Đặc tính.
Bảng 3.1 Thông tin máy.
Kiểu

Năng suất m3/giờ

Động lực

Gàu mm

GT-130

5.4

1

100

GT-160

8

1


120

GT-200

12

2

140

GT-250

20

2

200

GT0300

48.6

3

250

3.4.1.3 Nguyên tắc họat động.
Khi hoạt động puly quay làm cho dây đai quay theo mang theo các gàu tải từ
dưới lên trên, nguyên liệu được đổ lên gàu tải và được đưa lên đến đỉnh rồi đổ

sang ống dẫn đến thiết bị khác.
3.4.1.4 Cách vận hành.
-

Điện thế phải đảm bảo 360-400V

-

Bấm nút “ON” của các bồ đài trên tủ điện chính để vận hành.

-

Vận hành từng bồ đài.

- Bấm nút “OFF” trên tủ điện khi ngừng hoặc gặp sự cố
3.4.2 Sàn tạp chất.
3.4.2.1 Cấu tạo.
Gồm một khung sàng làm bằng thép, sàng được bố trí 2 lớp sàng. Lớp sàng
trên có kích thước lớn 8 – 10 mm, lớp sàng dưới có kích thước nhỏ 1.5 – 1.8 mm.

3


Báo Cáo Thực Tập

4

2
8


3
5
9
7

6

Hình 3.6 Sàn Tạp Chất
Chú thích:
1. Phểu nạp liệu
2. Lưới tách tạp chất (đường kính 8-10mm)
3. Lưới tách bụi (đường kính 1.5-1.8mm)
4. Ngõ hút bụi

5.Gối rung
6. Lối ra tạp chất nhỏ
7. Lối ra gạo
8. Lối ra tạp chất lớ
9. Động cơ

3.4.2.2 Đặc tính.
Kiểu

Năng
suất
(Kg/giờ)

SG116NA

16000


Bảng 3.2 Thông tin máy.

Số vòng
Trọn
Kích
lực
quay trục
g
thước lưới
(HP)
chính
lượn
(mm)
(vòng/phút
g
)
(Kg)
1
250 - 280 500
1412 x
1395

Kích thước máy
(mm)

1700 x 1760 x
2700

3.4.2.3 Nguyên lý hoạt động.

Nguyên tắc là dựa vào sự khác nhau về tỷ trọng và kích thước của nguyên liệu.
Đầu tiên nguyên liệu được đổ xuống trước khi xuống mặt sàng nguyên liệu sẽ
được chảy trên trục ngang có gắn những bánh xe nam châm để tách kim loại nếu
có. Tại mặt sàng do sàng trên có kích thước lỗ sàng là 8-10mm nên những hạt có
3


Báo Cáo Thực Tập
kích thước nhỏ hơn sẽ lọt qua sàng 1, tạp chất có kích thước lớn hơn sẽ trượt
xuống dần về cuối sàng và thoát ra ở của tạp chất lớn (đá sạn, dây bao, rơm rạ,…).
Ở mặt sàng 2 lỗ sàng có kích thước 1.5-1.8mm hạt gạo sẽ trượt về cuối sàng và ra
ở cửa gạo sạch. Còn các tạp chất nhỏ có kích thước nhỏ hơn lỗ lưới sàng 2 sẽ lọt
qua và ra ở cửa tạp chất nhỏ (cát, bông cỏ, râu...)
3.4.2.4 Cách vận hành.
-

Điện thế phải đảm bảo 360-400V

-

Bấm nút “ON” trên bảng điều khiển để vận hành.

- Bấm nút “OFF” trên bảng điều khiển khi ngừng hoặc gặp sự cố.
3.4.3 Máy xát trắng.
3.4.3.1 Cấu tạo.
Gồm có trục đá và thanh cao su, bên ngoài đá có lớp lưới bao bọc .
Lưới được chia thành nhiều khoảng, mỗi khoảng có 1 thanh cao su.

Hình 3.7 Cấu tạo máy xát.
5. Van lưu lượng.

13. Rulô đá.
22. lưới thoát cám.
44. Thân máy.
46. Cửa ra gạo.

50. Đế Máy.
52. Cửa thoát cám.
74. Tay chỉnh xả gạo.
222. Bánh Vít.
3


Báo Cáo Thực Tập

3.4.3.2 Đặc tính.

3


Báo Cáo Thực Tập

Kiểu

CDA100C

Bảng 3.3 Thông tin máy.
Năng suất Mã lực Số
vòng Trọng
(gạo
lức (HP)

quay
trục lượng
Kg/giờ)
chánh
(Kg)
(vòng/phút)
7000-10000 75-100 285
2780

Kích thước máy
(mm)
2420x1560x2830

3.4.3.3 Nguyên lý hoạt động.
Máy xát trắng gạo loại CDA-C dùng để xát gạo lức sạch cám với phương pháp
mài xát hạt gạo giữa đá mài ở bề mặt một khối hình trụ và những thanh xát bằng
cao su, đồng thời cám được lấy ra một cách triệt để nhờ luồng gió hút.
Máy có phận tự động đều chỉnh các thanh cao su tiền vào tâm khối quay với
vận tốc được định sẳn tương ứng với sự hao mòn của các thanh cao su trong lúc
hoạt động.
3.4.3.4 Vận hành.
a.
Điều chỉnh trước vận hành.
Vặn van lương lựu ở mức số 0.
-

Vặn công tắc (SW4) ở vị trí đóng.

-


Vặn công tắc (SW3) và (SW2) ở vị trí bằng tay.

+

T1: ấn định thời gian của chu kỳ.

+T2: ấn định thời gian bước tiến của cao su trong mỗi chu kỳ.
-

(T1) có thể điều chỉnh từ 2 ~ 10 phút.

-

(T2) có thể điều chỉnh từ 0.5 đến 3 giây (tương ứng 1/10 vòng bánh vít).

- Mở công tắc điện nguồn (SWP), ấn nút (máy xát trắng) cho máy chạy
không tải theo chiều kim đồng hồ. Sau đó ấn thử nút (S5) để xem các thanh cao su
lùi hay tiến…nếu các thanh cao su di chuyển tiến vào là hành trình đúng khi máy
vận hành.
- Ấn nút (S5) cho các thanh cao su chạm nhẹ vào trục xát rulô đá sau đó ấn
(S6) cho các thanh cao su lùi ra 1 vòng, để các thanh xát cao su hở ra cách bề mặt
trục xát một khoảng đều nhau từ 1,5 ~ 2,5mm.
-

Vặn tay chỉnh xả gạo để cần đòn bẩy ở mức 1,5.

-

Vận hành.
Cho máy khở động quay theo chiều kim đồng hồ và quạt hút hoạt động,


b.

3


Báo Cáo Thực Tập
sâu đó vặn công tắc (SW4) ở vị trí “Mở” để điều khiển miếng chặn gạo cho gạo
nguyên liệu vào buồng chứa mở van lưu lượng để gạo đi vào buồng xát và thoát
ra ở máng ra gạo sau khi được xát trắng.
- Trong lúc máy hoạt động, van lưu lượng được mở để lưu lượng vào máy
theo yêu cầu của người sử dụng. điều chỉnh lưu lượng thoát ra bằng tay chỉnh xả
gạo để gạo luôn được dâng gần đầy suốt chiều cao buồn xát trong khung lưới,
đồng thời cám được phun ra các lỗ lưới thành một đường dài theo chiều đứng suốt
từ dưới lên trên mỗi mặt lưới xát (có thể nhìn thấy được bằng nắp mica trong
suốt).
- Tay chỉnh xã gạo dùng để điều chỉnh lưu lượng xả gạo cho tương ứng với
lưu lượng nhập liệu để dòng gạo trong máy luôn được ổn định và gạo có độ trắng
cần thiết, căn cứ vào thước vạch số ở cần đòn bẩy.
 Chú ý nếu điều chỉnh lưu lượng xả gạo ít hơn lưu lượng nạp gạo sẽ bị
nghẹt và dẫn đến đứng máy.
- Khi máy đã hoạt động ổn định, vặn công tắc (SW3) và (SW2) qua “TỰ
ĐỘNG” để chuyển qua chế độ tự động. trong khi hoạt động, các thanh cao su sẽ
được tiến vào tâm với vận tốc theo chu kỳ đã định trước.
c.

Điều chỉnh bàng tay.

- Nếu (SW3) ở vị trí 2 (bằng tay) tiếp điểm (S5) dùng để tiến cao su, tiếp
điểm (S6) dùng để lùi cao su.

Khi lùi đến điểm đầu cảu tầm hoạt động cao su, thì (SW5) chuyển sang vị
trí 2, kèn và đèn báo hiệu, đồng thời ở vị trí số 1 của (SW5) bị ngắt. lúc đó sự
điều khiều lùi cao su của (S5) mất hiệu quả.
d.

Điều chỉnh tự động.
-

Khi máy xát hoạt động (L1) cung cấp điện cho timer.

- Vặn (SW3) ở vị trí 1 (tự động), thì timer có điện N, do đó mạch timer hoạt
động và cao su sẽ tự động tiến vào theo thời gian và chu kỳ đã được định sẵn.

3


Báo Cáo Thực Tập
- Khi cao su tự động tiến vào đến điểm cuối của tầm hoạt động (lúc hết cao
su), (SW1) chuyển sang vị trí 2, do đó timer mất điện N và tiến trính tự động điều
chỉnh cao su ngưng hoạt động, đồng thời kèn và đèn báo hiệu.

Hình 3.8 Bảng điều khiển.

3.4.4 Máy lau bóng.
3.4.4.1 Cấu tạo.
Gồm có trục chính, trục chính được chia làm hai buồng, buồng nước và buồng
gió. Trục chính được bao quanh bởi dao và khung lưới.

3



Báo Cáo Thực Tập
Hình 3.9 Cấu tạo máy đánh bóng.
3.4.4.2 Đặc tính.
Kiểu

CBL10C

Bảng 3.4 thông tin máy.
Năng
Động Số vòng quay trục Trọng
suất đầu lực
chánh (vòng/phút) lượng
vào
(HP)
Trục
Quạt
Kg/giờ
700010000

150

600 – 650

2900 1850

Trọng lượng (Kg)
Kích thước máy
(mm)
3690x1020x2520


3.4.4.3 Nguyên lý hoạt động.
Máy dánh bóng gạo được thiết kế theo phương pháp dùng dao và
lưới kết hợp với luồng nước phun sương làm sạch gạo sạch, trắng và bóng.
Máy có hệ thống phun nước tự động, nước sẽ tự động phun theo sự điều chỉnh
được từ 1 – 30 giây sau khi có gạo vào buồng máy và sẽ tự động tắc khi hết
gạo, có hệ thống van đóng nhanh trong trường hợp khẩn cấp hoặc hết nguyên
liệu.

Hình 3.10 Sơ đồ làm việc của máy đánh bóng.
3.4.4.4 Vận hành.
a.
Kiểm tra trước vận hành.
- Đèn báo điện thế đủ 3 pha:
3


Báo Cáo Thực Tập
+ Dòng điện 380V (380V±8%) thì nhập 168A trên đồng hồ của bảng điều
khiển.
+ Dòng điện 220V (220±8%) thì nhập 360A vào đồng hồ của bảng điều
khiển.
- Kiểm tra dây cu-roa: không được lỏng hay qáu căng, nếu quá căng thì có
thể làm hỏng bạc đạn, trục máy và motor.
- Làm sạch các bộ phận: thùng chứa, lưới.
- Đậy kín hai nắp hong máy.
b.
Vận hành.
-


Khởi động máy.
+ ấn “mở” máy nén khí trên tủ điện với áp suất từ 4 -6 Kg/Cm2.
+ ấn “mở” máy đánh bóng trên bảng điều khiển.
+ ấn “mở” quạt hút cám trên tủ điện.
+ mở van gió trên bảng điều khiển với áp suất từ 1,5 – 1,8 Kg/Cm2.
+ Cho máy chạy không tải một phút để kiểm tra.

-

Vận hành máy.

+ Nạp liệu đầy phễu của máy đánh bóng; xoay miếng chận gaojqua vị trí
“mở”; mở van lưu lượng gạo tạm thời ở mức 3, sau đó điều chỉnh quả cân tương
ứng với sức tải 80 – 100A khi chưa phun nước. sau đó để máy chạy không nước
khoảng một phút.
+ ấn “mở” máy bơm nước với áp suất từ 2 – 3 Kg/Cm2. Hình 6.
+ Mở van nước từ từ cho đền khi gạo đã được phun nước, ampe kế chỉ từ
100 -150A (120HP), giữ ổn định từ 1 -2 phút rồi tăng hoặc giảm lưu lượng gạo
cho đến khi đạt năng suất của máy và độ bóng của gạo.
+ Điều chỉnh độ trắng và độ bóng của gạo bằng cách phối hợp việc điều
chỉnh quả cân, lưu lượng nước và lưu lượng gạo.
-

Kiểm tra trong lúc vận hành.

+ Theo dõi ampe kế: không được trên 150 đối với motor 120HP/380V và
không được trên 280A đối với motor 120HP/220V.

3



Báo Cáo Thực Tập
+ Nếu ampe kế chỉ trên mức quy định, motor có thể cháy vì quá tải.
+ Trong lúc vận hành nên thường xuyên theo dõi đèn báo pha, volt kế, ampe
kế, đồng hồ máy nén khí, đồng hồ áp suất nước.
+ Nếu máy quá tải nút đèn trên bảng diều khiển sẽ sâng lên, ấn “tắc” sau đó
ấn “mở” để khởi động lại máy.
+ Nếu quạt hút hoặc máy nén khí qua tải, đèn trên tủ điện sẽ sáng lên, mở
của tủ điện ấn “reset” bên trong để khởi động lại.
+ Nếu có tiếng động lạ thường do các nguyên nhân sau đây:
• Vật là rớt vào máy.
• Truc trặc kỹ thuật.
• Thiếu dầu, mở, bạc đạn hỏng, lỏng bù lon…
TẮT MÁY: tìm hiểu nguyên nhân sửa chữa và thay thế.
-

Kiểm tra độ bóng của gạo.
+ Dùng mắt thường để quan sát gạo trong điền kiện ánh sáng phù hợp.

+ Dùng tay nắm nhẹ 1 lượng gạo, mở tay ra gạo sẽ rơi và tay còn dính 1 ít
gạo, không có cám, gạo đạt độ bóng.
+ Dùng tay nắm 1 lượng gạo và xao nhẹ, nếu cảm thấy gạo có độ trơn và
khô, gạo đạt độ bóng.
+ Duỗi thẳng tay, đẩy sâu vào lớp gạo trong bao và vò nhẹ, nếu bàn tay có
thể xuyên vào gạo một cách dễ dàng và có cảm giác trơn, gạo đạt độ bóng.


Chú ý:

+ Muốn đạt độ bóng, độ trắng và năng suất tối đa, gạo nguyên liệu phải

trăng tốt và độ ẩm không quá 15%.
+ Trước Nên dùng nước sạch đạt tiêu chuẩn (nước sinh hoạt) trong suốt quá
trình phun sương.
c.
Khi ngưng máy.
-

Tắt máy bơm trước khi vừa hết gạo, đồng thời đóng miếng chận gạo.
3


Báo Cáo Thực Tập
-

Giở nắp đè nơi miệng ra gạo cho gạo thoát hết ra ngoài.

-

Dùng súng hơi thổi sạch cám dính nơi phễu, lưới và buồng cám.

- Tắt toàn bộ máy, trừ mày nén khí. Mở hai nắp hông, sau đó ấn “mở” quạt
hút cám.
-

Tắt quạt hút cám và máy nén khí.

-

Cúp cầu dao điện chánh.



Chú ý:
+ Phải cúp cầu dao điện trước khi dùng súng hơi làm sạch. Nếu có điện thì
có thể bị chạm và gây nổ.
3.4.5 Gằn bắt thóc.
3.4.5.1 Cấu tạo.
- Mặt vỉ được thiết kế có các sóng hình tam giác theo chiều xuôi, và được
dao động theo chiều ngang.
- Độ nghiêng của sàn có thể thay đổi được nhờ tay quay.

Hình 3.11 Cấu tạo gằn bắt thóc.
5. Cửa gạo lẫn thóc vào.
58. Của ra thành phẩm
8. Tay quay.
60. Vỉ phụ.
43. Núm chỉnh cánh chia.
311. Cần điều chỉnh.

3


Báo Cáo Thực Tập
3.4.5.2 Đặc tính.
Kiểu

BGM24C

Bảng 3.5 Thông tin máy.
Năng


Số vòng quay Trọng
Kích thước máy
suất (gạo lực
trục
chánh lượng
(mm)
trắng
(HP)
(vòng/phút)
(Kg)
Kg/giờ
9.6
2
260 - 280
896
2300 750 x 2980

3.4.5.3 Nguyên lý hoạt động.
- Dựa vào sự khác nhau về tỉ trọng giữa gạo và thóc, máy tách thóc với
phương pháp dùng các mặt vỉ có các sóng hình tam giác theo chiều xuôi được dao
động theo chiều ngang để phân riêng gạo và thóc.
- Loại BGM dùng để tách thóc lẫn trong gạo trắng hoặc gạo bóng, loại máy
này có vỉ phụ. (công dụng của vỉ phụ: thường dùng để tách một lần nửa phần thóc
bị loại ra nhằm làm giảm tỉ lệ gạo còn lẫn trong phần thóc đó.

Hình 3.12 Nguyên lý làm việc của máy gằn.
3.4.5.4 Vận hành.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, nguyên liệu với tỉ lệ thóc lẩn trong gạo đã
đánh bóng là 75 hạt/Kg và độ ẩm không quá 15%, sẽ cho thành phẩm có tỉ lệ thóc
dưới 15 hạt/Kg.

-

3


Báo Cáo Thực Tập
Cho nguyên liệu vào thùng chứa (80), máy sẽ tự hoạt động khi gạo ở mức
từ bộ cảm ứng trở lên, Gạo sẽ được trải dài trên từng mặt vỉ và đi dần xuống và
rớt vào máng thành phẩm.
-

Trong lúc di chuyển trên mặt vỉ, những hạt có tỉ trọng nặng là gạo sẽ đi
dần lên phía cao và hạt có tỉ trọng nhẹ sẽ bị đẩy dần xuống phía thấp của độ
nghiên theo chiều ngang mặt vỉ.
-

-

Chỉnh núm vặn để chọn dòng gạo và thóc theo yêu cầu.

Nên chỉnh núm bên phía gạo thành phẩm ở mức số 6 trên vạch thước để
được gạo lức thành phẩm và luồng gạo hồi có tỉ lệ thóc lẫn thấp và ổn định.
-

- Máy tách thóc chỉ hoạt động hiệu quả khi nguyên liệu được cung cấp đủ
để trải đấy khắp các mặc vỉ. do đó, ở chế độ tự động, máy sẽ tự dộng ngưng và
chờ khi lưu lượng nạp liệu thiếu hụt và hoạt động trở lại khi nguyên liệu được nạo
đủ số lượng cần thiết.
- Công tắc dùng để chuyển từ chế độ tự động sang chế độ không tự động và
ngược lại. ở chế độ không tự động máy hoạt động liên tục.

- Điều chỉnh lưu lượng ở cần chỉnh lưu lượng bằng cách chỉnh bu lông để
nguyên liệu trên các vỉ được trải đầy và điều nhau, có thể kiểm tra các mặt vỉ qua
lớp mica ở trước máng thành phẩm.
-

Tay quay dùng để điều chỉnh độ nghiêng ngang cảu mạt vỉ chính.

- Điều chỉnh vận tốc trên tủ điện với chu kỳ từ 45 đến 55 hec để chọn vận
tốc thích hợp cho việc phân ly thóc và gạo.
- Sau đó chỉnh vị trí máng dẫn bằng cách chỉnh các đai ốc để định lưu lượng
ở vỉ phụ.
-

Điều chỉnh độ nghiêng của vỉ phụ bằng cách chỉnh các đai ốc.

-

Chỉnh cần điều chỉnh để chọn dòng thóc theo yêu cầu.

- khi máy vận hành phải thường xuyên quan xát qua phễu dưới đến hộp chia
nguyên liệu vì rác (thường là những cọng rơm nhỏ) sẽ tích tụ tại đây và làm
nghẽn toàn phần hoặc một phần lối vào của nguyên liệu. điều cần thiết nhất là
dòng chảy nguyên liệu tại cá khe của hộp chia nguyên liệu phải đều nhau, nều
nguyên liệu đọng lại tại khe là do rác nằm chìm phái dưới làm nghẽn. dùng tay
hoặc dụng cụ để lấy rác ra.
3


×