Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật bón phân KOMIX nhằm tăng năng suất cho cây cà phê Robusta tại Huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.9 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
- -----------------

PHẠM XUÂN VINH

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BÓN PHÂN KOMIX NHẰM
TĂNG NĂNG SUẤT CHO VƯỜN CÂY CÀ PHÊ ROBUSTA
TẠI HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐAKLAK

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIM THANH

HÀ NỘI


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phạm Xuân Vinh

i



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp
đỡ với tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thành luận án này.
Các Thầy Cô giáo khoa Nông học trường Đại Học Nông Nghiệp I đã giảng
dạy tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Các Thầy Cô giáo khoa Nông Lâm trường Đại Học Tây Nguyên đã giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Tôi cũng chân thành biết ơn PGS.TS Phan Quốc Sủng, các bạn đồng nghiệp
cũng như người thân đã giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành đề tài.
ĐakLak, ngày

tháng năm

Tác giả luận văn

Phạm Xuân Vinh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.............................................................................................2
1.2.1. Mục đích...............................................................................................................2
1.2.2 . Yêu cầu................................................................................................................3
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................3
1.4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.....................................................................................................4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu cây cà phê...................................................................................................5
2.1.1. Cà phê chè (Coffea arabica L.).............................................................................5
2.1.2. Cà phê vối (Coffea canephora Pierre)..................................................................6
2.1.3. Cà phê mít (Coffea excelxa Chev).......................................................................7
2.2. Giá trị cây cà phê.........................................................................................................7
2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ cà phê trên thế giới và Việt Nam.............9

2.3.1. Trên thế giới.........................................................................................................9
2.3.2. Tại Việt Nam......................................................................................................11
2.4. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê...............................................................................14
2.4.1. Khí hậu...............................................................................................................14
2.4.2. Đất đai................................................................................................................17
2.5. Một số kết quả nghiên cứu phân bón đối với cây cà phê vối....................................19
2.5.1. Các loại phân hữu cơ sử dụng trong sản xuất cà phê tại Tây Nguyên...............19
2.5.2. Kết quả nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ cho cà phê...................................23

3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.........................................................29
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................29
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................29
* Phân khoáng:............................................................................................................29
* Phân KOMIX...........................................................................................................29
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................30
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................30

iii


3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX
6.4.6 đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất cà phê Robusta trồng tại huyện
Krông Ana tỉnh ĐakLak...............................................................................................31
3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá KOMIX - CF
đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana
tỉnh ĐakLak..................................................................................................................31
3.3.3 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách thời gian giữa 2 lần phun
phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất cà phê Robusta
trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak......................................................................32

Công thức thí nghiệm:..................................................................................................32
3.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI......................................................................................33
3.4.1. Chỉ tiêu về khả năng ra hoa và đậu quả..............................................................33
Tổng số nụ/chùm..........................................................................................................33
3.4.2. Chỉ tiêu về sinh trưởng quả................................................................................34
Đường kính quả (mm)..................................................................................................34
3.4.3. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất....................................34
3.4.4. Hiệu quả kinh tế (triệu đồng).............................................................................35
3.4.5. Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển dinh dưỡng...................................................35
3.4.6. Xử lý số liệu.......................................................................................................35

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN GỐC KOMIX
6.4.6 ĐẾN KHẢ NĂNG RA HOA ĐẬU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT CÀ PHÊ ROBUSTA
TRỒNG TẠI HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐAKLAK................................................36
4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến khả năng ra hoa, đậu
quả của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak........................36
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến khả năng giữ quả
của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak...............................37
4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến sự tăng trưởng
đường kính quả cà phê ở các thời kỳ theo dõi..............................................................39
4.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến các yếu tố cấu
thành năng suất cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak..................41
4.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến năng suất của cây
cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak............................................44
4.1.6. Hiệu quả kinh tế của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6...........................45
4.1.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến sinh trưởng phát
triển của cành dự trữ trên cây cà phê Robusta..............................................................47
4.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ KOMIX - CF
ĐẾN KHẢ NĂNG RA HOA ĐẬU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT CÀ PHÊ ROBUSTA

TRỒNG TẠI HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐAKLAK................................................47
4.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng ra hoa đậu quả
của cây cà phê Robusta................................................................................................48
4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng giữ quả của
cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak......................................50
4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến động thái tăng trưởng đường
kính quả của cây cà phê................................................................................................52
4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến các yếu tố cấu thành năng suất

iv


của cây cà phê Robusta ...............................................................................................54
4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến năng suất của cây cà phê
Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak........................................................56
4.2.6.Hiệu quả kinh tế ở các công thức với nồng độ phân bón lá KOMIX – CF khác
nhau..............................................................................................................................58
4.2.7. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến chiều dài và số đốt của cành dự
trữ trên cây cà phê Robusta..........................................................................................59
4.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LẦN PHUN
PHÂN BÓN LÁ KOMIX - CF ĐẾN KHẢ NĂNG RA HOA ĐẬU QUẢ VÀ NĂNG
SUẤT CÀ PHÊ ROBUSTA TRỒNG TẠI HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐAKLAK. .60
4.3.1 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến
khả năng ra hoa đậu quả của cây cà phê Robusta........................................................61
4.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến
động thái giữ quả của cây cà phê Robusta...................................................................62
4.3.3. Ảnh hưởng của thời gian giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến các
yếu tố cấu thành năng suất của cây cà phê Robusta.....................................................64
4.3.4. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến
năng suất của cây cà phê Robusta ...............................................................................67

4.3.5. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến
chiều dài cành dự trữ và số đốt của cây cà phê Robusta .............................................68

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận......................................................................................................................70
5.2. Đề nghị......................................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê các vùng trên thế giới.............................
Bảng 2.2: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn ở miền Đông Nam Bộ.............
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến tỷ lệ nở hoa............................
và đậu quả............................................................................................................................
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân KOMIX 6.4.6. khác nhau đến khả năng
giữ quả ở các thời kỳ theo dõi................................................................................
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX đến động thái tăng
đường kính quả......................................................................................................
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến các yếu tố cấu
thành năng suất.......................................................................................................

44
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng phân KOMIX bón gốc đến năng suất cà phê............
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân KOMIX 6.4.6..............................
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến sinh trưởng phát triển
cành dự trữ.............................................................................................................
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến tỷ lệ nở hoa...............................
và đậu quả............................................................................................................................
Bảng 4.9: Khả năng giữ quả ở các công thức thí nghiệm....................................................
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX -CF đến động thái tăng truởng
đường kính quả ở các công thức............................................................................
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX –CF các yếu tố cấu thành năng suất
................................................................................................................................
Bảng 4.12: Năng suất cà phê ở các công thức nồng độ KOMIX –CF khác nhau................
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm phun phân bón lá
(triệu đồng).............................................................................................................
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến sinh trưởng phát triển
cành và số đốt dự trữ..............................................................................................
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX -CF
đến tỷ lệ nở hoa và đậu quả....................................................................................
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF
đến khả năng giữ quả cà phê..................................................................................
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của khảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX –CF
đến các yếu tố cấu thành năng suất........................................................................
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần phun phân bón lá KOMIX –CF
đến năng suất cà phê..............................................................................................
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX –CF
đến sinh trưởng phát triển cành và đốt dự trữ........................................................

vi



DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
Hình 4.1. Tỷ lệ đậu quả ở các công thức thí nghiệm........................................
Hình 4.2. Tỷ lệ giữ quả ở các công thức thí nghiệm.........................................
Hình 4.3. Tỷ lệ nhân/quả khô ở các công thức liều lượng bón KOMIX............
Hình 4.4. Tỷ lệ đậu quả ở các công thức nồng độ phun phân KOMIX-CF
khác nhau..................................................................................................
Hình 4.5. Tỷ lệ giữ quả trung bình trên chùm ở các công thức........................
Hình 4.6. Tỷ lệ nhân/quả khô (%) ở các công thức nòng độ phân bón lá
KOMIX – CF khác nhau........................................................................
Hình 4.7.Tỷ lệ hoa đậu quả ở các công thức nghiên cứu..................................
Hình 4.8. Tỷ lệ giữ quả ở các công thức nghiên cứu.........................................
Hình 4.9. Tỷ lệ nhân/quả khô ở các công thức thí nghiệm...............................
Hình 4.10. Năng suất cà phê ở các công thức nghiên cứu.................................

vii


1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở nước ta cây cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong các loại cây
công nghiệp dài ngày. Chính vì vậy mà diện tích cũng như sản lượng cà phê
không ngừng tăng lên. Tính đến nay diện tích cà phê của Việt Nam đã tăng từ
13.400 ha vào năm 1975 lên tới trên 500.000 ha vào cuối năm 2007. Sản
lượng từ trên 10.000 tấn vào năm 1975 thì đến nay hàng năm đạt sản lượng từ

700 đến trên 800 ngàn tấn đứng ở vị trí thứ 2 chỉ sau Brazin.
Diện tích và sản lượng cà phê của tỉnh Đăk Lăk đến cuối năm 2007 đã
có tới 170.000 ha và sản lượng trên 400.000 tấn, chiếm khoảng 50% sản
lượng cà phê của cả nước, giá trị xuất khẩu của năm 2007 đã thu được gần
400 triệu USD. Đặc biệt là sau khi nước ta là thành viên của tổ chức cà phê
thế giới (ICO - International coffee Organization) và gia nhập WTO thì vị thế
cây cà phê của nước ta có thêm những thời cơ và thuận lợi mới.
Việc phát triển cây cà phê là hướng đi đúng cho các địa phương có điều
kiện tự nhiên phù hợp. Nó mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (trong 8
tháng đầu năm 2007 xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD), dự kiến vụ cà phê niên vụ
2007-2008 sẽ có khả năng đạt 1,5 tỷ USD. Đây là nguồn lực có ý nghĩa to lớn
đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Chính vì vậy, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất cây cà phê nhằm tăng năng suất và chất lượng cà phê Việt Nam ngày càng
được quan tâm. Đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật sản xuất cà phê theo hướng
bền vững , tức là đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong đó, kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây cà phê theo hướng bền
vững luôn được quan tâm nghiên cứu. Bón phân cho cây cà phê ngoài tác
dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng phát triển tốt

1


thì còn cần đảm bảo cho sự ổn định độ phì của đất. Đặc biệt là các tính chất
hoá học, vật lý, chất mùn hữu cơ, hệ sinh vật trong đất … Do đó việc sử dụng
các loại phân có nguồn gốc hữu cơ là hết sức quan trọng trong việc sản xuất
nông nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng, nhất là cây cà phê trồng trên
đất hạn, đất dốc.
Trong thực tế người sản xuất cà phê thường có thói quen là chỉ dùng
phân hoá học để tăng năng suất cà phê. Trong thời kỳ kinh doanh hầu như

phân hữu cơ không được bón. Do vậy đã dẫn tới hậu quả: đất trở nên chua,
cấu tượng bị phá vỡ, không có điều kiện để duy trì và phát triển hệ vi sinh vật
có ích trong đất đảm bảo sự cân bằng sinh học và giúp cho cây cà phê sinh
trưởng thuận lợi. Trong nhiều năm qua, do người trồng cà phê có thói quen
bón phân hoá học liên tục và với liều lượng cao đã làm cho hàng chục ngàn
héc ta cà phê tại ĐakLak có hội chứng vàng lá, sinh trưởng kém, năng suất
giảm.
Trước tình hình đó, cần thiết phải có chế độ dinh dưỡng và sử dụng
phân bón một cách thích hợp, đặc biệt cần tăng cường việc sử dụng các lọai
chế phẩm phân hữu cơ sinh học và các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ,
nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây đồng thời có tác dụng cải tạo đất,
để đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành
đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật bón phân KOMIX nhằm tăng năng suất cho
cây cà phê Robusta tại Huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích

- Xác định kỹ thuật sử dụng phân KOMIX 6.4.6 bón gốc và phân
KOMIX – CF bón lá thích hợp, cả về liều lượng phân bón gốc, về nồng độ
phân bón lá cũng như về phương thức phun phân bón lá KOMIX. Trên cơ sở

2


đó khuyến cáo cho người Nông dân sử dụng phân hữu cơ sinh học KOMIX.
- Đề xuất trong cơ cấu bón phân cho cây cà phê tại ĐakLak cần có phân
bón hữu cơ để bổ sung chất hữu cơ cho đất. Hướng tới làm thay đổi tập quán
của người trồng cà phê là chỉ sử dụng phân bón khoáng mà không quan tâm
đến loại phân hữu cơ.
1.2.2 . Yêu cầu


- Xác định liều lượng bón gốc phân Komix 6.4.6 thích hợp mang lại
hiệu quả và năng suất cao .
- Xác định nồng độ và thời gian giữa hai lần phun Komix – CF bón lá
thích hợp mang lại hiệu quả và năng suất cao .
- Tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân trong thí
nghiệm.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.

 Xác định được tác động của việc sử dụng phân hữu cơ sinh học KOMIX
6.4.6 bón gốc và KOMIX –CF phun qua lá đến sinh trưởng phát triển và
năng suất cà phê vối Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak.
Đồng thời ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần phun phân bón lá
KOMIX – CF đến sinh trưởng phát triển và năng suất cà phê vối Robusta
 Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất kỹ thuật bón phân cho cây cà phê
một cách hợp lý trong điều kiện sản xuất cà phê ở Tây Nguyên. Đây cũng
là tài liệu khoa học để tham khảo cho các nghiên cứu và giảng dạy về phân
bón cho cây cà phê.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

3


Sử dụng phân bón sinh hoá hữu cơ KOMIX 6.4.6 dạng bột dùng bón
gốc và phân KOMIX – CF dạng lỏng dùng phun qua lá sẽ giúp cải thiện
nhanh tình trạng dinh dưỡng cho cây cà phê và góp phần đảm bảo độ phì
nhiêu cho đất trồng cà phê, đặc biệt cho các vườn cà phê đã nhiều năm chỉ
quen sử dụng phân vô cơ, nhằm góp phần tăng năng suất và chất lượng cà
phê, tăng thu nhập cho người trồng cà phê và đảm bảo cho sản xuất cà phê

bền vững.
1.4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

• Đề tài tiến hành trên giống cà phê vối Robusta 10 năm tuổi
• Địa điểm thực hiện tại huyện Krông Ana tỉnh Đaklak.
• Thời gian thực hiện các thí nghiệm từ

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu cây cà phê

Cây cà phê thuộc bộ cà phê (Rubiales), họ cà phê (Rubiaceae), chi cà
phê (Coffea). Các loài cà phê chính có vai trò lớn trong nền sản xuất trên thế
giới là:
2.1.1. Cà phê chè (Coffea arabica L.)

Cà phê chè có nguồn gốc từ cao nguyên của Ethiopia và cao nguyên
Boma của Sudan [26]. Cà phê chè Arabica được Linnaeus mô tả lần đầu tiên
vào năm 1753 và hơn 100 năm sau đó, cây cà phê chè Arabica đã theo chân
những nhà truyền giáo, những người lính viễn chinh vào Việt Nam [22]. Cà
phê chè Arabica là cây tự thụ phấn, ưa khí hậu mát mẻ, ánh sáng nhẹ, tán xạ.
Cây thuộc dạng bụi, cao từ 3 - 4 m. Trong điều kiện thích hợp có thể cao tới 6
– 7 m. Thân cây bé, vỏ mỏng, ít chồi vượt. Cành cơ bản, nhỏ yếu và có nhiều
cành thứ cấp. Lá cà phê có màu xanh sáng, mọc đối nhau, dạng hình bầu
thuôn dài, cuống ngắn và mép hơi gợn sóng. Lá nhỏ có chiều dài từ 10 – 15
cm, chiều rộng từ 4 – 6 cm và trên mỗi lá từ 9 - 12 cặp gân. Hoa cà phê chè
thuộc loại tự thụ phấn. Quả có dạng hình trứng, thuôn dài, khi chín có màu đỏ

tươi hoặc màu vàng, thường có 2 nhân. Khối lượng trung bình 100 hạt biến
động từ 13 – 18 g. Hàm lượng cafein trong hạt từ 0,8 – 2 %.
Theo Đoàn Triệu Nhạn ở nước ta cà phê chè được trồng ở nhiều nơi,
nhất là từ phía Bắc từ vĩ tuyến 19 0 vĩ bắc trở lên. Tuy nhiên cà phê chè vẫn
không phát triển tốt được, đó không phải vì điều kiện sinh thái mà do bệnh gỉ
sắt phá hoại. Đến tận những năm cuối tập kỷ 80 của thế kỷ XX khi có giống
cà phê chè chống bệnh gỉ sắt Catimor (giống lai giữa Caturra và Hybrido de
Timor) ra đời, giống này có khả năng kháng hầu hết các nòi (tiểu chủng sinh
lý) của nấm gỉ sắt (Hemileiva vastatrix). Cà phê chè mới được phát triển trên

5


diện rộng [22]. Cà phê chè là giống cà phê được trồng lâu đời nhất và cũng
chiếm vị trí quan trọng nhất chiếm 70% sản lượng cà phê toàn thế giới. Các
chủng cà phê chè được trồng nhiều trên thế giới và Việt Nam là:
• Coffea arabica var. typyca.
• Coffea arabica var. bourbon.
• Coffea arabica var. amarella Chev.
• Coffea arabica var. Mundo - Novo.
• Coffea arabica var. caturra.
• Coffea arabica var. catuai.
• Coffea arabica var. catimor.
2.1.2. Cà phê vối (Coffea canephora Pierre)

Cà phê vối (C. canephora Pierre) có nguồn gốc ở vùng Trung Phi, phân
bố rải rác dưới các tán rừng thưa, thấp thuộc vùng châu thổ sông Côngô
khoảng giữa 100 vĩ bắc và 100 vĩ nam.
Cà phê vối thuộc loại cây nhỡ, trong điều kiện tự nhiên có thể cao từ 8
– 12 m và có rất nhiều thân do khả năng phát sinh chồi vượt nhanh. Cành cơ

bản to, khoẻ, vươn dài nhưng khả năng phát sinh cành thứ cấp ít hơn so với cà
phê chè. Phiến lá to, hình bầu dục hoặc hình mũi mác có màu xanh sáng hoặc
đậm, đuôi lá nhọn, mép lá thường gợn sóng, chiều rộng từ 10 – 15 cm, dài từ
20 – 30 cm. Hoa mọc trên các nách lá ở cành ngang thành từng cụm khoảng
từ 1 – 5 cụm, mỗi cụm có từ 1 – 5 hoa, thuộc loại tự bất thụ. Thời gian từ lúc
ra hoa cho tới khi quả chín kéo dài từ 9 – 10 tháng. Quả hình tròn hoặc hình
trứng. Khối luợng trung bình 100 hạt ở ẩm độ 12 % là từ 13 – 16 g. Tỷ lệ quả
tươi / nhân biến động từ 4 – 6 tuỳ theo giống, vùng trồng và điều kiện chăm
sóc.
Hai giống cà phê vối được trồng phổ biến nhất là giống Robusta (C.
canephora var. Robusta) và giống Kouilou (C. canephora var. Kouilou).

6


- Giống cà phê vối Robusta được trồng nhiều nhất ở các nước châu Phi,
Indonesia, Ấn độ , Việt Nam ...chiếm trên 90% tổng diện tích trồng cà phê vối
của thế giới. Đặc trưng của giống này là cây to khoẻ, tán thưa, lá to, đốt dài, ít
cành thứ cấp, quả, hạt to, chín muộn và cho năng suất cao, kháng chịu tốt với
các loại sâu bệnh
- Giống cà phê vối Kuoilou được trồng với diện tích không lớn.
Cà phê được trồng ở Việt Nam, tập trung ở Tây nguyên và các tỉnh phía
Nam là giống cà phê vối Robusta [22]. Gồm có ba chủng được trồng phổ biến
sau:
- Coffea canephora var. robusta.
- Coffea canephora var. kouilou.
- Coffea canephora var. iaoulf.
2.1.3. Cà phê mít (Coffea excelxa Chev)

Có 2 dạng là được trồng phổ biến là giống cà phê mít (C. liberica var.

Exelsa) và cà phê dâu da (C. liberica var. liberica).
- Cà phê mít có nguồn gốc ở Trung Phi được phát hiện đầu tiên năm 1902 tại
xứ Ubagui – Chari nên còn được gọi là cà phê Chari. Đặc điểm cây nhỡ cao
từ 15 – 20 m thân to, khoẻ. Lá to, dày, rộng từ 15 – 20 cm, dài từ 30 – 40 cm,
dạng hình trứng hoặc mũi mác, đầu lá ngắn, có từ 6 – 9 cặp gân lá nổi ở mặt
dưới. Hoa mọc thành chùm trên nách lá cành ngang, có từ 1 – 5 xim hoa, mỗi
xim có từ 2 – 4 hoa, thuộc loại tự bất thụ. Thời gian từ lúc ra hoa đến khi quả
chín kéo dài từ 11 – 12 tháng. Quả to, hình trứng, hơi dẹt, núm quả lồi ra. Lúc
quả chín có màu đỏ sẫm. Khối lượng 100 hạt biến động từ 15 – 20 g. Hàm lựong
caffein thấp từ 1,02 – 1,15 %. Cây cà phê mít có khả năng chịu hạn rất tốt.
2.2. Giá trị cây cà phê

Cà phê là cây công nghiệp đặc sản của vùng nhiệt đới. Hạt cà phê là
một thức uống được sử dụng rộng rãi hầu hết ở các nước trên thế giới, chủ

7


yếu là ở các nước vùng ôn đới.
Hoạt chất chủ yếu chứa trong hạt là cafein chiếm 0,8 - 3% trọng lượng
các chất khô của hạt, có tác dụng kích thích thần kinh và tăng hoạt động của
tế bào não, tăng cường độ làm việc của hoạt động trí óc, hoạt động của hệ
tuần hoàn, hệ bài tiết, nâng cao phản ứng của hệ thông cơ bắp, nhạy và bền
hơn. Do vậy sau khi uống cà phê, con người làm việc sáng suốt và có hiệu
quả hơn.
Ngoài ra trong hạt cà phê còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết
cho cơ thể con người như: đường saccarô (5,30 - 7,95%) đường khử (0.30 0,44%) prôtein hoà tan (5,23 - 5,25%), các loại prôtein không hoà tan (5,02 6,04%).
Các chất sinh tố nhóm B (B1, B2 , B6 ….), và sinh tố PP. Đó là những chất
cần thiết cho nhu cầu sinh lý của cơ thể con người. Đồng thời cà phê còn có
một hương vị độc đáo, nên tập tục uống cà phê đã trở thành nhu cầu tâm lý

của con người. Mức tiêu thụ cà phê trên thế giới ngày càng cao, cả những
nước trước đây có tập quán uống trà thì nay mức tiêu thụ cà phê cũng tăng
đáng kể như: Anh, Nhật …….
Các nước đang phát triển mức tiêu thụ cà phê ngày càng tăng, ở Việt
Nam trước đây uống cà phê chỉ ở thành phố (phía nam là chủ yếu) đến nay
việc uống cà phê đã lan rộng khắp cả nước, không những ở thành thị mà còn
lan rộng ở cả nông thôn.
Cà phê là nguyên liệu cho một ngành công nghiệp phát triển như:
Bánh, kẹo, rượu và cà phê.
Cà phê là một ngành mang lại thu nhập lớn cho đất nước. Tổng giá trị
kim ngạch xuất khẩu cà phê trên thế giới hàng năm trên 10 tỷ USD.
Sản xuất cà phê thu hút được nhiều lao động. Cứ 1 ha cà phê thu hút 1 1,5 lao động (3-4 nhân khẩu), góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân lao

8


động. Ở nước ta hiện nay có khoảng 500.000 ha thì ít nhất cần trên 500.000
ngàn lao động trực tiếp tham gia trong lĩnh vực sản xuất cà phê.
Cà phê có thể thay đổi địa bàn sản xuất cây thuốc phiện, góp phần giải
quyết chính sách xoá đói giảm nghèo và tệ nạn xã hội.
Sản xuất cà phê làm quan hệ hợp tác quốc tế, thương mại được củng cố
và phát triển.
Trồng cà phê cón có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái.
Trồng cà phê để tăng cường giữ ẩm, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, bảo
vệ được nguồn nước, bảo vệ độ che phủ mặt đất tối ưu, đảm bảo an toàn sinh
thái, bảo vệ cho năng xuất cây trồng cao và ổn định [27].
2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ cà phê trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Trên thế giới

Cây cà phê được phát hiện và trồng ở Châu Phi từ rất lâu, song mãi đến

thế kỷ 15 – 16, nhờ sự hấp dẫn của mùi vị đặc biệt, cũng như tác dụng kích
thích làm sảng khoái tinh thần đã làm cho người uống cà phê dần dần trở nên
nghiện và việc uống cà phê đã trở thành nhu cầu của nhiều người. Do vậy mà
sản phẩm cà phê đã nhanh chóng thâm nhập và phát triển ở nhiều thị trường,
lãnh thổ của hầu hết các châu lục Mỹ, Úc, Á, Âu, ...
Ngày nay, trên toàn thế giới có khoảng 80 nước trồng cà phê với tổng
diện tích trên 10 triệu ha. Theo tổ chức cà phê thế giới (ICO)[23] sản lượng cà
phê thế giới niên vụ 2001 là 108,33 triệu bao và niên vụ 2006 là 123,82 triệu
bao. Trong số số các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thì Brazil là nước
có sản lượng lớn nhất chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê thế giới và Việt
Nam đứng thứ 2 chiếm khoảng 12%.
Theo Phan Quốc Sủng [26] thì diện tích, năng suất và sản lượng cà phê
ở các vùng chủ yếu trên thế giới được phân bố như sau:

9


Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê các vùng trên thế giới

Vùng

Diện tích

Sản lượng

Năng suất

(1000 ha)
(1000 tấn)
(Kg/ha)

Châu Phi
3.587
1.228
359
Trung Mỹ
1.613
945
586
Nam Mỹ
4.112
2.965
712
Châu Á
829
595
718
Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là giống mới và trồng
dày nên đã có 9 nước đạt năng suất bình quân trên 1 tấn nhân/ ha. Trong đó
đáng chú ý là Costarica(Trung Mỹ) với diện tích là 85.000 ha đã đạt năng suất
bình quân 1.407 Kg/ha. Philipin có 110.000 ha đạt năng xuất bình quân 1.273
Kg/ha. Thực nghiệm trồng dày đối với cà phê thấp cây Caturra (2 x 1,5 m) đã
cho năng xuất cà phê nhân bình quân là 5,8 tấn/ha, ở vụ thứ sáu năng suất vẫn
đạt 10 tấn nhân/ha. Cà phê chè vẫn chiếm 70% sản lượng cà phê thế giới.
Diên tích cà phê chè tập trung chủ yếu ở Châu Mỹ La Tinh, một số nước ở
Đông Phi như: Ethiopi, Tanjania, Kênia, Camơrun và một phần ở châu Á như
Ấn độ, Philipin, Indonexia.
Trong những nước có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn là Mỹ
(1.140.000 tấn), Đức (606.000 tấn), Pháp (319.800 tấn), Italy (246.000 tấn),
Tân Ban Nha (168.000 tấn) và Hà Lan (156.000 tấn).(Nguyễn Sĩ Nghị, 1992)
[19].

Nhu cầu tiêu thụ cà phê của các nước trên thế giới không chỉ về số
lượng mà còn đòi hỏi về chất lượng ngày càng tăng.
Theo Phan Quốc Sủng,(1999)[26] trong các giống cà phê đang được
trồng hiện nay trên thế giới: cà phê chè (Coffea arabica), cà phê vối (Coffea
canephora var robusta L), cà phê mít (Coffea excelsa) thì cà phê chè được ưa
chuộng nhất trên thị trường nhờ hương thơm, vị dịu. Do đó mà giá cà phê chè
cao hơn cà phê vối từ 30 - 50% và sản lượng cà phê chè trên thế giới cũng
hơn hẳn cà phê vối rất nhiều.

10


Niên vụ 1990 - 1991 sản lượng cà phê chè (C.arabica) thế giới cao gấp
2,3 lần sản lượng cà phê vối (C.robusta). Đến niên vụ 1991 - 1992 thì gấp 3,2
lần sản lượng cà phê vối. Điều này nói lên nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới
không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Các nước có nhu cầu
cao đối với cà phê ngày càng đòi hỏi càng nhiều cà phê chè hơn cà phê vối.
2.3.2. Tại Việt Nam
2.3.2.1. lịch sử phát triển cà phê ở Việt Nam

Việt Nam năm ở trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có chế độ
nhiệt, ẩm và ánh sáng ở nhiều vùng rất thuận lợi cho việc trồng cà phê. Chính
vì lẽ đó mà cây cà phê được nhập nội vào trồng ở Việt Nam đã trên 100 Năm
nay. Năm 1857, những cây cà phê được trồng ở Bố Trạch (Quảng Bình) do
những người truyền đạo pháp mang sang. Đến đầu thế kỷ 20 thực dân pháp
bắt đầu chính thức lập các đồn điền trồng cà phê ở Chi Nê (Hà Sơn Bình), Ba
Vì (Hà Tây), Đồng Giao (Ninh Bình), Phủ quỳ (Nghệ An) và Tây Nguyên bắt
đầu trồng từ sau năm 1920, cà phê được chính thức nhập vào Việt Nam để
trồng trên quy mô của sản xuất bắt đầu từ năm 1888. Tính từ thời gian đó cho
đến nay cây cà phê đã phát triển rộng hơn trên nhiều vùng sinh thái của nước

ta. Cùng với những biến cố của lịch sử đã diễn ra trên đất nước ta từ hơn một
thế kỷ qua, sản xuất cà phê đã trải qua những thời kỳ phát triển, xen giữa các
thời kỳ giảm sút và cho đến nay cà phê vẫn đứng vững với thời gian, đã
khẳng định được vị trí kinh tế quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân.
2.3.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam

Nghề trồng cà phê ở nước ta phát triển rất mạnh. Diện tích trồng cà phê
tăng nhiều lần so với năm 1930 Năng suất, chất lượng cà phê ngày càng tăng.
Năng suất cà phê trung bình không chỉ ở mức 8 tạ mà còn tăng lên 10 - 15 tạ
nhân / ha, thậm chí như ở ĐăkLăk nhờ thâm canh tốt, có nơi năng suất cà phê
đạt 30 -40 tạ nhân/ha trên diện tích hàng trăm ha [22]. Nhiều chủ hộ nhận

11


khoán, nhiều vườn cà phê tư nhân đạt năng suất từ 40 - 60 tạ nhân/ ha. Cá biệt
có một số điển hình đạt từ 80 - 100 tạ nhân /ha [27]. Chỉ tính từ năm 1985 1990, diện tích cà phê ở nước ta đã tăng lên gần 3 lần, sản lượng tặng hơn 5
lần. Nếu lấy năm 2007 so với năm 1975 thì diện tích từ 13.400 ha tăng lên
500.000 ha, diện tích đã tăng lên 37 lần; còn sản lượng từ 10.000 tấn lên
800.000 tấn, sản lượng tăng 80 lần [26].
Từ một nước vốn không ai biết trên thị trường cà phê thế giới thì đến
nay Việt Nam đã đứng vào hàng thứ hai của thế giới về sản lượng xuất khẩu.
Năm 1995, cà phê xuất khẩu đã đạt kim nghạch 560 triệu USD sánh ngang
tầm với nhiều mặt hàng truyền thống như gạo, hàng may mặc…Niên vụ cà
phê năm 2006 – 2007 đã xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ đôla
Theo Phan Quốc Sủng,(1999)[26] sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
không ngừng tăng lên.
Sự kiện các tập đoàn cà phê nổi tiếng của thế giới hầu hết đã có mặt tại
Việt Nam và đặt quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp trong nước như:
Neuman, Nestlé, E.Dand F.Man … như càng khẳng định thêm uy tín của Việt

Nam, như một trong nước sản xuất Cà phê vối (robusta) hàng đầu thế giới.
2.3.2.3. Khả năng phát triển cà phê Việt Nam
* Diện tích cà phê Việt Nam

Cà Phê là là cây công nghiệp có gia trị kinh tế cao, yêu cầu xuất khẩu
lớn. Nước ta có điều kiện để phát triển cà phê trên quy mô lớn. Hai triệu ha
trên đất đỏ Bazan trải dài trên nhiều vĩ tuyến có các loại hình khí hậu nhiệt
đới khác nhau là những điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển các loại
cà phê khác nhau. Việc đẩy mạnh diện tích Cà Phê của các đơn vị quốc
doanh, cùng với việc đẩy mạnh diện tích Cà Phê nhân dân (doanh nghiệp tư
nhân và hộ gia đình) là một chủ trương rất đúng đắn. Hiện nay phong trào
trồng cà phê đã lan ra các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Thanh Hoá, Hoà Bình,

12


Sơn La, Bắc Thái, Lai Châu, Tuyên Quang, Vĩnh Phú …trong đó Tây Nguyên
(theo ước lượng của tổng công ty Cà Phê Việt Nam) khoảng 80% lượng cà
phê việt nam xuất khẩu là do bốn tỉnh Tây Nguyên cung cấp từ tổng diện tích
Cà Phê 180.000 ha, trong đó có 100.000 ha đang khai thác. Đaklak 113.500,
Lâm Đồng 36.500 ha, Gia Lai 20.000 ha , Kom Tum 10.000 ha...[12]
* Những khó khăn chủ yếu hạn chế việc sản xuất Cà Phê ở Việt Nam

Nhà nước chưa có những đầu tư thích đáng vào việc xây dựng các cơ
sở vật chất trong các vùng trồng cà phê như khai hoang, làm đường xá, thuỷ
lợi...việc cung cấp các mặt hàng phục vụ cho trồng cà phê như phân bón,
thuốc trừ sâu, giống… không đầy đủ, kịp thời nên không chủ động trong sản
xuất. Ví dụ như hạn hán ở Tây Nguyên năm 1994 - 1995 đã làm giảm sản
lượng nghiêm trọng của cà phê là do thiếu chủ động trong việc cung cấp
nguồn nước tưới [5].

Do thiếu vốn nên đầu tư thâm canh tăng năng suất còn hạn chế. Nhà
nước chưa có chính sách trợ giá khi giá xuống thấp nên nông dân chưa yên
tâm sản xuất.
Việc quản lý xuất khẩu cà phê trong thời gian qua phần nào còn lỏng
lẻo và có qúa nhiều đầu mối. Ơ nước ta có tới 60 đơn vị tham gia xuất khẩu
Cà Phê, do vậy gây tình trạng lộn xộn trong việc mua bán cà phê. Nông dân bị
ép phẩm cấp, ép giá trong khi đó các cơ quan xuất khẩu vẫn phải mua giá cao
vì tư thương mua bán vòng vèo. Đồng thời khách hàng nước ngoài cũng có
điều kiện ép giá .
Chất lượng xuất khẩu cà phê của nước ta chưa ổn định, một số lô hàng
chất lượng thấp vẫn được giao cho khách hàng. Từ đó ảnh hưởng đến uy tín
xuất khẩu của nước ta. Trong năm 2007 đã có tới 1 triệu bao cà
phê(60kg/bao) của Việt Nam đã bị trả lại tại một số cảng ở Châu Âu vì chất
lượng không đảm bảo, chiếm 82% số lượng cà phê bị trả lại của thế giới. Ở

13


các tỉnh miền núi Phía Bắc, bắt đầu có sản phẩm, nhưng khó tiêu thụ vì nội
tiêu thì không hết, còn xuất khẩu thì lượng quá nhỏ, vì vậy nông dân chưa thật
yên tâm trồng mới cà phê.
*Phương hướng phát triển Cà Phê trong những năm tới

Theo dự thảo báo cáo của bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về
“Định hướng phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến 5 năm 1996 2000” thì hướng phát triển cà phê trong 5 năm tới là:
Tiếp tục thâm canh cao độ diện tích hiện có.
Huy động nguồn vốn của dân nhà nước hỗ trợ cho vay khoảng 50%
nhu cầu và kêu gọi vốn đầu tư của nước ngoài. Tiếp tục đầu tư trồng mới 5 - 6
vạn ha cà phê,trong đó 4 - 5 vạn ha cà phê chè (C. arabica) trồng ở các tỉnh
miền núi Phía Bắc, trồng mới bổ sung 1- 2 vạn ha cho liền vùng, liền khoảnh

cà phê vối (C. robusta) ở Tây Nguyên.
Đầu tư xây dựng thêm các cơ sở chế biến theo công nghệ mới: tách vỏ,
chọn hạt, đánh bóng, rang xay đảm bảo công xuất chế biến năm 2000 đạt
200.000 tấn/ năm trên các địa bàn Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và
Nha Trang. Ở các tỉnh Phía Bắc tạm thời sử dụng một số cơ sở chế biến nhỏ
(do sản phẩm thu hái còn ít).
2.4. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê
2.4.1. Khí hậu

Các yếu tố khí hậu chính:
- Nhiệt độ: Cây cà phê sống trong điều kiện nhiệt độ từ 5-35 oC nhưng nếu
nhiệt độ > 35oC thì cây ngừng quang hợp. Nếu nhiệt độ xuống dưới 5 oC thì
cây ngừng sinh trưởng và phát triển. Khả năng chịu rét của cây cà phê rất kém
(khả năng chịu rét của cây cà phê vối kém hơn cà phê chè). Ơ nhiệt độ 7 oC
cây đã ngừng sinh trưởng và từ 5oC trở xuống cây bắt đầu bị gây hại nghiêm
trọng. Nhiệt độ thích hợp cho cây cà phê vối sinh trưởng và phát triển tốt là

14


24-26oC. Do đó những vùng thường xuyên bị sương muối thì không nên trồng
cà phê. Song phạm vi nhiệt độ phù hợp đối với từng giống cà phê có khác
nhau.
+ Cà phê chè ưa nơi mát và hơi lạnh. Phạm vi thích hợp từ 18 – 25 0C,
thích hợp nhất từ 20 – 220C.
+ Cà phê vối thích hợp với nơi nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 22 – 26 0C,
thích hợp nhất từ 24 – 260C. Nhiệt độ giảm xuống tới 0 0C làm thui cháy các
ngọn non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già đặc biệt là vùng hay xuất hiện sương
muối. Gió rét và giá nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng cà phê.
Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng như biên độ

nhiệt độ giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, đặc biệt là
hương vị của hạt cà phê. Ở những vùng vào giai đoạn hạt cà phê được hình
thành và tích luỹ chất khô, nhiệt độ càng xuống thấp và chênh lệch biên độ
giữa ngày và đêm càng cao thì chất lượng cà phê càng cao [31]. Độ chênh
lệch này cao thì phẩm chất cà phê thơm ngon vì ban ngày nhiệt độ cao thúc
đẩy quá trình quang hợp, tích luỹ chất khô và ban đêm nhiệt độ xuống thấp sẽ
hạn chế sự tiêu hao các chất đã được tích luỹ [9].
- Lượng mưa: Cây cà phê cần một lượng mưa cả năm khá cao và phân bố
tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm nhưng phải có một thời gian
khô hạn tối thiểu từ 2 – 3 tháng. Thời gian khô hạn này chính là yếu tố quyết
định đến quá trình phân hoá mầm hoa ở cây cà phê. Tuy nhiên nếu thời gian
khô hạn kéo dài, cây sẽ bị khô chết do thiếu nước, nên bắt buộc phải tưới
nước trong mùa khô.
+ Đối với cà phê chè yêu cầu lượng mưa từ 1.300 mm- 1.900 mm. Cà
phê chè cần có một khoảng thời gian khô hạn từ 2 – 3 tháng để tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa. Cà phê chè có khả năng chịu được
hạn tốt hơn cà phê vối. Tại một số vùng như Đăk H’lấp (Đak Nông) hoặc

15


vùng Đà lạt (Lâm Đồng) ở đây mùa khô không kéo dài và khốc liệt, cà phê
chè chỉ cần tưới một đến hai lần thậm chí có hộ không tưới nước nhưng vẫn
cho năng suất cao [31].
+ Cà phê vối cần một lượng mưa từ 1.300-2.500 mm. Yêu cầu thời gian
khô hạn cho quá trình phân hoá mầm hoa ít nhất là từ 2 – 3 tháng sau giai thu
hoạch, giai đoạn nở hoa thời tiết phải khô ráo, không có mưa, mưa phùn hoặc
sương mù nhiều, để quá trình thụ phấn được thuận lợi. Trong điều kiện ở Tây
Nguyên và một số tỉnh phía Nam do có một mùa khô hạn kéo dài tới 5 – 6
tháng vì vậy để cho cây sinh trưởng và cho năng suất cao trong những tháng

khô hạn ở đây phải tưới từ 3 – 5 lần với lượng nước trung bình cho mỗi lần
tưới là từ 500 – 600 m3/ha.
+ Cà phê mít có yêu cầu về nhiệt độ và lượng mưa tương tự như cà phê
vối. Song cà phê mít có bộ rễ ăn sâu, vì vậy có thể trồng ở những nơi có
lượng mưa ít hơn.
- Ẩm độ không khí: Ẩm độ không khí có liên quan trực tiếp đến quá trình
bốc thoát hơi nước của cây vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh
trưởng của cây trồng. Đối với cây cà phê ẩm độ không khí phải trên 70% mới
thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây. Đặc biệt là giai đoạn cà phê
nở hoa cần phải có ẩm độ cao, do đó tưới nước bằng biện pháp phun mưa rất
thích hợp cho quá trình nở hoa của cà phê. Tuy nhiên nếu độ ẩm không khí
quá cao cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh hại phát
triển. Ngược lại nếu ẩm độ quá thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao
làm cho quá trình bốc thoát hơi nước tăng lên mạnh mẽ hậu quả là cây bị
thiếu nước, các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng.
- Ánh sáng: Cà phê thích ánh sáng tán xạ, ánh sáng trực xạ làm cây bị kích
thích ra hoa quá độ dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây xuống
dốc nhanh. Ánh sáng tán xạ có tác dụng điều hoà sự ra hoa, phù hợp với cơ

16


chế quang hợp tạo thành và tích luỹ chất hữu cơ có lợi cho cà phê, giữ cho
vườn cây lâu bền, năng suất ổn định. Để điều tiết được ánh sáng phù hợp yêu
cầu sinh trưởng của từng loại cà phê trên các vùng sinh thái khác nhau người
ta có thể trồng cây che bóng cho cà phê, đặc biệt ở những vùng có cao độ
thấp, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào rất cần cây che bóng.
Theo Hoàng Thanh Tiệm, cây che bóng ở vùng này không chỉ có tác dụng
điều hoà nhiệt độ trong vườn, giảm quá trình bốc thoát hơi nước mà còn làm
hạn chế khả năng phát dục của cây, tránh cho cây bị kiệt sức dẫn đến khô

cành, khô quả do năng suất quá cao và quá sớm. Bên cạnh đó cây che bóng
còn có tác dụng làm cho thời gian quả chín chậm lại, đủ thời gian để cho hạt
tích luỹ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các hợp chất thơm làm cho chất
lượng tăng lên. [31].
- Gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà
phê. Gió quá mạnh làm các lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng
làm cho lá bị khô héo. Gió làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của
cây và của đất đặc biệt là trong mùa khô. Vì vậy cần có đai rừng để chắn gió
và cây che bóng cho cây cà phê, ngoài ra còn để hạn chế sự hình thành và tác
hại của sương muối.
2.4.2. Đất đai

Đất trồng cây cà phê không có sự khắt khe về nguồn gốc địa chất, nó có
thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng trên
Bazan, Đất đỏ vàng trên phiến sét hoặc đất xám trên Granite… Trong đó, với
đất nâu đỏ trên Bazan, cà phê thường sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.
Cây cà phê đòi hỏi ở đất đặc tính vật lý nhiều hơn đặc tính hoá học.
Về mặt lý tính hai đặc tính quan trọng nhất là tầng đất sâu và cấu tượng
đất tơi xốp là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát
triển và năng suất.Tuy nhiên, trên loại đất có tầng đất sâu và đất có kết cấu

17


×