Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những thay đổi cơ bản của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm sau khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.18 KB, 6 trang )

Những thay đổi cơ bản của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ bảo
hiểm sau khi gia nhập WTO
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện các cam kết trong lĩnh vực kinh
doanh Bảo hiểm nhằm phù hợp với các thông lệ quốc tế. Vậy việc mở cửa hội nhập
thị trườngbảo hiểm và tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm theo
chuẩn mực quốc tế có gây biến động cho thị trường bảo hiểm Việt Nam; ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như quyền và lợi
ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm hay không, nhất là khibảo hiểm là một
trong những dịch vụ tài chính nhạy cảm cao? Trong khuôn khổ bài viết, em sẽ phân
tích và bình luận về những thay đổi cơ bản của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực
bảo hiểm khi gia nhập WTO nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên.
II. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm trước
khi gia nhập WTO
Ngày 18/12/1993, Chính phủ ra Nghị định 100/1993/NĐ-CP quy định về việc thành
lập và tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) tại Việt
Nam.Năm 2000, Luật kinh doanh Bảo hiểm (Luật KDBH) ra đời và có hiệu lực từ
ngày 1/4/2001. Việc thành lập, hoạt động KDBH được điều chỉnh bởi Luật KDBH
và các văn bản pháp quy ban hành như: NĐ42, NĐ43 ban hành năm 2001; TT98,
TT99 hướng dẫn thi hành Luật KDBH ban hành năm 2004; NĐ118 xử phạt vi phạm
trong KDBH; QĐ175 phê chuẩn chiến lược phát triển ngành BH đến 2010; QĐ53
ban hành chỉ tiêu giám sát DNBH... Đặc biệt năm 2003, Vụ Bảo hiểm được thành
lập trên cơ sở tách bộ phận quản lý bảo hiểm từ Vụ quản lý ngân hàng và các tổ
chức tài chính, tạo nên sự quản lý nhà nước trong hoạt động KDBH chuyên trách và
sâu sát hơn, thích ứng với sự phát triển của thị trường BH và hội nhập quốc tế. Tính
đến hết năm 2006, trước thời điểm cam kết WTO có hiệu lực, thị trường bảo hiểm
Việt Nam đã có 21 DNBH Phi nhân thọ, trong đó có 2 DNBH nhà nước, 4 DNBH


liên doanh, 5 DNBH có 100% vốn nước ngoài; 7 DNBH Nhân thọ, trong đó có 1
DNBH nhà nước và 6 DNBH 100% vốn nước ngoài; 8 DN môi giới BH trong đó có


5 công ty cổ phần và 3 công ty 100% vốn nước ngoài; 1 DN tái bảo hiểm là
công ty cổ phần.
Các DNBH vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau nhằm cung cấp cho thị trường BH
những sản phẩm BH có lợi hơn cho người tham gia BH, đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế xã hội của từng thời kì, giai đoạn phát triển của đất nước. Nhu cầu hợp tác,
hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng DNBH, phát triển thị
trường BH Việt Nam đã dẫn đến sự ra đời tất yếu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
ngày 25/12/1999 với 10 DNBH có mặt trên thị trường là hội viên chính thức, hội
viên sáng lập.
2. Những thay đổi cơ bản của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm
khi gia nhập WTO
a. Cam kết trong những phân ngành của dịch vụ bảo hiểm
Việt Nam cam kết đối với bảo hiểm gốc, gồm “BH nhân thọ (trừ bảo hiểm y tế) và
BH phi nhân thọ; tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm; trung gian bảo hiểm (như
môi giới và đại lý bảo hiểm); dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (như tư vấn, dịch vụ tính
toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường)” . Cam kết này bao phủ những hoạt
động được xem là KDBH và những hoạt động liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật KDBH. Như vậy, các loại bảo hiểm có tính chất kinh doanh đều thuộc đối
tượng mở cửa thị trường, mặc dù ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, Luật KDBH
đã không thể dự liệu được hết mức độ cam kết và như vậy đã không có đầy đủ các
công cụ pháp lý cũng như một số công cụ pháp lý đã không còn phù hợp để thực
hiện các cam kết này.
b. Cung cấp dịch vụ qua biên giới


Việt Nam cam kết đối xử quốc gia và không hạn chế tiếp cận thị trường đối với
phương thức cung cấp qua biên giới đối với DVBH cung cấp cho các DN có vốn
đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; dịch vụ tái BH; dịch vụ
BH vận tải quốc tế (gồm vận tải biển quốc tế, hàng không thương mại quốc tế, hàng
hóa đang vận chuyển quá cảnh quốc tế); dịch vụ môi giới BH và môi giới tái BH;

dịch vụ tư vấn, tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường .
Theo cam kết này, các DNBH nước ngoài được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
cho các dự án, DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài làm
việc tại Việt Nam mà không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Như vậy, cam
kết này mở ra nhiều cơ hội cho các dự án hoặc các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam lựa chọn doanh nghiệp để thiết lập quan hệ bảo hiểm thay vì chỉ được
phép giao dịch với DNBH Việt Nam. Điều này đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến loại
hình bảo hiểm phi nhân thọ mà hiện nay các DNBH trong nước đang nắm giữ thị
phần lớn.
c. Tiêu dùng ở nước ngoài
Việt Nam cam kết không hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia với phương
thức tiêu dùng ở nước ngoài. Điều này được hiểu là việc người tiêu dùng của một
Thành viên WTO di chuyển sang lãnh thổ Việt Nam để sử dụng dịch vụ bảo hiểm
thì được quyền tham gia thị trường và không có sự đối xử phân biệt so với người
tiêu dùng trong nước khi sử dụng dịch vụ bảo hiểm tương tự.
Nội dung cam kết này đặt ra vấn đề liên quan đến cơ chế thiết lập quan hệ bảo hiểm
thương mại một cách bình đẳng cho các giao dịch bảo hiểm liên quan đến người
tiêu dùng nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay điều này dường như còn khá mới mẻ đối
với thị trường Việt Nam. Pháp luật KDBH cũng không đề cập việc tham gia bảo
hiểm theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ có điểm gì đặc biệt không. Nói
cách khác, chưa có cơ chế điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ BH đối với thực thể di
chuyển trong trường hợp phát sinh quan hệ hoặc có tranh chấp xảy ra.


d. Hiện diện thương mại và điều kiện kinh doanh bắt buộc
Việt Nam cam kết đối xử quốc gia và không hạn chế tiếp cận thị trường, ngoại trừ
việc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh dịch vụ
bảo hiểm bắt buộc, bao gồm: “BH trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba, BH xây dựng và lắp đặt, BH các công trình dầu khí và các công trình
dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường” . Tuy nhiên tất cả hạn chế

nàyphảiđược bãi bỏ vào ngày 01/01/2008. Như vậy, sau thời điểm này, thị trường
bảo hiểm bắt buộc hoàn toàn được mở cửa đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và
sau 5 năm từ khi gia nhập, DNBH nước ngoài mới được thành lập chi nhánh bảo
hiểm phi nhân thọ, “căn cứ vào các quy định quản lý thận trọng”. Chi nhánh được
cấp phép thành lập, với tư cách là đơn vị phụ thuộc có chức năng kinh doanh của
DNBH nước ngoài, đương nhiên được phép KDBH trong phạm vi cam kết đối với
phương thức hiện diện thương mại.
Với cam kết này, các DNBH 100% vốn nước ngoài sẽ được hoạt động và cạnh tranh
một cách toàn diện và từ đó áp lực đối với các DNBH trong nước cũng sẽ tăng lên,
trong khi người dân và doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều lựa chọn hơn và được
hưởng những sản phẩm, dịch vụ BH toàn diện hơn. Tuy nhiên, song song với các
khía cạnh tích cực, sự có mặt của nhiều DNBH nước ngoài cũng sẽ làm nảy sinh
một số vấn đề như cạnh tranh không lành mạnh, hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh để
kiểm soát hoạt động đa dạng của các doanh nghiệp này. Các vấn đề này có thể được
kiểm soát tốt nếu Việt Nam có những bước đi phù hợp trong công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động của thị trường.
e. Hiện diện thể nhân
Việt Nam chưa cam kết hiện diện thể nhân trừ các cam kết chung được áp dụng cả
đối với dịch vụ bảo hiểm. Theo cam kết chung, Việt Nam cho phép nhập cảnh và
lưu trú tạm thời đối với các thể nhân là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp,


nhân sự khác, người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm về thành lập hiện
diện thương mại, cũng như nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
Như vậy với việc cho phép có sự hiện diện thương mại của các tổ chức bảo hiểm
nước ngoài tại Việt Nam, hoặc thông qua việc thực hiện cung cấp dịch vụ theo hợp
đồng (có thể theo phương thức cung cấp qua biên giới), hoặc đơn giản là chào bán
dịch vụ (có thể xem là một hình thức xúc tiến thương mại) thì thể nhân có thể hiện
diện tại Việt Nam để thực hiện những hoạt động có liên quan đến việc cung ứng
dịch vụ bảo hiểm. Việc không cam kết hiện diện thể nhân trong phân ngành dịch vụ

bảo hiểm giúp bảo vệ thị trường lao động trong lĩnh vực này.Trong khi đó các cam
kết chung về hiện diện thể nhân tạo điều kiện cho các DNBH và môi giới bảo hiểm
nước ngoài có thể thực hiện được phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới cũng
như phương thức hiện diện thương mại trong phạm vi mở cửa thị trường của Việt
Nam.
f. Một số thay đổi cơ bản khác
Chúng ta đã tiến hành sửa đổi một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật KDBH
và ban hànhNĐ45, NĐ46 (thay thế NĐ42, NĐ43) ngày 27/3/2007; NĐ 103 (thay
thế NĐ 115) về chế độ BHBB TNDS chủ xe cơ giới ngày 16/9/2008;NĐ 41 (thay
thế NĐ 118) về xử phạt hành chính trong lĩnh vựcKDBH ngày 5/5/2009,TT 124
( thay thế TT 155/2007 (thay thế TT 98/2004) và hướng dẫn thi hành một số điều
của NĐ 123/2011/NĐ-CP); QĐ 96 của Bộ Tài chính (BTC) ngày 19/11/2007 Ban
hành Quy chế triển khai sản phẩm BH liên kết chung và QĐ 102 ngày 14/12/2007
Ban hành Quy chế triển khai sản phẩm BH liên kết đơn vị.BTC còn ban hànhTT
126ngày 22/12/2008 Quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm
BHBB TNDS của chủ xe cơ giới, QĐ 28 ngày 24/4/2007 ban hành Quy tắc& biểu
phíBH cháy nổ bắt buộc.... Trong đó, có nhiều văn bản là cơ sở để tiến tới sửa đổi
Luật KDBH vào năm 2010, nhằm phù hợp với tiêu chuẩn, chuẩn mực quản lý và tổ
chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm sau khi gia nhập WTO và bảo vệ quyền lợi ích
khách hàng ngày một tốt hơn.


III. KẾT LUẬN
Qua các phân tích và bình luận trên cho thấy khung pháp lý cho hoạt động kinh
doanh bảo hiểm vẫn tồn tại những mâu thuẫn so với các cam kết gia nhập WTO,
cũng như gây nhiều bất cập trong hoạt động thực tiễn. Trong khi đó, lĩnh vực dịch
vụ bảo hiểm sẽ có tác động lớn đến nền tài chính và kinh tế khi nó phát triển đến
mức cao hơn về quy mô và độ phức tạp. Điều này đòi hỏi phải hoàn thiện công cụ
pháp lý bằng cách nội luật hóa các cam kết thành các quy phạm pháp luật có thể áp
dụng được bởi cơ quan quản lý nhà nước hay làm cơ sở cho các giao dịch giữa các

chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm, nhằmtăng cường hiệu lực quản lý nhà nước,
phát huy tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm.



×