Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BÁO cáo THỰC tập CỘNG ĐỒNG TRẠM y tế XUÂN HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.71 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ NẴNG
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
--------

BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG

“TRẠM Y TẾ PHƯỜNG XUÂN HÀ”

NHÓM 4 – LỚP ĐH YTCC1

Đà Nẵng, tháng …/2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ NẴNG
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
--------

BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 1

“TRẠM Y TẾ PHƯỜNG XUÂN HÀ”

Giao viên hướng dẫn:

TRẦN MINH HUÂN

Sinh viên thực hiện:

1. HUỲNH THỊ TRINH
2. LÊ THỊ VÂN NHƯ
3. TÔN THỊ THẢO
4. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN



Đà Nẵng, tháng …/2016
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBYT

Cán bộ y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế


KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

CSSKBMTE

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

YS


Y sĩ

NHS

Nữ hộ sinh

SDD

Suy dinh dưỡng

YTQG

Y tế quốc gia

BYT

Bộ y tế

THA

Tăng huyết áp

VSMT

Vệ sinh môi trường

TTDS

Thông tin dân số


LHPN

Liên hiệp phụ nữ

CSSKND

Chăm sóc sức khỏe nhân dân

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

SKBM-TE

Sức khỏe bà mẹ - trẻ em

SKCĐ

Sức khỏe cộng đồng

Mục lục
Đặt vấn đề …………………………………………………………………………… 1
Chương 1: Giới thiệu về quận Thanh Khê/ phường Xuân Hà
-

Thông tin chung về quận Thanh Khê………………………
Thông tin chung về phường Xuân Hà………………………

Chương 2: Mô tả đặc điểm trạm y tế phường Xuân Hà


3
3


2.1.

Tình hình chung trạm y tế……………………………………………………5

2.2.

2.1.1. Vị trí của tram y tế
2.1.2. Chức năng – nhiệm vụ của trạm y tế
Sơ đồ tổ chức của trạm y tế…………………………………………….......7
2.2.1. Sơ đồ tổ chức trạm y tế Xuân Hà
2.2.2. Nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

2.3.

Các hoạt động của trạm y tế đã và đang triển khai trong 1 năm qua…..9

2.4.

Phân loại sổ sách của trạm y tế……………………………………………21

Chương 3: Tiêm chủng mở rộng tại phường Xuân Hà
3.1.

Thực hành quan sát và đánh giá quy trình tiêm chủng mở rộng……………26

3.2.


Kiến thức - thái độ - thực hành về việc tiêm vắc xin Quinvaxem………… 27

Kết luận…………………………………………………………………………………29
Giải pháp – kiến nghị

Đặt vấn đề

Trong 30 năm qua, ngành y tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong
công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đặc biệt là công tác phòng chống và
ngăn ngừa dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập vào nước ta đã có tiến bộ rõ rệt và đạt được
nhiều thành tựu quan trọng như giám sát, phát hiện, chẩn đoán xác định dịch bệnh và ứng
phó giải quyết dịch bệnh một cách nhanh chóng. Kết quả là nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã
được khống chế, đẩy lùi và thanh toán. Cụ thể như thanh toán bệnh đậu mùa vào năm
1978, thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, từ
năm 2002 không có bệnh dịch hạch… Một số bệnh dịch có vacxin phòng bệnh đã giảm


hàng trăm đến hàng nghìn lần so với những năm trước (như bạch hầu, ho gà, sởi)... Nhiều
bệnh dịch lưu hành khác có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn như sốt xuất huyết, viêm
não virus, lao, thương hàn, tả đã được khống chế không gây thành các dịch lớn, hạn chế
tỷ lệ mắc và tử vong. Đó là những thành quả đạt được của Chương trình tiêm chủng mở
rộng tại nước ta mà đơn vị thực hiện chủ chốt là các trạm y tế tuyến xã, phường.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế và cuộc sống ngày càng được cải thiện,
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên, kéo theo tình trạng quá tải tại các
bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Do đó yêu cầu bức thiết được đặt ra là cần phải
sàng lọc các lớp bệnh nhân trước khi chuyển lên các tuyến trên. Vì vậy các trạm y tế cơ
sở cần không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của người dân, củng cố niềm tin với người bệnh, hạn chế được tình trạng vượt
tuyến, đồng thời tiết kiệm chi phí cho người dân.

Ngoài ra, các trạm y tế cơ sở còn đảm nhận chức năng giám sát, thực hiện các biện
pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, phát
hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch, các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ
cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống. Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận
động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Các trạm y tế xã, phường, thị trấn
có vai trò hết sức quan trọng, bởi đây là đội ngũ cán bộ y tế gần dân nhất và cũng là người
trực tiếp khám và điều trị ban đầu, đồng thời tuyên truyền công tác phòng chống dịch
bệnh rất có hiệu quả …
Nằm trong cùng mạng lưới đó, trạm y tế Xuân Hà, phường Xuân Hà, quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng cũng là một trong những cơ sở có những đóng góp tiêu biểu
trong công cuộc phòng chống và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Sau 2 tuần thực tế tại đây, chúng tôi xin được giới thiệu về phường Xuân Hà, Quận
Thanh Khê và báo cáo sơ lược về tình hình chung của trạm y tế, sơ đồ tổ chức của trạm y
tế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, các hoạt động của trạm đặc biệt là hoạt động tiêm


chủng mở rộng của trạm y tế Xuân Hà, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng.


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ PHƯỜNG XUÂN HÀ, QUẬN THANH
KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thông tin chung về quận Thanh Khê
Vị trí địa lí: Phía Bắc tiếp giáp với Vịnh Đà Nẵng, có chiều dài bờ biển là 4,3 km 2;
phía Đông và Nam giáp với quận Hải Châu; phía Tây giáp huyện Hòa Vang và quận Liên
Chiểu.
Diện tích- dân số: Quận Thanh Khê với diện tích 9,36 km2, chiếm 0,73% diện tích
toàn thành phố. Dân số là 178.447 người, chiếm 19,3% dân số toàn thành phố. Với diện

tích nhỏ nhất thành phố và dân số đông nên mật độ dân số đông nhất thành phố, lên đến:
19.064,85 người/km2. (Theo niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010).
Kinh tế Quận Thanh Khê: Nằm trên đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế,
nằm kề sân bay Đà Nẵng, nhà ga đường sắt, bến xe khách nội tỉnh - liên tỉnh và đường
quốc lộ 1A, là quận có nhiều lợi thế trong phát triển thương mại, dịch vụ, giao thông vận
tải và kinh tế biển của thành phố.

Thông tin chung về phường Xuân Hà
Vị trí địa lí: Phường Xuân Hà là một trong mười phường của quận Thanh Khê –
thành phố Đà Nẵng. Phường nằm ở vị trí Tây Bắc của quận Thanh Khê; phía Đông giáp
với phường Tam Thuận, phía Tây giáp với phường Thanh Khê Đông, phía Nam giáp với
hai phường Hòa Khê và Chính Gián, phía Bắc giáp với vịnh Đà Nẵng. Năm 1975 phường
Xuân Hà được tách ra từ phường Hà Tam Xuân.


Diện tích-dân số: Phường có diện tích 0,81 km2 , là phường có diện tích tương đối
rộng so với các phường trong quận cùng nằm theo ven biển. Phường gồm 121 tổ với tổng
số dân là 19.605 người.
Khí hậu: Là một phường nằm trong trung tâm thành phố Đà Nẵng, phường Xuân
Hà mang nét đặc trưng về khí hậu của nơi đây. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc
và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Kinh tế:
Đội tàu cá của ngư dân năm 2005 lên đến 160 chiếc từ công suất 60cv đến 200cv,
hằng năm xuất khẩu cá tươi, cá đông lạnh, có đỉnh điểm vào năm 2000. Phường nằm ở vị
trí rất thuận lợi trong phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ và giao thông vận tải
Văn hóa:
Phường Xuân Hà Là một phường giáp biển, nên có nhiều lễ hội văn hóa đặc trưng

của dân biển như Lễ cầu ngư bày tỏ khát vọng được bình yên trong cuộc sống của ngư
dân, những con người luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả.Cầu
mong mưa thuận gió hòa đối với những người ngư dân vùng biển.Có các trò chơi dân
gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng...
Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc
trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần
đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một
mùa bội thu cho ngư dân.


CHƯƠNG II: MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM TRẠM Y TẾ PHƯỜNG XUÂN


2.1. Tình hình chung trạm y tế.
2.1.1. Vị trí: trạm y tế phường Xuân Hà – 434 đường Trần Cao Vân - Quận Thanh
Khê.
2.1.2. Chức năng – nhiệm vụ của trạm y tế phường:
(1) Lập kế hoạch các mặt hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên
môn y tế huyện, quận, thị xã và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch đã
được phê duyệt.
(2) Phát hiện, báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính quyền
địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống
dịch, giữ vệ sinh những nơi công cộng và đường làng, xã: tuyên truyền ý thức bảo
vệ sức khỏe cho mọi đối tượng tại cộng đồng.
(3) Tuyền truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo
vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em (BMTE) và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), bảo đảm
việc quản lý thai, khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ.
(4) Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm
y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khỏe tại hộ gia đình.
(5) Tổ chức khám sức khỏe và quản lý sức khỏe cho các đối tượng trong khu vực

mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.


(6) Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế
hoạch quản lý các nguồn thuốc. Xây dựng phát triển thuốc nam, kết hợp với ứng
dụng y học dân tộc trong phòng bệnh và chữa bệnh.
(7) Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách.
(8) Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn, làng, ấp, bản
và nhân viên Y tế cộng đồng.
(9) Tham mưu cho chính quyền xã, thị trấn và Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT)
huyện chỉ đạo thực hiện nội dung chuyên môn thuộc các chương trình trọng điểm
và Y tế địa phương.
(10) Phát hiện báo cáo UBND phường, xã và cơ quan Y tế cấp trên các hành vi
hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
(11) Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, quần chúng, các ngành trong xã, để tuyên
truyền và cùng tổ chức thực hiện các nội dung công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân (CSSKND).
Nhận xét về chức năng nhiệm vụ của trạm:
Nhìn chung trạm đã thực hiện gần hết những nhiệm vụ chức năng do nhà nước
quy định.Tuy nhiên, do địa bàn thành phố có nhiều bệnh viện lớn, hiện đại hơn và trình
độ dân trí cao mà ở tranh còn thiếu vài chức năng:
+ Không có vườn thuốc nam
+ Không phòng khám đông y


2.2. Sơ đồ tổ chức trạm y tế
2.2.1: Sơ đồ tổ chức trạm y tế phường Xuân Hà

TRƯỞNG TRẠM Y TẾ


Trưởng trạm: YS. Nguyễn Thị Thu Nhi
Quản lý chung, phụ trách chương trình HIV/AIDS, q uản lý người cao tuổi, người tàn tật

PHÓ TRẠM Y TẾ

Phó trạm: NHS.Trần Thị Vân
Chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám chữa bệnh phụ khoa, SDD KHHGD, chống dịch, VSMT, phụ trách xử lý

NHÂN VIÊN TRẠM Y TẾ

YS. Hồ Thị Trang YS. Phan Thị Phương ĐD.Trần Thị Hằng Ni ĐD.Lê Thị Ái Liên
y-Phụ
tâm
thần,
quản
lý(VSATTP)
dượcmở rộng (TCMR), chương trình phong
trách
hương trình lao, chương trình vệ-Đông
sinh an
toàn
thựctiêm
phẩmchủng
- Vệ sinh môi trường (VSMT), suy dinh dưỡng
Quản

trang
thiết
bị

y
tế
trạm
-Tổ trưởng công đoàn, thủ quỹ
- Quản lý bệnh không lây nhiễm


2.2.2. Nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.
 Nguồn nhân lực.

Số lượng cán bộ, viên chức:
- Hiện tại nhân sự tại trạm có 06 cán bộ công nhân viên (CBCNV), trong đó:
+Y sỹ đa khoa

03 ( 1 kiêm nhiệm phụ trách đông y )

+NHS trung học

01

+ Cao Đẳng điều dưỡng

02

Gồm 5 biên chế và 1 hợp đồng
 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.

+ Cơ sở hạ tầng: Thực hiện duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất trạm y tế đã tạm
ổn định


Khu vực

Diện tích (m2 )

Sân trước trạm

16

Lối đi hành lang trước

4

Phòng đoán tiếp, hành chinh

10

Phòng trực y bác sỹ

9

Phòng cấp cứu, phòng tiêm

11

Phòng khám phụ khoa

9

Phòng WC


4

Phòng xét nghiệm

7

+ Trang thiết bi: Thực hiện quản lý tốt trang thiết bị và duy tu bảo dưỡng dụng cụ 1 năm
1 lần
2.3. Các hoạt động của trạm y tế đã và đang triển khai trong một năm qua


BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP

I.THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ
1. Trạm y tế xã/phường: ……………………………………………………………

Quận/huyện :……………………………………………………………
Thành phố : Đà Nẵng
2. Địachỉ: …………………………………………………………………………
3. Họ tên trưởng trạm y tế: …………………………………………………………
Số điện thoại :…………………………………………………………
4. Số lượng cán bộ y tế: ……………………………………………………………
5. Dân số Xã/phường: ……………………………………………………………...

Ghi chú
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
THÔNG TIN KHÁM SÀNG LỌC THA VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

I.


Stt
1
2
3

II.

Nội dung
Số người dân ≥ 40 tuổi của xã/phường
Số người được khám sàng lọc tăng huyết áp (THA)
Số người được phát hiện tăng huyết áp
Số người có tiền sử tăng huyết áp
Số người mới được phát hiện tăng huyết áp

QUẢN LÝ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Số lượng
9307
0
47
44
03


Stt
1
2
3
4

5
6
7

Nội dung
Số bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý trong Qúy trước
Số bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý trong Qúy
Số bệnh nhân không tiếp tục tham gia điều trị trong Quý
Số bệnh nhân tăng huyết áp có biến cố (TBMMN, NMCT…)
Số bệnh nhân tăng huyết áp chuyển tuyến trên trong Quý
Số bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý hiện tại
Số bệnh nhân điều trị đặt huyết áp mục tiêu

Số lượng
242
03
0
0
17
245
62


KẾ HOẠCH
Hoạt động trạm y tế phường Xuân Hà năm 2016
Thực hiện kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 11 tháng 1 năm 2016 của UBND
phường Xuân Hà về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Căn cứ vào thực tế, trạm y tế phường Xuân Hà xây dựng kế hoạch hoạt động năm
2016 như sau:
I.CHỈ TIÊU

Stt
1

2

Nội dung

Chỉ tiêu năm
2016

Thực hiện KH
theo từng Quý

5000
600
360
530

1250
150
130
132

720
2100
141
03
21

180

525
36
1
10

-Thuốc uống ngừa thai

142

42

-Bao cao su

454

114

Khám bệnh tại trạm
-Khám thông thường
-Khám tâm thần
-Khám nghi Lao
-Khám Da Liễu
CSSKSS
-Có PN khám thai 03 lần
-Số lần khám phụ khoa
-Vòng
-Đình sản( Nam, Nữ)
-Thuốc ngừa thai tiêm

Ghi chú


(Tiếp thị 32)
( Miễn phí
11)
(Tiếp thị 122,
miễn phí 20)

II. THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA Y TẾ XÃ, PHƯỜNG GIAI ĐOẠN
2012-2020
*CHUẨN I: XÃ HỘI HÓA CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN VÀ
CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
1. Xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
- Công tác CSSND được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân có
kế hoạch hoạt động, cụ thể do Chủ tịch UBND phê duyệt.


- Ban chỉ đạo CSSKND hoạt động thường xuyên và có sự phối hợp của các Ban,
ngành đoàn thể. Hằng năm, tổ chức đánh giá công tác CSSKND 02 lần (6 tháng 01 lần)
2. Công tác tuyên truyên sức khỏe
- Được thực hiện dưới nhiều hình thức
- Phối hợp thông tin văn hóa phường
+ Tổ chức các buổi phát thanh tuyên truyền loa đài của xe Đội quy tắc phường về
các chương trình y tế quốc gia như: Phòng chống dịch bệnh ( Sốt xuất huyết, Tay chân
miệng, Tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ, cúm A( H5N1, H7N9,…), Vệ sinh an toàn thực phẩm,
phòng chống bướu cổ, chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), phòng chống bệnh xã
hội: Lao, phong, tâm tần, da liễu, HIV/AIDS … và các vấn đề liên quan đến sức khỏe
người dân. Tuần 02 buổi vào chiều thứ 2 và thứ 6 hàng tần với thời lượng 05 phút/lần;
+ Tăng thời lượng phát thanh vào các đợt chiến dịch ≥ 03 lần/tuần.
- Trạm y tế có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, bài viếtcó liên
quan đến các vấn đề tuyên truyền cho thông tin văn hóa phường, tập trung vào các

tháng hành động: thông tin dân số (TTDS), ngày Dân số, chiến dịch HIV/AIDS,
ngày chống lao, ngày uống Vitamin A, Hưởng ứng ngày vì dinh dưỡng, Tuần lễ nuôi
con bằng sữa mẹ, ngày người cao tuổi, tháng hành động vì trẻ em,…
- Tuyên truyền lồng ghép các buổi họp Tổ dân phố tùy theo chương trình và
tuyên truyền như sau:
+ Chương trình HIV/AIDS
+ Chương trình TCMR, phòng dịch

: cụm dân cư 5 khu vực
: 50 tổ dân phố/năm

+ Chương trình phòng chống bệnh xã hội (Tâm thần, Lao, Da liễu, HIV/AIDS …
): 50 tổ dân phố/01 năm để thông tin được đến tận người dân.
- Tuyên truyền hoạt động tư vấn sức khỏe khi đối tượng đến khám tại trạm y tế


*CHUẨN II: VỆ SINH PHÒNG BỆNH
A. Phòng chống dịch bệnh

- Phát hiện sớm và báo cáo các trường hợp bệnh truyền nhiễm như: Sốt xuất
huyết, Tay chân miệng, nhiễm virus zika, tiêu chảy cấp, cúm A( H5N1, H7N9)…
Tuyên truyền, xử lý, dập tắt, kịp thời không để dịc bùng phát
- Duy trì tốt công tác tổng dọn vệ sinh hàng tuần tại khu dân cư vào sáng chủ nhật
- Tiến hành kiểm tra – khám sức khỏe – ký cam kết với các hộ buôn bán thức ăn
đường phố. Chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm 2016 có 90% các hộ buôn bán thức ăn
đường phố được khám sức khỏe, ký đúng cam kết và thực hiện đứng 10 cam kết đã
ký. Cấp giấy cam kết đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho 90% các
hộ kinh doanh thức ăn đường phố di biến động tại địa phương ( qua điều tra là 50 cơ
sở và 9 nhóm trẻ gia đình );
- Hướng dẫn tuần lễ nước sạch, môi trường vệ sinh an toàn lao động, an toàn vệ

sinh thực phẩm và có kế hoạch cụ thể riêng;
- Có kế hoạch chống dịch cụ thể, không để ra dịch lớn và xảy ra lan rộng
B. Chương trình mục tiêu y tế quốc gia
1. Chương trình bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em (SKBM- TE):
- Quản lý tốt thai nghén để hạn chế các tai biến sản khoa
- Tổ chức các lớp tập huấn cho các bà mẹ, chăm sóc trẻ ốm…, theo nội dung của
chương trình SDD bào thai;
- Tổ chức các bếp ăn mẫu :
+02 bếp ăn mẫu cho trẻ em < 02;
+ 02 bếp ăn mẫu cho bà mẹ mang thai;
- Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em năm 2016 < 1,5%.
- Khám phụ khoa định kỳ cho phụ nữ, tổ chức truyền thông dân số 02 lần/năm


- Thực hiện tốt dịch vụ cung cấp các phương tiện tránh thai. Cán bộ thực hiện ký
thuật thường xuyên rèn luyện và tập huấn để nâng cao tay nghề, hạn chế thấp nhất các tai
biến xảy ra, thu hút bệnh nhân
- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tổ chức sinh hoạt tốt Câu lạc bộ “Mẹ
an toàn, con khỏe ngoan” 01 Qúy/01 lần.
2. Chương trình TCMR
- Duy trì tốt lịch tiêm chủng hàng tháng làm 02 đợt:
+ Đợt 1 vào các ngày 11,12 và 13 hàng tháng
+ Đợt 2 vào các ngày 25,26 và 27 hàng tháng
Qua đó Trạm Y tế có thể lồng ghép vào tuyên truyền các Chương trình Y tế Quốc gia
như: KHHGĐ, VSMT, HIV/AIDS; phòng chống dịch bệnh SXH, Sởi..
- Phối hợp tốt với các công tác viên (CTV) Dân số - sức khỏe cộng đồng (SKCĐ)
để vận động nhân dân đưa con em mình đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
- Tuyên truyền và duy trì việc hướng dẫn cách sử dụng gói ORS trong chương trình
CDD.


3. Chương trình Quản lý bệnh xã hội
3.1. Quản lý tốt bệnh nhân tâm thần điều trị tại nhà:
- Cấp phát thuốc tâm đúng lịch, đúng đối tượng thuốc và đúng thuốc;
- Thăm bệnh nhân tại nhà: 4 bệnh nhân/tháng
3.2. Chương trình Chống lao:
- Quản lý và tổ chức tốt điều trị phân công tại trạm đúng bệnh nhân (BN), đúng chỉ
định.


- Theo dõi, giám sát bệnh nhân điều trị tại nhà;
- Không để bệnh nhân bỏ trị
3.3. Chương trình chống Phong
- Theo dõi, giám sát bệnh nhân đang điều trị tại nhà (01 BN);
- Theo dõi, chăm sóc tàn phế cho BN phong tàn phế tại nhà;
- Khám lồng ghép da liều với các chương trình;
- Khám cụm dân cư
3.4. Chương trình phòng chống HIV/AIDS
- Quản lý chặt chẽ các đối tượng nhiễm HIV/AIDS tại địa phương;
- Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại nhà 01lần/01 quý
- Phối hợp với các Ban,ngành đoàn thể tổ chức Hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền tư
vấn nhóm, cá nhân các đối tượng phụ nữ từ 18 – 49t, phụ nữ mang thai, hành vi nguy
cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS vào các đợt chiến dịch. Tháng 5& tháng 12;
- Thăm viếng và phúng điếu khi bệnh nhân HIV/AIDS chết.
4. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng (SDD)
- Duy trì tỷ lệ < 1,5%
- Tổ chức cân đo, uống vitamin A cho trẻ 0 – 60 tháng tuổi vào ngày 01 –
02/6/2016;
- Tổ chức các bếp ăn mẫu cho trẻ em và bà mẹ mang thai hàng quý, duy trì công tác
tư vấn phòng “Mặt trời bé thơ “
5. Quản lý sức khỏe học đường:



- Tham gia vào các đoàn khám sức khỏe tại các Trường học mầm non, Tiểu học;
Trung học cơ sở và quản lý các bệnh nếu phát hiện.
- Tham mưu cho nhà Trường, UBND phường tổ chức khám sức khỏe cho học sinh;
- Kiểm tra các bếp ăn tập thể ở các lớp bán trú.
6. Y tế môi trường
- Quản lý 03công trình vệ sinh > 90%
- Tham gia phối hợp kiểm tra vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ cho các doanh
nghiệp kinh doanh sản xuất trên địa bàn phường.
Chương III: CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
- Tham mưa cho UBND phường tổ chức các đợt khám cho các đối tượng trẻ
em<02 tuổi, người cao tuổi, các đối tuổi các đối tượng chính sách
- Tổ chức công tác khám chữa bệnh tại trạm, nâng cao chất lượng KCB ngoại trú
tại trạm y tế
- Quản lý tốt người tàn tật tại cộng đồng và tổ chức phục hồi chức năng (PHCN)
tại cộng đồng đạt tỷ lệ 90%
- Theo dõi, quản lý và trực tiếp chăm sóc sức khỏe, tổ chức chăm sóc sức khỏe
định kỳ cho người cao tuổi đạt tỷ lệ 100%

CHƯƠNG IV: Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Phối hợp với chi hội Đông y của phường tổ chức phòng khám y học cổ truyền
tại trạm y tế;
- Thực hiện điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền với công tác khám chữa
bệnh tại trạm; đạt tỷ lệ 30% số bệnh nhân đến KCB tại trạm


- Có 40 mẫu tranh cây thuốc nam tại trạm, có hướng dẫn bài thuốc cho người dân
biết cây thuốc mẫu và cách sử dụng.
- Chỉ tiêu: Đạt tỷ lệ 30% số bệnh nhân đến KCB tại trạm.

CHƯƠNG V: CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM
- Tỷ lệ TCMR đạt mũi tiêm an toàn;
- Tỷ lệ trẻ từ 6th- 36 tháng tuổi uống vitamin A đạt 100%;
- Tỷ lệ <02 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng 1 năm ít nhất 2 lần;
CHƯƠNG VI: CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
- Tỷ lệ phụ nữ khám thai từ 03 lần trở lên trong 03 kỳ thai nghén trước khi sinh
đạt > 95%.
- Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đủ liều trước khi sinh đạt 100%;
- Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cở y tế đạt 100%;
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại ít nhất đạt 75%;
- Tỷ lệ phụ nữ 15 – 49 tuổi được khám phụ khoa ít nhất đạt > 50%.

Hoạt động chuyên môn công tác VSANTP của trạm y tế phường Xuân Hà năm 2016
Mục tiêu

TT

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

Đơn vị
tính

Kết quả
2015

Kết quả
2016


CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔM

Tỷ lệ cơ sở dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn
%
VSATTP
Tỷ lệ cơ sở kinh doanh thực phẩm đạt tiêu
%
chuẩn VSATTP ( SX-KD bánh mì, đại lý
bánh mì )
Tỷ lệ cơ sở SX, CB, KD thực phẩm có Giấy
%
chứng nhận đủ điều kiện VSATTP còn hiệu
lực
Tuyến phường
+ Nhóm trẻ gia đinh có GCN
+ ký cam kết thực hiện bảo đảm ATTP
Tập huấn phổ biến quy trình về VSATTP
%
cho các cơ sở SX, CB, DVAU, KD thực
phẩm đang quản lý
Số vụ ngộ độc có quy mô ≥ 30 người mắc/
Vụ
vụ
Tỷ lệ chết do ngộ độc thực phẩm/ 100000
Người
dân
Tỷ lệ người mắc ngộ độc thực phẩm/ 100000
Người
dân

1
2

3

4
5
6
7

-

87,5%

≥85%

85%

≥85%

100%

100%

85%

≥85%

0

0

0


0

0

≤7

Thực hiện:
+ Công tác tham mưu
+ Công tác chuyên môn
+ Công tác tuyên truyền

Kế hoạch hoạt động chương trình phòng chống lao năm 2016
Mục tiêu:
-100% bệnh nhân lao được phát hiện trên
địa bàn phường
- 100% bệnh nhân lao được điều trị khỏi
- >95% nhân dân trên địa bàn phường
được thông tin giáo dục tuyên truyền
phòng chống Lao
- Phát hiện bệnh lao trên địa bàn phường
- giới thiệu 1.5% dân số đến tổ phòng
chống lao quận để xét nghiệm đàm

Thực hiện
Tiêm thuốc và cho bệnh nhân uống thuốc
vào lúc 8h30 buổi sang mỗi ngày
Xét nghiệm đằm vào thứ sáng thứ 2 đên
thứ 6
Thăm bệnh nhân tại nhà trong thời gian

điều trị duy trì các ngày thứ 2 thứ 4 và
thứ 6


Kế hoạch tổ chức tuyên truyền sức khỏe cho người cao tuổi
-

Mục tiêu:
+ Tất cả người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn phường được quản lý chăm

sóc sức khỏe định kỳ
-

Thực hiện:
+ Tổ chức tuyên truyền giáo dục
+ Tuyên truyền, chăm sóc về các bệnh mãn tính, bệnh đái thao đường, phòng bệnh
loãng xương, chế độ ăn uống đối với người cao huyết áp, sử dụng thuốc ở những
người cao tuổi.

Kế hoạch tuyên truyền, khám, quản lý sức khỏe người cao tuổi năm 2016
-

Mục tiêu:
+ Tất cả người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn phường được quản lý chăm

sóc sức khỏe định kỳ hằng năm
-

Thực hiện:
+ Tổ chức tuyên truyền

+ Tổ chức khám sức khỏe

Kế hoạch tổ chức chiến dịch truyền thông dân số lồng ghép thực hiện dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình đợt 1/2016 và phát đọng phong trao đăng ký không sinh con thứ 3 năm 2016
-

Mục tiêu:
+ Phấn đấu hoàn thành đạt 60% chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 về sử dụng các biện

phát tránh thai
+ Đạt 80% chỉ tiêu tiếp thị xã hội và xã hội hóa BCS và uống thuốc tránh thai


+ Đảm bảo 100% phụ nữ trong độ tuổi xinh đẻ được khám và điều trị bệnh phụ
khoa thông thường
+ 100% phụ nữ mang thai được cung cấp thông tin và đầy đủ dịch vụ chăm sóc
sức khỏe
+ 100% các cặp vợ chồng đã có 2 con và 95% tổ dân phố thực hiện đăng ký không
sinh con thứ 3
-Thực hiện:
1. Các bộ chuyên trách xây dựng kế hoạch tham mưu cho BCĐ phường phê duyệt để

chỉ đạo.
2. Treo băng rôn
3. Trạm y tế chuẩn bị tốt về địa điểm nhân lực trang thiet bị và phương tiện
4. Lập danh sách đối tượng cần vận động , tập trung vận động các đối tượng có 2 con
trở lên
5. Tiếp tục đẩy mạnh kênh tiếp thị xã hội các biện pháp tránh thai đến từng gia đinh
6. Vận động các cặp vợ chồng có 2 con không sinh con thứ 3
2.4. Phân loại sổ sách trạm y tế

( Có tệp đính kèm)


CHƯƠNG III: TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI PHƯỜNG XUÂN HÀ

Hình ảnh: tiêm vacxin cho trẻ tại trạm y tế phường Xuân Hà

3.1. Thực hành quan sát và đánh giá quy trình tiêm an toàn tại trạm y tế
(Có tệp đính kèm)
Nhận xét, bàn luận:
- Trạm y tế hầu hết đều có đầy đủ điều kiên và cơ sở vật chất; trang thiết bị dụng cụ
vận chuyển,bảo quản và lưu trữ vắc xin hợp lý; tất cả CBYT đã được tập huấn về an
toàn tiêm chủng trong 3 năm( từ năm 2013 đến nay ). Trạm có lập kế hoạch tổ chức
tiêm chủng hàng tháng, có thông báo cho cộng đồng để đưa trẻ đến tiêm chủng.
- Nhưng về việc xử lí bơm tiêm đã sử dụng bằng biện pháp chôn hoặc đốt không có.


×