ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN KHÁNH
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
RỪNG TRỒNG CÂY KEO TAI TƯỢNG TẠI XÃ TÂN THÁI,
HUYỆN ĐẠI TỪ,TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Lâm nghiệp
Khoa
: Lâm nghiệp
Khoá
: 2011 – 2015
Thái Nguyên, 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN KHÁNH
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
RỪNG TRỒNG CÂY KEO TAI TƯỢNG TẠI XÃ TÂN THÁI,
HUYỆN ĐẠI TỪ,TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá
Giảng viên HD
: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 – LN N02
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: TS. Nguyễn Văn Thái
Thái Nguyên, 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN KHÁNH
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
RỪNG TRỒNG CÂY KEO TAI TƯỢNG TẠI XÃ TÂN THÁI,
HUYỆN ĐẠI TỪ,TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá
Giảng viên HD
: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 – LN N02
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: TS. Nguyễn Văn Thái
Thái Nguyên, 2015
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư lâm nghiệp tại trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự đồng ý của nhà trường và ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi được nhận thực hiện đề tài:“ Đánh giá sinh
trưởng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng cây keo tai tượng
tại xã Tân Thái - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”
Sau một thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp khẩn trương, nghiêm túc
và cùng với sự cố gắng của bản thân và có sự hướng dẫn tận tình của giáo
viên hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Thái, các thầy cô giáo trong trường đã giúp
đỡ tôi, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn UBND xã Tân Thái, và một số hộ dân trồng rừng tại xã đã
giúp đỡ tôi thu thập số liệu hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian và năng lực của bản thân còn
hạn chế nên đề tài tốt nghiệp không tránh khỏi có sai xót nhất định. Vì vậy tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để tôi hoàn
thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái nguyên, ngày
tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Khánh
iii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất........................................ 32
Bảng 4.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp xã phân theo chức năng. .................. 38
Bảng 4.2: Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng sản xuất của xã Tân
Thái từ trước đến nay ................................................................................ 39
Bảng 4.3: Các biện pháp KTLS được áp dụng trong xã ........................................ 41
Bảng 4.4: Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3) của lâm phần rừng trồng keo
tai tượng thuần loài tuổi 6.......................................................................... 45
Bảng 4.5: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) lâm phần rừng trồng keo tai
tượng tại xã Tân Thái. ............................................................................... 46
Bảng 4.6 Hiện trạng đất dưới tán rừng trồng keo tai tượng tại 3 vị trí chân, sườn và
đỉnh............................................................................................................. 47
Bảng 4.7. Năng suất của các mô hình trồng rừng ở tuổi 6. .................................... 49
Bảng 4.8 Phân loại sản phẩm gắn với thị trường ở xã Tân Thái. .......................... 51
Bảng 4.9. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển rừng
sản xuất tại xã Tân Thái............................................................................. 52
iv
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: So sánh đường kính D1.3 tại 3 vị trí địa hình khác nhau của cây keo tai
tượng ở cấp tuổi 6. ..................................................................................... 46
Hình 4.2: So sánh Hvn tại 3 vị trí địa hình khác nhau của lâm phần rừng keo tai
tượng trồng thuần loài tuổi 6 ..................................................................... 47
Hình 4.3: Kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất ở xã Tân Thái ................. 51
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
BPKTLS
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh
GĐGR
Giao đất giao rừng
D1.3
Đường kính trung bình tại vị trí 1,3 mét
Hvn
Chiều cao vút ngọn trung bình
∆Hvn
Tăng trưởng bình quân hàng năm về chiều cao vút ngọn
KTLS
Kỹ thuật lâm sinh
MH
Mô hình
NN & PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NPV
Giá trị lợi nhuận ròng
OTC
Ô tiêu chuẩn
QĐ
Quyết định
RSX
Rừng sản xuất
TRSX
Trồng rừng sản xuất
TB
Trung bình
UBND
Ủy ban nhân dân
KH
Kế hoạch
NQ
Nghị quyết
HĐND
Hội đồng nhân dân
vi
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT .................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................3
2.1. Trên thế giới.........................................................................................................3
2.1.1. Nghiên cứu về lập địa và chọn loài cây trồng .................................................3
2.1.2. Nghiên cứu về giống cây trồng ........................................................................4
2.1.3. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động...............................6
2.1.4. Nghiên cứu về chính sách và thị trường ..........................................................8
2.2. Ở Việt Nam..........................................................................................................9
2.2.1. Nghiên cứu về chọn loài cây trồng ..................................................................9
2.2.2. Nghiên cứu về lập địa.................................................................................... 11
2.2.3. Nghiên cứu về giống cây rừng ...................................................................... 13
2.2.4. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động............................ 14
2.2.5. Nghiên cứu chính sách và thị trường ............................................................ 18
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương......................................... 20
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 20
2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội ............................................................... 22
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản
thân tôi. Các kết quả và số liệu nghiên cứu trình bày trong khóa luận là kết
quả của quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực khách quan.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Người viết cam đoan
Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
viii
4.2.3. Kết quả điều tra mô tả đặc điểm đất đai của rừng trồng keo tai tượng ở 3 vị
trí chân sườn và đỉnh ............................................................................................... 47
4.3. Đánh giá hiệu quả các mô hình điển hình ....................................................... 48
4.3.1. Hiệu quả về kinh tế........................................................................................ 48
4.3.2. Hiệu quả về xã hội ......................................................................................... 50
4.3.3. Hiệu quả về môi trường ................................................................................ 50
4.3.4. Hiện trạng nhu cầu sử dụng gỗ, thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng
tại xã Tân Thái ......................................................................................................... 50
4.3.5. Phân loại sản phẩm gắn với thị trường. ........................................................ 50
4.3.6. Kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất ở xã Tân Thái ........................ 51
4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn xã Tân
Thái .......................................................................................................................... 52
4.4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển rừng
trồng sản xuất ở xã Tân Thái................................................................................... 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ......................................... 55
5.1. Kết luận............................................................................................................. 55
5.2. Tồn tại ............................................................................................................... 55
5.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 57
PHỤ LỤC
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm trước đây, tài nguyên rừng nhiệt đới bị suy giảm
nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và đời sống
của người dân. Nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng, chính phủ Việt Nam
đã ban hành nhiều chính sách, áp dụng nhiều giải pháp, đầu tư nhiều chương
trình, dự án trồng rừng. Kết quả diện tích rừng ở nước ta tăng (đến năm 2008
diện tích có rừng là 13,12 triệu ha rừng, độ che phủ 38,7% - bộ NN & PTNT,
2009) đáp ứng nhu cầu về nông sản, môi trường sinh thái và cảnh quan du
lịch. Tuy nhiên, sự quan tâm của chúng ta qua thời gian qua tập trung nhiều
vào hai đối tượng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng sản xuất
chưa được quan tâm, chú ý nhiền và thực tiễn sản xuất hiện nay đang đặt ra
rất nhiều vấn đề cần phải có lời giải đáp, cả về kỹ thuật, kinh tế, chính sách và
thị trường,…ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng rừng. Dự án trồng mới 5
triệu ha rừng đặt ra nhiệm vụ phải trồng 3 triệu ha rừng sản xuất giai đoạn
1998 - 2010, tuy nhiên cho đến nay chúng ta chưa đặt được kế hoạch đặt ra.
Chính vì vậy, chính phủ đã chỉ đạo trong thời gian tới cần tập chung đẩy
mạnh phát triển trồng rừng sản xuất.
Để bảo cuộc sống, nâng cao thu nhập của người dân không chỉ đơn
thuần là ban hành chính sách hỗ trợ mà còn khuyến khích họ có sự đổi mới về
phương thức thâm canh, sử dụng giống có năng suất, chất lượng cao đồng
thời gắn với đầu tư công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh giao khoán rừng tự nhiên
cho công đồng bảo vệ và kinh doanh sản phẩm dưới tán rừng để nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường, chấm dứt tập quán phá rừng làm nương rẫy,
góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống. Đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, lựa chọ loài cây nguyên liệu sinh trưởng nhanh, rút ngắn
2
chu kỳ sản xuất. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác chọn tạo giống, công
tác khuyến lâm vẫn còn nhiều khiếm khuyết, người dân chưa được tư vấn
kỹ lưỡng trong việc lựa chọn loại cây trồng, Kỹ thuật trồng và chăm sóc
như kỳ vọng.
Vì vậy, khi phát triển trồng rừng sản xuất chúng ta không chỉ chú ý giải
quyết thuần túy các yếu tố kỹ thuật từ khâu chọn tạo giống, kỹ thuật gây
trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cho đến các biện pháp khai thác, chế biến mà
còn phải đặc biệt chú ý đến giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan tác động
qua lại lẫn nhau. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá sinh trưởng và đề
xuất các giải pháp phát triển rừng trồng cây Keo tai tượng tại xã Tân
Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” được đặt ra là cần thiết và có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác trồng và phát triển rừng sản xuất của
xã nhằm đề xuất các giải pháp phát triển rừng sản xuất tại xã Tân Thái,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên góp phần nâng cao đời sống cho người
dân tại địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu khoa học, giúp cho sinh viên
kiểm chứng lại kiến thức lý thuyết đã học biết vận dụng kiến thức đã học vào
thực tế, và có thể tích lũy được những kiến thực tiễn trong khi nghiên cứu
phục vụ cho công tác sau khi ra trường.
Trong lĩnh vực thực tiễn sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần
tích cực trong việc nâng cao đời sống cho người dân.
Đề tài còn là cơ sở cho các đề tài nghiên cứu sau có liên quan tại
địa phương.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Để nâng cao năng suất chất lượng và phát triển rừng sản xuất, nhiều
nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu khá toàn diện
về các lĩnh vực từ chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, chọn tạo
nhân giống các khâu kỹ thuật tạo rừng, nghiên cứu các phương thức, phương
pháp tạo rừng công nghiệp đến nghiên cứu mở rộng rừng hỗn loài, nhiều tầng
để tăng giá trị kinh tế, phòng hộ và sinh thái.
2.1.1. Nghiên cứu về lập địa và chọn loài cây trồng
Kết quả nghiên cứu của Pandey.D (1983)[31] về loài bạch đàn
Eucalyptus camaldulensis được trồng trên các điều kiện lập địa khác nhau đã
cho thấy nếu trồng ở rừng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10 - 20 năm
thì năng suất chỉ đạt từ 5 - 10 m³/ha/năm, nhưng trồng ở vùng nhiệt đới ẩm thì
có thể đạt tới 30m³/ha/năm.
Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài thông Pinus patula ở
Swziland, Julian Evans (1992)[26] đã chứng minh tương quan giữa sinh
trưởng về chiều cao của loài thông này có quan hệ khá chặt (r=0,8) với các
yếu tố địa hình và đất, thông qua phương trình sau:
Y= -18,75 + 0,0544x₃ - 0,000022x₃²+ 0,0185x₄+ 0,0449x₅ + 0,5346x₁₁
Trong đó: Y : Chiều cao vút ngọn tại thời điểm 12 tuổi (m)
x₃: Độ cao so với mặt nước biển (m)
x₄: Độ dốc chênh lệch giữa đỉnh đồi và chân đồi (%)
x₅: Độ dốc tuyệt đối của khu trồng rừng (%)
x₁₁: Độ phì của đất đã được xác định
Từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về điều kiện lập
địa đã cho thấy việc xác định vùng trồng và điều kiện lập địa phù hợp với
4
từng loại cây trồng là rất cần thiết và đây cũng chính là một trong những yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của rừng.
2.1.2. Nghiên cứu về giống cây trồng
Cây trồng muốn sinh trưởng tốt, sản lượng, năng suất rừng trồng cao
phải có giống tốt. Giống là điều kiện đầu tiên quyết định đến năng suất và
chất lượng trồng rừng. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng và năng suất
cây trồng ngoài nhân tố điều kiện lập địa thì giống cây trồng còn có ý nghĩa
quyết định tới năng suất rừng trồng. Trên thế giới đã có rất nhiều nước đi sâu
nghiên cứu cải thiện tính di truyền của các giống cây rừng, điển hình như:
Trung Quốc, Thụy Điển, Công Gô, Brazin, Swaziland, Malayxia,
Zimbabwe,…
Từ thế kỷ 18 - 19 đã có những ý tưởng về nghiên cứu lai giống và sản
xuất hạt giống cây rừng cũng như nhân giống sinh dưỡng. Đầu thế kỷ 20 các
nước Bắc Âu như: Đức, Thụy Điển, Đan Mạch là những nước có nền lâm
nghiệp phát triển cũng đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về khảo
nghiệm xuất xứ, chọn giống, lai giống, xây dựng vườn giống bằng cây ghép
cho các loài Thông , Dương, Sồi Dẻ.
Hiện tại có nhiều giống cây rừng có năng suất cao đã được nghiên cứu
và đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cũng như rút ngắn chu kỳ kinh
doanh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người
trồng rừng như: Keo, Thông, Mỡ, Bạch Đàn,…ở Công Gô, bằng phương pháp
lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch đàn lai Eucalypyus hybrids có năng suất đạt
tới 35m³/ha/năm sau 7 năm trồng. Tại Brazin, bằng con đường chọn lọc nhân
tạo đã chọn được giống Bạch đàn Eucalypyus grandis có năng suất đạt tới
55m³/ha/năm sau 7 năm trồng (Welker, 1986)[34]. Ơ Zimbabwe cũng đã
chọn được giống Bạch đàn Eucalypyus grandis đạt từ 35 - 40m³/ha/năm,
giống Bạch đàn Eucalypyus urophylla đạt trung bình tới 55m³/ha/năm có nơi
5
lên đến 70m³/ha/năm (Campinhons và Ikemori, 1988)[25]. Tại công ty
Aracrug ở Brazil đã sử dụng giống Bạch đàn lai giữa E. grandis với E.
urophylla, trồng rừng bằng hom và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
tích cực đã đưa năng suất trồng rừng Bạch đàn lên tới 70m³/ha/năm. Tại
Swaziland cũng đã chon được giống Thông Pinus patula sau 15 năm tuổi đạt
năng suất 19m³/ha/năm (Pandey, 1983)[31].
Đối với cây Keo lai tự nhiên giữa Acacia mangium và Acacia
auriculiformis được phát triển đầu tiên vào những năm 1970 ở sabah,
Malaysia. Những cây lai này ở Ulu Kukut đã thấy có kích thước lớn hơn,
dạng cành và thân tròn đều hơn các cây Keo tai tượng đứng gần. Ngoài ra còn
có dấu hiệu cho thấy tỷ trọng gỗ và một số tính chất của cây lai cao hơn hẳn
cây mẹ Keo tai tượng (Rufelds, 1987)[33]. Theo Pinso và Nasi (1991)[32]
Keo lai giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm được phát hiện lần đầu tiên ở Sook
Telupid thuộc bang Sabah, Mailaysia. Cây keo lai đã được Pedley (Bảo tàng
thực vật bang Queensland) khẳng định vào năm 1977. Từ đấy người ta
thường thấy Keo lai xuất hiện trong các khu rừng trồng Keo lai tượng thu hạt
từ Ulu Kurut của Malaysia nơi có hai giống tự nhiên giữa hai loài.
Syrach Larsen đã sản xuất được một số cây lai có hình dáng đẹp và có
ưu thế về sinh trưởng. Nilsson-Ehle(1949 - 1973) đã phát hiện ra cây tam bội
có sinh trưởng tốt hơn so với cây nhị bội. Đây là một trong những lĩnh vực
nghiên cứu đột phá và đã thu được thành tựu đáng kể trong thời gian qua.
Theo Eldridge (1993)[37] các chương trình chọn giống đã bắt đầu ở nhiều
nước và tập trung cho nhiều loài cây mọc nhanh khác nhau trong đó có bạch
đàn. Brazil đã chọn cây trội và xây dựng vườn giống cây con thụ phấn tự do
cho các loài E. maculate ngay từ những năm 1952. Mỹ bắt đầu với loài
E.robusta vào năm 1966. Từ năm 1970 - 1973 Úc đã chọn được 160 cây trội
cho loài E.regnans và 170 cây trội có thân hình thẳng đẹp và tỉa cành tự
6
nhiên tốt ở loài E.grandis. Tương tự như vậy, 150 cây trội đã được chọn ở rừng
tự nhiên cho loài E.diversicolor ở Úc và loài E.deglupta ở Papua New Guin.
Nhờ những công trình nghiên cứu chọn lọc và tạo giống mới tới nay ở
nhiều nước đã có những giống cây trồng năng suất rất cao, gấp 2 đến 3 lần
trước đây như ở Brazil đã tạo được khu rừng có năng suất 70 - 80 m³/ha/năm,
tại Công Gô năng suất rừng cũng đạt 40 - 50 m³/ha/năm. Theo Covin (1990)
tại Pháp , Ý nhiều khu rừng cung cấp nguyên liệu giấy cũng đạt năng suất 40 50 m³/ha/năm, kết quả là hàng ngàn ha đất nông nghiệp đất nông nghiệp được
chuyển đổi thành đất lâm nghiệp để trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy đạt
hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài Bạch đàn, trong những năm qua các công trình nghiên cứu về
giống cũng đã tập trung vào các loài cây trồng rừng công nghiệp khác như các
loài keo và lõi thọ. Nghiên cứu của Cesar Nuevo (2000)[38] đã khảo nghiệm
các loài Keo nhập từ Úc và Papua New Guinea, các giống Lõi thọ địa phương
từ các nơi khác nhau ở Mindanao. Trên cơ sở kết quả lựa chọn các xuất xứ tốt
nhất và nhưng cây trội đã xây dựng vùng sản xuất giống và dán nhãn các cây
trội lựa chọn.
Chọn giống kháng bệnh và lai giống cũng là những hướng nghiên cứu
được nhiều tác giả quan tâm. Tại Brazil, Ken Old, Alffenas và các cộng sự từ
năm 2000 - 2003 đã thực hiện một chương trình chọn giống kháng bệnh cho
các loài Bạch đàn chống bệnh gỉ sắt Puccinia. Các công trình nghiên cứu về
lai giống cũng đã mang lại nhiều kết quả tốt phục vụ trồng rừng sản xuất
(Assis, 2000), (Paramathma, Surendran, 2000), (FAO, 1979)…..
2.1.3. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng sinh trưởng cũng như năng suất cây trồng. Có nhiều biện pháp kỹ thuật
lâm sinh tác động được nghiên cứu nhằm cải thiện năng suất cây trồng như:
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư lâm nghiệp tại trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự đồng ý của nhà trường và ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi được nhận thực hiện đề tài:“ Đánh giá sinh
trưởng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng cây keo tai tượng
tại xã Tân Thái - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”
Sau một thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp khẩn trương, nghiêm túc
và cùng với sự cố gắng của bản thân và có sự hướng dẫn tận tình của giáo
viên hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Thái, các thầy cô giáo trong trường đã giúp
đỡ tôi, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn UBND xã Tân Thái, và một số hộ dân trồng rừng tại xã đã
giúp đỡ tôi thu thập số liệu hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian và năng lực của bản thân còn
hạn chế nên đề tài tốt nghiệp không tránh khỏi có sai xót nhất định. Vì vậy tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để tôi hoàn
thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái nguyên, ngày
tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Khánh
8
2.1.3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của rừng trồng
Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp KTLS quan
trọng có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng. Vẫn đề này đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập
địa khác nhau điển hình như: Công trình nghiên cứu của Evans, J. (1992)[26],
tác giả đã bố trí 4 công thức mật độ trồng khác nhau (2985, 1680, 1075, 750
cây/ha) cho Bạch đàn E. deglupta ở Papua New Guinea, số liệu thu được sau
5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm
tăng theo chiều giảm của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy
tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng
vẫn còn nhỏ hơn những công thức trồng ở mật độ cao.
Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng sản
phẩm và chu kỳ kinh doanh. Vì thế cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh
cụ thể để xác định mật độ trồng cho phù hợp.
2.1.4. Nghiên cứu về chính sách và thị trường
Theo nghiên cứu của Thomas Enters và Patrick B. Durst (2004)[35], để
phát triển trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao ngoài sự tập trung đầu
tư vào kinh tế và kỹ thuật còn phải nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến
chính sách và thị trường. Nhận biết được 2 vấn đề then chốt đóng vai trò
quyết định đối với sản xuất nên tại các nước phát triển như Mỹ, Canada,
Nhật,…nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp ở các quốc gia phát triển hiện nay được
tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến
khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Nrong Mahanop
(2004)[30] ở Thailand, Ashadi và Nina Mindawati, Indonesia (2004)[24]. Qua
những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay có 3 vấn đề được
9
xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc
gia Đông Nam Á chính là:
- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất
- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng
- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của ngườì dân
Quan điểm chung về phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế
cao là trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất
khẩu có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hóa các hình
thức sở hữu trong mỗi loại hình tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm hỗ trợ và nâng
cao hiệu quả trong công tác phát triển rừng trồng nói chung và rừng trồng sản
xuất nói riêng. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chọn loài
cây trồng, chọn lập địa, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật và cơ chế chính
sách. Kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu đã đóng góp tích cực
vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trồng rừng ở nước ta trong thời gian
qua. Có thể tóm tắt kết quả một số công trình như sau:
2.2.1. Nghiên cứu về chọn loài cây trồng
Chọn loài cây trồng là một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác
trồng rừng, nó có tính quyết định đến năng suất, chất lượng và sự thành bại
của rừng trồng trong tương lai. Do vậy, trong nhiều thập kỷ qua việc nghiên
cứu chọn lựa tập đoàn cây trồng phù hợp cho các vùng kinh tế lâm nghiệp
trong cả nước và trên từng lập địa cụ thể đã được nghành lâm nghiệp và các
nhà khoa học quan tâm giải quyết.
Từ năm 1978, để kịp thời cho nhiệm vụ trồng rừng và phát triển lâm
nghiệp của cả nước sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng, bộ lâm nghiệp
(nay là bộ NN & PTNT) đã có văn bản quy định về các loài cây dùng để trồng
10
rừng cho các tỉnh. Tuy nhiên, do hoàn cảnh đất nước mới thống nhất quy định
về cây trồng rừng chủ yếu mới chỉ dựa vào kết quả đạt được từ kinh nghiệm
sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh phía bắc là chính do đó cơ sở khoa học và
căn cứ thực địa còn nhiều hạn chế.
Đến năm 1985, trong công trình nghiên cứu : “Bước đầu xác định cây
trồng rừng cho các vùng KTLN” của G.S Nguyễn Xuân Quát – Viện Lâm
nghiệp Việt Nam [13]. Nhóm tác giả đã đề xuất 92 loài cây trồng rừng trên 9
vùng với 5 tiêu chí lựa chọn:
Đáp ứng được mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp của vùng, địa phương
phù hợp với hoàn cảnh sinh thái, điều kiện lập địa nơi trồng, nơi phát triển.
Đã có quy trình hay hướng dẫn kỹ thuật hoặc tối thiếu cũng phải có
kinh nghiệm và đã được phát triển trong sản xuất có kết quả cũng như đã
được mô hình hóa với quy mô đủ lớn trên thực địa.
Nguồn giống đảm bảo được nhu cầu phát triển cả số lượng và chất lượng.
Cho năng suất, hiệu quả kinh tế có thể chấp nhận được.
Kết quả nghiên cứu trên đã được Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ NN &
PTNT ban hành kèm theo quyết định số 680/QĐ/LN ngày 15/8/1986, quy
định những loại cây trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cho các vùng KTLN.
Năm 1996 với sự tài trợ của dự án STRAP và tổ chức FAO, công trình
nghiên cứu “ Xác định cây bản địa cho trồng lại rừng theo mục đích sử dụng
ở Việt Nam” do Viện khoa học Lâm nghiệp (KHLN) Việt Nam thực hiện đã
đưa ra danh mục 197 loài cây bản địa theo mục đích sử dụng gồm: 83 loài cây
gỗ lớn, 50 loài cây gỗ nhỏ 40 loài cây cho sản phẩm ngoài gỗ và 23 loài cây
phù trợ [21].
Năm 1997 cùng với sự tài trợ của dự án STRAT và Đại sứ quán Úc
công trình nghiên cứu “Xác định loài cây gỗ bản địa có chất lượng cao để
trồng rừng” do Viện KHLN Việt Nam thực hiện. Kết quả đã đề xuất được
11
210 loài cây gỗ bạn địa có chất lượng cao phân bố trong các vùng kinh tế lâm
nghiệp theo 3 cấp độ cao [22].
Trần Quang Việt, Nguyễn Bá Chất khi nghiên cứu đề tài : “ Xác định
cơ cấu cây trồng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cho một số loài cây
chủ yếu phục vụ trương trình 327” trong 2 năm (1998 - 1999) đã đề xuất được
104 loài cây mục đích phòng hộ và cây phù trợ lấy gỗ [23].
Phạm Đình Tam và các cộng sự thuộc Viện KHLN Việt Nam đã thực
hiện dự án “Điều tra đánh giá xác định tập đoàn cây trồng rừng sản xuất có
hiệu quả trên các dạng lập địa trong các vùng KTLN toàn quốc” từ 2002 2004[19]. Kết quả đã đề xuất được danh mục loài cây trồng rừng sản xuất có
hiệu quả cho các vùng kinh tế lâm nghiệp gồm 37 loài, phân theo 4 nhóm:
+ Nhóm 1 là nhóm các loài mọc nhanh cho năng suất cao, đây là nhóm
chủ lực cho trồng rừng, gồm 12 loài.
+ Nhóm 2 là các loài cây bản địa lá rộng tạo thế bền vững cho cây
trồng rừng gồm 15 loài.
+ Nhóm 3 là các loài cây cho LSNG gồm 7 loài.
+ Nhóm 4 là các loài cây dự tính cho tương lai, gồm 3 loài.
Với những thành quả nghiên cứu đạt được, Bộ NN & PTNT đã có
quyết định số 16/2005/QĐ - BNN ngày 15/3/2005 về quy định danh mục về
các loài cây cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp trên
toàn quốc.
2.2.2. Nghiên cứu về lập địa
Lập địa được hiểu là những điều kiện ở nơi sinh trưởng hay nơi sinh
sống của thực vật. Các yếu tố lập địa quết định tạo nên thực trạng rừng khác
nhau và ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng rừng. Bởi vậy trong nhiều năm
qua để phục vụ công tác trồng rừng nhiều công trình nghiên cứu về lập địa đã
12
được thực hiện trên phạm vi cả nước. Có thể điểm qua một số công trình
nghiên cứu chủ yếu như sau:
Hoàng Xuân Tý (1980)[20], đã thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và
hướng dẫn sử dụng đất vùng trung tâm trong kinh doanh rừng nguyên liệu
giấy”. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố thổ nhưỡng ảnh hưởng rõ rệt nhất đối
với năng suất rừng trồng là: Hàm lượng mùn, hàm lượng đạm, độ xốp, chế độ
nước và độ dày tầng đất. Tác giả cũng cảnh báo rằng cả 56 nhân tố này đều dễ
dàng thay đổi, rất dễ suy thoái do mất rừng và sử dụng đất không hợp lý.
Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình và các cộng sự (1995)[17] khi thực
hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện
phương pháp điều tra lập địa” đã chỉ ra rằng độ phì đất và tiềm năng sản xuất
đất lâm nghiệp nhìn chung còn khá nhưng thực tế chưa được phát huy sử
dụng đất có nơi chưa bền vững. Cần có quy hoạch và xây dựng chiến lược
cho rừng trồng sản xuất, có mục tiêu rõ ràng đặc biệt rừng trồng công nghiệp
trên phạm vi toàn quốc.
Vũ Đình Hưởng, Phạm Thế Dũng va cộng sự 2005 [10] đã phối hợp
với trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) tham gia dự án mạng
“Quản lý lập địa và năng suất rừng trồng nhiệt đới” tại Trạm Phú Bình, Bình
Dương với đối tượng là rừng trồng keo lá tràm luân kỳ hai. Kết quả bước đầu
cho thấy việc để lại cành nhánh sau khai thác đã có tác động tới tăng trưởng
của rừng trồng chu kỳ hai, sau 2 năm đường kính và chiều cao của các công
thức để lại cành nhánh đã lớn hơn rõ rệt so với công thức không để lại cành
nhánh. Ngoài ra việc kiểm soát cỏ dại bằng cách phun thuốc diệt cỏ quanh
gốc cây rộng 1,5m cách đã làm tăng trưởng của rừng ở tuổi 2 lên 45%. Việc
bón phân hợp lý cũng làm tăng trưởng rừng keo lá tràm lên 15%.
Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm và công sự (2000)[15] đã thực hiện đề tài
“Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa vi mô cho rừng trồng công nghiệp tại
iii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất........................................ 32
Bảng 4.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp xã phân theo chức năng. .................. 38
Bảng 4.2: Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng sản xuất của xã Tân
Thái từ trước đến nay ................................................................................ 39
Bảng 4.3: Các biện pháp KTLS được áp dụng trong xã ........................................ 41
Bảng 4.4: Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3) của lâm phần rừng trồng keo
tai tượng thuần loài tuổi 6.......................................................................... 45
Bảng 4.5: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) lâm phần rừng trồng keo tai
tượng tại xã Tân Thái. ............................................................................... 46
Bảng 4.6 Hiện trạng đất dưới tán rừng trồng keo tai tượng tại 3 vị trí chân, sườn và
đỉnh............................................................................................................. 47
Bảng 4.7. Năng suất của các mô hình trồng rừng ở tuổi 6. .................................... 49
Bảng 4.8 Phân loại sản phẩm gắn với thị trường ở xã Tân Thái. .......................... 51
Bảng 4.9. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển rừng
sản xuất tại xã Tân Thái............................................................................. 52
14
cung cấp 60% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 40% giống
được tạo từ phương pháp vô tính để cung cấp cho trồng rừng. Đến năm 2015
đảm bảo cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 50%
là giống vô tính [1].
Cải thiện giống từ chỗ chỉ được tiến hành ở một số cơ quan nghiên cứu,
đến nay đã được tiến hành ở nhiều cơ quan nghiên cứu và sản xuất như Trung
tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam,
trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu Phù Ninh, các cơ sở của công ty
giống lâm nghiệp trung ương, trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nghiệp
Quảng Ninh, trung tâm bảo vệ rừng số 2 Thanh Hóa và nhiều cơ sở khác
trong cả nước.
2.2.4. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động
Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động nhằm nâng cao năng suất cây
trồng trong những năm gần đây rất được chú ý. Tùy theo đác điểm ngoài, điều
kiện lập địa, cường độ kinh doanh và có những kết quả nghiên cứu khác nhau.
2.2.4.1. Ảnh hưởng của xử lý thực bì và làm đất đến sinh trưởng của rừng trồng
Tùy vào điều kiện đất, loài cây trồng và phương thức trồng rừng mà đất
có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Sau khi xử lý thực bì,
làm đất được tiến hành theo phương thức làm đất cục bộ hay toàn diện, tuy
nhiên trong một số điều kiện nhất định, đất được xử lý bằng cách lên líp trước
khi đào hố.
Thí nghiệm về trên líp rừng trồng được tiến hành tại Quảng Trị, trên
vùng đất cát nội đồng có lượng mưa trung bình năm đạt 2200 – 2800mm/năm
và thường hay bị ngập lụt vào mùa mưa (Nguyễn Thị Liệu, 2004)[11]. Thí
nghiệm được tiến hành với Keo lá tràm (A.auriculiforimis) và Keo lưỡi liềm
(A.crassicapar). Kết quả cho thấy sau 4,5 năm trên líp làm tăng một cách có ý
nghĩa về đường kính và chiều cao của Keo lưỡi liềm. Tuy nhiên, với keo lá
15
tràm sự khác nhau rõ rệt chỉ xảy ra với đường kính. Kích thước líp thích hợp
để trồng cây lưỡi liềm là cao 0,2m, rộng 4m và keo lá tràm là 0,2m chiều cao
và 1,5m chiều rộng.
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động đầu tiên trong trồng rừng thì
phương pháp làm đất là chính. Ngoài những nghiên cứu làm đất thủ công
trước kia, xu hướng hiện nay được các nhà lâm sinh quan tâm đó là áp dụng
cơ giới trong làm đất. Trong nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự
(2001)[16], thông qua thí nghiệm cày ngầm để trồng rừng bạch đàn Urophylla
trên đất thái hóa ở Phù Ninh - Phú Thọ cho thấy sau 8 năm tuổi năng suất cây
đạt 16 m³/ha/năm, nhưng nơi làm đất thủ công chỉ đạt 5m³/ha/năm. Ngược lại,
trên đất dốc thái hóa ở Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng (2005)[6] đã thử
nghiệm hai phương pháp làm đất thủ công và cơ giới để trồng rừng keo lai,
kết quả cho thấy sinh trưởng của Keo lai ở phương pháp làm đất thủ công lại
tốt hơn phương pháp làm đất cơ giới sau 3 năm tuổi.
Năm 2001, thí nghiệm về làm đất được tiến hành với Keo lá tràm
(Phạm Thế Dũng, 2005)[6]. Sau 4 năm chiều cao của cây sau thí nghiệm đối
chứng (không cày) tốt hơn rõ rệt so với cây trong công thức làm đất bằng
phương pháp làm toàn diện. Nguyên nhân có thể trong công thức làm toàn
diện đất bị lở trôi hoặc xói mòn. Sự khai thác có ý nghĩa cũng được ghi nhận
đối với tăng trưởng đường kính thân cây là trữ lượng lâm phần.
2.2.4.2. Ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng của rừng trồng
Nhằm nâng cao sản lượng rừng trồng, từ năm 1990 phân bón được sử
dụng khá phổ biến trong trồng rừng tại Việt Nam. Do điều kiện khí hậu và đất
đai khác nhau giữa các vùng nên tùy vào loài cây trồng và đặc điểm của đất
mà phân bón được sử dụng với liều lượng và chủng loại khác nhau. Các loại
phân thông thường được sử dụng là NPK tổng hợp, đạm, lân, phân chuồng và