Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.67 KB, 15 trang )

+

+

+

+

KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ BIỂN
1, Khái niệm
Có thể hiểu là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế
không diễn ra trực tiếp trên biển nhưng dựa vào biển, liên quan đến việc khai thác các yếu tố
tài nguyên biển.
2, Vai trò
Thúc đẩy các quan hệ quốc tế phát triển đặc biệt là quan hệ buôn bán quốc tế (thương mại
quốc tê), vận chuyển, trung chuyển hàng hóa quốc tế (vận tải quốc tế, cảng trung chuyển
quốc tế), du lịch quốc tế (du lịch biển, du lịch tàu biển), hợp tác quốc tế và chuyển giao
công nghệ trong các lĩnh vực: Thông tin liên lạc biển; Nghiên cứu khoa học-công nghệ biển;
Bảo vệ môi trường sinh thái biển,…
Kinh tế biển góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô như tái cơ cấu nền kinh tế, cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc thu ngoại tệ, thất nghiệp, công ăn việc làm,
xóa đói giảm nghèo, khoảng cách giàu nghèo,…
Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất: là nguồn cung cấp nhiên liệu (dầu
khí), cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất (công nghiệp xây dựng, chế
biến thực phẩm, dược phẩm,…)
Kinh tế biển góp phần giảm bớt áp lực đối với khai thác tài nguyên không có khả năng tái
sinh trên mặt đất
3, Một số vấn đề
Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển
a, Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên biển
Nhiều loài sinh vật biển giảm về số lượng


Giá trị về độ phủ của rạn san hô và độ đa dạng loài cũng có chiều hướng suy giảm trong
những năm gần đây.
b, Ô nhiễm môi trường biển
Ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền kể cả các ô nhiễm xuất phát từ các dòng sông, ngòi, cửa sông,
ống dẫn và các thiết bị thải đồ công nghiệp.
Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán của quốc gia ven
biển, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị thuộc quyền tài phán của họ
Ô nhiễm do sự nhận chìm và trút bỏ chất thải
Ô nhiễm do hoạt động của các loại tàu thuyền và tai nạn thuyền trên biển
Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Kinh tế thủy sản: Moi trường thủy sinh trên biển, môi trường nuoi trồng thủy sản, sự suy
giảm sản lượng và chất lượng thủy sản biển.
Kinh tế hàng hải: Kinh tế vận tải biển, kinh tế cảng biển
Kinh tế du lịch biển: Đầu tư hạ tầng tăng, rủi ro, nước biển dâng làm suy giảm giá trị các
khu bảo tồn,..
Tranh chấp và bảo vệ chủ quyền biển đảo giữa các quốc gia.
MÔ HÌNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỦY SẢN
1, Mô hình cân bằng sinh học thủy sản giản đơn

1

1


Tất cả các điểm nằm trên đường công đều tương ứng với mức tăng trưởng và trữ lượng nhất
định.
Bắt đầu từ 1 trữ lượng nhỏ của loài lớn hơn Xmin (ít nhất có 1 đực va 1 cái), trữ lượng loài
lúc đầu sẽ tăng trưởng (F(x) sẽ tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng sẽ đồng biến với trữ lượng
loài khi tốc độ tăng trưởng chưa đạt tối đa, bên trái năng suất tối đa (MSY).

Ở khu vực này, số mới sinh lớn hơn số chết rất nhiều, bởi vì trữ lượng nhỏ, thức ăn, môi
trường sống còn phong phú.
Tốc độ tăng trưởng của loài sẽ giảm dần, tỉ lệ nghịch với trữ lượng loài X khi trữ lượng nằm
bên phải của MSY, bởi vì lúc này sinh khối đã đông đặc, sự cạnh tranh trong nội bộ loài gia
tăng với những vấn đề thức ăn, nơi ở và bạn tình. Số mới sinh nhỏ hơn số chết khả năng
tăng trưởng của loài chậm, nhưng mật độ của loài đông đặc hơn
2, Mô hình cân bằng sinh học và khai thác

H1: Do mức khai thác > so với F(x) MSY nên có thể khai thác ở mức H1 nhưng trong điều
kiện X(t) >H1. Mức độ đánh bắt>tốc độ tăng trưởng tối đa nên không 1 loại tài nguyên nào
có thể tồn tại, vì vậy tài nguyên sẽ bị cạn kiệt dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng.
H2:
Trữ lượng loài bên trái MSY, tốc độ tăng trưởng luôn nhỏ hơn tốc độ khai thác, nguồn thủy
sản bị cạn kiệt
XMsy đến K, thì trữ lượng sẽ giảm tới XMSY. Trong điều kiện này, năng suất là cao nhất
nhưng chưa hoàn toàn bền vững vì khi môi trương thay đổi sẽ giảm xuống dưới MSY, giống
H2.
H3:
TH1: Nếu trữ lượng từ 2 cá thể đến X13: Tốc độ tăng trưởng Fx

kiệt giống H1
TH2: X13=>X23: tốc độ khai thác H3 luôn nhỏ hơn tốc độ tt Fx, vi vậy mặc dù quần thể
loài bị đánh bắt lượng H3 nhưng Fx>H3 làm cho sinh khối của loài vẫn răng do sinh khối
của loài sẽ tăng X23, dừng tại đó.
TH3: X23 đến K: H3>Fx trữ lượng loài sẽ giảm về X23. Như vậy, khai thác với H3 khi sinh
khối của loài nằm bên phải của XMsy sẽ tạo ra bền vững sinh học và môi trường.
Mức H1: sẽ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bởi vì với mức độ khai thác này lớn hơn tốc
độ tăng trưởng lớn nhất loài có thể.
Mức H2: Có thể là mức cho sản lượng đánh bắt lớn nhất, nhưng vẫn chưa bền vững bởi vì
thủy sản phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và sinh học, rất có thể do yếu tố này mà tốc độ
tăng trưởng ko thể đạt tới được mức tăng trưởng FXmsy, điều này sẽ dẫn tới hiện tượng cạn

kiệt.

2

2


Mức H3: mà mức khai thác bền vững, nếu sinh khối của loài lớn hơn XMSY, lúc này trữ
lượng loài sẽ tiến tới tồn tại bền vững tại điểm X23. Lưu ý: trứ lượng loài bên trái X13 mức
H3 cũng sẽ dẫn tới tuyệt chủng.
3, Mối quan hệ giữa cố gắng đầu tư, tổng doanh thu và tổng chi phí trong đk sở hữu tư
nhân và sở hữu vô chủ
Eo: Tổng doanh thu bằng tổng chi phí, người đánh bắt sẽ ko đầu tư vượt quá E0 vì lúc này
TRMC=MR, tối đa hóa lợi nhuận.
Ep: tại điểm mà chi phí biên bằng doanh thu biên, trong khi đó trong điều kiện tài nguyên là
vô chủ, chủ đầu tư khai thác sẽ đầu tư tại điểm chi phí trung bình bằng doanh thu trung bình
mức đầu tư tại E0. Tại điểm này MRGiá ban đầu của nhà độc quyền cao hơn so với cạnh tranh hoàn hảo, mô hình độc quyền
tốc độ tăng của gia chậm hơn giá nguyên liệu của các nhà độc quyền lúc đầu đã ở mức
cao hơn so với giá thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Xét dưới góc độ thời gian, nhà độc
quyền khai thác sản lượng ít hơn. Chính vì vậy mà thời gian khai thác của nhà độc
quyền cao hơn nhiều so với cạnh tranh hoàn hảo. Do vậy có thể nói”Nhà độc quyền là
bạn của nhà bảo tồn nhưng làm thiệt hại thặng dư cho xã hội”.
KINH TẾ KHAI THÁC DỊC VỤ VẬN TẢI VÀ CẢNG BIỂN
1, Kinh tế khai thác địch vụ vận tải biển
Vận tải biển thúc đẩy buôn bán hàng hóa phát triển. Do vậy trên thế giới có 85% tổng khối
lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển.
Vận tải biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường buôn
bán quốc tế Kinh tế khai thác dịch vụ vận tải biển:

Vận tải biển là ngành đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Vận tải biển xuất hiện rất sớm và ngày càng phát triển mạnh do nó có những ưu thế mà các
ngành vận tải khác không có được:
Phạm vi hoạt động rộng với sức chuyên chở không hạn chế và do tuyến dường vận tải là
tuyến đường giao thông tự nhiên nên chi phí vận tải biển rẻ, vận tải biển có thể chuyên chở
nhiều loại hàng hóa khác nhau, với đặc điểm hàng hóa khác biệt.
Vận tải biển tác động mạnh đến cán cân thanh toán quốc tế.
. Kinh tế khai thác dịch vụ vận tải và cảng biển.
 Vận tải biển: là loại hình vận tải nhằm thay đổi vị trí của con người hay hàng hóa từ nơi
này đến nơi khác trong một khoảng thời gian nhất định bằng phương tiện vận tải chủ yếu là
tàu biển.
 Đặc điểm vận tải biển:
+ Ưu điểm của vận tải biển trong hoạt động thương mại quốc tế
- Năng lực chuyên chở lớn: các tàu trong vận tải biển có sức chứa lớn, có thể chạy nhiều tàu
trong cùng một thơi gian với cùng một tuyến đường.
- Phù hợp cho các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế như các loại hàng hóa rời, có kích
thước khối lượng lớn giá thành thấp : than đá, quặng, dầu mỏ …
- Ít tốn chi phí để đầu tư các tuyến đường: hầu hết các tuyến đường trong vận tải biển đều là
các tuyến đường tự nhiên, không đòi hỏi ốn, vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo
quản, trừ việc xây dựng các kênh đào, hải cảng.
3

3


+









- Giá thành vận tải đường biển thấp : do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình
lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải biển cao thêm vào đó nhiều tiến
bộ khoa học kĩ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có
xu hướng hạ.
- Tiêu thụ nhiên liệu trên một trọng tải thấp, chỉ cao hơn vận tải đường sông một ít.
Nhược điểm của vận tải biển hiện nay
- Tốc độ di chuyển của tàu biển tương đối thấp ( khoảng 14-20 hải lý/ giờ). Tốc độ này
chậm hơn nhiều so với máy bay hay tàu hỏa. Về mặt kĩ thuật mặc dù ta có thể đóng các loại
tàu biển có tốc độ di chuyển nhanh hơn, nhưng còn tính đến chi phí giá thành vận tải.
- Bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của thiên nhiên : gió, mưa, bão, sóng thần … Quãng
đường tàu di chuyển dài và rộng, qua nhiều vùng khí hậu khác nhau, các yếu tố thiên nhiên
xảy ra thường không theo quy luật nào nên tổn thất hàng hải càng dễ xảy ra.
- Rủi ro trong quá trình vận chuyển cao : rủi ro trong đâm va chạm tàu, trục trặc kĩ thuật
trong thiết kế chế tạo bảo dưỡng tàu.. Các tuyến tàu biển hoạt động tương đối độc lập giữa
vùng không gian biển rộng lớn nên khi gặp rủi ro thì công tác hỗ trợ cứu hộ cứu nạn xảy ra
khó khăn hơn.
- Đường vận tải dài, phải dừng chân ở nhiều vùng đất quốc gia khác nhau, dễ bị ảnh hưởng
bởi chính sách pháp luật và tình hình chính trị ở đó…
- Không phù hợp với các loại hàng hóa có vòng đời thấp.
3.1 Kinh doanh dịch vụ vận tải biển: bao gồm việc khai thác đội tàu, vận chuyển hàng hóa
và hành khách từ cảng biển này đến cảng biển khác nhằm thu cước phí vận chuyển và kinh
doanh các dịch vụ khác như bốc xếp, giao nhận, lưu qua bãi nhằm thu cước phí dịch vụ.
Trong vận tải biển có những lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chủ yếu sau:
- Kinh doanh khai thác đội tàu
- Kinh doanh khai thác cảng biển
3.1.1 Kinh doanh khai thác đội tàu

a, Kinh doanh tàu theo chuyến: là công tác kinh doanh tàu theo sự thỏa thuận của người
thuê tàu để vận chuyển các loại hàng hóa bất kỳ chạy theo các tuyến vận tải mà tàu có thể
đảm nhận được với giá cước vận chuyển và các điều kiện khác liên quan được 2 bên thoải
thuận và chấp nhận theo thị trường.
Đặc điểm: - Tuyến đường không cố định mà theo nhu cầu của người thêu hàng.
- Tàu phải tìm hàng.
- Mối quan hệ giữa người cho thuê tàu và người thuê tàu được điều chỉnh với nhau bởi hợp
đồng cho thuê tàu.
- Các điều khoản trong hợp đồng do 2 bên thỏa thuận.
- Đối tượng chuyên chở thường chuyên chở các loại hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất
hàng hóa tương đối thuần nhất và phải đủ hàng để chở đầy tàu.
- Điều kiện chở: tàu bến, cảng xếp – dỡ, chi phí chuyển tải … do 2 bên thỏa thuận.
- Cước phí được quy định theo thỏa thuận và thường là có biến động.
Ưu điểm: Nhược điểm: -

Trình tự các bước tiến hành cho thuê tàu chuyến:
Bước 1: Chào tàu (chào hàng): chủ tàu gửi cho các đại lý về những con tàu
4

4


Bước 2: Người thuê tàu thông qua người môi giới đại lý yêu cầu thuê để vận chuyển hàng
hóa cho mình
Bước 3: Người môi giới hỏi tàu và liên lạc với chủ tàu
Bước 4: Sau khi người môi giới hỏi tàu thì chủ tàu tính toán để có quyết định
Bước 5: Chủ tàu và người môi giới đàm phán
Bước 6: Thông báo kết quả đàm phán để chuẩn bị cho kí kết hợp đồng
Bước 7: Người chủ tàu và người thuê ký kết hợp đồng
Bước 8: Thực hiện hợp đồng

Bước 9: Chủ tàu điều tàu tới cảng quy định theo thời gian đã thỏa thuận
Bước 10: Chủ hàng phải chuyển hàng hóa ra cảng để xếp lên tàu. Sau khi hàng hóa được
xếp lên tàu, chủ tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu.( vận đơn này được gọi là vận đơn
theo hợp đồng)
Bước 11: Tàu vận chuyển hàng hóa từ cảng xép dỡ dến nơi xếp dỡ
Bước 12: Dỡ hàng khỏi tàu và giao cho người nhận hàng.
b, Thuê tàu định tuyến (tàu chợ): là tàu chạy trên một tuyến cố định với giá cước đã xác
định và với nhịp trình vận hành tàu (được ấn định) đã được thông báo trước.
• Đặc điểm: - Lịch trình ( tuyến) cố định
- Giá cước tương đối ổn định do chủ tàu hoặc hiệp hội hãng (tàu) đưa ra thường bao gồm cả
chi phí xếp dỡ (thường cao hơn so với tàu chuyến)
- Chủ tàu có quyền lựa chọn đơn vị tính cước
- Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quyết định được in săn trên vận đơn đường biển
- Người thuê không được phép sửa đổi bất cứ điều gì trên vận đơn
- Tàu chợ không đúng quy định mức xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ với chủ tàu hàng vì trách
nhiệm xếp dỡ thuộc về chủ tàu
- Không có hợp đồng thuê tàu.
• Ưu điểm
• Nhược điểm



Trình tự các bước tiến hành
Bước 1: Chủ tàu công bố lịch chạy tàu, các cảng tàu ghé qua, các điều khoản, giá cước …
và chỉ định các đại lý môi giới đến bến cảng đó.
Bước 2: Chủ hàng thông qua người môi giới tìm tàu để vận chuyển hàng hóa cho mình
Bước 3: Người môi giới điều tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ. Giấy lưu cước thường
viết sẵn theo mẫu trong đó có các thông tin cần thiết để điền khi sử dụng. Việc lưu cước tàu
chợ có thể cho 1 lô hàng bé hoặc có thể cho lô hàng lớn. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả
quý hoặc cả năm bằng 1 hợp đồng lưu cước với giá tàu. Người môi giới và chủ tàu thỏa

thuận 1 số điều cơ bản và xếp dỡ vận chuyển hàng hóa.
Bước 4: Người môi giới thông báo chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu.
Bước 5: Chủa hàng đón lịch tàu để vận chuyển hành hóa ra cảng giao cho tàu.
Bước 6: Chủ tàu hay đại diện của chủ tàu cấp cho chủ hàng 1 bộ vận đơn theo yêu cầu của
chủ hàng.
Lưu ý: trong hình thức cho thuê tàu định tuyế, quan hệ giữa chủ tàu với người thuê tàu
không điều chỉnh bằng hoạt động thuê tàu. Khi chủ tàu có nhu cầu gửi hàng chỉ cần thể hiện
giấy lưu cước đối với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì sau khi nhận
hàng hãng tàu sẽ phát vận đơn cho chủ hàng. Vận đơn đã phát hành đồng nghĩa với việc chủ
5

5


tàu xác nhận trách nhiệm chuyên chở. Ở đây vận đơn được coi là căn cứ pháp lý giữa chủ
hàng với chủ tàu tại cảng người cầm vận đơn sẽ được nhận hàng.
c, Cho thuê tàu định hạn: Là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê tất cả con tàu để người
thuê sử dụng vào mục đích kinh doanh, khai thác vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách
trong một thời hạn nhất định theo những quy định của hợp đồng kí kết giữa chủ tàu và
người thuê tàu.
• Đặc điểm: - Cho thuê tàu định hạn là phương thức cho thuê tài sản
- Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyển sử dụng con tàu cho người thuê đồng thời phải
đảm bảo khả năng đi biển của con tàu trong suốt thời gian thuê
- Người thuê tàu có trách nhiệm về việc kinh doanh khai thác con tàu được thuê để lấy cước,
hoặc vì mục đích kinh tế khác (tự vận chuyển hàng hóa )
- Hết thời hạn thuê tàu người thuê có trách nhiệm hoàn trả cho chủ tàu toàn bộ con tàu trong
tình trạng đảm bảo về mặt kỹ thuật tại cảng quy định, đúng thời gian quy định.
- Người thuê phải trả tiền thuê tàu theo quy định của hợp đồng, chi phí hoạt động của tàu do
người thuê tàu chịu
- Văn bản điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa chủ tàu và người thuê tàu

- Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở mà người thuê đóng vai trò này để thực
hiện vận chuyển hàng hóa nhằm phục vụ mục đích riêng về kinh doanh.


Trình tự các bước cho thuê tàu:
Bước 1: Phân tích và dự đoán thị trường thuê tàu, có thể phân chia chu kỳ của thị trường
thành 4 giai đoạn: - GĐ1: Giá cước cực tiểu (đáy), giá cước giảm mạnh xuống ( chi phí khai
thác bình quân), nguyên nhân là do dư thừa sức chở của đội tàu. Khi đó các tàu phải giảm
tốc độ chạy trên biển để duy trì tốc độ kinh tế nhằm tiết kiệm nguyên liệu do phải chờ hàng
tại cảng, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đội tàu, dẫn tới tài chính kiệt quệ thiếu
tiền để duy trì đội tàu sẽ buộc phải bán bớt tàu với giá rất thấp.
- GĐ2: Giá cước phục hồi, khi cung và cầu đạt tới cân bằng dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự
phục hồi của giá cước là mức cước tăng lên, vượt lên chi phí khai thác tàu. Khi thị trường
của giai đoạn này nóng lên sẽ chuyển từ kinh tế gián tiếp sang kinh tế trực tiếp nhằm thu lợi
nhuận bằng chuyên chở hàng hóa thông qua các hợp đồng vận chuyển.
- GĐ3: Giá cước cực đại (đỉnh) khi cầu về vận tải tăng mạnh dẫn tới giá cước có thể tăng ấp
2, 3 lần. Giai đoạn này có thể kéo dài vài năm tùy thuộc diễn biến cung cầu. Đội tàu được
khai thác triệt để với tốc độ tối đa. Giá tàu cũng được đẩy lên cao kéo theo ngành đóng tàu
sôi nổi hơn.
- GĐ4: Giá cước suy giảm khi cung vượt quá cầu thì thị trường có xu hướng giảm giá cước.
Bước 2: Chào tàu
Chủ tàu thực hiện chào tàu trên thị trường thuê tàu bằng cách gửi tới các nhà đại lý, môi
giới thông tin về đội tàu nhằm quảng bá năng lực
Bước 3: Chào bán, ký kết hợp đồng cho thuê tàu định hạn.
Chủ tàu và người thuê tàu thống nhất điều khoản trách nhiệm của các bên ký hợp đồng.
Bước 4: Thực hiện hợp đồng
Người thuê tàu trả tiền thuê tàu theo quy định . Chủ tàu phải bàn giao tàu theo đúng địa
điểm và time thỏa thuận. Người thuê tàu phải giao trả tàu đúng địa điểm time quy định
Bước 5: Thanh lý hợp đồng
Việc thanh lý hợp đồng sau khi kết thúc hiệu lực hoạt động do 2 bên thỏa thuận, nếu thuê

tiếp phụ vào hợp đồng kèm theo hợp đồng chính.
3.1.2 Kinh doanh khai thác dịch vụ cảng biển
6

6


- Khái niệm Cảng biển: Cảng biển bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra vào hoạt động để xếp dỡ hàng
hóa đóng trả khách hoặc các hoạt động dịch vụ khác.
Cảng biển có thể có 1 hoặc nhiều bến cảng, bến cảng có thể có 1 hay nhiều cầu càng.
- Phân loại:
• Theo quy mô cảng biển (tầm quan trọng)
– Loại I đặc biệt quan trọng có quy mô lớn phục vụ trong phát triển kinh tế xã hội của cả
nước.
- Loại II quan trọng có quy mô vừa phục vụ phát triển kinh tế xã hội của vùng hoặc liên
vùng.
- Loại III quy mô bé, phục vụ cho địa phương hoặc doanh nghiệp
• Theo mục đích sử dụng – Cảng buôn ( thương mại)
- Cảng cá
- Cảng
- Cảng trú ẩn
• Theo công dụng : - Cảng tổng hợp
- Cảng chuyên dụng
- Cảng quốc tế
- Cảng nội địa
- Hình thức kinh doanh khai thác cảng biển:
a, Kinh doanh theo hình thức sử dụng chung:
- Tất cả kết cấu hạ tầng và trang thiết bị tại cảng đều do Nhà nước đầu tư xây dựng, quản lý,
khai thác và giao phó cho đơn vị trực tiếp khai thác. Lợi nhuận tăng do cảng tạo ra được do

Nhà nước hưởng ( thông qua hình thức trích nộp khấu hao và thuế vốn )
- Dạng hoạt động này thựuc hiện thao nguyên tắc, đến trước phục vụ trước (FCFS). Việc bố
trí tàu vào bến được tiến hành một cách ngẫu nhiên.
- Các loại phí và lệ phí cảng được thanh toán theo giá quy định và theo thời gian thực tế tàu
phục vụ tại cầu cảng.
b, Kinh doanh cho thuê kết cấu hạ tầng cảng:
- Nhà nước đầu tư toàn bộ kết cấu hạ tầng và cho các Công ty xếp dỡ thuê để khai thác.
- Các công ty có thể đầu tư thêm thiết bị, nhưng khi hết hạn hợp đồng thuê, Công ty xếp dỡ
phải di chuyển các thiết bị đó ra khỏi cảng.
- Hình thức khai thác này thường được áp dụng cho các hãng tàu (liner) có ưu đãi. Khi tàu
của hãng đó đến cảng, tàu được ưu tiên cập bến để tiến hành làm hàng ở bát cứ thời điểm
nào. Khi không có tàu của hãng đó đến cảng, cảng có thể sự dụng bến vào mục đích khác.
c, Kinh doanh cho thuê đất sử dụng cảng:
- Nhà nước giữ quyền sở hữu đất đai, các công ty thuê đất trong thời gian dài để đầu tư các
công trình kết cấu hạ tầng, thiết bị khai thác theo định hướng của cảng.
- Các hãng tàu được độc quyền sử dụng bến đã thuê, cho dù không có tàu của hãng đến
cảng.
- Người thuê được toàn quyền đầu tư và điều hành bến theo mục đích của mình.
- Hình thức này sẽ giảm thời gian đỗ bến của tàu và những rủi ro có liên quan đến giao nhận
hàng hóa.
3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải biển
a, Đường biển
- Các tuyến đường biển hầu hết là các tuyến đường tự nhiên do đó không đòi hỏi đầu tư
nhiều về vốn, nguyên vật liệu, sức lao động.
7

7


- Khả năng thông qua của đường biển lớn, không bị hạn chế như các phương thức vận tải

khác ( cùng 1 lúc tuyến đường biển có thể tổ chức chạy nhiều tàu cùng một thời điểm cho cả
2 chiều với nhiều cỡ tàu khác nhau).
b, Cảng biển
- Cảng biển là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của hệ thống vận tải đường biển, được coi
là đầu mối liên kết các loại hình vận tải khác.
- Cảng biển có nhiều loại nhưng xét về phương diện kinh tế dựa vào quy mô và hiệu suất
của cảng biển, người ta làm 2 loại:
+ Cảng tổng hợp: là loại cảng phục vụ xếp dỡ cho mọi loại hàng hóa khác, là những cảng có
quy mô lớn, năng suất bình quân thấp, thời gian tàu đỗ tại cảng dài.
+ Cảng chuyên dụng: là loại cảng có trang bị kỹ thuật phục vụ chủ yếu cho việc xếp dỡ một
loại hàng xác định hoặc một nhóm hàng xác định. Ví dụ: dầu, than, quặng … có năng suất
cao, thời gian tàu đỗ tại cảng ngắn.
c, Hệ thống kho bãi và trang thiết bị của cảng
- Hệ thống kho bãi và trang thiết bị của cảng để phục vụ việc giải phóng tàu nhanh đáp ứng
nhu cầu lưu kho bãi của chủ hàng. Do vậy yêu cầu các cảng phải có hệ thống kho bãi phù
hợp với luồng hàng qua cảng.
- Kho bãi của cảng có nhiều loại bao gồm các kho kín, kho bán lộ thiên, các bãi bảo quản
hàng ngoài trời.
- Trang thiết bị xếp dỡ của cảng phụ thuộc vào loại cảng chủ yếu bao gồm các loại cần cẩu,
xe nâng hàng, băng chuyền hàng.
d, Hệ thống giao thông vận tải
- Hệ thống giao thông vận tải để đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn cần có sự hỗ trợ của cơ
sở vật chất kỹ thuật thuộc hệ thống giao thông hàng hải bao gồm kênh dẫn tàu, luồng ra vào
cảng, khu chuyển tải, hệ thống thông tin liên lạc và chỉ dẫn hàng hải.
e, Đội tàu biển
- Đội tàu biển là tư liejeu sản xuất chủ yếu để tạo ra sản phẩm của vận tải biển tùy thuộc vào
tính năng công dụng và kích cỡ mà đội tàu được chia làm nhiều loại, các tàu cỡ lớn sẽ có giá
thành thấp hơn so với các tàu cỡ nhỏ cùng loại. Các tàu chuyên môn hóa hẹp sẽ có năng suất
cao hơn nhiều so với các tàu tổng hợp cùng cỡ.
- Quy mô đội tàu biển quốc gia là một trong những tiêu thức đánh giá kahr năng cạnh tranh

của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế đồng thời phản ánh tiềm năng của mỗi quốc gia đó.
g, Các cơ sở cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho tàu (nhà máy đóng tàu, xưởng sửa chữa tàu)
- Các nhà máy đóng mới là những cơ sở quan trọng tạo ra năng lực của vận tải biển, là một
trong các nhân tố làm thay đổi giá cả thị trường vận tải biển, đồng thời cũng là nhân tố có ý
nghĩa quyết định đến mức độ hiện đại hóa của đội tàu biển.
- Tùy theo quy mô và tính chất các nhà máy đóng tàu được phân bố ở nhiều nơi nhằm phục
vụ việc sửa chữa các hư hỏng của tàu.
Hợp đồng cho thuê kinh doanh cảng biển
Hợp đồng cho thuê ngắn hạn
Ngườ thuê chỉ được sử dụng các thiết bị hiện có của cảng với giá thuê 2 bên thỏa thuận với
thời gian nhất định.
Ưu điểm:
8

8


Tạo ra sự cạnh tranh trong cảng trong khi nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu và có thể chấm
dứt hợp đồng thuê bất kỳ lúc nào
Nhà nước có nguồn thu ổn định, không phụ thuộc vào lượng hàng đến cảng tăng hay giảm.
Nhược điểm:
Ngươi thuê không được đầu tư thiết bị thích hợp, chỉ sử dụng những thiết bị hiện có.
Khi lượng hàng đến cảng tăng sẽ gây khó khăn cho người thuê.
Hợp đồng cho thuê dài hạn
Nhà nước giữ quyền sở hữu đất đai và xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng như: Các
kết cấu hạ tầng ngoài cảng và các kết cấu hạ tầng trong cảng.
Người thuê được quyền sử dụng, đầu tư các hoạt động hạ tầng khác để thu lợi nhuận.
Khi chấm dứt hợp đồng, người thuê có thể chuyển tài sản đi hoặc chuyển giao giá trị tài sản
còn lại cho cảng theo giá thị trường hoặc theo giá thỏa thuận vào thời điểm chuyển giao.
Ưu điểm:

Phát huy tính năng động và sáng tạo cho người thuê
HUy động được mọi nguồn lực của xã hội
Nhược điểm:
Có thể xuất hiện tình trạng đầu tư quá mức khi mà việc dự báo không chính xác.
C, các phương pháp định giá thuê
*Giá thuê cố định
Là một mức giá cố định được thanh toán đều đặn theo từng kỳ trong suốt thơi gian thuê mà
không phụ thuộc vào lượng hàng hóa đến cảng nhiều hay ít.
Ưu điểm
Tạo ra cho cảng một nguồn thu nhập ổn định trong năm
Khuyến khích người thuê tìm mọi biện pháp để thu hút hàng đến với cảng để tăng lợi nhuận
Nhược điểm:
Cản bị thất thu khi lượng hàng đến càng tăng cao, nhất là khi chu kỳ của vận tải biển phục
hồi và hưng thịnh.
Người thuê sẽ gặp nhiều khó khăn khi lượng hàng đến cảng giảm sút và dẫn tới nguy cơ phá
sản.
Giá thuê linh hoạt:
Tiền thuê bến được xác định trong một khoảng từ giá tối thiểu đến giá tối đa và có liên quan
đến khối lượng hàng đến cảng hoặc doanh thu trong năm.
Ưu điểm:
Cảng có nguồn thu ổng định cả khi lượng hàng hóa tăng
Người thuê tìm cách thu hút hàng đến cảng để giảm đơn giá thuê cho một đơn vị hàng hóa
qua cảng, từ đó tăng them lợi nhuận cho mình
Nhược điểm:
Khó dự báo chính xác lượng hàng qua cảng để định giá thuê

Quan điểm, chiến lược phát triển Kinh tế biển của Việt Nam
Chủ trương, quan điểm phát triển kinh tế biển của Việt Nam
Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 của BCT đề ra một số nhiệm vụ phát triển kinh tế
biển trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng, phải đẩy mạnh phát triển Kinh

tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Song song với
9

9


nhiệm vụ đó là bảo vệ TN và MT sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về biển
vào năm 2020.
Sau Nghị quyết này, Thủ tương Chính phủ đã có các chỉ thị triển khai thực hiện như Chỉ thị
399 ngày 5/8/1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt
và Chỉ thị 171/TTg năm 1995 triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW.
Ngày 22/7/1997, BCT ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ra một số quan điểm trong phát triển kinh tế
biển. Thi hành chỉ thị này, một loạt chiến lược phát triển các hoạt động kinh tế biển đã được
thông qua như: Chiến lược phát triển thủy sản 2010; Chiến lược phát triển du lịch 2010;…
Bước sang thế kỷ 21, Đại hội Đảng làm thứ IX (2001) khẳng định mục tiêu: “ Xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2
thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản là cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế biển,…Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tê với bảo vệ an ninh trên biển”. Những nội
dung nêu trên tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006).
Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam
Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư BCHTW
Đảng ( khóa X) đã thông quan Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh “Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế
kỷ của đại dương”. Nghị quyết đã xác định các quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến lược
biển VN đến năm 2020.
Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trờ thành quốc gia mạnh về biển,
làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo,
góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu
mạnh.

Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học –
công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên
biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề
xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập
bình quân đầu người cao gâp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với
xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh
tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý tổng
hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về
biển.
Nghị quyết cũng đã xác định rất đúng và cụ thể về phát triển kinh tế biển đến năm 2020 trên
lĩnh vực kinh tế-xã hội; chiến lược quốc phòng an ninh đối ngoại; phát triển khoa học công
nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển.
Chiến lược kinh tế biển của Trung Quốc
Chiến lược phát triển kinh tế biển của Trung Quốc được chia theo 3 hướng:
Đối với trong nước:
Trung Quốc tăng cường tuyên truyền và giáo dục ý trí phát triển kinh tế biển. Trung Quốc
còn tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý để củng cố cơ sở pháp lý về chủ quyền
trên các vùng biển có tranh chấp (biển Đông và biển Hoa Đông). Bên cạnh đó CP TQ còn
chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương tăng cường công tác quy hoạch quản lý khai
thác biển đảo, đặc biệt là biển Đông và biển Hoa Đông.
Đối với khu vực:
Trung Quốc đẩy mạnh phát triển kinh tế vịnh Bắc Bộ mở rộng; thương lượng song phương,
ngăn chặn xu thế quốc tế hóa vấn đề biển Đông; tăng cường thể hiện chủ quyên của TQ đối
10

10


với 80% biển Đông do TQ vẽ trên bản đô thành 9 đoạn gãy khúc hình lưỡi bò; thực hiện
chiến lược “gặm nhấm biển Đông”; thống nhất Đài Loan để chiếm lĩnh toàn bộ biển Đông.

Đối với quốc tế:
Trung Quốc tăng cường xây dựng quân đội để có được lực lượng quân sự, đặc biệt là lực
lượng quan sự đủ mạnh trên biển ngang ngửa với Mỹ. Đại hội 18 Đảng CS TQ đã đề ra là
TQ phải hiệu đại hóa nhanh chóng quân đội để thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc
biển, tăng chi phí quốc phòng, tăng cường trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại cho quân
đội,… Bên cạnh đó , TQ còn sử dụng con đường ngoại giao bằng cách đấu tranh trên các
diễn đàn quốc tế, kiên quyết chống quốc tế hóa vấn đề biển Đông mà trọng tâm là chống sự
can thiệp của Mỹ
Thành công trong việc phát triển các khu kinh tế ven biển
Phát triển các khu kinh tế ven biển là thành tựu đặc sắc nhất trong phát triển kinh tế biển của
TQ thập kỷ vừa qua. Phát triển các khu kinh tế ven biển, đặc biệt là bốn khu kinh tế ven
biển của TQ là Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn và Hải Nam, đã đạt được những thành tựu
lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến
trình
CNH,
HĐH
đất
nước
TQ.
Các đặc khu kinh tế của TQ đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn trong việc biến làng chài
hoặc thị trấn hẻo lánh, nhỏ bé thành những thành phố hiện đại, kinh tế phát triển, đời sống
sung túc. Các đặc khu kinh tế đã thực sự trở thành đàu tàu cho sự phát triển kinh tế đất của
TQ, trở thành cực tăng trưởng của đất nước. Điều này thể hiện ở những điểm sau:
1, Khu KTVB đóng vài trò “cửa sổ” để mở cửa với bên ngoài, thu hút vốn công nghệ cao,
kinh nghiệm quản lý hiện đại, thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu để phát triển kinh tế đất
nước.
2, Khu KTVB đóng vai trò “ phòng thí nghiệm” ( mô hình cải cách pt kinh tế), nơi thí điểm
đi đầu trong cả nước về cải cách thể chế ( thể chế hành chính, pháp lý, tài chính, ngân sách)
Đóng cai trò “cực tăng trưởng” của đất nước. Đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng,
NSLĐ, hiệu quả kinh tế.

Nguyên nhân thành công:
1, Trung Quốc đã không ngừng hoàn thiện các chính sách và thể chế pháp lý về quản lý
biển, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế biển phát triển. Trung Quốc đã ban hành nhiều
chính sách, pháp luật về biển như “Quy hoạch phát triển biển quốc gia”,”Đề cương quy
hoạch phát triển biển toàn quốc”, ‘Luật Nghề cá nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”,…
Đây là những chính sách và thể chế pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế biển của TQ.
2, Trung Quốc đã rất tích cực xây dựng và phát triển các ngành nghề mới về biển, tăng
cường năng lực hoạt động của các nghề khai thác thủy sản truyền thống, nâng cao khả năng
cạnh tranh của nghề và sản phẩm biển trên thị trường trong và ngoài nước.
3, Trung Quốc đã củng cố hệ thống cơ quan quản lý biển, tăng cường xây dựng cơ cấu quản
lý hành chính biển, tạo điều kiện kinh tế biển được phát triển mạnh.
Các vấn đề tồn tại trong phát triển kinh tế biển của Trung Quốc
Thứ nhất: Trung Quốc trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên hải sản do khai thác quá
mức. Hải sản ở TQ không thể kịp sinh sản để đáp ứng nhu cầu của con người, chắc chắn
nguồn hải sản trên biển của TQ sẽ dẫn đến tình trạng bị hủy diệt.
Do cạn kiệt tài nguyên hải sản nên ngư dân Trung Quốc ngay càng mở rộng phạm vi đánh
bắt ra khỏi phạm vi vùng biển của TQ. Nhiều trường hợp ngư dân TQ đánh bắt cá ở vùng
biển thuộc chủ quyền của các quốc gia khác va gặp phải sự phản ánh quyết liệt từ quốc gia
đó.
11

11


Bên cạnh những yếu tố trên thì vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu cũng là yếu
tô quan trọng tác động xấu tới sản lượng khai thác hải sản của TQ.
Thứ hai: Hoạt động khai thác dầu khí của TQ chưa tương xứng với khả năng cũng như nhu
cầu của TQ. Tốc độ tăng sản lượng khai thác dầu của TQ rất thấp.
Thứ ba, vận tải hàng hóa bằng tàu biển của TQ còn phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài và tình

hình kinh tế thế giới. Tuy đạt được nhiều thành quả trong việc xây dựng đội tàu biển và phát
triển đóng tàu trong nhiều năm nhưng từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới các doanh
nghiệp tàu biển của TQ đã bị rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của các công ty biển TQ là do sự chịu ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới nhu cầu về vận tải bằng tàu biển giảm, số tàu nhàn rỗi
ở các cảng lớn, các công ty vận tải phá sản nhiều dẫn tới nhu cầu đóng tàu thấp.
Thứ tư: Hệ thống các đặc khu kinh tế của TQ đang phải đối mặt với những vấn đề không dẫ
gì khắc phục được, cụ thể là:
Cùng với sự phát triển của sản xuất là tình trạng ô nhiễm môi trường
Cơ sở hạ tầng luôn phải chịu áp lực lớn từ tăng trưởng kinh tế
Phát triển không đồng đều, mất cân đối trong nền kinh tế
Do các đặc khu kinh tế là nơi mở cửa đầu tiên nên không tránh khỏi việc du nhập văn hóa
sống phương Tây vốn không phù hợp với phong tục tập quán của người TQ.
Quan điểm, chiến lược phát triển kinh tế biển của Malaysia
Chính phủ Malaysia coi phát triển kinh tế biển là bộ phận quan trọng trong phát triển kinh tế
nói chung. Chiến lược phát triển kinh tế biển của Malaysia đã chú trọng đến việc xây dựng
một hệ thống chính sách phát triển kinh tế biển phát huy tối đa lợi thế kinh tế biển của mình
với 6 trọng tâm chính là:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới biển và phát triển kinh tế biển.
Thứ hai, xây dựng cơ sở hạ tầng phải hướng tới biển và phát triển kinh tế biển.
Thứ ba, hoàn thiện công tác quản lý và điều hành hệ thống kinh tế biển.
Thứ tư, thực hiện các chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế biển một cách trọng
tâm và hiệu quả để tạo ra được những mũi nhọn có sức cạnh tranh tầm quốc tế trong phát
triển kinh tế biển.
Thứ năm phát triển nguồn nhân lực
Thứ sáu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế ven biển.
Những thành công trong phát triển kinh tế biển của Malaysia
Thứ nhất, hệ thống cảng biển
Malaysia đã xây dựng cho mình một hệ thống cảng biển hiện đại và tương đối đồng bộ từ
trung ương đến địa phương. Kèm theo hệ thống các cảng biển là hệ thống các trang thiết bị

quản lý, bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa được áp dụng công nghệ tiên tiến, hiệu đại để giúp
cảng hoạt động liên tục. Cùng với phát triển kinh tế biển là hệ thống giao thông kết nối các
cảng của Malaysia, gồm cảng hàng không, ga đường sắt, đường bộ,… đã tạo cho Malaysia
một hệ thống giao thông biển tương đối hoàn thiện.
Thứ hai, Vận tải biển và thương mại hàng hải
Về vận tải biển, Maylaysia đã xây dựng cho minh 1 đội tàu hung hậu. Đội tàu Malaysia chỉ
đứng thứ 2 DNA, sau Singapore.
Về thương mại hàng hải, Malaysia đã đạt được thành tích đáng khích lệ, do đặc thù là nước
có phần lớn vùng đồng bằng, các thành phố và các trung tâm kinh tế của Malai nằm ven
biển nên việc vận chuyển bằng tàu sẽ giúp các hđ thương mại giảm chi phí rất nhiều so với
các phương tiện khác. Tận dụng tối đa lợi thế này, malai đã đẩy mạnh phát triển hệ thống
12

12


vận tải biển. Năm 2007 trên 95% thương mại của Malai đặc biệt là trong hoạt động xuất
nhập khẩu được thực hiện bằng đường biển.
Thứ ba, Du lịch biển
Malaysia đã đạt được một số thành công nhất định trong du lịch biển, đặc biệt là xây dựng
được những thành phố du lịch, các khu nghỉ mát ven biển…Mỗi năm du lịch biển của
Malaysia đón hàng chục triệu lượt khách du lịch va đem lại nguồn thu rất lớn cho Malaysia.
Ơ Malaysia, ngành du lịch nói chung, trong đó có du lịch biển, đã đem lại nguồn thu ngoại
tệ đứng thứ hai chỉ sau ngành công nghiệp chế biến.

Nguyên nhân thành công:
Chiến lược phát triển kinh tế biển đã cho Malaysia là trở thành quốc gia biển trong khu vực.
Các chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia tập trung vào các chính sách hỗ trợ
ngành kinh tế biển, các chính sách an ninh biển, các chính sách đao tạo nguồn nhân lực, các
chính sách thuế hỗ trợ, các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chính phủ Malaysia và các cơ quan quản lý có vai trò rất lớn, làm tăng khả năng cạnh tranh
và tăng hiệu quả kinh tế.
Chính phủ Malaysia đã có chính sách đồng bộ từ cơ sở hạ tầng như cảng biển, tàu biển tới
phát triển nguồn nhân lực hợp tác quốc tế về hàng hải, đảm bảo an toàn và an ninh biển.
Các vấn đề tồn tại trong phát triển kinh tế biển của Malaysia
Phát triển kinh tế biển không đồng đều.
Việc tập trung phát triển kinh tế biển của Malaysia chủ yếu tập trung ở cùng ven biển nằm
dọc ở phía đông và phía Tây bán đảo Malaysia, đặc biệt tập trung vào phía tây nơi tiếp giáp
với eo biển Malacca.
Các trung tâm kinh tế lớn của Malaysia đều nằm gần các cảng biển. Việc phát triển kinh tế ở
Malaysia chịu sự ảnh hưởng lớn của người Hoa và người Ấn. Phần lớn các hoạt động kinh
tế biển do người Hoa và người Ấn nắm giữ trong khi người Hoa chỉ chiếm khoảng 30% dân
số và người Ấn chiếm khoảng 8% dân số
Các chính sách phát triển kinh tế biển chủ yếu hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài để tận
dụng nguồn lực bên ngoài mà chưa phát huy được nội lực quốc gia. 90% thương mại
Malaysia được thực hiện bằng đường biển nhưng kinh tế của Malaysia lại không bền vững
vì phần lớn hoạt động kinh tế là phục thuộc và nước ngoài.
Phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên biển.
Malaysia giàu các tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và
khoáng sản.
Vấn đề an ninh biển còn nhiều bất cập.
Eo biển Malacca vẫn là điểm nóng nhất trên thế giới về nạn cướp biển.
Phát triển kinh tế Singapore
Quan điểm, chiến lược phát triển kinh tế biển của Singapore
Chính phủ Singapore đã xác định trọng tâm phát triển kinh tế biển là một ngành mũi nhọn,
trọng tâm nền kinh tế. Quan điểm chiến lược trong phát triển kinh tế của Singapore là phát
triển không mang tính dàn trải mà chỉ trọng tâm vào những ngành vốn là lợi thế nhất của
mình. Phát triển kinh tế biển của Singapore tập trung chủ yếu vào cảng biển, vận tải biển,
thăm dò và khai thác dầu khí (chiếm 1/3 lượng số lượng dàn khoan đế bằng), du lịch biển và
du lịch tàu biển. Tuy là một quốc đảo nhưng Singapore lại không phát triển ngành khai thác

hải sản mà phải nhập khẩu hải sản từ một số nước trong khu vực như VN,TQ,..
13

13


Nguyên nhân thành công:
Gồm 2 nguyên nhân chính:
1, Singapore có một địa kinh tế đặc biệt thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Đây là quốc
gia nằm trên con đường biển huyết mạch nối châu Á với châu Âu, với Châu Phi và Trung
Đông. Đây cũng là con đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Do đó phát triển hệ thống
cảng biển và phát triển kinh tế hàng hải của Singapore là một tất yếu.
2, Chính phủ Singapore đã có những chính sách và định hướng phát triển kinh tế biển đúng
đắn, xây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh, hiệu lực trong thực thi pháp luật cao và
không chịu sự chi phối của lợi ích nhóm.
Các vấn đề tồn tại hạn chế trong phát triển kinh tế biển của Singapore
Thứ nhất, kinh tế Singapore luôn chịu ảnh hưởng lớn từ kinh tế thế giới. Khủng hoảng kinh
tế năm 2009, nhiều công ty tàu biển và cảng biển rơi vào tình trạng khó khăn.
Thứ hai, thiếu hụt nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế biển, Singapore là một quốc đảo
phát triển, dân số ít, trong khí đó nhiều ngành kinh tế biển lại đòi hỏi phải có nguồn nhân
lực dồi dào. Chính vì thế, thiếu hụt nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển của
Singapore là 1 tất yếu. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách
thu hút lao động trên khắp thế giới, việc thu hút lao động đã gây nên nhiều thay đổi trong xã
hội và ảnh hưởng lớn đến dân bản địa.
Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế biển Việt Nam
Thứ nhất, để phát triển kinh tế biển, điều quan trọng nhất là quốc gia đó phải có lợi thế về
biển. Trong đó có lợi thế tĩnh là vị trí địa lý thuận lợi, có đường bở biển dài, diện tích biển
lớn, có nguồn hải sản lớn,.. Và lợi thế động là quốc gia đó phải có địa chính trị, địa chiến
lược, phải nằm trong vùng trung tâm giao lưu quốc tế,..từ đó tạo điều kiện thuận lợi chi
quốc gia đó phát triển kinh tế phục thuộc vào biển và có thể bám vào biển để phát triển kinh

tế.
Thứ hai, phải có quan điểm, tư duy, chiến lược phát triển kinh tế biển đúng đắn: Phù hợp
với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội đất nước, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa va hội nhập
quốc tế.
Chính sách phát triển kinh tế biển phải được trọng tâm vào những điểm chính sau:
1, Chính phủ đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển, đặt ngành kinh tế
biển đúng vị trí trong nền kinh tế quốc dân…
2, Xây dựng chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế biển như: Ưu đãi về thuế, thu hút vốn
đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, thành lập các tập đoàn nhà nước.
3, Xây dựng chính sách an ninh biển
4, Xây dựng chính sách khai thác biển
5, Xây dựng và hoàn thiện các cơ quan quản lý phát triển kinh tế biển
Thứ ba, cần phải xây dựng được hệ thống pháp luật về biển thống nhất, có tính khả thi và
hiệu lực thi hành, có tính minh bạch cao.
Thứ tư, quốc gia kinh tế biển phải có cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho phát triển kinh tế biển là
điều tiên quyết. Bên cạnh đó phải có các thành phố biển phát triển để trở thành các trung
tâm, các đầu mối giao thông hàng hải quốc tế.
Thứ năm, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Để phát triển nguồn nhân lực đặc biệt cho
kinh tê hanfng hải, chính phủ cần khuyến khích trong nước cung cấp các hoạt động đào tạo
cho nhân viên hàng hải, hỗ trợ cho các chương trình đào tạo địa phương và quốc tế, hội thảo
và hội nghị được tổ chức trong nước. Tích cực khuyến khích đi biển như là 1 nghề cho
thành niên thoogn qua các hd tuyên truyền, khuyến khích tài chính.
Thứ sáu, bên cạnh việc phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển thì cần phải phát triển
một số ngành nghề, một số sản phẩm chủ lực về biển.
14

14


Thứ bảy, phát triển kinh tế biển phải coi trọng việc phát triển các khu kinh tế ven biển là chủ

chốt, là trọng tâm bởi các khu kinh tế biển chính là cửa sổ để mở cửa ra bên ngoài với thế
giới, là “phòng thí nghiệm” các chính sách phát triển kinh tế và trở thành các “cực tăng
trưởng của đất nước”. Các khu kinh tế còn là đầu mối phát triển giao thông vận tải, các
ngành dịch vụ và các cơ sở dịch vụ khác.
Thứ tám, phát triển khoa học công nghệ. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất để phát triển
các ngành kinh tế biển.
Thứ chin, phát triển bên vững: Khai thác hải sản phải đi đôi với bảo tồn, duy trì và phát
triển, bảo vệ mt biển, chú ý ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

15

15



×