Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Thuyết minh quy hoạch thị trấn sinh thái Quốc Oai đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 119 trang )

BỘ XÂY DỰNG

VIỆN KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
Địa chỉ: số 10 Hoa Lư - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tel: (084.04)39760691. Fax: (084.04)39764339

POSCO E&C

THUYẾT MINH

QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN SINH THÁI QUỐC OAI
Huyện Thạch Thất và Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
Đến năm 2030
Tỷ lệ 1/5.000

Hà Nội, tháng 12 năm 2012


THUYẾT MINH
QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN SINH THÁI QUỐC OAI
Huyện Thạch Thất và Quốc Oai, Thành phố Hà Nội, đến năm 2030
Tỷ lệ 1/5.000
CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
SỞ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC- THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ ĐẦU TƯ
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG - SỞ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
CƠ QUAN LẬP QUY HOẠCH
VIỆN KIẾN TRÚC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN - BỘ XÂY DỰNG

Viện trưởng



Ngô Trung Hải
ĐƠN VỊ LẬP Ý TƯỞNG
POSCO E&C

Trưởng đại diện

Lee Yong Deok


BỘ XÂY DỰNG
VIỆN KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH
ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------

THUYẾT MINH

QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN SINH THÁI QUỐC OAI
Huyện Thạch Thất và Quốc Oai, Thành phố Hà Nội, đến năm 2030
Tỷ lệ 1/5.000
Chỉ đạo thực hiện:

Viện trưởng ThS.KTS. Ngô Trung Hải

Giám đốc Trung tâm KTQH Hà Nội: ThS.KTS. Trần Gia Lượng
Chủ nhiệm công trình:
ThS.KTS. Trần Gia Lượng

Tham gia nghiên cứu:
- Kiến trúc:
- Kinh tế:
- Giao thông:
- Chuẩn bị kỹ thuật:
- Cấp nước:
- Cấp điện:
- Thông tin liên lạc:
- Thoát nước bẩn - VSMT:
- ĐMC:
Quản lý kỹ thuật:

Đơn vị lập ý tưởng POSCO E&C:
- Trưởng đại diện POSCO E&C:
- Chủ trì thiết kế ý tưởng:

ThS.KTS. Vũ Quang
KTS. Lê Trọng Thường
KS. Nguyễn Văn Thắng
ThS.KS. Phạm Trung Nghị
KS. Bùi Văn Sử
KS. Đỗ Hoàng Hiệp
ThS.KS. Trương Quỳnh Phương
KS. Đoàn Trọng Tuấn
KS. Đoàn Trọng Tuấn
ThS.KS. Hoàng Đình Giáp
ThS.KS. Hoàng Đình Giáp
ThS.KTS. Nguyễn Thành Hưng
ThS.KS. Trần Văn Nhân
ThS.KS. Vũ Tuấn Vinh

ThS.KTS. Nguyễn Hồng Vân

Lee Yong Deok
ThS.KTS. Suk Ju Hwa


MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU...................................................................................................................................5
I.1.Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch....................................................................................................5
I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ lập quy hoạch......................................................................................................6
I.3.Vị trí, phạm vi và quy mô lập quy hoạch.............................................................................................6
I.4.Giai đoạn quy hoạch............................................................................................................................7
I.5.Các căn cứ lập quy hoạch....................................................................................................................7

II.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & HIỆN TRẠNG.........................................................................8
II.1.Điều kiện tự nhiên .............................................................................................................................8
II.2.Văn hóa, lịch sử...............................................................................................................................10
II.3.Hiện trạng dân số - lao động............................................................................................................11
II.4.Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan.......................................................................................................11
II.5.Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................................................13
II.6.Hiện trạng hạ tầng kinh tế................................................................................................................14
II.7.Hiện trạng hạ tầng xã hội ................................................................................................................15
II.8.Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường.......................................................................................17
II.9.Các quy hoạch và dự án liên quan....................................................................................................30
II.10. Đánh giá tổng hợp (SWOT) và nhận diện các vấn đề cần giải quyết............................................34

III.CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ............................................................................36
III.1.Động lực phát triển đô thị...............................................................................................................36
III.2.Tính chất & chức năng....................................................................................................................38
III.3.Dự báo phát triển đô thị..................................................................................................................39

III.4.Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính..................................................................................................40

IV.KINH NGHIỆM QUỐC TẾ & Ý TƯỞNG QUY HOẠCH.............................................41
IV.1.Kinh nghiệm quốc tế......................................................................................................................41
IV.2.Ý tưởng quy hoạch ........................................................................................................................44
IV.3.Các định hướng phát triển chính.....................................................................................................45

V.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN & QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ....46
V.1.Định hướng phát triển không gian...................................................................................................46
V.2.Quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................................................60
V.3.Kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn.......................................................................................63
V.4.Các khu đô thị .................................................................................................................................64
V.5.Hướng dẫn thiết kế đô thị................................................................................................................71
V.6.Quy định kiểm soát phát triển..........................................................................................................75

VI.ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT..........................75
VI.1.Giao thông......................................................................................................................................75
VI.2.Chuẩn bị kĩ thuật............................................................................................................................79
VI.3.Cấp nước........................................................................................................................................83
VI.4.Cấp điện.........................................................................................................................................85
VI.5.Thông tin liên lạc............................................................................................................................88
VI.6.Thoát nước thải, chất thải rắn và nghĩa trang..................................................................................91

VII.ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC..................................................................96
VII.1.Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thực hiện quy hoạch...................................................................96
VII.2.Sự phù hợp giữa mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường......................................................97
VII.3.Xu hướng và diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch..............................................98
VII.4. Xu hướng và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch........................................................98
VII.5.Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường..................................................................103


VIII.CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ & LỘ TRÌNH THỰC HIỆN................................106
IX.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................107
IX.1. Kết luận.......................................................................................................................................107
IX.2. Kiến nghị.....................................................................................................................................107

PHỤ LỤC.................................................................................................................................109
CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN...............................................................................................118
BẢN VẼ THU NHỎ (A3).......................................................................................................119


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

I. MỞ ĐẦU
I.1.

Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Thị trấn Quốc Oai nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía Tây,

là thị trấn huyện lỵ của huyện Quốc Oai. Thị trấn Quốc Oai có nhiều tiềm năng về phát
triển kinh tế- xã hội với các đặc điểm điều kiện tự nhiên phong phú, hấp dẫn và đặc trưng
về văn hóa- lịch sử, đặc biệt là sự kết nối thuận lợi với trung tâm Thủ đô và các đô thị lân
cận.
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thị trấn sinh thái Quốc Oai nằm
trong khu vực hành lang xanh phía Tây Thủ đô, là đô thị sinh thái, phát triển bền vững,
cân bằng giữa các yếu tố văn hóa, lịch sử, môi trường tự nhiên và vùng cảnh quan sông
Đáy, sông Tích; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bảo tồn các yếu tố di tích văn hóa
đặc trưng, cảnh quan thiên nhiên khu vực.
Với nhiều tiềm năng và lợi thế, trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa tại thị

trấn Quốc Oai và khu vực phụ cận đang phát triển nhanh, thu hút nhiều dự án đầu tư xây
dựng đô thị. Tuy nhiên, hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và hạ tầng kỹ
thuật của Thị trấn còn nhiều hạn chế, việc kiểm soát phát triển đô thị còn nhiều bất cập.
Thực hiện triển khai cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, UBND thành phố Hà Nội đã cho triển khai kế
hoạch lập các quy hoạch chung xây dựng huyện, quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết nhằm xây dựng các công cụ pháp lý đồng bộ, hữu hiệu cho
công tác quản lý đầu tư xây dựng và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình
đầu tư cụ thể.
Vì vậy, việc triển khai lập Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai là việc
làm cần thiết và cấp bách để từng bước cụ thể hóa định hướng của Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, giải quyết được các tồn
tại và thách thức trong quá trình phát triển đô thị hiện nay, đồng thời đạt được các mục
tiêu và tầm nhìn phát triển của Thị trấn.

Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

5


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

I.2.

Mục tiêu, nhiệm vụ lập quy hoạch

- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Hình thành thị trấn sinh thái phát triển theo mô hình đô thị sinh thái để hỗ trợ
phát triển vùng nông thôn nằm trong hành lang xanh;
- Làm cơ sở tổ chức lập các quy hoạch chi tiết, kiểm soát phát triển và quản lý đô
thị, cải tạo, chỉnh trang đô thị, các khu dân cư và làng xóm hiện có.
I.3.

Vị trí, phạm vi và quy mô lập quy hoạch

I.3.1.

Vị trí và phạm vi lập quy hoạch

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch nằm trong khu vực hành lang xanh phía Tây
Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía Tây theo Đại lộ
Thăng Long.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm khu vực thị trấn sinh thái Quốc Oai
theo định hướng quy hoạch chung và phần diện tích đất đô thị phía Bắc ranh giới thị trấn
sinh thái (thuộc cụm công nghiệp Bình Phú - Phùng Xá, huyện Thạch Thất); Thuộc một
phần địa giới hành chính thị trấn Quốc Oai, xã Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Yên
Sơn, Phượng Cách, Sài Sơn, Liệp Tuyết (huyện Quốc Oai) và một phần địa giới hành
chính xã Bình Phú, Phùng Xá (huyện Thạch Thất). Giới hạn nghiên cứu lập quy hoạch
được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp các xã Bình Phú, Phùng Xá (huyện Thạch Thất); xã Sài Sơn
(huyện Quốc Oai);
+ Phía Nam giáp các xã Liệp Tuyết, Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Yên Sơn và thị trấn
Quốc Oai (huyện Quốc Oai);
+ Phía Đông giáp các xã Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn (huyện Quốc Oai);
+ Phía Tây giáp xã Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai); xã Bình Phú (huyện Thạch
Thất).


Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

6


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

Hình 1.1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch

I.3.2.

Quy mô lập quy hoạch

Tổng diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 1.900 ha, trong đó diện tích đất xây
dựng đô thị (đến năm 2030) khoảng 900 ha;
Dân số hiện trạng trong phạm vi quy hoạch trực tiếp (1.900ha) khoảng 31.497
người, dự báo dân số tối đa (đến năm 2030) khoảng 60.000 người.
I.4.

Giai đoạn quy hoạch
- Ngắn hạn: đến năm 2020;
- Dài hạn: đến năm 2030.

I.5.

Các căn cứ lập quy hoạch

I.5.1.


Các văn bản pháp lý
Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;

Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định,
phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Thông tư số 10/2010/TT- BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

7


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Chương trình 06-Ctr/TU ngày 08/11/2011 của Thành ủy về Đẩy mạnh công tác
quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015;
Quyết định số 5606/QĐ-UBND ngày 1/12/2011 và số 6176/QĐ-UBND ngày
30/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành danh mục quy hoạch thuộc
thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 và danh mục
quy hoạch lập năm 2012;
Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 3/01/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc
ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai
đoạn 2011 - 2015;
Quyết định số 2844/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban Nhân Dân
Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung thị trấn Sinh Thái
Quốc Oai, huyện Quốc Oai, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ
1/5.000;

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch xây
dựng hiện hành.
I.5.2.

Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ

Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thành phố Hà Nội đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quốc Oai đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030;
Tài liệu, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội, dân số, lao động, đất đai, hạ tầng xã
hội, hạ tầng kỹ thuật…; Các quy hoạch và dự án liên quan;
Kết quả điều tra khảo sát, và các số liệu, tài liệu về khí tượng, thuỷ văn, địa chất,
hiện trạng và các số liệu khác có liên quan;
Bản đồ đo đạc địa hình khu vực lập Quy hoạch tỷ lệ 1/10.000; 1/5.000.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & HIỆN TRẠNG
II.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1. Địa hình
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

8


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

Thị trấn Quốc Oai có địa hình khá bằng phẳng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, độ dốc địa hình nhỏ hơn 0,2%. Độ cao địa hình nằm trong khoảng +5,5 m đến
+10m.

Khí hậu
- Thị trấn Quốc Oai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành 2 mùa
khá rõ rệt: mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 10) nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông (từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau) khô, lạnh, ít mưa. Có các đặc trưng khí hậu chính như sau:
- Nhiệt độ không khí: bình quân năm là 23,80oC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung
bình 16,60oC (vào thỏng 1). Nhiệt độ cao nhất trung bình 28,70oC.
- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.464 giờ.
- Lượng mưa và bốc hơi:
+ Lượng mưa bình quân năm là 1.628 mm, phân bố trong năm không đều, mưa
tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336mm. Mùa khô
từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, những tháng mưa ít nhất trong năm
là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
+ Lượng bốc hơi: bình quân năm là 989 mm, trong các tháng mưa ít lượng bốc
hơi cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu hơn, tuy nhiên do hệ thống thuỷ lợi
tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ đông xuân trên địa bàn thị trấn.
+ Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Độ ẩm không khí
thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí
giữa các tháng trong năm không lớn.
+ Gió: hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Đông Nam và gió
Tây Nam.
II.1.2. Thủy văn
- Tiếp giáp ranh giới thị trấn có hai con sông lớn chảy qua: sông Đáy tiếp giáp phía
Đông của thị trấn và sông Tích phía Tây thị trấn.
- Sông Đáy là phân lưu của sông Hồng. Sông có chiều dài 240 km, lòng sông hẹp
và nông do bồi lắng, sông có bãi rộng và nhiều khu trũng có bụng chứa lớn, nên có khả
năng điều tiết rất lớn, hệ số uốn khúc khá lớn 1,7.
- Sông Tích bắt đầu từ núi Tản Viên (Ba Vì) theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chảy
vào sông Đáy tại Ba Thá, sông dài 91 km, diện tích lưu vực 1.330 km2 (phần phía bờ
phải 910km2 và phần phía bờ trái 390km2 ). Lưu vực dài 75,5 km, rộng 17,6 km, độ cao

trung bình lưu vực 92m, độ dốc trung bình lưu vực 5,8%, mật độ lưới sông 0,66 km/km2.
Độ dốc của lòng sông không lớn nhưng độ dốc của các nhánh khá lớn trung bình 10 –
20m/km có suối tới 30m/km.
- Bên cạnh đó hệ thống kênh tưới, ao hồ phong phú nguồn nước khá dồi dào cung
cấp đủ nhu cầu tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cho thị trấn.
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

9


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

Hình 2.1. Hệ thống sông chính của Thị trấn

II.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng
- Địa chất: Thị trấn Quốc Oai thuộc vùng châu thổ Sông Hồng. Do quá trình
chuyển động kiến tạo đã qua với các kỷ permier, Trimier, Trias, Đệ Tứ; cũng tác động
mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, nhiệt độ nóng, ẩm, mưa làm phong hóa tạo ra nền địa
chất nham thạch, với các lớp bồi tích, phù sa khá dày.
- Thổ nhưỡng: chủ yếu là đất phù sa không được bồi hàng năm. Do nằm trong đê
hữu Đáy và đê tả Tích nên hầu như không đươc bồi bổ sung một lượng phù sa mới. Các
chất tổng số như đạm ở mức trung bình, lân ở mức khá và kali ở mức cao. Các chất dễ
tiêu chỉ có kali ở mức cao còn lân thì ở mức thấp.
II.1.4. Địa chất thủy văn
-

Thị trấn có nguồn nước ngầm khá dồi dào và nông chỉ ở độ sâu 10m là có nước.

II.2. Văn hóa, lịch sử

Thị trấn Quốc Oai là trung tâm của huyện Quốc Oai, được hình thành và phát
triển từ nền tảng Phủ Quốc Oai trong lịch sử. Thị trấn có bề dày truyền thống với những
nét đặc trưng riêng, được biết đến như là một khu vực có nhiều di tích lịch sử văn hóa,
danh lam thắng cảnh và các làng nghề truyền thống:
- Động Hoàng Xá là một địa danh nổi tiếng bởi vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ ảo với cảnh
quan non nước hữu tình, từng được ví như “Vịnh Hạ Long cạn”; Cùng với hệ thống đình,
đền, chùa trong khu vực, đây là địa điểm đã và đang được quan tâm bảo tồn và đầu tư
khai thác du lịch;
- Các làng nghề như mộc Ngọc Than, làng nghề nón lá thôn Phú Mỹ… đã góp
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

10


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

phần làm nên vẻ đẹp văn hóa của thị trấn Quốc Oai, đồng thời góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế và tạo công ăn việc làm tại địa phương. Tuy nhiên, sự ô nhiễm môi trường
trong quá trình sản xuất đang là một vấn đề cần giải quyết.
II.3. Hiện trạng dân số - lao động
II.3.1.

Dân số

a. Qui mô, phân bố dân số theo xã, thị trấn
Tổng dân số khu vực nghiên cứu quy hoạch trực tiếp (1.809ha) khoảng 31.497
người, trong đó: Toàn bộ dân số thị trấn Quốc Oai (12.667 người), toàn bộ dân số xã
Thạch Thán (5.757 người), phần lớn dân số xã Ngọc Mỹ (9.262/10.292 người), một phần
dân số xã Ngọc Liệp (3.811/7.622 người).

b. Cơ cấu dân số theo đô thị và nông thôn
- Dân số khu vực đô thị: 12.677 người (chiếm 40,2% tổng dân số)
- Dân số khu vực nông thôn: 18.820 người (chiếm 59,8% tổng dân số)
II.3.2.

Lao động

Nguồn lao động tại khu vực nghiên cứu dồi dào khoảng 17.704 người (chiếm
56,2% tổng dân số khu vực lập quy hoạch), tại khu vực thị trấn dân cư sinh sống chủ yếu
bằng nghề dịch vụ, thương mại (kinh doanh tạp hóa, dịch vụ ăn uống, cửa hàng bán
buôn, bán lẻ, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư,....) và làm việc tại KCN Thạch Thất –
Quốc Oai, các xã nằm trong vùng người dân 1 phần lớn làm nông nghiệp, 1 phần buôn
bán nhỏ lẻ và 1 bộ phận làm việc trong KCN, CCN. Tổng số lao động làm việc trong các
ngành kinh tế khoảng 14.358 người (chiếm 81,1% nguồn lao động).
Trong đó: Lao động nông nghiệp: 4.523 người (chiếm 31,5% tổng số lao động),
lao động công nghiệp – xây dựng: 5.643 người (chiếm 39,3% tổng số lao động), lao động
dịch vụ, thương mại: 4.193 người (chiếm 29,2% tổng số lao động).
II.4. Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan
- Cảnh quan tự nhiên:
+ Thị trấn Quốc Oai có nhiều khu vực trồng lúa nước điển hình cho mô hình sản
xuất nông nghiệp truyền thống Việt Nam.
+ Một số khu vực chưa xây dựng (đất trống, đất trồng rau...) nằm xen kẽ giữa các
khu vực đã xây dựng, tạo cảnh quan thiếu hài hòa và chưa khai thác, phát huy được tiềm
năng của khu vực.

Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

11



Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

+ Khu vực nghiên cứu có nhiều ao hồ phục vụ tưới tiêu thoát nước. Đây sẽ là cơ
sở để tạo lập không gian cây xanh mặt nước, cải tạo môi trường đô thị.
- Kiến trúc công trình:
+ Công trình công cộng, cơ quan, dịch vụ thương mại:
Trung tâm thị trấn Quốc Oai tập trung nhiều công trình hành chính, công cộng có
chất lượng tốt, hình thức kiến trúc đẹp, hiện đại. Các công trình này được xây dựng mới
hoặc cải tạo khang trang, đầy đủ các hạng mục phụ trợ như cây xanh, sân bãi... Tuy
nhiên, một số công trình chưa đảm bảo mật độ xây dựng, diện tích cây xanh... theo quy
chuẩn.

Hình 2.2. Các công trình hành chính, công cộng trên địa bàn
Công trình thương mại, dịch vụ, chợ, siêu thị phần lớn quy mô nhỏ, phục vụ cho
nội bộ thị trấn và vài xã lân cận. Các công trình này được xây dựng thấp tầng, một số kết
hợp với nhà ở dọc tuyến phố, diện tích nhỏ, hẹp ngang.
Khu vực nghiên cứu chưa có trung tâm thương mại, văn phòng với kiến trúc bề
thế gây ấn tượng mạnh.
Các thôn, tổ dân phố có các nhà văn hóa cộng đồng, chủ yếu vẫn là nhà gạch, bê
tông một tầng kiểu nửa hiện đại, mái bằng hoặc ngói.
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

12


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

+ Công trình trường học:

Các trường học cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, phần lớn là công trình
được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới trong những năm gần đây, kiến trúc đẹp, tầng
cao từ 2-4 tầng.
Các công trình nhà trẻ, mẫu giáo phần lớn là 1 - 2 tầng, diện tích nhỏ.
+ Công trình nhà ở:
Khu vực trung tâm thị trấn Quốc Oai hiện hữu đã được đô thị hóa mạnh mẽ. Phố
xá khá sầm uất, mật độ xây dựng cao, công trình mang dáng dấp hiện đại, chủ yếu là nhà
ống, nhà liên kế kiên cố, hình thức và vật liệu hiện đại. Các khu nhà ở dọc theo các tuyến
chính được tận dụng để kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, thường có diện tích vừa và nhỏ (40
– 90m2), bề ngang hẹp.

Hình 2.3. Không gian kiến trúc trong khu vực thị trấn hiện hữu
Khu vực ven đô đa dạng loại hình nhà ở gồm nhà liền kề, biệt thự và nhà mái ngói
một tầng theo kiểu truyền thống có sân phơi, vườn trồng rau và hoa màu.
Một số khu vực đang triển khai các dự án khu đô thị và khu nhà ở mới với các
công trình kiến trúc có thiết kế sẵn theo phong cách hiện đại.
II.5. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch trực tiếp khoảng 1.809 ha, trong đó
cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
STT

1
2

Hạng mục đất
Tổng đất nghiên cứu lập quy hoạch
Đất ở
Đất công trình công cộng


Diện tích
(ha)

Tỷ lệ (%)

1.809,0
159,2
12,1

100,0
8,8
0,7

Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

13


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

STT
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13

II.5.1.

Hạng mục đất
Đất trụ sở cơ quan
Đất cây xanh, TDTT
Đất công nghiệp, cơ sở sản xuất
Đất giao thông
Đất hạ tầng kỹ thuật
Đất an ninh, quốc phòng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nông nghiệp
Mặt nước, kênh mương
Đất chưa sử dụng

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ (%)

7,7
2,2
158,3
226,8
0,8
0,9

4,1
13,9
1.054,3
151,3
17,5

0,4
0,1
8,8
12,5
0,0
0,1
0,2
0,8
58,3
8,4
1,0

Đất xây dựng các khu chức năng

Đất xây dựng hiện trạng khoảng 585,9ha (chiếm 32% tổng đất nghiên cứu lập quy
hoạch), bao gồm: đất khu ở dân cư hiện hữu 159,2ha (Trong đó: đất khu dân cư đô thị tại
thị trấn: 66,6ha, đất khu dân cư làng xóm tại các xã lân cận: 92,6ha), đất công trình công
cộng, đất trụ sở cơ quan, đất CX-TDTT, đất công nghiệp- cơ sở sản xuất, đất giao thông,
đất hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh – quốc phòng, đất tôn giáo – tín ngưỡng, đất nghĩa trang
– nghĩa địa. Trong đó: đất xây dựng đô thị khoảng 239,5ha (chiếm 13,2% tổng đất
nghiên cứu lập quy hoạch).
II.5.2.

Đất ngoài xây dựng


Đất ngoài xây dựng khoảng 1.223,1ha (chiếm 68% tổng đất nghiên cứu lập quy
hoạch), bao gồm: phần lớn đất sản xuất nông nghiệp 1.054,3ha (chiếm 58,3% tổng đất
nghiên cứu), ngoài ra còn lại mặt nước, kênh mương và đất chưa sử dụng khoảng
168,8ha (chiếm 9,3% tổng đất nghiên cứu).
II.5.3.

Nhận xét, đánh giá hiện trạng sử dụng đất

Diện tích đất đã xây dựng chiếm tỷ lệ 32% tổng đất nghiên cứu lập quy hoạch
(trong đó: đất xây dựng đô thị hiện trạng chiếm 13,2% tổng đất nghiên cứu). Còn lại
phần lớn là sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 58,3% tổng đất nghiên cứu.
II.6. Hiện trạng hạ tầng kinh tế
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp- TTCN
Hiện nay, trong khu vực nghiên cứu quy hoạch có 1 KCN (Khu công nghiệp
Thạch Thất – Quốc Oai có diện tích khoảng 150ha), 2 CCN (Cụm công nghiệp Ngọc
Liệp có diện tích khoảng 20ha và cụm công nghiệp Yên Sơn có diện tích khoảng 20ha)
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

14


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

và một số công ty sản xuất nhỏ lẻ. Tính chất của KCN Thạch Thất – Quốc Oai và 2 CCN
Ngọc Liệp và CCN Yên Sơn chủ yếu là: Cán nhôm, thép, nhựa, mỹ nghệ, viễn thông,
hóa chất, dược liệu, thảo dược, chế biến thực phẩm, đồ uống (bánh kẹo, bia,...), sản xuất
đồ chơi trẻ em, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng,...
- Các cơ sở thương mại- dịch vụ

Mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ khu vực nghiên cứu quy hoạch
bao gồm: Có một số dự án xây dựng TTTM tổng hợp và chuyên ngành hàng, chợ Phủ
(chợ trung tâm huyện tại thị trấn Quốc Oai), các chợ của các xã và hệ thống cửa hàng
bán buôn, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.
II.7. Hiện trạng hạ tầng xã hội
II.7.1.

Công trình giáo dục
Thị trấn Quốc Oai có 4 trường mầm non

- 4 trường tiểu học:
+ Trường tiểu học thị trấn I và II – 1.240 học sinh
+ Trường tiểu học Ngọc Mỹ - 805 học sinh

Hình 2.4. Vị trí các công trình giáo dục trên địa bàn

+ Trường tiểu học Thạch Thán – 354 học sinh
- 4 trường THCS:
+ Trường THCS thị trấn I và II – 1.082 học sinh
+ Trường THCS Ngọc Mỹ - 507 học sinh
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

15


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

+ Trường THCS Thạch Thán – 312 học sinh
- 2 trường PTTH với quy mô khoảng 1.500 học sinh

Nhìn chung cơ sở vật chất của ngành giáo dục thị trấn Quốc Oai đã được đầu tư xây
dựng khang trang, kiên cố.

Hình 2.5. Trường tiểu học thị trấn

II.7.2.

Hình 2.6. Trường trung học phổ thông

Công trình văn hóa, thể thao

Tại các điểm dân cư nông thôn chưa có hệ thống sân bãi luyện tập, tại thị trấn
Quốc Oai có 1 sân bóng đá nhỏ phục vụ cho nhu cầu của toàn huyện, quy mô khoảng 0,5
ha.
Thị trấn Quốc Oai có 1 nhà văn hoá quy mô khoảng 5.000 m2 sàn.

Hình 2.7. Sân vận động trên địa bàn
II.7.3.

Công trình y tế

Trong khu vực nghiên cứu thiết kế các xã đều có trạm y tế chăm sóc sức khoẻ ban
đầu cho dân. Tại thị trấn Quốc Oai có 1 bệnh viện huyện quy mô khoảng 70 giường.
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

16


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.


Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và sự hỗ trợ
ngân sách của thành phố, cơ sở vật chất kỹ thuật của bệnh viện được cải thiện, về cơ bản
đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Hình 2.8. Hiện trạng hệ thống y tế
II.8. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường
II.8.1.

Hiện trạng giao thông

a. Giao thông đối ngoại:
- Các tuyến giao thông đối ngoại trong đô thị Quốc Oai
Khu vực thiết kế có các tuyến giao thông đối ngoại chính là Đại lộ Thăng Long,
đường tỉnh 419, 421, 421B.
- Đại lộ Thăng Long: là tuyến đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với Hòa
Lạc, quốc lộ 21A, khu vực tập trung nhiều dự án trọng điểm của quốc gia như: Khu đại
học, khu công nghệ cao... Chiều dài toàn tuyến xấp xỉ 30 km, chiều rộng trung bình toàn
tuyến 140m, bao gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi dải 3 làn xe rộng 16,25m; 2 dải
đường gom đô thị, mỗi dải 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao
tốc rộng 20m; 2 dải hành lang kỹ thuật rộng 20m. Tuyến được hoàn thành và đưa vào
khai thác sử dụng tháng 10 năm 2010 đã có tác dụng tích cực trong việc phát triển kinh
tế xã hội các huyện khu vực phía Tây thành phố. Tuy nhiên quá trình khai thác đã phát
sinh ra các vấn đề bất cập do liên kết giữa các khu vực hai bên tuyến của thị trấn bị chia
cắt. Đoạn đi qua đô thị Quốc Oai dài 6,2km. Các điểm tách nhập trên tuyến còn nhiều bất
cập, lối tiếp cận chưa rõ ràng gây trở ngại cho giao thông ra vào thị trấn.
- Tỉnh lộ 419 (80 cũ): Đây là tuyến đường tỉnh quan trọng không chỉ đối với
huyện Quốc Oai mà còn đối với cả khu vực phía Tây thủ đô Hà Nội, đi qua và kết nối
nhiều huyện thuộc khu vực hành lang xanh như: Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Quốc
Oai, Mỹ Đức. Kết hợp với tỉnh lộ 421, 429 tạo thành trục đường theo hướng Bắc Nam

của khu vực phía Tây Hà Nội. Đoạn đi qua thị trấn Quốc Oai dài khoảng 3,7km, tiêu
chuẩn đường cấp V, nền đường rộng 7m, mặt đường rộng 5m, mặt đường mới được nâng
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

17


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

cấp trải nhựa. Đoạn qua trung tâm thị trấn đã được nâng cấp thành đường đô thị, tuy
nhiên bề rộng mặt đường hẹp, hướng tuyến không thuận lợi, lưu lượng xe lưu thông
nhiều nên vào giờ cao điểm thường xẩy ra ùn tắc. Giao cắt giữa TL419 với Đại lộ Thăng
Long không được đầu tư xây dựng (cầu vượt hoặc hầm chui) nên ảnh hưởng rất lớn đến
lưu thông trên tuyến.
- Tỉnh lộ 421B: Tuyến đóng vai trò kết nối trung tâm kinh tế của 2 huyện: TT
Quốc Oai và TT Xuân Mai. Đoạn qua trung tâm xã Thạch Thán và thị trấn Quốc Oai đã
bị phố hóa, bề rộng lòng đường trung bình 7-8m, nhiều đoạn bị co hẹp cục bộ gây ùn tắc,
hướng tuyến thay đổi liên tục, không thuận tiện cho giao thông
- Tỉnh lộ 421: là tuyến đi trùng đê hữu Đáy, bề rộng mặt đường trung bình khoảng
5m. Do tuyến sử dụng đê để kết hợp khai thác đường giao thông nên cao trình mặt đường
cao, giao cắt với các tuyến đường dân sinh bị hạn chế và không an toàn.

Hình 2.9. Hiện trạng hệ thống giao thông trong khu vực quy hoạch

b. Giao thông đô thị Quốc Oai:
Khu vực phía Bắc Đại lộ Thăng Long một số khu vực đô thị, công nghiệp đã và
đang được đầu tư hoàn thiện và đưa vào khai thác. Các tuyến đường được xây dựng mới
đảm bảo theo tiêu chuẩn đô thị.
Khu vực phía Nam Đại lộ Thăng Long tập trung nhiều làng xóm hiện hữu có

mạng lưới đường, ngõ nhỏ hẹp. Là nơi giao thoa của nhiều tuyến đường tỉnh: TL419,
TL421B nên ảnh hưởng rất lớn đến giao thông trong khu vực trung tâm thị trấn.
Hiện huyện đang tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường trục chính trung tâm Bắc
Nam nhằm tăng cường kết nối giữa hai khu vực, quy mô tuyến rộng 42m.
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

18


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

c. Hệ thống công trình giao thông:
Chưa có bến bãi đỗ xe khách, xe buýt. Các điểm dừng đón khách của xe buýt
chưa được đầu tư trang thiết bị như: nhà chờ, ghế… mới chỉ có biển báo hiệu điểm dừng
đón trả khách.
Hệ thống cầu, cống qua Đại lộ Thăng Long qua phạm vi đô thị Quốc Oai gồm có:
07 đường chui và 03 cầu vượt (trong đó có 01 cầu đang xây dựng trên đường trục chính
Bắc Nam thị trấn)
Đánh giá chung:
Lợi thế:
-

Là nơi giao thoa của nhiều tuyến đường cấp quốc gia (cao tốc) và thành phố (tỉnh
lộ). Khoảng cách đến đô thị trung tâm và các công trình đầu mối giao thông cấp
quốc gia (vành đai 4, ga Hà Đông) tương đối gần và thuận tiện

-

Có tuyến đường sắt nội vùng tiếp cận trực tiếp


- Không bị ảnh hưởng ngập lụt từ sông Đáy nhờ hệ thống đê
Nhược điểm:
-

Đường cao tốc chia cắt đô thị

-

Các hầm chui có tĩnh không nhỏ, không cho phép xe kích thước lớn hoạt động

-

Hệ thống đường tỉnh xuống cấp, khả năng mở rộng hạn chế

-

Đường đô thị chưa phát triển, quy mô nhỏ, hẹp

II.8.2.

Hiện trạng chuẩn bị kĩ thuật

a. Hiện trạng thủy lợi
- Trong địa bàn khu vực thị trấn có 2 kênh tưới tiêu chảy qua: Kênh Đồng Mô và
kênh Phù Sa. Cung cấp nước tưới cho cả thị trấn và các huyện, xã xung quanh. Kênh
Đồng Mô lấy nước từ hồ Đồng Mô, kênh Phù Sa lấy nước từ Sông Hồng.
- Phía Tây Nam thị trấn có bố trí trạm bơm tưới tiêu Thông Đạt công suất
6x4000m3/h cấp nước tưới và tiêu cho khu vực phía Nam thị trấn.
b. Hiện trạng đê điều chống lũ

- Hệ thống đê sông gồm: Đê sông Đáy tiếp giáp phía Đông của thị trấn hiện trạng
đang là đê cấp 2 bề rộng mặt đê 5-6m; đê sông Tích tiếp giáp phía Tây thị trấn đê cấp 4
bề rộng mặt đê 4-5m. Nhìn chung mặt đê các tuyến đảm bảo công trình phòng chống lũ
theo tần suất thiết kế.
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

19


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

Hình 2.10. Hệ thống hiện trạng thủy lợi, đê điều của thị trấn Quốc Oai
c. Hiện trạng nền
- Cao độ nền khu dân cư hiện trạng từ 8-9m không xảy ra hiện tượng ngập úng.
Khu vực ruộng cao độ nền 6-8m khi mưa lớn không tiêu thoát nước kịp hiện tượng úng
vẫn xảy ra.
- Độ dốc nền: Địa hình thị trấn khá bằng phẳng, độ dốc nền <0,002 thấp dần về
phía sông Đáy và sông Tích.
d. Hiện trạng thoát nước mưa
- Hệ thống thoát nước mưa chưa đồng bộ. Các trục đường chính đô thị đã có hệ
thống thoát nước mưa hoàn chỉnh. Các tuyến đường nội bộ, đường trong làng xóm một
số ít có xây dựng cống nắp đan thoát nước còn phần lớn vẫn là các rãnh đất, nước mưa
chảy tràn trên bề mặt đường thoát ra khu ruộng trũng, nước thoát chậm úng ngập thường
xuyên gây mất vệ sinh môi trường.
e. Đánh giá đất xây dựng
- Đất xây dựng thuận lơi: cao độ >8m, độ dốc nền >0,004. Tiêu thoát nước tốt,
không bị ngập úng. Công tác san gạt nền ít tốn kém.
- Đất xây dựng ít thuận lơi: cao độ nền 6-8m, độ dốc nền <0,004. Tiêu thoát nước
chậm, thường xuyên bị úng ngập. Khi xây dựng buộc phải tôn nền +1,5-2m.

Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

20


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

- Đất không thuận lợi cho xây dựng: gồm mặt nước, đất có độ dốc địa hình >0,20.

Hình 2.11. Sơ đồ đánh giá quỹ đất xây dựng thị trấn
Bảng 2.2. Bảng thống kê đánh giá đất
STT
1
2
3
4

Loại đất
Đất đã xây dựng ( gồm làng xã dân cư hiện trạng, khu công nghiệp)
Đất xây dựng thuận lợi
Đất ít thuận lợi cho xây dựng ( đất có độ dốc nền <0,004)
Đất không thuận lợi cho xây dựng (mặt nước, đất có độ dốc >0,20)
Tổng

Diện tích (ha)
452
97
1.193
68

1.900

tỷ lệ ( %)
25,0
5,4
65,8
3,8
100

f. Đánh giá hiện trạng nền và thoát nước mưa
Thuận lợi:
-

Địa hình khá bằng phẳng, quỹ đất có thể khai thác xây dựng rất phong phú.
Hệ thống đê sông Đáy, sông Tích đảm bảo cho thị trấn không bị lũ lụt, công tác
phòng chống thiên tai bão lũ được các cấp lãnh đạo quan tâm.
Hệ thống thủy lợi kênh mương hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu tưới sản xuất của
thị trấn.

Hạn chế:
Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

21


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

-


II.8.3.

Do địa hình bằng phẳng, độ dốc thoát nước gần như không có. Nước tiêu chậm
khi mưa lớn thường xuyên xảy ra úng ngập nội đồng. Khi xây dựng kinh phí san
nền thoát nước mưa lớn.
Hiện trạng cấp nước

a. Công trình đầu mối cấp nước
- Trạm cấp nước thị trấn Quốc Oai công suất 1.200 m3/ngđ. Công trình được xây
dựng năm 1998 và hoàn thành năm 2010. Hiện nay trạm cấp nước cấp cho 8.765 người.
- Tuyến ống cấp nước D1.600mm nằm trên đại lộ Thăng Long từ NMN sông Đà
dẫn nước về nội đô Hà Nội.
b. Hiện trạng sử dung nước
- Một phần dân cư thị trấn Quốc Oai được cấp nước từ trạm cấp nước thị trấn chiếm
tỷ lệ 62%, dân cư còn lại sử dụng nước giếng khoan , giếng đào và lu bể chứa nước mưa.
- Dân cư 6 xã Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn, Thạch Thán, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp
sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước lu bể. Có 18% dân cư 6 xã sử dụng nước
giếng đào và 50% dân cư sử dụng nước giếng khoan, số dân cư còn lại sử dụng lu bể
chứa nước.
c. Đánh giá hiện trạng
- Dân cư thuộc khu vực nghiên cứu phần lớn hiện nay sử dụng nước giếng khoan
và giếng đào. Chỉ có 62% dân cư thị trấn sử dụng nước từ trạm cấp nước tập trung quy
mô nhỏ.
- Thị trấn Quốc Oai nằm gần tuyến ống cấp nước D1600mm từ NMN sông Đà về
nên thuận lợi về nguồn nước cấp cho thị trấn
II.8.4.

Hiện trạng cấp điện

a. Nguồn điện

- Nguồn điện cung cấp cho thị trấn sinh thái Quốc Oai là trạm 100/35/22KV Phùng
Xá, có công suất 1x40MVA, nằm tại khu công nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai.
- Ngoài ra còn có trạm TG 35/10KV Quốc Oai công suất (6300+3200)KVA nằm
trên đất xã Thạch Thán phía Nam thị trấn sinh thái Quốc Oai.
b. Lưới điện
- Lưới điện 110KV: Trong Khu vực nghiên cứu thiết kế có 1 tuyến 110KV từ Hà
Đông đi Sơn Tây và rẽ nhánh cấp điện cho trạm 110KV Phùng Xá, mạch đơn, sử dụng
dây AC-240, chiều dài tuyến đường dây trong ranh giới nghiên cứu thiết kế là khoảng
6Km
- Lưới 35KV: thị trấn sinh thái Quốc Oai được cấp điện từ các tuyến 35KV

Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

22


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

+ Tuyến 331 Phùng Xá cấp điện cho trạm trung gian Quốc Oai, dây AC -120
chiều dài 2,8 Km;
+ Tuyến 373 Phùng Xá, dây trục chính AC - 95 chiều dài 0,98 Km;
+ Tuyến 374 Phùng Xá, dây trục chính AC -120 chiều dài 3,3Km;
+ Tuyến 375 Phùng Xá cấp điện cho thị trấn sinh thái Quốc Oai và liên kết với
trạm 110KV Thạch Thất, dây trục chính AC-185, chiều dài trong ranh giới nghiên cứu
thiết kế khoảng 2,85km.
- Lưới 10KV: Từ thanh cái 10KV trạm 35/10KV Quốc Oai có tuyến 10KV 971 dây
AC – 95, 70 chiều dài 5,2km.
- Lưới điện hạ áp:
+ Mạng lưới hạ áp của khu vực thiết kế thị trấn sinh thái Quốc Oai bố trí đi nổi.

Đường dây mới được cải tạo nên vận hành tương đối tốt;
+ Đường dây dùng dây cáp vặn xoắn lõi nhôm bọc cách điện loại ABC tiết diện từ
50mm2 – 95mm2.
- Lưới điện chiếu sáng: Hiện tại chỉ có tuyến đèn chiếu sáng trên trục Đại lộ Thăng
Long đi qua khu vực.
c. Trạm lưới 10/0,4KV, 35/0,4KV
Trong khu đô thị sinh thái Quốc Oai hiện tại vẫn sử dụng trạm điện kiểu trạm treo,
công suất nhỏ, bán kính phục vụ lớn.
d. Rà soát các dự án, quy hoạch cấp điện trên địa bàn
Theo “Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030 tầm nhìn
đến năm 2050” và “Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2015 có xét đến năm 2025” từ năm 2010 đến năm 2020 có xây dựng các
công trình điện sau:
- Xác định vị trí xây dựng mới 1 trạm 500KV Tây Hà Nội nằm sát ranh giới thiết kế
về phía Nam, làm nguồn điện chính thức cho khu vực phía Tây Nam thành phố Hà Nội,
trong trạm 500KV có bố trí trạm 220KV Quốc Oai và 110KV Nam Quốc Oai nối cấp với
công suất trạm 110KV là 2x25MVA trạm 110KV cấp điện trực tiếp cho phụ tải phía
Nam thị trấn sinh thái Quốc Oai.
- Nâng cấp trạm 110KV Phùng Xá từ 1x40MVA lên thành 2x63MVA. Trạm
110KV Phùng Xá cấp điện cho khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai và khu vực phía
Bắc thị trấn sinh thái Quốc Oai.

Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

23


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.


Các quy hoạch trên có tính định hướng cao cho khả năng cung cấp điện của Huyện;
Cơ sở pháp lý chặt chẽ, phù hợp với định hướng phát triển trong giai đoạn ngắn hạn cũng
như lâu dài của thị trấn sinh thái Quốc Oai cũng như toàn huyện Quốc Oai.
e. Nhận xét
- Hiện tại nguồn điện cấp cho khu vực thị trấn sinh thái Quốc Oai là tram 110KV
Phùng Xá có công suất tương đối nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của khu
công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai và thị trấn sinh thái Quốc Oai trong tương lai.
- Mạng lưới điện trung thế vẫn sử dụng đường dây nổi, đường dây dài, tiết diện nhỏ
gây tổn thất điện năng trên lưới trung thế lớn và mất mỹ quan đô thị, cần cải tạo hạ ngầm
lưới trung thế trong khu vực trung tâm đô thị.
- Mạng lưới hạ thế có chất lượng tương đối tốt, nhưng để đảm bảo vận hành dài hạn
và góp phần tăng mỹ quan cho đô thị nên từng bước hạ ngầm các tuyến điện hạ thế trong
đô thị.
- Với việc quy hoạch thị trấn sinh thái Quốc Oai, nhu cầu phụ tải của khu vực sẽ có
bước tăng trưởng một cách đột biến, lưới điện hiện hữu không thoả mãn được cho nhu
cầu của các phụ tải điện. Việc quy hoạch cải tạo và mở rộng mạng lưới cấp điện khu vực
là rất cần thiết.
II.8.5.

Hiện trạng thông tin liên lạc

a. Hiện trạng thông tin liên lạc
Những năm gần đây, hệ thống thông tin liên lạc thành phố Hà Nội nói chung, khu vực
thị trấn Quốc Oai nói riêng phát triển mạnh mẽ. Nhiều thành phần kinh tế khai thác và
kinh doanh, trong đó hạ tầng do VNPT và Viettel xây dựng và quản lý là chủ yếu.
- Chuyển mạch: Hệ thống chuyển mạch khu vực thị trấn Quốc Oai được xử lý tín
hiệu theo cấp tổng đài: Tổng đài điều khiển(Host)- Tổng đài vệ tinh – Điểm truy nhập
thuê bao. Khu vực nghiên cứu nằm trong hệ thống của trạm điều khiển Hà Đông, trực
tiếp là trạm vệ tinh Bình Phú: 8.896Lines.
- Hiện trạng hệ thống truyền dẫn:

+ Mạng truyền dẫn tới các điểm chuyển mạch đã được số hoá, truyền dẫn sử dụng
công nghệ DWDM dung lượng 20Gb/s. Mạng truyền dẫn chủ yếu bằng cáp quang,
truyền dẫn tới điểm tập trung dân cư. Trong đó các tuyến cáp quang liên đài đã được
ngầm hóa.Về cơ bản các mạch vòng (Ring) đã được khép kín.
+ Truyền dẫn cho các tổng đài hiện tại đang sử dụng công nghệ cáp sợi quang,
dung lượng từ 4-16 F0(PDH 34Mb/s và 140Mb/s).
- Hiện trạng hệ thống mạng ngoại vi:

Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

24


Thuyết minh Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai,
huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.

+ Mạng ngoại vi trên địa bàn huyện chủ yếu là cáp đồng đường kính 0,4mm trở
trở lên và sử dụng dây đôi.
+ Mạng ngoại vi được các doanh nghiệp viễn thông đặc biệt quan tâm và đầu tư,
đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu lắp đặt điện thoại của các tổ chức và người dân.
+ Để nâng cao chất lượng, rút ngắn cự ly phục vụ các doanh nghiệp đã mở rộng
các trạm chuyển mạch, các điểm tập trung thuê bao, bán kính phục vụ bình quân của các
trạm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên do nhu cầu lắp đặt nhanh phục vụ công tác kinh doanh,
nên mạng chưa được đầu tư một cách đồng bộ và chưa thực sự chú ý đến chất lượng
mạng.
+ Mạng ngoại vi khu vực nghiên cứu đang được xây dựng và phát triển nên còn
thiếu đồng bộ, và phức tạp. Việc xây dựng hạ tầng cũng như các công trình khai thác
thông tin chưa được phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khai thác và cung cấp. Bên cạnh đó,
chưa kết hợp được với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác gây ảnh hưởng đến chất lượng
của các công trình và mỹ quan đô thị.

- Hiện trạng hệ thống thông tin di động:
+ Hiện nay mạng thông tin di động Hà Nội nói chung, khu vực nghiên cứu nói
riêng đang sử dụng công nghệ GSM và CDMA, với nhiều nhà cung cấp dịch vụ:
Vinaphone, Mobiphone Viettel...
+ Vùng phủ sóng đã phủ toàn bộ phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, chất lượng các
dịch vụ thông tin di động còn chưa được đảm bảo, do việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn chưa
theo kịp với tốc độ phát triển dịch vụ, tình trạng nghẽn mạng, và tín hiệu yếu vẫn xảy ra.
b. Hiện trạng bưu chính
- Mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ bưu chính: Hiện có 01 Bưu cục đặt tại trung
tâm thị trấn Quốc Oai. Hỗ trợ bưu cục này là các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính tại
trung tâm xã.
- Dịch vụ:
+ Về Bưu chính: Bưu phẩm hoả tốc, tuyệt mật, tối mật (phục vụ cho khối các cơ
quan Đảng, chính quyền); Dịch vụ Bưu chính uỷ thác; Bưu phẩm thường trong nước và
quốc tế; Bưu kiện trong nước và quốc tế; Bưu phẩm không địa chỉ; Bưu gửi chuyển phát
nhanh; Bưu gửi phát trong ngày; Bưu phẩm thu cước ở người nhận.
+ Các dịch vụ cộng thêm: ghi số, máy bay, phát tận tay, phát tại nhà, phát hàng
thu tiền (COD), khai giá, phát nhanh (Express), nhận gửi tại nhà, báo phát (AR)…

Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng.

25


×