Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 13 trang )

Hợp tác Kỹ thuật Việt – Đức
Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 3:
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO XỬ LÝ NƯỚC THẢI

BẢN TIN
Tháng 7- 12/2015

Thông tin liên lạc:
Văn phòng dự án: Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải
Tầng 3, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM
502 Đường Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Bình, Q.9, TP.HCM
Điện thoại: +84(0)8 37 31 43 93
Fax: +84(0)8 37 31 36 70

Tài trợ bởi


Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 1

Lời giới thiệu

Được triển khai từ năm 2013 đến nay, Dự án “Đào tạo nghề cho lĩnh vực nước thải”
thuộc “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam” do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển
Liên bang Đức (BMZ) hỗ trợ có mục tiêu phát triển nguồn lực cho việc xây dựng và thí điểm
chương trình đào tạo nghề định hướng theo nhu cầu, nhằm cải thiện nguồn cung cấp lực lượng
lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực nước thải.
Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ thay mặt cho Bộ


Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức (BMZ) hỗ trợ và tư vấn
cho các đối tác Việt Nam triển khai mô hình đào tạo hợp
tác giữa nhà trường và doanh nghiệp theo tiêu chuẩn
CHLB Đức:
- Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ
Chí Minh, với vai trò là đơn vị thực hiện và thụ hưởng dự
án, hiện đang đào tạo thí điểm nghề “Kỹ thuật thoát
nước và xử lý nước thải”.
- Các công ty thoát nước, với vai trò là các đối tác đào tạo thực hành:






Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Tp. Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước-Môi trường tỉnh Bình Dương
Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước tỉnh Cần Thơ
Công ty Cổ phần Cấp thoát nước tỉnh Khánh Hòa

Dự án thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa trường nghề với Hội Cấp thoát nước Việt
Nam và các công ty thoát nước trong vấn đề đào tạo. Bên cạnh đó, dự án còn bồi dưỡng cho
giáo viên từ trường nghề và công ty về kỹ thuật thoát và xử lý nước thải, năng lực sư phạm
cũng như kỹ năng sử dụng công cụ giảng dạy hiệu quả.
Các bài học kinh nghiệm rút ra từ chương trình hợp tác đào tạo thí điểm nghề “Kỹ thuật
thoát nước và xử lý nước thải” sẽ được tổng kết và chuyển giao để tiếp tục phát triển hệ
thống đào tạo nghề tại Việt Nam.
Các hoạt động chính từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2015:
Tin ngắn


Trang 2

Tập huấn giáo viên đợt 5 - Tháng 7/2015

Trang 3

Hội thảo lần thứ nhất: chia sẻ kinh nghiệm về vận hành nhà máy XLNT – Tháng 7/2015

Trang 4

Tập huấn giáo viên đợt 6 - Tháng 9/2015

Trang 5

Khai giảng lớp thí điểm Đào tạo nghề Thóat nước và xử lý nước thải – Tháng 11/2015

Trang 6

Tập huấn giáo viên đợt 7 - Tháng 11/2015

Trang 8

Hội thảo lần thứ hai: chia sẻ kinh nghiệm về vận hành nhà máy XLNT – Tháng 11/2015

Trang 10

Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề tại Vientiane (CHDCND Lào) – Tháng 12/2015

Trang 11



Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 2

Tin ngắn

Quảng bá nghề chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải
Từ ngày 28 đến 30/10/2015 tại Bình Dương, trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội
toàn quốc lần thứ 5 Hội Cấp thoát nước Việt Nam, triển lãm thiết bị cho nghành cấp thoát
nước đã được tổ chức tại trung tâm hội nghị và triển lãm Bình Dương. Tại triển lãm, Dự
án “Đào tạo nghề cho lĩnh vực nước thải” có một quầy thông tin để giới thiệu tới khách
tham quan và các công ty cấp thoát nước về chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật thoát
nước và xử lý nước thải. Thông tin về chương trình đào tạo nghề và cơ hội nghề Kỹ thuật
thoát nước và xử lý nước thải đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách tham quan
cũng như các đơn vị tham gia triển lãm.

Triển lãm ảnh về nghề Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải
Ngày 2/11/2015, một triển lãm ảnh về nghề Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải đã
được tổ chức tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Tại triển
lãm, khách tham quan được nghe giải thích ý nghĩa của mỗi bức ảnh thể hiện công việc
của một Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải trong tất cả các công đoạn của một quá
trình xử lý nước thải.
Cùng với buổi triển lãm ảnh, một khảo sát về nhận thức đối với nghề Kỹ thuật thoát nước
và xử lý nước thải đã được thực hiện nhằm cải thiện các hoạt động nâng cao nhận thức
trong thời gian tới về Đào tạo nghề cho lĩnh vực nước thải trong khôn khổ “Chương trình
Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam”.

Họp ban chỉ đạo dự án lần 2 – Tháng 11/2015

Ngày 2/11/2015, buổi họp Ban chỉ đạo dự án Đào tạo nghề cho lĩnh vực nước thải lần 2
đã được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. Tại buổi họp, các bên tham gia dự án đánh giá cao
những kết quả đã đặt được đến 11/2015 và thảo luận kế hoạch hoạt động của năm 2016.
Kết thúc cuộc họp, các bên cam kết đóng góp năng lực và chuyên môn trong quá trình
thực hiện dự án đảm bảo thực hiện thí điểm thành công chương trình đào tạo Kỹ thuật
thoát nước và xử lý nước thải, cải thiện nguồn cung lực lượng lao động kỹ thuật chất
lượng cao cho nghành nước thải Việt Nam.


Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 3

Tập huấn đợt 5 cho giáo viên từ nhà trường và doanh nghiệp
( Ngày 13 đến 22/07/2015)
Từ ngày 13 đến 22/07/2015, tại TP.HCM đã diễn ra lớp tập huấn nâng cao đợt 5. Học
viên lớp bồi dưỡng là 25 giáo viên từ trường nghề và các công ty thoát nước tham gia
đào tạo hợp tác. Mục tiêu tổng thể của hoạt động bồi dưỡng là nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn cũng như sư phạm của các giáo viên, giúp họ có thể giảng dạy và hướng
dẫn cho Chương trình đào tạo thí điểm nghề Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải dựa
trên tiêu chuẩn Đức.
Khoá đào tạo được tổ chức tại hai địa điểm khác nhau: Phần vận hành các công trình thu
gom và hệ thống thoát nước được thực hiện tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ
TP.HCM (HVCT) và phần xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được học tại Nhà máy
Xử lý nước thải Thủ Dầu Một (Bình Dương).

Các học viên làm bài tập tính toán hệ thống cống, hố ga và thực hành tại hiện trường
Trong phần vận hành hệ thống thoát nước, các học viên đã được bồi dưỡng kiến thức về
các chủ đề sau: Các loại nước thải và thành phần nước thải, hệ thống thoát nước, các loại cống
và vật liệu cống; Kiểm tra hiện trạng và phát hiện hư hại trong hệ thống cống, bảo trì và sửa

chữa cống, hố ga. Trong bài giảng về các phương pháp tu tạo, thay mới, phim và hình chụp
thực tế tại hiện trường ở Đức được trình chiếu đã giúp cho học viên làm quen với chuẩn kỹ
thuật trên thế giới, và mở rộng tầm nhìn để xây dựng giải pháp thích hợp cho công ty của mình.
Mảng nội dung lớn thứ hai của đợt bồi dưỡng là xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
Trong đó, giảng viên Đức đã hỗ trợ học viên đào sâu kiến thức cơ bản về quá trình phân hủy
sinh học các hợp chất chứa cac-bon và ni-tơ trong nhà máy xử lý nước thải. Cùng lúc, học viên
được học về cách vận hành kỹ thuật những quá trình này tại một nhà máy xử lý nước thải.
Trong ngày học cuối cùng, học viên đã làm bài kiểm tra kết thúc khoá học được thiết kế theo
tiêu chuẩn Đức nhằm xác định năng lực thực tế của học viên, giúp ích cho việc xây dựng nội
dung khóa bồi dưỡng tiếp theo sẽ dự kiến tổ chức vào tháng 11/2015.


Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 4

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Việt – Đức lần thứ nhất về
vận hành nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
(Ngày 23/07/2015)
Ngày 23/07/2015 tại TP. Hồ Chí Minh, lĩnh vực hoạt động 3: Đào tạo nghề cho lĩnh vực
xử lý nước thải thuộc Chương trình hợp tác Việt - Đức “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt
Nam” và Dự án “Hợp tác hiệp hội Đức - Việt nhằm nâng cao năng lực cho ngành nước
Việt Nam - DEVIWAS” đồng tổ chức thành công hội thảo trao đổi kinh nghiệm về “Vận
hành nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt”. Hội thảo đã thu hút được sự tham gia của các
kỹ sư từ nhiều công ty thoát nước phía Nam như Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ,
là những đơn vị đang và sắp vận hành nhà máy xử lý nước thải.
Tại hội thảo, các công ty thoát nước đã đưa ra những bất cập trong thể chế quản lý hệ thống
thoát và xử lý nước thải, ví dụ như hợp đồng vận hành được gia hạn hàng năm, khiến doanh
nghiệp không chủ động được về nguồn nhân lực và đầu tư. Về vấn đề này, đại diện phía Đức,
ông Norbert Lucke, chuyên gia từ công ty Thoát nước TP. Dresden, nhấn mạnh rằng, doanh

nghiệp nhất thiết cần thời hạn hợp đồng dài hơn để có cơ sở chắc chắn cho việc lập kế hoạch
vận hành, bảo trì, duy tu…nhằm khai thác bền vững cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ông cho biết, các
công ty thoát nước tại Đức thường ký thời hạn hợp đồng vận hành phổ biến ở Đức là tối thiểu
3 năm đối với các trạm xử lý nhỏ và vô thời hạn đối với nhà máy XLNT quy mô lớn.

Ông Norbert Lucke, chuyên gia từ
công ty Thoát nước TP. Dresden, nhấn
mạnh rằng, doanh nghiệp nhất thiết cần
thời hạn hợp đồng dài hơn để có cơ sở
chắc chắn cho việc lập kế hoạch vận
hành, bảo trì, duy tu…nhằm khai thác bền
vững cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Bên cạnh đó, các kỹ sư Việt-Đức còn thảo luận về các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng hiệu
quả xử lý nước thải như cách điều chỉnh thời gian lưu nước trong bể sục khí, kiểm soát tuổi
bùn tối ưu, cách tránh sốc tải cho NMXL khi có thay đổi về lượng nước đầu vào…
Kết thúc hội thảo, ông Lý Thọ Đắc, phó giám đốc công ty Thoát nước đô thị Tp. Hồ Chí Minh
đại diện cho đại biểu tham dự bày tỏ: “Hội thảo không chỉ tạo ra một diễn đàn chuyên môn rất
thiết thực mà còn mang lại nhiều thay đổi tích cực trong suy nghĩ và nhận thức, giúp cho các
công ty thoát nước xây dựng đề xuất phù hợp để gửi lên chủ đầu tư”.


Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 5

Tập huấn đợt 6 cho giáo viên từ nhà trường và doanh nghiệp
(Ngày 17 đến 19/09/2015)

Từ ngày 17 đến 19/09/2015, tại TP.HCM đã diễn ra lớp tập huấn nâng cao đợt 6 đã diễn

ra lớp bồi dưỡng đợt 6 với nội dung chính là tính toán hệ thống thoát nước. Học viên lớp
bồi dưỡng là 25 giáo viên từ trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HVCT)
và 5 công ty thoát nước tham gia đào tạo hợp tác chương trình đào tạo thí điểm nghề Kỹ
thuật thoát nước và xử lý nước thải.
Nội dung của đợt bồi dưỡng lần này bao gồm tính toán thủy lực phục vụ cho vận hành các
công trình thoát nước đô thị như cống, máy bơm, trạm bơm… nhằm chuẩn bị cho giáo viên
giảng dạy tốt những nội dung có liên quan trong Chương trình đào tạo thí điểm nghề khai giảng
vào tháng 11/2015.

Các học viên làm bài tập và trình bày bài tập nhóm

Khóa bồi dưỡng được thiết kế dựa trên kiến
thức học viên đã được học trong các đợt bồi
dưỡng trước trước, với trọng điểm là các bài
tập tính toán, làm việc nhóm và thảo luận các
chuyên đề. Trong đó, bài tập được biên soạn
theo tiêu chuẩn của Đức đồng thời bám sát
thực tế kỹ thuật tại Việt Nam và được hệ thống
hóa theo chủ đề để giáo viên áp dụng cho việc
giảng dạy tại chương trình mới.
Giảng viên sửa bài tập của học viên
Trong ngày học cuối cùng, học viên đã làm bài kiểm tra nhằm đánh giá kiến thức và năng
lực thực tế cũng như xây dựng nội dung phù hợp cho các đợt bồi dưỡng tiếp theo.


Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 6

Khai giảng khóa đào tạo hợp tác đầu tiên nghề

“Kỹ thuật viên thoát nước và xử lý nước thải”
(Ngày 02/11/2015)

Khóa đào tạo hợp tác đầu tiên cho
nghề “Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước
thải“đã khai giảng vào ngày 02/11/2015.
Bên cạnh sự hiện diện của Thứ trưởng Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội, ông
Phạm Minh Huân, còn có Quốc vụ khanh
Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên, Xây
dựng và An toàn hạt nhân Liên bang Đức
(BMUB), ông Gunther Adler, tới tham dự
buổi lễ.

Ông Gunther Adler phát biểu tại buổi lễ khai giảng
Dự án đào tạo thí điểm nghề “Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải“ được khởi động với
sự phối hợp giữa Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội,
Tổng cục Dạy nghề, Bộ Xây dựng với các đối tác khác như trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam, các công ty thoát nước
của các tỉnh thành TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ và Khánh Hòa.

Họp báo tại buổi lễ khai giảng


Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 7

Theo thông tin từ ông Phạm Minh Huân, cho đến năm 2020, sự phát triển của Việt Nam
thành một nước công nghiệp cần phải diễn ra trên lộ trình tăng trưởng “xanh“. “Điều đó có nghĩa

gắn kết tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên một cách thông
minh”. Trong đó, việc xây dựng và mở rộng hạ tầng xử lý nước thải hoạt động lâu dài là một
trong những lĩnh vực hạt nhân của nền kinh tế bền vững. Bởi vậy trong thời gian tới Việt Nam
rất cần đầu tư vào yếu tố con người.
Ưu điểm của chương trình đào tạo hợp tác
này là sự kết hợp giữa tiêu chuẩn kỹ thuật
cũng như tiêu chuẩn nghề của Đức với điều
kiện thực tế tại Việt Nam. Sự phối hợp chặt
chẽ giữa trường dạy nghề và các doanh
nghiệp thoát nước trong chương trình là chìa
khóa bảo đảm được đào tạo tốt, đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động tại Việt
Nam và Đông Nam Á.

Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh
Bên cạnh đó, việc tham gia hợp tác đào tạo lần này cũng sẽ mở ra một cơ hội lớn cho cho
lực lượng lao động chuyên môn và các doanh nghiệp thoát nước trong tương lai. Chương trình
góp phần giúp ích cho các nhà máy xử lý nước thải hiện đại và mạng lưới thoát nước hoạt động
tin cậy và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp thoát nước và hướng tới phát
triển kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường.

Ông Gunther Adler và ông Phạm Minh Huân Trao quà cho các sinh viên lớp đào tạo thí điểm
nghề “Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải“


Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 8

Tập huấn đợt 7 cho giáo viên từ nhà trường và doanh nghiệp

(Ngày 03 đến 12/11/2015)

Từ ngày 03 đến 12.11.2015 đã diễn ra lớp đào tạo nâng cao đợt 7 cho các giáo viên từ
trường Cao đẳng nghề và 5 công ty thoát nước tham gia hợp tác đào tạo. Lớp đào tạo
nâng cao được tổ chức tại hai địa điểm: trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ
TP.HCM (HVCT) và Nhà máy Xử lý nước thải Rạch Bà (Bà Rịa – Vũng Tàu), nhằm kết nối
phần lý thuyết với thực tế, giúp học viên tiếp thu tốt hơn kiến thức phục vụ cho việc
giảng dạy sau này.
Đợt đào tạo nâng cao gồm có 2 nội dung chính: phương pháp sư phạm đào tạo nghề tại
doanh nghiệp dành riêng cho cán bộ giảng viên từ các công ty thoát nước, bồi dưỡng kiến thức
về xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, và tính toán, kiểm tra hệ thống cống.

Giảng viên Đức giảng bài và nghe học viên trình bày bài tập nhóm
Trong phần phương pháp sư phạm cho người đào tạo nghề tại doanh nghiệp, học
viên được bồi dưỡng kiến thức về các chủ đề chính sau:
-

Nguyên tắc sư phạm và phương pháp đào tạo tại doanh nghiệp
Lập kế hoạch và chuẩn bị cho một buổi hướng dẫn tại doanh nghiệp
Cách xử lý những tình huống khó về sư phạm nghề.


Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 9

Mảng nội dung lớn thứ hai của đợt bồi dưỡng là xử lý nước thải bằng phương pháp
sinh học và các công nghệ vệ sinh cống với các nội dung chính sau:
-


Quá trình khử Ni tơ và Phốt pho
Cách tính toán và điều chỉnh quá trình loại bỏ Ni tơ và Phốt pho
Thiết bị lọc nhỏ giọt, thiết bị xoay nhúng ngập và cố định sinh khối trong bể hoạt tính
Quy trình vệ sinh cống, kiểm tra và lập hồ sơ
Đọc bản vẽ chi tiết cống và tính độ dốc cống.

Tại nhà máy xử lý nước thải Rạch Bà, các
học viên được thăm quan toàn bộ quy trình xử
lý nước thải, nhằm hiểu rõ hơn phần lý thuyết
khi so sánh với công nghệ thực tế. Bên cạnh
đó, giảng viên Đức còn hướng dẫn cho các
học viên cách thức vận hành xe hút rửa và xe
vô tuyến.
Các học viên thăm quan nhà máy xử lý nước
thải Rạch Bà
Cuối đợt đào tạo, học viên đã làm các bài kiểm tra theo từng chủ đề riêng nhằm
đánh giá chính xác hơn kiến thức thu được và năng lực của học viên, giúp cho việc xây
dựng nội dung khóa bồi dưỡng tiếp theo hiệu quả.

Học viên học và thực tập vận hành xe hút rửa và xe vô tuyến


Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 10

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Việt – Đức lần thứ hai về
vận hành nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
(Ngày 13/11/2015)


Vào ngày 13/11/2015 tại TP. Hồ Chí Minh, Dự án “Hợp tác hiệp hội Đức - Việt nhằm
nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam - DEVIWAS” và lĩnh vực hoạt động 3: Đào
tạo nghề cho lĩnh vực xử lý nước thải thuộc Chương trình hợp tác Việt - Đức “Đổi mới
Đào tạo nghề tại Việt Nam” (GIZ) đồng tổ chức thành công seminar trao đổi kinh nghiệm
về “Vận hành nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt”. Seminar đã thu hút được sự tham gia
của các kỹ sư từ nhiều công ty thoát nước phía Nam như Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Vũng Tàu, Cần Thơ, là những đơn vị đang và sắp vận hành nhà máy xử lý nước thải.
Tại seminar, hai chuyên gia từ công ty thoát nước Dresden, ông Norbert Lucke và ông Gert
Bamler đã chia sẻ về cách thức quản lý xả nước thải công nghiệp vào hệ thống thoát nước
công cộng tại Đức.

Nguyên tắc cơ bản tại Đức
là các nhà máy công nghiệp chỉ
được phép xả thải trong phạm
vi hoạt động – cả về tổng lưu
lượng lẫn hàm lượng các chất
độc hại - của hệ thống thoát và
xử lý nước thải công cộng.
Trước thực tế người dân
thường đổ rác xuống cống và
hầm ga gây tắc nghẽn, hư hại
cống, máy bơm.

Chuyên gia Đức thảo luận cùng các đại biểu
Các đại biểu đã cùng nhau trao đổi những biện pháp truyền thông để cải thiện nhận thức
của người dân. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch mua thiết bị thay thế cho nhà máy xử lý
nước thải để đảm bảo công tác vận hành cũng là một đề tài được thảo luận sôi nổi.
Kết thúc seminar, các đại biểu tham gia đều bày tỏ mong muốn có thêm những diễn đàn trao
đổi tương tự trong ngành nước nhằm nâng cao hiệu quả vận hành và tạo ra cơ hội để các công
ty tập hợp ý kiến để góp phần xây dựng thể chế quản lý trong ngành.



Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 11

Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề Lần thứ 3
(Vientiane, ngày 13/12/2015)

Ông Thomas Silberhorn, Quốc Vụ Khanh, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang
Đức (BMZ) và Tiến sĩ Phankham Viphavanh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Thể Thao Lào (MoES) đã khai mạc Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề Lần thứ 3 tại
Vientiane ngày 14 tháng 2 năm 2015. Đoàn đại biểu Việt Nam, do Tiến sĩ Nguyễn Hồng
Minh, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề dẫn đầu, đã tham gia phát biểu khai mạc
và đóng góp tích cực vào các nhóm công tác chuyên đề thông qua các bài thuyết trình
và thảo luận về những mô hình đã được triển khai thành công tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Thomas
Silberhorn nhấn mạnh ‘Đào tạo nghề là yếu tố
quyết định đối với phát triển kinh tế xã hội và
do đó là một phần trong các chương trình nghị
sự chính trị quốc tế như Mục tiêu Phát triển
Bền vững và chương trình Giáo dục cho Mọi
người’.
Ông Thomas Silberhorn phát biểu khai mạc
hội nghị
Tiến sĩ Phankham Viphavanh khẳng định ‘Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề Lần thứ 3 là
cơ hội tốt để chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm về hiện trạng đào tạo nghề trong khu vực và
quốc tế. Hội nghị cũng tạo cơ hội để các nước cùng nhau xác định những thách thức mới và
các phương thức ứng phó với những thách thức đó một cách thành công’.


Đoàn đại biểu cao cấp tại Lễ khai mạc hội nghị.TS Nguyễn Hồng Minh (đứng thứ 5 từ bên phải)


Bản tin dự án Đào tạo nghề cho Xử lý nước thải – Tháng 7- 12/2015

Trang 12

Trong phiên làm việc chuyên đề ‘Đào tạo nghề gắn với việc làm’, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hằng,
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HVTC), ông Nguyễn
Văn Thiền, Tổng giám đốc Công ty Cấp thoát nước Môi trường Bình Dương và bà Phan Hoàng
Mai, Trưởng hợp phần dự án Đào tạo nghề cho Lĩnh vực Xử lý Nước thải (GIZ), đã chia sẻ kinh
nghiệm về quá trình xây dựng một chương trình đào tạo hợp tác cho nghề Kỹ thuật viên Thoát
nước và Xử lý Nước thải, với sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp, cơ sở đào
tạo nghề và cơ quan quản lý nhà nước. Các diễn giả chia sẻ những thông tin sâu về cách thức
xây dựng chương trình đào tạo gắn với việc làm, trong đó các bên liên quan cùng xây dựng
chuẩn nghề, chương trình đào tạo và tài liệu giảng dạy, đồng thời tiến hành bồi dưỡng thực
hành cho giáo viên của trường và cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hằng, ông Nguyễn Văn Thiền và bà Phan Hoàng Mai chia sẻ kinh nghiệm
về quá trình xây dựng một chương trình đào tạo hợp tác cho nghề Kỹ thuật viên Thoát nước
và Xử lý Nước thải
Các thành viên hội đồng chủ tọa từ Việt Nam cũng đã thảo luận những thách thức trong việc
triển khai chương trình đào tạo nghề gắn với việc làm như làm thế nào để khuyến khích doanh
nghiệp tham gia đào tạo nghề và nhân rộng những mô hình đã thành công trong toàn hệ thống.
Trưởng đoàn Đại biểu Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh tóm tắt kết quả của hộ nghị ‘Các
chủ đề của hội nghị phản ánh chính xác những thách thức mà các quốc gia trong khu vực đang
phải đối mặt. Đây là cơ hội tốt để chúng tôi chia sẻ những việc đã làm tốt và trao đổi, học hỏi từ
các quốc gia khác. Chúng tôi mong được trao đổi liên tục và hiệu quả với các quốc gia khác,
đặc biệt là về các nội dung như xây dựng hình ảnh và thu hút học sinh học nghề, tăng cường

hợp tác với doanh nghiệp trong dạy nghề và đào tạo nghề xanh. Đây là những chủ đề mới mẻ
đối với Việt Nam và chúng tôi có thể học hỏi nhiều từ các nền kinh tế tiên tiến hơn trong khu
vực như Singapore và Malaysia.’



×