LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án: “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiểu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai ” là kết quả nghiên cứu của tôi. Những số liệu, tài liệu tham
khảo trong đồ án là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra.
Sinh viên thực hiện.
Chu Thị Lý
1
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S
Hoàng Thị Huê giảng viên Khoa Môi Trường thuộc Trường Đại Học Tài Nguyên
và Môi Trường Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho em những
kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình làm đồ án.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ của quý
Thầy, Cô trong Khoa Môi Trường - Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường
Hà Nội đã truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường. Với vốn
kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình
em làm đồ án mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng Kiểm soát ô nhiễm thuộc
Chi cục BVMT tỉnh Lào Cai và Công ty TNHH MTV MTĐT Lào Cai đã tạo điều
kiện cho em điều tra, khảo sát để có dữ liệu hoàn thành đồ án.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đồ án không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết nhất định. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy
cô và các bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng năm 2016
Sinh viên
Chu Thị Lý
2
2
MỤC LỤC
3
3
DANH MỤC BẢNG
4
4
DANH MỤC HÌNH
5
5
DANH MỤC VIẾT TẮT
UBND
: Uỷ ban nhân dân
CTRSH
: Chất thải rắn sinh hoạt
CTR
: Chất thải rắn
BVMT
: Bảo vệ môi trường
3R
: Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế
KT - XH
: Kinh tế - xã hội
6
6
A.MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển về kinh tế và xã hội, tuy nhiên đi
đôi với nó là tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra khắp nơi, và điển hình là ô
nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn
15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh trên cả nước và theo dự báo thì tổng lượng chất
thải rắn (CTR) phát sinh vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong những thập kỷ tới
đây, đặc biệt ở các đô thị lớn, các khu du lịch. Chất thải rắn được phát sinh từ nhiều
nguồn khác nhau đang là vấn đề rất bức xúc hiện nay, rác xuất hiện ở khắp mọi
nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác, từ quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học,
bệnh viện đến các sông hồ... Mặc dù đã có nhiều biện pháp quản lý chất thải nhưng
tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam vẫn đang là
một vấn đề nhức nhối và chưa thể giải quyết triệt để, đặc biệt là công tác thu gom
rác thải chưa đạt hiệu quả cao.
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía
Bắc nước ta. Thành phố Lào Cai là nơi tập trung nhiều khu thương mại, khu đô thi
nhưng việc thu gom và xử lý rác thải vẫn chưa được quan tâm chú trọng . Hiện nay
thành phố Lào Cai đang được đầu tư xây dựng, phát triển mạnh mẽ, nhưng hầu như
chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh môi
7
7
trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến
đời sống sinh hoạt và sức khoẻ của người dân trong toàn thành phố.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiện
trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Lào Cai.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản
lý chất thải rắn sinh hoạt.
3.Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Lào Cai :
+ Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
+ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
+ Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
- Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Lào
Cai:
Tìm hiểu về hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn như:
+ Về phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì: Số lượng, chủng loại
phương tiện thu gom, vận chuyển; Số lượng nhân công thu gom, vận chuyển.
+ Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Phương pháp thu gom; Tần suất, thời
gian thu gom; Các điểm tập kết.
+ Tình hình phân loại; Phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025.
8
8
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắnsinh hoạt
trên địa bàn Thành phố Lào Cai:
+ Nhận thức, đánh giá của cán bộ công ty môi trường.
+ Nhận thức, đánh giá của người dân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn Thành phố Lào Cai:
+ Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
+ Giải pháp về nâng cao chất lượng quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Về cơ chế,
chính sách; Về việc bố trí, trung chuyển, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địalý
Thành phố Lào Cai giáp các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa
Pa cùng của tỉnh Lào Cai. Phía Bắc, thành phố giáp thị trấn Hà Khẩu huyện Hồng
Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Thành phố Lào Cai nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi
hai dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn. Địa hình có xu thế dốc dần từ Tây Bắc –
Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thuỷ, đồi núi… Ranh giới
thành phố nằm ở cả hai bên bờ Sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao
bọc.Thành phố giáp các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa cùng
9
9
của tỉnh Lào Cai. Phía bắc thành phố giáp huyện Hà Khẩu thuộc tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc.
Thành phó Lào Cai gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó là 12 phường:
Bắc Cường, Bắc Lệnh, Bình Minh, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai Nam
Cường, Phố Mới, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng và 5 xã: Cam Đường, Đồng
Tuyển, Hợp Thành, Tả Phời, Vạn Hoà.
Ngày 30 tháng 10 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1975/QĐ-TTg công nhận thành phố Lào Cai là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lào
Cai.
10
10
Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Lào Cai
11
11
b. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Phần địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố tập trung ở các xã
Tả Phời và Hợp Thành, một phần của Vạn Hoà và Đồng Tuyển có độ cao trung
bình từ 80- 100m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 12- 180. Đỉnh cao nhất
có độ cao là 1.260m ở phía Tây nam thành phố.
Phần địa hình thấp nằm ở ven sông hồng và giữa các quả đồi, phân bố chủ
yếu ở các phường nội thành và các xã ngoại thành như Cam Đường và một phần
Vạn Hoà, Đồng Tuyển với đô đốc trung bình từ 6-90, độ cao trung bình từ 75-80 m
so với mực nước biển. Thành phó Lào Cai gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó
là 12 phường: Bắc Cường, Bắc Lệnh, Bình Minh, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân,
Lào Cai Nam Cường, Phố Mới, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng và 5 xã: Cam
Đường, Đồng Tuyển, Hợp Thành, Tả Phời, Vạn Hoà.
c. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Thành phố Lào Cai là khí hậu gió mùa chí tuyến, á nhiệt đới có mùa
đông lạnh và khô. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng
9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 22,8 0C và lượng
mưa 1792 mm. Sự phân hoá về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trên địa bàn thành
phố không lớn. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất cũng chỉ là 16 0C, biên độ dao
động nhiệt năm là 110C, trong năm có trung bình 1 ngày có sương muối.
Điều kiện khí hậu khá điều hoà là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông
nghiệp đa dạng các cây trồng vật nuôi như các cây ăn qủa nhiệt đới và á nhiệt đới
như nhãn vải, xoài, chuối, dứa, đào, mận, táo, lê...; các cây công nghiệp như chè,
mía... và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Tuy không có những
hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu
Thành phố Lào Cai có thể chịu ảnh hưởng của các gió địa phương như gió Ô Quy
12
12
Hồ khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con sông lớn vào
mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt
động sản xuất nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của nhân dân.
d. Đặc điểm thuỷ văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh dày đặc và phân bố khá đều; hai con
sông lớnchảy qua là sông Hồng và song Chảy.
Sông Hồng: Chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đoạn sông chảy
qua tỉnh chiều dài khoảng 110 Km lòng rộng, sâu, độ dốc lớn, dòng chảy thẳng nên
nước thường chảy xiết, mạnh. Lưu lượng nước sông không điều hoà, mùa lũ lưu
3
lượng lớn (khoảng 4830 m /s), mực nước cao (độ cao tuyệt đối 86,85 m) thường
gây ngập lụt ven bờ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân dọc
3
hai bên sông. Mùa kiệt, lưu lượng nhỏ (70 m /s), mực nước thấp (74,25 m), gây trở
ngại cho hoạt động của các phương tiện giao thông thuỷ nhất là đoạn phía trên
Thành phố Lào Cai.
Sông Chảy: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chạy dọc theo khu vực
phía Đông của tỉnh. Đoạn sông chảy qua tỉnh có chiều dài 124 Km, lòng sông sâu,
hẹp, dốc lớn, nhiều thác ghềnh; ít có tác dụng trong giao thông vận tải, trong sản
3
xuất và dân sinh do lượng phù sa ít, lưu lượng nước thất thường (mùa lũ 1670 m /s,
3
mùa kiệt 17,6 m /s). Khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành ở một số thung
lũng kiểu hẻm vực, thích hợp cho việc cấy lúa, trồng đậu đỗ, raumàu...
Ngoài 2 sông lớn, các sông ngòi khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng ảnh hưởng
đến chế độ thuỷ văn của tỉnh như: Sông Nậm Thi Ngòi Đum, ngòi Bo Ngòi Nhù.
e. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
13
13
Thành phố Lào Cai có tiềm năng về đất đai với cơ cấu thổ nhưỡng đa dạng:
đất mùn, đất đỏ vàng, đất phù sa cổ thuộc các khu vực vi khí hậu khác nhau và có
độ cao khác nhau là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nhiệt đới
và á nhiệt đới.
Bảng1.1. Thực trạng sử dụng đất thành phố Lào Cai giai đoạn 2010 - 2014
2010
2012
DT, ha
(%) DT, ha
2014
(%) DT, ha
22.925,0 100
(%)
Tổng diện tích tự nhiên
22.150,0 100
1. Đất nông nghiệp
12.173,2 55,0 12.597,5 55,0 12963,8 56,4
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp
2.586,8
11,7 2.337,5
22967,2 100
10,2 2.429,6
10,6
- Đất cây hàng năm
1.504,5
6,6
1.594,4
6,9
- Đất cây lâu năm
637,0
2,8
623,0
2,7
196,0
0,9
212,2
0,9
- Đất nuôi trồng thuỷ sản
250,1
1,1
1.2 Đất lâm nghiệp
9.336
42,1 10.260,0 44,8 10.534,2 45,9
2. Đất phi nông nghiệp
2.321,3
10,5 3.649,2
15,9 4.016,0
17,5
2.1. Đất chuyên dùng
1.438,1
6,5
2.660,6
11,6 3.507,0
15,3
2.2. Đất ở
373,2
1,7
465,9
2,0
2,2
509,0
3. Đất chưa sử dụng
7.655,5 34,6 6.567,5 28,6 5987,4 26,1
(Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Lào Cai 2010- 2014)
Theo số liệu kiểm kê đất đai, năm 2014 diện tích tự nhiên của thành phố là
22.925 ha, trong đó xuất nông nghiệp là 12963,8ha chiếm 56,4%; đất phi nông nghiệp
là 4.106ha chiếm 17,5%; đất chưa sử dụng 598,4ha. Trong giai đoạn 5 năm 2010- 2014
cơ cấu sử dụng đất của thành phố biến động lớn do thành phố đang trong quá trình đô
thị hoá mạnh. Đặc biệt là ở các xã phường thuộc khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường
và các công trình trọng điểm như Khu Thương mại Kim Thành, Khu công nghiệp:
Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải....
* Tài nguyên nước
14
14
Nguồn nước mặt: Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh tế để
cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu
sau: Sông Hồng, sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối ngòi Đường.
Mật độ sông suối trên địa bàn thành phố là 0,3 km/km2. Chiều dài Sông
Hồng chảy trên địa bàn thành phố Lào Cai là 15 km. Lưu lượng nước sông bình
quân tại Lào Cai là 526 m3/s. Sông Hồng có vai trò quan trọng trong giao lưu, vận
tải đường thủy và phát triển kinh tế giữa tỉnh Lào Cai với các vùng trong và ngoài
nước.
Nước ngầm: Sự phân bố nước ngầm trên địa bàn thành phố tương đối đều,
điểm sâu nhất là 80 - 100 m, điểm nông nhất là 1 m tính từ mặt đất. Trữ lượng nước
ngầm trên toàn địa bàn thành phố chưa được đánh giá cụ thể và chất lượng nước
ngầm rất khác nhau giữa các khu vực, chủ yếu là nước đá vôi và nước nhiễm sắt.
Nguồn nước cấp cho thành phố hiện tại lấy từ sông Nậm Thi và từ giếng
khoan thuộc phường Bắc Lệnh. Nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước trong
tương lai lấy từ nguồn nước của Sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối Làng Chiềng,
suối Ngòi Bo. Do tính chất của hệ thống cấp nước thành phố dùng nguồn nước mặt
là nguồn chính nên vấn đề bảo vệ nguồn nước mặt cần quan tâm bảo vệ, đặc biệt là
thoả thuận về vấn đề cùng sở hữu và sử dụng tài nguyên nước sông Nậm Thi với
Trung Quốc sớm được tiến hành.
* Tài nguyên khoáng sản
Thành phố Lào Cai và các khu vực lân cận có nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú, một số mỏ có trữ lượng lớn, thuận lợi cho công nghiệp khai thác và chế
biến khoáng sản cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ trợ.
- Quặng Apatít: trên địa bàn thành phố có mỏ Apatít lớn nhất cả nước, trữ
lượng 1,4 tỷ tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng hàng trăm ha tập
trung tại các xã Tả Phời, Cam Đường, Đồng Tuyển.
- Mỏ grafit Nậm Thi trữ lượng 25,5 triệu tấn.
- Mỏ fenspát, cao lanh trữ lượng trên 2 triệu tấn ở Vạn Hoà.
15
15
- Quặng sắt: trữ lượng 750.000 tấn, phân bố tại khu vực thôn Kíp Tước, Nậm
Rịa xã Hợp Thành.
- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố gồm có đá vôi, đất
sét, một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực Sông Hồng, Sông Nậm Thi và
suối Ngòi Đum.
* Tài nguyên nhân văn và du lịch
Theo kết quả khảo sát thành phố Lào Cai hiện có 10 điểm di tích, trong đó có
3 điểm di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia là:
- Di tích Đền Thượng, một công trình kiến trúc cổ xây dựng từ thế kỷ XVIII
gắn liền với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Ngôi đền là công trình văn hóa tín ngưỡng
nổi tiếng ở thành phố Lào Cai thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh của
ông.
- Đền Cấm là một di tích văn hóa tín ngưỡng cổ của người Việt nằm phía sau
ga quốc tế Lào Cai, có cảnh quan đẹp “sơn thủy hữu tình”,
- Khu căn cứ cách mạng Cam Đường nằm trong thung lũng của làng Dạ I xã
Cam Đường là một khu di tích lịch sử cách mạng thời kháng chiến 9 năm chống
Pháp.
Trong những năm qua, 3 di tích xếp hạng của thành phố (Đền Thượng, Đền
Cấm, Khu di tích cách mạng Cam Đường) cùng một số di tích khác của cả tỉnh đã
được đầu tư hàng chục tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, đã thực sự đem lại hiệu quả lớn về
kinh tế du lịch, phục vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát
huy và bảo tồn các di sản văn hóa.
* Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất có rừng là 11.431 ha, gồm rừng kinh tế là 2.121 ha, rừng
phòng hộ là 9.310 ha. Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng diện
tích 2.425 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,6%.
16
16
Ngoài diện tích rừng tự nhiên thành phố Lào Cai còn có diện tích lớn đất lâm
nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ,
diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ
phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số và lao động
Đến năm 2015 trên địa bàn thành phố có 153.368 ngàn người, trong đó
78,6% sống ở thành thị và 21,4% dân số sống ở nông thôn. Cộng đồng dân cư gồm
26 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 76,4%.[]
Bảng 1.2. Dân số và tăng trưởng dân số thành phố Lào Cai năm 2015
2011
2013
2015
Người
%
Người
%
Người %
I. Tổng dân số
130.198 100
145.450 100
153.368 100
Thành thị
90.972
69,9
107.000 73,6
120.580 78,6
Nông thôn
39.226
30,1
38.450
26,4
32.788 21,4
II. DS theo tuổi
130.198 100
145.450 100
153.368 100
0-14
40.423
31
46.304
31,8
50.141 32,7
15-59
80.624
61,9
86.954
60,1
90.400 59
Trên 60
9.151
7,1
12.192
8,1
12.827 8.3
(Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Lào Cai năm 2011-2015).
Chỉ tiêu
Tăng trưởng dân số đô thị có tốc độ khá cao đặc biệt là sau khi sát nhập thị
xã Cam Đường và thị xã Lào Cai và thành lập một số phường mới. Tỷ lệ dân số
trong tuổi lao động năm 2015 là 61,7% (trung bình toàn quốc là 62,2%). Dân số
17
17
thuộc loại trẻ, là lợi thế cho quá trình phát triển nhưng đồng thời là áp lực cho các
cấp chính quyền trong vấn đề giải quyết việc làm, ổn định dân cư đô thị.
Đến năm 2015 tổng nguồn lao động của thành phố được đánh giá là 93.660
người, bằng 61,1% tổng dân số của thành phố..
b. Phát triển kinh tế
Thành phố Lào Cai nằm ở vị trí trung tâm và quan trọng nhất của tỉnh, là
điểm cầu nối, cửa ngõ của Việt Nam và các nước ASEAN (với miền Tây Nam
Trung Quốc), Những năm gần đây, thành phố Lào Cai luôn chú trọng đến công tác
xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nhiều ưu đãi thu hút đầu tư, có chính sách quản lý thị
trường hợp lý, xây dựng môi trường xã hội văn minh, trong đó có mục tiêu là đưa
kinh tế thương mại, dịch vụ trở thành mũi nhọn và là khâu đột phá trong phát triển
kinh tế - xã hội.
Trên thực tế, thành phố Lào Cai đã có nhiều đổi thay với hệ thống hạ tầng
thương mại, dịch vụ khá hoàn thiện, hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư được
coi trọng. Thành phố hiện có 9.885 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, trong đó,
có 13 chợ, 1 trung tâm thương mại được xếp loại đạt tiêu chuẩn và 25 siêu thị, cửa
hàng tự chọn, 140 nhà hàng thực hiện kinh doanh ổn định và hiệu quả. Trên địa bàn
xuất hiện nhiều tuyến phố chuyên doanh, hệ thống dịch vụ ngày càng đa dạng, trong
đó một số ngành có sự bứt phá rõ rệt như bưu chính - viễn thông, bảo hiểm, tài
chính, ngân hàng, vận tải, du lịch, xuất - nhập khẩu. Loại hình dịch vụ, thương mại
cũng có những cập nhật tiến bộ theo xu thế như cho thuê tài chính, đại lý nhận lệnh
giao dịch chứng khoán, bảo lãnh ngân hàng. Đồng thời thành phô còn có Cửa khẩu
quốc tế Lào cai là nơi buôn bán trao đổi hàng hoá phát triển và là nơi thu hút khách
du lịch đến.
Hiện nay thành phố Lào Cai đã tiến hành kè dọc theo 2 bên sông Hồng, tạo
ra một cảnh quan đẹp, là điểm nhấn cho thành phố. Khu vực giáp bờ phải sông
Hồng ở phía bắc thành phố được quy hoạch phân lô để xây dựng các biệt thự. Phần
nối giữa thị xã Lào Cai với thị trấn Cam Đường, trước đây chỉ là núi đồi bỏ hoang,
18
18
giờ đây một khu đô thị mới - khu đô thị Lào Cai - Cam Đường đang được xây dựng
để làm trung tâm mới của thành phố. Các cơ quan đầu não của tỉnh đã và đang
chuyển về đây. Một con đường rộng 58 m với 4 làn xe, đại lộ Trần Hưng Đạo, đi
giữa khu đô thị mới là điểm nhấn quan trọng của thành phố
c. Hạ tầng kĩ thuật
Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa
dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và trong giai đoạn 2015 - 2020
sẽ triển khai dự án sân bay Lào Cai, tỉnh đề nghị chính phủ cho phép kêu gọi đầu tư
nước ngoài đối với dự án này.
Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 264 km có điểm đầu tại nút giao
của đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long với Quốc lộ 2; điểm cuối tại vị trí đấu nối với
đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai. Tuyến đi qua địa phận 5 tỉnh và thành phố: Thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai
Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với tốc
độ chạy xe tối thiểu từ 80 km – 100 km/h, Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 19.984
tỷ đồng (1,249 tỷ USD), trong đó 1,096 tỷ USD là vốn vay của Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB). Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được xây
dựng do nhà đầu tư (Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) tự
huy động vốn, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Với tổng mức đầu tư lên tới 1,24 tỷ USD, Dự án có thể coi là "một gói kích
cầu lớn" đầu tư vào lĩnh vực đường bộ cho vùng Tây Bắc và các tỉnh thuộc lưu vực
sông Hồng. Tuyến đường cao tốc từ Lào Cai về Hà Nội có ý nghĩa quan trọng
không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là con đường thúc đẩy phát triển kinh tế của 6
nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là: Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan,
Trung Quốc và Việt Nam. Theo kế hoạch, toàn bộ Dự án được hoàn thành vào năm
2013, dự kiến hoàn vốn sau 32 năm khai thác thu phí, với mức phí là 1000
đồng/km/phương tiện quy đổi.
19
19
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai
dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu
tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm
d. Giao thông
Thành phố Lào Cai chính là ga cuối cùng của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào
Cai. Từ đây người ta có thể chuyển tiếp sang Trung Quốc bằng đường bộ hoặc thậm
chí bằng đường sắt bằng các chuyến tàu liên vận quốc tế. Ở phía bắc chỉ có 2 tỉnh
duy nhất có được điều kiện thuận lợi này là Lạng Sơn và Lào Cai.
Về đường bộ, Quốc lộ 4D nối thành phố Lào Cai với các huyện bên cạnh là
Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa, với tỉnh Lai Châu và với Quốc lộ 32. Quốc lộ
4E và Quốc lộ 70 nối thành phố với các huyện phía đông nam của tỉnh và với các
tỉnh ở phía nam.
1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1. Một số khái niệm
Theo điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của chính phủ về
quản lý chất thải rắn và phế liệu đưa ra các khái niệm về CTRSH .
Chất thải rắn (CTR): Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác.
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): Là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt
cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
Thu gom CTR: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời
chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chấp thuận
Vận chuyển CTR: Là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu
giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng .
20
20
Xử lý CTR: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn;
thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.
Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu
của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị
vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một
bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động
sinh hoạt hàng ngày của con người .
Chất thải: Là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người,
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia
đình, trường học,… Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của
các phương tiện giao thông, chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác.
1.2.2. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Nguyên vật liệu
chất thải
Chế biến
Thu hồi và tái chế
Chế biến lần 2
Tiêu thụ
Thải bỏ
21
chất thải
21
Hình 1.2. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt[]
Ghi chú:
Chất thải
Nguyên vật liệu, sản phẩm, các vật liệu thu hồi và tái sử dụng
.1.2.3. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân
số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và
các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
- Rác sinh hoạt từ khu dân cư: Các hộ gia đình (gồm các loại rác như thực phẩm,
giấy, carton, vụn gỗ, vải da, cao su, thủy tinh, đồ nhựa vật dụng điện tử...)
- Rác sinh hoạt từ khu thương mại: Cửa hàng bách hóa, chợ, nhà hàng, quán sá...
(Bao gồm giấy, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, bao bì...).
- Rác sinh hoạt từ công sở, trường học, công trình công cộng.
- Rác sinh hoạt từ hoạt động công nghiệp: Rác sinh hoạt của công nhân nhà máy
(thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, giấy vụn...).
- Rác từ hoạt động xây dựng và phá hủy: Rác thải ra từ các hoạt động xây nhà, sửa
chữa, nâng cấp đường sá,...bao gồm đất đá, cát, gạch vụn...
- Rác sinh hoạt từ hoạt động nông nghiệp: Bao gồm các loại rác như bao bì, vỏ chai
lọ phục vụ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt...hoặc là phụ phẩm nông nghiệp thừa
như rơm rạ, trấu, vỏ ngô, vỏ lạc...
1.2.4. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
a. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
- Chất thải từ các hộ gia đình còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt được phát
sinh từ các hộ gia đình.
22
22
- Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: Là những chất thải
có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
b. Phân loại theo thuộc tính vật lý, hóa học:
- Phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim
loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo.
c. Phân loại theo mức độ nguy hại:
- Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải
rắn sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ... có thể gây nguy hại tới con người,
động vật và gây nguy hại tới môi trường. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ
yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
- Chất thải không nguy hại: Là những loại rác thải không có chứa các hóa chất và
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
1.2.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe cộng
đồng
a. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường
Môi trường đất:
- CTRSH nằm rải rác khắp nơi không thu gom đều được lưu giữ lại trong đất, một
số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon... nằm lại trong
đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: Thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các
vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
- Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa... đổ xuống đất làm cho đất bị đóng
cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
Môi trường nước:
23
23
- Lượng CTRSH rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo
dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông
ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
- CTRSHkhông thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ
sinh và ô nhiễm các thủy vực.Khi thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có
nguy cơ ảnh hưởng đến các loài vi sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước
giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới
khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
- Ở các bãi chôn lấp rác, chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại
các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua
thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Môi trường không khí:
- Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm
môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn
và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
- Tại các bãi chôn lấp CTRSH, vấn đề ảnh hưởng đến môi trường không khí là mùi
hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
b. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe con người.
- Ảnh hưởng của CTRSH lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng
lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức
khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ
dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành
nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải
độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi
tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
24
24
- CTRSH còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên
nhân dẫn đến phát sinh các ổ bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo
nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở khu
vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh
ngoại khoa, bệnh nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.
c. Chất thải rắn sinh hoạt làm mất mỹ quan đô thị.
- CTRSH nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết,
vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên... đều là những hình
ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố,
thôn xóm.
- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa
cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng, lề đường và mương rãnh vẫn còn
rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom
vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
d. Đống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh.
Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch
nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí. Chất thải rắn
đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư
khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn
ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường
hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,…do loại chất thải rắn gây ra.
Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc
hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được xử lý, đây sẽ là
nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột,… là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất
mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí
độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí. Nước thải ra từ
các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm
nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như
25
25