BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHẠM THỊ HỒNG KIÊN
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH”
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2013
2
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHẠM THỊ HỒNG KIÊN
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH”
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 60850103
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH
HÀ NỘI, NĂM 2013
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hồng Kiên
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và
cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Xuân
Thành, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy
giáo, cô giáo khoa Tài nguyên và Môi trường - trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cục Đăng ký - Thống kê Tổng cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Phòng
Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long, Phòng Quản lý đào tạo sau đại
học - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời
gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hồng Kiên
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................xii
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài..................................................................3
1.2.1 Mục đích của đề tài:.....................................................................3
1.2.2 Yêu cầu của đề tài:.......................................................................3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................3
1.3.1 Về khoa học: ................................................................................3
1.3.2 Về thực tiễn:.................................................................................4
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................5
2.1. Cơ sở khoa học..........................................................................................5
2.1.1. Đất đai đối với sự phát triển các ngành kinh tế ..........................5
2.1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất............5
2.1.3. Các khái niệm liên quan đến quản lý, sử dụng đất của các tổ
chức........................................................................................................6
2.1.4. Khái quát chung về quỹ đất của các tổ chức:..............................8
2.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức......9
2.3. Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng đất liên quan đến việc quản lý sử
dụng đất của các tổ chức trên thế giới và Việt Nam........................................10
2.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng đất của một số nước trên thế giới...10
2.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam.....16
2.3.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở một số
thành phố Việt Nam.............................................................................22
2.3.4. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh..........................................................................................25
iii
CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................31
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................31
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................31
3.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................31
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................32
3.4.2. Phương pháp thống kê, so sánh.................................................33
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm vi tính..............33
3.4.4. Phương pháp đánh giá nhanh.....................................................34
3.4.5. Phương pháp tổng hợp và trình bày kết quả..............................34
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................35
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Hạ Long..............35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................35
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................39
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội ảnh
hưởng đến việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bản thành
phố Hạ Long........................................................................................49
4.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long.....51
4.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai.....................................51
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2012........................................55
4.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai .............58
4.3. Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa
bàn thành phố Hạ Long.................................................................................59
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế..........................................................................................59
4.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế............63
4.3.3. Đánh giá chung tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. 75
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long................................................77
4.4.1. Giải pháp về chính sách pháp luật.............................................77
4.4.2. Giải pháp về kinh tế...................................................................78
4.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ..............................................79
iv
4.4.4. Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế trong thời gian tới....................................................................79
4.4.5. Các giải pháp khác ....................................................................80
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................81
5.1. Kết luận:..................................................................................................81
5.2. Đề nghị:...................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................82
PHỤ LỤC............................................................................................................85
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN
CNH
CSHT
DV
ĐTH
GCNQSDĐ
GPMB
HĐND
HTKT
KDC
QĐ
QLNN
: Công nghiệp
: Công nghiệp hoá
: Cơ sở hạ tầng
: Dịch vụ
: Đô thị hoá
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Giải phóng mặt bằng
: Hội đồng Nhân dân
: Hạ tầng kỹ thuật
: Khu dân cư
: Quyết định
: Quản lý Nhà nước
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................xii
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài..................................................................3
1.2.1 Mục đích của đề tài:.....................................................................3
1.2.2 Yêu cầu của đề tài:.......................................................................3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................3
1.3.1 Về khoa học: ................................................................................3
1.3.2 Về thực tiễn:.................................................................................4
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................5
2.1. Cơ sở khoa học..........................................................................................5
2.1.1. Đất đai đối với sự phát triển các ngành kinh tế ..........................5
2.1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất............5
2.1.2.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên...................................................5
2.1.2.2. Nhân tố kinh tế-xã hội..........................................................6
2.1.2.3. Nhân tố không gian..............................................................6
2.1.3. Các khái niệm liên quan đến quản lý, sử dụng đất của các tổ
chức........................................................................................................6
2.1.4. Khái quát chung về quỹ đất của các tổ chức:..............................8
2.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức......9
2.3. Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng đất liên quan đến việc quản lý sử
dụng đất của các tổ chức trên thế giới và Việt Nam........................................10
2.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng đất của một số nước trên thế giới...10
2.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam.....16
2.3.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở một số
thành phố Việt Nam.............................................................................22
2.3.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở Hà
Nội...................................................................................................22
vii
2.3.3.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở
Hải Phòng........................................................................................22
2.3.3.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở
Nam Định........................................................................................23
2.3.3.4 Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở Đà
Nẵng................................................................................................25
2.3.4. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh..........................................................................................25
CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................31
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................31
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................31
3.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................31
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................32
3.4.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp......................................................32
3.4.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp........................................................33
3.4.2. Phương pháp thống kê, so sánh.................................................33
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm vi tính..............33
3.4.4. Phương pháp đánh giá nhanh.....................................................34
3.4.5. Phương pháp tổng hợp và trình bày kết quả..............................34
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................35
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Hạ Long..............35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................35
4.1.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................35
4.1.1.2. Địa hình..............................................................................36
4.1.1.3. Khí hậu...............................................................................37
4.1.1.4. Thuỷ văn.............................................................................38
4.1.1.5. Tài nguyên đất....................................................................38
Bảng 4.1: Nhóm đất chính và sự phân bố các nhóm đất chính......................39
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................39
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế...........39
Hình 1: Cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long năm 2008 và 2012..............40
Hình 2: Công trường khai thác than mỏ Núi Béo...................................43
Hình 3: Khu Du lịch và giải trí Quốc tế Tuần Châu – TP Hạ Long........45
Hình 4: Cảnh quan khu du lịch Tuần Châu TP Hạ Long........................45
viii
.................................................................................................................47
Hình 5: Khu Công nghiệp Cái Lân – TP Hạ Long..................................47
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập..............................48
Bảng 4.2 . Dân số của các phường, thành phố Hạ Long giai đoạn 2008-2012
......................................................................................................49
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội ảnh
hưởng đến việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bản thành
phố Hạ Long........................................................................................49
4.1.3.1. Các lợi thế...........................................................................50
4.1.3.2. Những hạn chế....................................................................50
4.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long.....51
4.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai.....................................51
4.2.1.1. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.....................................51
4.2.1.2. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...........53
4.2.1.3. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất..............................................................................55
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2012........................................55
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2012...................55
Bảng 4.4. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2012...................56
Bảng 4.5. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012.............57
4.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai .............58
4.2.3.1. Kết quả đạt được: .............................................................58
4.2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục:.............................................58
4.3. Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa
bàn thành phố Hạ Long.................................................................................59
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế..........................................................................................59
Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế theo mục đích sử
dụng đất 2012...............................................................................60
Bảng 4.7 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các tổ chức kinh tế theo địa
giới hành chính phường, năm 2012...............................................61
ix
Bảng 4.8 Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của các tổ chức kinh tế theo địa
giới hành chính phường, năm 2012...............................................62
4.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế............63
Bảng 4.9. Tổng số tổ chức, khu đất, diện tích sử dụng đất của các tổ chức kinh
tế...................................................................................................63
Bảng 4.10. Diện tích đất của các tổ chức kinh tế phân theo đơn vị hành chính
......................................................................................................64
4.3.2.1. Tình giao sử dụng đất: .......................................................65
Bảng 4.11. Tình hình giao sử dụng đất và cho thuê đất.................................65
4.3.2.3. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức 66
Bảng 4.12. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế...............66
4.3.2.4. Những nguyên nhân chính của các tổ chức kinh tế được nhà
nước giao đất, cho thuê đất sử dụng đất không đúng mục đích được
giao, được thuê như sau:..................................................................71
Bảng 4.13. Những nguyên nhân chính của các tổ chức kinh tế sử dụng đất
không đúng mục đích được giao, được thuê..................................71
4.3.2.5. Tình hình cấp giấy nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức
kinh tế: ............................................................................................72
Bảng 4.14. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế...........................................................................................72
4.3.3. Đánh giá chung tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. 75
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long................................................77
4.4.1. Giải pháp về chính sách pháp luật.............................................77
4.4.2. Giải pháp về kinh tế...................................................................78
4.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ..............................................79
4.4.4. Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế trong thời gian tới....................................................................79
4.4.5. Các giải pháp khác ....................................................................80
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................81
5.1. Kết luận:..................................................................................................81
5.2. Đề nghị:...................................................................................................81
x
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................82
PHỤ LỤC............................................................................................................85
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................xii
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài..................................................................3
1.2.1 Mục đích của đề tài:.....................................................................3
1.2.2 Yêu cầu của đề tài:.......................................................................3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................3
1.3.1 Về khoa học: ................................................................................3
1.3.2 Về thực tiễn:.................................................................................4
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................5
2.1. Cơ sở khoa học..........................................................................................5
2.1.1. Đất đai đối với sự phát triển các ngành kinh tế ..........................5
2.1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất............5
2.1.2.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên...................................................5
2.1.2.2. Nhân tố kinh tế-xã hội..........................................................6
2.1.2.3. Nhân tố không gian..............................................................6
2.1.3. Các khái niệm liên quan đến quản lý, sử dụng đất của các tổ
chức........................................................................................................6
2.1.4. Khái quát chung về quỹ đất của các tổ chức:..............................8
2.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức......9
2.3. Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng đất liên quan đến việc quản lý sử
dụng đất của các tổ chức trên thế giới và Việt Nam........................................10
2.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng đất của một số nước trên thế giới...10
2.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam.....16
2.3.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở một số
thành phố Việt Nam.............................................................................22
xii
2.3.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở Hà
Nội...................................................................................................22
2.3.3.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở
Hải Phòng........................................................................................22
2.3.3.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở
Nam Định........................................................................................23
2.3.3.4 Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở Đà
Nẵng................................................................................................25
2.3.4. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh..........................................................................................25
CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................31
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................31
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................31
3.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................31
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................32
3.4.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp......................................................32
3.4.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp........................................................33
3.4.2. Phương pháp thống kê, so sánh.................................................33
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm vi tính..............33
3.4.4. Phương pháp đánh giá nhanh.....................................................34
3.4.5. Phương pháp tổng hợp và trình bày kết quả..............................34
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................35
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Hạ Long..............35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................35
4.1.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................35
4.1.1.2. Địa hình..............................................................................36
4.1.1.3. Khí hậu...............................................................................37
4.1.1.4. Thuỷ văn.............................................................................38
4.1.1.5. Tài nguyên đất....................................................................38
Bảng 4.1: Nhóm đất chính và sự phân bố các nhóm đất chính......................39
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................39
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế...........39
Hình 1: Cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long năm 2008 và 2012..............40
Hình 2: Công trường khai thác than mỏ Núi Béo...................................43
Hình 3: Khu Du lịch và giải trí Quốc tế Tuần Châu – TP Hạ Long........45
xiii
Hình 4: Cảnh quan khu du lịch Tuần Châu TP Hạ Long........................45
.................................................................................................................47
Hình 5: Khu Công nghiệp Cái Lân – TP Hạ Long..................................47
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập..............................48
Bảng 4.2 . Dân số của các phường, thành phố Hạ Long giai đoạn 2008-2012
......................................................................................................49
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội ảnh
hưởng đến việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bản thành
phố Hạ Long........................................................................................49
4.1.3.1. Các lợi thế...........................................................................50
4.1.3.2. Những hạn chế....................................................................50
4.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long.....51
4.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai.....................................51
4.2.1.1. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.....................................51
4.2.1.2. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...........53
4.2.1.3. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất..............................................................................55
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2012........................................55
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2012...................55
Bảng 4.4. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2012...................56
Bảng 4.5. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012.............57
4.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai .............58
4.2.3.1. Kết quả đạt được: .............................................................58
4.2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục:.............................................58
4.3. Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa
bàn thành phố Hạ Long.................................................................................59
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế..........................................................................................59
Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế theo mục đích sử
dụng đất 2012...............................................................................60
Bảng 4.7 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các tổ chức kinh tế theo địa
giới hành chính phường, năm 2012...............................................61
xiv
Bảng 4.8 Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của các tổ chức kinh tế theo địa
giới hành chính phường, năm 2012...............................................62
4.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế............63
Bảng 4.9. Tổng số tổ chức, khu đất, diện tích sử dụng đất của các tổ chức kinh
tế...................................................................................................63
Bảng 4.10. Diện tích đất của các tổ chức kinh tế phân theo đơn vị hành chính
......................................................................................................64
4.3.2.1. Tình giao sử dụng đất: .......................................................65
Bảng 4.11. Tình hình giao sử dụng đất và cho thuê đất.................................65
4.3.2.3. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức 66
Bảng 4.12. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế...............66
4.3.2.4. Những nguyên nhân chính của các tổ chức kinh tế được nhà
nước giao đất, cho thuê đất sử dụng đất không đúng mục đích được
giao, được thuê như sau:..................................................................71
Bảng 4.13. Những nguyên nhân chính của các tổ chức kinh tế sử dụng đất
không đúng mục đích được giao, được thuê..................................71
4.3.2.5. Tình hình cấp giấy nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức
kinh tế: ............................................................................................72
Bảng 4.14. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế...........................................................................................72
4.3.3. Đánh giá chung tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. 75
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long................................................77
4.4.1. Giải pháp về chính sách pháp luật.............................................77
4.4.2. Giải pháp về kinh tế...................................................................78
4.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ..............................................79
4.4.4. Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế trong thời gian tới....................................................................79
4.4.5. Các giải pháp khác ....................................................................80
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................81
5.1. Kết luận:..................................................................................................81
5.2. Đề nghị:...................................................................................................81
xv
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................82
PHỤ LỤC............................................................................................................85
xvi
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2006 thì diện tích mà
các tổ chức đang quản lý, sử dụng khoảng 3.700.000 ha, chiếm 11,16% diện tích
tự nhiên của cả nước, trong đó diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất chỉ đạt hơn 38% .
Quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là rất lớn
nhưng việc quản lý và sử dụng nhìn chung còn chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, còn
để xảy ra nhiều tiêu cực như: sử dụng không đúng diện tích, không đúng mục
đích, bị lấn chiếm, chuyển nhượng, cho thuê trái phép… Để từng bước khắc phục
những tồn tại trên, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày
27/02/2008 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một
số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Chỉ thị số 31/2008/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2008 về việc
kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất đến ngày 01 tháng 4 năm 2008. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết
thực trong việc tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên
đặc biệt quan trọng về đất đai nói chung và diện tích đất đang giao cho các tổ
chức quản lý sử dụng nói riêng.
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới có nền kinh tế phát triển năng động đa
ngành nghề, nằm trong tam giác phát triển khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh). Tỉnh Quảng Ninh chủ trương thực hiện phát triển nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kết nối sự phát triển kinh tế của
tỉnh với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và toàn vùng Bắc Bộ,
phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Trong
những năm qua, nền kinh tế toàn tỉnh phát triển mạnh theo hướng công nghiệp
1
hoá - hiện đại hoá, thu được nhiều thành quả to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
năm 2011 đạt 13,11%, tổng sản phẩm GDP đạt 18 nghìn tỷ đồng. Với thế mạnh
của tỉnh là vùng nguyên liệu than tốt nhất Đông Nam á, có các cửa khẩu thông
thương với Trung Quốc, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã được
UNESSCO công nhận...Quảng Ninh có tiềm năng phát triển kinh tế với tốc độ
cao ở tất cả các ngành nghề, đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ.
Với sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, đặc biệt với sự ra đời và quá trình từng bước hoàn thiện của Luật đất đai
1993 đến Luật đất đai 2003 đã khơi thông cơ chế hàng hoá đối với đất đai trong
những năm qua nhờ vào các chính sách vĩ mô và định hướng phát triển không
gian đô thị, ngoài việc chỉnh trang và xây dựng các khu dân cư cũ trong nội thị,
tỉnh đã quy hoạch và xây dựng nhiều các khu dân cư mới gắn liền với công
nghiệp, dịch vụ, vì vậy tốc độ đô thị hoá trong tỉnh cao, đặc biệt là thành phố Hạ
Long, thành phố Móng Cái, thành phố Cẩm Phả, Uông Bí...với chủ trương đầu tư
cơ sở hạ tầng để khai thác quỹ đất, tạo ra nhiều nguồn thu từ đất. Công tác quản
lý đất đai, đặc biết tại các khu vực đô thị đã có những chuyển biến mạnh mẽ.
Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh
Quảng Ninh, kết quả kiểm kê đất đai của các tổ chức theo Chỉ thị 31/2008/CTTTg ngày 14 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ thì diện tích mà các
tổ chức đang quản lý, sử dụng gần 4.500 ha chiếm 16,5 % diện tích tự nhiên
toàn thành phố. Thành phố Hạ Long là một cực phát triển quan trọng của cả
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong đó vùng Hạ Long - Hà Nội, sẽ là động
lực kích thích phát triển kinh tế đối với chuỗi đô thị Vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Hạ
Long còn đóng vai trò là điểm kết nối, mở ra vùng biển Vịnh Bắc Bộ của trục
hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh - Lào Cai - Quảng Ninh. Tại đây có cảng
nước sâu Cái Lân là cửa ngõ thông thương chiến lược của Vùng. Thành phố Hạ
Long được biết đến với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long có một nền tảng
kinh tế vững chắc trong sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long
nằm trong dải hành lang ven biển của Vịnh Bắc Bộ, là một cực quan trọng trong
2
tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với lợi thế về phát triển
cảng nước sâu, du lịch, kinh tế biển, khoáng sản, hệ thống giao thông thuận lợi.
Hạ Long có nhiều ưu thế để có thế phát triển trong tương lai. Do vậy, việc thực
hiện đề tài "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất
của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh"
được đặt ra với mong muốn đưa ra những giải pháp thiết thực và tích cực nhằm
tăng cường vai trò nắm chắc, quản chặt quỹ đất của Nhà nước (đại diện chủ sở
hữu đối với đất đai) nói chung và diện tích đất đang giao cho các tổ chức quản lý
sử dụng nói riêng và đặc biệt là diện tích đang giao cho các tổ chức kinh tế quản
lý sử dụng trên địa bàn thành phố Hạ Long và góp phần thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài:
- Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên
địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;
- Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và sử dụng quỹ đất của các tổ chức
kinh tế theo đúng mục đích được giao, hiệu quả và bền vững.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài:
Xác định được diện tích đất mà các tổ chức kinh tế đang quản lý, sử dụng;
chỉ ra được diện tích đất sử dụng sai mục đích, diện tích bị lấn chiếm, chuyển
nhượng, cho thê trái phép giữa thực trạng so với biên bản giao đất cho các tổ
chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Về khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào cơ sở khoa học trong công tác
quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh.
3
1.3.2 Về thực tiễn:
Đã đánh giá được thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất được giao và đề
xuất được một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tốt
hơn, hiệu quả hơn trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
4
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đất đai đối với sự phát triển các ngành kinh tế
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là
một tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên đối với từng ngành cụ thể trong nền kinh
tế quốc dân, đất đai cũng có những vị trí vai trò khác nhau.
Trong ngành công nghiệp (trừ ngành khai khoáng), đất đai làm nền tảng,
làm cơ sở, làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Trong nông nghiệp đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng, là nguồn lực hàng
đầu của ngành nông nghiệp. Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất cho lao động
mà còn là nguồn thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động của con người vào cây
trồng đều được dựa vào đất đai và thông qua đất đai. Đất đai sử dụng trong nông
nghiệp được gọi là ruộng đất.
2.1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
2.1.2.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên
Trong nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu là nhân tố hạn chế
hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa
hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác.
- Điều kiện tự nhiên khí hậu: Các yếu tố khí hậu, thủy văn ảnh hưởng rất
lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện tự nhiên sinh hoạt của con
người.
- Điều kiện đất đai (địa hình và thổ nhưỡng): Địa hình, địa mạo và độ dốc
ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, đặt ra yêu cầu quy hoạch,
xây dựng đồng ruộng để thủy lợi hóa và cơ giới hóa. Điều kiện thổ nhưỡng quyết
định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Đối với đất phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá thành
5