Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Quy hoạch , bảo vệ tài nguyên nước dưới đất Thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.41 KB, 61 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG

2


MỞ ĐẦU.
Trong những năm gần đây, đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước, cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển ngày càng
nhanh của quá trình đô thị hoá, nên nhu cầu sử dụng nước cho dân sinh, kinh
tế ngày càng cao cả về chất lẫn lượng. Vì vậy, đã dẫn đến tình trạng khai thác
sử dụng tài nguyên nước mặt cũng như nước dưới đất không ngừng gia tăng.
Quá trình, khai thác sử dụng rất đa dạng khắp mọi nơi.Với sự khai thác này
chẳng những rất khó khăn cho công tác quản lý, gây cạn kiệt tài nguyên mà
còn có những tác động không nhỏ tới môi trường.
Thành phố Phủ Lý là trung tâm phát triển mạnh mẽ về kinh tế và văn
hóa của tỉnh Hà Nam. Sự phát triển này đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó nhu cầu
về nước sạch phục vụ các lĩnh vực sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,
thương mại và công cộng là vô cùng to lớn và ngày càng gia tăng. Vai trò của
NDĐ trong sự phát triển của tỉnh và thành phố là không nhỏ, đặc biệt khi nó
là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các địa phương và khu công
nghiệp.Cùng với sự phát triển đó là mối nguy hại về vấn đề ô nhiễm môi
trường luôn thường trực. Để hạn chế những tác động đó nên tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài “Quy hoạch , bảo vệ tài nguyên nước dưới đất Thành phố
Phủ Lý tỉnh Hà Nam đến năm 2020” Để hoàn thành tốt đề tài trên cần thực
hiện tốt các mục tiêu và nội dung sau:
+ Mục tiêu


+ Xây dựng quy hoạch sử dụng nước dưới đất thành phố Phủ Lý tỉnh Hà
Nam đến năm 2020.
+ Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất thành Phố Phủ
Lý tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
Để thực hiện được muc tiêu trên cần tiến hành giải quyết các đề tài sau :
+ Đánh giá chung về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố
Phủ Lý tỉnh Hà Nam.
3


+ Đánh giá hiện trạng và tiềm năng tài nguyên nước dưới đất tại thành
phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam
+ Xây dựng quy hoạch nước dưới đất phục vụ các mục đích sử dụng
khác nhau tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam đến năm 2020.
+ Đề xuất, các giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh
Hà Nam.
Qua một thời gian thực hiện khảo sát điều tra, khoan thăm dò đồng thời
kết hợp với quá trình nghiên cứu tổng hợp tài liệu liên quan trên địa bàn tỉnh
tôi đã hoàn thiện đề tài ”Quy hoạch , bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
Thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam đến năm 2020” cụ thể nội dung có thể có
thể chia thành 3 chương
Chương I : Đánh giá tài nguyên nước trên Thế giới và Việt Nam.
Chương II :Đánh giá chung về vị trí địa lý , điều kiện tự nhiên – kinh tế
xã hội.
Chương III : Lập quy hoạch bao vệ tài nguyên nước dưới đất thành phố
Phủ Lý tỉnh Hà Nam.
Kết luận và kiến nghị
Trong quá trình thực hiện đề tài, em luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo
sát sao của thầy giáo hướng dẫn cùng sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo
của Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nam, cùng các thầy cô trong khoa Tài

Nguyên Nước. Do thời gian thực hiện không dài, khối lượng công việc lớn,
nên báo cáo sản phẩm không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
đóng góp quý báu của thầy cô cùng các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !

4


CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM.
Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng cũng
có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái tạo
của môi trường. Ngày nay, sử dụng nước cho mọi hoạt động đã trở nên phổ
biến. Tuy nhiên, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên này gây ra những
hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nước.
I.1 Sử dụng tài nguyên nước trên thế giới.
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần
phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc
đầu cư dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có
gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm
được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô
tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và
càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra
đời, từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng
này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập trung
dân cư quá đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước
càng ngày càng trở nên nan giải.
Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công
nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước

tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp
được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%cho sinh hoạt.
Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của
mỗi quốc gia.
Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử
dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991). Ở Trung

5


Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho công nghiệp, 6% sử
dụng cho sinh hoạt và giải trí.
Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao
của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc
biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy,
luyện kim, hóa chất..., chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng
lượng nước sử dụng cho công nghiệp. Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất
một thùng bia chừng 120 lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ
chừng 160 lít, cần 300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép,
cần 2.000.000 lít nước để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp. phát triển của nền
công nghiệp hiện nay trên thế giới có thể dự đoán đến năm 2000 nhu cầu
nước sử dụng cho công nghiệp tăng 1.900 km3/năm có nghĩa là tăng hơn 60
lần so với năm 1900. Phần nước tiêu hao không hoàn lại do sản xuất công
nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước tiêu hao không hoàn lại và
lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới dạng nước
thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi
hỏi một lượng nước ngày càng cao. Trong tương lai do thâm canh nông
nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới có thể giảm

đi khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa
ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc
nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính
được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được
trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn
nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn
nước. Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá
trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng
ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại
6


trong các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu cầu về nước trong nông nghiệp
đến năm 2020 sẽ lên tới 3.400 km3/năm, chiếm 58% tổng nhu cầu về nước
trên toàn thế giới.
Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân
sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do
sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh
hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị
lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự
ước tính đó thì đến năm 2020, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng
gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới.
I.2 Sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung
bình từ 1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung
chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung
bộ thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng. Sự phân bố không
đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là nguyên nhân gây
nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến mùa màng
và tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra còn gây nhiều trở ngại

cho việc trị thủy, khai thác dòng sông. Theo sự ước tính thì lượng nước mưa
hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640 km3 , tạo ra một lượng dòng chảy
của các sông hồ khoảng 313 km3 . Nếu tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy
vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn là sông Cửu long ( 550 km3 ) và
sông Hồng ( 50 km3 ) thì tổng lượng nước mưa nhận được hằng năm khoảng
1.240 km3 và lượng nước mà các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900
km3 . Như vậy so với nhiều nước, Việt nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào
lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000 m3 / người/ năm. Do
nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa
cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500 m3 /người/năm nghĩa là chỉ khai
thác được 3% lượng nước được tự nhiên cung cấp và chủ yếu là chỉ khai thác
lớp nước mặt của các dòng sông và phần lớn tập trung cho sản xuất nông
nghiệp.
Việt Nam là nước ĐNA có chi phí nhiều nhất cho thủy lợi. Cả nước hiện nay
có 75 hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên 3500 hồ đập nhỏ
1000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10000 máy bơm các loại có
khả năng cung cấp 60-70 tỷ m3 /năm. Tuy nhiên, hệ thống thủy nông đã
7


xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50-60% công suất thiêt kế. Lượng nước
sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3 , cho công nghiệp
khoảng 17,3 tỷ m3 , cho dịch vụ là 2 tỷ m3 , cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m3 .
Tính đến năm 2030 cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng Nông nghiệp
75%, Công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%. Nhu cầu dùng nước sẽ tăng gấp đôi,
chiếm khoảng 1/10 lượng nước sông ngòi, 1/3 lượng nước nội địa, 1/3 lượng
nước chảy ổn định. Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là một trong 14
nước có tiềm năng thuỷ điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất
khoảng 11 tỷ kWh, chiếm 72 đến 75% sản lượng điện cả nước. Với tồng
chiều dài các sông và kênh khoảng 40000km, đã đưa và khai thác vận tải

1500 km, trong đó quản lý trên 800km. có những sông suối tự nhiên, thác
nước,… được sử dụng làm các điểm tham quan du lịch.
Về nuôi trồng thủy hải sản, nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400000 ha
mặt nước lợ và 1470 000 ha mặt nước sông ngòi có hơn 14 triệu ha mặt nước
nội thủy và lãnh hải. Tuy nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt
nước lợ, nước mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn
trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn (Bắc Giang), Bến En và
Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An)… Theo số liệu thống kê, Việt
Nam hiện có hơn 3500 hồ chứa nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung
bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông đường thủy thủy
lợi và nuôi trồng thủy sản.
Kết luận : từ nhu cầu sử dụng nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy lượng
nước cần để cung cấp phục vụ cho quá trình sinh hoạt và phát triển của toàn
nhân loại.Việc sử dụng tài nguyên nước một cách bất hợp lý gây hậu quả to
lớn cho toàn nhân loại và ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của môi
trường.

8


CHƯƠNG II : ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ , ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN , KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Đặc điểm tự nhiên.
2.1 Vị trí địa lý
Thành phố Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A, bên bờ phải sông Đáy, Phủ Lý
cách Hà Nội 60 km về phía Nam, thành phố Nam Định 30 km về Phía Tây
Bắc và thành phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc. Phủ Lý nằm trên Quốc lộ 1A
có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông: Sông
Đáy, Sông Châu Giang và Sông Nhuệ tiện về giao thông thủy bộ.


Hình 1 : Bản đồ hành chính thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam
9


Diện tích thành phố là 8.787,30 ha diện tích tự nhiên
Địa giới thành phố tiếp giáp: phía Đông giáp huyện Bình Lục. Phía tây
Tây giáp huyện Kim Bảng.Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm. Phía Bắc giáp
huyện Duy Tiên, vị trí thuận tiện trong sự giao lưu phát triển kinh tế. Phủ Lý
là trung tâm tỉnh nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy
qua và một số tuyến đường liên tỉnh khác như QL 21, 21B, ... tạo cho tỉnh có
sự thuận lợi về giao lưu kinh tế văn hoá với các tỉnh khác và đặc biệt với thủ
đô Hà Nội.
2.2 Địa hình
Thành phố Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng ven sông, địa hình bị chia cắt
bởi các sông và khu vực thấp trũng - hướng dốc chung của địa hình thị xã từ
Tây sang Đông - Có các đặc trưng địa hình khu vực như sau:
- Khu vực thị xã cũ ở phía Đông sông Đáy và khu đô thị mới ở phía Tây
sông Đáy nền địa hình đã được tôn đắp có cao độ 3,0m÷6,8m.
- Khu vực dân cư ở khu vực Phù Vân Bắc sông Đáy và Bắc sông Châu
nền cũng đã được tôn đắp cao độ 3,0 ÷4,5m
- Các khu vực ruộng lúa, ruộng màu có cao độ 1,8÷2,2m
- Khu vực các ao trũng, đầm lầy có cao độ từ 0,8m đến + 0,4m, bao gồm
các khu trũng Bắc sông Châu, Đông sông Đáy, hệ thống ao hồ ruộng trũng
nối liền nhau, thường xuyên bị ngập nước.
2.3. Thủy văn:
Thành phố nằm ở ngã 3 sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang và được
bao bọc bởi hệ thống đê bảo vệ. Các cửa xả nước ra sông chịu ảnh hưởng của
chế độ thủy văn sông Đáy.

10



Bảng 2.1 - Một số đặc trưng hình thái sông ngòi thành phố Phủ Lý tỉnh Hà
Nam
Sông

Diện tích lưu Chiều
vực (km2)

Đáy
Nhuệ
Châu Giang

5.800
1.070
368

dài Chiều

dài

sông

chảy

sông (km)

trong địa phận Hà Nam

240

74
27,3

(km)
47
13
27,3

Theo số liệu của trạm thủy văn Phủ Lý, quy đổi ra hệ cao độ quốc gia
như sau:
Mực nước cao nhất H Max = + 4,46m- 5,64 m
Mực nước trung bình HTb = + 0,84m- 0,89m
Mực nước thấp nhất HMax = - 0,74m- 0,87m
Mực nước báo động cấp III= + 3,84m- 4,61m
Mực nước phân lũ sông Đáy = + 5,54m
Vận tốc dòng chảy lớn nhất thực đo VMax = 2,81m/sVận tốc trung bình mùa kiệt VMax = 0,6 m/s
Lưu lượng trung bình mùa kiệt Q = 130 - 150 ( m3/s)
Lưu lượng trung bình nhiều năm Q = 450 ( m3/s)
Lưu lượng lũ lớn nhất thực đo 1971 là : Q = 2500 ( m3/s)
2.4 Đặc điểm khí hậu
Thành phố Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
1-Nhiệt độ:
- Không khí trung bình năm là:

- Nhiệt độ không khí trung bình mùa Hè:

27,4oC

- Nhiệt độ không khí trung bình mùa Đông:


19,2oC

2- Mưa:
11

23,3oC


- Lượng mưa trung bình năm: 1889,0mm
- Lượng mưa ngày lớn nhất: 333,1mm
3- Độ ẩm:
- Độ ẩm tương đối trung bình: 84%
- Độ ẩm tương đối thấp nhất : 11%
4- Gió:
- Tốc độ lớn nhất: 36m/s
- Tốc độ trung bình: 2m/s
Hướng gió chính: Mùa Hè: Đông Nam
Mùa Đông: Đông Bắc
Bảng 2.2: Tổng giờ nắng trung bình tháng và năm trạm Phủ Lý
Đơn vị: giờ
I
73.1

II
43.

III IV V
VI
44.7 84.1 184.4 169


5

VII VIII IX
X
XI XII Năm
196. 173. 175.5 170.2 139. 122. 1572
5

7

9

5

2.5 . Đặc điểm thổ nhưỡng
Phủ Lý có các loại đất chính sau đây:
Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi lắng, đất phù sa và đất phù sa
gley. Đất vùng trũng thuộc loại chua nghèo lân, có pH từ 4,1 - 5,0 và P 2O5 <
0,05.
Vùng đồi núi chủ yếu có các loại đất: đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ
vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng trên đá macma bazơ, đất
trung tính và đất đỏ nâu trên đá vôi. Đất đồi núi được hình thành do qúa trình
phong hoá trên các loại đá, nhìn chung tỷ lệ nitơ, phôtpho và tỷ lệ mùn thấp,
độ chua cao.
Thành phố Phủ Lý có tiềm năng đất xây dựng khá lớn. Ngoài một số đất
nông nghiệp kém hiệu quả có thể chuyển sang mục đích xây dựng, Phủ Lý
còn khả năng mở rộng hàng trăm ha đất xây dựng ở các xã Phù Vân, Châu
12



Sơn, Thanh Châu và một số khu vực dọc đường quốc lộ 1A, đường 21... Đây
là nguồn lực rất quan trọng để Phủ Lý đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát
triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nông nghiệp của
Phủ Lý tuy không nhiều, nhưng có chất lượng tốt và còn nhiều khả năng thâm
canh tăng vụ, tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa.
2.6 Đặc điểm địa chất
+ , Địa chất công trình:
Qua tài liệu thăm dò của một số lỗ khoan cho thấy:
- Lớp đất sét hoặc á sét trạng thái dẻo mềm bề dày khoảng 1,3m
- Lớp đất sét hoặc á sét trạng thái dẻo nhão có bề dày khoảng 1m
- Lớp bùn á sét, bề dày > 3m , chủ yếu ở các khu vực ao hồ đầm lầy là
lớp bùn nhão tàn tích thực vật
- Khu vực bờ Tây: Lớp cát mịn, đông nhất có lẫn mi ca và tàn tích thực
vật, chiều dày 10 ÷12m. Cường độ chịu tải khu vực này > 1,25Kg/cm2
- Khu vực giáp Bút Sơn ven núi cao độ nền > 3,5m có cường độ chịu tải
>2Kg/cm2
+, Đặc điểm địa chất thuỷ văn
a. Các phân vị địa chất thuỷ văn các tầng chứa nước lỗ hổng
Tầng chứa nước lỗ hổng gồm : tầng chứa nước Holocen (qh) và tầng
chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp)
Tầng chứa nước Holocen (qh) có hệ tầng Thái Bình và hệ tầng Hải
Hưng
*Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích hỗn hợp sông, sông biển và đầm lầy
Holocen trên, hệ tầng Thái Bình (qh2 tb).
Tầng chứa nước Holocen trên phân bố rộng khắp trên bề mặt đồng bằng
tỉnh Hà Nam cũng như thành phố Phủ Lý. Thành phần thạch học chủ yếu là
hạt mịn, bao gồm các thấu kính cát, á cát có diện tích nhỏ phân bố trong các
13



lớp sét, á sét đa nguồn gốc. Nước dưới đất thường gặp trong các thấu kính cát,
á cát có chiều dày 6 - 8 mét hoặc hơn. Chiều sâu phân bố của các thấu kính
cát thường cách mặt đất 1,5 - 15 mét. Kết quả múc nước thí nghiệm ở các lỗ
khoan và giếng của tầng cho kết quả như sau: mực nước tĩnh thường cách mặt
đất từ 1 đến 3 m, tỷ lưu lượng (q) biến đổi từ 0,01 - 0,05 l/m/s, hệ số thấm K
= 0,2 - 1,3 m/ngày. Thành phần hoá học và tổng khoáng hoá thay đổi phức
tạp, phụ thuộc vào điều kiện địa hình và đặc tính thành tạo chứa nước và cách
nước.
* Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích biển, đầm lầy tuổi Holocen sớm giữa hệ tầng Hải Hưng (qh1 hh).
Tầng chứa nước này phân bố rộng trong vùng và bị che khuất bởi các
trầm tích trẻ hơn của hệ tầng Thái Bình (qh tb). Chúng bao gồm các trầm tích
có nguồn gốc khác nhau: sét xám xanh, cát, cát bột chứa các tàn tích thực vật.
Thường phần trên của tầng chứa nước này là thành phần sét có diện phân bố
tương đối liên tục, ở huyện Kim Bảng chúng lộ ra trên mặt đất. Ngược lại,
dọc theo Sông Hồng trên địa bàn nghiên cứu lớp sét này vát đi hoặc bị Sông
Hồng cắt qua, tạo nên những cửa sổ địa chất thủy văn. Phần dưới là các vật
liệu thô hơn, chủ yếu là cát hạt mịn, hạt trung. Chiều sâu phân bố của lớp cát
chứa tương đối ổn định, thường từ độ sâu 12 - 15 m đến 22 - 25 mét.
Nhìn chung tầng chứa nước này rất nghèo, chất lượng không tốt và biến
đổi không có quy luật, có thể sử dụng cấp nước sinh hoạt cho nhân dân các xã
Lam Hạ , Châu Sơn của thành phố Phủ Lý, khi đánh giá trữ lượng khai thác
nước dưới đất, đoàn địa chất 47 đã ghép chúng vào tầng chứa nước Pleistocen
ở dưới và được tính trữ lượng khai thác cấp A + B là 5.800 m3/ngày.
* Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen hệ tầng Vĩnh Phúc (qp2)
Đây là tầng chứa nước nằm giữa hai tầng chứa nước qh và tầng chứa
nước chính cuội sỏi, sạn cát qp1. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, cát
pha, phần đáy có nơi lẫn sạn sỏi thuộc tầng lòng sông. Chiều sâu thế nằm mực
nước thay đổi từ sát mặt đất đến khoảng 10- 35 m, ở một số nơi do ảnh hưởng
14



của việc khai thác nước từ tầng cuội sỏi bên dưới có thể làm cho mực nước hạ
thấp hơn. Độ dày tầng chứa nước từ 10 – 20 m . Từ đấy có thể thấy đây là
tầng chứa nước từ giầu tới trung bình.
* Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen giữa trên, hệ
tầng Hà Nội (qp1 hn).
Tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên, phủ trên diện tích tỉnh Hà Nam
có diện tích phân bố khá lớn, là phần kéo dài của tầng chứa nước này trên
khắp diện tích đồng bằng Bắc Bộ. Thành phần trầm tích bao gồm chủ yếu là
cuội sỏi, thạch anh, đôi khi có lẫn sạn, xen các thấu kính bột, sét bột. Trong
diện tích vùng nghiên cứu đã có nhiều lỗ khoan nghiên cứu và khai thác nước
dưới đất trong tầng chứa nước này.Từ những tài liệu khoan đó cho ta thấy độ
sâu phân bố của tầng chứa nước tương đối ổn định 60 –80 m có nơi lên tới
100 m và có quy luật. Nếu lấy một mặt cắt từ Đông Nam lên Tây Bắc, chúng
ta thấy tầng chứa nước có chiều dày mỏng khoảng 10 - 20 m. Chiều dày trung
bình tầng chứa nước là 15m. Kết quả thí nghiệm các lỗ khoan của PGS.TS.
Đoàn Văn Cánh, cho thấy tầng chứa nước rất giàu nước, tỷ lưu lượng của lỗ
khoan q = 1,50 - 8,89 l/m.s, mực nước tĩnh là 0,25 - 2,5 m. Hệ số dẫn nước có
giá trị từ 700 - 1.000 m 2/ngày. Kết quả phân tích mẫu ở các lỗ khoan có tổng
khoáng hoá biến đổi từ 0,3 g/l đến 3 g/l. Sự biến đổi độ tổng khoáng hoá của
nước trong tầng chứa nước này diễn ra một cách có quy luật, thành phần hoá
học của nước là bicacbonat - magie natri hoặc clorua – natri.
2 Đặc điểm kinh tế– xã hội
2.2.1 Dân số
Dân cư trong thành phố phân bố không đều ,mật độ dân số cao nhất đạt
2.221 người/1 km2

Bảng 2.3 . Phân bố dân cư của thành phố Phủ Lý
15



Chỉ
Dân
TT Tên phường

số
(1000
người)

Diện
tích đất
tự
nhiên
(ha)

Diện

tiêu

Mật

tích

Diện

Mật độ đất

đất


tích

(người XD đô trú

XD đô đất
thị

ở /ha đất thị

(ha)

XDĐT) (m2

độ cư
netto
(ng/ha

(ha)

/người đất ở)
430
540
670

I
1
2

Tổng nội thị
67557 687

Phường Minh Khai
6489 36.07
Phường Lương Khánh 7219 29.92

288
33
22

88
12
11

130
200
320

)
77
51
31

3
4

Thiện
Phường Hai Bà Trưng 6183
Phường Trần Hưng 5129

57.65
18.53


37
12

14
5

170
430

60
23

450
980

5
6

Đạo
Phường Quang Trung 6351
Phường Lê Hồng 6186

256.74 81
287.86 103

22
24

80

60

128
166

290
260

2732.4
564.85
627.51
348
332.4
536.9
322.75

195.13
46
30
30
31
27
31

Phong
II Ngoại thị
1 Xã Phù Vân
2 Xã Lam Hạ
3 Xã Liêm Chung
4 Xã Liêm Chính

5 Xã Châu Sơn
6 Xã Thanh Châu

65062
7831
5694
5642
4244
6095
5556

2.2.2 Kinh tế - xã hội
1. Công nghiệp
Về công nghiệp, thành phố có 2 cụm công nghiệp bắc Thanh Châu và
Châu Sơn. Nền sản xuất nông nghiệp ở Phủ Lý theo hướng nông nghiệp sạch,
nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế

16


trang trại và các mô hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi, coi đây là
khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
+.Công nghiệp , dịch vụ
Hiện nay thành phố có gần 500 doanh nghiệp và một số cụm công
nghiệp bắc Thanh Châu, cum công nghiệp – TTCN Nam Châu Sơn và khu
công nghiệp Châu Sơn. Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng mạnh, bình quân
22,9%/năm.
Khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế của địa phương, kết hợp với thu
hút mạnh các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển nhanh và vững chắc các
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là

"khâu đột phá quan trọng" để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Ưu tiên phát triển các ngành, các
lĩnh vực có ưu thế và các ngành có công nghệ cao, thu hút nhiều lao động.
Phát triển và phân bố hợp lý các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, khuyến
khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng cho 2 cụm công nghiệp bắc Thanh Châu và Châu Sơn. Khôi phục và
phát.triển các ngành nghề truyền thống, các làng nghề, phố nghề ở nội và
ngoại thành, nhất là các nghề có khả năng xuất khẩu. Gắn kết chặt chẽ giữa
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với phát triển kết cấu hạ tầng và
quá trình đô thị hóa trong khu vực. Từng bước xây dựng một cơ cấu công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện và lợi thế của thành phố,
trong đó dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng là ngành chủ đạo, tiếp đến là sản
xuất vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí sửa chữa, chế biển thực phẩm và tiểu
thủ công nghiệp,...
Nền sản xuất nông nghiệp ở Phủ Lý theo hướng nông nghiệp sạch, nông
nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường và đã hình thành các
vùng chuyên canh trồng rau sạch, hoa tươi, cây ăn quả, chăn nuôi lợn siêu
nạc….ở các xã Phù Vân, Liêm Chung, Lam Hạ, Thanh Châu. Phát triển kinh
tế trang trại và các mô hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi, coi đây là
17


khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Ngoài ra thành phố
cần chú trọng mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở
nông thôn, giảm bớt hộ nông dân thuần túy, tăng các hộ nông dân kiêm ngành
nghề và dịch vụ. Đẩy mạnh nâng cao dân trí, từng bước xây dựng nông thôn
mới theo hướng văn minh, hiện đại.
2.Về thương mại - dịch vụ - du lịch
Phủ Lý có lợi thế là đầu mối giao thông, gần thủ đô Hà Nội và vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ đủ điều kiện để phát triển tổng hợp ngành kinh tế dịch

vụ theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời
sống, đưa ngành dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng của Phủ Lý.
Từng bước phát triển ngành thương mại ở Phủ Lý đạt trình độ cao, đảm
bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích mạnh sản xuất. Trước
hết, tập trung củng cố mạng lưới thương nghiệp trong toàn thành phố, khuyến
khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ. Đẩy
mạnh các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, từng bước xây dựng
Phủ Lý thành điểm hội tụ hàng hóa. một trung tâm phát tán luồng hàng chính
trong khu vực.
Mạng lưới thương mại và dịch vụ ngày càng được xây dựng và củng cố,
chợ Chấn, chợ Bầu Phủ Lý được nâng cấp và mở rộng. Hiện nay, thành phố
có 2 trung tâm Thương mại lớn là Minh Khôi plaza và trung tâm thương mại
Hải Đăng, có 6 chợ được đầu tư quản lý khai thác và sử dụng: chợ Chấn, chợ
Nam Thanh Châu, chợ Quy Lưu, chợ Bắc Sơn, chợ Nam Sơn, chợ Phù Vân.
Đã hình thành các đường phố thương mại như đường Biên Hòa, đường
Nguyễn Văn Trỗi, đường Lê Lợi, đường Lê Hoàn …..
Hệ thống dịch vụ như Tài chính ngân hàng, Bưu chính viễn thông, Bảo
hiểm cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời
sống của nhân dân, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế- xã hội của thành
phố.
18


Tóm lại
Đối với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của thành phố Phủ Lý có một
số đặc điểm chính sau: Phủ Lý là trung tâm thành phố của Hà Nam cũng đạt
được nhiều chỉ số phát triển xã hội ở mức cao, nhưng mức độ tăng trưởng
kinh tế vẫn còn tương đối thấp, song thành phố có trình độ giáo dục khá cao,
thực hiện khá tốt việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản.Tuy nhiên, tình
trạng thiếu việc làm là một trong những vấn đề chủ yếu về điều kiện KTXH

còn hạn chế ở tỉnh nói chung và thành phố Phủ Lý nói riêng. Các hoạt động
phi nông nghiệp kém phát triển, một số người dân phải đi đến những nơi khác
để tìm kiếm cơ hội việc làm và tạo thu nhập tốt hơn. Hiện tại thành phố đang
tập trung ưu tiên tạo dựng môi trường thuận lợi hơn để phát triển các hoạt
động kinh doanh, cải thiện công tác thông tin, tăng cường khả năng tiếp cận
với các nguồn lực cũng như xúc tiến các hoạt động phi nông nghiệp phục vụ
cho thị trườg cũng như phát triển các khu công nghiệp để tạo công ăn việc
làm cho người dân trong thành phố và khu vực xung quanh.

19


20

CHƯƠNG III : LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ PHỦ LÝ TỈNH HÀ NAM
III.1 Hiện trạng và tiềm năng nước dưới đất thành phố Phủ Lý tỉnh
Hà Nam.
3.1.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước dưới đất TP
Phủ Lý tỉnh Hà Nam
Tại Hà Nam có 5 đơn vị chứa nước, nhưng chỉ có hai tầng chứa nước có
ý nghĩa trong việc khai thác sử dụng, đó là tầng chứa nước lỗ hổng Holocenvà
tầng chứa nước Pleistocen . Hai đơn vị chứa nước này đã được nghiên cứu
khá chi tiết và cũng đang được sử dụng rộng rãi. Vì vậy ở đây tôi chỉ tiến
hành đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường nước của hai tầng chứa nước
kể trên, làm cơ sở cho việc quy hoạch khai thác sử dụng chúng trước mắt và
lâu dài.
Chất lượng nước dưới đất thuộc tầng chứa nước lỗ hổng Holocen
Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen là tầng chứa nước thứ nhất kể từ mặt
đất, phân bố rộng rãi trên toàn bộ diện tích tỉnh Hà Nam.

Về thành phần thạch học tầng chứa nước được hình thành từ các trầm
tích hạt mịn là sét, á sét, á cát, cát nhiều nguồn gốc. Chiều sâu phân bố và
chiều dày tầng chứa nước tương đối ổn định, dao động trong khoảng từ 10 15 đến 20 m.
Qua kết quả phân tích hàm lượng sắt tổng của tầng chứa nước Holocen
cho thấy hàm lượng tổng sắt của tầng chứa nước này tương đối cao và biến
đổi rất phức tạp. Hàm lượng sắt biến đổi từ một vài mg/l đến hàng chục mg/l.
Có thể phân chia thành các khu vực có hàm lượng sắt tổng nhỏ hơn 1,0 mg/l,
khu vực có hàm lượng sắt tổng từ 1,0 mg/l đến 5,0 mg/l.
+ Khu vực hàm lượng sắt tổng nhỏ (< 1 mg/l) chiếm một diện tích nhỏ,
nằm rải rác kéo thành một dải từ xã Phù Vân, Lam Hạ thuộc thị xã Phủ Lý

20


21

đến xã Duy Hải, Bạch Thượng của huyện Duy Tiên. Phần còn lại phân bố
dưới dạng thấu kính. Khi khai thác nước dưới đất ở những khu vực này có thể
sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống mà không cần phải xử lý.
+ Những khu có hàm lượng sắt từ 1,0 mg/l đến 5 mg/l: phân bố phức tạp
ở tất cả các huyện của tỉnh, có dạng dải thấu kính, chúng chiếm phần lớn diện
tích khu vực nghiên cứu. Bao quanh khu vực có hàm lượng sắt tổng < 1,0
mg/l đều là khu vực có hàm lượng sắt tổng từ 1,0 - 5,0 mg/l và có dạng dải.
Khi khai thác nước dưới đất ở những vùng này cần phải xử lý sắt trước khi
dùng trong sinh hoạt ăn uống. Nhưng công nghệ xử lý sắt trong nước dưới đất
với hàm lượng sắt tổng từ 1,0 - 5,0 mg/l tương đối đơn giản, kinh phí xử lý
không tốn kém nhiều.
+ Hàm lượng sắt tổng lớn hơn 5,0 mg/l: Diện phân bố của khu vực này
không lớn và có dạng dải. Một dải nhỏ kéo dài qua các xã Yên Bắc, Tiên Nội,
Tiên Ngoại, Tiên Tân, Tiên Hiệp, thuộc huyện Duy Tiên; một phần của huyện

Bình Lục. Một thấu kính nhỏ bao gồm các xã Thanh Bình, Liêm Thuận, một
phần của xã Liêm Túc, Thanh Lưu thuộc huyện Thanh Liêm và xã La Sơn,
Mỹ Thọ, thị trấn Bình Mỹ, An Mỹ, Đồn Xá, Hưng Công, Bối Cầu thuộc
huyện Bình Lục.
Khi phân tích hàm lượng nitơ trong nước dưới đất của tầng chứa nước
Holocen thấy rằng hầu hết các khu vực đều có hàm lượng nitơ nhỏ hơn 10
mg/l. Một dải gồm khu vực thành phố Phủ Lý, các xã Thanh Châu, Lam Hạ ;
dải thứ hai bao trùm xã Đại Cương, Nhật Tân, Đồng Hoá, Văn Xá thuộc
huyện Kim Bảng; xã Tiên Hiệp, Đọi Sơn thuộc huyện Duy Tiên. Đây là vùng
nước dưới đất chưa bị nhiễm bẩn.
Mức độ mặn nhạt của tầng chứa nước Holocen trong vùng nghiên cứu
phân bố không đều theo quy luật. Vùng có tổng khoáng hoá < 1 g/l chiếm
khoảng 50% diện tích nghiên cứu. ở trung tâm tỉnh hình thành một thấu kính
nước nhạt kéo dài từ thị xã Phủ Lý lên tận sông Hồng.

21


22

+ Vùng có độ tổng khoáng hoá 1 - 3,0g/l phân bố thành nhiều dải không
liên tục trên diện tích nghiên cứu. Dải thứ nhất kéo dài từ thị xã Thanh
Nguyên, Thanh Hương, Thanh Hải của huyện Thanh Liêm. Một khối nhỏ
chạy men theo sông Hồng, nằm ở phía Đông Nam huyện Lý Nhân gồm các xã
Bắc Lý, Nhân Đạo, Nhân Hưng, Nhân Nghĩa, Nhân Mỹ, Nhân Thịnh, Nhân
Bình, Xuân Khê, Phú Phúc. Một dải nằm ở huyện Duy Tiên bao gồm các xã
Châu Giang, Yên Bắc, Thị trấn Hoà Mạc, Yên Nam, Tiên Ngoại, Tiên Hiệp.
+ Vùng có độ tổng khoáng hoá > 3,0 g/l chiếm diện tích nhỏ khoảng
10% diện tích vùng nghiên cứu.
Chất lượng nước dưới đất thuộc tầng chứa nước dưới đất Pleistocen

Tầng chứa nước Pleisoxen có chất lượng nước biến thiên từ mặn đến
nhạt, nhưng qua nghiên cứu cho thấy chúng biến đổi có quy luật và có độ
tổng khoáng hoá cao. Trong vùng có phát hiện thấu kính nước nhạt có độ
khoáng hoá < 1,0 mg/l, thấu kính này kéo dài từ huyện Kim Bảng qua thị xã
Phủ Lý rồi kéo lên huyện Duy Tiên, qua phần phía Bắc huyện Lý Nhân đến
Sông Hồng bao gồm các xã Phù Vân, Châu Sơn, xã Lam Hạ thuộc thị xã Phủ
Lý; Tiên Hiệp, Tiên Hải, Đọi Sơn, Châu Giang, Yên Nam, Chuyên Ngoại,
Trác Văn thuộc huyện Duy Tiên; xã Thanh Tuyền, thuộc huyện Thanh Liêm;
xã Đinh Xá thuộc huyện Bình Lục ; Văn Lý, Hợp Lý, Chính Lý, Nguyên Lý
thuộc huyện Lý Nhân. Đây là thấu kính nước nhạt duy nhất trong tầng chứa
Pleistocen trong giới hạn tỉnh Hà Nam.
Hàm lượng tổng sắt trong nước hệ tầng Pleistocen khá cao, biến đổi từ
một vài miligam đến hàng chục nghìn miligam/1lít nước, sự biến đổi có chiều
hướng tăng dần kể từ biển vào sâu trong đồng bằng. Trên diện tích huyện
Bình Lục, huyện Lý Nhân, huyện Duy Tiên, huyện Thanh Liêm hàm lượng
sắt tổng khá cao, vượt quá giới hạn cho phép.

22


23

3.1.2. Tiềm năng tài nguyên nước dưới đất thành phố Phủ Lý tỉnh
Hà Nam
Theo tài liệu về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất của tỉnh,
Hà Nam có một nguồn tài nguyên nước dưới đất tương đối nhiều và có triển
vọng, có thể khai thác và sử dụng ở các vùng như TP Phủ Lý , Duy Tiên ,
Thanh Liêm ………….
Các nguyên tắc khi đánh giá tiềm năng tài nguyên nước dưới đất
Nước dưới đất chỉ được xem như một tài nguyên khi con người có thể sử

dụng nó và có sự hiểu biết sâu sắc về nó. Tài nguyên nước dưới đất có những
đặc thù riêng mà những tài nguyên khoáng sản khác trong lòng đất không có,
đó là:
* Nước dưới đất có thể di chuyển dễ dàng từ tầng này sang tầng khác,
trong quá trình di chuyển nó tham gia vào nhiều quá trình hoá - lý - sinh học
với môi trường làm biến đổi chính nó và môi trường.
* Nước dưới đất là loại tài nguyên có khả năng phục hồi trữ lượng nên
nếu khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sẽ được duy trì, còn nếu khai thác
không hợp lý nguồn tài nguyên sẽ bị suy thoái nhanh chóng, như bị nhiễm
mặn, nhiễm bẩn.
* Trữ lượng nước dưới đất gồm 2 phần:
+ Trữ lượng tĩnh: Là lượng nước được chứa, giữ trong đất đá
+ Trữ lượng động: Là lượng nước vận động trong đất đá. Trữ lượng
động không có khả năng tích luỹ nên nếu không đưa vào khai thác, sử dụng sẽ
tạo nên sự lãng phí tài nguyên.
* Nước dưới đất còn là một trong những yếu tố tạo nên môi trường.
Cùng với các yếu tố đất đá, sinh quyển, thuỷ quyển, chúng tạo nên một hệ
thống cân bằng động. Bất cứ một sự tác động nào lên bất kỳ một yếu tố nào
của môi trường đều dẫn đến sự xác lập mối cân bằng động mới.

23


24

* Các công trình khai thác nước dưới đất đơn giản và khác hoàn toàn với
các công trình khai thác khoáng sản rắn, vận chuyển nước cũng khác hoàn
toàn với vận chuyển các khoáng sản rắn.
* Nếu sử dụng các phương thức thích hợp, có thể khai thác nước dưới
đất ở bất cứ đâu nhằm phục vụ đời sống kinh tế.

* Nước dưới đất có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau: ăn uống, sinh
hoạt, tưới, công nghiệp, an dưỡng bệnh, chăn nuôi, khai thác nhiệt, khai thác
nguyên liệu.
* Nước dưới đất vừa có thể sử dụng trực tiếp (ăn uống, sinh hoạt), vừa
có thể sử dụng như một tác nhân cho sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp),
vừa có thể sử dụng như một loại hàng hoá (nước đóng chai, nước xuất
khẩu...).
Từ các đặc tính đó, khi đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải có hiểu
biết rộng và tuân thủ những nguyên tắc chung như sau:
1. Xác định chất lượng của nước dưới đất ứng với mục đích sử dụng
chúng. Chỉ có như vậy mới tận dụng hết các loại nước dưới đất có thành phần
khác nhau.
2. Chỉ được xác định phần nước dưới đất có thể khai thác, sử dụng (phần
nước được coi là tài nguyên) không bị thay đổi về lượng và chất đáp ứng mục
đích sử dụng trong suốt thời gian sử dụng.
3. Chỉ được coi là tài nguyên phần nước dưới đất khai thác không gây
tác hại xấu đến môi trường nghĩa là đảm bảo phát triển lâu bền và kinh tế.
4. Đánh giá tài nguyên phải mang tính khả thi, nghĩa là phải phù hợp với
điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép của đất nước hiện tại và tương lai khoảng
20 - 30 năm.
Các nguyên tắc này đã được các nhà Địa chất Thuỷ văn phản ánh trong
các công trình của mình, thể hiện ở các quan điểm đánh giá trữ lượng nước
dưới đất ở hai khía cạnh lớn là:

24


25

- Đánh giá chất lượng nước: Khi đánh giá chất lượng người ta phải xem

xét các yếu tố hình thành và các thành phần vật chất trong nước, hàm lượng
các thành phần trong nước so với tiêu chuẩn quy định, các khả năng biến đổi
của nó và xử lý chúng để có thể thích hợp với mục đích sử dụng, đồng thời
cũng phải chú ý đến bảo vệ tài nguyên đó trong quá trình khai thác.
- Đánh giá trữ lượng nước: Khi đánh giá về lượng cũng có những vấn đề
phải xem xét gồm: nguồn hình thành, bổ sung trữ lượng trong quá trình khai
thác, khả năng vận động của nước trong đất đá, khả năng biến đổi chất và
lượng trong quá trình khai thác cũng như khả năng biến dạng mặt đất khi khai
thác. Một trong những yếu tố cần xem xét là khả năng kinh tế, kỹ thuật hiện
tại. Ví dụ, trong các công thức tính toán trữ lượng thường gặp một đại lượng
là trị số hạ thấp mực nước cho phép (S cp), nghĩa là mực nước được phép hạ
thấp tối đa nhưng phải đảm bảo các mối cân bằng và phù hợp với điều kiện
kinh tế kỹ thuật. Trong các tài liệu thông thường người ta thường đưa ra một
chỉ tiêu chung chung là Scp nhỏ hơn 1/3 bề dầy tầng chứa nước dưới đất hoặc
đạt 1/2 bề dày tầng chứa nước có áp. Tuy nhiên, không thể máy móc lúc nào
cũng sử dụng các chỉ tiêu này mặc dù trong các sách hướng dẫn đều cho rằng
chỉ được phép đạt tới giá trị nào đó vào cuối thời kỳ khai thác, tức là sau 25 27 năm, tương đương với 10.000 ngày.
Các chỉ tiêu Scp = (0,3 - 0,5) H và 10.000 ngày mới chỉ xem xét trên quan
điểm thuỷ động lực, tuy nhiên cũng có thể bao gồm cả quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền cũng như về kinh tế. Có thể thấy chỉ số 10.000 ngày (tương
đương 25 - 27 năm) với khoảng thời gian dài như vậy, ngoài việc các công
trình thu hồi vốn còn có ý nghĩa là: trong khoảng thời gian đó, mực nước
trong các công trình được phép hạ thấp tới 0,3 hoặc 0,5 bề dày tầng chứa
nước. Với thời gian như vậy, tầng chứa nước mới chỉ cạn đi 1/2, sẽ đảm bảo
cho việc biến dạng từ từ trên mặt đất và cân bằng sinh thái. Cũng khoảng thời
gian đó, các tiến bộ khoa học kỹ thuật có đủ khả năng khắc phục những sự cố
do khai thác nước gây ra
25



×