Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giá trị biểu trưng của các tín hiệu tự nhiên trong ca dao Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.46 KB, 17 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
"Biểu trưng" là bản chất của các tín hiệu (TH) thuộc hệ thống thông tin thẩm mĩ, làm nên giá trị nghệ
thuật cho cho văn học. Khai thác tính biểu trưng và giá trị biểu trưng (GTBT) của các tín hiệu ngôn ngữ văn
học (THNNVH) sẽ hiểu được tư duy văn hóa và ngôn ngữ của mỗi cá nhân, dân tộc, cộng đồng, địa phương,
quốc gia.
Ca dao Thừa Thiên Huế (CDTTH) giàu sức biểu đạt với sự thể hiện các giá trị nội dung, giá trị thẩm mĩ
(GTTM) qua những THNN có tính chất đa tầng. Tuy nhiên, những vấn đề về hệ thống TH nói chung và
GTBT của các tín hiệu tự nhiên (THTN) trong CDTTH đang là vấn đề rất hấp dẫn, lí thú nhưng dường như
đang còn bỏ ngỏ.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Giá trị biểu trưng của các tín hiệu tự nhiên trong ca dao
Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Có những công trình nghiên cứu về TH, THBT và hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn Tín hiệu học ngôn ngữ học. Tuy nhiên, vấn đề YNBT và GTBT của các THTN trong CDTTH vẫn chưa được quan tâm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: GTBT của các THTN trong CDTTH thể hiện qua CBT (các hình thức ngôn
ngữ) và CĐBT (YNBT nghệ thuật của các THTN – ngôn ngữ văn học).
- Phạm vi nghiên cứu: những THTN được biểu đạt qua các hình thức CBT là những DT/CDT và các
kết cấu đa yếu tố khác ở 3630 bài trong "Ca dao Thừa Thiên Huế" do Triều Nguyên chủ biên (XB 2005).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Qua phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những hình thức ngôn ngữ biểu đạt và YNBT nghệ thuật của
các THTN, làm sáng tỏ đặc điểm hệ thống THBT – ngôn ngữ nghệ thuật của ca dao; góp phần nghiên cứu
ngôn ngữ - văn hóa Huế và VHDG Thừa Thiên Huế.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài;
- Thu thập, thống kê, phân loại, hệ thống hóa các THTN có trong CDTTH;
- Phân tích đặc điểm ngôn ngữ của các hình thức biểu trưng và YNBT nghệ thuật của các THTN; chỉ ra
những đặc điểm về ngôn ngữ nghệ thuật, về văn hóa Huế biểu hiện qua hệ thống THTN mang GTBT trong


CDTTH.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Vận dụng các kiến thức, phương pháp của ngôn ngữ học hiện đại và cách tiếp
cận liên ngành tín hiệu học - ngôn ngữ học để nghiên cứu tín hiệu - ngôn ngữ văn học.

\


2

- Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ với các thủ pháp của phương pháp
miêu tả như: thu thập cứ liệu, thống kê, phân loại, hệ thống hóa; trường nghĩa; phân tích thành tố trực tiếp;
phân tích thành tố nghĩa; địa lý - ngôn ngữ học...
6. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học
6.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở phân tích, miêu tả các hình thức biểu trưng, các mối quan hệ giữa CBT với CĐBT và GTBT
của các THTN trong CDTTH, luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lí thuyết về TH học, về mối quan hệ
giữa ngôn ngữ học và thi pháp học với TH học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp người đọc có cái nhìn khái quát hơn, sâu sắc hơn về giá trị nghệ thuật của CDTTH và những đặc
điểm tâm lí, văn hóa, cách thức giao tiếp của người Huế.
- Kết quả nghiên cứu, ngữ liệu thu thập được sẽ làm cơ sở tham khảo cho việc giảng dạy, học tập,
nghiên cứu về văn hóa, phương ngữ và VHDG, đặc biệt là CDTTH.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung của đề tài được chia thành ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và một số vấn đề về địa bàn Thừa Thiên Huế;
Chương 2: Các hình thức biểu trưng của THTN trong CDTTH;
Chương 3: Ý nghĩa biểu trưng nghệ thuật của THTN trong CDTTH.

\



3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu biểu trưng
- TH là yếu tố vật chất kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác được và biết
được, nghĩ tới, suy diễn đến một cái gì khác ngoài hình thức vật chất đó.
- THNN là một loại TH đặc biệt. Bản chất TH của ngôn ngữ được thể hiện ở tính hai mặt giữa CBH với CĐBH,
tính võ đoán và giá trị khu biệt của nó.

- Tín hiệu biểu trưng (THBT) phải gợi được mối quan hệ có lí do giữa CBT với CĐBT. Mỗi THBT
vừa phải có tính chất biểu thị, nói lên một nội dung, tinh thần vốn có của mình vừa phải tạo tính chất hàm
nghĩa, thêm nghĩa mới.
1.1.2. GTBT và giá trị thẩm mỹ của tín hiệu ngôn ngữ văn học
- THNNVH là các đơn vị ngôn ngữ trong tác phẩm văn học được nghiên cứu trong mối quan hệ giữa
hình thức câu chữ với nội dung biểu đạt của chúng, bằng sự qui chiếu, mối quan hệ giữa CBH và CĐBH theo
bình diện TH học.
- Biểu trưng là hình ảnh ẩn dụ đã trở thành phổ biến, quen thuộc trong hệ thống các tác phẩm. Chính
phép ẩn dụ tu từ là phương tiện, điều kiện để tạo nên YNBT của các THNN.
- GTBT và GTTM của THNNVH:
+ Chịu sự chi phối của cơ chế tạo nghĩa, sự tác động từ tâm lí xã hội, biểu tượng văn hóa cộng đồng,
CBH và CĐBH của THNNVH được nâng lên thành CBT và CĐBT.
+ YNBT tạo nên GTTM của của các THNNVH. Ngược lại, GTTM của ngôn ngữ văn học cũng qui định
YNBT của các THNN tham gia biểu đạt nội dung.
1.1.3. Về các hằng thể và biến thể của cái biểu trưng trong TH ngôn ngữ
- Hằng thể là THNN ít thay đổi, được qui định bởi những nét vốn có của mỗi TH.
- Biến thể là sự biểu hiện của THNN trong mỗi lần xuất hiện (gồm biến thể từ vựng, biến thể miêu tả
và biến thể kết hợp).

1.2. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN VÀ CA DAO THỪA THIÊN HUẾ
1.2.1. Giới thiệu về địa bàn Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có lợi thế, cơ hội để giao lưu, hội nhập về văn hóa, giáo dục, thương mại... Nơi đây đã
từng là địa bàn sinh sống, giao lưu của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa, cùng cư trú và
phát triển.
Văn hóa Huế được làm giàu bởi sự hợp lưu của văn hóa đô thị với văn hóa làng xã, giữa văn hóa bác
học với văn hóa dân gian. Cái hài hòa, êm đềm của phong cảnh Huế đã ăn nhập vào hồn người Huế một cách
nhuần nhị, sâu lắng.

\


4
1.2.2. Giới thiệu về ca dao Thừa Thiên Huế
- CDTTH là những sáng tác của người Huế và là sự tổng hợp, cộng hưởng, giao thoa ca dao các vùng
miền thông qua sự thiên di, cộng cư...
- Nội dung: diễn tả sinh động đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người với các chủ đề về
quê hương đất nước, gia đình, tình yêu đôi lứa, cổ động kháng chiến...
- Nghệ thuật: thể thơ lục bát chuyển sang song thất lục bát và biến thể tự do; sử dụng các ngữ đoạn có
cấu trúc đối (đối ngẫu, tiểu đối, đối đoạn) và nhiều hình ảnh biểu trưng.
1.3. TIỂU KẾT
Chương đầu của luận văn đã khái quát được khái niệm và đặc điểm của TH, THNN, THBT, THNNVH
cùng YNBT, GTTM và cách hiểu về hằng thể, biến thể của THNNVH.
Qua khảo sát 3630 bài ca dao, người viết đã khái quát được các đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của
CDTTH theo các chủ đề, các mô típ cấu trúc chung và riêng; rút ra những nhận xét hữu ích về nội dung và
nghệ thuật của CDTTH.
Những vấn đề lí thuyết cũng như những nhận xét về các yếu tố về địa bàn và ca dao trên đây là tư liệu
phục vụ cho việc nghiên cứu các hình thức biểu trưng và YNBT nghệ thuật của các THTN trong CDTTH.

\



5
Chương 2: CÁC HÌNH THỨC BIỂU TRƯNG CỦA TÍN HIỆU TỰ NHIÊN
TRONG CA DAO THỪA THIÊN HUẾ
2.1. THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI THTN TRONG CA DAO THỪA THIÊN HUẾ
2.1.1. Các loại tín hiệu tự nhiên
Từ kết quả thống kê363 0 bài ca dao, chúng tôi khái quát được các loại THTN sau:
1. Những TH có CBT chứa tên gọi các hiện tượng thiên nhiên: mưa, gió, giông, bão...
2. Những TH có CBT chứa tên gọi các thực thể địa lí: sông, biển, bàu, núi, đèo, đất...
3. Những TH có CBT chứa tên gọi các loại thực vật: tùng, trúc, cúc, mai, sen, lựu...
4. Những TH có CBT chứa tên gọi các loại động vật: loan, phượng, rồng, chim, cá...
5. Những TH có CBT chứa yếu tố thời gian tự nhiên: đứng bóng, xế chiều, đêm khuya...
2.1.2. Kết quả thống kê và phân loại THTN trong CDTTH
1.1.2.1. Thống kê, phân loại THTN theo tiêu chí loại của đối tượng trong CBT
- Có 309 TH liên quan đến các hiện tượng thiên nhiên (27,89%), xuất hiện 1107 lần (20,73%), với các
từ ngữ, kết cấu điển hình như mưa sa gió táp/ nước xao trăng lạnh....
- Có 201 TH liên quan đến các thực thể địa lí, chiếm 18,14%; xuất hiện 1087 lần, chiếm 20,35%, với
các từ ngữ, kết cấu điển hình kiểu sông sâu núi thẳm/ biển bắc xa khơi...
- Có 282 TH liên quan đến các loại thực vật, chiếm 25,45%; xuất hiện 1489 lần, chiếm 27,88% với các
từ ngữ, kết cấu điển hình kiểu thơm cam ngọt quýt/ hoa tàn nhị úa...
- Có 247 TH liên quan đến các loại động vật, chiếm 22,30%; xuất hiện 1334 lần, chiếm 24,98% với các
từ ngữ, kết cấu điển hình kiểu hạc cách non bồng/ rồng chờ trăng...
- Có 69 TH liên quan đến thời gian tự nhiên, chiếm 6,23%; xuất hiện 324 lần, chiếm 6,07% với các từ
ngữ, kết cấu điển hình kiểu rạng đông/ buổi xế/ đứng bóng xế chiều...
2.1.2.2. Thống kê, phân loại THTN theo tiêu chí cấu trúc của CBT
Bảng 2.2: Kết quả thống kê, phân loại THTN theo số lượng yếu tố trong CBT
TT

Loại TH


CBT đơn yếu tố
S. lượng
S. lần

CBT đa yếu tố
S. lượng
S. lần

Cộng
S. lượng
S. lần

1
2

Hiện tượng thiên nhiên
Thực thể địa lí

42
24

251
662

267
177

856
425


309
201

1107
1087

3
4

Thực vật
Động vật

54
33

874
799

228
214

642
535

282
247

1489
1334


5

Thời gian TN
Tổng cộng

05
158

190
2749

64
950

134
2592

69
1108

324
5341

2.1.2.3. Thống kê, phân loại THTN theo số lần xuất hiện cấu trúc CBT đa yếu tố
Bảng 2.3: Kết quả thống kê, phân loại THTN theo số lần xuất hiện CBT đa yếu tố

\



6

TT

Loại TH

Số lượng
Số lượng

Số lần xuất hiện
Số lượng
TL %

TL %

1
2

Hiện tượng thiên nhiên
Thực thể địa lí

267
177

24,01
15,98

856
425


16,03
7,96

3
4

Thực vật
Động vật

228
214

20,58
19,31

642
535

12,02
10,02

5

Thời gian tự nhiên
Cộng

64
950

5,78

85,74

134
2592

2,51
48,53

2.2. CÁC HÌNH THỨC CẤU TẠO CÁI BIỂU TRƯNG CỦA THTN
2.2.1. Cái biểu trưng của THTN là một danh từ
Trong CDTTH, có 259/1108 THTN có CBT được cấu tạo bởi một danh từ, chiếm 23,38% và xuất hiện
3161/5341 lần, chiếm 59,18%. Trong đó:
- Có 158 THTN có CBT là một DT đơn (18,79%), xuất hiện 2749 lần (51,47%).
- Có 100 THTN có CBT là một DT ghép (9,03%), xuất hiện 390 lần (6,73%). Trong đó, 64 TH có CBT
là một DT ghép ĐL và 36 TH có CBT là một DT ghép CP.
2.2.2. Cái biểu trưng của THTN là một cụm danh từ
Bảng 2.4. Kết quả thống kê, phân loại các THTN có cấu trúc CBT là một CDT

TT

\

Loại THTN

Cấu trúc cụm danh từ trong cái biểu trưng
Quan hệ ĐL
Quan hệ CP
Số lượng
SL
TL%


S.lần x.hiện
SL
TL%

Số lượng
SL
TL%

S. lần x.hiện
SL
TL%

1
2

Hiện tượng thiên nhiên
Thực thể địa lí

21
28

1,90
2,53

16
49

0,30
0,92


35
29

3,16
2,62

189
121

3,54
2,27

3
4

Thực vật
Động vật

12
19

1,08
1,71

08
37

0,15
0,69


36
17

3,25
1,53

175
88

3,28
1,65

5

Thời gian tự nhiên
Cộng

02
82

0,18
7,40

06
116

0,11
2,17


13
129

1,17
11,64

185
758

3,46
14,19


7
2.2.3. Cái biểu trưng của THTN là các cụm từ có quan hệ chủ vị
Bảng 2.5. Kết quả thống kê, phân loại các THTN có cấu trúc CBT là các cụm C-V
CBT là một cụm C-V
TT

Loại TH

Số lượng
SL
TL%

CBT là một tổ hợp cụm C-V

Số lần x.hiện
SL
TL%


Số lượng
SL
TL%

Số lần x.hiện
SL
TL%

1
2

Hiện tượng thiên nhiên
Thực thể địa lí

120
59

10,83
5,32

336
165

6,29
3,10

56
54


5,05
4,87

68
54

1,27
1,01

3
4

Thực vật
Động vật

107
85

9,66
7,67

180
261

3,37
4,89

38
25


3,43
2,26

52
25

0,97
0,47

5

Thời gian TN
Cộng

17
388

1,53
35,02

68
1010

1,27
18,91

13
186

1,17

16,79

13
212

0,24
3,97

2.2.4. Cái biểu trưng của THTN là một câu ca dao, bài ca dao
Có 64 TH có CBT là một câu/bài ca dao (5,78%), xuất hiện 84 lần (1,57%): 41 TH có CBT là một câu
ca dao và 23 TH có CBT là một bài ca dao.
2.3. CÁC HÌNH THỨC MIÊU TẢ - CỤ THỂ HÓA THTN TRONG CDTTH
2.3.1. Giới thuyết chung
Các yếu tố miêu tả - cụ thể hóa đối tượng gồm những yếu tố có chức năng làm thành phần định ngữ
trong các cụm DT tự nhiên và những yếu tố có chức năng làm thành phần vị ngữ trong cấu trúc C-V mà chủ
ngữ là một DT/CDT gọi tên các đối tượng tự nhiên.
2.3.2. Hình thức miêu tả - cụ thể hóa THTN trong CDTTH
2.3.2.1. Hình thức miêu tả - cụ thể hóa trong thành phần định ngữ của cụm danh từ
Bảng 2.6. Kết quả phân loại hình thức miêu tả - cụ thể hóa CBT của THTN
Số lượng TH
S.lượng
TL%

Số lần xuất hiện TH
Số lần
TL%

TT

Ý nghĩa miêu tả - cụ thể hóa


1
2

Chỉ loại đối tượng tự nhiên (ĐTTN)
Chỉ đặc điểm, tính chất của ĐTTN

48
45

4,33
4,06

269
283

5,04
5,30

3
5

Chỉ hoạt động, biến đổi của ĐTTN
Chỉ vị trí tồn tại của ĐTTN

10
12

0,90
1,08


28
77

0,52
1,44

6
7

Chỉ hoàn cảnh tồn tại của ĐTTN
Chỉ thời gian tồn tại của ĐTTN

05
03

0,45
0,27

19
70

0,36
1,31

8

Chỉ địa danh gắn với ĐTTN
Cộng:


06
129

0,54
11,64

12
758

0,23
14,19

2.3.2.2. Hình thức miêu tả - cụ thể hóa trong thành phần vị ngữ của cấu trúc C-V
Khảo sát 695 cụm C-V có các TT/CTT, ĐT/CĐT biểu đạt đặc điểm, tính chất, màu sắc, hoạt động,
trạng thái của đối tượng, chúng tôi rút ra những nhận xét sau:
- Trong kết cấu C- V của CBT, thành phần VN là các TT/CTT và các ĐT/CĐT. Trong đó:
+ VN là TT/CTT xuất hiện nhiều trong các TH biểu đạt hiện tượng thiên nhiên và thực thể địa lí.
+ VN là ĐT/CĐT xuất hiện nhiều trong các TH biểu đạt động vật;
+ VN là ĐT/CĐT và TT/CTT phân bố cân đối trong những TH biểu đạt thực vật.
- Trong thành phần VN của các cụm C- V, sự miêu tả, cụ thể hóa đối tượng rất hợp lí:

\


8
+ TH biểu đạt hiện tượng thiên nhiên: miêu tả, cụ thể hóa chủ yếu bằng các ĐT/CĐT;
+ TH biểu đạt thực thể địa lí: sự miêu tả, cụ thể hóa chủ yếu bằng các TT/CTT;
+ TH biểu đạt thực vật: miêu tả, cụ thể hóa chủ yếu bằng các TT/CTT;
+ TH biểu đạt động vật: miêu tả, cụ thể hóa chủ yếu bằng các ĐT/CĐT (hoạt động, trạng thái tâm lí);
- Có nhiều TT/CTT, ĐT/CĐT khác nhau được dùng để miêu tả, cụ thể hóa cho một đối tượng (nhiều

CBT được dùng để biểu trưng cho một CĐBT).
- Có những TT/CTT, ĐT/CĐT được dùng chung để miêu tả, cụ thể hóa cho nhiều loại THTN (một
CBT biểu trưng cho nhiều CĐBT)
2.4. CÁC KẾT CẤU THỂ HIỆN QUAN HỆ BIỂU TRƯNG CỦA THTN TRONG CDTTH
2.4.1. Các kết hợp đẳng cấu thể hiện quan hệ biểu trưng của THTN
Kết hợp đẳng cấu được thể hiện qua các các kết cấu sóng đôi, sóng ba giữa các bộ phận của cùng một
câu ca dao hay giữa các câu ca dao có liên quan với nhau về mặt nghĩa. Biểu hiện của kết hợp đẳng cấu gồm:
- Đẳng cấu sóng ba: sóng ba cụm danh từ (cây cam, cây mận, cây đào...); sóng ba cụm C-V (cam
ngon, quýt ngọt, bòng the...).
- Đẳng cấu sóng đôi:
+ Sóng đôi các "cặp đôi" truyền thống giữa các đối tượng cùng loại (trúc tàn mai rụi; ong qua bướm
lại...) và giữa các đối tượng khác loại (đêm tàn trăng lụn; sen khô hồ cạn...).
+ Sóng đôi các yếu tố trong tổ hợp cụm C-V kiểu Dx - Dy: TH biểu đạt hiện tượng thiên nhiên (mưa
sa gió táp...); TH biểu đạt thực thể địa lí (non xanh núi biếc...); TH biểu đạt thực vật (hoa xàu nhụy lạt...);
TH biểu đạt động vật (sâu ghẹo ong châm...).
2.4.2. Những kết cấu thể hiện quan hệ biểu trưng của các nhóm THTN
2.4.2.1. Kết hợp các danh từ trong các cụm danh từ có quan hệ ĐL
Có 82 THTN có CBT mang kết cấu CDT ĐL kiểu DT/CDT + DT/CDT (7,40%), xuất hiện 116 lần
(2,17%). Chẳng hạn:
- TH biểu đạt hiện tượng thiên nhiên: trăng trăng, gió gió, mây mây...
- TH biểu đạt thực thể địa lí: sào mè, nương lạc, giàn bí, vườn rau...
- TH biểu đạt thực vật: rau má, rau mưng; muống cạn rau cồn...
- TH biểu đạt động vật: long, li, qui, phụng; cá với chim...
- TH biểu đạt thời gian tự nhiên: mùa mận, mùa mơ, mùa đào ...
- TH biểu đạt những đối tượng khác nhau về loại: thực vật - động vật (dâu với tằm...), thực thể địa lí động vật (ruộng mậu trâu bầy...).
2.4.2.2. Kết hợp các danh từ, cụm danh từ với các vị từ, ngữ vị từ
a. THTN biểu đạt diễn biến, đặc điểm của hiện tượng thiên nhiên có hai dạng kết cấu:
- DT/CDT+sa/táp/gieo/phủ/bay/thổi/đưa/đập/dồi/lặn/dời/dọi/tắt/mọc/gác/xao/chảy...
-


DT/CDT

+

lạnh/lạnh

/mờ/sáng/rạng/lớn/cao/thấp/đủng đỉnh...

\

lùng/mát/thanh/trong/chênh/lu/lòa/tròn/méo/thưa/nghiêng/lệch


9
b. THTN biểu đạt trạng thái, đặc điểm của các thực thể địa lí có kết cấu chung là DT/CDT +
VT/NVT. Trong đó:
- Các THTN liên quan đến núi: DT/CDT + phủ/lở/mòn/trầm/ giao chinh... và DT/CDT +
cao/rộng/xanh/ biếc/rậm/quanh/mòn/nghiêng ngả...
- Các THTN biểu đạt đối tượng chứa nước: DT/CDT

+ hóa/thành và DT/CDT+

cao/rộng/rộngthênhthênh/rộdài/sâu/xa xôi/ xanh/xanh bát ngát/khô/cạn/quạnh vắng.
- Các TH biểu đạt đất: DT/CDT + rộng khơi khơi/rộng thênh thênh/rộng mênh mông...
c. THTN biểu đạt thực vật có các dạng kết cấu sau:
- Đối với THTN biểu đạt loài thực vật mang màu sắc trang trọng, có YNBT cao:
+ DT/CDT + ĐT/CĐT + DT/CDT + C -V (hoặc tổ hợp C-V): Trúc + ĐT/CĐT + mai (trúc mọc thành
mai....); Trúc + ĐT/CĐT + mai + C-V/tổ hợp C-V (trúc xa mai lòng mai thương nhớ...); Măng + ĐT/CĐT +
tre (măng non làm bạn với tre khô...); Tre + TT + ĐT/CĐT + măng + TT (tre già tre rụi, bỏ mụt măng
non...)

+ Kết cấu sóng đôi với hai cụm C - V liền nhau: trúc tàn mai rụi; lan tàn huệ rũ...
- Đối với THTN biểu đạt loài thực vật bình dân: kết cấu đơn giản nhất là DT/CDT + VT/NVT với bốn
dạng cấu trúc DT + ĐT/CĐT; DT + ĐT/CĐT + DT; DT/CDT + TT/CTT và DT/CDT + TT/CTT + (C +
TT/CTT).
d. THTN biểu đạt động vật có các dạng kết cấu sau:
- Đối với THTN biểu đạt động vật mang màu sắc trang trọng, có YNBT cao:
+ DT/CDT + ĐT/CĐT: con chim phượng hoàng bay...
+ DT/CDT + ĐT/CĐT + DT/CDT: lưỡng long chầu nguyệt; phượng bồng lấy loan...
+ C - V + C - V: rồng chầu hạc múa, tiên sa rồng lộn...
+ DT/CDT + TT/CTT + DT/CDT: con chim phượng hoàng thiếu vắng tiếng kêu...
- Đối với THTN biểu đạt động vật mang màu sắc bình dân:
+ DT/CDT + ĐT/CĐT (hoạt động): vạc kêu canh; chim lạc bầy; con ong châm...
+ DT/CDT + ĐT/CĐT (trạng thái tâm lí): con chim phiền; con cá sầu...
+ DT/CDT + ĐT/CĐT (hoạt động) + từ chỉ vị trí: chim quyên đậu nhánh chè tươi; bướm vàng đậu đọt
cau tơ...
+ DT/CDT + ĐT/CĐT (hoạt động) + từ chỉ vị trí + hắn/ nó + ĐT/CĐT: con chim đa đa đậu nhánh đa,
hắn kêu thắt tha thắt thẻo...
+ DT/CDT + TT/CTT: con chim lẻ đôi; bướm dật dờ; cá không tươi...
Nhìn chung, trong hệ thống THTN của CDTTH, các kiểu kết cấu biểu trưng về cơ bản là thống nhất
tương đồng với nhau, theo mô hình DT/CDT + VT/NVT. Mô hình này được phân bố trong từng nhóm tín
hiệu một cách hợp lí, vừa đảm bảo tính chất tuyến tính trong kết hợp ngôn ngữ, vừa có giá trị liên tưởng cao.
2.5. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA CÁC THTN TRONG CDTTH
2.5.1. Cơ chế lựa chọn yếu tố biểu trưng của THTN trong CDTTH

\


10
- Các từ ngữ, hình ảnh được lựa chọn, sử dụng trong CBT của các THTN đều dựa trên sự tương
ứnggiữa chúng với nội dung CĐBT, phù hợp với môi trường tồn tại của đối tượng.

- Những hình ảnh biểu trưng đều có những đặc trưng cơ sở nào đó về tính chất dương - âm, động tĩnh...
2.5.2. Cơ chế kết hợp các yếu tố biểu trưng
- Sự kết hợp các yếu tố biểu trưng trong THTN đều dựa vào trường sự vật, trường khái niệm, sự khai
thác những nét nghĩa chứa sẵn trong TH đó và sự tương hợp giữa chúng với những TH khác.
- Các yếu tố biểu trưng được kết hợp với nhau theo các nhóm biểu tượng, với các đặc điểm, tính chất
của đối tượng và theo tính chất, màu sắc trang trọng hay bình dân (loan - phụng, trúc - mai... và én nhạn,lựu - đào...)
2.6. TIỂU KẾT
- Người viết đã thống kê được 1108 THTN (5341 lần xuất hiện) và phân loại chúng theo các tiêu chí
khác nhau về loại của đối tượng, về cấu trúc CBT và số lần xuất hiện các cấu trúc biểu trưng đa yếu tố.
- CBT của các THTN trong CDTTH có thể là một DT, CDT, cụm C- V, tổ hợp các cụm C- V hay một
câu ca dao, bài ca dao.
- Trong CBT của THTN, hình thức miêu tả - cụ thể hóa các đối tượng tự nhiên được thực hiện ở ngay
thành phần định ngữ của CDT mà tên gọi đối tượng đó làm thành tố chính và ở thành phần vị ngữ của kết
cấu C-V có CN là tên gọi của đối tượng tự nhiên.
- Trong các THTN, kết hợp đẳng cấu sóng đôi Dx - Dy được sử dụng nhiều qua sự kết hợp các "cặp
đôi" từ ngữ tương liên mang tính truyền thống, tính biểu trưng cao và qua sự song hành của các yếu tố trong
tổ hợp các cụm C-V được hàm chứa trong CBT của TH.
- Cách lựa chọn và kết hợp các yếu tố biểu trưng cho THTN đã mang lại GTTM cho ngôn ngữ
CDTTH.

\


11
Chương 3: Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG NGHỆ THUẬT
CỦA CÁC TÍN HIỆU TỰ NHIÊN TRONG CA DAO THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÍN HIỆU PHẢN ÁNH HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN VÀ
THỰC THỂ ĐỊA LÍ

3.1.1. YNBT nghệ thuật của nhóm THTN biểu đạt hiện tượng thiên nhiên

3.1.1.1. YNBT của từng loại tín hiệu
- TH biểu đạt mưa thường gợi một không gian lạnh, buồn hoặc sự khó khăn, thử thách.
- Gió +TT/CTT biểu trưng cho sự bình yên, đượm buồn; gió + ĐT/CĐT biểu trưng cho sự khó khăn,
trắc trở.
- Trời +TT/CTT biểu trưng cho không gian rộng lớn, tâm trạng thoải mái; trời + ĐT/CĐT biểu trưng
cho sự khó khăn, trắc trở, một hoàn cảnh không thuận lợi.
- Mây + TT/CTT biểu trưng cho không gian đẹp, tươi sáng, thanh bình; mây + ĐT/CĐT biểu trưng cho
một không gian mờ tối, gắn với tâm trạng buồn.
- Trăng + TT/CTT có thể biểu trưng cho sự tươi sáng, mát mẻ, thanh bình, viên mãn, lãng mạn hay
biểu trưng cho sự chênh vênh, hẫng hụt, thiếu sự cân bằng; trăng + ĐT/CĐT biểu trưng cho sự vận động
chậm chạp, thời gian muộn màng và tâm trạng âu sầu, lo lắng...
- Sao + TT/CTT biểu trưng cho một không gian đẹp, yên bình trong thời gian muộn; sao + ĐT/CĐT
biểu trưng cho không gian buồn hay sự thay đổi nhanh, thiếu ổn định, gắn với tâm trạng hẫng hụt.
- Sương và các biến thể miêu tả, kết hợp của nó như sương mờ tuyết lạnh; giọt sương sa; sương sa
lạnh lùng; sương nhuộm cành mai... đều biểu trưng cho không gian buồn, lạnh gắn với tâm trạng của con
người u hoài, cô đơn.
- Nước + TT/CTT có thể biểu trưng cho sự thanh sạch, mát lành hoặc biểu trưng cho sự bế tắc...; nước
+ ĐT/CĐT biểu trưng cho sự vận động nhanh hay chậm, diễn tả các tâm trạng vui hay buồn.
3.1.2.2. YNBT nghệ thuật của TH biểu đạt hiện tượng thiên nhiên
YNBTNT của các tín hiệu biểu đạt các hiện tượng thiên nhiên trong CDTTH thường được biểu hiện
theo hai chiều. Một chiều là sự đẹp đẽ, thuận lợi, tươi vui còn chiều kia là sự khó khăn, thách thức. Hiện
tượng này phản ánh một thực tế là tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà các tín hiệu có thể có một CBT được
dùng biểu hiện ý nghĩa cho nhiều CĐBT. Chính nó làm nên GTTM cho tín hiệu ngôn ngữ ca dao với sự phản
ánh đa chiều, đa phong cách, tạo được sự liên tưởng mạnh mẽ cho người đọc, người nghe.
3.1.2. Ý nghĩa biểu trưng nghệ thuật của nhóm TH biểu đạt thực thể địa lí
3.1.2.1. YNBT của từng loại tín hiệu
- Núi có thể biểu trưng cho sự hùng vĩ, đẹp đẽ hay sự tiềm ẩn những khó khăn, thách thức, trắc trở, sự
vận động tiêu cực và sự đổ vỡ...
- Biển + TT/CTT đều có ý nghĩa biểu trưng cho khoảng cách, sự rộng lớn, vô định, vô biên, sự xa xôi,
cách trở.


\


12
- Sông có thể biểu trưng cho cho sự kéo dài vô định gắn với tâm trạng buồn; cho những điều khó hiểu,
ẩn tàng trong suy nghĩ, tình cảm của con người; cho hoàn cảnh cô đơn, thiếu sự sống; cho trở lực của sự xa
cách và sự lụi tàn, hư hao...
- Bến có thể biểu trưng cho sự bình yên, thanh sạch và là nơi neo đậu của tâm hồn con người hay cho
cả cho sự chênh vênh, nguy hiểm. Ngoài ra, các biến thể từ vựng của bến như bợc, bờ đều có giá trị thể hiện
màu sắc địa phương.
- Các biến thể kết hợp giữa đất với các tính từ được tạo bằng phương thức láy, tăng cường mức độ đều
biểu trưng cho sự rộng lớn.
- Sơn - thủy có khi nó biểu trưng cho sự rộng lớn, bao la và xa xôi, cách trở nhưng cũng có khi biểu
trưng cho vẻ đẹp mát mẻ, thanh tao, hài hòa, cân xứng, gắn với cảm xúc tinh tế, sâu lắng của con người.
3.1.2.2. YNBT nghệ thuật của nhóm TH biểu đạt thực thể địa lí
- Các THTN liên quan đến các đối tượng địa hình dương (núi, non, rừng) một mặt biểu hiện sự hùng vĩ,
đẹp đẽ, rộng lớn, một mặt biểu hiện sự khó khăn, thách thức, trắc trở, hiểm nguy và hoàn cảnh khắc nghiệt,
sự vận động tiêu cực, sự đổ vỡ...
- Các THTN liên quan đến các đối tượng địa hình âm, gắn với nước (biển, sông) một mặt biểu hiện cho
sự rộng lớn, vô biên, vẻ đẹp khoáng đạt... còn mặt kia biểu hiện cho sự cho sự xa xôi, vô định, khó khăn,
thách thức, sự thay đổi bất thường hay biểu hiện sự cách trở trong tình duyên đôi lứa với một tâm trạng cô
đơn, xót xa, nuối tiếc...
- Các kết cấu sóng đôi với sự có mặt của các đối tượng theo trục ngang của không gian (biển - sông,
biển - khe, biển - hồ) có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa về tính chất dài rộng, bao la; các kết cấu sóng đôi với sự
có mặt của các đối tượng theo trục dọc của không gian (biển - trời, biển - non, biển - núi, biển - rùng) lại
nhấn mạnh ý nghĩa về độ cao, độ sâu, gợi sự nguy hiểm khó lường...
3.2. Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÍN HIỆU BIỂU ĐẠT THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
3.2.1. YNBT nghệ thuật của nhóm tín hiệu biểu đạt thực vật
3.2.1.1. YNBT của từng loại tín hiệu

- Cây/cơn/cội biểu trưng cho cuộc đời con người còn nhành, cành, ngành, rễ, rẹn/rẹng biểu trưng cho
những lĩnh vực của cuộc sống. Chúng biểu hiện màu sắc địa phương trong sự tương ứng cơn - cây, cội - gốc
(cây); ngành - nhành; rẹn/ rẹng - rễ ...
- Trong bộ "tứ quí", cặp đôi trúc - mai có số lần xuất hiện nhiều và biểu trưng cho sự cân đôi vừa lứa,
sự phù hợp về trình độ, cốt cách thanh cao của những chàng trai, cô gái có thành phần xuất thân quyền quí.
- Hoa/ba/bông và các tiểu loại của nó đều biểu trưng cho người con gái với những nội dung phản ánh,
phương diện thể hiện theo các lối so sánh ngầm khác nhau. Trong đó, đào biểu trưng cho hình ảnh người con
gái bình dân với vẻ đẹp dung dị, gần gủi; lan và huệ biểu trưng cho người con gái với vẻ đẹp mong manh,
yếu ớt. Một số loài hoa khác (hồng, sen, cẩn, mẫu đơn...) được dùng để biểu trưng cho người con gái trong
từng hoàn cảnh sống với những vẻ đẹp riêng và mang những tâm trạng khác nhau.

\


13
- Cau - trầu đa số được dùng với YNBT cho sự tiêu cực. Theo đó, cau biểu trưng cho sự tàn tạ về thể
xác, sự héo hắt về tâm hồn và sự hiếm hoi về cơ hội đến với tình yêu, hôn nhân còn trầu biểu trưng cho tình
duyên muộn màng và sự tan vỡ, chia lìa đôi lứa.
- Măng và tre thường gợi liên tưởng về nhau và về cùng những ý nghĩa khác liên quan đến chúng.
Theo đó, măng là biểu tượng của người con, tre là biểu tượng của cha mẹ. Tuy nhiên, TH măng non làm bạn
với tre khô lại có YNBT cho sự tình cô gái trẻ cặp kè cùng một người đàn ông lớn tuổi.
-Một số loài cây khác như đa, cam, khế, chuối, rau đều có YNBT cho thân phận nhỏ bé, nghèo khó
của những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội.
3.2.1.2. YNBT nghệ thuật của nhóm TH biểu đạt thực vật
- Những TH biểu đạt các loài cây thuộc bộ "tứ quí" có GTBT cao. GTTM của chúng được tạo nên nhờ
màu sắc trang trọng, qua các hình ảnh ẩn dụ, các từ ngữ biểu đạt tình cảm và sự giãi bày, trao gửi tình cảm
giữa những chàng trai, cô gái thuộc tầng lớp trên với nhau.
- Những TH biểu đạt các loài cây, loài hoa dân dã thường tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có GTBT
cho thân phận riêng của những chàng trai, cô gái thuộc tầng lớp bình dân, nghèo khổ. Các tín hiệu này tạo
được GTTM với cách sử dụng, kết hợp khéo léo các hình ảnh ẩn dụ, các từ ngữ chỉ tâm trạng buồn sầu, tính

chất khô héo.
Bên cạnh những biểu tượng cặp đôi mang tính truyền thống như cau - trầu, măng - tre đã tạo được sức
liên tưởng chung cho người đọc, người nghe thì những TH biểu đạt các loại thực vật khác đều có GTBT cho
thân phận bé nhỏ, nghèo hèn, khổ cực và cho sự tàn lụi, khô héo tâm hồn, sự xáo động, biến đổi âm thầm,
khắc khoải của cuộc đời...
3.2.2. YNBT nghệ thuật của các tín hiệu biểu đạt động vật
3.2.2.1. YNBT của từng loại tín hiệu
- Trong nhóm "tứ linh", long, qui, phụng được xuất hiện nhiều và mỗi con vật như vậy đều là một biểu
tượng và có YNBT riêng. Rồng biểu trưng cho sức mạnh, sự oai phong của người quân tử; Quy trong sự xuất
hiện cùng hạc biểu trưng cho sự gặp gỡ hay chia li giữa cô gái và chàng trai... Quan hệ cặp đôi loan - phụng
có YNBT cho quan hệ nam nữ giữa những chàng trai, cô gái chốn khuê các.
- Chim là hình ảnh biểu trưng cho cuộc đời, số phận người phụ nữ. Chim quyên có YNBT cho thân
phận người phụ nữ côi cút, lặng lẽ, âm thầm. Vạc biểu trưng cho kiếp người khổ cực, lam lũ, nghèo khó.
Cuốc/chuốc biểu trưng cho tâm trạng nặng trĩu nỗi buồn của những kiếp người nhỏ bé, khổ cực, lam lũ.
Những tín hiệu chim đa đa, chèo bẻo, chiền chiện, cà lơi, kẻ chài, sáo... đều biểu trưng cho tâm trạng u
hoài, sự bấp bênh, xáo trộn của con người trước sự biến đổi tiêu cực, sự trớ trêu của cuộc đời.
- Ong và bướm đều biểu trưng cho người đàn ông hoặc những phẩm chất, tính cách của họ. Do cùng
tính chất biểu hiện nên ong và bướm luôn kết hợp sóng đôi với nhau.
- Tằm biểu trưng cho hình ảnh, phẩm chất và cuộc đời những người bình dân.
- Cá luôn biểu trưng cho đặc điểm, tính chất, trạng thái tâm lí, số phận cuộc đời của người phụ nữ
truyền thống.

\


14
3.2.2.2. YNBT nghệ thuật của nhóm tín hiệu biểu đạt động vật
GTTM của các tín hiệu biểu đạt động vật được thể hiện qua YNBT của các đơn vị từ ngữ được cấu tạo
theo phương thức sóng đôi kết hợp với tạo phép đối. Trong đó:
- Cặp đôi loan - phụng biểu trưng cho tình yêu đôi lứa giữa những chàng trai, cô gái thuộc tầng lớp trên

của xã hội, được phản ánh với màu sắc trang trọng.
- Cặp đôi én - nhạn biểu trưng cho tình yêu đôi lứa nhưng với sự hài hòa trong tình cảm, sự phù hợp
thân phận, hoàn cảnh sống nghèo khó, đức tính chất phác của những người bình dân, được phản ánh với màu
sắc dân dã...
- Cặp đôi chim - cá có khi nó biểu trưng cho những sự tình có sự gắn kết, tương liên, với nhau nhưng
cũng có khi nó biểu trưng những điều ngược lại. YNBTNT của cặp đôi này là chúng được dùng làm CBT
cho "sự thiếu ổn định"
- Các hình ảnh ước lệ mang tính chất chuyên biệt như phụng, loan, trúc, mai đều mang màu sắc trang
trọng, nói về những người cao quí; các hình ảnh én, nhạn, mận, đào đều mang màu sắc trung tính, nói về
những người bình dân...
Các cặp kết hợp đều mang tính chuyên biệt, ổn định (phụng -loan, trúc - mai, én - nhạn, mận - đào)
đều là những THTM, có sức biểu đạt cao hơn mọi cách dùng từ khác khi cùng nói về các mối quan hệ cặp
đôi.
3.3. SỰ PHẢN ÁNH VĂN HÓA HUẾ QUA CÁC TÍN HIỆU TỰ NHIÊN TRONG CA DAO THỪA THIÊN HUẾ
3.3.1. Sự phản ánh văn hóa và ngôn ngữ Huế qua các THTN
3.3.1.1. Sự phản ánh văn hóa Huế
Các THTN trong CDTTH phản ánh phần nào những điều kiện tự nhiên và đời sống văn hóa của đất
Huế và sự sâu lắng, tình cảm sâu sắc, diết da của người Huế đối với quê hương.
3.3.1.2. Sự phản ánh ngôn ngữ Huế
- Sự tương ứng các danh từ: ba - hoa, bợc - bến, rẹng - rễ, trùn - giun, chồng - giôông...
- Sự tương ứng các động từ: ngứt - ngắt, đằn - đè, chộ - thấy, chợn - giỡn, bắc - trông/nhìn/quay...
- Sự tương ứng các tính từ: chích/chếch - gãy, khốn - khó, xang - xan, mợc - mừng/tham, lọi - gãy, xàu
- héo, lạt - nhạt, đẹ - dẹt ...
- Sự tương ứng các đại từ: chừ - bây giờ, qua - tôi, bậu - em, o - cô ...
- Sử dụng các câu chữ, hình ảnh đậm màu sắc địa phương: đồng không mông quạnh, răng ngó như
tuồng, rong rêu lộn lạo, đi ở tớ, động mồ chi anh, bơ ngơ báo, du hồ âm diện...
3.3.2. Sự phản ánh tính cách và văn hóa ứng xử của con người xứ Huế
- Biểu hiện sự nhạy cảm, tinh tế, trọng âm, biết cân bằng âm - dương được thể hiện qua các hình ảnh
biểu trưng có tính chất điển hình như núi - sông, núi Ngự - sông Hương, trời - biển, rồng - mây, rồng - trăng,
loan - phụng, én - nhạn, hạc - rùa, trúc - mai, đào - lựu...

- Văn hóa Huế là sự tổng hòa của màu sắc trang trọng, bác học và màu sắc bình dân. Bên cạnh những
cặp biểu tượng mang màu sắc trang trọng như rồng - mây, rồng - trăng, loan - phụng, hạc - rùa, trúc - mai...

\


15
thì các cặp biểu tượng như lan - huệ, lựu - đào, sen - hồ, chèo bẻo - măng vòi, đam đồng - rau má/ rau mưng,
măng non - tre khô... lại gợi cái nhỏ bé, dân dã, dung dị, gần gũi với cuộc sống những người bình dân.
- Vốn tính trầm mặc, kín đáo, người Huế trọng "âm" trong cách lựa chọn hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng.
Các biểu tượng núi non, rừng rú được sử dụng ít hơn so với các tín hiệu liên quan đến sông, biển...
- Chịu ảnh hưởng của tính cách thiên về nội tâm của người Huế nên CDTTH ít biểu hiện tiếng reo vui,
sự hoan hỉ mà nặng về sự giải bày tình cảm, biểu trưng cho tâm trạng buồn thương, u hoài, luyến nhớ. Đa số
các THTN đều biểu trưng cho sự xa cách, chia li của những đôi lứa và cảnh đời sầu đau, thân phận héo hắt
của những người phụ nữ yếu ớt, mong manh nhưng yêu mãnh liệt, không dám tỏ bày...
Yếu tố thời gian trong các tín hiệu thời gian tự nhiên được liệt kê đều là thời gian của sự ước lệ và là
thời gian tâm tưởng, biểu trưng cho sự muộn màng, tàn lụi của cuộc đời, tuổi tác, tình yêu của con người.
3.4. TIỂU KẾT
1. Các tín hiệu mà CBT có chứa những tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm mang tính chất trừu tượng
như nước non, non nước, suối vàng... đã hàm chứa ý nghĩa hàm ẩn và tự nó đã có YNBT. Vì vậy, chúng tôi
không phân tích kĩ YNBTNT của chúng.
2. YNBT của các THTN biểu đạt hiện tượng thiên nhiên và thực thể địa lí một mặt biểu trưng cho cái
đẹp, sự yên bình, thanh thản, lãng mạn, nên thơ và tâm trạng vui tươi của con người trong không gian khoáng
đạt, rộng lớn...; mặt khác, biểu trưng cho sự trắc trở, khó khăn, thách thức, sự thay đổi bất thường, tâm trạng
u hoài, cuộc đời con người bế tắc.
3. Các THTN biểu đạt thực vật và động vật luôn được hiểu và phải được hiểu qua ý nghĩa hàm ẩn nên
có tính biểu trưng cao nhất và linh hoạt nhất. Trong đó, những THTN chứa các cặp biểu tượng trúc - mai,
loan - phụng, hạc - rùa có YNBT với mang màu sắc trang trọng còn những THTN chứa các cặp biểu tượng
lan - huệ, lựu - đào, én - nhạn có YNBT với màu sắc bình dân.
4. Trong ca dao Thừa Thiên Huế chim và cá chủ yếu được dùng để ẩn dụ cho thân phận người phụ nữ

hiền lành, yếu ớt, thụ động, phụ thuộc... Trong lúc đó, người đàn ông được ẩn dụ bằng các hình ảnh tương
liên với sự mạnh mẽ, chủ động, điều khiển và luôn biết làm chủ tình huống, làm chủ tình yêu.

\


16
KẾT LUẬN

1. Luận văn đã khái quát được những vấn đề lí thuyết quan trọng, có liên quan và đã trình bày ngắn gọn
những vấn đề về địa bàn. Đồng thời, thống kê và phân loại những THTN thu thập được theo các tiêu chí cần
thiết để làm cơ sở cho sự nghiên cứu các các nội dung chính về hình thức biểu trưng, YNBT nghệ thuật của
các THTN trong CDTTH.
2. Các THTH có các hình thức cấu tạo CBT rất phong phú, đa dạng với các đơn vị cấu tạo có thể là
một danh từ, cụm danh từ, cụm C- V độc lập, tổ hợp các cụm C - V hoặc là một câu ca dao, bài ca dao.
Trong CBT của THTN, hình thức miêu tả - cụ thể hóa các đối tượng được thực hiện trực tiếp trong
thành phần định ngữ của CDT và ở thành phần vị ngữ của kết cấu C - V, góp phần mang lại YNBT cho các
loại THTN.
3. Những đẳng cấu sóng ba, sóng đôi thể hiện qua sự kết hợp các cặp từ ngữ có tính chất tương liên và
sự song hành các yếu tố trong tổ hợp các cụm C - V được hàm chứa trong CBT của tín hiệu là kết cấu điển
hình nhất, được dùng để tạo tính biểu trưng, GTTM cho các THTN.
4. YNBT của các THTN có hai mặt trái ngược nhau. Nó có thể biểu trưng cho sự hùng vĩ, to lớn, vĩnh
cửu hoặc cái đẹp, sự yên bình, thanh thản, lãng mạn và tâm trạng vui tươi của con người nhưng cũng có thể
biểu trưng cho sự trắc trở, khó khăn, thách thức, sự thay đổi bất thường, gắn với tâm trạng u hoài, bế tắc.
5. Các yếu tố được sử dụng trong CBT của các THTN là những hình ảnh biểu trưng có sự hài hòa tính
chất dương - âm, động - tĩnh. Chúng được lựa chọn trên cơ sở sự tương ứng giữa các từ ngữ, hình ảnh với
CĐBT và phù hợp với đối tượng.
Sự kết hợp của các yếu tố điển hình đã tạo nên GTBH và GTTM cho các THTN. Những tín hiệu dùng
biểu trưng cho quan hệ tình yêu, hôn nhân thường có tính ước lệ và chuyên biệt hóa cao với màu sắc trang
trọng hay màu sắc bình dân.

6. Theo từng chủ đề trong ca dao mà các loại THTN có số lượng và số lần xuất hiện khác nhau, phù
hợp với tính chất biểu trưng của chúng. Trong đó, những yếu tố biểu tượng truyền thống được dùng để biểu
trưng cho các nội dung khác nhau.
7. Với nguyên tắc dựa vào trường sự vật, trường khái niệm và những nét nghĩa chứa sẵn trong tín hiệu
cũng như sự tương hợp giữa chúng với những tín hiệu khác, cách lựa chọn, kết hợp các từ ngữ, yếu tố biểu
trưng đã tạo ra YNBT và GTBT cho các tín hiệu biểu đạt đối tượng. Các GTBT này cùng với GTBH và
GTBC của các tín hiệu, trong từng ngữ cảnh đã tạo nên tính thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật cho ngôn ngữ ca dao.
8. Nếu trong ca dao Việt Nam, sự kết hợp sóng đôi của chim - cá luôn được dùng để biểu trưng cho cặp
đôi nam nữ thì trong CDTTH, cả hai hình ảnh này đều chủ yếu được dùng để ẩn dụ cho thân phận người phụ
nữ hiền lành, yếu ớt, thụ động.
Ngoài ra, điều làm nên sự khác biệt cho ca dao vùng đất này là tâm lí hướng nội, trọng âm, trọng tình,
coi trọng sự hài hòa, bình yên nên cách lựa chọn hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng thường thiên về sông suối, biển
hồ, mây nước và những hình ảnh có tính chất mềm mại, yếu ớt, ở trạng thái tĩnh... Và, YNBT nghệ thuật của
các THTN cũng do vậy mà nặng về sự thể hiện tâm trạng thắc thỏm, chênh vênh, sự giải bày tình cảm yêu
thương gắn với tâm trạng u buồn, nhớ nhung đến héo hắt, sầu não./.

\


17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội, HN.
2. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, HN.
3. Đỗ Hữu Châu (1990), Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học, Ngôn ngữ,
số 2.
4. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb KHXH, HN.
5. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb GD, HN.
6. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb GD, HN.
7. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2001), Biểu tượng đôi giày trong văn hóa và ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Ngôn

ngữ, số 5.
8. Phan Ngọc (2000), Thử xét văn hóa - văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb TN, HN.
9. Triều Nguyên chủ biên (2005), Ca dao Thừa Thiên Huế, Nxb Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế.
10. Trương Thị Nhàn (1991), Giá trị biểu trưng của các vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt
Nam. Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3/1991, trang 46- 52.
11. Trương Thị Nhàn (1992), Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật ca dao qua một tín hiệu thẩm mĩ. Tạp chí
Văn hóa dân gian, số 2/1992, trang 18- 21.
12. Trương Thị Nhàn (1995), Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ - không gian trong ca dao,
Luận án Phó tiến sĩ, trường ĐHSP Hà Nội
13. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam, Nxb KHXH, HN
14. Hoàng Phê chủ biên (2002). Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 2002
15. Trần Đình Sử (1991), Ngôn ngữ nghệ thuật, mã và phê bình văn học hôm nay, Thông báo khoa học,
ĐHSP Hà Nội, số 6
16. Đào Thản (1988), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb KHXH, HN.
17. Đoàn Thiện Thuật (1999), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội, HN.
18. Hoàng Trinh (1992), Từ kí hiệu học đến thi pháp học, Nxb KHXH, HN.
19. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người
Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), Nxb ĐHQG Hà Nội, HN
20. Trần Quốc Vượng chủ biên (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN.

\



×