Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã quan bản huyện lộc bình tỉnh lạng sơn giai đoạn 2012 đến hết tháng 6 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.48 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ^
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

rr-1 /\ -*Ầ

.A•

Tên đê tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA XÃ QUAN BẢN, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2012 ĐÉN HÉT THÁNG 6/ 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy : Quản

Chuyên ngành

lýđấtđai : Quản lý tài

Khoa Khóa học

nguyên : 2011-2015


rr-1 /\ -*Ầ

.A•


Tên đê tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA XÃ QUAN BẢN, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2012 ĐÉN HÉT THÁNG 6/ 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo Chuyên

Chính quy Quản

ngành Lớp Khoa Khóa

lýđấtđai K43 - QLĐĐ

học

(N01) Quản lý tài

Giáo viên hướng dẫn

nguyên 2011-2015 TS.
Phan Đình Binh


1

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được sự nhiệt tình giảng dạy của các

thầy, cô giáo, của các anh chị trước cùng sự giúp đỡ động viên của gia đình bạn bè, bản thân tôi đã đạt được một số kết quả
nhất định.
Trước khi tốt nghiệp ra trường, tôi trân trọng gửi tới lời cảm ơn tới các thầy,cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên.
Cùng toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Phan Đình Binh là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡtôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu khoa học.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ, nhân viên UBND xã Quan Bản đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất và tận tình cộng tác giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Để góp phần thực hiện thành công khóa luận tôi đã nhận được sự động viên, khích lệ của Gia đình và bạn bè.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2015.
Sinh viên

Hoàng Thị Hiếu


4

DANH MỤC CÁC BẢNG


5 HÌNH
DANH MỤC CÁC
Hình 4.1: Nhận xét của người dân về công tác quản lý và sử dụngđất................................61
Hình 4.2: Đánh giá về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai ... 62 Hình 4.3: Đánh giá sựhiểu biết của người
dân về đất đai........................................................................................................................63
CN-TTCN

: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.


CNH-HĐH

: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.

CMĐSDĐ
GCNQSDĐ

:Chuyển mục đích sử dụng đất

HĐND

3.3.1.

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. : Hội

TN&MT

đồng nhân dân.
: Tài nguyên và Môi trường.

TW

: Trung ương.

UBND

: Uỷ ban nhân dân.

VPĐKQSDĐ


: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Thăm dò ý kiến người dân về công tác quản lý nhà nước về đất đai


6

3.3.2.

Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả


7


8

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của

mỗi quốc gia, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Trong quá trình vận
động, đất đai trở thành tư liệu sản xuất đặc biệt của xã hội và không thể thay thế bởi bất kỳ
một loại tư liệu sản xuất nào khác.
Đã có nhiều quy định của nhà nước khẳng định và nhấn mạnh rằng: đất đai thuộc sở
hữu toàn dân. Cụ thể ở hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: quyền tư hữu tài sản của công dân

Việt Nam được bảo đảm. Tại hiến pháp năm 1959 và hiến pháp năm 1980, Nhà nước được
coi là nhà quản lý lớn nhất khi Luật Đất đai năm 2003 tiếp tục khẳng định tư tưởng đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện làm chủ sở hữu.
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, chúng ta đã hoàn thiện hệ thống
chính sách pháp luật đất đai, hệ thống chính sách pháp luật đất đai, hệ thống quản lý hành
chính nhà nước về đất đai cũng được xây dựng hoàn thiện hơn. Trong hiến pháp nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất, thống nhất quản lý đát đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo
sử dụng đất, thống nhất quản lý đất đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất
đúng mục đích, có hiệu quả”. Trong điều 8 chương II luật đất đai 2003 cũng nêu rõ: “Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, hệ thống tổ chức đất đai được thành
lập từ TW đến cơ sở gắn liền với quản lý tài nguyên và môi trường”.
Chính sách đất đai là một phần trong chính sách chung của nhà nước đang thực hiện,
bao trùm các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất đai, quyền phân phối và chuyển dịch, giá
cả và các vấn đề liên quan đến đất đai. Hiện nay, cùng với sự giúp đỡ của máy móc hiện đại,
kỹ thuật tiên tiến đồng thời có sự giúp sức của các quốc gia trên thế giới, hệ thống chính sách
pháp luật đất đai của nước ta ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn. Tuy nhiên trước sự phát
triển ngày càng cao của nền kinh tế xã hội các quan hệ đất đai ngày càng phát sinh nhiều hơn


9

và phức tạp hơn.
UBND xã Quan Bản, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, trong quá trình chuyển đổi cơ
chế và thực hiện luật đất đai của Nhà nước, hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai là vấn đề
hết sức quan trọng đang được sự quan tâm của Đảng uỷ, UBND xã và các ban, ngành có liên
quan. Qua 13 năm thực hiện Luật Đất đai 2003, hoạt động về quản lý đất đai đã đạt được một
số kết quả đáng kể như việc ban hành các văn bản đã tạo nên một hệ thống pháp luật đồng bộ,
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Thế nhưng việc
quản lý đất đai còn nhiều hạn chế, tồn tại cần giải quyết như viêc cấp GCNQSD đất có thời

gian bị gián đoạn khi thực hiện cấp theo mẫu mới, các hiện tượng: sử dụng đất trái pháp luật,
lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép vẫn xảy ra phổ biến đặc biệt là hiện tượng
tranh chấp đất đai ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Hơn nữa, quá trình đô thị hoá nhanh,
không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho
công tác quản lý đất đai của cấp thẩm quyền. Như vậy, một thực tế đặt ra là làm thế nào để
thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Quan Bản hợp lý và theo pháp
luật là việc làm cần thiết.
Đáp ứng yêu cầu cần thiết này, được sự phân công của khoa Quản Lý Tài NguyênTrường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã đi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Quan Bản, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2012 đến hết tháng 6/2014”.

1.2.
1.2.1.
-

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Mục tiêu của đề tài

Đánh giá tình hình quản lý đấtđai trên địa bàn xã Quan Bản. huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
theo 13 nội dung quản lý đất đai giai đoạn 2012 đến hết tháng 6/ 2014.

-

Đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã ngày
càng chặt chẽ, hiệu quả hơi trong thời gian tới.

1.2.2.
-

Yêu cầu


Nắm vững luật đất đai, các nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo 13 nội dung.


1

-

Số liệu điều tra phải trung thực, chính xác.

-

Giải pháp đề xuất phải có tính khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của xã.

1.3.

Ý nghĩa của đề tài
-Ý nghĩa trong khoa học: Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với

công tác quản lý nhà nước về đất đai ngoài thực tế.
-Ý nghĩa trong thực tiễn: Đề tài đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của
xã Quan Bản. Từ đó, đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về
đất đai của xã được tốt hơn.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.


Cơ sở khoa học của công tác quản lý nhà nước về đất đai 2.1.1 Cơ sở

lý luận của công tác quản lý nhà nước về đất đai
* Sơ lược về lịch sử ngành địa chính và quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ.
Danh từ địa chính xuất hiện khi xã hội loài người hình thành và phát triển các quốc
gia, khi mà ỗất ỗai trở thành nguồn lực to lớn của Nhà nýớc. Để phát huy tối ỗa tiềm nãng,
nguồn lực của ỗất ỗai phục vụ cho sự nghiệp phát triển của ỗất nýớc thì đòi hỏi nghành địa
chính có những quy định cụ thể về chế độ quản lý và sử dụng đất phù hợp với mỗi giai đoạn
lịch sử.
Thời kỳ nô lệ.

-

Trong thời kỳ đầu lập nước: Thời kỳ này quan hệ đất đai có nhiều hình thức sở hữu khác
nhau, nhưng quyền sở hữu tối cao thuộc về nhà Vua và các quan lại, một phần thuộc về công
xã nông thôn.

-

Trong thời kỳ Bắc thuộc: Hình thức sở hữu của công xã nông thôn vẫn còn tồn tại và phát
triển vững chắc, hình thức này đựơc duy trì một nghìn năm Bắc thuộc. Mặc dù dưới chế độ
đô hộ của chế độ phong kiến phương Bắc, hình thức này không còn được nguyên vẹn như
trước.
Công tác địa chính đã được thực hiện từ khi các bộ lạc chấm dứt tình trạng du mục
để sống quây quần thành xã hội, con người bấy giờ tuy chất phát nhưng tạo một cuộc sống
riêng tư, trong đó đất đai là sản phẩm chính của cá nhân nhưng tập thể sơ khai muốn thoả
mãn nhu cầu của mình phải nghĩ đến một phần tạo ra lợi tức trên sản phẩm ấy. Thuế điền thổ
phát sinh từ đố, muốn tính thuế công bằng phải biết diện tích, tính chất và lợi tức của tiền
sản. Do đó xuất hiện công tác địa chính.
Thời kỳ phong kiến.

Thời kỳ nhà Lý, Trần nhà vua chấp nhận 3 hình thức sở hữu đất đai: sở hữu Nhà


vua, sở hữu tập thể và sở hữu nhân dân.
Thời kỳ nhà Lê chính quyền trung ương đặt ra biện pháp nhằm can thiệp vào quyền
sở hữu ruộng đất làng xã, tiến hành kiểm kê đất đai, lập sổ địa bạ. Dưới đời nhà Hồ với chính
sách “Hạn danh điền”, Nhà nước chính thức tuyên bố hàng loạt đạo dụ theo luật “Quân điền”
thời Hồng Đức ban hành năm 1481: “Đất đai là tài sản của Nhà nước”. Nhà Lê suy yếu,
ruộng đất tư phát triển lấn át ruộng đất công, sở hữu tư nhân ban đầu chiếm ưu thế, sở hữu
Nhà nứơc, sở hữu làng xã dần dần tan rã.
Thời kỳ nhà Nguyễn “Thời kỳ nhà Nguyễn Tây Sơn” (1789-1802) sau khi lên ngôi,
hồi dân phiêu tán.
Thời kỳ nhà Nguyễn (1802-1884): Thời kỳ này Nhà Nguyễn (1806) do hoàn cảnh
công tác đo đạc lập sổ địa bạ còn dở dang từ hồi Lê cho 18.000 xã từ Mục Nam Quan tới Mũi
Cà Mau, Nguyễn Ánh cho ba hành Luật Gia Long, có 14 điều nói về luật đất đai. Trong đố
xác định quyền sở hữu tối thượng của Nhà vua đối với ruộng đất công quản, đất tư quản.Ra
chính sách “Ai khai khẩn đất hoang thì được quyền sở hữu và sử dụng thành ruộng tư” nên
diện tích lãnh thổ thời kỳ này lớn hơn so với các thời kỳ trước. Thuế đất được xác định cụ
thể, được thu triệt để cho ngân sách quốc gia.
Thời kỳ Gia Long (1806), Nhà nước phong kiến tiến hành đo đạc lập địa bạ cho
từng xã với nội dung ghi rõ công tư, điền thổ, diện tích, sở hữu cận đinh hay sử địa bạ lập
thành 3 bản: bản Giáp nộp tại bộ Hộ, bản Binh nộp tại Đinh bộ Chánh và bản Đinh để tại xã.
Ngoài ra còn quy định đại tu và tiểu tu địa năm năm một lần.
Đến thời kỳ Minh Mạng (1830) đưa ra chế độ hạn điền lần hai trên cơ sở vận động
“Khuyến hiến điền”, địa bộ được lập thành 3 bản: bản Giáp nộp tại bộ Hộ, bản Ât nộp tại bộ
Chánh, bản Binh lưu tại xã.
Thời kỳ Pháp thuộc (1883-1845).
Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, đất nước chia làm 3 thời kỳ: Bác Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ, ở mỗi kỳ thực hiện một chế độ cai trị khác nhau.


-

Ở Bắc kỳ: áp dụng chế độ quân thủ địa chính. Năm 1906 sở địa chính chính thức ra đời sau


khi phân định ranh giới các Tổng, Huyện. Năm 1912, sở địa chính đo đạc các tỉnh Bắc Ninh,
Bắc giang, Phúc Yên, Thái Bình. Năm 1920 công tác đo đạc để tính thuế cơ bản xong các
thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng được coi là nhương của Pháp áp dụng chế độ điền
thổ theo sác lệnh ngày 02/02/1925. Còn các tỉnh lập ty địa chính.

-

Ở Nam Kỳ: áp dụng chế độ địa tô. Năm 1867, người Pháp đã lập sở địa chính Sài Gòn. Năm
1871-1898, ở Sài Gòn lập nên tam giác để đo đạc giải thửa.

-

Đến năm 1930, ở các tỉnh phía Tây và phía Nam của Nam kỳ đac lập được bản đồ giải thửa
tỷ lệ 1/4000; 1/1000; 1/500. Trong công tác quản lý từ 1911 đã có điều lệ bắt buộc tất cả các
văn tự và án văn điền địa phải chuyển đến Viên quân thủ địa bộ lưu giữ, tỉnh trưởng thực
hiện việc quản thủ địa bộ cho nhân dân bản xứ trong tỉnh.
Thời kỳ Mỹ-Nguỵ (1954-1975)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hội nghị Giơnevơ, đất nước ta bị chia cắt làm hai
miền: Miền Bắc và Miền Nam. Thời kỳ đầu các tỉnh phía Nam tồn tại 3 chế độ điền thổ:

-

Chế độ theo sắc lệnh ngày 21/07/1925 áp dụng ở một số xã.

-


Chế độ quản thổ địa bộ áp dụng ở nơi chưa thuộc sắc lệnh năm 1925.

-

Chế độ quản thổ địa bộ áp dụng cho một số địa phương ở Trung Kỳ.
Công tác kiến điền thời kỳ này nhằm lập sổ địa bộ, sổ điền chủ, sổ mục lục điền
chủ. Từ năm 1954-1955: Lập các Nha địa chính tại các phần. Năm 1956-1959 lập Nha tổng
Giám đốc địa chính để thi hành các chính sách về điền địa và nông nghiệp. Năm 1960-1975
thiết lập Nha điền địa nhằm nghiên cứu tổ chức và điều hành công tác tam giác đạc, lập bản
đồ quản thủ tài liệu, lập sổ địa bạ.
Thời kỳ Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cách mạng tháng 8-1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời,
ngành Địa chính từ trung ương đến địa phương được duy trì và củng cố để thực hiện tốt công
tác quản lý ruộng đất.
Ngay sau Cách mạng tháng 8 thành công, nhân dân ta đã trải qua một thời kỳ phức
tạp, nền kinh tế bị sa sút, lạc hậu. Đặc biệt nạn đói năm 1945, để khắc phục tình trạng đó.


Đảng và Chính phủ đã có chủ trương “Khẩn cấp chấn hưng Nông Nghiệp ”.
Để cứu đói cho nhân dân các chính sách đất đai lúc này đều nhằm chấn hưng Nông
nghiệp. Hàng loạt các Thông tư. Chỉ thị, Nghị định của Chính phủ được ban hành nhằm tăng
cường hiệu quả sử dụng đất Nông nghiệp.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Chính phủ đã có nhiều chính sách sử dụng đất
khai hoang, đất vắng chủ, đất tịch thu từ bọn việt gian phản động. từ năm 1950, người cày
được giảm tô khi canh tác trên đất vắng chủ.
Ngày 14/2/1953 Quốc hội thông qua luật cải cách ruộng đất. đánh đổ hoàn toàn chế
độ Phong kiến thực dân, triệt để thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”
Ngày 19/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh ban hành Luật cải cách ruộng đất
với mục đích:” Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc khác ở

Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến. chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, đem lại
ruộng đất cho nhân dân”.
Năm 1959-1960 hợp tác hoá ruộng đất cơ bản hoàn thành, lúc này tồn tại 3 hình
thức sở hữu đất đai: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.
Ngày 14/12/1959 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 404 TTg cho phép thành
lập cục đo đạc và bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng để chắc địa hình và tài nguyên đất.
Ngày 09/12/1960 Chính Phủ ban hành nghị định 70/CP về nhiệm vụ về tổ chức
ngành quản lý ruộng đất, quyết định chuyển ngành địa chính từ Bộ tài chính sang Bộ nông
nghiệp phụ trách và đổi tên thành quản lý ruộng đất.
Trong quá trình hoàn thiện quản lý ruộng đất, nhiều địa phương còn buông lỏng
nên đã phát sinh việc bỏ hoang hoá, lấn chiếm ruộng đất của hợp tác xã, cấp và cho đất trái
pháp luật.
Căn cứ vào Nghị quyết số 548/NQ-QH ngày 24/05/1979 của uỷ ban Thành uỷ
Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 440/CP ngày 09/11/1979 về thành lập hệ thống
ruộng đất trứơc thuộc Hội Đồng Bộ trưởng và uỷ ban nhân dân các cấp.
Giai đoạn 1980-1991: Hiến pháp 1980 ra đời khẳng định:”Đất đai thuộc sở hữu


toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Trong thời gian này tuy chưa có Luật đất đai
nhưng hàng loạt hệ thông văn bản mang tính pháp luật của Nhà nước về đất đai ra đời :
+ Quyết định 201/CP ra ngày 01/07/1980 của Hội đồng Chính Phủ về viẹc thống
nhất quản lý ruộng đất.
+ Chỉ thị 299/TTg ra ngày 10/11/1980 về công tác đo đạc bản đồ giải thửa, phân
hạng và đăng ký ruộng đất nhằm nắm chắc quỹ đất trong cả nước để lập hồ sơ địa chính.
+ Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/4/1981 của Ban bí thư trung ương Đảng về việc
khoán sản phẩm đến nhóm người lao động và người lao động trong nhóm hợp tác xã nông
nghiệp.
Ngày 08/01/1988 Quốc hội thông qua luật đất đai 1988 ra đời đã là một dấu mốc
lịch sử đầu tiên thể hiện sự quản lý Nhà nước đối với đất đai, tiếp theo đó là Nghị quyết 10
của Bộ chính trị 05/04/1988, đây là sự biến đổi lớn lao trong quan niệm về quản lý đất đai.

Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai 1993 ra đời lại khẳng định:”Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân” do Nhà nứơc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo Pháp
luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả, Nhà nước giao đất cho các tổ chức
cá nhân sử dụng ổn định lâu dài...
Năm 1993, Luật đất đai được Quốc hội thông qua, điểm nổi bật của luật đất đai
năm 1993 là cho phép người sử dụng đất có 5 quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
thế chấp, thừa kế, ngoài ra Nhà nước còn ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành
luật đất đai. Đây là cơ sở pháp lý giúp người dân thực sự yên tâm đầu tư phát triển trên đất
được giao. Điều 13 luật đất đai 1993 còn nêu ra 7 nội dung quản lý Nhà nứơc về đất. Tiếp
theo luật đất đai 1993 và luật đất đai sửa đổi bổ sung một số điều luật đất đai 1998 và 2001
để hoàn thiện chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất.
Ngày 22/02/1994: Chính phủ ban hành Nghị định 12/CP thành lập Tổng cục Địa
chính trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng Cục quản lý ruộng đất và Cục đo đạc bản đồ.
Ngày 23/04.1994 Chính Phủ ban hành Nghị định 34/CP quy định chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục Địa chính.


Trước những yêu cầu đổi mới đất nước, ngày 01/12/1988 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội
khoá X đã thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống những chính
sách, văn bản pháp Luật quy định chế độ quản lý và sử dụng đất đai để tạo hành lang pháp lý
trong phạm vi quản lý và sử dụng đất đai để tạo hành lang pháp lý trong phạm vi quản lý và
sử dụng đất trên cả nước. Từng bước đáp ứng sự ngiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước, hệ thống pháp luật đất đai của nước ta đã qua hai lần sửa đổi và bổ sung, đến ngày
26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI Luật đất đai 2003 đã ra đời quy định về quản
lý và sử dụng đất đai.
Ngày 22/02/1994: Chính phủ ban hành Nghị định 12/CP thành lập Tổng cục Địa
chính trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục quản lý ruộng đất và Cục đo đạc bản đồ.
Ngày 23/04/1994: Chính phủ ban hành Nghị định 34/CP quy định chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục Địa chính.

Ngày 23/04/1994 Chính Phủ ban hành Nghị định 34/CP quy định chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục Địa chính.
Trước nhưng yêu cầu đổi mới đất nước, ngày 01/12/1988 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội
khoá X đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai.
Để tiếp tục hoàn thiện thêm những quy định của Luật đât đai, ngày 26/01/2001 tại
kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X đã thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất
đai 1993.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống những
chính sách, văn bản pháp Luật quy định chế độ quản lý và sử dụng đất đai để tạo hành lang
pháp lý trong phạm vi quản lý và sử dụng trên cả nước. Từng bước đáp ứng sự nghiệp công
nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, hệ thống pháp luật đất đai của nước ta đã qua hai lần sửa
đổi bổ sung, đến ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI Luật đất đai 2003 đã ra
đời quy định về quản lý và sử dụng đất đai.
Những sửa đổi và bổ sung Luật đất đai đã đặt nền tảng ban đầu cho hành lang pháp


lý về sử dụng nguồn lực đất đai trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo định hướng
xây dựng một đất nước công nghiệp.
Nhìn chung qua các thời kỳ, công tác quản lý sử dụng đất được Nhà nước coi trọng,
mặc dù tồn tại dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau, song vẫn là cơ quan chuyên môn
giúp Nhà nước và sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật.
* Khái niệm về đất đai
“Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh
tháingay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt
nước (hồ, sông, suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng
sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người. những
kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (sau nền, hồ chứa nước hay hệ thống
tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa..)”. (Vũ Thị Quý, 2007) [6].
*Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất

+ Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối với đất
nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến đất làm tăng độ phì của đất.
+ Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng như: địa
hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa.. .Do đó chúng ta phải xem xét điều kiện tự nhiên của
mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất phù hợp.
+ Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính sách đất đai,
cơ cấu kinh tế.... Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối với việc sử dụng đất bởi vì
phương hướng sử dụng đất thường được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế
trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của
thị trường.
+ Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc sử dụng đất
mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi trong quá trình sử dụng
đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi hoạt động sản xuất mà tài nguyên đất


thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong
quá trình sử dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất
bền vững. (Vũ Thị Quý, 2007) [6].
*Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hoá nó
và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó
là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã
hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa,do các cơ quan
trong hệ thống quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Ủy ban nhân dân các
cấp ở địa phương tiến hành.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các

hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy
hoạch. kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi
từ đất đai. ( Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [7].
*Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Theo luật đất đai 2003 công tác quản lý nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung cụ thể
sau:
+ Ban hành vàtổ chức thực hiện các văn bảnquy phạm pháp luật về quản lý đất đai.
+ Xác địa giới hành chính. lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành
chính.
+ Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
+ Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
+ Quản lý tài chính về đất đai.
+ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
+ Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
+ Thanh tra,kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi
phạm pháp luật về đất đai.
+ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản
lý và sử dụng đất đai.
+ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

2.1.2.

Cơ sở pháp lý của công tác quản lý và sử dụng đất đai

Đảng và nhà nước ta đã ban hành, xây dựng một hệ thống chính sách, văn bản pháp

luật quy định về chế độ quản lý và sử dụng đất đai, tạo hành lang pháp lý trong quản lý và sử
dụng trên phạm vi cả nước, đó là cơ sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý và sử
dụng đất đai.
Quyền sở hữu đất đai được Nhà nước khẳng định qua các Hiến pháp từ năm 1980 đến
năm 1992 và luật đất đai năm 1988 đến năm 1993 như sau: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
do Nhà nước thống nhất quản lý”. Nhằm thực hiện tốt mục tiêu (Toàn bộ đất đai trong phạm
vi cả nước đếu do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung, đảm bảo
đất đai sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích và phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa).
Cơ sở khoa học của công tác quản lý sử dụng đất được thể hiện cụ thể thông qua các văn bản
pháp luật do Nhà nước ban hành.
Năm 1988 luât đất đai của nước ta đưa đất đai vào sử dụng một cách nề nếp. Sau 5
năm thực hiện nhận thấy Luật đất đai 1988 đầu tiên ra đời đánh dấu bước phát triển trong


công tác quản lý đất đai và là tiền đề và căn cứ vào điều 17, điều 18 và điều 84 Hiến pháp
1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Đất đai 1993 ra đời, năm 2000
Luật sửa đổi bổ xung được ban hành, đến năm 2001 luật Đất đai lại được tiếp tục sửa đổi.
Để cụ thể hoá Luật Đất Đai 1993 và luật sửa đổi bổ sung năm 2000, 2001. Nhà nước ta
đã ban hành nhiều Nghị định, thông tư, Chỉ thị....nhằm hướng dẫn thực hiện nội dung quản lý
nhà nước về đất đai.
+ Nghị định số 64/NĐ-Cp ngày 25/10/1993 và Nghị định số 85/NĐ-CP ngày
28/10/1999 quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài
vào sản xuất nông nghiệp.
+ Nghị định 73/NĐ-Cp ngày 25/10/1993 quy định về phân hạng đất, tính thuế sử dụng
đất nông nghiệp.
+ Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 01/10/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 17/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, góp
vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

+ Nghị định 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Nghị định 12/2002/NĐ-CP ngày 22/12/2002 về hoạt động đo đạc và bản đồ.
Đặc biệt Luật Đất đai năm 2003 ra đời đã đáp ứng kịp thời sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, Khoản 02 điều 6 Luật Đất đai năm 2003 đã nêu rõ nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai. Luật sửa đổi bổ sung được ban hành đã đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế quản lý cũ.
Để Luật Đất Đai năm 2003 thực hiện phù hợp với tình hình thực tế. Chính phủ đã ban
hành các nghị định. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ban hành các thông tư hướng dẫn:

-

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất Đai.

-

Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc sử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai.

-

Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/ 11/2004 của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường về
việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng


đất.

-

Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường về
việc hướng dẫn lập chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.


-

Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường về
việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch. kế hoạch sử dụng đất.

-

Thông tư số 01/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004Bộ Tài Nguyên & Môi Trường về việc
hướng dẫn và điều chỉnh của Nghị định số 181/2004/NĐ- CP về việc hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai 2003.

-

Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất
đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

-

Quyết định 1345/QĐ-BTNMT ngày 10/09/2007 về việc tổ chức đợt kiểm tra tình hình thi
hành Luật Đất đai.

-

Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của
tổ chức Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

-

Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý

và sử dụng nghĩa trang.

-

Văn bản số 181/ĐC-Cp của Chính phủ về đính chính Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày
13/08/2009 của Chính phủ quy định, bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất,
bồi thường hỗ trợ tái định cư.

-

Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng nhiệm vụ. quyền hạn cơ cấu tổ chức chính sách tài
chính của tổ chức phát triển quỹ đất ngày 08/01/2010.
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013, Luật này sẽ có hiệu
lực kể từ 01/7/2014. Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị định, thông tư, Chỉ thị.. ..nhằm
hướng dẫn thực hiện Luật Đất Đai:
-Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai

-

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường về Giấy chứng nhận


quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

-

Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ngày 05/07/014 về hồ sơ
địa chinh.

-


Thông tư 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ngày 05/07/014 về bản
đồ địa chính.
-Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ngày 02/06/2014
Quy định chi tiết về lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

-

Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ngày 02/06/2014 Quy
định về thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Như vậy, ở giai đoạn nào thì công tác quản lý đất đai cũng được quan tâm, chú ý. Nhà
nước đã xây dựng một cơ chế quản lý đất đai từ Trung ương đến địa phương đảm bảo đất đai
được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

2.2.

Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở việt nam theo luật

đất đai 2003

-

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
các văn bản đó.

-

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính. lập bản đồ hành
chính.


-

Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
-Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
-Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
-. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.

-

Thống kê, kiểm kê đất đai.

-

Quản lý tài chính về đất đai.

-

Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.


-

Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

-

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm
pháp luật về đất đai.

-Giải quyết tranh chấp về đất đai,giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc
quản lý và sử dụng đất đai.
-Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

2.3.
2.3.1.

Tình hình quản ỉý đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và huyện Lộc Bình
Tình hình quản lý đất đai ở tỉnh Lạng Sơn
Trước năm 1993 công tác quản lý đất đai của tỉnh Lạng Sơn nói chung và các phường,

xã nói riêng vẫn còn buông lỏng, các thủ tục pháp lý về đất đai chưa được xác lập đầy đủ và
nghiêm túc. Các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai thường xuyên xảy ra như: sử dụng đất
không đúng mục đích được giao, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng mà không xin phép cơ
quan có thẩm quyền, lấn chiếm đất ... Sau khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành thì công
tác quản lý đất đai ổn định và đi vào nề nếp, cùng với sự nỗ lực cố gắng của UBND tỉnh
trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của trung ương và của địa
phương.
Triển khai Luật đất đai 2003, UBND tỉnh đã kịp thờiban hành các văn bản thuộc thẩm
quyền và chỉ đạo các phường, xã trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện để việc quản lý
và sử dụng đất đai phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đến nay, tỉnh đã hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015, và công bố bản đồ quy hoạch năm 2020.
Định giá, đấu giá quyền sử dụng đất đã mang lại nguồn thu đáng kể cho tỉnh để đầu tư
cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân. Tuy
nhiên, tỉnh cũng còn những khó khăn trong công tác quản lý đất đai tài nguyên, môi trường.
Đặc biệt là việc giải quyết những tồn đọng về thu hồi đất do vi phạm, những quy định điều
38 của Luật đất đai.



Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Sở
Tài nguyên & Môi trường, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn phường được triển
khai khá tốt. Đất đai của tỉnh đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành. Qua đó
cũng kiểm kê đất đai, rà soát quỹ đất, đánh giá thực trạng của việc quản lý đất đai tại địa
phương, của các tổ chức trên địa bàn đồng thời phát hiện nhiều hành vi vi phạm Luật đất đai
để kịp thời điều chỉnh.

2.3.2.
2.3.2.1.

Tình hình quản lý đất đai ở huyện Lộc Bình
Công tác xây dựng các văn bản pháp luật về quản lý. sử dụng đất và tổ chức thực

hiện các văn bản đó
Thực hiện Luật Đất đai năm 1993; Luật Đất đai năm 2003,Phòng Tài nguyên Môi
trường đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện
các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai phù hợp với thực tiễn của địa phương.

2.3.2.2.

Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý địa giới hành chính. lập bản

đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/HĐ-BT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ), địa giới hành chính của huyện được đo đạc, cắm mốc địa giới và bàn giao cho
Uỷ ban nhân dân huyện quản lý. Hồ sơ được quản l ý và sử dụng theo đúng quy định, mốc
giới ngoài thực địa thường xuyên được kiểm tra, được xác định các phía tiếp giáp như sau:

-


Phía Bắc giáp huyện Cao Lộc.

-

Phía Tây giáp huyện Chi Lăng.

-

Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang.

-

Phía Đông giáp Quảng Tây (Trung Quốc).

2.3.2.3.

Công tác khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ

hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất


Trên địa bàn huyện hiện nay đã tiến hành thành lập bản đồ địa chính chính quy có lưới
toạ độ chuẩn Quốc gia VN2000 với các tỷ lệ 1:1.000 cho đất nông nghiệp, đất ở và tỷ lệ 1:
10.000 cho đất lâm nghiệp. Vì vậy ranh giới, mục đích sử dụng của các thửa đất đã được xác
định rõ ràng. Thống kê kết quả đo đạc địa chính chính quy trên địa bàn huyện như sau. Đến
nay trên địa bàn huyện đã đo đạc được 27/27 xã.
- Đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng tỷ lệ 1:10.000 của huyện chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Mặc dù trong công tác đo đạc lập bản đồ địa
chính của xã đã được quan tâm. nhưng việc cập nhật. chỉnh lý biến động, đo đạc bổ sung
chưa kịp thời nên việc quản lý và sử dụng đất đai đạt hiệu quả chưa cao.

2.32.4. Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Huyện đã thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 vàkế hoạch sử dụng đất
cho giai đoạn 2011 - 2015. Để đáp ứng nhu cầu quản lý và phục vụ xây dựng các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.3.2.5 .Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong
nhận thức về quản lý đất đai,một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng vô chủ, sử
dụng kém hiệu quả. đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư phát triển sản
xuất và kinh doanh, bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo
bước phát triển mới cho các ngành.
23.2.6. Công tác cấp GCNQSDĐ
Từ sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, tiến độ cấp GCNQSDĐ được đẩy lên
nhanh rõ rệt.
2.3.2.7. Công tác thống kê ,kiểm kê đất đai
Thực hiện theo Luật Đất đai hằng năm UBND huyện đã có kế hoạch hướng dẫn triển
khai thống kê đất đai tới tất cả các xã, thị trấn vào ngày 01/01 hằng năm. Và việc kiểm kê đất
đai được tiến hành 5 năm một lần.
23.2.8. Quản lý tài chính về đất đai


×