Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã nam tuấn huyện hòa an tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.16 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG
LÂM

HOÀNG THỊ TÚ

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NÂM TUẤN, HUYỆN HÒA AN
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo

: Chính Quy : Quản

Chuyên ngành

lý đất đai : Quản lý

Khoa Khoá học

tài nguyên : 2011 2015

Thái Nguyên, năm
2015


HOÀNG THỊ TÚ



Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NÂM TUẤN, HUYỆN HÒA AN
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo Chuyên

: Chính Quy : Quản lý đất

ngành Lớp Khoa

đai : K43B - QLĐĐ : Quản

Khoá học

lý tài nguyên : 2011 - 2015

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Ngô Thị Hồng Gấm

LỜI CAM ƠN


Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường , Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài
nguyên, tôi đa tiến hanh khoa luận tôt nghiệp : “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất


các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Tuấn, huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng”.
Đế hoan thanh khoa luận nay, tôi xin to long biết ơn sậu sắc đến cô Th.S Ngô Thị Hồng Gấm, đa trực tiếp
tận tinh hương dận tôi trong suôt qua trinh viết khoa luận tôt nghiệp.
Tôi xin trận trọng gửi lơi cam ơn tơi Ban Giam Hiếu nha trương , Ban chủ nhiệm Khoa cùng quý Thầy, Cô
trong Khoa Quản lý Tài nguyên - Trương Đai hoc Nông Lậm Thai Nguyến đa tận tinh truyến đat kiến thức trong
4 nắm học tập, môt hành trang quy bau đế tôi tư tin bươc vao cuôc sông.
Tôi xin được bay to long biết ơn đến Ban Lãnh đao xã Nam Tuấn, cùng cán bô công nhân viên, bà con
nhận dận cua xã đa tao điếu kiện giúp đơ tôi trong qua trinh thực tập thu thập sô liếu tai đia phương.
Tôi cung xin bay to long biết ơn sậu sắc tơi gia đinh , bạn bè đã ủng hô, đông viến giup đơ tôi trog suôt qua
trinh hoc tập cung như thực hiến khoa luận
Cuôi cung, xin chuc cac thậy cô giao mạnh khoe , hạnh phúc và thành công trong sư nghiếp trông ngươi.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Cao Bằng, ngày 08 tháng 05 năm 2015 Sinh viên

Hoàng Thị Tú
DANH MỤC CÁC BẢNG


4

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ST
Cụm từ viết tắt
T
UBND
Uỷ ban nhân dân
1
LX

Lúa xuân
2
3

LM

Lúa mùa

4

VL

Very Low (rất thấp)

5

L

Low (thấp)

M

Medium (trung bình)

H

High (cao)

6
7


Chú giải

VH

Very high (rất cao)

LUT

Land use type - loại hình sử dụng đất

10

HTX

Hợp tác xã

11

FAO

12
13

CPSX

thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc
Chi phí sản xuất

GTSX


Giá trị sản xuất

14

TNT

Thu nhập thuần

15

GTNCLĐ

Giá trị ngày công lao đông

16
17

HQSDĐV

Hiệu quả sử dụng đồng vốn

18
19

2L - 1M

20

1L - 1M


21

CQA

Cây ăn quả

22
23

CM

Chuyên màu

CNH - HĐH

24

VLXD

25

P/C

Phân chuồng

26
27

GDP


Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nôi địa

KH

Kế hoạch

8
9


2L

Food and Agriculture Organization - Tổ chức lương

Lao đông
2 lúa - 1 mùa
2 lúa
1 lúa - 1 màu

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Vật liệu xây dựng

MỤC LỤC


5


6


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Xã Nam Tuấn là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Hòa An,

tỉnh Cao Bằng. Là một xã có địa bàn đan xen phức tạp, có số dân khá đông và sống chủ
yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp và ngành phi nông nghiệp nên đời sống của người
dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua do sự phát triển cơ sở hạ tầng,
nhu cầu của người dân và sự ảnh hưởng của quá trình sử dụng đất đai nói chung và đất
nông nghiệp nói riêng đã có sự biến đông khá lớn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng
bị thu hẹp có tác đông lớn đến việc sản xuất nông nghiệp. Vì vây, làm thế nào để sử
dụng hợp lý và hiệu quả vốn đất nông nghiệp hiện có đang là vấn đề được quan tâm
nghiên cứu, để đưa ra các giải pháp sử dụng tối ưu nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Từ đó định hướng cho người dân trong xã Nam Tuấn khai thác và sử dụng đất đai một
cách hợp lý, khoa học. Việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và
đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần
thiết hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ thực tiễn trên. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý
tài nguyên, dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của ThS.Ngô Thị Hồng Gấm, em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các

giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam
Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
1.2.
-

Mục đích nghiên cứu của đề tài


Nắm vững được quỹ đất hiện có của địa phương và thực trạng sử dụng của từng
loại đất.

-

Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hôi, hiệu quả kinh tế - xã hôi , môi
trường của các loại hình sử dụng đất .

-

Xác định các loại hình sử dụng đất chính và lựa chọn các loại hình sử dụng có
hiêu quả cao hơn.


7

-

Đe xuất một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại
xã Nam Tuấn phù hợp với tình hình xu thế phát triển hiện nay.

1.3.
-

Yêu cầu của đề tài

Số liệu điều tra, thu thập và phân tích về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hôi của
xã phải chính xác, khoa học, các tiêu chí phải thống nhất, có hệ thống.


-

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một cách khách quan, khoa học và
phù hợp với tình hình thực tiễn của xã.

-

Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn đặt ra phải đạt hiệu quả cao về kinh tế
xã hôi môi trường.

1.4.
-

Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vân dụng kiến

thức đã học vào thực tiễn.
+Nâng cao khả năng tiếp cân, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình làm đề tài.
-

Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có ý nghĩa giúp địa phương có định

hướng sử dụng đất có hiệu quả bền vững.
+ Thông qua công tác đánh giá, học tập kinh nghiệm giúp cho bản thân trưởng
thành hơn về khả năng tư duy cũng như công tác độc lập.
Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất đai

2.1.1.

Đất đai và các chức năng của đất đai

Luật Đất đai năm 2003 xác định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hôi,
an ninh quốc phòng”. Mặt khác, “Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học có thể hiểu theo
nghĩa rông như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả


8

các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hâu bề
mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích
sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và
đông vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt đông của con người
trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước,
đường xá, nhà cửa...)
Các chức năng của đất đai đối với hoạt đông sản xuất và sinh tồn của xã hôi loài
người được thể hiện theo các mặt sau:
-

Chức năng sản xuất: Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống hỗ trợ cuộc sống
của con người hoặc trực tiếp hoặc thông qua chăn nuôi và thông qua việc sản

xuất ra sinh khối, đất đai cung cấp thực phẩm, cỏ khô, sợi, nhiên liệu, củi gỗ và
các chất liệu sinh khối khác cho việc sử dụng của con người.

-

Chức năng môi trường sinh thái: cung cấp môi trường sống cho sinh vật và bảo
vệ nguồn gen cho các thực vật, đông vật, vi sinh vật sống trên và dưới mặt đất.

-

Chức năng điều tiết khí hâu: Đất và việc sử dụng nó là nguồn, nơi xảy ra hiệu
ứng nhà kính và là một yếu tố quyết định việc cân bằng năng lượng toàn cầu phản xạ, hấp thụ, chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và tuần hoàn nước trên
trái đất.

-

Chức năng dự trữ và cung cấp nước: Đất điều chỉnh việc dự trữ dòng chảy của
tài nguyên nước mặt, nước ngầm và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

-

Chức năng dự trữ: Đất là nơi dự trữ khoáng sản và vật liệu thô cho việc sử dụng
của con người.

-

Chức năng kiểm soát ô nhiễm và chất thải: Đất có chức năng tiếp nhân, làm
sạch, môi trường đệm và chuyển đổi các hợp chất nguy hiểm.

-


Chức năng không gian sự sống: Đất cung cấp cơ sở vật chất cho việc định cư
của con người, cho các nhà máy và hoạt đông xã hôi như thể thao, giải trí ...

-

Chức năng lưu truyền và kế thừa: Đất là vật trung gian để lưu giữ, bảo vệ các
bằng chứng lịch sử, văn hóa của loài người; là nguồn thông tin về các điều kiện
thời tiết và việc sử dụng đất trước đây.


9

-

Chức năng không gian tiếp nối: Đất cung cấp không gian cho sự dịch chuyển
của con người, cho việc đầu tư, sản xuất và cho sự di chuyển của thực vật, đông
vật giữa các vùng riêng biệt của hệ sinh thái tự nhiên.
Sự thích hợp của đất cho nhiều chức năng trên thể hiện rất khác nhau ở mọi nơi

trên thế giới. Các khu vực cảnh quan là khu vực tài nguyên thiên nhiên, có đông thái
riêng của chúng. Nhưng con người lại có rất nhiều tác đông ảnh hưởng đến đông thái
này, nói chung đất đã và đang bị các hoạt đông của con người gây thoái hoá.

2.1.2.

Cơ sở khoa học của việc sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai là một vấn đề vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong quá trình
phát triển của xã hôi loài người, nó là nỗi bức xúc, nóng bỏng của cả quốc gia. Vì vây,

việc giải quyết vấn đề này hết sức phức tạp, cần sự quan tâm của nhà nước, của các
cấp, các ngành và ý thức thực hiện của mỗi công dân. Lịch sử cho thấy các vấn đề về
đất đai, lãnh thổ nhiều khi là nguyên nhân dẫn tới chiến tranh giữa các quốc gia và sự
xung đột giữa các dân tộc sống trên cùng lãnh thổ, một lý do thật đơn giản là quốc gia
nào cũng ra sức bảo vệ phần lãnh thổ của mình và luôn có xu hướng mở rộng quỹ đất
vốn có. Thật khó định nghĩa được đầy đủ chính xác về đất đai nhưng tầm quan trọng
của nó thì được thể hiện rất rõ, nó gắn liền với đời sống con người với hoạt đông sản
xuất của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá... của mỗi quốc gia và xã hôi.
Thế giới này càng phát triển đã thúc đẩy nhu cầu xã hôi ngày càng tăng khai
hoang đất, mở rông diện tích canh tác là một mục tiêu hàng đầu của con người.
Trước những vấn đề đó việc tìm ra giải pháp kỹ thuật và sử dụng hợp lý tài
nguyên đất nhằm xem xét và lựa chọn những kiểu sử dụng đất mang lại lợi ích cho con
người trở nên cần thiết.
Thực tế cho thấy nước ta có diện tích đất đai vô cùng hạn hẹp (chỉ có gần 33 triệu ha,
trong đó 3/4 là đồi núi và cao nguyên), khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông
nghiệp. Chính vì vây, trong suốt quá trình xây dựng đất nước của từng địa phương của
từng thời kỳ, nhà nước giao cho UBND các cấp phải quản lý đất đai trên toàn lãnh thổ
của mình đối với từng loại đất, mọi hình thức sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch.
Nhằm đưa ra công tác quản lý và sử dụng đất đủ mang lại hiệu quả kinh tế cao.


1
0

2.2.

Hiệu quả sử dụng đất và tính bền vững trong sử dụng đất

2.2.1.


Vấn đề hiệu quả sử dụng đất

Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc sử dụng đất mang lại. Do sự đối
lập giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta
phải xem xét kết quả phải tạo ra như thế nào? Phải bỏ ra bao nhiêu chi phí để tạo ra kết
quả đó? Có đem lại kết quả hữu như mong muốn không? Chính vì thế khi đánh giá
hoạt đông sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá
chất lượng các hoạt đông sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó.
Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm
của Mác và những luân điểm lý thuyết sau:
-

Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiện trình đô
nguồn lực của xã hôi. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật
có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt
đông của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định đông lực phát triển
của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hôi và nâng cao đời
sống của con người qua mọi thời đại.

-

Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hôi là một
hệ thống các yếu tố sản xuất và quan hệ vật chất hình thành giữa con người với
con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hôi bao gồm trong nó
các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hôi, nhu
cầu của con người là những yếu tố khác quan phản ánh mối quan hệ nhất định
của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất
giữa sản xuất, xã hôi và môi trường.

-


Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng
mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt đông kinh tế. Trong quy hoạch và quản lý
kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là
lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định
với chi phí nhỏ hơn (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007) [4].
Như vây, có thể hiểu bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu


1
1

của con người trong xã hôi; việc bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn lực để phát
triển bền vững.
* Hiệu quả kinh tế: Được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt đông sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối
cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luân rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất
nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao đông thấp nhất nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng vật chất về xã hôi (Phạm Vân Đình và Cs, 2001) [9].
* Hiệu quả xã hôi: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hôi
mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hôi bỏ ra. Loại hiệu quả này
đánh giá chủ yếu về mặt xã hôi do hoạt đông sản xuất mang lại.
“Hiệu quả về mặt xã hôi sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng
khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” (Nguyễn Duy Tính, 1995)
[7]
* Hiệu quả môi trường:

“Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác đông của sinh vật,
hóa học, vật lý..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật
chất trong môi trường”. Một hoạt đông sản xuất được coi là có hiệu quả khi không có
những ảnh hưởng tác đông xấu được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng
tác đông xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tác đông xấu
đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
Quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thỏa mãn vấn đề tiết
kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hôi và bảo vệ
được môi trường.

2.2.2.

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Trước tiên chuẩn của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức đô đáp ứng nhu


1
2

cầu của xã hôi và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu
dài. Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông lâm nghiệp là mức đô tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có
hoặc mức đô tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông lâm sản nhất định.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức đô đạt được các mục tiêu kinh
tế, xã hôi và môi trường (Đỗ Thị Lan, Đỗ Tài Anh, 2007)[4]. “Hiệu quả sử dụng đất có
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến đời
sống người dân. Vì vây, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử
dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về
xã hôi và bền vững về môi trường” (FAO, 1994) [5].


2.2.3.

Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Thế giới hiện đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.
Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Tuy nhiên, nhân loại đang
làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha
đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản
phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở
rông diện tích đất nông nghiệp.
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ
đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều
rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài
nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử
dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà
vẫn duy trì sản xuất trong tương lai.
2.3.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

2.3.1.
-

Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất

Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt
Nam.

-


Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản


1
3

lượng), sự biến đông và xu hướng phát triển.
-

Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp,
xây dựng, giao thông....
+ Các dự án quy ho ạch tổng thể kinh tế - xã hôi của các vùng và địa phương.
+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và

khả năng sử dụng ở mức đô thích nghi của đất đai.
+ Trình đô phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh
tế cao.
+ Tốc đô gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ.

2.3.2.
-

Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hôi của địa
phương.

-

Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng

đất.
“Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai vừa đảm

bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất” (Bô nông nghiệp và phát triển
nông thôn, 1999) [1].
-

Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hôi, môi trường và tiến tới sự
ổn định bền vững lâu dài.

-

Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH - HĐH.

-

Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng
của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản
phẩm và sản xuất hàng hóa.

-

Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an
ninh lương thực của các nông hô và địa phương.

-

Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hô, nông trại phù

hợp với trình đô dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và


1
4

nôi lực của địa phương.
-

Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hôi, an ninh quốc phòng.

2.3.3.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất
nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hôi, thị
trường... đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất xã hôi, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định
hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong
đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ.
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi
trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.
Các căn cứ để định hướng sử dụng đất:
-

Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng.

-


Tính chất đất hiện tại.

-

Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất.

-

Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với các yêu cầu sinh thái của cây
trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn LUT tối ưu).

-

Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các
tiến bô khoa học kỹ thuật về canh tác.

-

Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu
dài.
2.4.

Tình hình nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt

Nam

2.4.1.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới


Vấn đề quản lý và sử dụng đất nông nghiệp đang được thế giới quan tâm, đặc
biệt đối với các nước đang phát triển. Sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả
đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của nhân loại.
Tài nguyên đất là có hạn, với tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu


1
5

km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu km 2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ
chiếm 149 triệu km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán
cầu. Toàn bô quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha,
chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới phân
bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Á chiếm 26%, Châu
Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m 2. Đất trồng trọt trên
toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng
sản xuất nông nghiệp như vây còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được
khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự
nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là :
-

Đất có năng suất cao: 14%

-

Đất có năng suất trung bình: 28%

-


Đất có năng suất thấp: 58%
Nguồn tài nguyên đất trên thế giới ngày càng giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp

mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo
ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người. Như vây, Theo tính toán
của tổ chức lương thực thế giới (FAO), với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, mức bình quân diện
tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,2 đến 0,4 ha, ở nhiều
quốc gia khu vực Châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha.
Quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm
rất nhiều nhất là ở Philippines, mất đến 50%. Sau một thời gian thúc đẩy mạnh mẽ đô
thị hóa và xây dựng các khu công nghiệp, các chuyên gia cảnh báo nước này có diện
tích đất nông nghiệp trồng lúa quá ít, chỉ 2,3 triệu ha so với 9, 9 triệu ở Thái Lan. Mỹ
giờ đây cũng lên kế hoạch cứu vãn diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng ít đi.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Sự thật về đất nông ngiệp ở Mỹ, cứ mỗi phút ở nước này
mất đi 1,6 ha đất trồng trọt. Thật ra điều đáng nói ở đây là sự phát triển lộn xôn, thiếu
quy hoạch đã làm cho nhiều thành phố lớn ở Mỹ rơi vào tình trạng mất đất đai dành
cho sản xuất nông nghiệp. Theo nghiên cứu, các bang Arkansas, New York. Alabama


1
6

và Misissipi đứng đầu danh sách những bang có diện tích đất nông nghiệp bị đô thị hóa
nhiều nhất.
Một vài nước đang phát triển đang cố gắng làm châm lại hoặc dừng tiến đô đô
thị hóa. Trung Quốc nhận thấy rằng hàng chục ha đất nông ngiệp biến mất trong những
năm gần đây đã quyết định nghiêm khắc đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất
nông nghiệp. Vì vây đứng trước những nguy cơ rất lớn đó thì việc quản lý và quy
hoạch, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.


2.4.2.

Tình hình sử dụng đất của Việt Nam

Hiện nay, nông nghiệp đóng góp một phần hết sức quan trọng trong an ninh
lương thực cũng như góp phần rất to lớn vào việc tăng GDP cho nước ta. Ở nước ta
diện tích đất đai bị thu hẹp, tính đến ngày 01/01/2014, Việt Nam có tổng diện tích đất
tự nhiên là 82271.12 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 48035.07 nghìn ha, chiếm
58.39 % tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 33666.64 nghìn ha, chiếm
40.92 % tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng là 569,41 nghìn ha, chiếm 0.69
% tổng diện tích đất tự nhiên, cho thấy diện tích đất trồng lúa không nhiều tập trung
chủ yếu ở đồng bắng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng và một số vùng duyên
hải miền Trung.
Những năm vừa qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nước ta cũng
có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện việc sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp có nhiều lợi
thế và đem lại năng suất cao, để phát triển công nghiệp, hàng loạt cụm công nghiệp
được quy hoạch xây dựng thêm vào mở rông việc đô thị. Đi đôi với khai thác quỹ đất
để có nguồn thu xây dựng kết cấu hạ tầng... Nhiều địa phương nhằm vào quỹ đất nông
nghiệp trong đó có đất lúa chủ đông nước, bởi loài đất này phân bố ở những nơi có vị
trí thuận lợi, chi phí bồi thường thấp và dễ chấp nhân thuận bồi thường giải phóng mặt
bằng. Đấy là những nguyên nhân làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm cho
nên thì phải tìm giải pháp khắc phục và sử dụng một cách hiệu quả nhất.


1
7

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của Việt Nam của năm 2014
o




•o

•o

STT
1

1.1



Loại đất
Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa

1.1.1.2
1.1.1.3

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm

1.2

Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ

Đất rừng đặc dụng

1.3
1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác

2

Đất phi nông nghiệp

LN
P
RSX
RP
H
RD
D
NT

S
NK
H
PN
N
OT

Đất ở


2.1.1
2.1.2

Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị

2.2

Đất chuyên dùng

2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quôc phòng
Đất an ninh
Đất SX, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục dích công cộng

2.3
2.4
2.5

Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng

Đất phi nông nghiệp khác

2.6

N
CH
N
LU
A
CO
C
HN
K
CLN

Đất lâm nghiệp

1.2.1
1.2.2
1.2.3

2.1

NN
P
SX

Đất sản xuất nông nghiệp

1.1.1

1.1.1.1

1.1.2



3

Đất chưa sử dụng

3.1
3.2

Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng

V------------------------’--------------------------------------------/

-----------------

1

(Nguồn : Tổng cục thông kê )

C
ON
T
OD
T
CD


G
CTS
CQ
P
CA
N
CSK
CC
C
TT

N
NT
D
SM
N
PN
K
CS
D
BC
y*/

1

S
DC
S


Diện tích
82271.12
48035.07

42253.0
1
41.813.8

5
39.489.8
6
52.24
2271.75
439.16

Cơ cấu
(%)
100.00
58.39

51.36
50.82
48.00
0.06
2.76
0.53

630.99

0.77


156.62
72.27
402.10

0.19
0.09
0.49

4.966.32
184.75

6.04

33666.64

40.92

10057.6
5
822.25

12.23

1829.40

0.22

10.00
2.22


17847.5
2

21.69

210.61
146.03
66.75
4.834.97
12589.16

0.26
0.18
0.08
5.88
15.30

203.96
786.26
4754.18
17.07

0.25
0.96
5.78

569.41

0.69


541.07
28.34

0.02
0.66
0.03


1
8

2.4.3.

Tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao cách thủ đô Hà Nôi 286km. Phía Bắc
và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài trên 311km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 669072 km2, chiếm 2.03% diện tích tự nhiên cả nước.
Tỉnh Cao Bằng có 669072 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất
nông nghiệp là 64652 ha, chiếm 9.6%; diện tích đất lâm nghiệp là 263447 ha, chiếm
39.37%; diện tích đất chuyên dùng là 6571 ha, chiếm 1%; diện tích đất ở là 2255 ha,
chiếm 0.3%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 332147 ha, chiếm 49.64%.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 180409 ha, diện tích đất có mặt nước chưa
sử dụng là 50 ha.
Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 287170 ha rừng, trong đó: Rừng tự nhiên là
269772 ha, rừng trồng là 17448 ha.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 53373 ha, chiếm
82.55%, riêng đất lúa có 8624 ha đất gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là
1061 ha, chiếm 1.64%. Nhìn chung việc sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa thực sự

phát triển việc quản lý và sử dụng đất chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích đất
3 vụ hầu như không có, chủ yếu là đất 2 vụ và các loại cây khác. Nên tổng sản lượng
lương thực hàng năm thu được còn thấp. Công với quá trình công nghiệp hoá diễn ra
ngày càng mạnh mẽ nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển
sang các mục đích khác.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu

-

Nghiên cứu tiềm năng của đất, các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hôi
và tập quán tác đông đến đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Tuấn.

-

Hệ thống cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp nhằm tìm ra những phương
hướng sử dụng đất một cách phù hợp, hiệu quả.


1
9

3.1.2.

-

Phạm vi nghiên cứu

Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Tuấn.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
-

Địa điểm: UBND xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

-

Thời gian tiến hành: Từ ngày 05/01/2015 đến ngày 05/04/2015

3.3.

Nội dung nghiên cứu

-

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hôi xã Nam Tuấn

-

Đánh giá hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã
Nam Tuấn

-


Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã

-

Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả
kinh tế - xã hôi - môi trường cho xã Nam Tuấn

-

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã Nam
Tuấn

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

3.41.1.

Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu thứ cấp.

-

Điều tra, thu thập thông tin, số liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi,
thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp,các loại hình sử dụng đất và hiệu
quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn.


3.41.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA: Rapid Rural Appraisal); thông
qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bô và người dân để điều tra thu thập số
liệu.
Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA; Participatory
Rural Appraisal); Trực tiếp tiếp xúc với người dân, gợi mở, tạo cơ hôi để trao đổi, bàn
bạc, đưa ra những khó khăn, nguyện vọng, kinh nghiệm trong sản xuất. Sử dụng
phương pháp PRA để thu thập số liệu phục vụ phân tích hiện trạng, hiệu quả các loại
hình sử dụng đất và đưa ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo


2
0

tính thực tế, khách quan. Chứng tôi đã tiến hành điều tra điều tra nông hô theo phương
pháp chọn mẫu có hệ thống với tổng phiếu điều tra nông hô là 40 hô. Nôi dung điều tra
bao gồm; chi phí sản xuất, lao đông, loại cây trồng, năng suất cây trồng, mức đô thích
hợp của cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường.

3.4.2.Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất
3.4.21. Hiệu quả kinh tế
-

Tổng giá trị sản phẩm: (T) : T= p1.q1 + p2.q2 +...+pn.qn

Trong đó:
+ q; khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/sào/năm.

+ p; Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng một thời điểm + T; Là
tổng giá trị sản phẩm của 1 sào đất canh tác/ năm
-

Thu nhập thuần (N): N = T - Csx
Trong đó:
+ N; là thu nhập thuần túy của 1 sào đất canh tác/ năm + Csx;
Là chi phí sản xuất cho 1 sào đất canh tác/ năm

-

Hiệu quả đồng vốn (H): Hv = T/ Csx

-

Giá trị ngày công lao động: = N/Tổng số ngày công lao động/sào/năm.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá

hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức đô cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt
mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
3.4.2.2.

Hiệu quả xã hội

Các chỉ tiêu hiệu quả xã hôi bao gồm: Hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào sản
xuất: đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông hô, giá trị ngày công lao
đông nông nghiệp, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, tỷ lệ giảm hô đói nghèo, mức đô
giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao đông
3.4.2.3.


Hiệu quả môi trường

-

Tỷ lệ che phủ.

-

Mức đô xói mòn, rửa trôi.

-

Khả năng bảo vệ, cải tạo đất.


2
1

-

Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật..

3.4.3.Phương pháp tính toán phân tích số liệu
-

Đây là phương pháp phân tích và xử lý số liệu thô đã thu thập được để thiết lập
các bảng biểu để so sánh được sự biến đông và tìm nguyên nhân của nó. Trên cơ
sở đó đưa ra các biện pháp thực hiện.

Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm

microsoft office excel và máy tính tay.


Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.

Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nam Tuấn

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý

Xã Nam Tuấn là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Hoà An, có tỉnh lô 203 chạy qua, cách
trung tâm huyện 10 km về phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 30km, có đường tỉnh lô 203
khoảng 5 km đi qua địa phân xã, với tổng diện tích tự nhiên là 3702.04 ha, chiếm 5.61% diện tích của huyện. Các
vị trí tiếp giáp của xã như sau:
-

Phía Bắc giáp huyện Hà Quảng.

-

Phía Nam giáp xã Đức Long và xã Bế Triều.

-

Phía Đông giáp xã Đại Tiến.

-


Phía Tây giáp xã Dân Chủ và huyện Hà Quảng.
Với vị trí địa lý như trên thì xã Nam Tuấn có những điều kiện nhất định để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và

giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hôi với các xã trong và ngoài huyện.
* Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã được chia làm 3 dạng chính sau:
- Phía Bắc là dạng hình núi đá có đô cao tứ 500-800m, chỉ phù hợp cho khoanh nuôi phục hồi rừng và khai
thác đá làm nguyên liệu.
- Phía Nam và Đông Nam là đồi đất thấp, có đô cao từ 400 - 500m. Đây là vùng đồi núi nằm xen kẽ với các
thung lũng nhỏ được hình thành trên các loại đá Spin, Sa thạch và Phiến thạch sét.
- Phía Nam là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, nằm dọc theo sông Nà Đán, dọc theo đường liên
xã Lạc Long - Đại Tiến và ở các xóm: Nà Khá, Nà Ngoải, Bó Báng, Nà Ban..., có đô cao trung bình 300m.
* Khí hậu
Xã Nam Tuấn nằm trong khu vực khí hâu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng của khí hâu miền Bắc có mùa
đông lạnh, mưa ít, cuối đông ẩm ướt mưa phùn, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
* Thuỷ văn
Trên địa bàn xã Nam Tuấn có con sông Nà Đán bắt nguồn từ phía Bắc chảy dọc theo hướng Bắc Nam.
Ngoài ra xã còn có hệ thống đầm, hồ và các khe suối nằm rải rác, cùng với hệ thống các trạm bơm như: trạm bơm
cấp 1, trạm bơm cấp 2, trạm bơm cấp 3 và các hệ thống giếng đào, giếng khoan...


* Tài nguyên đất
Theo kết quả phúc tra, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất huyện Hòa An cho thấy tài nguyên đất của xã Nam Tuấn
theo bảng như sau:
Bảng 4.1: Thống kê các loại đất của xã Nam Tuấn
STT

Loại đất





Diện tích

cấu

hiệu

(ha)

(%)

1

Đất đỏ nâu trên đá mác ma trung bình

(Fk)

5.7

(Fs)

211.02
1340.14

2
3

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Đất đỏ nâu trên đá vôi

(Pv)

48.13

1.3

4

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa

(Fi)

140.68

3.8

5

Đất phù xa sông ngòi

(Fy)

62.93

1.7

6
7


Đất bạc màu trên phù xa cổ

(B)

299.89

8.1

Đất phù sa ảnh hưởng các bon nát

(Pk)

370.20

10.0

36.2

Diện tích điều tra

3702.04

Trong đó: - Đất bằng

1032.82

100
27.9


2669.82

72.1

- Đất đồi núi
(Nguồn sô liệu: Ban địa chính xã Nam Tuân)

- Phân loại đất canh tác nông nghiệp xã Nam Tuấn theo nguồn gốc phát sinh được
chia thành 7 loại chính như sau:
+ Đất đỏ nâu trên đá mác ma trung tính (Fk): chiếm 5.7%, phân bố chủ yếu ở bản Khau Lem.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): chiếm 36.2%, phân bố chủ yếu ở các bản Nà Diểu, Roỏng Nầng,
Pác Muổng, Nà Ban, Bó Báng.
+ Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): chiếm 1.3%, phân bố chủ yếu ở Lũng Bua, Lũng Rầy.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fi): chiếm 3.8%, phân bố ở các bản Bó Báng, Nà Hoài, Pác Muổng,
Khau Lem.
+ Đất phù sa ngòi suối (Pv): chiếm 1.7%, phân bố chủ yếu ở bản Khau Lem.
+ Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) chiếm 8.1%, phân bố củ yếu ở bản Cốc Lùng.
+ Đất phù sa ảnh hưởng cácbonát (Pk): chiếm 10.0%, phân bố chủ yếu ở Nà Rị, Nà Khao, Đông Láng.
* Tài nguyên rừng, cảnh quan môi trường


Nhìn chung rừng của xã Nam Tuấn đang được phát triển tốt, thảm thực vật tự nhiên phong phú, rừng tự
nhiên phân bố chủ yếu trên đồi, núi cao ở các khu như: khu vực Lạc Long và khu Gia Tự. Tuy nhiên, rừng tự
nhiên không còn nhiều, đa phần là rừng nghèo, trữ lượng gỗ thấp, chủ yếu là gỗ tạp,các vùng đất trống đồi núi
trọc chủ yếu là sim, mua và cây bụi. Nam Tuấn có cảnh quan thiên nhiên khá đẹp, môi trường trong lành.
* Tài nguyên khoáng sản
Nam Tuấn là xã tập trung ít các khoáng sản quý, theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn xã có mỏ đá,
mỏ quặng với trữ lượng nhỏ và đang khai thác như : mỏ đá Tàng Cải. Ngoài ra xã còn có các dãy núi đá là nguồn
cung cấp nguyên liệu cho ngành xây dựng.
* Tài nguyên nhân văn

Hiện tại trên địa bàn có nhiều dân tộc anh em đang định cư và sinh sống trong đó chủ yếu có dân tộc: Tày,
Nùng, Kinh, H Mông ... trong đó dân tộc tày chiếm nhiều nhất, chiếm tới gần 83.1% dân số toàn xã.
Công đồng các dân tộc trong xã với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa
đặc thù phong phú, có nhiều phong tục độc đáo và giầu bản sắc dân tộc như: hát Si lượn, đàn tính, hát phong sư,
dệt thổ cẩm...

4.1.2.

Điều kiện kinh tế- xã hội

* Đặc điểm kinh tế
-

Bằng những nỗ lực trong quản lý điều hành hoạt đông kinh tế thị trường công với các ưu thế về vị trí địa
lý, đất đai đã thúc đẩy nhịp đô tăng trưởng tổng giá trị sản xuất hàng năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch
theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Cơ sở hạ tầng của
xã đã và đang được đầu tư xây dựng, đặc biệt chương trình nông thôn mới đang dần được hoàn thiện từng
bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

-

Tốc đô tăng trưởng kinh tế của xã đạt mức khá.

+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 10.6 triệu đồng/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt
450kg/người/năm.
+ Nam Tuấn là một xã thuần nông người dân trong xã làm nông nghiệp chiếm hơn 90%, do đó thu nhập từ
các ngành nghề khác rất thấp.
Với sự chuyển dịch, đổi mới cơ cấu kinh tế thì nền nông nghiệp của xã đã và đang ngày càng phát triển do biết áp
dụng các loại giống mới, khoa học kĩ thuật vào sản xuất và canh tác . Bên cạnh đó ngành thương mại và dịch vụ
cũng ngày một phát triển.

* Đặc điểm xã hội


• Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Trong sản xuất dân số đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hôi. Theo số liệu điều tra dân
số và lao đông của xã Nam Tuấn năm 2014 đã thu được số liệu sau:
Chỉ tiêu
Tông dân số

Đơn vị tính
Người

Số lượng

Cơ cấu (%)

5164

I. Tông lao động

Lao đông

2788.00

Lao đông nông nghiệp

Lao đông

2274.00


100.00
81.56

Lao đông phi nông nghiệp

Lao đông

514

18.44

II. Tông số hộ



1225

Số hô nông nghiệp



Số hô phi nông nghiệp



1068
157

100.00
87.18


III. Mật độ dân số

Người/km

2

12.82

139

-------------- - -^------------------------------------------ 1--------------------- 7-------

(Nguồn: UBND xã Nam Tuân )

Qua bảng số liệu ta thấy: xã Nam Tuấn có tổng số nhân khẩu là 5164 người, có 23 xóm với 1225 hô, trong
đó hô nông nghiệp 1068 hô, chiếm 87.18%, số hô phi nông nghiệp là 157 hô, chiếm 12.82%. Chủ yếu có 4 dân
tộc cùng sinh sống gồm: Tày, Nùng, Kinh, H Mông, đa phần là dân tộc Tày chiếm khoảng 83.1 %.
Tổng số lao đông của xã hiện có khoảng 2788 người, chiếm 54% tổng dân số, lao đông nông nghiệp là
2274 người, chiếm 81.56% tổng số lao đông, lao đông phi nông nghiệp là 514 người, chiếm 18.44% tổng số lao
đông.
Qua đây ta thấy đa số dân cư trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông còn rất ít bô phân khác sống bằng nghề tiểu
thủ nông nghiệp và dịch vụ. Do sản phẩm nông nghiệp mang tính chất thời vụ, vì thế còn hiện tượng dư thừa lao
đông theo thời vụ. Lực lượng lao đông có sức trẻ, tuy nhiên trình đô chuyên môn của số đông vẫn còn hạn chế
nên năng suất lao đông còn thấp.
• Giáo dục và đào tạo
Hiện trên địa bàn xã có hệ thống giáo dục gồm: 1 trường Mầm non, 2 trường Tiểu học và một phân trường
tiểu học Văn Thụ, 1 trường trung học cơ sở. Hàng năm thu hút gần 800 học sinh tới trường. Tỷ lệ huy đông học
sinh đến lớp đạt chuẩn 100%, không còn tình trạng bỏ học nữa.



Y tế
Hiện nay xã có trạm xã nằm trong khuôn viên UBND xã, với cơ sở vật chất và trang thiết bị khá tốt, cùng


×