Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.53 KB, 9 trang )

Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Thủ tục rút gọn lần đầu tiên được quy định tại chương 34 của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003, gồm bảy điều. Đây là một trình tự
tố tụng đặc biệt nhằm điều tra, truy tố, xét xử nhanh những vụ án
ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, đơn giản, chứng cứ và nhân
thân người phạm tội rõ ràng.

Thủ tục rút gọn là một phương thức quan trọng và cần thiết của tố
tụng hình sự trong việc xử lý tội phạm ở các giai đoạn phát triển
của cách mạng Việt Nam. Áp dụng thủ tục rút gọn sẽ thúc đẩy
nhanh quá trình xét xử các vụ án có mức độ nguy hiểm không lớn;
hạn chế việc tồn đọng án ở các địa phương, khắc phục tình trạng
quá tải trong nhà tạm giữ, trại giam. Đồng thời còn tạo điều kiện
cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thời gian và lực lượng tập
trung giải quyết tốt hơn những loại án nghiêm trọng. Vậy điều kiện
để áp dụng thủ tục rút gọn là gì và trong tố tụng hình sự đã quy
định những gì về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn chính là nội
dung của bài làm dưới đây.

B. NỘI DUNG CHÍNH
1. Cơ sở lí luận
Trước khi đi vào phân tích những điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
trong tố tụng hình sự tôi xin đi tìm hiểu qua một số khái niệm cũng
như đặc điểm về thủ tục rút gọn, nhằm có một nền kiến thức làm
cơ sở.


- Khái niệm thủ tục rút gọn: Thủ tục rút gọn là thủ tục đặc biệt
trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với những vụ án về tội
phạm ít nghiêm trọng, sự việc phạm tội đơn giản , chứng cứ rõ
ràng, người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, có căn
cước, lai lịch rõ ràng


- Mục đích, ý nghĩa của thủ tục rút gọn:
Mục đích: Việc áp dụng thủ tục rút gọn với những quy định đơn
giản về thủ tục và rút ngắn về thời gian nhằm mục đích giải quyết
nhanh chóng, kịp thời một số vụ án hình sự thuộc phạm vi điều
chỉnh của chế định này. Mặt khác, việc giải quyết vụ án theo thủ
tục rút gọn vẫn phải đảm bảo chính xác, triệt để tuân thủ các
nguyên tắc chung của tố tụng hình sự . Sự thật của vụ án vẫn phải
được xác định một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ…
Ý nghĩa: Quy định về thủ tục rút gọn là căn cứ pháp lí cho các cơ
quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng kịp
thời nhiều vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng, có tính chất quả tang,
đơn giản, rõ ràng. Việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tạo
điều kiện để những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhanh
chóng được khắc phục, góp phần bảo đảm lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức. Thủ tục rút
gọn đáp ứng nguyện vọng của nhân dân là xử lí kịp thời, chính xác
các hành vi phạm tội và người phạm tội, qua đó phát huy tác dụng
giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân, góp phần vào việc
phòng ngừa tội phạm.


2. Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng
hình sự
Thủ tục rút gọn được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang.
Theo quy định tại Điều 82 BLTTHS năm 2003, phạm tội quả tang là
trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội bị bawtsn khi đang
thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị
phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Phạm tội quả tang thông thường là
những trường hợp đã xác định rõ ràng về hành vi phạm tội và

người thực hiện hành vi phạm tội. Người bị bắt trong trường hợp
phạm tội quả tang thường nhận tội ngay, chứng cứ tương đối rõ
ràng và đầy đủ; người làm chứng, người bị hại (nếu có) cũng
thường được xác định cụ thể… Đây là một trong những điều kiện
cần thiết để có thể giải quyết vụ án nhanh chóng, thuận lợi và
chính xác.
- Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng
Theo hướng dẫn tại thông tư số 10/TATC năm 1974: “Tội phạm đơn
giản, rõ ràng là : vụ án không có các tình tiết phải mất thì giờ điều
tra, xác minh, bị cáo đã nhận tội và trong vụ án chỉ có một hoặc
hai bị cáo”.
Có thể hiểu sự việc phạm tội đơn giản là những sự việc mà vấn đề
cần chứng minh trong vụ án không phức tạp và dễ xác định. Các
tình tiết của hành vi phạm tội đơn giản; vụ án thường ít bị cáo
hoặc có thể nhiều bị cáo nhưng không phải trường hợp phạm tội có


tổ chức hoặc đồng phạm phức tạp, khó xác định vai trò, vị trí của
từng đối tượng; lỗi; năng lực trách nhiệm hình sự; động cơ mục
đích phạm tội rõ ràng. Việc giải quyết vụ án không liên quan đến
nhiều cấp, nhiều ngành, đến chính sách dân tộc, tôn giáo, phong
tục tập quán hay những vấn đề xã hội phức tạp khác.
Chứng cứ rõ ràng là chứng cứ đã được thu thập tương đối đầy đủ
ngay từ đầu, thông qua biên bản bắt người phạm tội quả tang, lời
khai của người bị hại, người trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội,
các tang vật thu được ở hiện trường… Các chứng cứ này không chỉ
đầy đủ mà còn phải thống nhất và đảm bảo giá trị chứng minh.
Những trường hợp phạm tội quả tang nhưng không đảm bảo điều
kiện tính chất của sự việc phạm tội đơn giản, rõ ràng thì không áp
dụng thủ tục rút gọn.

- Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng.
Theo quy định tại Điều 8 BLHS 1999 thì: “Tội phạm ít nghiêm trọng
là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù…”. Dấu hiệu về
mặt nội dung chính trị - xã hội của loại tội này là tính nguy hại
không lớn cho xã hội, dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí của loại tội
này là có thể phải chịu hình phạt đến mức cao nhất là 3 năm tù.
Do hậu quả mà tội phạm gây ra cho xã hội và hậu quả pháp lí mà
người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng có thể phải chịu là không
lớn nên việc xử lí có thể nhanh chóng, dễ dàng hơn và nếu trong
trường hợp việc xử lí không chính xác thì hậu quả cũng không đến
mức nghiêm trọng so với các trường hợp thực hiện loại tội phạm
khác và dễ khắc phục.


- Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng
Lai lịch, căn cước của người phạm tội là vẫn đề cần làm rõ trong
quá trình giải quyết vụ án. Qua việc xác định lai lịch căn cước, các
cơ quan tiến hành tố tụng có thể làm rõ được nhiều yếu tố về nhân
thân của người phạm tội; trên cơ sở đó có những quyết định đúng
đắn trong việc định tội và quyết định hình phạt. Người phạm tội có
căn cước, lai lịch rõ ràng được coi là điều kiện để áp dụng thủ tục
rút gọn vì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không phải mất nhiều
thời gian để điều tra xác minh nên có thể rút ngắn thời gian giải
quyết vụ án mà vẫn đảm bảo cho việc xem xét, giải quyết những
vấn đề của vụ án được chính xác. Nếu căn cước, lai lịch của người
phạm tội chưa được xác minh chắc chắn thì không được áp dụng
thủ tục rút gọn.
3. Những vướng mắc khi áp dụng quy định về điều kiện áp dụng
thủ tục rút gọn trong thực tiến và một số kiến nghị

Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật tố tụng hình sự thì thủ tục rút
gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
“1. Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang;
2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
3. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
4. Người phạm tội có căn cước lai lịch rõ ràng.”


Như vậy, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi thỏa mãn bốn điều
kiện nêu trên mà ở đó:
Thứ nhất: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, theo
quy định tại Điều 82 BLTTHS thì phạm tội quả tang là trường hợp
người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội
phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Đây chính là một trong
những điều kiện cần thiết để có thể giải quyết vụ án nhanh chóng,
thuận lợi và chính xác vì người bị bắt trong trường hợp phạm tội
quả tang thường nhận tội ngay, chứng cứ tương đối rõ ràng và đầy
đủ.
Thứ hai: Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng: là vụ án
không có các tình tiết phải mất thì giờ điều tra, xác minh, bị cáo đã
nhận tội và trong vụ án chỉ có một hoặc hai bị cáo… (Thông tư số
10/TATC năm 1974). Có thể hiểu phạm tội đơn giản là những vấn
đề cần chứng minh trong vụ án không phức tạp dễ xác định, vụ án
ít bị cáo, các chứng cứ đã được thu thập tương đối đầy đủ từ đầu.
Thứ ba: Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng: Đó là
loại tội phạm tính nguy hiểm cho xã hội không lớn mà theo quy
định tại Điều 8 BLHS thì “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây
nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù…”
Thứ tư: Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng: Căn cước, lai

lịch rõ ràng giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể làm rõ
được các yếu tố về nhân thân, gia đình, mối quan hệ xã hội… của
người phạm tội một cách nhanh nhất, tạo điều kiện rút ngắn thời
gian trong hoạt động tố tụng.


Những quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn như đã phân
tích ở trên, theo tôi là chưa đầy đủ, còn nhiều vướng mắc, chưa tạo
điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng triệt để thủ tục
tiến bộ này trong hoạt động tố tụng hình sự, dẫn đến nhiều địa
phương bỏ quên không áp dụng thủ tục này trong hoạt động tố
tụng hình sự. Những vướng mắc đó thể hiện như sau:
Như trên đã phân tích, chỉ các vụ án hình sự thỏa mãn bốn điều
kiện đã nêu thì mới được áp dụng thủ tục rút gọn, song điều kiện
thứ nhất quy định bắt buộc người phạm tội bị bắt quả tang là chưa
hợp lý, hạn chế tới việc áp dụng thủ tục rút gọn trong thực tiễn
hiện nay bởi lẽ:
Có rất nhiều vụ án tuy không phải thuộc trường hợp phạm tội quả
tang, song sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, thuộc
trường hợp ít nghiêm trọng, căn cước người phạm tội rõ ràng, song
lại không được áp dụng thủ tục rút gọn vì không phải là trường hợp
phạm tội quả tang ví dụ: A trộm cắp của B một chiếc xe máy, hai
hôm sau trên đường A đi tiêu thụ thì bị B phát hiện báo Công an
bắt giữ A, A thừa nhận hành vi trộm cắp xe máy của B, tang vật
được thu hồi trả lại ngay cho B.
Hoặc có những trường hợp người phạm tội tự thú về hành vi phạm
tội của mình mà hành vi phạm tội đó cũng rất đơn giản, chứng cứ
rõ ràng, tội phạm được thực hiện cũng là tội phạm ít nghiêm trọng,
lai lịch, căn cước rõ ràng, nhưng vì không phải là trường hợp phạm
tội quả tang nên cũng không được áp dụng thủ tục rút gọn



Ngoài ra, qua thực tiễn xét xử, có rất nhiều vụ án phạm tội nghiêm
trọng, hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện 1, 2, 4 quy định tại Điều
319, song không thể áp dụng được thủ tục rút gọn vì không thỏa
mãn với điều kiện thứ ba là “Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít
nghiêm trọng”. Như vậy, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn quy
định tại Điều 319 BLTTHS hiện hành chỉ được áp dụng trong trường
hợp phạm tội quả tang, đối với tội phạm ít nghiêm trọng, là không
phù hợp với thực tiễn, bỏ sót rất nhiều vụ án có thể áp dụng được
thủ tục rút gọn, nhưng lại không được áp dụng, làm mất nhiều thời
gian, không hạn chế được lượng án tồn đọng, tốn kém về chi phí
vật chất, gây thiệt hại cho các chủ thể tham gia tố tụng hình sự,
đôi khi còn vi phạm cả về thời hạn tạm giữ, tạm giam, xâm phạm
đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Để khắc phục tình trạng trên cần bỏ điều kiện thứ nhất quy định
tại Điều 319 BLTTHS, chỉ cần những vụ án mà sự việc phạm tội đơn
giản, chứng cứ rõ ràng, tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, người phạm tội có căn cước lai lịch rõ
ràng thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét để quyết
định có hay không việc áp dụng thủ tục rút gọn, chứ không nên
quy định đóng khung như hiện nay. Có như vậy, thì những quy định
về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự mới được áp dụng rộng rãi
hơn, đúng với ý nghĩa của thủ tục rút gọn là đơn giản hóa quá trình
tố tụng, rút ngắn thời hạn tiến hành tố tụng nhằm giúp Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án giải quyết nhanh chóng vụ án.
C. KẾT LUẬN
Sau khi đi phân tích và tìm hiểu về quy định về điều kiện áp dụng
thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự, từ đó đưa ra được những



đánh giá và kiến nghị quanh vấn đề này, tôi rất mong các cá nhân,
cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa nhằm điều chỉnh hợp lí hơn.
Có như vậy hệ thống pháp luật mới ngày càng được hoàn thiện và
kiện toàn, chỉ có như vậy thì giữa luật và thực tiễn mới không có
một khoảng cách quá xa.



×