Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Quy định của pháp luật về cách chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.93 KB, 38 trang )

Phân tích quy định của pháp luật về cách chuyển nhượng cổ phần
trong công ty cổ phần
NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN.
Khái niệm:
Khái niệm chuyển nhượng cổ phần:
Cổ phần: là phần vốn nhỏ nhất của công ty hay nói cách khác đi
vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần.
Cổ phiếu: của công ty cổ phần là chứng chỉ do công ty cổ phần
phát hành hoặc bút toán ghi sổ để xác nhận quyền sở hữu một
hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Chuyển nhượng cổ phần: là hành vi làm thay đổi ( mua bán, biếu
tặng, thừa kế…) số lượng cổ phần đang nắm giữ.
Phân loại cổ phần:
Trong công ty cổ phần có thể tồn tại hai loại cổ phần:
Cổ phần phổ thông: là cổ phần chỉ hưởng lãi hoặc chịu lỗ dựa trên
kết quả hoạt động của công ty.
Cổ phần ưu đãi: là cổ phần có một đặc quyền nào đó. Cổ phần ưu
đãi chia thành các loại như sau:


Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là loại cổ phần có số biểu quyết nhiều
hơn so với cổ phần phổ thông. Nhiều hơn bao nhiêu lần do điều lệ
công ty quy định.
Cổ phần ưu đãi cổ tức: là loại cổ phần được trả cổ tức (tiền lãi) với
mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức
ổn định hàng năm.Cổ tức được chia có hai loại: cổ tức cố định và
cổ tức thưởng.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần sẽ được công ty hoàn vốn góp
bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều


kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại
Các điều kiện chuyển nhượng:
Đối với cổ phần thường:
Theo khoản 5 Điều 81 Luật doanh nghiệp năm 2005, cổ phần
thường được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp sau:
Theo khoản 5 Điều 84, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty
được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ đông sáng lập
có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho
cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần
phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu
có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này,
cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu
quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó và người nhận chuyển
nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau


thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ
đông sáng lập đều được bãi bỏ. Nguyên nhân có qui định trên vì
đây là qui định nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, các cổ đông sáng lập
ra công ty không được tự ý bỏ công ty được. Đây chính là một qui
định mang tính ràng buộc nghĩa vụ vật chất của cổ đông sáng lập
với người mua nhằm tránh tình trạng tuyên truyền lừa đảo.
Đối với cổ phần ưu đãi:
Qui định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi phụ thuộc vào điều lệ
công ty và Luật doanh nghiệp 2005.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo khoản 3 điều 87 Luật Doanh
nghiệp 2005, chỉ có các Tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ
đông sáng lập mới có quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết;
đây là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ

phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một số cổ phần ưu đãi
biểu quyết do điều lệ công ty qui định; cổ đông sở hữu cổ phần ưu
đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người
khác. Sau 3 năm kể từ ngày cấp giấy Chứng nhận đăng kí kinh
doanh, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển đổi thành cổ
phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng như cổ phần phổ
thông được phát hành trước đó. Việc cấm chuyển nhượng cổ phần
ưu đãi biểu quyết nhằm đảm bảo cho những thành viên sáng lập
có thể duy trì được ý tưởng kinh doanh ban đầu của mình, tránh
cho công ty mất tính ổn định trong những năm đầu thành lập.
Cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi
khác: Không bị điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp 2005 nên tùy


từng điều lệ của công ty qui định những điều kiện để được chuyển
nhượng khác nhau.
Ví dụ: Công ty cổ phần nhựa Tân Đại Á có qui định cổ phần ưu đãi
chỉ được chuyển nhượng sau 4 năm kể từ ngày phát hành hay như
đối với công ty cổ phần du lịch Việt Nam - Hà Nội thì cổ phần mua
với giá ưu đãi đối với công nhân viên lại được tự do chuyển nhượng
trong khi cổ phần ưu đãi dành cho nhà đầu tư chiến lược lại bị cấm
chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng có điều kiện..
Một số trường hợp đặc biệt trong chuyển nhượng cổ phần:
Cổ phần phát hành riêng lẻ:
Theo nghị định số 01/2010/NĐ-CP cổ phần mà các công ty cổ phần
khi phát hành riêng lẻ không được chuyển nhượng trong thời hạn
một năm kể từ ngày phát hành�.
Tuy nhiên, qui định này sẽ gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi
phát hành cổ phiếu riêng lẻ, nhưng đây là một động thái tích cực
nhằm ngăn chặn nguy cơ đầu cơ và bán khống của các nhà đầu tư

nếu không hạn chế thời gian chuyển nhượng.
Cụ thể, cổ phiếu A được bán cho nhà đầu tư chiến lược với giá
50000đ/cổ phiếu. Ngay tại thời điểm chốt danh sách nhà đầu tư
được phép mua riêng lẻ, giá cổ phiếu A là 100000đ/cổ phiếu, nhà
đầu tư có thể mượn cổ phiếu để giao dịch và sau đó sẽ trả lại khi
cổ phiếu riêng lẻ được phát hành sau đó một thời gian ngắn (vì cổ
phiếu riêng lẻ chỉ được bán cho một số nhà đầu tư chiến lược, với
giá bán thấp hơn nhiều so với giá bán trên thị trường).


Đồng thời, qui định này cũng ngăn chặn được sự liên kết của
những nhà đầu tư và những cổ đông lớn của doanh nghiệp (cũng
chính là những người có quyền quyết định chào bán riêng lẻ) nhằm
cố ý chấp nhận giảm giá trị vốn góp ở công ty để phát hành cổ
phiếu với giá rẻ hơn giá trị nội tại của công ty nhằm chia lợi ích. Vì
vậy, với qui định cấm chuyển nhượng cổ phiếu phát hành riêng lẻ
trong vòng một năm, vốn của nhà đầu tư sẽ bị chôn trong một thời
gian khá dài, thậm chí nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro cao nếu
xu hướng giá thị trường giảm mạnh. Do đó, nhà đầu tư khi muốn
mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ thì buộc phâỉ hiểu rõ tình hình
hoạt động của công ty cũng như tin vào khả năng tăng trưởng
trong tương lai của công ty.
Đối với ngân hàng thương mại cổ phần:
Cổ phần phổ thông của thành viên sáng lập của ngân hàng thương
mại cổ phần mới thành lập, trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp
giấy phép, chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong tổng
số cổ phần góp vốn khi thành lập ngân hàng cho cổ đông sáng lập
khác.
Đối với cổ đông không phải thành viên sáng lập của ngân hàng,
trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập, chỉ

được phép chuyển nhượng số cổ phần vốn góp của mình khi ngân
hàng thành lập cho cổ đông khác của ngân hàng.
Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, những giao dịch chuyển
nhượng sau cần có văn bản chấp thuận của thống đốc ngân hàng
nhà nước �:


Các giao dịch mua bán mức cổ phần trọng yếu (đây là giao dịch
mua bán của cổ đông nắm giữ 5% vốn cổ phần có quyền biểu
quyết trở lên);
Các giao dịch mua bán cổ phần dẫn đến cổ đông đang sở hữu mức
cổ phần trọng yếu trở thành không sở hữu cổ phần trọng yếu và
ngược lại.
Cổ đông cá nhân, cổ đông pháp nhân có người đại diện vốn góp là
thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng
giám đốc trong thời gian đảm nhiệm chức danh và trong thời gian
01 năm, kể từ thời điểm không đảm nhiệm chức danh, được
chuyển nhượng cổ phần nhưng phải giữ lại tối thiểu 50% tổng số
cổ phần mà mình sở hữu vào thời điểm được Đại hội đồng cổ đông
bầu hoặc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm và phải có văn bản báo
cáo Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện việc chuyển nhượng
cổ phần tối thiểu 15 ngày làm việc đối với số cổ phần được phép
chuyển nhượng.
Trong thời gian đang xử lý các hậu quả theo nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông do trách nhiệm cá nhân, các thành viên Hội đồng
quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc không được
chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp các thành viên này:
Là đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức bị sáp nhập, hợp
nhất, chia tách, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật;
Bị bắt buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án.



Đồng thời, phải có sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước nếu có
sự chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng cổ phần do nhà nước
nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài�:
Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan chỉ được
phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức,
cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 5 năm
kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một
ngân hàng Việt Nam.
Tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan sở hữu 10% vốn
điều lệ tại một ngân hàng Việt Nam chỉ được phép chuyển nhượng
cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả
trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 3 năm kể từ khi sở hữu
10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Đây chính là những qui định chặt chẽ nhằm bảo vệ nhà đầu tư
cũng như giữ vững được sự ổn định của một hoạt động mang tính
hệ thống và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như hoạt động
ngân hàng. Đồng thời, các qui định trên cũng ràng buộc lợi ích của
thành viên sáng lập và đại diện pháp luật của ngân hàng với ngân
hàng
Thông tư 08/2008/TT-NHNN ngày 22/3 của Ngân hàng Nhà nước
qui định các tổ chức tín dụng có thể đặt vào tình trạng kiểm soát
đặc biệt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước nếu
có nguy cơ mất khả năng chi trả; nợ không có khả năng thu hồi; có
nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong thời gian kiểm soát đặc


biệt, nghiêm cấm chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị, thành

viên ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc giám đốc chuyển nhượng
cổ phần, chia cổ tức, cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển
nhượng hoặc có bất cứ giao dịch nào có liên quan; từ chối hoặc
giảm bớt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khách hàng.
Cách thức chuyển nhượng cổ phần
Chuyển nhượng trực tiếp:
Khái niệm:
Đây là hình thức chuyển nhượng mà các cổ đông chuyển nhượng
cổ phần cho nhau hoặc chuyển nhượng cho người ngoài công ty
thông qua trao đổi trực tiếp. Ở đây có nghĩa là người bán và người
mua gặp gở nhau trực tiếp, tự thỏa thuận với nhau về giá cả, người
mua trực tiếp tự kiểm tra, đánh giá chất lượng của cổ phần chào
bán. Hình thức này xảy ra với người chuyển nhượng và người được
chuyển nhượng thường là những người quen biết nhau. Thủ tục
giao dịch do hai bên tự thỏa thuận theo qui định của luật dân sự.
Đối với các hành vi chuyển nhượng khác như cho - tặng, thừa kế…
cũng thuộc hình thức chuyển nhượng trực tiếp.
Qui trình thủ tục chuyển nhượng : gồm 6 bước.
Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ
Công ty cổ phần ( hoặc là công ty chứng khoán nhận quản lý sổ


cổ đông của công ty) tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu chuyển nhượng
cổ phần của cổ đông
Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm:
Giấy chuyển nhượng cổ phần (yêu cầu chuyển nhượng cổ phần)
hoặc hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có chữ kí của bên mua và
bên bán ( nếu một trong hai bên là tổ chức thì phải có chữ kí của
người được ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật và con dấu của
tổ chức đó).

Sổ chứng nhận cổ đông hoặc giấy sở hữu cổ phần của bên chuyển
nhượng và bên nhận chuyển nhượng (nếu bên mua cũng là cổ
đông của công ty).
Giấy tờ khác của bên chuyển nhượng:
Đối với cá nhân:
Giấy photo chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (được ghi trên Giấy
chứng nhận cổ phần) của bên chuyển nhượng (có bản chính để đối
chiếu).
Trong trường hợp cổ đông không thể thực hiện trực tiếp thủ tục
chuyển nhượng có thể thực hiện ủy quyền cho người khác, người
được ủy quyền nộp 1 bản Giấy chứng nhận ủy quyền và mang
theo chứng minh nhân dân/ hộ chiếu để đối chiếu hoặc 1 bản sao y
công chứng, mẫu xác nhận mẫu chữ kí của cổ đông có chứng thực
của chính quyền địa phương (bản chính).


Đối với tổ chức:
- Giấy xác nhận đăng kí kinh doanh (1 bản sao có công chứng).
- Văn bản chấp thuận chuyển nhượng cổ phần của hội đồng thành
viên/ hội đồng quản trị hoặc người có thẩm quyền theo qui định
của điều lệ tổ chức và bên chuyển nhượng.
- Giấy giới thiệu của tổ chức và chứng minh nhân dân của người
được tổ chức giới thiệu thay mặt tổ chức thực hiện giao dịch
chuyển nhượng (bản chính).
Giấy tờ khác của bên nhận chuyển nhượng:
- Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của bên nhận chuyển nhượng.
- Giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người được
ủy quyền.
- Nếu bên nhận chuyển nhượng là tổ chức:
- Giấy phép đăng kí kinh doanh (có công chứng).

- Điều lệ công ty (có công chứng).
- Văn bản chấp nhận nhận chuyển nhượng của hội đồng cá nhân
hoặc hội đồng thành viên hoặc cá nhân có thẩm quyền theo điều
lệ hoạt động của công ty.


- Giấy giới thiệu của tổ chức và chứng minh nhân dân, hộ chiếu
của người được tổ chức ủy quyền thay mặt thực hiện giao dịch.
Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài:
- Bản sao hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp.
- Tài liệu chứng minh nguồn tài sản hợp pháp.
- Các văn bản của cá nhân nước ngoài phải được hợp pháp hóa
lãnh sự hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Tất cả hồ sơ trên phải làm 1 bộ bằng tiếng Việt và 1 bộ bằng tiếng
Anh.
Đối với trường hợp thừa kế thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh
quyền thừa kế hợp lệ theo quy định của Bộ luât Dân sự hiện hành.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ chuyển nhượng cổ phần.
Nhân viên quản lý sổ cổ đông cho công ty tiến hành kiểm tra:
Kiểm tra tính hợp lệ, tính pháp lý của chứng từ chuyển nhượng và
thông tin liên quan đến chứng từ chuyển nhượng
Kiểm tra, đối chiếu số lượng cổ phần chuyển nhượng
Phân loại hồ sơ chuyển nhượng, những trường hợp chuyển nhượng
có điều kiện theo luật doanh nghiệp 2005 và điều lệ công ty thì
phải có phê duyệt của Hội Đồng Quản trị


Bước 3: Thu phí và cấp giấy xác nhận
Nếu hồ sơ chuyển nhượng đầy đủ và hợp lệ nhân viên tiếp nhận hồ
sơ chuyển nhượng kí xác nhận trên giấy đề nghị chuyển nhượng.

Tiến hành thu phí chuyển nhượng theo mức phí thỏa thuận.
Bước 4: Lập phiếu hẹn cấp/ trả sổ cổ đông
Tùy theo mỗi công ty mà thời gian hẹn cấp/trả sổ cổ đông sẻ khác
nhau. Thông thường là 5-10 ngày đối với cá nhân thực hiện chuyển
nhượng cổ phần và 15 ngày đối với tổ chức.
Bước 5: In sổ cồ đông
Bộ phận quản lý sổ cổ đông của công ty căn cứ vào hồ sơ chuyển
nhượng để thực hiện bút toán chuyển nhượng: ghi tăng/gảm cổ
phần trên Sổ cổ đông.
Trường hợp người nhận chuyển nhượng đã có Sổ cổ đông: công ty
cổ phần ủy quyển cho công ty chứng khoán ký phần xác nhận trên
Sổ cổ đông.
Trường hợp cấp phát mới Sổ cổ đông: bộ phận quản lý sổ cổ đông
in đầy đủ thông tin lên Sổ cổ đông theo mẩu quy định của công ty,
sau đó tập hợp chuyển các hồ sơ chuyển nhượng và Sổ cổ đông
mới để lấy chử ký của Chủ tịch Hội Đồng Quản trị công ty trên sổ
cổ đông. Sau khi ký xác nhận các hồ sơ chuyển nhượng và Sổ cổ


đông mới được chuyển trả lại toàn bộ cho bộ phận quản lý sổ cổ
đông .
Đối với người chuyển nhượng: thu lại Sổ chứng nhận cổ đông và
huỷ Sổ cổ đông nếu chuyển nhượng toàn bộ số lượng cổ phần sở
hữu.
Bước 6: Cấp/trả Sổ cổ đông
Bộ phận quản lý sổ cổ đông cấp/ trả Sổ cổ đông cho bên chuyển
nhượng và bên được chuyển nhượng sau khi đã hoàn tất các thủ
tục trên.
Đối với những công ty cổ phần sử dụng dịch vụ quản lý "Sổ cồ
đông và hỗ trợ thủ tục chuyển nhượng" của công ty chứng khoán.

Bộ phân quản lý sổ cổ đông của công ty cổ phần sẽ là công ty
chứng khoán, tất cả các khâu nhận hồ sơ, kiểm tra, in Sổ cổ đông
cho khách hàng sẽ do công ty chứng khoán thực hiện.
Chuyển nhượng gián tiếp:
Cổ phần được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán:
Thị trường chứng khoán tập trung ( Sở giao dịch chứng khoán) – là
nơi các nhà môi giới thực hiện cuộc đấu giá mua – bán chứng
khoán cho khách hàng của họ. Thị trường này hoạt động theo
đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng
khoán đã được đăng biểu hay đặc biệt được biệt lệ.


Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm
quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian,
tức là đã hội đủ tiêu chuẩn quy định.
Chứng khoán biệt lệ là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ
quan công quyền phát hành và bảo đảm. Loại chứng khoán này
được miễn giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Điều kiện niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán:
Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký
niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ
kế toán;
Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết
phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;
Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy
định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của
thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng
Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng,
cổ đông lớn và những người có liên quan;
Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất

100 cổ đông nắm giữ;
Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc
hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế
toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu
do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và


50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính
số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện
nắm giữ;Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ.
Trình tự giao dịch mua bán, chuyển nhượng chứng khoán trên sở
giao dịch chứng khoán:
Bước 1:Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch và thực hiện ký quỹ.
Mở tài khoản giao dịch
Nhà đầu tư bắt đầu việc giao dịch của mình bằng cách liên hệ với
công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán
để kí hợp đồng giao dịch. Công ty chứng khoán mở tài khoản giao
dịch cho khách hàng. Nhà đầu tư chứng khoán cần điền đầy đủ
thông tin vào giấy yêu cầu mở tài khoản với những nội dung sau:
số chứng minh thư, số điện thoại, phương thức giao dịch (chữ kí,
dấu,…).
Số chứng minh thư này sẽ là mã số kinh doanh của nhà đầu tư,
đồng thời là mả số quản lí của công ty chứng khoán về nhà đầu tư
trên Sở giao dịch chứng khoán.
Sau đó, nhà đầu tư sẽ kí hợp đồng giao dịch với công ty chứng
khoán trên cơ sở mẫu hợp đồng mở tài khoản ký giữa công ty
chứng khoán và khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số
04/1998 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về quy chế tổ chức và
hoạt động của công ty chứng khoán.



Nội dung hợp đồng là khách hàng đề nghị bên công ty chứng
khoán mở một tài khoản chứng khoán (gọi là tài khoản) đứng tên
khách hàng để lưu giữ, quản lí tiền, chứng khoán và thực hiện giao
dịch chứng khoán cho khách hàng thông qua Sở giao dịch chứng
khoán. Mỗi nhà đầu tư chỉ được mở tài khoản tại một công ty
chứng khoán. Do vậy, trước khi định mở tài khoản giao dịch chứng
khoán, nhà đầu tư nên tự lựa chọn công ty chứng khoán để mở tài
khoản. Việc mở tài khoản chứng khoán hiện nay được các công ty
chứng khoán thực hiện miễn phí, đồng thời khách hàng cũng
không phải ký quỹ, đặt cọc khoản tiền nào.
Ký quỹ
Trước khi tiến hành giao dịch, nhà đầu tư phải kí quỹ tại công ty
chứng khoán. Trong tài khoản giao dịch chứng khoán của khách
hàng tại Công ty phải có đủ 100% giá trị chứng khoán đặt mua
hoặc 100% số lượng chứng khoán đặt bán.
Bước 2:Nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch
Đặt lệnh
Nhà đầu tư muốn mua hay bán chứng khoán sẽ đến gặp công ty
chứng khoán. Người đầu tư có thể sử dụng nhiều phương tiện khác
nhau để đặt lệnh như đặt lệnh trực tiếp bằng phiếu lệnh (order
slip), điện thoại, fax.
Khách hàng kí hợp đồng ủy thác mua hoặc bán chứng khoán với
công ty chứng khoán.


Khách hàng đặt lệnh mua, bán chứng khoán với phòng tiếp thị
bằng phiếu lệnh. Nội dung chi tiết của lệnh gồm có: Lệnh mua hay
lệnh bán; tên chứng khoán – mã số chứng khoán; số lượng chứng
khoán; giá.

Công ty chứng khoán rà soát lại phiếu lệnh, rà soát lại tính hợp lệ,
hợp pháp của phiếu lệnh trước khi chuyển sang Sở giao dịch chứng
khoán.
Công ty chứng khoán chuyển lệnh của nhà đầu tư cho đại diện của
công ty tại sở giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao
dịch của sở giao dịch chứng khoán.
Huỷ lệnh:
Nhà đầu tư có thể thực hiện việc huỷ lệnh giao dịch đã đặt trước
đó với điều kiện lệnh giao dịch đó chưa được khớp hay mới chỉ
được khớp một phần.
Sửa lệnh:
Nhà đầu tư có thể thực hiện việc sửa lệnh giao dịch đã đặt trước
đó với điều kiện lệnh giao dịch đó chưa được khớp. Nhà đầu tư
phải lập phiếu sửa lệnh và gửi cho công ty chứng khoán. Nội dung
của lệnh sửa bao gồm các thông tin của lệnh gốc và các thông tin
cần sửa. Khi đó,đại diện giao dịch tại sàn giao dịch sẽ thực hiện hai
công việc: thứ nhất là hủy lệnh gốc của nhà đầu tư, sau đó nhập
nội dung của lệnh sửa. khi đó lệnh sửa của nhà đầu tư được hệ
thống coi là lệnh giao dịch mới.


Bước 3: Sở giao dịch thực hiện khớp lệnh:
Sở giao dịch chứng khoán thực hiện khớp lệnh mua và lệnh bán và
thông báo kết quả. Giá khớp được thông báo công khai và là giá
thống nhất của bên mua và bên bán.
Giao dịch khớp lệnh định kì: là phương thức giao dịch dựa trên cơ
sở tập hợp tất cả các lệnh mua, bán trong khoảng thời gian nhất
định và tạo ra giá khớp. Mức giá này được xác định dựa trên các
nguyên tắc sau:
Là mức giá mà tại đó khối lượng giao dịch là lớn nhất.

Nếu có nhiều mức giá thoả điều kiện trên thì mức giá nào trùng
hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh trước đó sẽ được
chọn.
Nếu vẫn có nhiều mức giá thoả mãn điều kiện trên thì mức giá cao
nhất sẽ được chọn.
Giao dịch khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch thực hiện
trên cơ sở lệnh của nhà đầu tư sau khi được nhập vào hệ thống sẽ
được khớp ngay với các lệnh đối ứng (nếu có) ở các mức giá tốt
nhất đã chờ sẵn trong hệ thống.
Bước 4: Thông báo kết quả giao dịch:
Sở giao dịch chứng khoán sau mỗi đợt khớp lệnh sẽ thông báo kết
quả cho lệnh được khớp đến công ty chứng khoán. Công ty chứng
khoán xác nhận với đại diện giao dịch về kết quả giao dịch sau


khớp lệnh. Chi tiết xác nhận gồm có: Tên chứng khoán; khối lượng
mua và bán; tên (mã số) của bên thành viên đối tác; ngày, thời
gian giao dịch được thực hiện; số hiệu của lệnh được thực hiện; các
chi tiết cần thiết khác theo quy định của sở giao dịch chứng khoán.
Công ty chứng khoán chuyển kết quả giao dịch để thực hiện thanh
toán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ.
Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho các nhà đầu
tư.
Bước 5: Hoàn thành quá trình chuyển nhượng:
Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền
(nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng
khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán chứng khoán nếu
quy định vể thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là
T+3.
Cổ phần giao dịch mua bán, chuyển nhượng tại thị trường phi tập

trung
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong nước và thế
giới.. Thị trường OTC (Over the counter) Việt Nam phát triển theo
mô hình phát triển của thị trường giao dịch cổ phiếu OTC của các
nước trên thế giới. Tất cả các giao dịch các cổ phiếu chưa đủ điều
kiện niêm yết của các công ty đại chúng được giao dịch qua thị
trường OTC với sự giám sát của các cơ quan chức năng và tổ chức
giao dịch theo các hình thức như một cổ phiếu đã niêm yết. Tuy
nhiên đối với cổ phiếu giao dịch trên sàn OTC có một số điểm khác


biệt so với giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập
trung về cách thức giao dịch và đặt lệnh như: không có có biên độ
khống chế về giá giao dịch cũng như giá tham chiếu. Thời gian
khớp lệnh của hệ thống kéo dài từ 10-15 giờ/ngày. Nhà đầu tư
được phép mua và bán cùng 1 loại cổ phiếu trong cùng 1 ngày
giao dịch. Ở sàn chứng khoán tập trung thì lệnh mua bán chứng
khoán sẽ được hệ thống máy tính so khớp, còn ở sàn giao dịch OTC
thì các đại diện giao dịch chọn lệnh để khớp.
Cách thức giao dịch sẽ được thực hiện như sau:
Cả người mua và người bán đều mở tài khoản tại sàn giao dịch
OTC. Sau khi người mua đặt lệnh mua cổ phiếu, người bán đặt lệnh
bán cổ phiếu thì các phiếu lệnh này sẽ được người giao dịch đưa
vào thị trường OTC để thực hiện lệnh. Nếu là một lệnh mua chẳng
hạn, thì bộ phận chuyên trách mua bán sẽ liên hệ với một số nhà
tạo giá (các dealers) để thu xếp giao dịch (mua chứng khoán) cho
khách hàng với giá chào bán (offer) thấp nhất. Khi giá mua cao
nhất của khách hàng A khớp với giá bán thấp nhất của khách hàng
B thì việc mua bán thực hiện , người đại diện giao dịch thương
lượng các điều khoản giao dịch cần thiết và giao dịch kết thúc.

Ví dụ: Khách hàng A muốn mua cổ phiếu 100 cổ phiếu của công ty
XYZ thì khách hàng A sẽ đặt lệnh mua 100 cổ phiếu của XYZ và
người môi giới ghi phiếu lệnh. Sau đó phiếu lệnh này sẽ được
chuyển đến người giao dịch trên thị trường OTC của công ty. Người
giao dịch trên thị trường OTC sẽ xác định những người đang nắm
giữ chứng khoán của công ty XYZ và có nhu cầu muốn bán (cũng
thông qua việc đặt lệnh),để thương lượng các điều khoản của giao
dịch như giá bán, số lượng mua. Trông mỗi phiên giao dịch, người


giao dịch sẽ ra giá cao nhất sẵn sàng bán và giá thấp nhất của cổ
phiếu công ty XYZ mà họ đang nắm giữ. Khi giá mua cao nhất của
khách hàng A khớp với giá bán thấp nhất của một khách hàng B
nào đó thì việc mua bán được thực hiện và giao dịch kết thúc.
Trường hợp giữa người mua và người bán đã xác định được nhau
nhưng vì do điều kiện về khoảng cách 2 người không thể gặp nhau
trực tiếp để thực hiện giao dịch được thì có thể thông qua công ty
chứng khoán. Người mua và người bán chỉ cần mở tài khoản giao
dịch tại công ty chứng khoán, người mua chuyển tiền vào tài
khoản của mình. Người mua sẽ ký hợp đồng mua cổ phiếu với công
ty chứng khoán, còn công ty chứng khoán sẽ ký hợp đồng mua
chứng khoán với người bán cổ phiếu. Mức giá mua bán, số lượng
sẽ do người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau.
Mọi thủ tục chuyển nhượng sau khi đã có sự thỏa thuận giữa người
mua và người bán sẽ do công ty chứng khoán thực hiện giống như
giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán.
Chương III
NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG
CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Những ưu điểm và nhược điểm của một số cách thức chuyển

nhượng cổ phần theo cách gián tiếp
Ưu và nhược điểm của cách thức chuyển nhượng cổ phần trên sở
giao dịch chứng khoán.


Ưu điểm:
Tạo điều kiện thuận lợi cho các cổ đông của doanh nghiệp thực
hiện chuyển nhượng cổ phần một cách thuận lợi, nâng cao tình
thanh khoản cho cổ phần của các doanh nghiệp này.
Thông tin được minh bạch giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu
tư khi thực hiện giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán. Các báo
cáo tài chính hằng năm của các công ty cổ phần đã niêm yết buộc
phải được kiểm toán, đồng thời, các giao dịch đều được thực các
rủi ro như lừa đảo, mua bán khống như cách giao dịch thông qua
thị trường phi tập trung.
Nhược điểm :
Số lượng công ty cổ phần đủ điều kiện để được niêm yết trên Sở
giao dịchchứng khoán còn quá ít nên làm cho thị trường kém sôi
động, không đáp ứng được hết nhu cầu của nhà đầu tư.
Rủi ro thường xảy ra trong quá trình nhập lệnh vào hệ thống máy
tính của các Broker khi khối lượng giao dịch nhiều.
Những ưu diểm và nhược điểm của cách thức chuyển nhượng cổ
phần qua thị trường phi tập trung
Ưu điểm:
Tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu của các công ty cổ phần
chưa có đủ điều kiện để niêm yết chứng khoán.


Tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và ngưới bán cổ phiếu có
thể giao dịch mua, bán, chuyển nhượng cổ phần dù ở bất cứ đâu,

bất cứ lúc nào.
Khối lượng cổ phiếu giao dịch lớn, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của
các nhà đầu tư.
Nhược điểm:
Khách hàng giao dịch trên thị trường OTC gặp nhiều khó khăn
trong vấn đề thu thập và tiếp cận thông tin.
Các nguồn thông tin không đủ căn cứ vững chắc và độ tin cậy để
giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác. Trong khi đó, việc các
thủ tục sang tên chuyển nhượng cổ phiếu lại chỉ được thực hiện
sau khi đã đóng tiền đầy đủ. Vì thế việc mua bán cổ phiếu này
mang rất nhiều yếu tố rủi ro cho người mua.
Dễ xảy ra tranh chấp trong quá trình mua bán, chuyển nhượng cổ
phiếu. Nguyên nhân chủ yếu là người mua và người bán không
thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng cồ phiếu.
Trường hợp hay xảy ra như:
Tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu. Trước khi phát
hành cổ phần tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông.
Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phần nằm trong danh sách cổ
đông của công ty sẽ được mua thêm cổ phiếu mới. Với những
người mua cổ phiếu trong giai đoạn giao thời hoặc khi danh sách
cổ đông đã được chốt, nếu không biết thì dù tiền đã thanh toán
cho người bán, cổ phiếu đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục


chuyển nhượng, người mua vẫn mất quyền mua, quyền mua cổ
phiếu mới vẫn thuộc về người bán.
Tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức. Cổ tức được chia cho cổ đông
dựa trên số lượng cổ phần họ đang nắm giữ. Thông thường, công
ty chia cổ tức sau khi kết thúc năm tài chính, một số công ty tạm
ứng cổ tức sau 6 tháng. Vì thế người mua mặc dù vẫn đang nắm

trong tay cổ phiếu của công ty nhưng lại không được nhận cổ tức
của công ty.
Rủi ro trong mua bán cổ phần chưa được chuyển nhượng.Có những
cổ phần theo quy định nội bộ của công ty, sau 1 năm mới được
chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông
tin nên đã mua. Và trong thời hạn 1 năm đó, các quyền lợi như
mua thêm cổ phần tăng vốn, nhận cổ tức… vẫn thuộc về người
đứng tên sở hữu cổ phần (người bán), còn người đã bỏ tiền ra mua
thì bị chiếm đoạt quyền lợi.
Rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua. Trong các
đợt phát hành thêm cổ phần mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu,
cổ đông chiến lược hay cán bộ công nhân viên được quyền mua cổ
phần. Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hàng.của
giá thị trường thời điểm đó. Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn
thường chấp nhận mua. Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phần cho
đến khi nhận được cổ phần là khoảng thời gian khá dài, nên đến
khi nhận được cổ phần thì cổ phần vẫn đứng tên chủ sở hữu là
người bán. Khi đó, nếu giá cổ phiếu đứng yên, giảm hay người bán
nghiêm túc, đứng đắn thì việc làm thủ tục chuyển nhượng không
vấn đề gì. Ngược lại, gặp phải người không trọng chữ tín thì dễ
dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận,


kèm với lãi suất ngân hoặc vì nhiều lý do khác đã bán quyền mua
cổ phần. Giá bán quyền mua thường thấp hơn thị trường phi tập
trung
Thực trạng và giải pháp đối với chuyển nhượng cổ phần trong công
ty cổ phần
Những hạn chế nghị định 01 trong chuyển nhượng cổ phần.
Ngày 4/1, Thủ tướng đã ban hành Nghị định số 01/2010/NĐ-CP về

chào bán cổ phần riêng lẻ có hiệu lực từ ngày 25/2/2010.
Nghị định trên nêu rõ, hạn chế chuyển nhượng cổ phần phát hành
riêng lẻ thời hạn 1 năm, các đợt chào bán phải cách nhau tối thiểu
là 6 tháng.
Đối tượng áp dụng của nghị định này là các công ty cổ phần, các
doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần - ngoại trừ các
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ
phần. Công ty cổ phần thành lập và hoạt động theo pháp luật nước
ngoài không được chào bán cổ phần trên lãnh thổ Việt Nam, trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy
định khác.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý chào bán cổ phần riêng
lẻ gồm: Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp tổ chức chào bán
là tổ chức tín dụng); Bộ Tài chính (doanh nghiệp bảo hiểm cổ
phần); Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (công ty cổ phần chứng
khoán, công ty cổ phần quản lý quỹ, công ty đại chúng (trừ các
công ty đại chúng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín
dụng, bảo hiểm); sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý khu công


×