Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Nghị luận về tư tưởng, đạo lý từ chuyên đề đến chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.31 KB, 30 trang )

A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Theo thông tin của Bộ giáo dục, đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm
2016 tương tự cấu trúc đề thi năm 2015 gồm hai phần: phần đọc - hiểu chiếm 3
điểm và phần làm văn gồm nghị luận xã hội (3 điểm) và nghị luận văn học (3
điểm). Như vậy, nghị luận xã hội là phần bài viết chiếm tỉ lệ điểm của toàn bài
là khá lớn.
2. Trong kỳ thi quốc gia THPT năm 2016, Bộ giáo dục có những điều chỉnh nhất
định cho môn Ngữ văn: cấu trúc môn Ngữ văn phù hợp đề thi "hai trong
một" để đánh giá đúng năng lực của người viết. Như vậy, mức độ đề thi sẽ được
nâng lên để phân hóa được đối tượng theo hướng sát với đề thi đại học. Câu hỏi
nghị luận xã hội cũng không nằm ngoài định hướng đó.
3. Theo dõi sự phân bố trong đề thi Đại học môn Ngữ văn từ năm 2010 - 2015,
có thể thấy trong câu nghị luận xã hội thì nghị luận về tư tưởng đạo lý giữ vị
trí đặc biệt quan trọng, hoặc là đứng một mình, hoặc là có sự kết hợp với dạng
nghị luận về hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn
học.
Năm 2010
Như một

Năm 2011 Năm 2012
Biết tự hào Kẻ cơ hội

Năm 2013
Nhà nghiên

Năm 2014
Kẻ mạnh

thứ a-xit

về bản



cứu Trần

không phải luyện kĩ

vô hình,

thân là cần nóng tạo

Đình Hượu

là kẻ giẫm

năng sống

thói vô

thiết

ra thành

có nêu một

lên vai kẻ

cũng cần

trách

nhưng biết


tích, người

nhận xét về

khác để

thiết như

nhiệm ở

xấu hổ còn chân chính lối sống của

thỏa mãn

việc tích

mỗi cá

quan trọng thì kiên

người Việt

lòng ích kì. lũy kiến

nhân có

hơn.

nhẫn lập


Nam truyền

Kẻ mạnh

thức.

thể ăn mòn Hãy viết

nên thành

thống: Khôn

chính là kẻ

Bày tỏ suy

cả một xã

một bài

tựu.

g ca tụng trí

giúp đỡ kẻ

nghĩ của

hội.


văn ngắn

Hãy viết

tuệ mà ca

khác trên

anh/chị về

Trình bày

trình bày

một bài

tụng sự khôn

đôi vai

vấn đề

suy nghĩ

suy nghĩ

văn ngắn

khéo. Khôn


mình.

trên.

thì nôn

1

Năm 2015
Việc rèn


của mình

về ý kiến

trình bày

khéo là ăn đi

Nêu ý kiến

về tinh

trên.

suy nghĩ

trước, lội


về điều

thần trách

về ý kiến

nước theo

làm nên

nhiệm và

trên.

sau, biết thủ

sức mạnh

thói vô

thế, giữ

chân chính

trách

mình, gỡ

của mỗi


nhiệm của

được tình thế con người

con người

khó khăn.

cũng như

trong cuộc

Hãy bày tỏ

của quốc

sống hiện

quan điểm

gia.

nay.

sống của
chính mình.

Hơn nữa, trong cấu trúc đề, phần Đọc - hiểu gồm hai văn bản: văn bản nghệ
thuật và văn bản nhật dụng. Văn bản nhật dụng có xu hướng đề cập đến những

vấn đề có tính thời sự đòi hỏi thí sinh phải có chính kiến của bản thân về vấn đề
đó thông qua một đoạn văn ngắn. Đây cũng có thể coi là một dạng ngắn gọn của
kiểu nghị luận về một hiện tượng đời sống. Mặt khác, trong phần Làm văn, dạng
đề kết hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội như năm học 2014 sẽ
không có. Chính vì vậy, theo nhận định của bản thân người viết, nghị luận về tư
tưởng, đạo lý là sẽ là phần viết có tỷ lệ cao được sử dụng trong phần Làm
văn của đề thi THPT quốc gia năm 2016.
4. Đề thi được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng học sinh học thuộc
lòng, đồng thời phải huy động kiến thức tổng hợp, liên môn, đặc biệt là vốn
sống của học sinh vào việc làm bài. Học sinh phải chủ động, linh hoạt, thể hiện
những chính kiến của mình trước một vấn đề được đặt ra, phải có sự sáng tạo.
Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị những kỹ năng cần thiết cũng như
những kiến thức bên ngoài, đặc biệt là kiến thức về những vấn đề đang diễn ra
trong cuộc sống hàng ngày. Điều này đồng nghĩa với việc giáo viên phải có
những định hướng cụ thể cả về kỹ năng làm bài lẫn tư liệu đời sống cho các
2


em.
Từ những thay đổi của Bộ giáo dục về môn Ngữ văn năm 2016 cùng với sự
nghiên cứu, phân tích, nhận định của bản thân, tôi đề xuất sáng kiến Nghị luận
về tư tưởng, đạo lý - từ chuyên đề đến chủ đề nhằm chuẩn bị tốt nhất cho học
sinh cả về kiến thức lẫn tâm thế cho câu nghị luận về tư tưởng, đạo lý - một
trong những phần viết làm nên sự thành công của bài thi Ngữ văn THPT quốc
gia.
B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Phạm vi triển khai
Nhiệm vụ mà đề tài hướng tới là xây dựng chuyên đề, xác định các chủ đề và
tạo lập, định hướng tư liệu cho dạng văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
Đối tượng học sinh mà tôi tiến hành rèn luyện là những học sinh do bản thân

trực tiếp giảng dạy. Bao gồm: 02 lớp: Lớp 12C3 - 25 học sinh. Lớp 12C4 - 23
học sinh. Tổng số: 48 học sinh.
2. Phạm vi nghiên cứu
2.1. Chuyên đề về văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý
2.2. Các chủ đề của văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý
2.3. Các tư liệu đời sống liên quan đến chủ đề tương ứng.
C. NỘI DUNG
1. Tình trạng giải pháp
1.1. Tình trạng chung
Nghị luận về tư tưởng, đạo lý không phải là kiểu bài mới bởi học sinh đã
được làm quen từ bậc THCS. Ở bậc này, các em đã có những tiết học chính khóa
trong chương trình lớp 9 với bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý , được
cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, các kiểu biểu hiện, cách
làm chung nhất về kiểu bài này. Tuy nhiên, có thể coi đây mới chỉ là bước khởi
động cho việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn ở bậc THPT. Trong chương trình
THPT, các em tiếp tục được nghiên cứu với bài Nghị luận về tư tưởng, đạo lý,
SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục. Từ những kiến thức nền tảng đã có
từ trước, các em tiến sâu hơn, cao hơn trong hành trình nhận thức về dạng bài
3


này. Như vậy, tìm hiểu về nghị luận về tư tưởng, đạo lý là một quá trình, đã
được chú ý nhưng thời lượng trong chương trình lại hạn chế.
Để củng cố cũng như bổ sung kiến thức, kỹ năng cho học sinh, rất nhiều thầy
cô đã tham gia biên soạn những cuốn sách, tạo dựng những clip, hoặc là những
có bài viết chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy trên các
trang mạng xã hội... Mỗi thầy cô là một phương pháp giúp học sinh tiếp cận một
cách tốt nhất kiểu bài này. Đây chính là những tư liệu và gợi ý quý báu cho
người viết trong quá trình nghiên cứu đề tài.
1.2. Tình trạng của nhà trường

Nhận rõ tầm quan trọng của kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý, các thầy
cô trong bộ môn Ngữ văn của trường THPT Nà Tấu đã có những phương án chủ
động để rèn luyện cho học sinh các kiến thức, kỹ năng cơ bản về dạng đề này
như xây dựng chuyên đề nghị luận xã hội, xây dựng các tiết tự chọn, phụ đạo
riêng. Tuy nhiên, chuyên đề còn mang tính chất chung, khái quát nhất cho văn
nghị luận xã hội (gồm cả nghị luận về hiện tượng đời sống và nghị luận về tư
tưởng, đạo lý), tiết tự chọn và phụ đạo rất hạn chế (tự chọn có 02 tiết, phụ đạo
có 02 tiết cho kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý). Thêm nữa, về phía học
sinh, tuy đã được làm quen với dạng đề này nhưng dường như lên bậc THPT lại
trở thành kiến thức lạ lẫm, mới mẻ! Chính vì vậy, những kỹ năng gần như là
không có. Những khó khăn và hạn chế này đòi hỏi bản thân mỗi người thầy lại
phải có những tìm tòi, nghiên cứu, nghiền ngẫm riêng cho đối tượng học sinh
của mình làm sao giúp các em có những kiến thức, kỹ năng đúng, rộng và sâu về
văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
2. Nội dung giải pháp
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng đến mục đích
1. Xây dựng chuyên đề về văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý
2. Phân loại văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý theo các chủ đề
3. Định hướng cách viết tư liệu phù hợp theo từng chủ đề
2.2. Nội dung sáng kiến
4


2.2.1. Nghị luận về tư tưởng, đạo lý - từ chuyên đề....
2.2.1.1. Khái lược chung về văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý
Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ
để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết
học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ.
Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để

người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của
mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính
mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận
dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2).
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là một trong những dạng đề của nghị luận
xã hội. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về những vấn đề như tư tưởng,
đạo đức, một quan niệm sống, một lối sống, mối quan hệ giữa người và người...
trong xã hội. Sử dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,
so sánh... để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định
cái đúng và lập trường của người viết.
2.2.1.2. Nghị luận về tư tưởng, đạo lý - chuyên đề
I. Xác định nội dung chuyên đề
1. Tên bài
- Nghị luận về tư tưởng, đạo lý, SGK Ngữ văn 12, Tập một, Nhà xuất bản Giáo
dục, năm 2015.
2. Hình thức
- Tổ chức dạy học trong lớp và không gian ngoài lớp học.
II. Bảng mô tả chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng lực
Chuẩn kiến thức, kỹ năng
1. Kiến thức

Hình thành năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung:

- Nội dung, yêu cầu của bài văn

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan

nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.


đến tư tưởng, đạo lý.

- Cách thức triển khai bài văn nghị

+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết
5


luận về một tư tưởng, đạo lý.

các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu

2. Kỹ năng

mà giáo viên đề ra).

- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn + Năng lực tự học, tự khám phá tri thức,
nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

thu thập thông tin.

- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối

+ Năng lực hợp tác (phối hợp với các

với một tư tưởng, đạo lý.

thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài


- Biết huy động các kiến thức và

tập về tư tưởng, đạo lý, sưu tầm tài

những trải nghiệm của bản thân để

liệu...)

viết bài văn nghị luận về một tư

+ Năng lực sáng tạo.

tưởng, đạo lý.

+ Năng lực tự quản bản thân.

3. Thái độ

- Năng lực chuyên biệt:

- Có ý thức và khả năng tiếp thu

+ Năng lực đọc - hiểu tư tưởng, đạo lý.

những quan niệm đúng đắn và

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết trình

phê phán những quan niệm sai


bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về

lầm về tư tưởng, đạo lí.

nội dung kiến thức được tìm hiểu, biết
trao đổi, thảo luận với giáo viên, bạn bè.
+ Năng lực thẩm mỹ.
+ Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.
- Phẩm chất:
+ Có ý thức tìm hiểu, giữ gìn và phát huy
những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
+ Trung thực trong học tập và cuộc sống,
biết phê phán hành vi thiếu trung thực
trong học tập, cuộc sống.
+ Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ
phải, công bằng.

III. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu

6


Nhận biết

Thông hiểu

- Thấy được nội

- Hiểu được đặc


Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bàn luận, đánh giá - Tự tìm hiểu, lập

dung bao quát của điểm của văn nghị ý kiến (đưa ra

dàn ý và làm một

tư tưởng, đạo lý

quan điểm cá

bài văn nghị luận

nhân với vấn đề

về tư tưởng, đạo

- Hiểu và giải

cần nghị luận và

lý.

thích được những

bảo vệ, dẫn chứng - Phân biệt nghị


từ ngữ, cụm từ

được quan điểm

luận về tư tưởng,

ngữ và tư tưởng

đó)

đạo lý với nghị

chung của tư

- Thấy được mối

luận về hiện tượng

tưởng, đạo lý.

quan hệ giữa

đời sống, nghị

- Hiểu được mặt

những vấn đề đặt

luận về một vấn


luận về tư tưởng,

(vấn đề nghị luận) đạo lý.

đúng, mặt sai hoặc ra trong tư tưởng,

đề đặt ra trong tác

biểu hiện sai lệch

đạo lý với cuộc

phẩm văn học.

trong thực tế đời

sống thực tại.

- Đánh giá, mở

sống của tư tưởng,

rộng, nâng cao tư

đạo lý.

tưởng, đạo lý.
- Kết nối nghị luận
về tư tưởng, đạo
lý với thực tiễn để

rút ra bài học cho
bản thân và những
người xung quanh.

IV. Tiến trình dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc và soạn bài theo hướng dẫn đọc bài.
- Tra cứu và tham khảo những thông tin liên quan đến bài học.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập do giáo viên giao.
b. Chuẩn bị của giáo viên
7


- Đọc SGK, chuẩn kiến thức, kỹ năng, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh... có liên
quan đến bài dạy...
2. Phương pháp dạy học
a. Phương pháp
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác.
- Phương pháp phát vấn, đàm thoại.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp thuyết trình.
b. Kỹ thuật dạy học
- Kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Kỹ thuật chia nhóm...
NỘI DUNG 1: Giới thiệu chung về chuyên đề nghị luận về một tư tưởng,
đạo lý
1. Nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài
của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn
đề về tư tưởng, đạo lí, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống
hàng ngày. Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn
học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng
được xếp vào dạng nghị luận xã hội.
2. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
Là một dạng của nghị luận xã hội, nghị luận về một tư tưởng, đạo lý có
những đặc điểm riêng về nội dung và hình thức.
2.1. Đặc điểm nội dung: đề cập đến
- Những vấn đề liên quan đến nhận thức như lý tưởng sống, mục đích sống,
nghề nghiệp, ước mơ...
- Những vấn đề liên quan đến đạo đức, tâm hồn, tính cách như trình bày về lòng
yêu nước, lòng nhân ái, đức tính vị tha, bao dung, độ lượng, vị tha - ích kỷ, thói
8


ba hoa, ..
- Những vấn đề liên quan đến quan hệ gia đình, xã hội như cha mẹ - con cái,
thầy cô, bè bạn....
b. Đặc điểm hình thức: Thường tồn tại dưới hai dạng:
- Dạng trực tiếp: Câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn, hoặc thơ đưa trực
tiếp vấn đề.
- Dạng gián tiếp: Những mẩu truyện ngắn hoặc những bài thơ ngắn mang ý
nghĩa triết lý.
Về tính chất, những vấn đề mà tư tưởng, đạo lý đề cập đến là những vấn đề
có tính muôn thủa, vấn đề chung về con người, cuộc sống, cách sống mà con
người sẽ luôn quan tâm, trăn trở. Những vấn đề này thường trừu tượng, khái
quát.
Đều là kiểu bài nghị luận chính trị - xã hội, nhưng nghị luận về hiện tượng

đời sống xuất phát từ thực tế đời sống mà nêu ra tư tưởng, bày tỏ thái độ. Trong
khi đó, nghị luận về một tư tưởng, đạo lý xuất phát từ tư tưởng, đạo lý sau đó
dùng lập luận giải thích, phân tích, vận dụng các sự thực cuộc sống để chứng
minh nhằm thuyết phục mọi người nhận thức đúng tư tưởng, đạo lý đó.
-> Từ việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng trong chủ đề, học sinh sẽ có nền tảng cơ bản
để làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
NỘI DUNG 2:
Bài: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
* Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
2. Kỹ năng
- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lý.
- Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn
nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
9


3. Thái độ
- Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán
những quan niệm sai lầm về tư tưởng, đạo lí.
A. Hoạt động khởi động
Trong những đề bài sau, đề nào không thuộc bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý?
A. Suy nghĩ về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
b. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
C. Suy nghĩ về câu tục ngữ Có chí thì nên.
D. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó.
B. Hoạt động hình thành kiến thức

? Nêu khái niệm văn nghị luận? Hãy kể ra

I. Giới thiệu chung

một số đề nghị luận mà em biết?

1. Văn nghị luận

GV gợi ý giúp HS nhớ lại những kiến thức

- Khái niệm văn nghị luận.

đã được học về văn nghị luận ở bậc THCS.

- Phân loại văn nghị luận:

GV tạo dựng môi trường, không khí cho

+ Nghị luận về hiện tượng đời

buổi học: Trình chiếu các đề bài nghị luận

sống.

mà HS đã được học ở bậc THCS.

+ Nghị luận về tư tưởng, đạo lý.

? Văn nghị luận được chia làm mấy loại?
GV: Thuyết trình trước lớp những đặc điểm

cơ bản và những ví dụ minh họa cho những
dạng văn nghị luận
2. Nghị luận về tư tưởng, đạo lý
GV: Thuyết trình về các kiểu cơ bản của

Kiểu 1: Nghị luận về tư tưởng,

bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý

đạo lý trong một nhận định (châm
ngôn, tục ngữ, ca dao...)
Kiểu 2: Nghị luận về một tính
cách, một trạng thái tâm lý (tính
trung thực, sự ích kỷ, lòng tự
trọng, lòng dũng cảm..., sự bình
yên, một khoảng lặng trong tâm
10


GV trình chiếu trước lớp một đoạn clip về
một lối sống đẹp (các trương trình nhân văn

hồn....)
II. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề bài:

của Đài truyền hình Việt Nam như Lục lạc

Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau


vàng, Cặp lá yêu thương...). Từ đó, HS có

của nhà thơ Tố Hữu:

những hình dung một cách cụ thể, sinh

“ Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi

động bước đầu về bài.

bạn? ”

Hãy xác định vấn đề cần nghị luận, thao

(Một khúc ca)

tác nghị luận, phạm vi tư liệu?

a, Tìm hiểu đề

GV: Lưu ý HS xem xét đề bài yêu cầu vận

- Vấn đề nghị luận: Câu thơ của

dụng thao tác nào, giải quyết vấn đề gì, cần

TH đề cập đến vấn đề lối sống

sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào


đẹp của con người, đặc biệt là của

trong cuộc sống để làm dẫn chứng.

tuổi trẻ.

Ví dụ:

+> Sống đẹp: có MĐ sống đúng

- Thao tác: giải thích, chứng minh, bình

đắn, tình cảm đẹp: lành mạnh,

luận

trong sáng, nhân hậu

- Vấn đề cần giải quyết: Làm rõ quan điểm

+> Để sống đẹp, mỗi người cần

Sống đẹp

xác định:

- Phạm vi dẫn chứng: Thực tế đời sống.

+ Lí tưởng (mục đích sống)
đúng đắn, cao cả,

+ Tâm hồn, tình cảm lành
mạnh, nhân hậu
+ Trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày
thêm mở rộng, sáng suốt
+ Hành động tích cực, lương thiện
- Các thao tác lập luận cần vận
dụng:
+ Giải thích (“sống đẹp”);
+ Phân tích (các khía cạnh biểu
hiện của “sống đẹp”);

11


+ Chứng minh, bình luận (nêu
những tấm gương người tốt; bàn
cách thức rèn luyện để “sống
đẹp”; phê phán lối sống ích kỉ, vô
trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực)
- Dẫn chứng: chủ yếu tư liệu
thực tế, có thể lấy dẫn chứng
trong thơ văn nhưng không cần
GV (thuyết trình): Lập dàn ý: là tìm kiếm,

nhiều.
b, Lập dàn ý

lựa chọn và sắp xếp các ý theo một hệ

* Mở bài


thống nhất định theo định hướng ở phần

- Giới thiệu chung vấn đề .

tìm hiểu đề.

- Nêu luận đề cụ thể.

? Mở bài phải đảm bảo những yêu cầu

* Thân bài

nào?

- Giải thích thế nào là lối sống

HS suy nghĩ trả lời

đẹp? (có MĐ sống đúng đắn, tình

GV nhận xét, bổ sung: Giới thiệu vấn đề có

cảm đẹp: lành mạnh, trong sáng,

thể theo lối diễn dịch, quy nạp hay phản

nhân hậu)

đề… nhưng đều phải dẫn đến vấn đề nghị


- Phân tích, chứng minh các khía

luận.

cạnh biểu hiện của sống đẹp.

+ Dù dẫn nguyên văn hoặc tóm tắt đều

- Bình luận: Khẳng định lối sống

phải xuất hiện câu, đoạn chứa luận đề.

đẹp.

? Phần thân bài cần sắp xếp các ý theo

- Bác bỏ và phê phán lối sống ích

trình tự như thế nào?

kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí,

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm lớn

nghị lực…

HS thảo luận, trình bày, bổ sung.

- Liên hệ bản thân.


GV nhận xét, bổ sung:

+ Sống đẹp: có MĐ sống đúng

GV lưu ý: Khi chứng minh có thể:

đắn, tình cảm đẹp: lành mạnh,

+ Phân tích đến đâu đưa dẫn chứng đến

trong sáng, nhân hậu

đấy.

Hành động: tích cực, hướng thiện
12


+ Hoặc sau khi đưa ra hết lý lẽ mới đưa dẫn Trí tuệ: luôn trau dồi tri thức, học
chứng.

hỏi

Lưu ý: Vì đây là kiểu bài nghị luận xã hội

+ Sống trọn vẹn với trách nhiệm

nên có thể lấy dẫn chứng từ cuộc sống thực


bổn phận của mình; sống biết yêu

tế do bản thân người viết chứng kiến hoặc

thương, chia sẻ, giản dị, khiêm

trải nghiệm. Có thể lấy dẫn chứng từ thơ

nhường với những gì mình có,

văn nhưng nên hạn chế nếu không sẽ trở

luôn hướng thiện và trân trọng

thành bài nghị luận văn học.

những giá trị c/s.

GV (lưu ý) phần bình luận: Có hai phần:

* Kết bài

Bình và Luận.

- Khẳng định ý nghĩa của lối sống

+ Bình là nhận xét, đánh giá vấn đề đúng

đẹp: là chuẩn mực đạo đức, nhân


hay sai.

cách của con người

+ Luận là bàn bạc, mở rộng vấn đề

- Nhắc nhở mọi người coi trọng

? Phần kết bài ta có thể kết thúc vấn đề

lối sống đẹp, sống cho xứng đáng;

bằng những ý chính nào?

cảnh tỉnh sự mất nhân cách của

HS suy nghĩ trả lời

thế hệ trẻ trong đời sống nhiều

GV nhận xét, bổ sung
Cách làm một bài văn nghị luận về một

cám dỗ hiện nay.
II. Cách làm một bài văn về tư

tư tưởng, đạo lý?

tưởng, đạo lý


HS rút ra kết luận từ việc lập dàn ý trên

* Cách thức tiến hành

lần lượt trình bày từng ý cần có trong mỗi

1. Giới thiệu tư tưởng, đạo lý

phần của bài văn.

- Giới thiệu vấn đề.

GV nhận xét, bổ sung:

- Trích (nêu) vấn đề.

a. Mở bài: Khi trích vấn đề: đối với dạng đề 2. Giải thích tư tưởng đạo lí cần
ngắn dẫn nguyên văn; đối với dạng dài hơn

bàn.

thì phải nêu được nhan đề, tóm tắt được nội 3. Phân tích, chứng minh những
dung của câu chuyện hoặc bài thơ.

mặt đúng của vấn đề.

b. Thân bài

4. Bình luận, mở rộng bác bỏ


* Giải thích: Trả lời cho các câu hỏi:

những luận điệu sai lệch có liên

- Là gì?

quan đến vấn đề bàn luận.
13


+ Chú ý tập trung giải thích những từ ngữ

5. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học

trừu tượng, có hàm ý, ẩn dụ..., tránh giải

nhận thức và hành động về tư

thích tràn lan, những từ đã rõ nghĩa.

tưởng, đạo lí.

+ Giải thích từ/ khái niệm cả về nghĩa đen
và nghĩa bóng.
+ Giải thích từ là cách để giải thích nghĩa
của cả câu nói.
- Như thế nào?: Nêu biểu hiện của vấn đề
(trong chiến đấu, trong lao động, trong đời
sống hàng ngày...)
* Phân tích, chứng minh: Trả lời các câu

hỏi:
- Tại sao vấn đề đó đúng?
- Vấn đề đúng thì đem lại kết quả gì?
- Dẫn chứng nào chứng tỏ điều ấy?
* Bình luận vấn đề: Trả lời cho câu hỏi:
- Vấn đề có đúng hoàn toàn trong mọi
hoàn cảnh không?
- Thực tế, có phải ai cũng thực hiện đúng
như tư tưởng, đạo lý đó không?
- Nếu không thực hiện theo thì sẽ phải
gánh chịu những hậu quả gì?
- Dẫn chứng nào chứng tỏ điều ấy?
* Mở rộng vấn đề: Trả lời cho câu hỏi:
- Làm thế nào để có được điều ấy?
- Nếu con người chỉ có điều ấy thì đã đủ
chưa?
* Bài học nhận thức, hành động: Trả lời
cho câu hỏi:
- Chúng ta hiểu gì và sẽ làm gì?
14


- Liên hệ bản thân
c. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa chung của vấn đề
được đặt ra.
- Kêu gọi được mọi người làm theo phương
diện đúng đắn của tư tưởng, nhắc nhở tránh
những phương diện hạn chế.
Cách diễn đạt trong bài văn về tư tưởng


* Diễn đạt

đạo lý cần tuân thủ những yêu cầu nào ?

- Chuẩn xác, mạch lạc

HS suy nghĩ trả lời

- Có thể sử dụng phép tu từ, biểu

GV nhận xét, bổ sung

cảm nhưng phải ở mức độ phù

GV tóm lược lại những đơn vị kiến thức và

hợp

yêu cầu học sinh đọc Ghi nhớ - SGK
C. Hoạt động luyện tập

* Ghi nhớ: SGK - 21

1. Anh/ chị hãy bình luận ca từ sau đây trong một bản nhạc của Trịnh Công Sơn:
Sống trên đời cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?
2. Anh/ chị suy nghĩ gì về câu nói: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là
nơi thiếu tình thương.
3. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình (Tố Hữu). Dựa vào câu thơ trên, hãy
viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ riêng của anh/ chị.

D. Hoạt động vận dụng
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
1. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau:
Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất
thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.
2. Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai
ương của số phận (Euripides). Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?
3. Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Từ
ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về sự
nguy hại của đạo đức giả đối với cuộc sống con người.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
15


GV: Giao bài tập nhóm cho HS theo hình thức dự án với hai nhiệm vụ:
1. Sưu tầm những câu tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn theo các chủ đề.
2. Tìm hiểu những tấm gương từ thực tế đời sống liên quan đến những chủ đề
đó.
Nhóm 1: Về vấn đề nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, ước mơ).
Nhóm 2: Về vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân
ái; tính trung thực)
Nhóm 3: Về vấn đề về các quan hệ gia đình (tình mẫu tử)
Nhóm 4: Về vấn đề về các quan hệ xã hội (tình thầy trò, tình bạn)
NỘI DUNG 3: Tổng kết chung về chuyên đề
1. Mặc dù đều thuộc về văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý nhưng mỗi chủ đề lại
phản ánh được những vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con
người.
- Chủ đề về nhận thức: mang đến cho người viết định hướng đúng đắn, cao đẹp
về lý tưởng, ước mơ, hoài bão.
- Chủ đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: hình thành những nhân cách tốt đẹp

như lòng trung thực, sự dũng cảm, tính tự tin; biết phê phán, loại trừ những thói
hư tật xấu... hướng đến cái chân - thiện - mỹ trong cách ứng xử với mọi người...
- Chủ đề về quan hệ gia đình, xã hội: hun đúc nên những con người biết giữ
những chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ với mọi người xung quanh: biết
yêu thương, đùm bọc nhau; biết hiếu kính với mẹ cha, ông bà; biết tôn sư trọng
đạo....
2. Khi làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý cần quy vấn đề vào một
trong những chủ đề nhất định để có những lập luận nền tảng vững chắc, từ đó có
sự sáng tạo riêng cho mỗi vấn đề. Điều này cũng tạo thuận lợi cho học sinh
trong việc lựa chọn, trình bày dẫn chứng đã được định hình lựa chọn từ trước.
2.2.2. Nghị luận về tư tưởng, đạo lý - ... đến chủ đề
Những tư tưởng, đạo lý bàn luận về nhiều vấn đề trong cuộc sống mang ý
nghĩa muôn thủa, là những vấn đề chung về con người, cuộc sống, cách sống...
mà con người sẽ luôn quan tâm, trăn trở. Đây là những vấn đề thường trừu
16


tượng, khái quát nhưng ta có thể sắp xếp, phân loại những tư tưởng này theo
những chủ đề nhất định. Việc phân loại không chỉ giúp ta nhận dạng được đúng
vấn đề mà tư tưởng đó muốn hướng tới mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình làm những dạng bài tương tự nhau.
Chủ đề trong bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý rất đa dạng. Trong mỗi
chủ đề lại có những biểu hiện rất đa dạng. Vì vậy, đi hết được tất cả các chủ đề,
các khía cạnh cần một bài nghiên cứu dài hơi hơn. Vì vậy, ở đây, trong những
chủ đề, tôi chỉ nhấn mạnh đến những khía cạnh mang tính sát thực với đề thi
THPT quốc gia năm 2016.
2.2.2.1. Chủ đề về nhận thức (lý tưởng sống, mục đích sống...)
Đề bài: Nhà văn Nga Lev Tolstoi nói “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không
có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng
thì không có cuộc sống”. Hãy nêu ý kiến của anh/chị về vấn đề trên.

Gợi ý
1. Giải thích
- “Lí tưởng” là những điều cao cả, tốt đẹp, hoàn mỹ mà con người mong muốn
hướng tới. Lý tưởng thể hiện ở khát vọng, khát khao vươn đến những giá trị
chuẩn mực trong cuộc sống.
- Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường: là cách nói ẩn dụ, nấn mạnh vai trò soi sáng,
định hướng cho mỗi người mang trong mình lý tưởng tốt đẹp.
- Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, tức là không có mục
tiêu cụ thể để phấn đấu, thiếu động lực, ý chí vươn lên.
- Không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống. Cuộc sống ở đây
không phải là chuyện sinh tử mà là cuộc sống đúng nghĩa, tốt đẹp, có giá trị. Có
lý tưởng thì con người mới thật sự sống. Khi con người không có hoài bão, lý
tưởng, mục tiêu phấn đấu thì cuộc sống trở nên nhàm chán, tẻ nhạt, dễ sa ngã.
-> Câu nói nhấn mạnh vai trò của lý tưởng: con người cần có lý tưởng để xây
dựng cuộc sống đích thực cho mình.
2. Phân tích, chứng minh

17


- Sống có lý tưởng làm cho cuộc sống ý nghĩa, hướng con người đến những điều
tốt đẹp, cao quý, kích thích những hành động đẹp, tạo nên niềm say mê sáng tạo,
tạo niềm vui trong cuộc sống.
- Dẫn chứng:
+ Lý tưởng của các anh hùng.
+ Lý tưởng của loài người...
3. Bình luận, mở rộng
- Phê phán những người có lối sống hưởng thụ, không mục đích, phó mặc,
buông xuôi trước số phận.
- Lí tưởng sống tầm thường, bé nhỏ, ích kỉ, có thể làm hại một cuộc đời.

4. Bài học
- Nhận thức:
+ Giúp mỗi người nhận thức được vai trò của lý tưởng trong cuộc sống.
+ Lý tưởng mang đến động lực, thúc đẩy ý chí, sự tự tin, chủ động, năng động,
sáng tạo.
+ Sống có khát vọng, mục đích chân chính, rõ ràng và có ý nghĩa.
+ Phải nỗ lực biến lý tưởng thành hiện thực.
- Hành động:
+ Lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng.
+ Rèn luyện, tu dưỡng bản thân, phấn đấu để có nội lực vững vàng, mạnh mẽ.
- Với lứa tuổi học sinh hiện nay lí tưởng gắn với chọn ngành nghề (đó là cuộc
sống gắn với ta trong tương lai). Phải chọn ngành nghề như thế nào để nâng cao
ý nghĩa cuộc sống của bản thân đối với đất nước, với gia đình và chính mình?
Đề bài: Phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc
đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”
(Norman Kusin). Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày những
suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Gợi ý
1. Giải thích câu nói của Kusin

18


- “Cái chết không phải là mất mát lớn nhất”: Cái chết với mỗi con người quả
nhiên là sự mất mát lớn nhất. Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu
hình của con người. Khi chết, người ta sẽ phải rời xa vĩnh viễn tất cả những gì
yêu thương, gắn bó, không còn được tận hưởng niềm hạnh phúc, những thú vui,
lao động, cống hiến và sáng tạo. Và như thế, cũng có nghĩa, một con người bình
thường, không thể không coi cái chết là sự mất mát lớn nhất.
- “Điều đáng sợ nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”: Tâm hồn tàn lụi

là tâm hồn khô héo, không có sức sống. Cuộc sống của con người tồn tại ở hai
dạng thể chất và tinh thần. Một cuộc sống có ý nghĩa phải là sự hài hoà giữa hai
trạng thái trên. Một cuộc sống tinh thần đầy đủ đúng nghĩa là phải được thoả
mãn đầy đủ về mặt tâm hồn. Nghĩa là phải có khát vọng lao động và sáng tạo;
phải biết rung động trước cuộc đời, biết yêu và biết ghét, yêu cái đẹp và ghét
những cái xấu xa; không để tâm hồn chai sạn, vô cảm trước mọi nỗi buồn vui
của cuộc đời.
2. Phân tích, chứng minh
- Tại sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất? Cuộc sống với con người thật
là quý giá. Nhưng không ai có thể vĩnh viễn trong cuộc đời này. Đó là quy luật.
Tuy nhiên, cái chết với mỗi con người không có nghĩa là kết thúc, là dấu chấm
hết. Bởi lẽ, có những cái chết vẫn để lại “muôn vàn tình thân yêu”; chết nhưng
lại “gieo mầm sự sống”, để lại cho muôn đời sau sự ngưỡng mộ, kính yêu. Chị
Võ Thị Sáu ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng tên tuổi, tâm hồn, vẻ đẹp của chị
vẫn mãi sống trong lòng nhân dân. Một cái chết như thế đâu phải là mất mát lớn
nhất?
- Tại sao sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống mới là đáng sợ?: Sự sống không
đơn giản chỉ là ăn uống, hít thở, hưởng thụ, tận hưởng về mặt vật chất. Có
những người sống trong cuộc đời chỉ coi trọng điều này. Rõ ràng, họ không chết
về mặt thể chất. Thế nhưng, tâm hồn của họ trống rỗng; họ vô cảm, dửng dưng
trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời; chỉ biết “yêu” bản thân mình, không ước
mơ và khát vọng…Một cuộc sống như thế chính là “cái chết” về mặt tâm hồn.
Cái chết này thậm chí còn đáng sợ hơn, khủng khiếp hơn “cái chết thể chất”.
19


3. Bàn luận mở rộng về câu nói của Kusin
- Phê phán hiện tượng sống mà "tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống". Sống như
thế chỉ là một sự tồn tại vô nghĩa, chẳng khác gì sống mà như chết.
4. Bài học nhận thức và hành động

- Sống có tâm hồn là một giá trị cao quý. Cái chết không phải là điều đáng sợ,
nếu đó là cái chết có ý nghĩa. Con người trước hết phải biết sống có ý nghĩa.
- Không ngừng nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn để nâng cao đời sống tinh thần,
sống đẹp với mọi người, có trách nhiệm với cộng đồng và với bản thân.
- Trong cuộc sống hiện nay, khi mà nhu cầu vật chất không còn là điều quá khó
khăn, mỗi con người đều có thể dễ dàng thoả mãn nhu cầu vật chất của mình. Xã
hội càng hiện đại, tiện nghi, con người lại càng dễ có nguy cơ sa vào lối sống
hưởng thụ, vô cảm, lạnh lùng, mất phương hướng. Sống tích cực, lạc quan, chan
hoà, yêu thương và chia sẻ chính là cách tốt nhất để con người không rơi vào
tình trạng “tâm hồn tàn lụi”.
2.2.2.2. Chủ đề về vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách
Tình thương
Đề bài: Anh/ Chị hãy bình luận ca từ sau đây trong một bản nhạc của Trịnh
Công Sơn: Sống trên đời cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?
Gợi ý
1. Giải thích:
- Tấm lòng là những tâm hồn cao đẹp, giàu yêu thương, biết chia sẻ... Tấm lòng
ấy thánh thiện vì sự vô tư, trong sáng vượt lên trên những toan tính tầm thường.
- Câu nói: Sống trên đời sống, cần phải biết quan tâm, chia sẻ, biết giúp đỡ
động viên mọi người xung quanh; có như vậy cuộc sống mới trở nên đáng yêu,
đáng quý, tươi đẹp và giàu ý nghĩa.
2. Phân tích, chứng minh
- Tại sao cần có một tấm lòng trong đời sống?
+ Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn gặp những điều may mắn, không
phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên và...không phải ai sinh ra cũng đều
hạnh phúc. Mọi người sống trên đời đều có một hoàn cảnh, một số phận riêng
20


không ai giống ai: trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người nghèo, người kiếm

sống lang thang, nạn nhân chiến tranh ( thương tật hoặc nhiễm chất độc màu da
cam…), khuyết tật, nạn nhân của thiên tai, của bệnh tật quái ác, của cảnh ngộ éo
le khác… Họ cần quan tâm, chia sẻ của người khác và của cộng động. Đó chính
là lí do tại sao chúng ta cần có một tấm lòng trong đời sống.
- Ý nghĩa:
+ Tấm lòng cũng như tình yêu thương của con người với con người. Đời sống
chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biết cho đi tấm lòng của mình thật trong sáng, vô tư,
không vụ lợi, vẩn đục,không tô vẽ, ghi danh...Tấm lòng được chia sẻ sẽ tiếp
thêm cho những người khó khăn, bất hạnh một nghị lực sống;cuộc đời sẽ bớt đi
những khổ đau phiền muộn,những số phận buồn thương; cũng như tiếp thêm
vào tâm hồn ta một niềm vui , một sự bằng lòng với chính mình và hoàn thiện
hơn nhân cách làm người…
+ Sống trên đời cần có một tấm lòng là một cách đưa mọi người gần nhau chung
xây cuộc sống.
+ Sống có một tấm lòng giúp con người hoàn thiện bản thân, nâng cao giá trị
bản thân để làm giàu giá trị tinh thần của cuộc sống.
- Phân tích dẫn chứng cụ thể của tấm lòng trong cuộc sống( các tổ chức XH,nhà
hảo tâm, hoạt động từ thiện,...)
3. Bình luận, mở rộng
- Câu nói cảnh tỉnh những ai chưa có một tấm lòng dành cho cuộc đời, đòng thời
nhắc nhở mỗi người cần phấn đấu gây dựng một tấm lòng biết sống có ích, biết
làm đẹp cho đời...
- Câu nói thể hiện nhận thức đúng đắn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về cách
sống, lẽ sống cao đẹp, thiêng liêng. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức
được điều này, vẫn còn những người lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau của người
khác.
- Phê phán những con người sống vô cảm, thiếu tình thương.
- Là phương châm sống cần thiết của con người trong cuôc sống hiện nay,có ý
nghĩa giáo dục sâu sắc.
21



4. Bài học nhận thức, hành động
+ Câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ nêu lên sự cần thiết của một
tấm lòng trong đời sống, mà còn nói lên cách ứng xử đầy nhân văn của con
người.
+ Phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: sự yêu thương, trân trọng,
cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần mà không vì mục đích
vụ lợi, hi vọng được báo đáp, trả ơn…
+ Mỗi cá nhân, dù ở địa vị nào, lứa tuổi nào thì bằng khả năng, ý thức của mình
đều có thể giúp đỡ, chia sẻ cùng người khác.
+ Ở lứa tuổi học sinh, cần tham gia các phong trào nhân đạo của xã hội phù hợp
với khả năng của mình.
Lòng nhân ái
Đề bài: Đứng thẳng vươn cao trong cuộc đời hay cúi xuống giúp đỡ người khác,
anh/chị chọn lối sống nào?
Gợi ý
1. Giải thích
- Đứng thẳng vươn cao: sống mạnh mẽ bằng lí trí để thành đạt trongcuộc sống
- Cúi xuống giúp đỡ người khác: sống nhân văn, sống vì người khác bằng lòng
vị tha, nhân ái, bao dung.
-> Khuyên con người sống cần yêu thương, giúp đỡ người khác bằng tấm lòng
vị tha, nhân ái, bao dung.
2. Phân tích, chứng minh
- Trong cuộc sống cần mạnh mẽ,đứng thẳng vươn cao, ý chí để thành đạt, phải
biết phấn đấu vì lí tưởng đạt được mục tiêu và khẳng định mình về danh vọng và
địa vị. Tuy nhiên, tư thế của con người phụ thuộc vào tấm lòng, thái độ của họ.
Nếu quá lí trí tỉnh táo để thực hiện lí tưởng thì con người dễ trở thành ích kỉ, thờ
ơ với đồng loại.
- Cúi xuống giúp đỡ người khác là lối sống nhân văn, làm cho con người luôn

thanh thản nhẹ nhõm.

22


- Dẫn chứng về những con người vừa thành đạt trong cuộc sống vừa có tấm lòng
nhân ái.
3. Bình luận, mở rộng
- Nhưng con người không thể chỉ giúp đỡ người khác bằng tấm lòng, bằng lòng
thương hại đơn thuần được nên cực đoan một lối sống sẽ là không hợp lí và
nâng đỡ người khác cũng không có nghĩa là ban ơn, làm thay, làm hộ mà phải
biết giúp người khác đứng vững trên đôi chân của mình.
- Phê phán những lối sống cực đoan.
4. Bài học
- Vừa biết khẳng định bản thân vươn cao, đàng hoàng trong cuộc sống vừa phải
biết giúp đỡ người khác đứng thẳng trong cuộc đời.
Tình yêu quê hương
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Học vấn không có quê hương nhưng người có học
vấn phải có tổ quốc. Suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
Gợi ý
1. Giải thích
- Học vấn không có quê hương: Tri thức , thành tựu khoa học …là của chung
nhân loại , con người có thể học tập ,lĩnh hội mà không cần phân biệt nó là của
quốc gia nào.
- Nhưng người có học vấn phải có tổ quốc: mỗi người trí thức đều được sinh ra
ở một quê hương , một đất nước vì thế cần phải yêu và có trách nhiệm vói tổ
quốc mình
- Mỗi người có thể học tập tiếp thu tri thức của cả nhân loại nhưng trong lòng
phải có tổ quốc.
2. Phân tích, chứng minh

- Tại sao con người có thể học tập tiếp thu tri thức mà không cần phân biệt
nguồn gốc quốc gia của tri thức đó? ( Vì tri thức là của chung tất cả mọi người,
góp phần phục vụ cho con người …)
- Tại sao người có học vấn phải có quê hương? ( tình yêu tổ quốc , tinh thần tụ
hào dân tộc…)
23


- Thể hiện tình yêu quê hương người có học vấn phải làm gì ?
3. Bàn luận, mở rộng
- Nếu người trí thức không có quê hương thì sao?
- Không phải chỉ những người có học thức mới có tình yêu tổ quốc. Có nhiều
cách thể hiện tình yêu tổ quốc : Tấm lòng luôn hướng về quê hương , ý thức giữ
gìn nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc, cống hiến những thành tích thể thao ,
âm nhạc…
- Phê phán những người sống trên quê hương mà đánh mất quê hương : Đua đòi,
chạy theo lối sống lai căng làm xấu đi hình ảnh đât nước trong con mắt bạn bè
quốc tế.
4. Bài học
- Có ý thức vươn lên trong học tập.
- Có tinh thần tự hào dân tộc.
Phẩm chất con người
Đề bài: Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào
nhoáng. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy
nghĩ về sự nguy hại của đạo đức giả đối với cuộc sống con người.
Gợi ý
1. Giải thích
- Đạo đức giả là tình trạng con người bề ngoài tỏ ra đạo đức nhưng trong ý nghĩ
và trong lòng chứa nhiều âm mưu, thủ đoạn và sự gian trá. Đây là một căn bệnh
chết người bởi vì nó góp phần hủy hoại đời sống con người, nó góp phần đẩy

những đời người vào tình huống đau đớn và trớ trêu, vào những nghịch cảnh đầy
oan khiên.
- Câu nói Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào
nhoáng để khẳng định sự nguy hại của thói đạo đức giả.
2. Phân tích và chứng minh
- Hủy hoại phẩm chất tốt đẹp của con người: kẻ đạo đức giả thường là người
độc ác, nham hiểm, giả dối.

24


- Hủy hoại cuộc sống: Biến kẻ đạo đức giả trở thành là một con người bệnh
hoạn, nguy hiểm: bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo; thực chất con người
và biểu hiện bề ngoài khác biệt nhau…
- Hậu quả: Gia đình và xã hội không còn lòng tin cậy, sự hòa hợp, bình an. Mọi
người luôn phải dè chừng, cảnh giác và đối phó lẫn nhau. Chính vì vậy, từ xưa
đến nay, người ta luôn lên án sự giả dối: miệng nam mô, bụng một bồ dao găm;
bề ngoài thơn thớt nói cười mà trong nham hiểm giết người không dao…
3. Bình luận, mở rộng
+ Nhận thức sự nguy hại của đạo đức giả, lối sống đạo đức giả và lên án nó.
+ Khẳng định sự cần thiết và giá trị của lối sống trung thực, chân thật.
+ Dũng cảm chấp nhận trả giá để sống trung thực, chân thật.
2.2.2.3. Chủ đề về quan hệ gia đình
Đề bài: Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống
lại tai ương của số phận (Euripides). Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?
1. Giải thích
- Giải thích câu nói: "Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn
nương thân để chống lại tai ương số phận ?" Vì gia đình có giá trị bền vững và
vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không
có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi

nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?"
- Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con
người.
2.Phân tích, chứng minh
- Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục
to lớn từ truyền thống gia đình.
- Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che,
giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
3. Bình luận, mở rộng
- Gia đình có vai trò, giá trị to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống.
25


×