Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

mối quan hệ nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.63 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân
con người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản
thân. Nhận thức là một quá trình quan trọng giúp con người vượt lên trên các
sinh vật khác không thể có khả năng nhận thức hoàn chỉnh. Nhờ có khả năng
nhận thức mà con người tìm hiểu được bản chất của thế giới xung quanh và bản
thân từ đó có thể chủ động hành động để thay đổi xã hội theo ý mình. Việc nhận
thức có thể đạt tới những mức độ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp
đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong.
Cụ thể là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, tuy ở các mức độ khác nhau
nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau
trong cùng một hoạt động nhận thức con người. Nhận thấy được vai trò quan
trọng của nhận thức nói chung và các mức độ của nhận thức nói riêng cũng như
mối quan hệ giữa hai mức độ nhận thức cho nên chúng em xin chọn đề tài : “
Phân tích mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính. Ứng dụng
của nó trong hoạt động học tập của sinh viên”.

NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận
1.

Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên và thấp nhất của con
người. Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái
đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm
giác và tri giác.
1.1

Cảm giác


1


Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bên ngoài
của sự vật, hiện tượng và trạng thái bên trong của cơ thể khí chúng đang tác
động trực tiếp vào giác quan của ta.
Cảm giác có các đặc điểm sau: Cảm giác là quá trình nhận thức, nghĩa là có
nảy sinh diễn biến và kết thúc. Kích thích gây ra cảm giác là các sự vật, hiện
tượng trong hiện thực khách quan và các trạng thái tâm sinh lí của bản thân ta.
-

Cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng.
Cảm giác phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể.
Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
Cảm giác con người mang bản chất xã hội, lịch sử.
1.2

Tri giác

Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta.
Tri giác có những đặc điểm cơ bản sau:
-

Tri giác là một quá trình nhận thức, tức là có nảy sinh diễn biến và kết thúc.
Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.
Tri giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
Tri giác của con người mang bản chất xã hội, lịch sử.
Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính.
2. Nhận thức lí tính

Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người
phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của
hiện thực khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tính bao gồm: tư duy và
tưởng tượng.
2.1

Tư duy

Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong
hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

2


Tư duy có các đặc điểm cơ bản: tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng
và tính khái quát hóa, tư duy gắn liền với ngôn ngữ, tư duy liên hệ với nhận thức
cảm tính.
2.2

Tưởng tượng

Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở
những biểu tượng đã có.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có cùng đối tượng phản ánh, cùng
chung chủ thể phản ánh và cũng do thực tiễn quy định. Nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính là hai giai đoạn hợp thành quá trình nhận thức, do vậy chúng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
II. Giải quyết vấn đề

1.Nhận thức cảm tính là điều kiện để đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của
hoạt động nhận thức lí tính
Không chỉ là nền tảng cung cấp những nguyên liệu cho các hoạt động nhận thức
lí tính mà quá trình nhận thức cảm tính còn đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự
hoạt động bình thường của các quá trình nhận thức lí tính. Sở dĩ như vậy là bởi
vì cảm giác là điều kiện đảm bảo cho sự hoạt động của vỏ não nên nếu các cảm
giác bị rối loạn bệnh lí về cảm giác hay những kích thích quá mạnh vào các giác
quan thì hoạt động của não cũng không thể diễn ra bình thường. Mà như đã phân
tích ở trên phần cơ sở lí luận thì các quá trình nhận thức lí tính đều diễn ra ở não
bộ từ thao tác tiếp nhận thông tin, kích thích xử lí và phản ánh chúng nên phụ
thuộc nhiều vào tình trạng hoạt động của bộ não. Hiệu quả của quá trình nhận
thức chịu ảnh hưởng rất nhiều vào tình trạng hoạt động của não bộ nên nó phụ
thuộc vào nhận thức cảm tính là cảm giác và tri giác. Thông qua cơ quan trung
gian là não bộ, cảm giác gián tiếp tác động đến quá trình nhận thức lý tính theo
3


hai hướng: nếu quá trình cảm giác diễn ra bình thường, không có kích thích gì
đáng kể vào cơ thể thì não bộ sẻ trong tình trạng hoạt động tốt nhất, tạo điều kiện
đến các quá trình tư duy, tưởng tượng diễn ra hiệu quả, năng suất. Còn nếu như
không có được cảm giác thoải mái mà còn mệt mỏi… thì việc tư duy, tưởng
tượng sẽ bị ngưng trệ. Chẳng hạn, như trong hoạt động học tập thì quá trình nhận
thức lý tính diễn ra hiệu quả khi cơ thể hoàn toàn thoải mái, thư giãn, chính là
khi không có cảm giác tiêu cực nào tác động đến bộ não như cảm giác đau đớn,
đói bụng, cảm giác nóng hay lạnh…Ngược lại thì hoạt động học tập sẽ diễn ra
khó diễn ra bình thường, hiệu quả được nếu như những cảm giác khó chịu liên
tục được phản ánh đến não bởi chúng làm chi phối hoạt động của não bộ khiến
khó tập trung, kém hiệu quả trong tư duy, tưởng tượng. Do đó, để khắc phục sự
bất lợi không mong muốn đó, nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên thì giải
pháp là phải tạo điều kiện để cơ thể được thư giãn, thoải mái khi học tập, như thế

mới có thể tư duy, tưởng tượng tốt được.
2.Nhận thức cảm tính là cơ sở cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính.
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, đó là
giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật để nắm bắt sự
vật ấy. Nhận thức lí tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng , khái quát
sự vật thông qua bộ não được thực hiện qua các hình thức như: khái niệm, phán
đoán, suy luận. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với
nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức
thống nhất của con người. Nhận thức cảm tính là cơ sở cung cấp tài liệu cho
nhận thức lý tính. Lê nin nói: “ Không có cảm giác thì không có quá trình nhận
thức nào cả”. Cảm giác là mức độ nhận thức đơn giản nhất mở đầu cho hoạt
động nhận thức. Cảm giác nói riêng, nhận thức lý tính nói chung là nguồn cung
cấp nguyên vật liệu cho nhận thức lý tính. V.I.Lênin viết : “ Tất cả các hiểu biết
4


đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, từ cảm giác, tri giác” . “ Nếu không có cảm giác
thì chúng ta không thể biết gì hết về những hình thức vật chất, cũng như những
hình thức của vận động”. Không có cảm giác thì không có tri giác, không có
nhận thức lý tính, không có tâm lý nói chung. Cảm giác phản ánh từng thuộc tính
riêng lẻ của sự vật hiện tượng còn tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách
trọn vẹn. Nhờ có cảm giác và tri giác mới có thể nảy sinh, tồn tại tư duy và
tưởng tượng. Tri giác cung cấp cho não bộ hình ảnh trọn vẹn nhất các thuộc tính
bên ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng tác động vào giác quan ta, nhờ có tri
giác mới có quá trình tư duy. Trên cơ sở phản ánh thế giới một cách trọn vẹn và
đầy đủ, tri giác giúp chúng ta định hướng nhanh chóng, chính xác từ đó mới có
thể tư duy, tưởng tượng. Sau khi tri giác phản ánh trọn vẹn những thuộc tính bên
ngoài của sự vật hiện tượng thì tư duy thì sẽ diễn ra một quá trình nhận thức
phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có
tính quy luật của sự vật hiện tượng( quá trình tư duy). Tư duy bao giờ cũng liên

hệ mật thiết với nhận thức cảm tính tức là với cảm giác, tri giác, biểu tượng.
Nhận thức cảm tính là “cửa ngõ” là kênh duy nhất qua đó tư duy liên hệ với thế
giới bên ngoài. Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận
thức cảm tính mà nảy sinh những tình huống “có vấn đề”. Phải thông qua các
giác quan của mình, con người mới có thể phản ánh một cách trực tiếp thế giới
khách quan, từ đó mới có được nguồn nguyên liệu cho hoạt động nhận thức lí
tính là tư duy và tưởng tượng. Con người không thể tư duy, tưởng tượng nếu như
thiếu đi cảm giác và tri giác. Nói tóm lại, ta có thể khẳng định nhận thức cảm
tính là cơ sở cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính luôn phải
dựa trên nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm tính, bắt đầu bằng nhận
thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng, khách quan đến đâu thì nội
dung của nó cũng phải chứa đựng các thành phần của nhận thức cảm tính. Bởi vì
nhận thức cảm tính phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể
5


nhận thức, phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên, cả cái
bản chất và không bản chất. Những nhận thức này đã trở thành nguyên liệu cho
nhận thức lý tính trong quá trình nhận thức đối với sự vật, hiện tượng, đi sâu vào
bản chất.
Chẳng hạn như trong hoạt động học tập học tập thì khi sinh viên tập trung
nghe thầy giáo đọc bài luận về một vấn đề. Khi đó, thính giác đã tiếp nhận thông
tin về bài luận đó, chúng ta đã hình dung được bài luận trong đầu, từ đó tư duy
mới có tài liệu cho quá trình nhận thức để hiểu và có ý kiến.
Qua đó cho thấy, nhận thức cảm tính tuy chỉ là mức độ nhận thức đơn giản
nhưng có vai trò quan trọng đối với nhận thức lý tính. Do đó, trong hoạt động
học tập, chúng ta cần coi trọng nhận thức cảm tính, tránh việc tư duy mà thiếu đi
những cơ sở ban đầu đầy đủ sẽ khiến cho nhận thức lí tính thiếu chính xác.
3. Nhận thức lý tính đóng vai trò định hướng và chi phối đối với nhận thức
cảm tính

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính không tách bạch nhau mà có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức
lý tính. Không có nhận thức lí tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của
sự vật, hiện tượng.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn hợp thành của
qua trình nhận thức. Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu và nhận thức lý tính là
giai đoạn sau của quá trình nhận thức. Thực tế đã cho thấy, quá trình nhận thức
cảm tính trực tiếp phản ánh sự vật,hiện tượng, cung cấp cơ sở dữ liệu cho nhận
thức lý tính ,nhận thức cảm tính đóng vai trò vô cùng quan trọng, là tiền đề cho
nhận thức lý tính. Thế nhưng không thể phủ nhận hay không đề cao vai trò
ngược lại của nhận thức lý tính đối với nhận thức cảm tính.Nhận thức lý tính
6


đóng vai trò định hướng cho nhận thức cảm tính. Nhận thức lí tính nhờ có tính
khái quát cao hiểu được bản chất nên đóng vai trò định hướng cho nhận thức
cảm tính có thể phản ánh được sâu sắc hơn. Nhận thức lý tính phản ánh sự vật,
hiện tượng một cách trừu tượng và khái quát. Nhận thức lý tính chi phối giúp
cho nhận thức cảm tính tinh vi, nhạy bén và chính xác hơn. Nhận thức cảm tính
chưa khẳng định được những mặt,những mối liên hệ bản chất tất yếu bên trong
của sự vật hiện tượng mà chỉ nhận thức được những phản ánh bên ngoài. Khi quá
trình nhận thức lặp lại với nhiều sự vật, hiện tượng qua sự phản ánh của cảm giác
và tri giác dần dần sẽ khiến nhận thức cảm tính sẽ trở nên nhạy bén hơn đối với
từng sự vật, hiện tượng nhất định.
Không chỉ vậy,vai trò mang tính định hướng ở đây của nhận thức lý tính
đối với nhận thức cảm tính còn thể hiện ở chỗ, nhận thức lý tính phản ánh hiện
tượng mang tính bản chất của sự vật hiện tượng, do đó giúp cho quá trình nhận
thức ở mức cao hơn, nhận thức một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Nhận thức cảm
tính không thể tự nó biết cái gì cần, cái gì không cần nhận thức. Do đó, nhận
thức lý tính chính là kim chỉ nam định hướng cho nhận thức cảm tính cần tập

trung vào sự vật, hiện tượng nào. Vì vậy, mà qua nhận thức lý tính đã định
hướng rõ nét cho các quá trình của nhận thức cảm tính đạt đến cái đích đúng
theo định hướng đưa ra trong qua trình nhận thức. Hơn thế nữa khi đã hiểu rõ
bản chất và các thuộc tính của sự vật,hiện tượng quá trình nhận thức sẽ cho biết
đâu là đúng đâu là sai để quá trình nhận thức cảm tính hoạt động đúng và có hiệu
quả, tránh sa vào những trường hợp nhận thức bước đầu không đúng hay không
hiệu quả khiến cho ta nhận thức về bản chất của sự vật một cách nhầm lẫn.
Trong thực tế có nhiều ví dụ cho thấy vai trò ngược lại của nhận thức lý
tính đối với nhận thức cảm tính. Ví dụ như trong hoạt động học tiếng anh của
sinh viên: Khi học tiếng anh, người học thường rất khó khăn với những từ vựng
7


mới vì không biết nghĩa và thường phải tra từ điển. Trước đó, họ phải nhớ mặt
chữ và tìm nó trong từ điển rồi mới hiểu được nghĩa của từ cần tìm. Những lần
sau đó, nhờ việc tra cứu từ điển, biết được nghĩa của từ, người học chỉ cần nhìn
qua mặt chữ cũng biết nghĩa của từ đó là gì. Ở đây, nhận thức lý tính đã định
hướng cho nhận thức cảm tính.
Hay, trong giờ giảng bài, giáo viên thường nói liên tục, do vậy sinh viên
không thể ghi chép được hết những gì thầy cô giáo nói mà phải có sự tư duy để
chi phối, có định hướng cho tri giác, hướng sự tập trung vào những mục quan
trọng, như thế mới có thể hiểu rõ được bài giảng.
Hoạt động nhận thức lý tính có vai trò quan trọng trong việc chi phối nhận
thức cảm tính giúp cho nhận thức cảm tính được sâu sắc, chính xác hơn. Vì vậy,
sinh viên chúng ta càng cần đề cao vai trò của tư duy, tưởng tượng, có như vậy
mới có thể nhận thức được bài học một cách nhanh và hiệu quả hơn so với việc
thiếu sự định hướng ban đầu làm cho bước nhận thức ban đầu bị lan man, lệch
hướng.

KẾT LUẬN

Qua những ví dụ và phân tích trên có thể thấy được tầm quan trọng của
nhận thức; mối quan hệ chặt chẽ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính,
chúng bổ sung, chi phối lẫn nhau trong hoạt động nhận thức con người. Cùng với
đó là tính ứng dụng cao của mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức
lý tính trong hoạt động học tập của sinh viên. Qua bài viết này, chúng em mong
rằng mỗi sinh viên đều có thể hiểu một cách sâu sắc về mối quan hệ này để vận
dụng một cách chính xác và có hiệu quả vào hoạt động học tập của mình cũng
như trong đời sống nhận thức về thế giới xung quanh và chính bản thân.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường đại học luật Hà Nội,NXB Công an nhân dân,2006, giáo trình tâm

2.

lý học đại cương
Tâm lý học. link: vi.wikipedia.org/wiki/Tâm_lý_học

9



×